You are on page 1of 18

PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9,

ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN


(Kèm theo Công văn số 1234/SGDĐT-GDTrH ngày 19/10/2018 của Sở GDĐT Ninh Bình)

MÔN TOÁN

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN VÀ CHỨNG MINH


1. Phương pháp suy luận trực tiếp, phương pháp bảng, sơ đồ, sử dụng bảng chân trị
logic, phương pháp chứng minh quy nạp, phương pháp chứng minh phản chứng.
2. Nguyên lý Dirichlet, nguyên lý cực hạn, nguyên lý bất biến.
3. Hình học tổ hợp, bài toán tô màu.
II. SỐ HỌC
1. Phép chia hết
2. Số nguyên tố
3. Ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất
4. Quan hệ đồng dư
5. Định lí Fermat và định lí Wilson
a. Định lý Fermat: Nếu là số nguyên tố và là số nguyên dương thỏa thì
.
Hệ quả: Với mọi a nguyên dương và p là số nguyên tố ta có ap  a mod p.
b. Định lý Wilson: Nếu p là số nguyên tố thì .
6. Phần nguyên, phần lẻ và các tính chất cơ bản
7. Phương trình nghiệm nguyên
III. ĐẠI SỐ
1. Đa thức
a. Định nghĩa đa thức, các phép toán.
b. Phép chia đa thức
Các kiến thức sau được sử dụng mà không phải chứng minh:
- Định lí 1. Với hai đa thức bất kì P(x) và Q(x) ≠ 0 tồn tại duy nhất các đa thức S(x) và R(x)
thỏa mãn trong đó
- Lược đồ Horner.
- Ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất của hai đa thức và các tính chất tương tự số.
c. Nghiệm của đa thức
Các kiến thức sau được sử dụng mà không phải chứng minh:
- Định lí 2 (Định lí Bézout). Số là nghiệm của đa thức P(x) khi và chỉ khi P(x) chia hết cho
.
- Định lí 3. Cho đa thức có các nghiệm .
Khi đó ta có .
- Định lí 4. Công thức Viéte cho đa thức bậc n.

- Định lí 5. Cho u và v là những số nguyên tố cùng nhau. Nếu số hữu tỉ là nghiệm của
đa thức với hệ số nguyên thì chia hết cho u và an chia hết
cho v.
2. Phương trình bậc cao, phương trình chứa căn
3. Hệ phương trình 2 ẩn
4. Bất đẳng thức
Các bất đẳng thức sau được sử dụng mà không phải chứng minh:
a. Bất đẳng thức giá trị tuyệt đối.
b. Bất đẳng thức AM-GM (bất đẳng thức Cauchy) với n số dương

Dạng 1: .

Dạng 2: .

Dạng 3: .

Dạng 4: .

Dạng 5: .

Đẳng thức xảy ra khi .


c. Bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopski-Schwarz (bất đẳng thức Bunhiacopski ) với n số

Dạng 1: .

Dạng 2: .

Đẳng thức xảy ra ở dạng 1 và dạng 2 khi .

Dạng 3:
Đẳng thức xảy ra khi .

Dạng 4: với .

Đẳng thức xảy ra khi .


IV. HÌNH HỌC
Các kiến thức sau được sử dụng mà không phải chứng minh:
1. Các điểm đặc biệt, đường đặc biệt trong tam giác, Đường thẳng Ơ-le, Simson, Steiner, Gauss.
2. Định lý Cé-va, Menelaus, Ptolemy.
3. Hệ thức lượng trong đường tròn.
4. Định lý sin, cosin trong tam giác nhọn.
5. Các công thức tính diện tích.
V. LƯU Ý
- Đảm bảo tỉ lệ hợp lí các bài tập số học, các bài tập tổ hợp trong đề thi.
- Học sinh được sử dụng máy tính cầm tay khi làm bài thi.
MÔN VẬT LÍ

Ôn tập toàn bộ chương trình THCS. Trong khi ôn thi cần nâng cao kiến thức và kĩ năng
cơ bản, đồng thời nâng cao khả năng suy luận, năng lực tư duy, tính sáng tạo cho học sinh,
giáo viên cần lưu ý một số kiến thức về lý thuyết và các bài tập nâng cao để bồi dưỡng kiến
thức cho học sinh lớp 9 sau đây:
A. BỔ TÚC TOÁN
Học sinh được sử dụng các kiến thức sau đây mà không cần chứng minh:
- Các bất đẳng thức Cô-si cho hai số, ba số; bất đẳng thức Bu-nhi-a-Cốp-xki cho hai số.
- Các hệ thức lượng trong tam giác vuông.
- Các góc đặc biệt, các điểm đặc biệt và các đường đặc biệt trong tam giác.
- Tam thức bậc hai, cực trị của tam thức bậc hai.
B. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI
PHẦN 1. CƠ HỌC
1. Chuyển động.
- Chuyển động thẳng đều, không đều.
- Tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
- Công thức cộng vận tốc (trường hợp chuyển động cùng phương, theo hai phương vuông góc).
- Phương trình toạ độ của chuyển động thẳng đều.
- Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
- Đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng đều, không đều.
2. Lực và khối lượng.
2.1. Các loại lực: Trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát, lực đẩy Ác- si- mét.
- Xác định ba yếu tố của lực, biểu diễn lực.
- Tổng hợp các lực: cùng phương, cùng chiều; cùng phương, ngược chiều.
- Các lực cân bằng:
+ Đặc điểm của hai lực cân bằng, hệ nhiều lực cùng phương cân bằng.
+ Kết quả tác dụng của các lực cân bằng tác dụng lên vật.
2.2. Khối lượng: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng, khối lượng và quán tính.
3. Áp suất.
3.1. Áp suất của chất rắn tác dụng lên mặt bị ép.
3.2 Áp suất của chất lỏng
- Công thức tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy thành bình và mọi điểm trong chất lỏng.
- Nguyên lý Paxcan.
- Ứng dụng: Bình thông nhau; máy thủy lực.
3.3. Áp suất của chất khí – Áp suất khí quyển.
4. Các máy cơ đơn giản.
4.1. Ròng rọc: Ròng rọc cố định, Ròng rọc động, Pa-lăng, hệ ròng rọc.
-Vẽ sơ đồ.
- Xác định và biểu diễn lực ở ròng rọc.
- Xác định công có ích, công toàn phần và công hao phí, tính hiệu suất.
4.2. Đòn bẩy, cân đòn, trục kéo.
- Vẽ sơ đồ, biểu diễn lực tác dụng vào đòn bẩy.
- Vận dụng điều kiện cân bằng của đòn bầy khi có hai hay nhiều lực tác dụng vào đòn bẩy.
- Quy tắc mômen lực.
4.3. Mặt phẳng nghiêng.
- Vẽ sơ đồ, biểu diễn lực.
- Tính lực kéo vật ở mặt phẳng nghiêng khi bỏ qua ma sát và khi có ma sát.
- Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
4.4. Hệ thống kết hợp hai hay nhiều máy cơ đơn giản.
5. Công cơ học.
- Định luật về công.
- Tính công của lực có độ lớn không đổi, công của lực có độ lớn biến đổi đều.
6. Công suất: Công thức tính công suất, tính hiệu suất theo công suất.
7. Cơ năng
- Sự chuyển hóa thế năng thành động năng và ngược lại; sự bảo toàn cơ năng.
- Xác định thế năng và động năng của vật tại một thời điểm nhất định.
PHẦN 2. NHIỆT HỌC
1. Cấu tạo của các chất.
2. Nhiệt năng.
- Các cách biến đổi nhiệt năng.
- Các hình thức truyền nhiệt.
3. Nhiệt dung và nhiệt dung riêng.
- Ý nghĩa của các đại lượng nhiệt dung và nhiệt dung riêng.
- Công thức tính nhiệt lượng mà vật tỏa ra hay thu vào.
4. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
5. Sự chuyển thể của các chất.
- Sự nóng chảy và sự đông đặc. Công thức tính nhiệt nóng chảy.
- Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Công thức tính nhiệt hóa hơi.
- Sự sôi.
- Đồ thị diễn tả các quá trình chuyển thể.
6. Động cơ nhiệt, hiệu suất động cơ nhiệt.
7. Phương trình cân bằng nhiệt.
- Nguyên lý truyền nhiệt.
- Quá trình truyền nhiệt làm thay đổi nhiệt độ của các vật.
- Quá trình truyền nhiệt vừa làm thay đổi nhiệt độ của vật vừa làm cho vật chuyển thể.
8. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
PHẦN 3. ĐIỆN HỌC, ĐIỆN TỪ HỌC
1. Định luật Ôm.
- Định luật Ôm tác dụng cho mạch kín (1 nguồn).
- Định luật Ôm tác dụng cho đoạn mạch kín chứa điện trở thuần.
- Phương trình nút.
- Công thức cộng thế.
2. Mạch điện.
- Các loại mạch điện: nối tiếp, song song, hỗn hợp, mạch cầu (cân bằng và không cân bằng),
mạch tuần hoàn, mạch vô hạn, mạch tam giác (∆), mạch hình sao (Y), mạch phi tuyến.
- Các quy tắc chuyển mạch điện trở tương đương (được phép áp dụng các kiến thức về chập,
tách các điểm có cùng điện thế; mạch cầu cân bằng và chuyển mạch sao, tam giác).
3. Vai trò của Ampe kế, Vôn kế trong mạch điện.
- Ampe kế, Vôn kế lý tưởng.
- Ampe kế, Vôn kế không lý tưởng.
4. Mắc điện trở phụ cho dụng cụ đo
5. Điện năng, công, công suất của dòng điện.
5.1. Công suất điện.
- Công suất điện của các thiết bị điện, của điện trở thuần.
- Điều kiện để công suất điện của vật dẫn hay 1 đoạn mạch cực đại.
5.2. Điện năng – công của dòng điện
- Cách tính công của dòng điện – Điện năng.
- Số đếm trên công tơ.
- Tính tiền điện khi sử dụng các thiết bị điện.
5.3. Bài toán đối với bóng đèn trong mạch điện
- Tìm độ sáng của đèn, so sánh độ sáng của đèn này so với đèn khác.
- Đèn sáng bình thường tìm các đại lượng khác.
- Tìm cách mắc các bóng đèn.
- Biện luận độ sáng của đèn.
6. Định luật Jun – Len-xơ
- Định luật Jun – Len-xơ áp dụng cho mọi thiết bị điện.
- Định luật Jun – Len-xơ áp dụng cho điện trở thuần.
- Những dụng cụ đốt nóng bằng điện.
7. Đinh luật bảo toàn năng lượng.
- Hiệu suất sử dụng của các dụng cụ đốt nóng bằng điện.
- Hiệu suất sử dụng của các động cơ điện.
8. Truyền tải điện năng đi xa, máy biến thế.
- Cấu tạo và công dụng của máy biến thế.
- Truyền tải điện năng đi xa, hao phí trên đường dây tải điện, hiệu suất truyền tải.
- Sử dụng 1 hoặc 2 máy biến thể khi truyền tải.
9. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
10. Quy tắc nắm tay phải (quy tắc đinh ốc), quy tắc bàn tay trái.
PHẦN 4. QUANG HỌC
1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- Bóng tối, bóng nửa tối (bán dạ).
2. Định luật phản xạ ánh sáng.
- Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Dựng ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hệ gương phẳng.
3. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Vẽ đường đi của các tia sáng đặc biệt, tia bất kì qua thấu kính.
- Dựng ảnh của một điểm nằm trên trục chính và nằm ngoài trục chính qua thấu kính.
- Dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân kì, kính lúp, máy ảnh; mắt, các tật của mắt và
cách khắc phục.
- Công thức thấu kính, số phóng đại ảnh qua thấu kính, các quy ước về dấu (học sinh được sử
dụng không cần chứng minh).
- Hệ quang học đồng trục gồm: Gương phẳng – gương phẳng, gương phẳng – thấu kính; thấu
kính – thấu kính.
PHẦN 5. PHƯƠNG ÁN THỰC HÀNH
- Phương án thực hành về cơ học, cơ chất lỏng, điện một chiều, điện từ, nhiệt học, quang học.
- Yêu cầu:
+ Trình bày được phương án thí nghiệm.
+ Thiết lập được các công thức tính theo phương án thí nghiệm.
+ Chỉ ra được các nguyên nhân gây sai số.
MÔN HÓA HỌC
1. Đại cương.
a) Nội dung:
+ Các khái niệm cơ bản của hóa học.
+ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
+ Thành phần nguyên tử.
b) Dạng bài tập:
+ Bài tập vận dụng kiến thức về mol, nguyên tử, phân tử, chất, tính chất vật lý, tính chất
hóa học, khối lượng mol.
+ Bài tập nồng độ dung dịch, tinh thể ngậm nước.
+ Bài tập tính toán số hạt nơtron, proton, electron trong một nguyên tử (cấp độ vận dụng
thấp).
2. Phi kim và hợp chất.
a) Nội dung:
+ Tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của các phi kim.
+ Ứng dụng của các phi kim: Oxi, Clo, cacbon, silic.
+ Tính chất chung của các oxit và axit tương ứng của các nguyên tố: Clo, oxi, lưu
huỳnh, cacbon, silic, nitơ, photpho.
+ Tính chất riêng
1. Clo: Tác dụng với H2O; kiềm (nhiệt độ thường; đun nóng)
2. S; C; P tác dụng với HNO3 đặc nóng; H2SO4 đặc nóng.
3. Phản ứng của các oxit (CO 2; SO2...) với bazơ tan (NaOH; Ba(OH) 2 ..). Phản ứng với
nước brom, với dung dịch H2S của SO2.
4. Tính khử của H2; CO: phản ứng với oxit kim loại.
+ Điều chế các phi kim: O 2, H2, Cl2 và các hợp chất thông dụng của phi kim: CO, CO 2,
H2S, SO2.
b) Dạng bài tập:
+ Viết các phương trình phản ứng, dãy chuyển hóa, điều chế.
+ Nhận biết, tách chất.
+ Giải thích hiện tượng liên quan đến kỹ thuật và đời sống.
+ Bài tập định tính xác định các chất sau mỗi thí nghiệm.
+ Bài tập tính toán minh họa tính chất, sử dụng định luật bảo toàn khối lượng, biện luận
để tìm chất chưa biết hoặc tìm thành phần hỗn hợp.
+ Bài tập sử dụng đồ thị, hình vẽ, sơ đồ minh họa...
3. Kim loại và hợp chất.
a) Nội dung:
+ Tính chất chung của kim loại (Tác dụng với phi kim; axit thông thường; axit có tính
oxi hoá mạnh; muối tan; nước (ở nhiệt độ thường)).
+ Tính chất hoá học riêng của Al; Zn: Phản ứng với dung dịch axit và dung dịch kiềm.
Tính lưỡng tính của Al2O3, ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2.
+ Tính chất hoá học riêng của Fe và hợp chất: phản ứng chuyển hóa Fe, hợp chất Fe
(II) và hợp chất Fe (III).
+ Ba phương pháp điều chế kim loại: nhiệt luyện, thuỷ luyện, điện phân nóng chảy.
Dạng bài tập:
+ Viết các phương trình phản ứng, dãy chuyển hóa, điều chế.
+ Nhận biết, tách chất.
+ Giải thích hiện tượng thực tế.
+ Bài tập định tính xác định các chất sau mỗi thí nghiệm.
+ Bài tập tính toán minh họa tính chất, sử dụng định luật bảo toàn khối lượng, biện
luận để tìm chất chưa biết hoặc tìm thành phần hỗn hợp.
+ Bài toán đặc trưng của từng loại chất vô cơ: Nhiệt nhôm, hidroxit lưỡng tính
(Al(OH)3, Zn(OH)2), axit có tính oxi hóa mạnh, CO2 và dung dịch kiềm, kim loại và muối,
thao tác thí nghiệm khác nhau cho kết quả khác nhau....
+ Bài tập sử dụng đồ thị, hình vẽ, sơ đồ minh họa...
4. Các hidrocacbon cơ bản.
(Ankan, anken, ankin, aren)
a) Nội dung:
+ Công thức cấu tạo của các hidrocacbon, đồng phân.
+ Tính chất vật lý cơ bản, tính chất hóa học chung (phản ứng cháy).
+ Các phản ứng đặc trưng của ankan, anken, ankin, aren: Phản ứng thế halogen (tỷ lệ
mol 1:1); phản ứng cộng H2, Hal2, H-Hal, H-OH, tách H2, cracking.
+ Điều chế các hidrocacbon thông dụng: CH4, C2H4, C2H2, C6H6.
b) Dạng bài tập:
+ Viết công thức cấu tạo của các hidrocacbon.
+ Viết phương trình phản ứng, dãy chuyển hóa, điều chế liên quan đến các
hidrocacbon cơ bản. Giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến hidrocacbon cơ bản.
+ Bài toán lập công thức phân tử dựa vào phản ứng cháy, dựa vào phương pháp phân
tích định tính và định lượng.
+ Bài toán minh họa tính chất của hidrocacbon, xác định công thức hidrocacbon dựa
vào phản ứng đặc trưng, tìm thành phần định lượng hỗn hợp.
5. Dẫn xuất hidrocacbon.
(Các loại hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức: - OH, -COOH, -COO- )
a) Nội dung:
+ Công thức cấu tạo, đồng phân của rượu, axit cacboxylic, este.
+ Tính chất vật lý cơ bản của ancol etylic, axit axetic.
+ Các phản ứng đặc trưng của mỗi loại nhóm chức: Phản ứng của ancol (với kim loại,
với H-Hal, tách nước), phản ứng của axit (tính axit như axit vô cơ, phản ứng este hóa với
ancol) phản ứng thủy phân của este.
+ Điều chế các chất: C2H5OH, CH3COOH trong công nghiệp và phòng thí nghiệm.
b) Dạng bài tập:
+ Viết công thức cấu tạo của các dẫn xuất chứa oxi của hidrocacbon.
+ Viết phương trình phản ứng, dãy chuyển hóa, điều chế liên quan đến các
hidrocacbon cơ bản. Giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến các dẫn xuất
hidrocacbon.
+ Bài tập tìm công thức cấu tạo của chất hữu cơ dựa vào tính chất
+ Bài toán minh họa tính chất của các dẫn xuất hidrocacbon, xác định công thức các
dẫn xuất hidrocacbon dựa vào phản ứng đặc trưng và phản ứng cháy, tìm thành phần định
lượng hỗn hợp.
6. Các hợp chất thiên nhiên và polime.
a) Nội dung:
+ Chất béo: Tính chất vật lí; nguồn gốc; cấu tạo của chất béo (dầu, mỡ). Phản ứng thuỷ
phân bằng dung dịch axit và phản ứng xà phòng hoá.
+ Cacbohiđrat (glucozơ; saccarozơ; tinh bột và xenlulozơ): Tính chất vật lí; Phản ứng
tráng bạc; thuỷ phân; lên men.
+ Protein: Nhận biết protein (đông tụ hoặc đốt cháy- không yêu cầu viết phương trình
phản ứng).
+ Polime và vật liệu polime: tính chất vật lý, phản ứng đốt cháy.
b) Dạng bài tập:
+ Viết phương trình phản ứng, dãy chuyển hóa.
+ Giải thích các hiện tượng thực tiễn.
+ Bài toán về sự thủy phân chất béo (mức độ vận dụng thấp).
B. YÊU CẦU CHUNG VỀ DẠNG BÀI TẬP
Yêu cầu chung:
Phạm vi kiến thức được sử dụng để ra đề thi bao gồm các kiến thức có trong sách giáo khoa
trung học cơ sở, kết hợp với các nội dung mở rộng được đề cập thêm trong mỗi câu ở phần I.
1. Bài tập lý thuyết: (55% số điểm)
Tăng cường dạng bài tập có dùng suy luận để xác định thành phần của một hỗn hợp
hoặc công thức của một chất, bài tập tìm công thức cấu tạo của chất hữu cơ dựa vào tính chất,
các bài tập sử dụng đồ thị, hình vẽ; bài tập giải thích thao tác thí nghiệm hoặc hiện tượng thực
tiễn (chỉ giải thích sâu tới mức độ kiến thức sách giáo khoa trung học cơ sở).
2. Bài tập tính toán định lượng: (40% số điểm)
Cần hạn chế những bài tập tính toán phải lập hệ phương trình và giải phương trình một
cách phức tạp, phải ghép ẩn mới tính được đáp số hoặc quá nhiều trường hợp tương tự nhau.
Hạn chế các bài tập hữu cơ chỉ dùng phản ứng đốt cháy vì đây không phải phản ứng đặc trưng
của các chất hữu cơ. Tăng cường các dạng bài tập sử dụng suy luận để loại trừ các trường hợp
không đúng, các bài tập về tính chất hóa học đặc trưng của các loại hợp chất hữu cơ.
3. Bài tập liên quan đến thực hành hóa học (5% tổng số điểm)
- Bài tập khai thác sơ đồ thí nghiệm theo hình vẽ.
- Vận dụng lý thuyết hóa học để giải quyết một yêu cầu thực hành hóa học, kỹ thuật, đời sống.
C. NỘI DUNG CẦN GIẢM TẢI:
1. Kiến thức:
+ Thang pH (Bài 8. phần B.II, lớp 9).
+ Phân bón hóa học (Bài 11, lớp 9).
+ Hợp kim của sắt: Gang- thép (Bài 20, lớp 9).
+ Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại (Bài 21, lớp 9).
+ Sơ lược về công nghiệp silicat (Bài 30. phần III) , lớp 9).
+ Dầu mỏ, khí thiên nhiên (Bài 40, lớp 9).
+ Các ứng dụng của polime (Bài 54.phần II, lớp 9).
2. Dạng bài tập:
+ Không sử dụng các bài tập bắt buộc phải dùng phương pháp giải của cấp học cao
hơn: định luật bảo toàn electron, phương trình ion thu gọn, công thức Faraday.
+ Không sử dụng bài toán về este tạo bởi axit đa chức với rượu đa chức.
MÔN SINH HỌC

I. CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 8:


Kiến thức ôn tập chung vào Hệ tuần hoàn, Hệ Sinh sản. Những hệ này cần lưu ý các
chức năng cơ bản và vận dụng các chức năng đó để làm sáng tỏ vai trò của hệ cơ quan (hay cơ
quan) nào đó, hoặc giải thích một số hiện tượng bệnh lý do hệ cơ quan (cơ quan đó) hoạt động
không bình thường gây ra.
CHƯƠNG: HỆ TUẦN HOÀN
- Các thành phần của hệ tuần hoàn người: Tim, Mạch và Máu.
- Nguyên tắc truyền máu.
- Các bệnh lý liên quan hệ tuần hoàn.
CHƯƠNG: HỆ SINH SẢN
- Cơ quan sinh dục người.
- Sự tạo tinh, tạo trứng; Thụ tinh – Thụ thai và Phát triển của thai
- Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
II. CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9:
CHƯƠNG: CÁC QUY LUẬT CỦA MEN ĐEN
- Bản chất quy luật Men đen, các điều kiện nghiệm đúng quy luật phân ly và phân ly
độc lập.
- Những cống hiến của Menđen cho di truyền học.
- Phép lai phân tích
- Bài toán thuận, bài toán nghịch về phép lai 1 hoặc 2 cặp tính trạng.
- Di truyền nhóm máu hệ ABO.
CHƯƠNG: NHIỄM SẮC THỂ
- Cấu trúc, trạng thái tồn tại của nhiễm sắc thể (NST). Sự tồn tại của bộ NST đơn bội,
lưỡng bội.
- Diễn biến quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
- Cơ chế xác định giới tính.
- Quy luật Di truyền liên kết hoàn toàn
- Bài tập nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
- Bài tập di truyền do gen trên NST giới tính quy định
- Bài tập về di truyền liên kết hoàn toàn của Moocgan.
CHƯƠNG: ADN VÀ GEN
- Cấu trúc, chức năng của ADN, ARN và prôtêin.
- Mối quan hệ giữa gen – ARN – Prôtêin và Tính trạng.
- Cơ chế tự sao, phiên mã
- Bài tập về cấu trúc ADN, ARN, prôtêin.
- Bài tập về cơ chế tự sao, phiên mã.
CHƯƠNG: BIẾN DỊ
- Nguyên nhân, cơ chế phát sinh, tính chất biểu hiện, hậu quả, ý nghĩa của đột biến và
thường biến.
- Phân biệt được các dạng: đột biến gen với đột biến NST, đột biến cấu trúc với đột biến
số lượng NST; đột biến dị bội với đột biến đa bội.
- Bài tập đột biến gen, đột biến NST.
CHƯƠNG: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
- Các phương pháp nghiên cứu di truyền người.
- Nguyên nhân, cơ chế di truyền của một số bệnh tật di truyền ở người.
- Bài toán thuận, nghịch về sơ đồ phả hệ,
- Bài tập liên quan đến di truyền học người có tính xác suất dạng đơn giản.
CHƯƠNG: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
- Công nghệ tế bào, công nghệ gen, đột biến nhân tạo.
- Thoái hóa giống, ưu thế lai.
- Các phương pháp chọn lọc.
- Bài tập về giao phối gần và ưu thế lai.
CHƯƠNG: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG:
- Các loại môi trường và nhân tố sinh thái.
- Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật.
- Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
CHƯƠNG: HỆ SINH THÁI
- Khái niệm, cấu trúc, đặc trưng cơ bản của Quần thể, Quần xã, Hệ sinh thái.
- Các mối quan hệ cùng loài, khác loài
- Chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
- Nhận biết Quần thể, quần xã sinh vật.
- Bài toán thuận, nghịch về chuỗi - lưới thức ăn.
CHƯƠNG: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Khái niệm, nguyên nhân, chất gây ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục – hạn
chế ô nhiễm môi trường.
- Phân biệt được các dạng tài nguyên thiên nhiên; biện pháp khai thác hợp lý và bảo vệ
các dạng tài nguyên.
- Vận dụng Luật bảo vệ môi trường để bảo vệ môi trường sống.
MÔN TIN HỌC

A. Ngôn ngữ lập trình và yêu cầu bài thi


- Ngôn ngữ lập trình: Free Pascal hoặc C++
- Yêu cầu bài thi: Đọc và xuất dữ liệu kiểu file (không sử dụng câu lệnh Read hoặc
Readln ở cuối chương trình).
B. Phạm vi kiến thức
- Một số khái niệm cơ sở; các cấu trúc điều khiển, mảng một chiều; thủ tục
và hàm; các hệ đếm.
- Dữ liệu kiểu file; một số dữ liệu khác (đoạn con, tập hợp, mảng hai chiều, bản ghi).
- Các thuật toán liên quan đến số nguyên tố, số chính phương, số hoàn hảo,…, kiểm tra
tính nguyên tố cùng nhau, xác định số dư, ƯSCLN, BSCNN, xử lí số lớn (các phép cộng, trừ,
nhân, chia, so sánh hai số áp dụng với các bài toán xử lý số lớn).
- Xâu kí tự và xử lý xâu kí tự (hàm và thủ tục chuẩn, xâu palindrom, xâu con và xâu con
chung, …)
- Đệ quy (hàm đệ quy, thủ tục đệ quy); thuật toán “thử sai, quay lui”.
- Sắp xếp (các thuật toán thông dụng: Nổi bọt, đếm phân phối, Quicksort).
- Tìm kiếm (tuần tự, nhị phân).
- Một số bài toán nâng cao.
C. NỘI DUNG THI
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Tin học yêu cầu thí sinh lập chương trình để giải các bài
toán. Đề thi thường có 4 phần, được phân bố như sau:
1. Kiểm tra các hiểu biết cơ bản về các câu lệnh rẽ nhánh và lặp trong ngôn ngữ lập trình
Pascal.
2. Kiểm tra các hiểu biết cơ bản về các cấu trúc dữ liệu mảng hoặc xâu kí tự trong ngôn ngữ
lập trình Pascal.
3. Các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm hoặc bài toán không đòi hỏi các thuật toán
đặc biệt nhưng phải lập trình phức tạp hơn bài 1 và bài 2, có thể phải tổ chức dữ liệu một
cách hợp lý.
4. Cần áp dụng các thuật toán như quy hoạch động ở mức độ đơn giản, đồ thị đơn giản,... hoặc
tìm ra các thuật toán đặc biệt.
Chú ý:
Bài thi được chấm bằng chương trình chấm tự động hiện hành (ví dụ Themis …), có so
sánh thời gian chạy chương trình của các thí sinh để đánh giá. Không xem xét văn bản chương
trình để cho điểm.
MÔN NGỮ VĂN
I. NỘI DUNG ÔN THI
Gồm 02 phần:
- Phần I: Đọc hiểu văn bản
- Phần II: Tạo lập văn bản: Gồm Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.
II. MỨC ĐỘ YÊU CẦU
1. Phần I - Đọc hiểu văn bản
- Ngữ liệu: Bao gồm các loại văn bản ngoài chương trình nhưng đồng dạng với các kiểu văn
bản đã học;
- Hệ thống câu hỏi được thiết kế từ văn bản đọc hiểu, theo thang năng lực đảm bảo các mức
độ: Thông hiểu/vận dụng/ vận dụng cao;
- Vận dụng các kiến thức thuộc phần Tiếng Việt, Làm văn (có trong chương trình học) và kiến
thức thực tế đời sống để đọc hiểu văn bản.
2. Phần II - Tạo lập văn bản
2.1 Câu nghị luận xã hội:
- Yêu cầu bàn về vấn đề được rút ra từ văn bản của phần đọc hiểu, hoặc phát triển ý từ văn bản
đọc hiểu.
- Một số dạng bài cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý; nghị luận về một hiện tượng đời
sống; nghị luận tổng hợp.
- Phương pháp ôn tập:
+ Đảm bảo nhuần nhuyễn kỹ năng làm một bài văn nghị luận: lập luận chặt chẽ, lý lẽ và dẫn
chứng thuyết phục (dẫn chứng thường được lấy từ thực tế đời sống, mang tính thời sự, cập
nhật);
+Vận dụng linh hoạt kiến thức đọc hiểu văn bản, tích hợp kiến thức liên môn, kiến thức văn
học, các kiến thức về đời sống, văn hóa, xã hội để giải quyết một vấn đề cụ thể;
+ Vì yêu cầu câu hỏi có tính chất mở nên không áp đặt nội dung trình bày; chấp nhận những ý
kiến phản biện (trái chiều) nhưng ý kiến ấy phải có cơ sở khoa học vững vàng, thuyết phục.
2.2 Câu nghị luận văn học:
- Ôn luyện phương pháp triển khai một số dạng đề cơ bản:
+ Nghị luận về một bài thơ/đoạn thơ;
+ Nghị luận về một nhân vật hay một đoạn trích (văn xuôi);
+ Nghị luận so sánh văn học (so sánh hai nhân vật, hai chi tiết, hai đoạn thơ trong hai tác
phẩm);
+ Nghị luận một ý kiến bàn về văn học;
+ Nghị luận một vấn đề lý luận văn học.
- Kỹ năng làm bài văn nghị luận: Phân tích đề, lập dàn ý, triển khai lập luận; diễn đạt (mở bài,
kết bài, chuyển ý, chuyển đoạn...)
III. PHẠM VI KIẾN THỨC
1. Về kiến thức đời sống xã hội
+ Tập trung vào những vấn đề liên quan đến việc hình thành nhân cách, đạo đức, giá trị sống
(học vấn, lòng yêu nước, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,…) cho tuổi trẻ hiện nay.
+ Tập trung vào những vấn đề, hiện tượng xã hội có tính thời sự nổi bật, được dư luận quan
tâm mà tuổi trẻ có thể nhìn nhận, kiến giải, đánh giá một cách phù hợp, vừa sức (các vấn đề:
nhân đạo, từ thiện, ứng xử, giao tiếp,…).
2. Về kiến thức ngữ văn
- Gồm toàn bộ kiến thức Ngữ văn được quy định trong chương trình cấp THCS hiện hành
(trọng tâm là các văn bản thuộc lớp 8 và lớp 9);
- Ôn tập một số vấn đề liên quan đến kiến thức lý luận văn học: đặc trưng thể loại, các giá trị
văn học, chức năng văn học, nét độc đáo, sáng tạo trong những sáng tác tiêu biểu ./.
MÔN LỊCH SỬ

Phần một. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh từ 1945 đến nay.
Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay.
Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay.

Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
1. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1930
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1919 đến năm 1930.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930
2. Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến 1945.
- Luận cương chính trị (10/1930).
- Phong trào cách mạng 1930-1931.
- Cuộc vận động dân chủ 1936-1939.
- Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
3. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946.
- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).
- Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953).
- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954).
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
(Nội dung chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục từ 1946 -1954 không ôn)
4. Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 1975
- Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.
- Phong trào Đồng khởi (1959-1960).
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965).
- Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968).
- Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến
tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1969-1973).
- Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
- Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
(1954-1975).
5. Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến 2000
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976).
- Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000).
Phần Lịch sử địa phương (Theo hướng dẫn trong chương trình Lịch sử Lớp 9).
MÔN ĐỊA LÍ
A. KIẾN THỨC
Nội dung chương trình thi tuyển sinh 10 chuyên và thi HSG lớp 9 tập trung chủ yếu ở
chương trình Tự nhiên Đại cương (Vũ trụ. Các chuyển động chính của Trái Đất và các hệ quả
của chúng – Lớp 6) và chương trình Địa lí Việt Nam (Lớp 8, 9).
B. KĨ NĂNG
- Đọc Atlat Địa lí Việt Nam (được lồng ghép trong các câu hỏi liên quan đến kiến thức
Địa lí Việt Nam).
- Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất, nhận xét và giải thích từ biểu đồ và bảng số liệu.
- Phân tích bảng số liệu.
C. NỘI DUNG THI
1. Vũ trụ. Các chuyển động chính của Trái Đất và các hệ quả của chúng
2. Tự nhiên Việt Nam (Vị trí địa lí, đặc điểm các thành phần tự nhiên; Sự phân hóa tự
nhiên).
3. Địa lí dân cư Việt Nam.
4. Địa lí ngành kinh tế Việt Nam.
a) Lí thuyết.
b) Kĩ năng biểu đồ (chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất) hoặc phân tích bảng số liệu.
5. Địa lí vùng kinh tế Việt Nam.
MÔN TIẾNG ANH

A. YÊU CẦU CHUNG


- Kết hợp vịêc hệ thống hoá các kiến thức ngôn ngữ với việc rèn luyện các kỹ năng
ngôn ngữ như: nghe, nói đọc, viết;
- Việc hệ thống hoá kiến thức ngôn ngữ cần dựa trên nguyên tắc ngữ cảnh hoá các ngữ
liệu ngôn ngữ nhằm giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng;
- Việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cần chú ý đến việc phát triển khả năng nhận biết, tư
duy sáng tạo, vận dụng của học sinh. Đặc biệt chú ý phát triển kỹ năng nghe - đọc hiểu lấy
thông tin chính và thông tin cụ thể, suy đoán diễn ngôn dựa theo ngữ cảnh; định hướng kỹ
năng đọc phân tích, phê phán, tổng hợp, suy diễn. Rèn luyện cho học sinh thói quen không phụ
thuộc vào việc tìm hiểu nghĩa của các từ mới (nhận biết được ý chính và thông tin cụ thể của
văn bản mà không cần tìm hiểu nghĩa của tất cả các từ), phát triển kỹ năng nói – viết sáng tạo
thể hiện tư duy phê phán và suy nghĩ độc lập của từng học sinh với vốn ngôn ngữ mang tính
chất học thuật.
B. NỘI DUNG ÔN TẬP
PHẦN I: KIẾN THỨC NGÔN NGỮ
CHUYÊN ĐỀ 1: Verb tenses
CHUYÊN ĐỀ 2: Subject and verb agreement
CHUYÊN ĐỀ 3: Verb forms (Infinitive with/ without “to”, Gerund)
CHUYÊN ĐỀ 4: Modal verbs
CHUYÊN ĐỀ 5: Inversions
CHUYÊN ĐỀ 6: Active and passive voice
CHUYÊN ĐỀ 7: Direct and indirect speech
CHUYÊN ĐỀ 8: Conditional sentence type I, II, III
CHUYÊN ĐỀ 9: Clauses (Relative, Noun, Adverb)
CHUYÊN ĐỀ 10: Comparison
CHUYÊN ĐỀ 11: Conjunctions
CHUYÊN ĐỀ 12: Prepositions
CHUYÊN ĐỀ 13: Other common structures
CHUYÊN ĐỀ 14: Vocabulary (Word building, Collocations, Phrasal verbs)
PHẦN II: KỸ NĂNG NGÔN NGỮ
1. Reading comprehension
Đọc hiểu thông tin chính và thông tin chi tiết để:
- Trả lời câu hỏi dạng MCQs
- Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống dạng MCQs
- Điền từ vào chỗ trống
- Chọn 1 mệnh đề/câu/nhóm câu để hoàn thành đoạn văn
- Sắp xếp các câu văn/ đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh
- Ghép tiêu đề với đoạn văn
2. Writing
Sử dụng các kiến thức đã học về ngữ pháp, từ vựng để:
- Viết thư điện tử cung cấp thông tin theo yêu cầu (ví dụ: về bản thân, về các địa danh ,
về trường học, …)
- Viết đoạn văn trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề/câu nói/nhận định.
3. Listening Comprehension
Nghe hiểu thông tin chính và thông tin chi tiết trong đoạn độc thoại/hội thoại để:
- Chọn phương án đúng / sai (T/F)
- Chọn đáp án đúng dạng MCQs
- Điền từ vào chỗ trống dựa trên thông tin nghe hiểu (không dựa trên nhận dạng từ/âm)
4. Speaking
Sử dụng các kiến thức đã học về ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, kiến thức xã hội để liệt kê/ miêu
tả/ trình bày quan điểm của bản thân về 1 trong các chủ điểm gắn với bản thân và gần gũi trong
cuộc sống:
- My favourite person/place/activity/thing (game, book, film, TV programme, website,
sport, job, subject, …)
- My village/hometown/country/…
- Advantages/ disadvantages of something (the Internet, mobile phone, living in the
city/countryside, …)
- What should we do to… (protect the environment, save energy, improve English,
make the neighbourhood a better place, …)
- Do you agree/disagree with a statement/idea…(Books are best friends, Knowledge is
power, English is the key to success, ….)
C. NỘI DUNG THI
PART A. LISTENING
I. Decide whether the statements are True or False.
II. Answer questions: Multiple choice questions / Open – ended questions.
III. Fill in each blank with ONE word/number (not a blank in the tape script, but a blank in
paraphrased sentences ).
PART B: GRAMMAR AND VOCABULARY
I. Choose the best word or phrase to complete each sentence.
Verb tenses/forms, Phrasal verbs, Relative pronouns, Phrasal verbs,Collocation, Confusing
words, Common structures, Other kinds (conjunctions/adverbs, word form, preposition,
comparison, etc.
II. Error identification in a passage
III. Give the correct form(s) of words in a passage.
PART C. READING
I. Fill in each numbered blank with ONE suitable word.
II. Read a passage answer the question.
III. Read and choose the best option A, B, C or D to complete the passage.
IV. Read and choose the phrases/sentences to complete the passage.
PART D. WRITING
I. Write an email of 150 words (to provide information about students’ background,
places, school, …
II. Write an argument of 200 words on a topic.
For example :
Pollution is becoming more and more serious, not only in developed countries but
also in developing and underdeveloped ones all over the world. It is said that “Pollution
comes from human activities”. What’s your opinion?
PART E: SPEAKING

You might also like