You are on page 1of 13

PHỤ LỤC 1

Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9
từ năm học 2022-2023
(Kèm theo Thông báo số …./TB-SGDĐT ngày 9/9/2022 của Sở GD&ĐT)

I. Môn Toán
1. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
2. Cấu trúc đề thi:
Câu Ý Nội dung Điểm
Biểu thức đại số
1 2
I - Biến đổi biểu thức
2 Giá trị của biểu thức đại số 2
Phương trình
1 Phương trình quy về phương trình bậc nhất, phương trình 2
vô tỉ.
II
Hệ phương trình
2 - Giải hệ phương trình 2
- Hàm số bậc nhất.
Số học
III - Phương trình nghiệm nguyên. 4
- Toán chia hết.
Hình học:
- Tứ giác; đường tròn;
- Hệ thức trong tam giác, tứ giác;
- Đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau;
- Ba điểm thẳng hàng;
- Độ dài đoạn thẳng ;
IV - Số đo góc; 6
- Diện tích các hình;
- Quan hệ giữa đường thẳng với đường tròn.
- Quan hệ giữa đường tròn với đường tròn.
- Cực trị hình học.
Lưu ý: Để giải các dạng bài tập Hình Học trong đề thi học
sinh chỉ sử dụng kiến thức đến tại thời điểm thi.
Các bài toán khác
V - Bất đẳng thức. 2
- Cực trị.

Ghi chú:
- Đề thi bám sát Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020
của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS,
THPT và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, phù hợp với mục tiêu của kì thi.
- Không kiểm tra đánh giá ở những phần kiến thức đã được giảm tải.
II. Môn Vật lý
1. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
2. Cấu trúc đề thi
TT Phần kiến thức Số điểm Số câu hỏi Loại câu hỏi
1 Cơ học 4,0 1 Tự luận
2 Nhiệt học 4,0 1 Tự luận
3 Quang học 4,0 1 Tự luận
4 Điện học 4,0 1 Tự luận
5 Thực nghiệm 4,0 1 Tự luận
Tổng 20,0 5 Tự luận
3. Nội dung thi
TT Phần kiến thức Nội dung thi
- Chuyển động cơ học;
- Công, công suất, định luật bảo toàn công;
- Cơ năng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ
năng;
1 Cơ học
- Các loại máy cơ đơn giản;
- Áp lực, áp suất. Bình thông nhau, máy nén thủy
lực;
- Định luật Ác- si- mét.
- Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu;
- Công thức tính nhiệt lượng;
- Phương trình cân bằng nhiệt;
2 Nhiệt học - Sự chuyển thể của các chất (Sự nóng chảy, đông
đặc, hóa hơi, ngưng tụ);
- Nguồn nhiệt từ nhiên liệu, điện, quang,…;
- Vấn đề hiệu suất và công suất nhiệt.
Quang học - Định luật truyền thẳng ánh sáng;
3
- Định luật phản xạ ánh sáng. Gương phẳng.
- Định luật Ôm;
- Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào gì? Biến trở;
Điện học - Điện năng- Công, công suất của dòng điện;
4
- Định luật Jun- Lenxơ;
- Bài tập có tính đến điện trở của vôn kế và ampe
kế (ampe kế, vôn kế không lý tưởng).
5 Thực nghiệm - Xây dựng phương án thực nghiệm, đo đạc các
đại lượng vật lí;
- Giải thích hoặc chứng minh các hiện tượng, định
luật vật lí;
- Sử lý số liệu, rút ra kết luận;
- Đánh giá sai số, nguyên nhân và biện pháp hạn
chế sai số.

4. Chú ý
a. Trong mỗi câu có thể có 2 ý độc lập khác nhau, trong mỗi ý lại có nhiều ý nhỏ
a, b, c, …;
b. Mức độ kiểm tra, đánh giá
- Nhận biết, Thông hiểu: 40%
- Vận dụng: 40%
- Vận dụng cao: 20%
c. Không ra đề thi vào phần kiến thức đã được giảm tải trong CV số
3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
III. Môn Hóa học
1. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
2. Cấu trúc đề thi
STT CÁC PHẦN KIẾN SỐ ĐIỂM SỐ LOẠI CÂU HỎI
THỨC CÂU
1 Kiến thức cơ bản 6,0 điểm 3 Tự luận
2 Các hợp chất vô cơ 4,0 điểm 2 Tự luận
3 Kim loại 4,0 điểm 2 Tự luận
4 Phi kim 4,0 điểm 2 Tự luận
5 Thực hành thí nghiệm 2,0 điểm 1 Tự luận
Tổng 20,0 10 Tự luận
3. Nội dung đề thi
STT CÁC PHẦN NỘI DUNG ĐỀ THI
KIẾN THỨC
- Chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.
- Công thức hoá học, hoá trị.
- Đơn chất và hợp chất, phân tử.
Kiến thức cơ - Phản ứng hoá học.
1 bản - Phương trình hoá học.
- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Định luật bảo toàn khối lượng, mol.
- Dung dịch.
- Oxit bazơ và tính chất
- Oxit axit và tính chất
Các hợp chất - Bazơ và tính chất
vô cơ - Axit và tính chất
2 - Muối và tính chất.
- Nhôm và hợp chất của nhôm
- Sắt và hợp chất của sắt.
Kim loại - Dãy hoạt động hóa học, tính chất hoá học của kim loại.
3 - Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
4 Phi kim - Hiđro, oxi.
- Clo và các hợp chất của clo.
- Cacbon và oxit của cacbon
5 Thực hành Thí nghiệm trong chương trình hiện hành
thí nghiệm
4. Mức độ kiểm tra đánh giá: + Nhận biết: 20%
+ Thông hiểu: 30%
+ Vận dụng: 30%
+ Vận dụng cao: 20%.
Chú ý: - Lý thuyết 50% ± 10%; Bài tập tính toán 50% ± 10%
- Nội dung thi tính đến thời điểm thi.
IV. Môn Sinh học
1. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
2. Cấu trúc đề thi
TT Phần kiến thức Số điểm Số câu hỏi Loại câu hỏi
Sinh học 8
1 Tuần hoàn 2,0 1 Tự luận
2 Hô hấp 2,0 1 Tự luận
3 Tiêu hoá 2,0 1 Tự luận
Sinh học 9
4 Các thí nghiệm của 3,0 1 Tự luận
Menden
5 Nhiễm sắc thể 3,0 2 Tự luận
6 ADN và gen 3,0 1 Tự luận
7 Biến dị 3,0 2 Tự luận
8 Di truyền học người 2,0 1 Tự luận
Tổng 20,0 10 Tự luận
3. Nội dung thi
TT Phần kiến thức Nội dung đề thi
1 Tuần hoàn - Máu và môi trưường trong cơ thể
- Bạch cầu – Miễn dịch
- Đông máu và nguyên tắc truyền máu.
- Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết.
- Tim và mạch máu.
- Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần
hoàn.
- Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
2 Hô hấp
- Hoạt động hô hấp
- Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá.
- Tiêu hoá ở khoang miệng.
3 Tiêu hoá - Tiêu hoá ở dạ dày.
- Tiêu hoá ở ruột non.
- Hấp thu chất dinh dưỡng và thải phân
- Menden và Di truyền học.
Các thí nghiệm của
4 - Lai một cặp tính trạng.
Menden
- Lai hai cặp tính trạng
- NST.
- Phân bào nguyên phân và giảm phân.
5 Nhiễm sắc thể - Phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Cơ chế xác định giới tính.
- Di truyền liên kết.
- Cấu trúc và chức năng các đại phân tử: ADN,
ARN và Protein.
- Bản chất của gen.
6 ADN và gen - Tự nhân đôi của ADN.
- Mối quan hệ giữa gen và ARN.
- Mối quan hệ giữa ARN và Protein.
- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Đột biến gen.
- Đột biến cấu trúc NST.
7 Biến dị
- Đột biến số lượng NST.
- Thường biến.
- Phương pháp nghiên cứu di truyền người.
8 Di truyền học người
- Bệnh và tật di truyền ở người.

4. Mức độ yêu cầu: Nhận biết: 20%; Thông hiểu: 30%; Vận dụng: 30%; Vận dụng
cao: 20%.
5. Lưu ý: Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: “Không
dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự
đọc; Khuyến khích học sinh tự học; Khuyến khích học sinh tự làm; Khuyến khích học
sinh tự thực hiện” theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ
GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.

V. Môn Tin học


- Thời gian làm bài: 150 phút.
- Học sinh thi lập trình trên máy tính.
- Đề thi chọn học sinh giỏi môn tin học yêu cầu sử dụng ngôn ngữ lập trình (C/C+
+, Python,…) lập chương trình để giải các bài toán (chủ yếu nằm trong chương trình
THCS).
Lưu ý: Học sinh không sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal (khuyến khích học sinh
sử dụng ngôn ngữ lập trình C++).
- Đề thi gồm có 4 câu, được phân bổ như sau:
Câu 1. (8 điểm):
Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết về ngôn ngữ lập trình, giải
quyết bài toán cơ bản (mức độ Trung bình hoặc khá) trong chương trình học THCS.
Không yêu cầu sử dụng các giải thuật đặc biệt. Mức độ thông hiểu (trung bình khá).
Câu 2. (6 điểm):
Áp dụng các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm,… hoặc bài toán không đòi
hỏi các thuật toán đặc biệt. Mức độ thông hiểu (khá).
Câu 3. (4 điểm):
Áp dụng các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm,… có thể kết hợp với việc tổ
chức dữ liệu một cách hợp lý. Mức độ vận dụng, vận dụng cao (khá giỏi).
Câu 4. (2 điểm):
Áp dụng các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm,… có thể kết hợp với việc tổ
chức dữ liệu một cách hợp lý. Mức độ vận dụng, vận dụng cao (giỏi).
Chú ý:
- Bài thi được chấm bằng chương trình chấm tự động (chạy các test), có so sánh
thời gian chạy chương trình của các thí sinh để đánh giá. Chỉ xem xét văn bản chương
trình để cho điểm trong các trường hợp đặc biệt.
- Số test của mỗi câu có thể bằng số điểm hoặc gấp đôi, ba,… số điểm và các test
phải dần hướng tới tính hoàn thiện bài toán, dữ liệu lớn dần, độ phức tạp tăng dần,…
- Một số nội dung kiến thức:
Chuyên đề Kiến thức; Dạng câu hỏi, bài tập

– Chuyển đổi được giữa các đơn vị lưu trữ thông tin: B,
KB, MB,... hệ đếm nhị phân và các phép toán trong hệ
đếm nhị phân.
- Các cấu trúc cơ bản (điều khiển, rẽ nhánh..)
- Chương trình con
- Viết và thực hiện được chương trình giải quyết bài toán
1. Bổ sung về ngôn ngữ đơn giản có vận dụng kiến thức
lập trình; các bài toán cơ liên môn thuộc chương trình THCS.
bản về số học. - Các bài toán cơ bản về số học
+ Các thuật toán tính chất số học (kiểm tra số nguyên tố,
sàng số nguyên tố, tính chia hết/dư, số chính phương, tính
tổng dãy số, rút gọn phân số, cấu tạo số, UCLN, BCNN,
…)
+ Các thuật toán về vòng lặp (Số mũ, giai thừa…)
+ Ứng dụng của các hàm tìm kiếm.
- Các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp (giá trị nhỏ nhất, giá trị
lớn nhất, giá trị thỏa mãn điều kiện, ….)
- Mảng một chiều
2. Các bài toàn ứng - Các thuật toán sắp xếp cơ bản: sắp xếp nổi bọt, sắp xếp
dụng về tìm kiếm, sắp chọn, sắp xếp chèn,…
xếp… - Mảng cộng dồn, mảng 1 chiều.
- Các dãy số thường dùng như: Fibonacci,…
- Kỹ thuật nhớ trên mảng.

Kiểu dữ liệu xâu (các hàm, thủ tục làm việc với xâu…)
- Xâu đối xứng
3. Các bài toán xử lí xâu - Chuẩn hóa xâu
ký tự - xử lý số lớn bằng xâu
- Chuyển đổi số thành xâu, xâu thành số
…..
- Các bài Áp dụng sắp xếp và tìm kiếm ở trên để giải
4. Các bài toán
quyết.

VI. Môn Ngữ văn


- Thời gian làm bài: 150 phút.
- Cấu trúc đề thi gồm:
PHẦN I - ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
- Ngữ liệu ngoài chương trình.
- Thực hiện trả lời yêu cầu 4 câu hỏi dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng lớp 9
hiện hành, mức độ gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
PHẦN II- TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (4,0 điểm)
Vận dụng trải nghiệm sống và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận để viết 1đoạn văn
khoảng 200 chữ nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, lối sống; một hiện tượng đời sống
được gợi mở từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu .
Câu 2: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Vận dụng năng lực đọc - hiểu và kĩ năng viết bài văn nghị luận, kiến thức lý luận
văn học và những trải nghiệm văn học để viết bài văn nghị luận văn học. Nội dung kiến
thức, kĩ năng thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ
GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS,THPT.
Trọng tâm chương trình học kì 1 lớp 9, cụ thể:
1. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ.
2. Truyện Kiều - Nguyễn Du và các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu
Ngưng Bích
3. Đồng chí - Chính Hữu
4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
5. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
6. Bếp lửa - Bằng Việt
7. Ánh Trăng – Nguyễn Duy
8. Làng - Kim Lân
9. Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long
10. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

VII. Môn Lịch sử


1. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
2. Hình thức thi: Tự luận
3. Mức độ nhận thức: Đề thi gồm 4 mức độ theo tỷ lệ: Nhận biết: 30%; Thông
hiểu: 30%; Vận dụng: 20%; Vận dụng cao: 20%.
4. Nội dung thi
4.1. Lịch sử thế giới:
- Quan hệ quốc tế (1945-2000).
- Liên hợp quốc.
- Liên minh Châu Âu (EU).
- Trung Quốc (1978-2000)
- Tổ chức ASEAN.
- Liên bang Nga (1991-2000).
- Nước Mĩ (1945-2000).
- Nhật Bản (1945-2000).
- Khu vực Mĩ-Latinh (1945-2000).
- Cách mạng khoa học và công nghệ.
4.2. Lịch sử Việt Nam:
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884.
- Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX.
- Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1913).
- Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX.
- Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
4.3. Lịch sử địa phương:
Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm
1954.
Lưu ý: Đề thi có nội dung thực hành kĩ năng lập bảng so sánh các sự kiện lịch
sử./.
VIII. Môn Địa lý
1. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
2. Hình thức thi: Tự luận
3. Cấu trúc đề thi

Các phần Số điểm Số câu Loại câu hỏi


TT
hỏi

1 Trái Đất (lớp 6) 1,0 1 Tự luận


- Địa lí tự nhiên Việt Nam 2,0 1
2 Tự luận
- Địa lí tự nhiên địa phương (lớp 8) 1,0
- Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
5,0
3 - Địa lí Kinh tế - xã hội địa phương 2 Tự luận
1,0
(lớp 9)

Kỹ năng Atlat địa lí Việt Nam 5,0 1 Tự luận


Vẽ biểu đồ 2,0 Tự luận
4 1
Nhận xét và giải thích 3,0
Tự luận
bảng số liệu, biểu đồ
Tổng số 20,00 6 câu Tự luận

Các phần Địa lí địa phương được tích hợp theo các chủ đề của Địa lí Việt Nam.
4. Nội dung đề thi
TT Phần Nội dung đề thi

1 Trái Đất (lớp 6) Các hệ quả của vận động tự quay quanh trục và chuyển
động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

2 Địa lí tự nhiên Việt Đặc điểm một số thành phần của tự nhiên Việt Nam (địa
Nam; Địa lí tự nhiên hình, khí hậu, sông ngòi, đất trồng)
địa phương (lớp 8)
Đặc điểm một số thành phần của tự nhiên tỉnh Thanh Hóa
(địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất trồng)
3 Địa lí kinh tế - xã Địa lí dân cư
hội Việt Nam; Địa
lí kinh tế - xã hội Địa lí ngành kinh tế
địa phương (lớp 9)
- Địa lí các vùng kinh tế
tính thời điểm thi
- Địa lí Kinh tế - xã hội địa phương (dân cư, ngành kinh
tế)

4 Kỹ năng Đọc và phân tích Atlat địa lí Việt Nam


Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích bảng số liệu, biểu đồ.
5. Mức độ kiểm tra đánh giá: - Nhận biết: 20%
- Thông hiểu: 30%
- Vận dụng thấp: 30%
- Vận dụng cao: 20%
Lưu ý:
- Không thi: Các nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm;
Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh
tự học; Khuyến khích học sinh tự làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn
số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn
điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.
- Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 trở lại đây.
IX. Môn Giáo dục công dân
1. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
2. Cấu trúc đề thi.
TT NỘI DUNG KIẾN CHƯƠNG TRÌNH SỐ TỶ LỆ SỐ ĐIỂM
THỨC CÂU
1 Đạo đức Lớp 8 1 40% 3.0 điểm

Lớp 9 1 5.0 điểm


2 Pháp luật Lớp 6 1 60% 3.0 điểm

Lớp 7 1 3.0 điểm

Lớp 8 1 3.0 điểm

Tình huống pháp 1 3.0 điểm


luật

- Tổng số câu hỏi của đề thi 6 câu; Tổng số điểm 20 điểm.


3. Hình thức thi: Tự luận.
4. Nội dung đề thi.
TT Lớp Chủ đề Nôi dung
1 Lớp 6 Phần pháp luật Bài: 12,13, 14, 16
2 Lớp 7 Phần pháp luật Bài: 13,14,15,16
Phần đạo đức Bài: 5+21,6, 8, 9,10,11
3 Lớp 8
Phần pháp luật Bài: 12, 13,14,15,16,17, 19.
4 Lớp 9 Phần đạo đức Bài: 1,2,3,4,5,6,7,8,9

5. Mức độ yêu cầu:


Nhận biết: 20%; Thông hiểu: 30%; Vận dụng: 30%; Vận dụng cao: 20%.
6. Lưu ý:
a. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: “Không
dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự
đọc; Khuyến khích học sinh tự học; Khuyến khích học sinh tự làm; Khuyến khích học
sinh tự thực hiện” theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ
GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.
b. Tài liệu sử dụng khi ra đề thi là tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD&ĐT
ban hành kết hợp với khung phân phối chương trình do Sở GD&ĐT phát hành. Sách giáo
khoa môn GDCD cấp THCS; các tư liệu kiến thức thông tin pháp luật, đạo đức được cập
nhật đã được kiểm chứng.
c. Những nội dung có liên quan đến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, các Luật, Bộ luật… cần cập nhật kiến thức, số liệu mới và có nguồn
trích dẫn rõ ràng.
d. Nội dung đạo đức lớp 9 (5.0 điểm) 3.0 điểm dành cho đánh giá chuẩn kiến thức,
2.0 điểm đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích luận điểm xã hội (nghị luận
mở).
e. Hướng dẫn chấm cho điểm thành phần tối thiểu là 0,25.
X. Môn Tiếng Anh
A. Nội dung đề thi
1. Ngữ âm
2. Từ vựng
3. Ngữ pháp
4. Đọc hiểu
5. Viết
6. Nghe hiểu
Tổng điểm toàn bài 100 chia 10 qui về thang điểm 10
B. Cấu trúc đề thi
- Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
- Cấu trúc:
I. Ngữ âm: (5 câu hỏi tương đương 5 điểm)
1. Xác định đúng trọng âm của từ (2 điểm).
2. Xác định đúng cách đọc các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm (3 điểm).
II. Ngữ pháp – Từ vựng: (30 câu hỏi tương đương 30 điểm)
1. Nội dung kiểm tra:
- Cấu tạo từ (Word formation), kết hợp từ + nghĩa của từ (multiple choice
questions), cụm động từ (Phrasal verbs), thành ngữ (idioms);
- Mạo từ, danh từ, đại từ, động từ, giới từ, liên từ, từ nối…
- Câu đơn, câu phức, câu ghép, câu phức ghép, các mệnh đề (quan hệ, thời gian,
mục đích, kết quả, nguyên nhân, nhượng bộ…);
- Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh, cảm thán....;
- Các chức năng lời nói.
2. Các dạng bài:
- Chia động từ (tự luận): 8 điểm.
- Cấu tạo từ (tự luận): 7 điểm.
- Xác định lỗi sai và sửa lỗi sai: 5 điểm;
- Chọn phương án đúng để hoàn thành câu (multiple choice questions): 10 điểm.
III. Đọc hiểu: (30 câu hỏi tương đương 30 điểm)
1. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kỹ năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, kỹ năng
dự đoán ý, kỹ năng đọc lấy ý chính, lấy thông tin cụ thể, chính xác, kỹ năng tóm tắt ý…
những đoạn văn có độ dài 200-300 từ theo các chủ điểm đã học.
2. Các dạng bài:
- Cloze test (Đọc và tìm từ điền vào ô trống trong đoạn văn): 10 điểm.
- Guided Cloze test (Đọc và tìm từ, cụm từ trong 4 lựa chọn cho sẵn điền vào ô
trống trong đoạn văn): 10 điểm.
- Đọc và tìm câu trả lời trong lựa chọn cho sẵn cho các câu hỏi): 10 điểm.
IV. Viết: (20 điểm)
1. Diễn đạt một ý bằng những cấu trúc câu khác nhau (Transformation): 5 câu (5
điểm).
2. Viết lại câu bắt đầu bằng từ cho sẵn (Rewriting): 5 câu (5 điểm).
3. Viết đoạn văn (Paragraph writing) có độ dài 130-160 từ theo các chủ đề đã học
(10 điểm).
V. Nghe hiểu (15 điểm)
Các dạng bài:
1. Nghe và xác định thông tin đúng, sai (Decide whether the statements are TRUE
or FALSE). (5 điểm)
2. Nghe và điền từ vào ô trống (Fill in each blank with word(s)/ number). (5 điểm)
3. Nghe và trả lời câu hỏi. (Multiple choice questions OR open-ended questions).
(5 điểm)
C. Loại câu hỏi:
Đề thi bao gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
D. Mức độ yêu cầu: Nhận biết 20%; Thông hiểu 30%; Vận dụng: 30%; Vận dụng
cao: 20%.

You might also like