You are on page 1of 254

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH

KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

Th.s Trần Thị Kim Dung


Th.s Vũ Thị Thắng

TẬP BÀI GIẢNG

Kü THUËT §IÖN-§IÖN Tö

Nam Định, năm 2012


LỜI NÓI ĐẦU

Kỹ thuật điện là một lĩnh vực khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo
kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật nó có phạm vi nghiên cứu rất rộng nhằm cung cấp cho
sinh viên các phương pháp phân tích mạch là cơ sở để thiết kế các hệ thống điều khiển.
Chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ 21, đang chứng kiến sự phát triển
nhanh chóng đến kinh ngạc của công nghệ thông tin mà cơ sở của công nghệ thông tin
là kỹ thuật và công nghệ điện tử. Từ khi xuất hiện transitor năm (1948) công nghệ điện
tử đã có những tiến bộ nhảy vọt, mang lại nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc trong đời
sống, trở thành công cụ quan trọng nhất trong cuộc cách mạng kỹ thuật ở trình độ cao.
Để đáp ứng việc học tập của sinh viên hệ cao đẳng, đại học chuyên ngành
Cơ khí, chúng tôi biên soạn tập bài giảng “Kỹ thuật điện - điện tử”. Tập bài giảng
được biên soạn theo đề cương, chương trình chi tiết đã đươc Hội đồng khoa học
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định thông qua. Tập bài giảng được viết thành
hai phần với bốn chương. Cuối mỗi phần đều có phần câu hỏi và bài tập giúp sinh viên
ôn tập và hệ thống kiến thức.
Nhóm tác giả viết tập bài giảng đã sưu tầm tài liệu đang được sử dụng tại các
trường trong ngoài nước, cũng như các đóng góp của các đồng nghiệp, cùng kinh
nghiệm giảng dạy nhiều năm. Tuy nhiên không tránh được thiếu sót. Chúng tôi mong
nhận được các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và các bạn quan tâm đến lĩnh vực
này.
Mọi ý kiến xin được gửi tới Bộ môn Cơ sở Kỹ thuật điện, khoa Điện – Điện tử
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định (Phường Lộc Hà thành phố Nam Định)
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, tháng 12 năm 2012
CÁC TÁC GIẢ

3
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 5
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về mạch điện………………………..….. 6
1.1 Khái niệm chung…………………………………………………………….. 6
1.1.1 Định nghĩa về mạch điện…………………………….……………………. 6
1.1.2 Kết cấu hình học của mạch điện…………………………………………... 6
1.1.3 Các thông số cơ bản…………………………………………………….…. 7
1.2 Các định luật cơ bản………………………………………………………… 11
1.2.1 Định luật Ohm…………………………………………………………….. 11
1.2.2 Định luật Kirchhoff………………………………………………...……… 12
1.3 Phân loại mạch điện………………………………………………………… 13
1.3.1 Theo dòng điện trong mạch……………………………………………… 13
1.3.2 Theo tính chất các thông số R,L,C của mạch…………………………….. 13
Câu hỏi và bài tập chương 1 14
Chương 2: Kỹ thuật điện……………………………………………………… 15
2.1 Mạch điện xoay chiều một pha…………………………………………….... 15
2.1.1 Khái niệm………………………………………………………………….. 15
2.1.2 Mạch điện hình sin một pha cơ bản……………………………………….. 22
2.1.3 Hệ số công suất và các phương pháp nâng cao hệ số công suất…………... 38
2.1.4 Các phương pháp phân tích mạch điện……………………………………. 39
2.2 Mạch điện xoay chiều 3 pha………………………………………………… 53
2.2.1 Khái niệm chung…………………………………………………………... 53
2.2.2 Mạch ba pha đối xứng nối sao- sao (Y-Y).................................................. 54
2.2.3 Mạch ba pha đối xứng nối tam giác - tam giác (-)................................... 55
2.2.4 Mạch ba pha đối xứng đấu phức tạp............................................................. 56
2.2.5 Công suất mạch ba pha ................................................................................ 57
2.2.6 Phương pháp giải mạch điện xoay chiều ba pha đối xứng........................... 57
2.3 Máy điện.......................................................................................................... 64
2.3.1 Khái niệm chung về máy điện...................................................................... 64
2.3.2 Máy biến áp.................................................................................................. 67
2.3.3 Máy điện quay.............................................................................................. 72
2.4 Kỹ thuật đo lường............................................................................................ 82
2.4.1 Khái niệm chung về đo lường....................................................................... 82
2.4.2 Các dụng cụ đo cơ bản.................................................................................. 84

4
Trang
2.4.3 Đo các đại lượng điện................................................................................... 93
Câu hỏi và bài tập chương 2 103
Chương 3: Kỹ thuật điện tử................................................................................. 109
3.1 Vật liệu điện và linh kiện.................................................................................. 109
3.1.1 Vật liệu điện................................................................................................... 109
3.1.2 Linh kiện thụ động và linh kiện bán dẫn........................................................ 112
3.2 Mạch khuếch đại và mạch cấp nguồn............................................................... 156
3.2.1. Mạch định thiên TZT................................................................................... 156
3.2.2. Các mạch khuếch đại xoay chiều cơ bản..................................................... 162
3.2.3. Mạch khuếch đại công suất.......................................................................... 165
3.2.4. Mạch cấp nguồn........................................................................................... 170
Câu hỏi bài tập chương 3........................................................................................ 194
Chương 4: Kỹ thuật xung - số.............................................................................. 196
4.1 Kỹ thuật xung.................................................................................................. 196
4.1.1 Khái niệm...................................................................................................... 196
4.1.2 Các mạch tạo xung cơ bản............................................................................ 196
4.2 Kỹ thuật số....................................................................................................... 207
4.2.1 Khái niệm về hệ thống số............................................................................. 207
4.2.2 Đại số Boolean và các cổng lozic cơ bản..................................................... 211
4.2.3 Các phương pháp tối thiểu hàm lôzíc............................................................ 219
4.2.4 Các mạch Flip-Flop...................................................................................... 222
4.2.5 Các mạch ứng dụng...................................................................................... 229
Câu hỏi bài tập chương 4........................................................................................ 254
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 256

5
Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Định nghĩa về mạch điện
Là tập hợp các thiết bị điện được nối với nhau bằng dây dẫn tạo thành những vòng
điện kín trong đó có dòng điện có thể chạy qua.
* Mạch điện gồm ba phần cơ bản
+ Nguồn điện: Là thiết bị phát ra điện năng như máy phát điện là biến cơ năng
thành điện năng, nguồn pin biến hóa năng thành điện năng, pin quang điện biến năng
lượng bức xạ mặt trời thành năng lượng điện
+ Phụ tải: Chính là các thiết bị tiêu thụ điện năng biến điện năng thành các dạng
năng lượng khác
Ví dụ: Động cơ điện biến điện năng thành cơ năng; Bàn là điện biến điện năng
thành nhiệt năng; Bóng đèn chiếu sáng biến điện năng thành quang năng;
+ Dây dẫn: Là bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ dẫn điện từ nguồn đến tải
thường làm bằng đồng, nhôm...
+ Ngoài ra còn có các thiết bị khác:
- Thiết bị đóng cắt: Công tắc, ATM, cầu dao....
- Thiết bị đo lường:
- Các loại đồng hồ đo các đại lượng điện
- Thiết bị bảo vệ & báo tín hiệu
Ví dụ : Mạch điện đơn giản hình1.1

K
V Đ/C
MF
Đ

Hình 1.1: Sơ đồ mạch điện đơn giản

1.1.2 Kết cấu hình học của mạch điện


- Nhánh: Nhánh chính là bộ phận của mạch điện gồm các phần tử nối tiếp với nhau
trong đó có cùng dòng điện chạy qua.
- Nút: Là chỗ gặp nhau của ít nhất ba nhánh trở lên.

6
- Vòng: Là lối đi khép kín qua các nhánh, hay là tập hợp các nhánh nối tiếp nhau
tạo thành 1 vòng khép kín.
- Mắt lưới: (Số vòng độc lập) là các vòng không chứa nhánh ở bên trong
Ví dụ: cho sơ đồ mạch điện như hình 1.2

A B C

R1 C

V1 R2 V2

e L
V3

F E D
Hình 1.2: Sơ đồ kết cấu hình học của mạch điện
Mạch điện hình 1-2 gồm:
3 nhánh: AF, BE, CD
2 nút: A (B ≡ C), F (E ≡ D)
3 mạch vòng
2 mắt lưới
1.1.3 Các thông số cơ bản
1) Nguồn điện áp - Nguồn sức điện động
+ Nguồn điện áp đặc trưng cho khả năng tạo nên và duy trì một điện áp trên 2 cực
của nguồn. Ut
Ký hiệu:
Mũi tên chỉ chiều mạch ngoài của nguồn có chiều từ nơi có thế cao đến nơi có thế
thấp .
+ Nguồn sức điện động đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện đó.
Ký hiệu:

e(t)
Mũi tên chỉ chiều mạch trong của nguồn có chiều từ nơi có thế thấp đến nơi có thế
cao.
Đơn vị: mV, V, KV 1mv = 10-3V
1v = 103mV
1Kv = 103V
2) Nguồn dòng điện

7
Nguồn dòng điện j(t) đặc trưng cho khả năng của nguồn điện tạo nên và duy trì
một dòng điện cung cấp cho mạch ngoài . J(t)
- Kí hiệu:
>>
- Dòng điện (i) về trị số bằng tốc độ biến thiên của lượng điện tích (q) qua
tiết diện ngang của vật dẫn theo thời gian
dq
i= (1- 1)
dt
- Chiều dòng điện được quy ước cùng chiều với chiều chuyển động của các
điện tích dương ngược chiều với chiều chuyển động của các điện tích âm (điện tử tự
do).
3) Điện trở R
i(t) R

uR

l
R  . (1- 2)
S
 : là điện trở suất của của vật liệu làm dây dẫn (mm2/m)
l : chiều dài vật dẫn (m)
S: Tiết diện vật dẫn (mm2)
- Khi cho dòng điện chạy qua vật dẫn (điện trở) sẽ sinh ra điện áp rơi trên điện trở
UR = Ri (1- 3)
- Công suất tiêu thụ dưới dạng nhiệt P = I2 R (w ; Kw) (1- 4)
- Điện năng tiêu thụ trong thời gian t là A = Pt = I2Rt (Kw/h) (1- 5)
- Cách đấu điện trở:
eL
+ Đấu nối tiếp L
iL
+ Đấu song song
+ Đấu hỗn hợp uL
4) Điện cảm L
Khi cho dòng điện i chạy qua một cuộn dây có số vòng w sẽ sinh ra một từ thông
móc vòng cuộn dây  = w. Điện cảm của cuộn dây là L được xác định:
 w. 
L (H)  (H) (1- 6)
i i
Nếu i biến thiên   biến thiên theo hiện tượng cảm ứng điện từ. Trong cuộn
dây xuất hiện một suất điện động tự cảm có chiều chống lại từ thông sinh ra nó.
Ký hiệu: SĐĐ tự cảm eL

8
d L. di
 eL    (1- 7)
dt dt
 Cuộn dây xuất hiện một điện áp UL ngược với eL
Ldi
u L   eL  (1- 8)
dt
Công suất tức thời của cuộn cảm pL = uL. i (1- 9)
Năng lượng từ trường tích lũy trong cuộn dây WL
t
1
WL   PL dt  LI 2 (1- 10)
0 2
Kết luận: Điện cảm L đặc trưng cho hiện tượng tích lũy năng lượng từ trường của
cuộn dây gọi là một kho từ.
5) Tụ điện C
Khi đặt một điện áp lên một tụ điện có điện dung C. Tụ điện C được nạp một
điện tích q
q = C. UC (1- 11)
i C

UC
Nếu uC biến thiên sẽ có một dòng điện chuyển dịch qua tụ
dq du
i C C (1- 12)
dt dt
1t
u C   idt (1- 13)
C0
Nếu tại thời điểm ban đầu t = 0 tụ đã được tích một điện tích ban đầu:
1t
C 0
uC = idt + UC (0) (1- 14)

Công suất tức thời trong tụ


duC
pc = uC i = uC C (1- 15)
dt
Năng lượng tích luỹ trong điện trường của tụ điện
t
1
WC =  pdt  C. U 2C (1- 16)
0 2
Kết luận: Tụ điện C đặc trưng cho hiện tượng tích lũy năng lượng điện trường của
tụ điện gọi là kho điện.
6) Hỗ cảm M

9
Hiện tượng hỗ cảm là hiện tượng xuất hiện điện áp trong một cuộn dây do dòng
điện biến thiên trong cuộn dây khác tạo nên.
M
*
* 21 11

i1 W1
i2 W2
Hình 1.3: Hai cuộn dây có hỗ cảm
Hai cuộn dây W1 và W2 có liên hệ hỗ cảm với nhau. Từ thông hỗ cảm trong hai
cuộn dây do dòng điện i1 tạo nên là:
21 = Mi1 (1- 17)
21 là từ thông hỗ cảm trong cuộn dây 2 do cuộn dây 1 gửi sang
M là hệ số hỗ cảm giữa hai cuộn dây
d12 Mdi1
Nếu i1 biến thiên => U 21   (1- 18)
dt dt
Tương tự nếu cho dòng i2 vào cuộn dây W2 thì điện áp hỗ cảm trên cuộn dây W1
do dòng i2 sinh ra là:
d12 Mdi2
U12   (1- 19)
dt dt
Ký hiệu:
M
L1 L2

* *
7) Các đại lượng đặc trưng của mạch điện
+ Dòng điện
Dòng điện về trị số bằng tốc độ biến thiên của lượng điện tích q qua tiết diện
dq
ngang một vật dẫn theo thời gian: i (1-
dt
20)
Chiều quy ước là chiều chuyển động của các điện tích dương trong điện trường
+ Điện áp
Hiệu điện thế giữa hai điểm gọi là điện áp
U AB  A  B (1- 21)
A: Thế tại điểm A.
B: Thế tại điểm B
Chiều điện áp là chiều từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp
+ Công suất

10
Trong mạch điện một nhánh hoặc một phần tử có thu hoặc phát năng lượng
P = UI >0 Nhánh nhận năng lượng
P = UI<0 Nhánh phát năng lượng
Với chiều dòng và áp trùng nhau
1.2 Các định luật cơ bản
1.2.1 Định luật Ohm
1) Định luật Ohm cho đoạn mạch không nguồn
Phát biểu: Dòng điện trong đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp hai đầu đoạn mạch
và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch

A R B
I
Hình 1.4: Đoạn mạch không nguồn
U AB
Biểu thức: I (A) (1- 22)
R
2) Định luật Ohm cho đoạn mạch có nguồn
Phát biểu: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có nguồn bằng tổng đại số các sụt áp
rơi trên các phần tử trừ đi tổng đại số các sức điện động có trong đoạn mạch.

A R e+ B
I

Hình 1.5: Đoạn mạch có nguồn


Trong đó:
Nếu dòng điện cùng chiều điện áp thì sụt áp lấy dấu cộng ngược lại lấy dấu trừ
(RI dương khi chiều dòng điện đi từ A đến B và âm khi chiều dòng điện
ngược lại)
Nếu SĐĐ cùng chiều điện áp lấy dấu âm ngược lại lấy dấu dương
(E dương khi đầu A nối với cực (+) và âm khi đầu A nối với cực (-) của
nguồn)
m
Biểu thức: UAB = RI -  E k
k 1
(1- 23)

3) Định luật Ôm cho toàn mạch


Phát biểu: Dòng điện qua một mạch kín bằng tổng đại số các sức điện động có
trong mạch chia cho tổng các điện trở có trong toàn mạch
Với E có chiều cùng chiều dòng điện lấy dấu (+).

11
Với E có chiều ngược chiều dòng điện lấy dấu (-).
m

EK 1
K
Biểu thức: I (1- 24)
R n

Ví dụ với mạch điện như hình 1-6 E1 R1 R2


i + -

R4 E2 R3
+ -
Hình 1.6 Mạch điện khép kín có nguồn
Biểu thức tính dòng điện như sau
E1  E 2
I
R1  R2  R3  R4
1.2.2 Định luật Kirchhoff
1) Định luật Kirchhoff một (K1)
Phát biểu:
+ Tổng đại số các dòng điện tại một nút triệt tiêu
(Hay: Tại một nút tổng dòng vào bằng tổng dòng ra)
Với dấu qui ước: Dòng đi vào nút lấy dấu dương, dòng đi ra nút lấy dấu âm
m
Biểu thức: I
K 1
K 0 (1- 25)

Ý nghĩa: Nói lên tính chất liên tục của dòng điện, trong một nút không có hiện
tượng tích luỹ điện tích, có bao nhiêu điện tích đến nút thì có bấy nhiêu điện tích rời
khỏi nút.
Ví dụ với một nút của mạch điện như hình 1-7 i1 i2
i3
i8 A
i4
i7 i5
i6

Hình 1.7: Sơ đồ dòng điện tại một nút


Ta có thể viết
i1 + i2 + i5 + i8 = i3 + i4 + i6 + i7

12
2) Định luật Kirchhoff hai (K2)
Phát biểu: Đi theo một vòng khép kín theo một chiều tuỳ ý tổng đại số các điện áp
rơi trên các phần tử bằng tổng đại số các sức điện động có trong mạch vòng, trong đó
những sức điện động và dòng điện có chiều cùng với chiều vòng thì lấy dấu dương,
ngược lại thì mang dấu âm.
h l
Biểu thức:  I K .RK   Ei
K 1 i 1
(1- 26)

VD: Cho mạch điện như hình 1. 8. Hãy viết phương trình K1 K2
I1 I2
A

I3
R1 R2
I R3 II

E1 E2
B

Hình 1.8: Mạch điện gồm hai nút ba nhánh


K1 tại A: I1 + I 2 - I3 = 0
K2 : Vòng I: -E1 = -I3R3 - I1R1
Vòng II: E2 = I3R3 + I2R2.
1.3 Phân loại mạch điện
1.3.1 Theo dòng điện trong mạch
1) Mạch điện một chiều
Mạch điện có dòng điện một chiều chạy qua gọi là mạch điện một chiều. Dòng
điện có trị số không thay đổi theo thời gian gọi là dòng điện không đổi
2) Mạch điện xoay chiều
Mạch điện có dòng điện xoay chiều chạy qua gọi là mạch điện xoay chiều.
1.3.2 Theo tính chất của các phần tử trong mạch
1) Mạch điện tuyến tính
Tất cả các phần tử trong mạch đều là các phần tử tuyến tính, nghĩa là các thông
số R,L,C, M là hằng số, không phụ thuộc vào dòng điện, điện áp trên chúng.
2) Mạch phi tuyến tính
Mạch điện có chứa ít nhất một phần tử phi tuyến gọi là mạch phi tuyến. Thông
số R,L,C, M của phần tử phi tuyến thay đổi phụ thuộc vào dòng điện chạy qua, điện áp
đặt lên chúng.

13
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1) Các thông số đặc trưng của mạch điện là gì, ý nghĩa của nó.
2) Quan hệ dòng và áp trong các phần tử của mạch điện.
3) Phát biểu các định luật Kirchoff viết biểu thức và nêu ý nghĩa của nó.
4) Bài tập1: Vẽ mạch điện gồm đầy đủ các phần tử R, L, C có ba nút và năm
nhánh. Viết phương trình của định luật Kirchoff 1 và định luật Kirchoff 2 cho
mạch điện trên.
5) Bài tập 2: Vẽ mạch điện gồm đầy đủ các phần tử R, L, C và M có ba nút và năm
nhánh. Viết phương trình của định luật Kirchoff 1 và định luật Kirchoff 2 cho
mạch điện trên.
6) Bài tập 3: Vẽ mạch điện gồm đầy đủ các phần tử R, L, C và M có bốn nút và
bảy nhánh. Viết phương trình của định luật Kirchoff 1 và định luật Kirchoff 2
cho mạch điện trên.
7) Bài tập 4: Đặt một điện áp 120V vào điện trở, sẽ có dòng điện 0,5A qua mạch.
Tìm trị số điện trở.
8) Bài tập 5: Một bếp điện có điện trở 24Ω, đặt vào mạch điện có dòng điện 5A
qua bếp. Tìm điện áp đặt vào bếp? Giả sử cần giảm dòng điện đi 5 lần thì điện
trở bếp phải là bao nhiêu nếu điện áp đặt vào mạch là không đổi? Tính công
suất bếp trong cả hai trường hợp?

14
Chương 2: KỸ THUẬT ĐIỆN
2.1. Mạch điện xoay chiều một pha
2.1.1. Khái niệm
1. Định nghĩa
Dòng điện xoay chiều là dòng điện biến đổi cả chiều và trị số theo thời gian
(Hình 2.1a)
Dòng điện xoay chiều hình sin là dòng điện xoay chiều biến thiên theo quy luật
hình sin (Hình 2.1b)
u, i u, i

t
0  2 0  2 t

T T
Hình 2.1: Các dạng tín hiệu xoay chiều
a) Dạng tín hiệu xoay chiều b) Dạng tín hiệu xoay chiều hình sin

* Nguyên lý tạo ra sức điện động xoay chiều hình sin


- Sức điện động xoay chiều hình sin được tạo ra bởi máy phát điện xoay chiều 1
pha hay 3 pha
+ Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha gồm 2 bộ phận chính:
- Phần tĩnh (stato):
 Lõi thép là các lá thép kỹ thuật điện ghép với nhau tạo thành hình trụ
rỗng mặt trong của hình trụ có phay rãnh để đặt dây quấn
 Dây quấn bao gồm các vòng dây điện từ
- Phần quay (rôto) là một nam châm điện.
Hệ thống được chế tạo sao cho trị số từ cảm ở khe hở không khí (giữa Rôto &
Stato) phân bố theo quy luật hình sin. Nghĩa là khung dây ở bất kỳ vị trí nào cũng chịu
tác dụng của từ cảm
B = Bmsin (2-1)
 là góc tạo bởi mặt phẳng khung dây với mặt phẳng trung tính 0 0’
Bm trị số cực đại của từ cảm.
+ Khi quay rôto bằng động cơ sơ cấp với tốc độ  , từ trường của rotor sẽ cắt dây quấn
phần ứng stator. Theo định luật cảm ứng điện từ thì sức điện động xuất hiện trong mỗi
cạnh của khung dây stator là:

15
ec = Blv (2-2)
Tại thời điểm ban đầu T (t = o) khung dây nằm trên mặt phẳng 00’
Tại thời điểm t 0 thì khung dây ở vị trí  = t
Do đó: B =Bm .sint
Thay vào biểu thức (2-2) ta có et = Bmlvsint
Mà mỗi vòng dây có 2 cạnh nên sức điện động của vòng sẽ là:
ev = 2.Bm lvsint (2-3)
Nếu khung dây có (w) vòng thì sức điện động của khung sẽ là:
e = 2wBm lvsint
Đặt Em = 2wBm lv
Thì : e = Em sint
ở 2 đầu khung dây ta lấy được sức điện động biến thiên theo qui luật hình sin có
đồ thị (hình 2.2)
N
e, u
+Em  = 2t


t
 = 2t 2
0 1/2T
O O’
-Em
T

S
Hình 2.2: Nguyên lý tạo ra sức điện động xoay chiều một pha
Sức điện động này có tần số
Pn
f= (2-4)
60
P: Là số đôi cực
n: Là tốc độ phần ứng (tốc độ quay của Rôto)
f: Tần số
2. Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều hình sin
Ta có quan hệ hàm hình sin
i = I m sin (t + i ) (2-5)
a. Chu kỳ:
Là khoảng thời gian ngắn nhất để dòng điện lặp lại quá trình biến thiên cũ
Ký hiệu: T Đơn vị: giây ( S )
b. Tần số:

16
Số chu kỳ mà dòng điện thực hiện trong một giây gọi là tần số
1
Ký hiệu: f f
T
Đơn vị: Hz (hécz)
3
1kHz = 10 Hz
6
1MHz = 10 Hz
Quan hệ: f & T
1 1
f= T=
T f
c. Trị số tức thời
Là giá trị ứng với mỗi thời điểm
i,u
i1 = Im1sin(t1+i)
Im

Im1

t
0 t1 2

-Im
T

Hình 2.3: Biểu diễn trị số tức thời của dạng tín hiệu xoay chiều hình sin
Tại thời điểm t 1 thì giá trị tức thời là:
i 1 = I m sin( t 1 +i) (2-6)
d. Biên độ
Là giá trị lớn nhất của đại lượng hình sin
i = Im sin ( t +i)
e = E m sin(t +e)
u = U m sin(t +u)
=>I m , E m , U m là biên độ của đại lượng hình sin
e. Góc pha
(t +) gọi là góc pha, đặc trưng cho lượng biến thiên các đại lượng hình sin
Tại thời điểm t = 0 thì góc pha = 
-> Nên  gọi là góc pha đầu

17
: Là tốc độ góc hay tần số góc

 = 2πf  ( rad /s )
T
- Nếu 2 đại lượng hình sin mà có góc pha đầu khác nhau thì 2 đại lượng hình sin
đó lệch pha nhau
i1 = Im sin(t + 1 )
i2 = Im sin(t + 2 )
i

i1
i2

t

0
i2

Hình 2.4: Biểu diễn góc pha của các tín hiệu xoay chiều hình sin
- Nếu 2 đại lượng hình sin mà có góc pha đầu bằng nhau thì 2 đại lượng hình
sin đó trùng pha nhau i,u
i = Imsin(t + 1) u

u = um sin(t + 1) i

t
0

Hình 2.5: Biểu diễn sự trùng pha của các tín hiệu xoay chiều hình sin
- Nếu 2 đại lượng hình sin lệch đi một góc 1800 thì hai đại lượng đó ngược pha
nhau. i,u

i u

0 t

18
Hình 2.6: Biểu diễn ngược pha của các tín hiệu xoay chiều hình sin
g. Pha và sự lệch pha
- Lượng (t +) đặc trưng cho dạng biến thiên của lượng hình sin được gọi là góc
pha hoặc là pha.
Khi khung dây quay được một góc 2  thì lượng hình sin biến thiên hết một chu kỳ
T = 2 
2 1
= = 2f Với =f
T T
Như vậy một lượng hình sin sẽ được hoàn toàn xác định nếu biết:
+ Biên độ Im , U m , E m
+ Tốc độ góc  hoặc chu kỳ T hoặc tần số f
+ Góc pha đầu 
- Sự lệch pha: Hai khung dây giống nhau lần lượt có các góc pha đầu 1 và 2
e1 = Em sin(t +1)
e2 = Em sin(t +2)

e
N
e1e
2
2
t
1 0 1 T
O O’
2

Hình 2.7: Biểu diễn pha của các tín hiệu xoay chiều hình sin

Nhìn vào đồ thị ta thấy e1 và e2 biến thiên tương tự nhau nhưng e1 luôn chậm sau
e2 một khoảng thời gian hay một góc nào đó như đạt cực đại chậm hơn, về không
chậm hơn
Lượng sai khác đó chính là hiệu hai góc pha của e1 và e2 được gọi là góc lệch pha
giữa chúng ký hiệu 
 =(t +1) - (t +2) = 1 - 2 (2-7)
- Nếu  = 1 - 2 0 tức 1 > 2 khi đó e1 vượt pha trước e2 hay e2 chậm pha
sau e1

19
- Nếu  < 0 tức 1 < 2 khi đó e1 chậm pha sau e2
- Nếu  = 0 tức 1 = 2 khi đó e1 và e2 trùng pha nhau
- Nếu  =  tức e1 dương e2 âm và ngược lại ta nói e1 và e2 ngược pha nhau (đối
pha nhau)
h. Trị số hiệu dụng
Trị số tức thời chỉ đặc trưng cho tác dụng của lượng hình sin cho từng thời điểm.
Để đặc trưng cho tác dụng trung bình của lượng hình sin trong mỗi chu kỳ về mặt
năng lượng người ta dựa vào khái niệm về trị số hiệu dụng
Định nghĩa: Trị số hiệu dụng của một dòng điện xoay chiều là giá trị tương đương
với dòng điện một chiều khi đi qua cùng một điện trở trong khoảng thời gian một chu
kỳ của dòng xoay chiều, chúng cùng toả ra một nhiệt lượng như nhau
Ký hiệu : I, U, E (chữ in hoa)
Quan hệ giữa trị hiệu dụng trị biên độ
Im Um Em
I= ; U= ; E= (2-8)
2 2 2
=> I m = 2 I; U m = 2 U; Em = 2E
3. Cách biểu diễn các đại lượng xoay chiều hình sin
a) Biểu diễn bằng biểu thức toán học
Muốn biểu diễn đại lượng hình sin bằng hàm hình sin thì ta phải biết đủ ba đại
lượng: Biên độ, tần số và góc pha đầu
i = Imsin(t + i) (A)
e = Em sin(t +e) (V)
u = um sin(t +  u) (V)
b) Biểu diễn bằng đồ thị hình sin
Muốn biểu diễn đại lượng hình sin bằng đồ thị hình sin thì ta phải biết đủ ba đại
lượng: Biên độ, tần số và góc pha đầu
Cách biểu diễn
Lấy trục hoành làm trục thời gian (t) hay trục tần số góc (t) trục tung biểu diễn
giá trị tức thời và chỉ cần vẽ cho một chu kỳ
+ Nếu góc pha đầu  = 0 thì điểm bắt đầu chu kỳ từ gốc 0
+ Nếu góc pha đầu  > 0 thì điểm bắt đầu chu kỳ dịch về bên trái một đoạn bằng
góc pha đầu là 
+ Nếu góc pha đầu < 0 thì điểm bắt đầu chu kỳ dịch về bên phải một đoạn bằng
góc pha đầu là 

20
i,e,u i,e,u i,e,u

t t t
0  0 0

=0 >0 <0

Hình 2.8: Biểu diễn góc pha ban đầu của các tín hiệu xoay chiều hình sin
c) Biểu diễn bằng đồ thị vectơ
Một đại lượng hình sin bất kỳ đều có thể biểu diễn bằng một vectơ
- Độ dài vectơ xác định bằng trị hiệu dụng
- Còn góc pha đầu xác định bởi góc hợp bởi vectơ đó với chiều dương trục hoành
y y
I

>0 x x
0 0
<0

i = Imsin( t +  ) (A) u = Umsin( t -  ) (V)


Hình 2.9: Biểu diễn đồ thị vector của các tín hiệu xoay chiều hình sin
Nếu góc pha đầu có giá trị dương thì vectơ với chiều dương trục hoành một góc pha
đầu ngược chiều kim đồng hồ
Nếu góc pha đầu có giá trị âm thì vectơ với chiều dương trục hoành một góc pha
đầu cùng chiều kim đồng hồ
Chú ý: Chọn tỷ lệ xích (Modul của véctơ M) theo giá trị hiệu dụng mà không chọn
theo biên độ
Từ đồ thị ta có thể xác định được :
- Biên độ của lượng hình sin (Dựa vào tỷ lệ xích)
- Góc pha đầu (đo bằng thước đo độ)
- Góc lệch pha giữa hai lượng hình sin cùng tần số (góc hợp bởi vectơ này với
vectơ kia)
Tốc độ góc  xác định được f & T
Nếu các đại lượng có cùng một tần số thì ta có thể biểu diễn chúng trên cùng 1 đồ thị
d) Biểu diễn dòng điện hình sin bằng số phức

21
Khi giải mạch điện cần biểu diễn các đại lượng hình sin bằng số phức
* Bằng véc tơ phức
+ Hệ trục phức thay Ox bằng trục thực +1, trục Oy bằng trục ảo +j
+ Độ dài của véc tơ phức bằng modun của lượng hình sin
+ Véc tơ hợp với trục thực một góc  . Nếu  >0 thì ngược chiều kim đồng hồ.
Nếu  <0 thì cùng chiều kim đồng hồ một góc bằng góc 
j
.
U
(u>0, i<0)
u
0
i +1
.
I
Hình 2.10: Biểu diễn đồ thị phức của các tín hiệu xoay chiều hình sin
* Dạng số mũ
.
U  U .e JU  UU
.
I  I .e JI  II
* Dạng đại số
.
U  U cos u  jU sin u
.
I  I cos i  jI sin i
Với U, I là giá trị hiệu dụng  là góc pha đầu của dòng và áp
2.1.2. Mạch điện hình sin một pha cơ bản
1) Mạch thuần điện trở
Là mạch điện chỉ có thành phần điện trở

u(t) i R

Hình 2.11: Mạch điện thuần điện trở


a. Quan hệ dòng và áp trên mạch thuần trở
Giả sử hai đầu mạch thuần trở có điện áp xoay chiều
u = Um sin t (2-9)
khi đó trong mạch có dòng điện i

22
. ở mỗi thời điểm theo định luật Omh ta có
u U
i =  m sin t
R R
um
Đặt Im   i  I m sin t (2-10)
R
So sánh biểu thức (2-9) & (2-10) ta thấy trong mạch thuần trở
- Dòng và áp đồng pha nhau, có cùng tần số
- Giá trị hiệu dụng dòng và áp quan hệ với nhau theo định luật Omh
Um
Im U
vì  2 => I  (2-11)
2 R R
U = IR
Đó là định luật ôm áp dụng cho mạch thuần trở
Ta có đồ thị véc tơ và đồ thị hình sin.
R
i I
UR

UR b)
a) uR ,iR ,pR

pR

UR
UI
Pm

c) t
iR
O

2

Hình 2.12: Đồ thị dòng điện, điện áp và công suất trên điện trở
a) Chiều dòng điện và điện b) Đồ thị vector dòng điện và điện
áp trên điện trở áp trên điện trở
c) Đồ thị đường cong dòng điện, điện áp và công suất trên điện trở

b. Công suất
* Công suất tức thời trong mạch thuần trở
Là tích giữa dòng điện và điện áp tức thời

23
p  u i  U m sin t I m sin t
= 2UIsin2t
1  cos 2t
 2U I UI UI cos 2t (2-12)
2
Như vậy công suất gồm 2 thành phần
- Thành phần không đổi P = UI
- Thành phần biến đổi: UI cos2t biến đổi với tần số 2t theo quy luật hình sin.
Khi p = 0 điện trở luôn luôn lấy công suất từ nguồn để chuyển thành dạng khác, không
có phóng, nạp trong mạch.
* Công suất tác dụng
Nếu lấy trung bình trong một chu kỳ thì giá trị trung bình của lượng hình sin
UIcos2 t trong một chu kỳ bằng 0 chỉ còn lại thành phần không đổi
P = UI
Vậy trị số trung bình của công suất tức thời trong một chu kỳ gọi là công suất tác
dụng của dòng điện xoay chiều
U2
Ký hiệu: P = URIR = I R R = U g 
2 2
(w) (2-13)
R
(g = 1/R -> điện dẫn tác dụng)
Trong mạch thuần điện trở, công suất tác dụng bằng tích hiệu dụng dòng điện và điện
áp hoặc bằng bình phương hiệu dụng dòng điện với điện trở hoặc bằng bình phương
điện áp chia cho điện trở
2) Mạch thuần điện cảm
Là mạch điện chỉ có điện cảm bỏ qua điện trở và tụ điện C
a. Quan hệ giữa dòng và áp
Ta xét mạch điện thuần cảm. L eL
i

u(t)

Hình 2.13: Mạch thuần điện cảm


Giả sử ta đặt vào 2 đầu mạch thuần cảm một điện áp xoay chiều thì trong mạch
xuất hiện 1 dòng điện
i  I m sin t (2-14)
Dòng điện i biến thiên sinh ra một suất điện động tự cảm eL trong cuộn dây:
di
eL= -L
dt

24
Áp dụng định luật KII
u + eL= ir = 0 (vì r = 0)
u = - eL
di d sin t
 L  L 2 IL  L 2 I L cos t
dt dt (2-15)
 
 u  2L I L sin(t  )  2 U L sin (t  )
2 2
Trong đó: UL = IL L
So sánh (2-14)và (2-15)ta có dòng áp trong mạch thuần cảm quan hệ:
U L I L
+ Về trị số: L    L  X L  2 fL
IL IL
+ Về pha:  = u - i = /2 - 0 = /2
Vậy trong mạch thuần điện cảm điện áp vượt pha trước dòng điện một góc /2
Biểu diễn trên đồ thị
u,i,p

UL

pL
i

2 t
O  
2 
2
uL I

a) b)
Hình 2.14: Đồ thị trong mạch thuần cảm
b) Đồ thị đường cong dòng a) Đồ thị vector dòng điện,
điện, điện áp và công suất trong điện áp trong mạch thuần
mạch thuần cảm cảm
XL =L = 2fL là trở kháng điện cảm của mạch xoay chiều hay còn gọi là
cảm kháng có đơn vị là .
Cảm kháng tỷ lệ với hệ số tự cảm và tần số dòng điện xoay chiều. Như vậy cảm
kháng là một thông số phụ thuộc vào tần số
Mặt khác: Um = LIm => Im = Um/L
Im Um U
  m
2 2 L 2XL
Từ đó ta có định ôm cho mạch thuần cảm

25
U
I= (2-16)
XL
Trong mạch thuần cảm hiệu dụng dòng điện tỷ lệ với hiệu dụng điện áp, tỷ lệ
nghịch với cảm kháng của mạch
b. Công suất
* Công suất tức thời trong mạch thuần cảm
p = ui = 2 ULILcostsint
sin 2t
= 2ULIL
2
p = ULILsin 2t
Đồ thị công suất tức thời như hình 2.14
Ta thấy công suất tức thời luôn luôn dao động với tần số 2 t. Nếu lấy trung bình
trong một chu kỳ thì công suất p = 0 điều đó có nghĩa là trong mạch thuần cảm không
có sự tiêu tán năng lượng nghĩa là công suất tác dụng P = 0 và trong mạch chỉ có sự
trao đổi năng lượng giữa nguồn và từ trường.
* Công suất phản kháng
Để đặc trưng cho mức độ trao đổi năng lượng trong mạch người ta dùng một đại
lượng gọi là công suất phản kháng ký hiệu Q
Công suất phản kháng trong mạch thuần cảm bằng biên độ của công suất tức thời
trao đổi giữa nguồn và từ trường
Trị số của Q bằng biên độ của công suất tức thời
QL = ULIL= I2XL (VAR ) (2-17)
1 KVAR =103 VAR
1 MVAR =103 KVAR = 106 VAR
Công suất phản kháng là công suất vô công
3) Mạch thuần điện dung
Là mạch chỉ có điện dung bỏ qua thành phần điện trở và điện cảm
a. Quan hệ dòng và áp
Ta xét mạch điện thuần dung
i

u(t) C

26
Hình 2.15: Mạch điện thuần dung

Tụ điện C điện dẫn không đáng kể đặt vào một điện áp xoay chiều
u = Um sint
u= 2 UC sint (2-18)
Sẽ tồn tại một dòng điện i trong suốt quá trình có sự biến thiên về điện áp trên tụ:
dq
i=
dt
Vì mạch có R = 0 nên toàn bộ điện áp nguồn đặt vào tụ điện C mà u = uc
Mặt khác q = CuC = Cu
dq du
Mà C C
i=
dt dt
Dòng điện qua tụ tỷ lệ với điện dung của tụ điện và với tốc độ biến thiên điện áp trên
hai bản cực của tụ
q = CuC = 2UCC sin t
dq d sin t
i  2UCC  2UC C  cos t
dt dt
 
i  2UC C sin  t   (2-19)
 2
 
 2IC sin  t   đặt IC = UCC
 2
Trị số hiệu dụng giữa dòng và áp
UC UC 1
   XC
I C UC  C  C
XC gọi là Điện kháng dung hay dung kháng
 
 u  i  0  
2 2

uc,i, p
pL
uC i

 I
2
t
  2
O
2

UC

27

a) Đồ thị đường cong dòng b) Đồ thị vector dòng điện,


điện, điện áp và công suất trong điện áp trong mạch thuần
Hình 2.16: Đồ thị trong mạch thuần dung

So sánh biểu thức dòng điện và điện áp ta thấy trong mạch thuần dung dòng điện
vượt trước điện áp một góc /2 hay 900
b. Công suất
* Công suất tức thời
p  iu  2U C I C sin t cost
sin 2t
= 2Uc Ic
2
= UCICsin2t
Công suất tức thời luôn dao động với tần số 2t không có sự tiêu tán năng lượng
(P = 0) mà chỉ có sự trao đổi năng lượng điện trường và nguồn
* Công suất phản kháng
Qc = UC IC = Ic 2 Xc (VAR ) (2-20)
c. Định luật ôm - dung kháng

Từ biểu thức i = 2 UC Csin( t + ). Ta thấy dòng điện qua tụ tỷ lệ với điện
2
dung và tốc độ biến thiên điện áp. Tốc độ này phụ thuộc vào hai yếu tố:
Tần số  càng lớn thì điện áp biến thiên càng nhanh
u
Biên độ điện áp Um lớn thì tốc độ cũng lớn
t
Tóm lại: Biên độ dòng điện qua tụ điện tỷ lệ với điện áp trên tụ
Um
Im = CUm = (2-22)
1 / C
Lượng 1/C như điện trở trong mạch thuần trở hoặc cảm kháng trong mạch thuần
cảm
1/c: gọi là trở kháng điện dung của mạch xoay chiều gọi tắt là dung kháng
Ký hiệu: XC = 1/c = 1/2  fC
Dung kháng XC tỷ lệ nghịch với trị số điện dung và tần số, XC là thông số phụ
thuộc tần số
Chia cả hai vế của (2-22) cho 2 ta có:

28
Im Um

2 1
2
C
U
I= (2-23)
XC
Trong mạch thuần điện dung hiệu dụng dòng điện tỷ lệ với hiệu dụng điện áp đặt
vào tụ vào tỷ lệ nghịch với dung kháng của mạch
4) Mạch R-L-C nối tiếp
a. Quan hệ dòng - áp và tam giác điện áp
Xét một mạch xoay chiều không phân nhánh R - L - C nối tiếp
R L C

uR uL uC

u(t)
Hình 2.17: Mạch điện R - L- C nối tiếp
Giả sử ta đặt một điện áp xoay chiều thì trong mạch xuất hiện 1 dòng điện xoay
chiều i = Im sint
Dòng điện này qua điện trở, điện cảm tụ điện gây ra những sụt áp tương ứng trên
các phần tử R, L, C
Thành phần điện áp trên điện trở R là uR gọi là thành phần tác dụng có điện áp
đồng pha với dòng điện và có trị số
uR = iR= 2U R sin t
Thành phần điện áp trên điện cảm là uL vượt pha trước dòng điện 90o và có trị số:

uL = 2U L sin  t  
 2
UL UL
Uc

B
U
UX = UL- UC
 UR
O A
I

UC
Hình 2.18: Đồ thị vector các thành phần điện áp trên
các phần tử R,L, C mang tính cảm

29
Thành phần điện áp trên điện dung C là điện áp chậm pha so với dòng điện một góc
900
 
uC = 2UC sin  t  
 2
u = uR + uL+ uC (2-24)
Biểu diễn (2-24) bằng đồ thị véc tơ ta có
U  U R  U L  UC
Xét tam giác AOB Vectơ điện áp U là cạnh huyền của  vuông OBA hai cạnh kia

OA = UR = I R Là thành phần điện áp tác dụng
  
AB = U X U L U C  I(XL - XC) => Là thành phần điện áp phản kháng
Tam giác vuông có hai cạch góc vuông là hai thành phần điện áp, cạnh huyền là
véctơ điện áp tổng được gọi tam giác điện áp của mạch xoay chiều R, L,C nối tiếp
Vậy U = U  U R2  U X2  U R2  (U L  UC )2
Về pha điện áp lệch với dòng điện 1 góc .
BA U X U L  U C
tg = = =
OA U R UR

UL UL
I
0  UR
U UX

UC
UC
Hình 2.19: Đồ thị vector các thành phần điện áp
trên các phần tử R,L, C mang tính dung
Do đó biểu thức hình sin của điện áp là
u = Um sin (t+) = U 2 sin (t+)
Nếu XL > XC Thì UL >UC và tg  >0 -> điện áp vượt trước dòng điện hay dòng
chậm sau áp -> mạch mang tính cảm (Hình 2.18)
Nếu XL < XC Thì UL < UC và t g < 0 ->  < 0 điện áp chậm sau dòng hay dòng
trước áp -> mạch mang tính điện dung (Hình 2.19)
b. Tổng trở - tam giác tổng trở
Ta có: U  U R2  (U L  UC )2

 ( IR)2  ( IX L -IXC )2

30
 I R2  ( X L -XC )2

Lượng: R2  ( X L -XC )2 có vai trò như một điện trở trong mạch thuần điện trở.
Đơn vị đo cũng là () nên đnợc gọi là trở kháng toàn phần hay tổng trở của mạch
xoay chiều
Ký hiệu: Z
Trị số: Z  R2  ( X L  X C )2 () (2-25)
Từ đó ta có định luật ôm cho mạch điện R - L - C nối tiếp:
U U
I  (2-26)
R  ( X L  XC )
2 2 Z
Hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tỷ lệ thuận với hiệu dụng điện áp đặt vào
nhánh, tỷ lệ nghịch với tổng trở của nhánh
X = XL - XC => gọi là trở kháng phản kháng của mạch xoay chiều
Nếu chia 3 cạnh của  điện áp OAB cho dòng điện thì ta được một tam giác
mới đồng dạng với tam giác điện áp có 3 cạnh là 3 thành phần trở kháng được gọi là
tam giác tổng trở
U
- Cạnh huyền: Z => là tổng trở
I
UR
- Hai cạnh góc vuông: R => Là trở kháng tác dụng (điện trở)
I
UX
X => Là trở kháng phản kháng (điện kháng)
I

XC XL XL XC

0 R

Z
X X
Z

0
R
XL> XC XL< XC
Hình 2.20: Tam giác tổng trở trong mạch R,L, C nối tiếp
Từ tam giác tổng trở nếu ta biết 2 thành phần R và X thì ta tính được Z và góc lệch pha .
1 2
Z  R 2  X 2  R  (L  )
c

31
1
L 
X X L  XC C
tg   
R R R
Ngược lại nếu biết Z và  thì:
R = Zcos
X = ZSin
c. Công suất, tam giác công suất
* Công suất tức thời của mạch
p = iu = Umsin(t + )Imsint
Dùng biến đổi lượng giác
sinasinb = 1/2[Cos(a - b) - Cos(a + b)]
Với: a = t +  b = t
p = UmIm 1/2[Cos(t +  - t) - Cos(t +  + t)]
Um Im
 [Cos - Cos(2t + )]
2 2
= U I Cos - U ICos(2t + )
Vậy công suất tức thời gồm 2 thành phần:
+ Thành phần không đổi: UICos
+ Thành phần biến đổi: -UICos(2t + ). Có tần số gấp đôi tần số
nguồn đặt vào

QC QL
QC QL
P
O

S
Q
Q
 S
O
P
QL > Q C QL < Q C
Hình 2.21: Tam giác công suất trong mạch R,L, C nối tiếp
* Công suất tác dụng P
Nếu lấy trung bình trong một chu kỳ công suất tức thời là công suất tác dụng P có
1T
T 0
trị số P  pdt bằng thành phần không đổi của công suất tức thời.

Vì thành phần biến đổi lấy trung bình trong một chu kỳ = 0
Nên công suất tác dụng P = UICos = IUR = I2R (2-27)

32
Như vậy mạch R, L, C nối tiếp có tiêu thụ năng lượng dưới dạng nhiệt tỏa ra trên
điện trở R
* Công suất phản kháng Q
Công suất tức thời có phần dương và phần âm nghĩa là mạch có hiện tượng trao
đổi năng lượng giữa nguồn và các trường (điện trường và từ trường)
Công suất phản kháng của mạch:
Q = IUX = IUSin = I2 X (2-28)
X = X L  XC
Nên: Q = I2 XL - I2 XC  QL  QC
Như vậy một cách tổng quát mạch xoay chiều có 2 loại công suất:
+ Công suất tác dụng P
+ Công suất phản kháng Q
* Công suất biểu kiến S
Đặc trưng cho khả năng chứa công suất của thiết bị điện hay còn gọi là công
suất toàn phần
Ký hiệu: S
Công suất biểu kiến của một nhánh bằng tích giữa dòng điện qua nhánh và điện
áp vào nhánh
Trị số: S = IU = I2 Z
Đơn vị: Vôn ampe (VA)
1KVA = 103 VA
* Tam giác công suất
Từ các biểu thức
P = UICos = I2R
Q = UISin = I2X
S = UI = I2Z
Nếu ta nhân cả 3 cạnh của tam giác tổng trở với bình phương dòng điện thì ta được
một tam giác mới đồng dạng với tam giác tổng trở có cạnh huyền là thành phần công
suất toàn phần S, một cạnh góc vuông là thành phần công suất tác dụng P, cạnh góc
vuông kia là thành phần công suất phản kháng gọi là tam giác công suất.
Cạnh huyền:
I2 Z = S Là công suất toàn phần
Hai cạnh góc vuông:
I2 R = P Là công suất tác dụng
I2 X = Q Là công suất phản kháng

33
Từ tam giác công suất nếu biết được 2 thành phần P và Q thì ta xác định được S và 
và ngược lại
Q QL  QC
S  P 2  Q 2  P 2  (Q L  QC ) 2 tg  
P P
Nếu biết S và  thì P = SCos
Q = SSin
Biểu diễn tam giác công suất
S Q


O
P

Hình 2.22: Tam giác công suất mạch R, L, C nối tiếp mang tính cảm
d. Cộng hưởng điện áp
* Hiện tượng và tính chất:
Cộng hưởng điện áp là trường hợp riêng của mạch R, L, C mắc nối tiếp. Nếu
XL = XC thì UL = UC mạch sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện áp
Khi đó:
Z  R 2  (X L  X C ) 2  R
XL  XC
tg   0 =>  = 0
R
Vậy trong mạch có cộng hưởng điện áp dòng và áp đồng pha nhau, tổng trở Z bằng
điện trở R UL
UL

UC
0
U = UR
I

UC

Hình 2.23: Đồ thị vector dòng điện và các thành phần điện áp
trên các phần tử R, L, C khi có cộng hưởng điện áp
U
Nhận xét: Dòng điện trong mạch cộng hưởng I  sẽ có giá trị lớn nhất ứng với điện
R
u,i
áp U đã cho UR
UL UC

i
34
t
0  2
- Công suất tức thời trên cuộn cảm và tụ điện:
pL = uL i = - iuC = - pC
Như vậy ở mọi thời điểm pL = pC về trị số và ngược pha nhau khi pL>0 thì pC< 0
tức là cuộn dây tích lũy nguồn năng lượng từ trường thì tụ điện phóng năng lượng điện
trường p PR

PC
PL

t
O

Hình 2.25: Đồ thị đường cong các thành phần công suất
trên các phần tử R, L, C khi có cộng hưởng điện áp
Tóm lại: Khi mạch điện cộng hưởng xảy ra sự trao đổi năng lượng hoàn toàn giữa
điện trường và từ trường còn năng lượng nguồn chỉ tiêu hao trên điện trở R
* Điều kiện cộng hưởng:
Mạch muốn xảy ra cộng hưởng cần thỏa mãn điều kiện:
1
XL = XC => ωL 
ωC
1
2 LC  1     0 =2f0
LC
 1
Biết: f   fo
2 2 Lc
1
Lượng: fo  (2-29)
2π LC
f0 gọi là tần số riêng của mạch

35
Vậy điều kiện cộng hưởng là tần số nguồn điện bằng tần số riêng của mạch
 = o hay fL = fo khi đó ta phải thay đổi L hoặc C để fo = fL
5) Mạch R, L, C mắc song song
a. Quan hệ dòng điện và điện áp - Tam giác dòng điện
Xét mạch điện R, L, C mắc song song (hình 2.26)

i
iL
iR
u(t) C
L
R
iC

Hình 2.26: Mạch R, L, C mắc song song


Nếu đặt vào mạch 1 điện áp xoay chiều
u = UmSint = 2 U Sint
Thì sẽ có dòng điện xoay trong các nhánh
iR = 2 IRSint
iL = 2 ILSin(t - 90o)
iC = 2 ICSin(t + 90o)
Dòng trong nhánh chính sẽ là:
i = iR + iL + iC
Để cộng các giá trị tức thời ta thay bằng cộng đồ thị véc tơ:
I  I R  I L  IC
IC

IR A U
O
 g
IX
O’ A’

I
b
B
y
IL
IC
IL B’

Hình 2.27: Đồ thị vector dòng điện mạch R, L, C mắc song song

36
Dòng điện qua điện trở iR đồng pha với điện áp có trị số
U
IR   gU (2-30)
R
g là điện dẫn tác dụng
Dòng điện qua cuộn cảm iL chậm pha sau điện áp 1 góc 90o có trị số:
U
IL   UbL bL là điện dẫn cảm kháng
XL
Dòng điện qua tụ iC vượt pha trước điện áp 1 góc 90o và có trị số:
U
IC   UbC bC là điện dẫn dung kháng
XC
Từ đồ thị ta thấy IL và IC đối nhau
IL - IC = IX => là thành phần phản kháng của dòng điện
IX = U (bL - bC) = U.b
b = bL - b C => gọi là điện dẫn phản kháng
Tam giác ABO là  dòng điện vì có 3 cạnh là thành phần dòng điện
OA = IR => là thành phần dòng tác dụng
BA = IX => là thành phần dòng phản kháng

I= I R2  I X2
IX
tg =
IR
IR = ICos
IX = ISin
* Chia các cạnh của  dòng điện cho điện áp ta được một tam giác dẫn có:
Cạnh huyền là tổng dẫn y
Một cạnh góc vuông là điện dẫn tác dụng g
Một cạnh góc vuông kia là điện dẫn phản kháng b
b
tg = ; g = yCos; b = ySin
g
b. Công suất của mạch.
Công suất tác dụng: P = UI Cos = UIR = U2g
Công suất phản kháng: Q = UI Sin = UIX = U2b
Công suất toàn phần: S = UI = UU y = U2y
c. Cộng hưởng dòng điện

37
Khi mạch điện xoay chiều có 2 nhánh nối song song điện dẫn phản kháng của
cả mạch được tính:
Nếu bL - bC = 0 tức là bL = bC => b = 0 => mạch chỉ còn thành phần điện dẫn
tác dụng ta có mạch ở trạng thái cộng hưởng dòng điện
=> y = g (vì b = 0)
Tổng dẫn y có giá trị nhỏ nhất.
IL = IC = UbL = UbC
Dòng điện chung bằng dòng điện tác dụng và có giá trị nhỏ nhất:
I = IR = U g = U/R
Từ điều kiện cộng hưởng bL = bC
1 1 1
=>  hay  C
X L XC L
Tần số cộng hưởng
1
 = o
LC
1 
=> fo   o gọi là tần số riêng của mạch điện.
2 LC 2
 = O hay fL = fO => mạch xảy ra cộng hưởng.
2.1.3. Hệ số công suất và các phương pháp nâng cao hệ số công suất
1) Ý nghĩa của hệ số công suất
Trong biểu thức công suất tác dụng P= UIcos, cos được gọi là hệ số công
suất. Hệ số công suất cos là chỉ tiêu quan trọng, nó có ý nghĩa rất lớn về kinh tế.
Nâng cao hệ số cos sẽ tăng được khả năng sử dụng công suất của nguồn. Mặt khác
nếu cần một công suất P nhất định trên đường dây một pha thì dòng điện chạy trên
đường dây đó là
P
I= (2-31)
U cos
Nếu cos lớn thì I nhỏ dẫn đến tiết diện dây nhỏ hơn và tổn hao điện năng trên
đuờng dây sẽ bé điện áp rơi trên đường dây sẽ giảm đi
2) Các phương pháp nâng cao hệ số công suất
* Dùng tụ điện nối song song với tải
i
it iC
Rt C

38
Hình 2.28: Mạch bù công suất cho tải một pha dùng tụ
Khi chưa có tụ (chưa có nhánh tụ song song với tải) dòng điện trên đường dây I
bằng dòng điện qua tải it hệ số công suất của mạch là cos1của tải. Khi có tụ bù dòng
điện trên đường dây i là: i = it + iC
Do đó: I  It  IC

IC

0 
t Ut
I

It
H×nh 2.29: §å thÞ vector n©ng cao hÖ sè c«ng suÊt
Từ đồ thị ta thấy dòng điện trên đuờng dây giảm, cos tăng lên i < it ,  < t và cos
>cost
* Dùng máy phát bù đồng bộ
* Hạn chế việc chạy non tải và vận hành không tải của các động cơ điện
2.1.4. Các phương pháp phân tích mạch điện
1) Ứng dụng số phức giải mạch điện
a) Định nghĩa số phức: Số phức là một cặp hai thành phần thực và ảo trực giao với
nhau. Ví dụ số phức V = a+jb trong đó a là phần thực còn jb là phần ảo, a và b là
những số thực, j =  1
b) Các dạng biểu diễn số phức:
+ Dạng đại số: số phức được viết dưới dạng tổng của phần thực và phần ảo. ví dụ:
V= 5+ j 9
+ Dạng mũ: Số phức được viết dưới dạng hàm mũ V = vej, trong đó v là môđun
của số phức và  là argumen của số phức.
c) Các phép toán đối với số phức:
* Phép cộng, trừ:
Tổng (hoặc hiệu) của hai số phức là một số phức có phần thực là tổng (hoặc hiệu)
của hai phần thực và có phần ảo là tổng (hoặc hiệu) của hai phần ảo.
(Khi cần thực hiện phép tính cộng và trừ hai số phức ta nên biểu diễn chúng duới
dạng đại số).
Ví dụ 1: (5+j7) + (8-j6) = (5 +8) +j(7-6) = 13 +j

39
Ví dụ 2: (5+j7) - (8-j6) = (5 -8) + j(7 - (-6))= -3 +j 13
* Phép nhân,chia:
Tích hoặc thương của hai số phức là một số phức có modun là tích hoặc thương
của hai mođun và có argumen là tổng hoặc hiệu của hai argumen. (Khi thực hiện phép
nhân hoặc phép chia hai số phức ta cần biểu diễn chúng duới dạng số mũ)
Ví dụ: 10
d) Biểu diễn các đại lượng và thông số của mạch điện bằng số phức
Phuơng pháp đồ thị véctơ được ứng dụng rộng rãi khi nghiên cứu mạch điện hình
sin. Nó giúp ta biểu diễn rõ ràng trị số hiệu dụng, góc pha, góc lệch pha, rất thuận tiện
khi cần minh hoạ, so sánh và giải các mạch điện đơn giản. Tuy nhiên cách biểu diễn
véc tơ gặp nhiều khó khăn khi giải mạch điện phức tạp. Khi giải mạch điện sin ở chế
độ xác lập một công cụ rất hiệu lực là biểu diễn các đại lượng sin bằng số phức.
Ta đã biểu diễn dòng điện sin bằng vectơ trong toạ độ vuông góc xoay. Thay trục
0x bằng trục số thực +1, và thay trục 0y bằng trục số ảo +j, ta đã thực hiện việc biểu
diễn đại lượng sin bằng số phức trong toạ độ phức.
+ Số phức biểu diễn các đại luợng sin:
Ký hiệu bằng các chữ in hoa, có dấu chấm ở trên. Số phức có hai dạng:
Dạng số mũ: I  Ie j ; U  Ue ju có môđun (độ lớn) I, U bằng trị số hiệu dụng và
i

acgumen i, u, bằng pha đầu các đại lượng sin. Dạng mũ còn được ký hiệu I = I i,
U  U u
Ví dụ: Dòng điện i  5 2 sin(t  3000 ) được biểu diễn bằng số phức I = 5 300
Ngược lại số phức U  22053030 biểu diễn điện áp u= 220 2 sin(t +53030)
di
+ Biểu diễn đạo hàm
dt
nếu i = 2 I sint được biểu diễn bằng dòng điện phức I thì:
di 
đạo hàm = 2 I cost = 2 I sin(t + )
dt 2
di 
về môđun nhân thêm lượng , về góc pha vượt trước góc , như vậy biểu diễn
dt 2
di
phức của đạo hàm là
dt
di
 j I (2-32)
dt
+ Biểu diễn tích phân đại lượng hình sin  idt

Nếu i = 2 sin t được biểu diễn dưới dạng phức I thì tích phân

40
T
I I  T

 idt  
0
2

cos t  2

sin( t  ) về môđun
2  idt
0
chia cho luợng  , về góc


pha chậm sau như vậy biểu diễn phức của
2
I
T

0 idt  j (2-33)

Ta nhận thấy bằng cách biểu diễn số phức ta đã chuyển các biểu thức chứa đạo
hàm và tích phân về các biểu thức đại số với các số phức
+ Biểu diễn các định luật Kirchhoff duới dạng phức
Định luật Kirchhoff 1. Từ biểu thức  iK  0 suy ra  IK  0 (2-34)
Định luật Kirchhoff 2. Viết định luật Kirchhoff 2 cho một nhánh gồm R, L, C nối
tiếp ta được
di 1
dt C 
u= uR+uL+uC= Ri + L + idt

Dòng điện và điện áp trên các phần tử là các đại lượng sin cùng tần số, ta có thể
biểu diễn dưới dạng phức
I
) I = Z I
1
U = RI + j LI   R+j( L -
jC C
Biểu thức R +j(XL-XC) = Z gọi là tổng trở phức của mạch điện
Trường hợp tổng quát định luật Kirchhoff 2 viết cho mạch vòng kín dưới dạng
phức
m m

 Z K IK   E N
K 1 N 0
(2-35)

Tổng trở phức Z có phần thực là điện trở R và phần ảo là điện kháng X
Biểu thức nghịch đảo của tổng trở phức được gọi là tổng dẫn phức và ký hiệu bằng Y
1
Y (2-36)
Z
Nhờ cách biểu diễn các lượng sin bằng số phức ta đã chuyển được các phương
trình vi, tích phân dưới dạng tức thời thành phương trình đại số với các số phức. Nhờ
đó ta có thể xây dựng các phương pháp tổng quát để tính toán các mạch điện phức tạp
ở chế độ xác lập sin một cách thuận tiện
2) Phương pháp dòng nhánh
a. Nội dung phương pháp
Đây là phương pháp cơ bản để giải mạch điện ẩn số của phương trình là dòng điện
nhánh.

41
Số phương trình của hệ là K = K1+K2 (pt)
Trong đó: K1 là số phương trình nằm trong hệ phương trình của bài toán K1= N-1
(pt) với N là số nút trong mạch.
K2 là số phương trình nằm trong hệ phương trình của bài toán K2 = m-
N+1 (pt) với m là số nhánh của mạch.
Nếu mạch điện có m nhánh, số phương trình của hệ để giải mạch là m phương trình
b. Các bước giải mạch điện theo phương pháp dòng điện nhánh.
Bước 1: Chuyển mạch vi tích phân về dạng mạch phức (nếu mạch đầu bài cho là
mạch phức thì không phải thực hiện bước này)
Bước 2: Đặt tên và chọn chiều cho dòng điện nhánh, cho các mạch vòng độc lập
Bước 3: Thành lập hệ phương trình giải mạch. Gồm N -1 phương trình theo K1 và
(m-N+1) phương trình theo K2
Bước 4: Giải hệ phương trình ta tìm được dòng các nhánh
Bước 5: Biện luận (Nếu dòng nhánh có giá trị âm thì chiều dòng điện nhánh trong
thực tế có chiều ngược lại so với chiều đã chọn)
Ví dụ: Giải mạch điện hình 2.30 theo phương pháp dòng điện nhánh.

I1 A I3
I1
I2
Z1 a Z2 b Z3

E1 E 2
B

Hình 2.30
Cho e1 = e2 = 120 2 sint.
Z1  Z 2  Z 3  (2  j 2) 
Mạch có N =2 nút; A, B và m = 3. Số phương trình cần viết là m = 3. Trong đó số
phương trình viết theo định luật Kirchhoff 1 là N - 1 = 1

Tại nút A: I1  I2  I3 = 0 (1)

Số phương trình viết theo định luật Kirchhoff 2 là:


m -N+1=3-2+1=2
Ta có hai vòng a và b. Phương trình Kirchhoff 2 là:
Vòng a: Z 1 I1  Z 2 I2  E1 (2)

42
Vòng b: Z 2 I2  Z3 I3  E2 (3)
(Nếu I và E có chiều trùng với chiều đi vòng sẽ mang dấu dương, ngược lại mang
dấu âm).
Thay giá trị E1  E2  12000 V 
Z1  Z2  Z3  2  j 2 () vào hệ phương trình gồm 3 phương trình 1,2,
3 trên và thực hiện giải phương trình ta có
I1 = 10 -j10 (A)
I3 = -10 + j10 (A)
I2 = 20 -j20 (A)
Dùng phương pháp dòng điện nhánh số phương trình bằng số nhánh. Để giảm số
phương trình ta có thể sử dụng phương pháp dòng vòng trình bày dưới đây.
3) Phương pháp dòng vòng:
a) Nội dung phương pháp:
- Ẩn số của hệ phương trình là dòng điện mạch vòng của các mắt lưới còn ẩn số
của bài toán là dòng điện các nhánh. Với quan hệ dòng nhánh và dòng vòng là:
inhánh  i vòng (2-37)
Với qui ước dòng vòng cùng chiều dòng nhánh được lấy dấu cộng ngược lại lấy
dấu trừ.
- Số phương trình của hệ phương trình bài toán viết theo định luật K2 cho các
mạch vòng độc lập.
b) Các bước giải theo phương pháp dòng điện vòng như sau:
Bước 1: Chuyển mạch vi tích phân về dạng mạch phức (nếu mạch đầu bài cho
là mạch phức thì không phải thực hiện bước này)
Bước 2: Đặt tên và chọn chiều cho dòng điện nhánh, cho các dòng điện vòng
mạch vòng độc lập, chiều đi vòng của các vòng độc lập (thường chọn chiều dòng vòng
nào thì chiều đi vòng của vòng đó cùng chiều nhau)
Bước 3: Thành lập hệ phương trình phức giải mạch. Gồm (m-N+1) phương
trình theo K2 như sau: Tổng đại số các điện áp rơi trên các phần tử của vòng do dòng
điện vòng gây ra bằng tổng đại số các sức điện động của mạch vòng đó. Trong đó các
sức điện động và dòng điện vòng cùng chiều với chiều vòng thì lấy dấu cộng ngược lại
thì lấy dấu trừ
Bước 4: Giải hệ phương trình ta tìm được dòng các mạch vòng độc lập
Bước 5: Từ dòng điện vòng điện vòng ta tính dòng điện nhánh như sau: Dòng
điện của nhánh bằng tổng đại số các dòng điện vòng qua nhánh đó, trong đó dòng điện

43
vòng nào có chiều cùng chiều với dòng điện nhánh thì lấy dấu cộng ngược lại thì lấy
dấu trừ
Bước 6: Biện luận (Nếu dòng nhánh có giá trị âm thì chiều dòng điện nhánh
trong thực tế có chiều ngược lại so với chiều đã chọn)
Xét ví dụ như hình 2.30 bằng phương pháp dòng điện vòng
Gọi m là số nhánh, N là số nút, vậy số vòng độc lập phải chọn là m-N+1
Vòng độc lập thường chọn là các mắt lưới. Ta coi rằng mỗi vòng có một dòng
điện vòng chạy khép kín trong vòng ấy. Trên hình 2.31 có hai dòng điện vòng. Dòng
điện chạy khép kín trong vòng a được gọi là dòng điện vòng I a , dòng điện chạy khép
kín trong vòng b được gọi là dòng điện vòng I b Các dòng điện vòng I b , I a sẽ là ẩn số
trong hệ phương trình.
Vẽ chiều các dòng điện vòng Ia Ib , viết hệ phương trình Kirchhoff 2 theo
dòng điện vòng cho (m-N+1) vòng.
I1 A
I3
I2
Z1 Ia Z2 Ib Z3

E1 E 2
B
Hình 2.31: Mạch điện phức 2 nút, 3 nhánh
Khi viết hệ phương trình ta vận dụng định luật Kirchhoff 2 viết cho một vòng
như sau :
Tổng đại số điện áp rơi trên các tổng trở của vòng do các dòng điện vòng gây ra
bằng tổng đại số các sức điện động của vòng. Trong đó các dòng điện vòng, các sức
điện động có chiều trùng với chiều đi vòng lấy dấu dương, ngược lại lấy dấu âm.
Hệ phương trình Kiếchốp 2 viết theo dòng điện vòng ở hình 2.31 là:
  
Vòng a: (Z1  Z 2 )  I a  Z 2  I b E1
Vòng b: (Z 2  Z 3 )  Ib  Z 2  Ia  E 3
Giải hệ phương trình dòng điện vòng ta được các giá trị dòng điện vòng
I1  I a ; I 2  I a  Ib ; I3  Ib
Sau đó tính dòng điện nhánh như sau : Dòng điện của một nhánh bằng tổng đại
số các dòng điện vòng qua nhánh ấy, trong đó dòng điện vòng nào có chiều trùng với
chiều dòng điện nhánh sẽ lấy dấu dương, ngược lại lấy dấu âm.
Trên hình 2.31 dòng điện các nhánh là: I1  I a ; I 2  I a  Ib ; I3  Ib

44
Để dòng điện vòng ta thay giá trị Z1; Z2 ; Z3 ; E1; E2 vào hệ phương trình (dòng
vòng) ta có:
(4+j4) Ia -(2+j2) Ib =100ej 0
(4+j4) Ib -(2+j2) Ia =-100ej 0
giải hệ ta có
Ia =10-j10
Ib =-10+j10
Từ đó tính được dòng điện nhánh
I1  Ia  10  j10( A)
I2  Ia  Ib  20  j 20( A)
I3  Ib  10  j10( A)
4) Phương pháp biến đổi tương đương
a) Phương pháp biến đổi Y -
Có ba điện trở R1, R2, R3, đấu Y chuyển sang đấu tam giác (hình 2.32):

R1 R31 R12
R3
R2
R23

Hình 2.32: Sơ đồ tải nối sao chuyển sang nối tam giác và ngược lại
Ta chuyển từ đấu sao sang đấu tam giác thì tổng trở các cạnh tam giác được tính
theo tổng trở các cánh sao như sau:
RR RR
R12= R1+ R2+ 1 2 ; R23= R2+ R3+ 2 3 (2-38)
R3 R1
R3 R1
R31= R3+ R1+
R2
Ta chuyển từ đấu tam giác sang đấu sao thì tổng trở các cánh sao được tính theo
các tổng trở cạnh tam giác như sau:
R12 R31 R12 R23 R23 R31
R1  ; R2  ; R3  (2-39)
R12  R23  R31 R12  R23  R31 R12  R23  R31
b) Đấu nối tiếp điện trở -phụ tải
Đấu nối tiếp điện trở (hay phụ tải), là cách đấu sao cho chỉ có một dòng điện
duy nhất qua tất cả các điện trở. Như vậy đấu nối tiếp là cách đấu không phân nhánh
(hình 2.33) R1 R2 R3

45
U1 U2 U3
U
I
Hình 2.33 Tải nối nối tiếp
Áp dụng định luật Omh cho từng điện trở như hình 2.33 ta có:
U1 = IR1; U2 = IR2; U3 = IR3
Điện áp nguồn bằng tổng các điện áp đặt vào từng điện trở:
U = U1 + U2 + U3 = I(R1 + R2 + R3)
Rút ra:
I = U/(R1+R2+R3) = U/Rtđ
ở đây:
n
Rtđ = R1+R2+... +Rn =  Ri
i 1

Rtđ gọi là điện trở tương đương của các điện trở đấu nối tiếp. Vậy điện trở tương
đương của các điện trở đấu nối tiếp bằng tổng các điện trở đó. Nếu các điện trở là như
nhau (R1 = R2 = ... =Rn) thì:
Rtđ = nR
Ví dụ: Cần ít nhất bao nhiêu bóng đèn 24V - 12W đấu vào mạch điện có U =
120V? Tìm điện trở tương đương và dòng điện qua mạch?
Giải: Bóng đèn 24V không đấu trực tiếp vào mạch 120V được, ta phải đấu nối
tiếp nhiều bóng để đảm bảo điện áp trên mỗi bóng không vượt quá điện áp định mức
của chúng là 24V.
Vì các bóng đèn giống nhau, nên khi đấu nối tiếp điện áp đặt vào các bóng là
như nhau. Vậy số bóng cần đấu nối tiếp là:
n  120/24 = 5
Lấy n = 5. Vậy cần 5 bóng để đấu nối tiếp. Điện trở mỗi bóng là:
R = U2/P = 242/12 = 48 
Điện trở tương đương toàn mạch: Rtđ = nR = 5  48 = 240 
Dòng điện trong mạch: I = U/Rtđ = 120/240 = 0,5 A
c) Đấu song song điện trở - phụ tải
+
I1 I2 In
I

R1 R2 Rn
U 46
Hình 2.34: Tải nối song song
Đấu song song điện trở (hay phụ tải) là cách đấu cho tất cả các điện trở đều đặt
vào trong cùng một điện áp. Như vậy đấu song song là cách đấu phân nhánh, mỗi điện
trở là một mạch nhánh (hình 2. 34)
Dòng điện ở mỗi nhánh:
I1 = U/R1 = Ug1
I2 = U/R2 = Ug2
In = U/Rn = Ugn
Áp dụng định luật Kiếc hốp 1 cho điểm nút phân nhánh ta có:
I = I1+ I2 + ... + In = U(g1 + g2 + ... + gn) = Ug = U/Rtđ
n
Ở đây gtđ = g1  g2  .......  gn   gi
i 1

gtđ gọi là điện dẫn tương đương của các nhánh song song
1
Rtđ = 1/gtđ = 1/(1/R1+1/R2+...+1/Rn) = n
1
R
i 1 i

Rtđ gọi là điện trở tương đương của các nhánh song song. Vậy điện dẫn tương
đương của các nhánh đấu song song bằng tổng điện dẫn của các mạch nhánh. Nếu
mạch có hai nhánh R1, R2 đấu song song thì:
Rtđ = 1/(1/R1+1/R2) = R1R2/(R1+R2)
5) Phương pháp điện áp hai nút
Phương pháp này chỉ áp dụng để giải các mạch điện chỉ có hai nút n = 2.
Đó là các mạch có nhiều nguồn và tải cùng đấu trên cùng thanh góp A (Thanh
góp dương) và thanh B (thanh góp âm) chung, là trường hợp hay gặp trong thực tế.
A

I1 I2 I3


I4
E1 E 2
E 3
Z4

Z1 Z2 Z3

47
Hình 2.35: Mạch điện dạng phức có hai nút nhưng bốn nhánh
a) Lập công thức
- Gọi điện áp giữa hai nút A, B là: U AB   A   B và chọn chiều dòng điện các
nhánh.
- Áp dụng định luật K2 cho từng mạch vòng mỗi mạch vòng tạo bởi một nhánh
khép kín với điện áp U AB . Viết phương trình K2 cho từng mạch vòng.
- Áp dụng định luật K1 tìm ra U AB theo các dữ kiện đầu vào.
Cho mạch điện, chọn chiều và đặt tên cho dòng điện nhánh như hình 2.35
Áp dụng định luật K2 cho từng mạch vòng mỗi nhánh khép kín với điện áp U AB ta
có:
E U AB
E1  I1 Z1  U AB  I1  1  ( E1  U AB ) Y1 (a)
Z1
E U AB
E 2  I2 Z 2  U AB  I2  2  ( E 2  U AB ) Y2 (b)
Z2
E U AB
E 3  I3 Z 3  U AB  I3  3  ( E 3  U AB ) Y3 (c)
Z3
Đối với nhánh không nguồn ta có:
U
I4  AB  U ABY4 (d)
Z4
Áp dụng định luật K1 cho nút A
I1  I2  I3  I4  0
(E1  U AB )Y1  (E 21  U AB )Y2  (E 3  U AB )Y3  U ABY4  0
m

E Y  E 2Y2  E 3Y3  E Y K K
U AB   A  B  1 1  K 1
(2-40)
Y1  Y2  Y3  Y4 Y m

Nghĩa là: Điện áp giữa 2 điểm nút của các nhánh song song bằng tổng đại số các
tích suất điện động nhánh với điện dẫn của nhánh chia cho tổng điện dẫn của các
nhánh, với ( E K YK ) là tổng đại số với dấu qui ước:
Suất điện động nào có chiều hướng về nút có điện thế (+)thì lấy dấu (+) ngược lại
mang dấu (-).
Sau khi tính được U AB thay vào phương trình a,b,c, d tính I1 , I2 , I3 , I4
b) Các bước giải mạch điện bằng phương pháp điện thế hai nút:
B1: Chọn nút có điện thế (+)và nút có điện thế (-).

48
Chọn chiều và đặt tên dòng điện các nhánh (các nhánh có nguồn thì chiều dòng
nhánh hướng về nút có điện thế dương).
B2: áp dụng công thức
m

E Y  E 2Y2  E 3Y3  E YK K
Tính U AB U AB   A   B  1 1 K 1
Y1  Y2  Y3  Y4 Y m

Nếu U AB < 0 thì chọn lại chiều của UAB


B3: Tính dòng điện các nhánh
6) Ví dụ áp dụng
Ví dụ 1
Cho mạch điện như hình (Hình 2.36)
E 1= 125V; E2 = 90V; R1 = 3 R2 = 2 R3 = 4
Tìm I1, I2, I3 bằng phương pháp điện áp hai nút.
A
I1 I3 I2

R1 R3 R2

E1 E2

Hình 2.36
Giải
+ Tính điện áp UAB
E1g1  E 2 g 2
UAB = = 80 V
g1  g 2  g 3
E1  U AB
+ Tính dòng các nhánh I1 = =15A ;
R1
E 2  U AB
I2 = = 5A ;
R2
U AB
I3 = = 20A
R3
Ví dụ 2:
I2
Cho mạch điện như hình 2.37 A
E1 = 125 V; E2 = 90 V I1 I3

R1 = 3; R2 = 2 R1 R2
I R3 II

E1 E2 49

B
R3 = 4.
Tìm dòng điện trong các nhánh bằng phương
pháp dòng điện nhánh.
Hình 2.37
Giải:
B1: Đặt tên và chọn chiều dòng nhánh và các mắt lưới như hình vẽ.
B2: Lập hệ phương trình
K1 tại A I1 + I 2 - I3 = 0 (1)
K2 Vòng 1: I1.R1 + I3.R3 = E1 (2)
Vòng 2: I2.R2 + I3.R3 = E2 (3)
B3: Giải hệ phương trình gồm 3 phương trình 1, 2, 3.
Từ (2) và (3) rút ra:
E1  I 3 . R 3
I1  (4)
R1
E 2  I 3 . R3
I2  (5)
R2
Thay phương trình (4), (5) vào phương trình (1) ta có:
E1  I 3 . R3 E2  I 3 . R3
  I3  0 (6)
R1 R2
Thay số vào phương trình (6) => I3 = 20 (A)
Thay số vào phương trình (5) => I2 = 5 (A)
Thay số vào phương trình (4) => I1 = 15 (A)
Ví dụ 3: A
I2
Cho mạch điện như hình 2.38 I1
I3
Biết:
Z2
E1  125 V Z1 Z3
Ia Ib
E 2  900 0 (V) E1 E 2
Z1  3 ()
Z2  2 () B
Z3  4 () . Hình 2.38
Tìm dòng điện trong các nhánh bằng phương pháp dòng điện vòng.
Giải.
B1: Đặt tên và chọn chiều dòng nhánh, dòng điện vòng của các mắt lưới như hình
vẽ.

50
B2: Lập hệ phương trình
K2 Vòng a: IA (Z1  Z3 )  IB Z3  E1 (1)
Vòng b: IB (Z 2  Z3 )  IA Z3  E 2 (2)
B2: Giải hệ phương trình gồm 2 phương trình 1, 2. Ta tìm được dòng điện vòng
IA , IB
B3: Tìm dòng điện các nhánh
I1  IA  15 A ; I2  IB  5 A ; I3  IA  IB  20 A

Ví dụ5: cho mạch điện như hình 2.39 có:


E = 131V; R0 = 0,5;
Rd = 2; R1 = 150
R2 = 75 ; R3 = 60
Xác định I trong các nhánh và công suất của các bóng đèn tiêu thụ?
Rd
I
E
R1 R2 R3
RAB
R0 I1 I2 I3

Giải: Hình 2.39


Điện dẫn tương đương của ba bóng đèn đấu song song
gAB = g1+g2+g3 = 1/R1+1/R2+1/R3 = 1/150+1/75+1/60 = 11/300 S
Điện trở tương đương:
RAB = 1/gAB = 300/11 = 27,3
Thay ba bóng đèn song song bằng một điện trở tương đương (đường nét đứt trên
hình vẽ) và áp dụng định luật Omh cho toàn mạch:
I = E/R = E/(R0+Rd+RAB) = 131/(0,5 + 2 + 27,3) = 4,4A
Điện áp đặt vào hai điểm AB
UAB = I1/g1= I2/g2= I3/g3 = (I1+I2+I3)/(g1+g2+g3) = I/gAB = 4,4/(11/300) = 120V
Từ đó: I1 = UABg1 = 120  1/150 = 0,8A
I2 = UABg2 = 120  1/75 = 1,6A
I1 = UABg3 = 120  1/60 = 2A
Nghiệm lại:
I1+ I2+I3 = I hay 0,8+1,6+ 2 = 4,4A

51
Công suất các bóng đèn tiêu thụ
P1 = I12  1R1 = 0,82  150= 96W
P2 = I22  2R2 = 1,62  75= 120W
P1 = I12  3R3 = 22  60= 240W
Ví dụ 6:
Cho mạch điện như hình 2.40 biết: U = 230V, R1 = R2 = 0,5, R3 = 8,
R4 = 12, R5 = R6 = 1, R7 = 2, R8 =15, R9 =10, R10 =20. Tìm dòng điện
trong các nhánh?

52
I9 R9

I1 R1 I8 R8
I3 I4 R10
U R3 R4
R2 I2 I7 R7
I5 I6
R5 R6

Giải: Hình 2.40


Ta giải bằng phương pháp biến đổi tương đương. Lần lượt thực hiện biến đổi nối
tiếp và song song ta có:
R11 = R9 + R10 = 10+20 = 30 
R11R8 15  30
R12 =   10 
R11  R8 15  30
R13 = R12 + R7 = 10+2 = 12
R13 R4 12  12
R14 =   6
R13  R4 12  12
R15 = R14 + R6 + R5 = 6+1+1 = 8
R15 R3 88
R16 =   4
R15  R3 8  8
Điện trở tương đương của toàn mạch
R17 = R16 + R1 + R2 = 4+0,5+0,5 = 5 
U 230
I1 =I2 =   46 A
R17 5
R 15 46  8
I3 =I1   23 A
R15  R3 8  8
I5 = I6 = 23 A
R13 12
I7 =I6  23   11,5 A
R13  R4 12  12
R11 30
I8 =I7  11,5   7,67 A
R11  R8 15  30
R8 15
I9 =I10 = I7  11,5   3,83 A
R11  R8 15  30

53
2.2. Mạch điện xoay chiều ba pha
2.2.1. Khái niệm chung
1. Định nghĩa
Hệ thống mạch điện ba pha là tập hợp ba mạch điện một pha nối với nhau tạo thành
hệ thống năng lượng điện từ chung trong đó sức điện động ở mỗi mạch đều có dạng
hình sin có cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau một góc 1/3 chu kỳ
2. Nguyên lý phát điện xoay chiều ba pha (máy phát điện xoay chiều ba pha)
* Cấu tạo Gồm 2 phần chính (hình 2.41)

H×nh 2.41 S¬ ®å cÊu t¹o m¸y ph¸t ®iÖn xoay chiÒu ba pha
- Phần tĩnh (Stato) gồm
+ Lõi thép được chế tạo bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép với nhau tạo thành
hình trụ rỗng mặt trong của hình trụ có phay rãnh để đặt dây cuốn 3 pha
+ Dây quấn gồm ba cuộn dây AX, BY, CZ có:
Số vòng dây các pha bằng nhau WA = WB = WC
Đường kính dây quấn các pha bằng nhau dA = dB = dC và các cuộn dây
đặt lệch nhau 1 góc 2/3
- Phần động (Roto): là một nam châm điện có cuộn dây để luyện từ, đặt nguồn
1 chiều vào dây quấn Roto
* Nguyên lý
Dùng ngoại lực quay Roto với một tốc độ , từ trường của Roto sẽ lần lượt quét
qua dây quấn và cảm ứng trong dây quấn Stato một sức điện động hình sin có cùng
biên độ (vì WA = WB = WC ), cùng tần số (vì chung một Roto) và lệch nhau một góc
2/3 (vì A X, BY, C Z đặt lệch nhau một góc 2/3)

54
Nếu góc pha đầu của sức điện động pha A là A = 0 thì:
eA = Emsint (V) (2-41)
eB = Emsin(t - 120O) (V)
eC = Emsin(t + 120O) (V)
Biểu diễn sức điện động xoay chiều ba pha bằng đồ thị (Hnh 2.43):
e eA eB ec 
EA

T/6 2
0 T/3 2T/3 t
0

 
EC EB

T b)
a)
Hình 2.42 Đồ thị sức điện động xoay chiều ba pha

a) §å thÞ ®ưêng cong S§§ XC ba pha a) Đồ thị véc tơ SĐĐ XC ba pha


3. Phân biệt lượng dây và lượng pha trong mạch ba pha
- Điện áp dây (Ud): Là điện áp giữa hai dây pha với nhau
- Điện áp pha (UP): Là điện áp của một pha với dây trung tính
- Dòng điện dây (Id): Là dòng điện chạy trên đường dây nối từ nguồn đến tải
- Dòng điện pha (IP): Là dòng điện chạy trên các đường dây pha của nguồn
hoặc của tải
- Dòng điện chạy trong dây trung tính gọi là dòng điện trung tính (I0)
- Nếu mạch ba pha có ba đường dây gọi là mạch ba pha ba dây. Nếu mạch ba
pha có bốn đường dây gọi là mạch ba pha bốn dây.
2.2.2. Mạch ba pha đối xứng nối sao-sao (Y-Y)

Id IP

eA UP
ZA
Ud
O O’

eB ZB
eC ZC

Hình 2.43: Mạch ba pha đối xứng nối hình sao -sao 55
Là mạch điện ba pha có nguồn đấu Y và tải đấu Y
- Quan hệ giữa dòng điện dây và dòng điện pha
Id = IP (2-42)
- Quan hệ điện áp dây và điện áp pha
Từ sơ đồ mạch điện ta thấy
uAB = uA - uB
uBC = uB - uC (2-43)
uCA = uC - uA
 
UAB UA
Biểu diễn (2-43) dưới dạng đồ thị Vectơ
(Hình 2.44) A

UAB

-UB H
1200

 O 300
UC

UB
B
Hình 2.44: Quan hệ điện áp lượng dây, lượng pha trong mạch nối sao
Xét:  OAB có
AB = 2 HA
3
= 2  OA  cos30O = 2  OA  3  OA
2
AB là Ud , OA là UP do đó Ud = 3U P
Vậy:
- Về trị số Ud = 3U P (2-44)
- Về pha, điện áp UAB , UBC , UCA lệch pha nhau một góc 2/3 và vượt pha trước
điện áp pha một góc 30O
2.2.3. Mạch ba pha đối xứng nối tam giác-tam giác (-)
Có nguồn nối  và tải nối 
- Sơ đồ mạch (h×nh 2.45)

56
Id
IP
IP
UP
e
Ud Z

Hình 2.45: Mạch ba pha đối xứng nối hình tam giác tam
gi¸c
- Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha
Ud = U P (2-45)
- Quan hệ dòng điện dây và dòng điện pha
Chứng minh tương tự ta có:
Id = 3  IP (2-46)
2.2.4. Mạch 3 pha đối xứng đấu phức tạp
- Mạch nối sao tam giác (Y - ): Là mạch có nguồn đấu Y tải nối  (H×nh 2.46)

e
Zt¶i

Hình 2.46: Mạch ba pha đối xứng nguồn nối Y tải nối 
- Mạch nối tam giác - Sao ( - Y): Là mạch có nguồn nối  tải nối Y (H×nh 2.47)

Zt¶i
e -Y

57
Hình 2.47: Mạch ba pha đối xứng nguồn nối  tải nối Y
2.2.5. Công suất mạch ba pha
1. Công suất tác dụng
+ Với mạch không đối xứng
P3P = PB + PA + PC
= UAIAcosA + UBIBcosB +UCICcosC (W)
+ Với mạch đối xứng
P3P = 3UP IPcos = 3R P I 2P ( W) (2-47)
Trong đó: RP điện trở pha
Ud
Thay: IP = I d ; U P  Với mạch đấu Y
3
Id
UP = U d ; I P  Với mạch đấu 
3
P3P  3U d I d cos (w) (2-48)
 là góc lệch pha giữa dòng điện pha và điện áp pha của pha tương ứng
2. Công suất phản kháng
+ Với mạch không đối xứng
Q3P = QB + QA + QC
Q3P = UAIABsin + UBIBCsin + UCICAsin (VAr) (2-49)
+ Với mạch đối xứng
Q3P = 3UPIPsin = 3U d I d sin = 3Xt I t2 (VAr) (2-50)
3. Công suất toàn phần (biểu kiến)
+ Với mạch không đối xứng
S3P = SA+SB +SC = UAIA + UBIC +UCIC (VA) (2-51)
+ Với mạch đối xứng
S3P = 3UPIP = 3U d I d =3Zt I t2 (VA) (2-52)
2.2.6. Phương pháp giải mạch điện xoay chiều ba pha đối xứng
1. Giải mạch điện xoay chiều ba pha nối hình sao đối xứng
a. Khi không xét đến tổng trở đường dây pha (hình 2.48)
Id
A Up
Ud Zp 
B
Ip
C
58
Hình 2.48: Mạch ba pha tải nối Y khi không có tổng trở đường dây
Điện áp đặt lên mỗi pha là:
Ud
UP =
3
Tổng trở pha tải
ZP = R 2P  X 2P
RP, XP - Là điện trở, điện kháng mỗi pha của tải
Ud - Là điện áp dây của mạch điện ba pha
Dòng điện pha của tải
UP Ud
IP = 
ZP 3 R 2P  X 2P
Góc lệch pha  giữa điện áp pha và dòng điện pha là
XP
 =arctg
RP
Vì tải nối hình sao nên dòng điện dây bằng dòng điện pha
IP = I d
b. Khi có xét tổng trở đường dây pha
Cách tính toán cũng tương tự, nhưng tổng trở đường dây với tổng trở pha mắc nối
tiếp trong một pha để tính dòng điện pha và dòng điện dây:
Ud
Id = I P =
3 (R d  X P ) 2  (X d  X P ) 2
Trong đó Rd, Xd -là điện trở, điện kháng đường dây (hình 2.49)

Rd Xd Rp Xp
A

Hình 2.49: Mạch ba pha tải nối Y khi có tổng trở đường dây

2. Giải mạch điện xoay chiều ba pha tải nối tam giác đối xứng

59
a. Khi không xét tổng trở đường dây (hình 2.50)
Điện áp pha bằng điện áp dây
Ud = U P
Id Up
A
Zp Ip Up 
Ud
Ip
B
C
Hình 2.50 Mạch ba pha tải nối Δ khi không có tổng trở đường dây

Dòng điện pha của tải là


UP Ud
IP = 
ZP R P  X 2P
2

Góc lệch pha  giữa điện áp pha và dòng điện pha tương ứng
XP
 = arctg
RP
Dòng điện dây: Id = 3I P
b. Khi có tổng trở đường dây (hình 2.51)
Rd Xd Id
A Ip
Up
Ud Zp p

Hình 2.51 Mạch ba pha tải nối Δ khi có tổng trở đường dây
Ta phải biến đổi tương đương tam giác thành sao như sau:
Tổng trở mỗi pha lúc nối tam giác là: Z= R2P  X 2P
Khi biến đổi sang hình sao thì tổng trở mỗi pha là:
Z R 2P  X 2P
Z = 
3 3
Sau đó giải như đã xét ở trên mạch Y -Y có tổng trở đường dây. Dòng điện dây là:
Ud
Id =
RP 2 X
3 (R d  )  (X d  P ) 2
3 3

60
Id
Vậy dòng điện pha của tải khi nối tam giác là: IP =
3
3. Giải mạch điện xoay chiều ba pha tải nối phức tạp
a) Khi không có tổng trở đường dây
Tính riêng cho từng tải
Ví dụ: Mạch ba pha đối xứng Ud = 220V cung cấp cho hai tải như hình 2.52
Id Id1 R1 X1
A
Ud Id2
B

T¶i 2

Ip2
Hình 2.52: Mạch điện xoay chiều ba pha tải nối phức tạp
Tải 1 nối sao có R1= 4; X1=3
Tải 2 nối hình tam giác có P2= 7 KW, cos = 0, 6 hiệu suất là 0,9
Tính: a) Dòng điện trong các pha của tải
b) Dòng điện trên đường dây Id1,Id2
c) Dòng điện dây tổng Id
d) Công suất P3p, Q3p, S3p của toàn mạch
Bài giải:
Vì điện áp dây đặt trực tiếp lên các tải nên ta tính được ngay dòng điện trên các
tải
Ud 220
+ Tải 1 nối sao nên I d = Ip =   25,4( A)
3  Z1 3  42  32
P1= 3R1  I2p1 =34  25,42 = 7742 (W)
Q1= 3X1  I2p1 =3  3  25,42 = 5806 (Var)
+ Tải 2 có công suất cơ trên trục đông cơ là 7KW vậy công suất động cơ tiêu
thụ là P2 = P2/0,9 =7777 W
P2 7777
Dòng điện Id2 =   34,04( A)
3  U d  cos  3  220  0,6

61
I d 34,04
Dòng điện pha Ip2   19,65 ( A)
3 3
Công suất phản kháng Q2= P2  tg=7777  tg530 10 , =10369 (Var)
+ Công suất toàn mạch:
Công suất tác dụng: P3p = P1+P2 =7742+7777 =15519 (W)
Công suất phản kháng Q3p = Q1+Q2 = 5806+10369 =16175 (Var)
Công suất toàn phần S3p = P32p  Q32p  22421 (VA)
+ Dòng điện tổng trên đường dây:
S3 p
Id   58,84 (A)
3 Ud
b) Khi có tổng trở đường dây
Khi có tổng trở đường dây thì phải đưa các tải về cùng cách đấu là đấu sao sau đó
tách một pha từ ba pha để tính cho một pha rồi suy cho hai pha còn lại.
4. Các ví dụ về giải mạch điện xoay chiều ba pha
Ví dụ 1: Mạch ba pha đối xứng Ud = 220V cung cấp cho hai tải như hình 2.53
Tải 1 nối Y có R1 = 4, X1 = 3

Tải 2 là động cơ có: P2 = 7 kW, cos = 0,6


Hiệu suất  = 0, 9 nối tam giác ()

Id Id1 z1 IP1
A
Ud
B

C
Id2 T¶i 1

T¶i 2
IP2
Hình 2.53: Mạch ba pha tải nối phức tạp không có tổng trở đường dây
Tính:
1) Dòng điện trong các pha của tải
2) Dòng điện trên đường dây Id1, Id2
3) Dòng điện tổng trên đường dây Id

62
4) Công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q, công suất biểu kiến S của
toàn mạch
Giải:
Vì diện áp Ud đặt trực tiếp lên các tải nên ta tính ngay được các dòng điện
1) Vì tải 1 nối Y nên
Ud 220
I d 1  I P1   25,4( A)
3  z1 3  42  32
P1  3R1I P21  3  4  25,242  7742 (W )

Q1 = 3X1I 2P1 = 3  3  25,242 = 5806 (VA)


2) Với tải 2 là động cơ không đồng bộ ba pha P2 = 7 kW là công suất cơ trên trục
động cơ, công suất điện động cơ tiêu thụ là
P2 7000
P2d    7777 (W )
 0,9
Dòng điện dây I2d của động cơ là
I d 2 34,04
I P2    19,65 ( A)
3 3
Công suất phản kháng của động cơ
Q2đ = P2đ tg= 7777  tg53010’ = 10369 (Var)
3) Công suất toàn mạch
P = P1 + P2đ = 7742 +7777 = 15.519 (W)
Q = Q1 + Q2đ = 5806 + 10369 = 16.175 (Var)
S= P 2  Q 2  15.5192  16.1752  22.421 (VAr)
4) Dòng điện tổng trên đường dây
S 22.421
Id   58,84 (A)
3U d 3 * 220
Ví dụ 2
Tải ba pha đối xứng nối Y có R = 3, X = 4 nối vào lới có Ud = 220V. Xác định
dòng điện, điện áp, công suất trong mạch?
R X
A
Ud
B

63
Giải: Hình 2.54
Khi làm việc bình thường tải đối xứng điện áp pha của tải là:
U d 220
UP    127 (V)
3 3
Theo sơ đồ bên ta có
UP 127
Id  IP    25,4 (A)
z 32  4 2
P  3RI P2  3  3  25,42  5806 (W)
Q3P  3I P2 X P  7742 (VAr)
Ví dụ 3:
Động cơ ba pha, cuộn dây mỗi pha ở trạng thái làm việc ổn định, có điện trở 8 và
cảm kháng 6, đấu thành hình sao, đặt vào nguồn điện áp ba pha đối xứng, có U d =
220V. Xác định dòng điện qua các cuộn dây, điện áp đặt vào mỗi cuộn dây và hệ số
công suất mỗi pha?
Giải:
Trở kháng ba pha là đối xứng, ta có trở kháng mỗi pha
Z  R 2  X 2  82  6 2  10 
Điện áp đặt vào mỗi cuộn dây là điện áp pha
U d 220
Uf    127 V
3 1,73
Dòng điện mỗi pha
Uf 127
If    12,7 (A)
Z 10
Hệ số công suất mỗi pha
cos = R/2 = 8/10 = 0,8
Ví dụ 4:
Mạch điện ba pha Uf = 125V có mắc các bóng đèn trở kháng các pha là:
ZA = ZB = RA = RB = 12,5, zC = RC = 25. Tìm dòng điện trong các pha?
Giải:
Mạch ba pha lấy được điện áp pha, nên có dây trung tính, do đó;
ūA
UPA = UPB = UPC = UP
Dòng điện các pha đồng pha với điện áp ĪA
U 125 ĪB
IA = I B = P   10 (A) ĪC
R A 12,5
ĪO

ĪC ĪB 64
ūC ūB
125
IC =  5 (A)
25
Hình vẽ trên là đồ thị vectơ dòng điện và điện áp. Từ đồ thị ta thấy I O = 5 A và
ngược pha với dòng điện qua C.

65
Ví dụ 5:
Ba cuộn dây giống nhau có R = 8, X = 6 nối hình tam giác đặt vào điện áp ba
pha đối xứng có Ud = 220V. Tìm dòng điện các pha, dòng điện dây và hệ số công
suất?
Giải:
Trở kháng mỗi pha Z  R 2  X 2  82  6 2  10 ()
Phụ tải đấu tam giác nên: UP = Ud = 220 (V)
U P 220
Dòng điện mỗi pha: IP    22 (A)
Z 10
Dòng điện dây: I d  3I P  1,73  22  38 (A)
Hệ số công suất: cos = R/2 = 8/10 = 0,8
2.3. Máy điện
2.3.1. Khái niệm chung về máy điện
1. Định nghĩa và phân loại
a) Định nghĩa
Máy điện là thiết bị điện từ làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Cấu tạo chia 2 phần
+ Mạch từ (Lõi thép)
+ Dây quấn
- Ứng dụng:
+ Dùng để biến đổi cơ năng thành điện năng (máy phát) và biến đổi điện năng
thành các dạng năng lượng khác (Động cơ) hoặc dùng biến đổi điện áp, dòng điện, tần
số
+ Sử dụng nhiều trong các ngành kinh tế, công nghiệp, giao thông vận tải,
trong y tế, sinh hoạt
b) Phân loại:(Sơ đồ hình 2.55)
- Theo công suất
- Theo cấu tạo
- Theo chức năng
- Theo dòng điện
- Theo nguyên lý biến đổi năng lượng
+ Máy điện tĩnh
+ Máy điện quay

66
Máy điện

Máy Máy
Điện tĩnh điện quay

Máyđiện Máy
xoay chiều Điện 1 chiều

Máyđiện Máy điện


không đồng bộ đồng bộ

Máy Động cơ Máy phát Động cơ Máy phát Động cơ Máy phát
không Đồng Bộ Đồng Bộ một Một
Biến áp không
đồng Bộ Đồng Bộ chiều chiều

Hình 2.55: Sơ đồ phân loại máy điện thông dụng

2. Các định luật điện từ cơ bản dùng trong máy điện


a) Định luật cảm ứng điện từ
- Khi từ thông  biến thiên xuyên qua vòng dây dẫn, trong vòng dây xuất hiện 1 SĐĐ
cảm ứng.
- Khi thanh dẫn chuyển động thẳng góc với đường sức từ trường thì trong thanh dẫn
xuất hiện 1 Sđđ cảm ứng e
e = Blv
B: từ cảm
l: Chiều dài hiệu dụng của thanh dẫn (phần nằm trong từ trường)
v: tốc độ di chuyển thanh dẫn
Chiều của sức điện động cảm ứng được xác định theo quy tắc bàn tay phải: Cho
đường sức đi vào lòng bàn tay, chiều ngón tay cái choãi ra là chiều chuyển động của
dây dẫn => chiều từ cổ tay đến 4 ngón tay là chiều sức điện động cảm ứng
b) Đinh luật lực điện từ

67
Khi thanh dẫn mang dòng điệnHìnhđặt trong
2.56: từ định
Xác trường =>lực
chiều thanh
điệndẫn
từ đó sẽ chịu một lực
điện từ chiều XĐ bằng quy tắc bàn tay trái. Cho đường sức xuyên vào lòng bàn tay,
chiều từ cổ tay đến 4 ngón tay là chiều dòng điện => chiều 4 ngón tay choãi ra là chiều
chuyển động của dây dẫn
3. Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện
Máy phát điện có tính thuận nghịch nghĩa là nó có thể làm việcở chế độ máy phát hoặc
chế độ động cơ
a) Chế độ máy phát
Cho cơ năng của động cơ tác dụng vào thanh dẫn 1 lực cơ học FCơ thanh dẫn sẽ chuyển
động với vận tốc v

Hình 2.57: Sơ đồ nguyên lý biến cơ năng thành điện năng

Trong từ trường của N -C => trên thanh dẫn cảm ứng ra một sức điện động. Nếu nối 2
cực của thanh dẫn 1 điện trở R tải => xuất hiện 1 dòng điện chạy trong tải
Nếu bỏ qua điện trở của thanh dẫn điện áp đặt lên tải thì
u = e => P = ui = ei
Dòng điện i nằm trong từ trường nhưng chịu 1 lực tác dụng điện từ:
Fđt = Bil (Có chiều XĐ = quy tắc bàn tay phải)
- Khi máy phát quay thì tốc độ không đổi: Fđt = FCơ
- Nhân 2 vế với v =>
FCơ v = Fđt v = Bilv = ei

68
=> Công suất động cơ sơ cấp Pcơ = FCơ v đã biến đổi thành công suất điện Pđ = ei =>
đã biến cơ năng thành điện năng
b) Chế độ động cơ

Hình 2.58: Sơ đồ nguyên lý biến điện năng thành cơ năng

Cung cấp điện cho động cơ (Máy điện) => gây ra dòng điện i trong thanh dẫn
=> nằm trong từ trường nam châm => sinh ra lực điện từ F đt = Bil tác dụng lên thanh
dẫn làm cho thanh dẫn chuyển động với vận tốc v như hình 2.58
P = ui = ei = Blvi = Fđt v
Công suất điện đưa vào động cơ đã biến thành công suất cơ PCơ = Fđt trên trục động c¬
2.3.2. Máy biến áp
1. Định nghĩa
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh làm việc trên nguyên lý cảm ứng từ dùng để
biến đổi điện áp của hệ thống điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số
Ký hiệu:

2. Phân loại và công dụng của máy biến áp


* Phân loại:
- Theo số pha + MBA 1 pha
+ MBA 3 pha
- Phân loại theo dung lượng + MBA điện lực
+ MBA dân dụng

69
- Phân loại theo nguyên lý làm việc và chế tạo
+ MBA cảm ứng
+ MBA hàn
+ MBA đo lường
*Công dụng:
- Dùng để phân phối và truyền tải điện năng
- Sử dụng trong các máy công cụ, thiết bị lò nung, trong hàn điện, làm nguồn
cho các thiết bị điện tử…
3. Các tham số cơ bản của máy biến áp
- Điện áp định mức:
U1đm: là điện áp định mức của cuộn sơ cấp
U2đm: là điện áp định mức của cuộn thứ cấp
+ Với MBA 1 pha thì điện áp định mức là UP
+ Với MBA 3 pha thì điện áp định mức là Ud
- Dòng điện định mức:
I1đm; I2đm là dòng định mức cho mỗi dây quấn của MBA ứng với
điện áp định mức
- Công suất định mức: là công suất biểu kiến định mức
Sđm= U2đmI2đm = U1đmI1đm
Ngoài ra trên vỏ MBA người ta còn ghi f đm, số pha, sơ đồ nối dây, điện áp ngắn
mạch và chế độ làm việc
4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
a) Cấu tạo
Gồm 2 phần cơ bản W1 W2
- Lõi thép: Dùng để dẫn từ thông chính U1 U2
của máy, được chế tạo bằng những lá thép
Cuén
KTĐ ghép cách điện với nhau d©y
Lõi thép gồm 2 phần:
+ Trụ: là nơi để quấn cuộn dây Lâi
+ Gông: Nối liền mạch từ giữa các trụ H×nh 2.59: S¬ ®å cÊu t¹o m¸y biÕn ¸p
thÐp
quấn dây với nhau
- Dây quấn:
+ Làm bằng đồng có tiết diện tròn hoặc dẹt.
+ Gồm 2 cuộn dây:
Cuộn sơ cấp có W1; u1; i1; d1; E1 Nối // nguồn vào

70
Cuộn thứ cấp có W2; u2; i2; d2; E2. Nối // tải
b) Nguyên lý làm việc
Đặt vào dây quấn sơ cấp 1 điện áp xoay chiều u1 sẽ có dòng điện sơ cấp i1 chạy
trong dây quấn sơ cấp w1. Dòng điện i1 sinh ra từ thông biến thiên  khép mạch trong
lõi thép móc vòng (xuyên qua) đồng thời với cả hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp gọi là
từ thông chính
 = mSint
Vì từ thông qua dây quấn sơ cấp có số vòng W1 biến thiên nên theo định luật
cảm ứng điện từ trong dây quấn thứ cấp xuất hiện một sức điện động (Sđđ) cảm ứng
d 
e1  W1  E1 2Sin(t  )
dt 2
Và cảm ứng ra dây quấn thứ cấp một Sđđ là:
d 
e2  W2  E2 2Sin(t  )
dt 2
W1 và W2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp, nhìn vào công thức e1 và e2
ta thấy e1 và e2 có cùng tần số nhưng có trị hiệu dụng khác nhau
E1 W1
  k gọi là hệ số máy biến áp
E 2 W2
k > 1 => W1 > W2 gọi là máy giảm áp
k < 1 => W1 < W2 gọi là máy tăng áp
5. Các loại máy biến áp
a) Máy biến áp 1 pha (Máy biến áp cảm ứng)
* Cấu tạo: Gồm 2 phần
- Lõi thép
- Cuộn dây: có 2 cuộn W1 và W2
* Nguyên lý làm việc: Giống như nguyên lý làm việc của MBA chung
Để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện 1 pha
* Ứng dụng: Dùng trong các mạch cung cấp nguồn của các máy công cụ trong
sinh hoạt…

b) Máy biến áp 3 pha


- Biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện 3 pha
A a B b C a A B C

X
71
a b c
Hình 2.60: Sơ đồ cấu tạo máy biến áp ba pha
- Về cuộn dây: Gồm 3 cuộn dây sơ cấp AX; BY; CZ
Gồm 3 cuộn dây thứ cấp ax; by; cz
Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có thể nối hình sao hoặc tam giác
Ký hiệu /Y: Sơ cấp nối , thứ cấp nối Y
U d1 U P1 W1
Nếu /Y thì  
Ud 2 3U P 2 3W2`
6. Các biến áp đặc biệt
a) Máy biến áp tự ngẫu
Máy biến áp tự ngẫu hay còn gọi là máy tự biến áp có công suất nhỏ thường là MBA
một pha. Được dùng trong phòng thí nghiệm hay trong các thiết bị cần điều chỉnh điện
áp đặt vào.
Sơ đồ nguyên lý:
I1
A

I2
U1 W1
W2 U2 Zt

X
Hình 2.61: Sơ đồ nguyên lý máy biến áp tự ngẫu một pha

U1 W1 W
Tỷ số điện áp là  ; U 2  U1  2
U 2 W2 W1
Khi ta thay đổi vị trí con trượt dẫn đến W2 thay đổi => U2 thay đổi => dùng để điều
chỉnh điện áp một cách liên tục
Từ sơ đồ ta thấy việc truyền tải năng lượng theo 2 đường: điện và điện từ => từ
sơ cấp đến thứ cấp
- Với MBA tự ngẫu, lõi thép nhỏ hơn MBA thường đỡ tốn dây quấn hơn, giảm
được tổn hao
- Nhược điểm là mức độ an toàn không cao vì sơ cấp và thứ cấp liên hệ trực
tiếp về điện với nhau

72
b) MBA đo lường
Dùng để mở rộng giới hạn thang đo các dụng cụ đo lường
* Máy biến điện áp
- Dùng để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp để đo lường bằng các dụng cụ
thông thường
W1  W2
Thường quy định U2 = 100V
Khi MBA làm việc không được để cho máy biến điện áp bị ngắn mạch thứ cấp

W1
A x
a x
W2

Hình 2.62 Sơ đồ nguyên lý máy biến áp đo lường


* Máy biến dòng điện
Dùng biến đổi dòng điện có trị số lớn xuống dòng điện có trị số nhỏ để đo lường
i2< i1 => W1 < W2
d1 < d2
I2 = 5A để có thể dùng được các dụng cụ đo thông dụng
- Thứ cấp mắc với 1 Ampemét, sơ cấp nối tiếp với mạch cần đo lường
Chú ý: Khi MBI làm việc không để MBI bị hở mạch thứ cấp
IX

Hình 2.63: Sơ đồ nguyên lý máy biến dòng đo lường


c) MBA hàn hồ quang

73
- Dùng để hàn bằng phương pháp hồ quang điện
- Đặc điểm cấu tạo: Có điện kháng tản lớn, có thêm cuộn kháng ngoài để dòng điện
hàn không vượt quá từ 2 đến 3 lần dòng điện định mức
- Sơ đồ nguyên lý MBA hàn
+ Cuộn sơ cấp nối với nguồn điện còn thứ cấp nối 1 đầu với cuộn kháng và que
hàn còn đầu kia nối với kim loại hàn

Khe hë

i

U1

Hình 2.64: Sơ đồ nguyên lý máy biến áp hàn hồ quang


+ Khi di que hàn vào tấm kim loại sẽ có dòng điện lớn chạy qua làm nóng chỗ
tiếp xúc. Khi nhấc que hàn khỏi vật hàn 1 khoảng nhỏ vì cường độ dòng điện lớn làm
Ion chất khí sinh ra hồ quang và tỏa ra nhiệt lượng lớn làm nóng chảy chỗ hàn
Để tăng dòng điện hàn thì ta tăng W2 của MBA hoặc tăng khe hở khoảng không của
cuộn kháng
Chế độ làm việc của MBA hàn là ngắn mạch ngắn hạn thứ cấp. Điện áp thứ cấp định
mức là U2 = 60 đến 70V
2.3.3. Máy điện quay
1. Máy điện không đồng bộ
Là 1 loại máy điện xoay chiều làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ có tốc
độ quay của Roto (tốc độ của máy) n khác với tốc độ quay của từ trường Stato n1
a. Cấu tạo
Gồm 2 phần chính
* Phần tĩnh (Stato) hình 2.65
+ Lõi thép: Gồm các thép KTĐ ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ
rỗng, mặt trong của hình trụ có phay rãnh để đặt dây quấn, lõi thép được ép vào vỏ
máy
+ Dây quấn: Gồm 3 cuộn dây AX; BY ; CZ .đặt lệch nhau 1 góc 120O điện.

74
Khi cho dòng xoay chiều 3 pha chạy trong dây quấn Stator tạo thành từ trường
quay có tốc độ n1
+ Vỏ máy: làm bằng gang dùng để giữ chặt lõi thép và cố định trên bệ
* Phần động (Roto): Là phần quay gồm dây quấn, lõi thép, trục máy
+ Lõi thép: Gồm các lá thép KTĐ ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ có
phay rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có lồng trục của máy
+ Dây quấn: Gồm 2 kiểu:
- Roto ngắn mạch (Roto lồng sóc) (Hình 2.66a, b,c) dây quấn là những thanh
dẫn đặt trong các rãnh của roto, 2 đầu được nối ngắn mạch bằng 2 vòng đồng tạo thành
lồng sóc
- Roto dây quấn: Trong rãnh roto được đặt dây quấn 3 pha, được nối Y ba
đầu dây ra được nối với 3 vòng tiếp xúc và nối với chổi than để đưa ra mạch ngoài nối
với biến trở để khởi động máy
Stato

Hình 2.65: a) Lõi thép Stato - b) Sơ đồ dây quấn Stato

75
Hình 2.66: Cấu tạo Roto lồng sóc
b. Nguyên lý làm việc của động cơ KĐB xoay chiều 3 pha
Khi cho dòng điện xoay chiều 3 pha tần số f vào 3 pha dây quấn Stato động cơ sẽ tạo
ra từ trường quay với tốc độ n1 = 60f/p
Từ trường quay này cắt các thanh dẫn của Roto cảm ứng ra trên dây quấn Roto 1 sức
điện động cảm ứng. Vì dây quấn Roto nối ngắn mạch (mạch khép kín) nên sinh ra
dòng điện trong thanh dẫn của rôto. Dòng điện này nằm trong từ trường của stato nên
dây quấn roto chịu tác dụng 1 lực sinh ra momen quay làm cho Roto quay cùng chiều
với chiều quay từ trường Stator với vận tốc n
nn1
Nếu n = n1 => thì không có sự chuyển động tương đối giữa Roto và Stator => SĐĐ
cảm ứng trong dây quấn Roto = 0 => Fđt = 0 động cơ không quay
n2 = n1 - n n2 gọi là tốc độ trượt
n2
S S gọi là hệ số trượt tốc độ
n1
Nếu n = 0 => S = 1
ứng dụng: Biến đổi điện năng thành cơ năng truyền chuyển động cho hệ thống
truyền động.
c. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ 1 pha chạy tụ
* Cấu tạo: 2 phần
- Stato
+ Gồm 2 lõi thép được tạo bởi các lá thép KTĐ
+ Dây quấn: gồm 2 cuộn:Cuộn làm việc Ax; Cuộn khởi động By
2 cuộn dây này đặt lệch nhau 1 góc 90O
- Rotor:
+ Roto lồng sóc
+ Roto dây quấn
* Nguyên lý làm việc:
Sơ đồ:(hình 2.67)
I1 LV

76
I2 K§ C

UV
H×nh 2.67: S¬ ®å nguyªn lý lµm viÖc cña ®éng c¬ mét pha ch¹y tô
Khi đặt 1 điện áp vào mạch trong mạch xuất hiện 2 dòng điện chạy trong cuộn
làm việc và cuộn khởi động hai dòng điện này lệch pha nhau 1 góc 90O nên từ thông
sinh ra do hai dòng điện i1 và i2 là 1 và 2 lệch pha nhau 1 góc 90O. Vì vậy sinh ra 1
từ trường tổng là từ trường quay và tạo lên Mômen quay làm quay Roto động cơ
2. Máy điện đồng bộ
a. Khái niệm chung
1. Định nghĩa
Những máy điện xoay chiều có tốc độ quay Roto n bằng tốc độ quay của từ trường n1
gọi là máy điện đồng bộ
- Máy điện đồng bộ có 2 dây quấn: Dây quấn Stato nối với lới điện có tần số f
không đổi, dây quấn Roto được kích thích bằng dòng điện 1 chiều
2. Công dụng
Máy phát điện đồng bộ là nguồn điện chính của lưới điện Quốc gia. Trong đó
động cơ sơ cấp là các Tuabin hơi, Tuabin khí, Tuabin nước
Công suất của mỗi MBA có thể đạt tới 600MVA hoặc lớn hơn
Với máy phát có công suất nhỏ thì động cơ sơ cấp là các đông cơ Diezen hoặc
các Tuabin khí
Động cơ đồng bộ được sử dụng khi truyền động công suất lớn, có thể đạt tới
hàng chục MW. Trong công nghiệp luyện kim, khai thác mỏ, thiết bị lạnh, động cơ
bơm nước - với tốc độ không đổi
Với động cơ công suất nhỏ dùng trong đồng hồ điện, dụng cụ tự ghi, thiết bị lập trình
Trong hệ thống điện máy bù đồng bộ dùng để phát công suất phản kháng cho
lưới điện để bù Cos  và ổn định điện áp
b. Cấu tạo của máy điện đồng bộ
Gồm 2 phần chính:
- Stato:
+ Lõi thép (1)
+ Dây quấn (2)
- Roto: Gồm 2 phần

77
+ Lõi thép (3)
+ Dây quấn (4)

Hình 2.68: Cấu tạo của máy điện đồng bộ


Có hai loại roto: Roto cực ẩn (hình 2.69b) : Dùng trong máy có tốc độ cao
3000v/p => Dây quấn kích từ được đặt trong các rãnh
Cực lồi (hình 2.69c): Dùng ở các máy có tốc độ thấp có nhiều đôi cực dây quấn
kích từ được quấn xung quanh thân cực từ
Để có sức điện động hình sin từ trường của cực từ Roto phải phân bố hình sin
dọc theo khe hở không khí giữa Stato và Roto. Ở đỉnh các cực từ có từ cảm cực đại.

Hình 2.69: a) Cấu tạo Stato, b) Cấu tạo roto cực ẩn, c) Cấu tạo roto cực lồi
c. Nguyên lý làm việc của máy
phát điện đồng bộ
Cho dòng điện kích từ (dòng điện
không đổi) vào dây quấn kích từ sẽ
tạo nên từ trường Roto, khi quay Roto
bằng động cơ sơ cấp (hoặc bằng ngoại
lực) từ trường của Roto sẽ cắt qua dây
quấn phần ứng Stato và cảm ứng suất
IKt +

-
n
78
điện động xoay chiều hình sin có trị số hiệu dụng
EO = 4,44 f W1 kdq O
Trong đó
EO : Suất điện động 3 pha
W1 : Số vòng dây trong 1 pha
kdq: Hệ số dây quấn
O : Từ thông cực từ Roto

Hình 2.70: Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ

Nếu Rotor có P đôi cực khi Rotor quay được 1 vòng suất điện động phần ứng sẽ
biến thiên P chu kỳ
f =Pn (n đo bằng vòng /S)
f = Pn/60 (n đo bằng vòng /phút)
3. Máy điện một chiều
a. Cấu tạo
* Stato (hình 2.71): Gồm một khối thép đúc hình trụ rỗng mặt trong hình trụ có
phay rãnh để đặt dây quấn gọi là dây quấn cực từ
Stato được ép vào vỏ máy

79
Hình 2.71: Cấu tạo máy điện một chiều

* Roto (hình 2.71): Gồm các lá thép KTĐ ghép cách điện với nhau tạo thành hình
trụ giữa hình trụ có đặt trục chính là trục của máy
+ Dây quấn Roto: Gồm các phần tử được nối với nhau theo một qui luật nhất
định thông qua các phiếu góp
+ Phiếu góp: làm bằng các phiến đồng ghép cách điện với nhau được gắn đồng
trục với trục roto
+ Chổi điện (chổi than): Làm bằng than Graphit và được gắn cố định vào vỏ máy
b. Nguyên lý làm việc
1. Chế độ máy phát
Dùng 1 ngoại lực (hoặc một động cơ sơ cấp) quay phần ứng (khung dây abcd)
thanh dẫn rotor chuyển động trong từ trường Stator (N-S) theo định luật cảm ứng
điệntừ trong khung dây xuất hiện 1 SĐĐ cảm ứng có chiều xác định bằng qui tắc bàn
tay phải có chiều như hình 2.73 KT

Cùc tõ Cuén c¶m


Cæ gãp Cuén øng

Chæi than Roto

Stato
Cuén c¶m Cùc tõ

80
Hình 2.72: Mặt cắt ngang máy điện một chiều

Hình 2.73: Nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều
Do chổi than A lấy điện cố định ở những phần tử có vị trí tương đối với cực N
nên A là chổi có cực tính dương (+). Tương tự chổi B có cực tính âm (-)
Do đó điện áp lấy ra trên 2 chổi than A và B là nguồn điện áp 1 chiều cung cấp
cho phụ tải
2. Chế độ động cơ
Đưa điện áp 1 chiều vào phần ứng nhờ chổi than A và B vào thanh dẫn abcd, thanh
dẫn mang dòng điện nằm trong từ trường Stator nên chịu tác dụng một lực điện từ có
chiều được xác định bằng qui tắc bàn tay trái.

Hìnhlà2.74:
Kết quả thanhNguyên lý làm
dẫn quay theoviệc củanhư
chiều động cơ 2.74
hình điện một chiềuquay => động cơ
=> Roto
làm việc
4. Một số máy điện đặc biệt
a. Động cơ bước
* Cấu tạo:
Giống động cơ đồng bộ dùng để biến đổi lệch điều khiển dưới dạng xung điều
khiển thành góc quay xác định của trục động cơ hay là sự di chuyển xác định của cơ
cấu chấp hành mà không có cảm biến phản hồi
Có ba loại đông cơ bước:
- Loại có roto bằng nam châm vĩnh cửu

81
- Loại động cơ có roto từ trường cưỡng bức
- Loại động cơ bước tổ hợp
* Nguyên lý làm việc
Các cực của động cơ bước được đấu riêng biệt và lần lượt đóng với nguồn một
chiều. Roto được dịch từng bước từ cực này sang cực khác khi các cực của động cơ
được đóng ngắt theo một chuỗi xung liên tục. Tốc độ của động cơ được điều khiển bởi
tốc độ đóng ngắt các chuỗi xung. Bước (góc) dịch chuyển của động cơ có thể đạt tới
dưới một độ (micro bớc). Động cơ bước thường dùng trong điều khiển vị trí hở mạch,
không cần đến cảm biến vị trí. Nhưng nó cũng có thể dùng để điều khiển mạch kín
cùng với cảm biến vị trí.
A Stato A  =180
IA=Imax
IB = O
S O 0 IA=Imax

B N S B
O
N

a) A’ b)

Hình 2.75: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ bước

a. Vị trí xuất phát b. Một buớc đầy


b. Máy phát điện hàn
* Máy phát điện hàn có cuộn kích từ độc lập và khử từ nối tiếp
- Cấu tạo:
+ Phần tĩnh – Hệ thống từ (Stato): Được cấu tạo bởi các cặp cực từ nhằm mục
đích tạo ra các dòng từ thông. Các cặp cực từ được chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện
ghép cách điện với nhauvà trên nó quấn các cuộn dây kích thích. Trên đó mỗi cặp cực
từ hình thành một từ thông. hay nói cách khác có bao nhiêu cặp cực từ thì có bấy nhiêu
từ thông. Các cặp cực từ được ghép cố định và là một phần của phần tĩnh của máy
+ Phần ứng (Rotor):
- Rotor lồng sóc
- Rotor dây quấn
+ Cổ góp: Gồm các thanh bằng đồng ghép cách điện với nhau và đồng trục với
trục của Rotor
- Nguyên lý hoạt động:

82
+
VR
U- H H
-
a b

C C

VËt hµn

Hình 2.76: Sơ đồ nguyên lý máy phát điện hàn có cuộn kích từ độc lập và khử từ nối tiếp
+ H cuộn dây kích từ được cấp nguồn một chiều ổn định thông qua biến trở VR,
VR dùng điều chỉnh dòng kích từ
+ C cuộn khử từ với từ trường ngược từ trường cuộn kích từ khi máy làm việc
- Khi không tải trên cuộn dây C chưa có dòng điện
Ta có dòng điện hàn Ih = 0
Từ thông trên cuộn H H ≠0
Từ thông trên cuộn khử từ C c = 0
Điện thế không tải của máy Uxx = E = CH
H phụ thuộc vào WH và dòng trên cuộn H Ikt
WH là số vòng dây của cuộn dây kích từ H
I ktWH
Vậy H 
RM
RM là từ trở của máy phụ thuộc khe hở từ giữa Roto và Stato
I ktWH
Nên U xx  C
RM
C Là hằng số chế tạo của máy phát
- Khi có tải (có dòng hàn chạy qua cuộn dây C)
Từ thông trên cuộn H H≠ 0
Từ thông trên cuộn khử từ C c ≠ 0
Từ thông của phần ứng  ≠ 0
điện áp làm việc Ulv = C(H - C) - Ihr (r là điện trở trong của mạch phần ứng)
I w I w 
U lv  C kt H  h C   I h r
 RM RM 

83
Từ công thức trên ta thấy khi đang làm việc thì dòng điện Ikt và các đại lượng RM WH,
WC không thay đổi vì vậy khi Ih tăng thì Ulv giảm nên Ih tỷ lệ nghịch với Ulv
- Khi ngắn mạch
Khi ngắn mạch dòng điện tăng đội biến làm cho C tăng giá trị từ thông tổng trong
mạch tiến tới không (t = H - C = 0). Suất điện động cảm ứng rất nhỏ hầu như chỉ đủ
bù cho sụt áp bên trong của máy
Unm =0 (vì E = Ihr)
U  U nm
Vậy Inm = mà Unm = 0
Rr
U
Nên Inm =
Rr
Vậy khi ngắn mạch điện áp mạch ngoài bằng không dòng ngắn mạch được tạo bởi độ
sụt áp U = (0,8  1,2)V. Nhưng vì điện trở mạch ngoài tiến tới không hay tổng trở
mạch trong và mạch ngoài rất nhỏ do đó dòng điện tiến tới giá trị xác định Inm
* Máy phát điện hàn có cuộn kích từ song song và cuộn khử từ nối tiếp
- Sơ đồ nguyên lý
VR
H H
c
a b

C
C

VËt hµn
Hình 2.77: Sơ đồ nguyên lý máy phát điện hàn có cuộn
kích từ song song và khử từ nối tiếp
Trên sơ đồ ta thấy cuộn dây kích từ H được cấp nguồn từ chổi than chính a và
chổi phụ c được đặt giữa hai chổi chính ab.
Cuộn khử từ có wC = w (w là số vòng dây cuộn dây phần ứng)
- Nguyên lý hoạt động
+ Khi không có tải
c = 0
p = 0
Uab =Uac + Ucb= Ci nên Uac = Ucb =Ci /2
Điện áp không tải của máy có thể điều chỉnh được bằng biến trở VR điều chỉnh
dòng kích từ

84
+ Khi có tải (có dòng điện làm việc chạy trong cuộn dây WC và cuộn dây phần
ứng WƯ)
C≠ 0
p≠ 0
ULV =Uac+Ucb = C/2 (H - C + p) =C/2 (Ikt wH/RM – ICwC/RM+ Ihwp/RM)
Theo cách chế tạo thì wC = wp nên ULV =Uac = C/2 Ikt wH/RM
Như vậy điện thế trên 2 cực ac không phụ thuộc vào dòng điện hàn
Xét điện áp làm việc trên chổi cb
ULV =Uac+Ucb = C/2 (H - C - p) =C/2 (Ikt wH/RM – ICwC/RM- Ihwp/RM)
nên ULV =Ucb = C/2 (Ikt wH/RM - 2ICwC/RM) = C/2 (Ikt wH/RM - 2IhwC/RM)
Từ công thức trên ta thấy nếu dòng Ih tăng thì Ucb giảm nên Uab càng giảm. Khi dòng
điện hàn tăng đến một giá trị nào đó mà tổng từ thông C, p có giá trị tuyệt đối bằng
H nên Ulv = U ac =Ucb
Vì điện áp trên cực ac còn nên Ih có thể tăng làm cho trị tuyệt đối
C + p > H
Khi đó điện áp làm việc đổi dấu
+ Khi ngắn mạch
Dòng điện tăng đột biến làm cho trị tuyệt đối điện áp trên 2 chổi than c và b bằng trị
tuyệt đối trên 2 chổi than a và c nên Unm = 0 và dòng ngắn mạch được xác định
U
Inm =
Rr
2.4. Kỹ thuật đo lường
2.4.1. Khái niệm chung về đo lường điện
1. Định nghĩa
Đo là một quá trình so sánh đại lượng chưa biết với đại lượng cùng loại đã biết chọn
làm mẫu gọi là đơn vị
2. Các phương pháp đo
Để đo các đại lượng điện người ta thường dùng ba phương pháp đo
* Phương pháp đo trực tiếp
Là phương pháp trong đó đại lượng cần đo được xác định trực tiếp theo chỉ số của
máy đo
Ví dụ: Đo dòng điện bằng Ampe kế, đo điện áp bằng vôn kế
* Phương pháp đo gián tiếp
Là phương pháp trong đó đại lượng cần đo không được đo định trực tiếp mà chỉ
được tính trên cơ sở những trị số của những đại lượng có liện quan đến đại lượng đo

85
Ví dụ: Đo điện trở bằng cách đo dòng điện và điện áp đi qua vật cần đo sau đó
tính điện trở (R = U/I)
*Phương pháp đo so sánh
Là phương pháp đo đại lượng cần đo được so sánh với đại lượng cùng loại nhưng
kết quả đo không được xác định trực tiếp trên mặt dụng cụ đo mà thông qua tính toán
dựa trên các thông số có trên mặt dụng cụ đo
Ví dụ: Đo điện trở, điện cảm, điện dung bằng cầu đo
3. Kết cấu chung của một dụng cụ đo
a) Phân loại dụng cụ đo
-Dụng cụ đo cơ điện
-Dụng cụ đo kiểu điện tử
-Dụng cụ đo chỉ thị số
-Dụng cụ đo có sử dụng vi sử lý
b) Ý nghĩa của các ký hiệu cho trên bảng (Bảng ký hiệu)

Ký hiệu quy ước Ý nghĩa

A V Am pe kế, Vôn kế

KWh, , H Công tơ điện, pado kế, tần số kế

Dụng cụ đo mạch một chiều

 Dụng cụ đo mạch xoay chiều


 Dụng cụ đo mạch một chiều xoay chiều
3V, hoặc 
 Dụng cụ đo mạch xoay chiều ba pha
, 2KV, Điện áp thử cách điện 2KV
Đặt thẳng đứng
hoặc Đặt nằm ngang

600 Đặt nghiêng 600

0,2
Cấp chính xác

Cơ cấu từ điện
Cơ cấu điện từ

86
Ký hiệu quy ước Ý nghĩa
Cơ cấu cảm ứng
Cơ cấu điện động
Cơ cấu sắt điện động

c) Cấu tạo chung của đồng hồ đo điện


Một dụng cụ đo cơ điện gồm hai phần chính
+ Cơ cấu đo
- Cơ cấu kiểu từ điện
- Cơ cấu kiểu điện từ
- Cơ cấu kiểu điện động
- Cơ cấu kiểu cảm ứng
- Cơ cấu đo kiểu sắt điện động
+ Các chi tiết khác
- Vỏ: Có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại. Trên vỏ có lắp các chi tiết của đồng
hồ như mặt đồng hồ, các núm điều chỉnh, các cực điện, các cơ cấu đo
- Mặt đồng hồ: Thường được chế tạo bằng nhôm, sơn trắng trên mặt, có thang
đo và những ký hiệu quy ước. Những ký hiệu quy ước để hiểu thêm về cấu tạo và cách
sử dụng đồng hồ.
2.4.2. Các dụng cụ đo cơ bản
1. Dụng cụ đo điện áp -Vôn kế
a. Vôn kế từ điện
* Đặc điểm:
- Cuộn dây nằm ở phần động nên số vòng dây hữu hạn chỉ có thể đo được
giá trị điện áp cỡ nhỏ mV hoặc nhỏ hơn 50V
- Làm việc trực tiếp với lưới điện một chiều. Muốn đo ở lưới xoay chiều
cần có bộ chỉnh lưu
- Độ chính xác cao được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm và trong
các mạch điện tử
* Phương pháp mở rộng thang đo: Để mở rộng thang đo cho vôn kế từ điện
người ta thường ghép nối tiếp cuộn dây của cơ cấu với các điện trở phụ
Rf1 Rf2 Rf3 Rf4
C
1 2
3 87
4
0 5
UX
Hình 2.78: Sơ đồ mở rộng thang đo của vôn kế từ điện
Điện trở phụ cần tính để mở rộng thang đo. Nếu điện áp cần đo lớn hơn điện
áp định mức của cơ cấu m lần thì điện trở phụ của cơ cấu sẽ là:
Rf = (m-1)Rcc
b. Vôn kế điện từ
* Đặc điểm: Cuộn dây nằm ở phần tĩnh nên số vòng dây có thể thay đổi theo
yêu cầu của điện áp cần đo. Độ chính xác không cao lắm.
* Mở rộng thang đo: giống như phương pháp mở rộng thang đo của vôn kế từ
điện tức là phải nối thêm điện trở phụ nối tiếp với cơ cấu đo
c. Vôn kế điện động
* Đặc điểm:
- Có hai cuộn dây ở cả phần tĩnh và phần động nên khi sử dụng làm vôn
mét ta đấu nối tiếp hai cuộn động và hai cuộn tĩnh lại với nhau
- Số vòng dây của cuộn tĩnh có thể thay đổi nên giới hạn đo của vôn kế này
rộng hơn so với vôn kế điện từ
0 5
UX 4

3
1 2
RCC
Rf1 Rf2 Rf3 Rf4

Hình 2.79: Sơ đồ mở rộng thang đo của vôn kế điện từ


* Phương pháp mở rộng giới hạn đo: ta vẫn dùng phương pháp đấu thêm các
điện trở phụ nối tiếp với cơ cấu. Giá trị của điện trở phụ là:
Rf = (m-1) Rcc
d. Máy biến áp đo lường
* Đặc điểm: Có hai cuộn dây
- Cuộn dây sơ cấp mắc song song với tải hoặc song song với điện áp cần đo
- Cuộn dây thứ cấp có số vòng ít hơn và được mắc song song với đồng hồ
vôn kế UX

W1

88

W2
Hình 2.80: Sơ đồ đo điện áp dùng máy biến áp đo lường
* Nhiệm vụ của máy biến áp đo lường: biến đổi trị số điện áp lớn xuống trị số điện
áp U2đm  100V cung cấp cho dụng cụ đo áp và cuộn áp của dụng cụ đo khác. Với tỷ
số biến áp:
UX
KU  ; UX = KUU2
U2
2. Dụng cụ đo dòng điện - Ampe kế
a. Ampe kế từ điện:
* Đặc điểm:
- Có cơ cấu đo là cơ cấu từ điện nên dây dẫn của Ampe kế từ điện rất
nhỏ, thường dùng đo trực tiếp các dòng điện cỡ nhỏ
- Muốn đo dòng điện lớn hơn mA ta phải mở rộng giới hạn đo
- Ampe kế từ điện chỉ làm việc trực tiếp ở lưới điện một chiều. Khi làm
việc với lưới xoay chiều phải thông qua bộ chỉnh lưu
- Độ chính xác của Ampekế từ điện rất cao vì thế người ta thường dùng
để chế tạo các dụng cụ đo dùng trong phòng thí nghiệm
* Mở rộng giới hạn đo ta dùng phương pháp nối song song cuộn dây của cơ cấu
với một điện trở gọi là điện trở Shunt
RS
IX IS

ICC
RCC
CC

Hình 2.81: Sơ đồ mở rộng thang đo của ampe kế từ điện

Trị số điện trở Shunt được tính: RS = RCC/n-1

89
Trong đó: dòng điện cần đo IX lớn hơn dòng định mức của cuộn dây
trong cơ cấu ICC là n lần
IX = nICC
b. Ampe kế điện từ:
* Đặc điểm:
- Cuộn dây của cơ cấu nằm ở phần tĩnh nên dây dẫn có thể thay đổi được
theo yêu cầu của đại lượng đo
- Ampe kế điện từ có giới hạn đo rộng cỡ trăm A
- Ampe kế điện từ làm việc trực tiếp cả với dòng một chiều và dòng xoay
chiều
* Mở rộng giới hạn đo: với phương pháp thay đổi tiết diện cuộn dây để đo
dòng điện lớn thì dây dẫ phải có đường kính to làm dụng cụ có kích thước cồng kềnh
vì thế người ta dùng phương pháp thay đổi cách nối cuộn dây để mở rộng giới hạn đo

W/4 W/4 W/4 W/4

IX

a)
IX
IX

c)
b)
Hình 2.82: Sơ đồ mở rộng thang đo của ampe kế điện từ
ở hình b IX = 4Iđmcc
ở hình c IX = 2Iđmcc
c. Ampe kế điện động:
* Đặc điểm:
- Cơ cấu đo điện động dùng làm đồng hồ thường nối tiếp hai cuộn dây
- Cuộn dây động có tiết diện nhỏ do vậy giới hạn đo hẹp. Muốn đo dòng có trị số
lớn phải mở rộng giới hạn đo
- Ampe kế điện động có thể đo trực tiếp với dòng một chiều và xoay chiều
* Phương pháp mở rộng giới hạn đo: Thay đổi cách đấu hai cuộn dây (đấu
song song hai cuộn dây với nhau) và mắc nối tiếp với các cuộn dây là các điện trở phụ.
d. Máy biến dòng:

90
* Nhiệm vụ: dùng để biến đổi dòng điện trị số lớn xuống dòng điện có trị số
nhỏ để phù hợp với các đồng hồ đo
* Đặc điểm cấu tạo:
+ Mạch từ: Làm bằng những lá thép kỹ thuật điện ghép cách điện với nhau
tạo thành mạch từ khép kín
+ Cuộn dây: có hai cuộn dây
Cuộn dây W1 là cuộn sơ cấp có tiết diện lớn số vòng ít được đấu nối tiếp
với tải
Cuộn dây W2 có tiết diện nhỏ số vòng nhiều đầu ra được nối với đồng hồ
Ampe và các cuộn dòng của các dụng cụ đo khác
I W1 IT¶I
X

W2

I2
A

Hình 2.83: Sơ đồ đo dòng điện dùng máy biến dòng đo lường

I X W2
+ Tỷ số máy biến dòng: K I   ; IX = KII2
I 2 W1
3. Dụng cụ đo điện trở
a. Ôm mét
* Đặc điểm
- Đo được điện trở nhỏ và điện trở trung bình
- Ôm kế có cơ cấu chính là cơ cấu từ điện
* Có hai loại: + Ôm kế có mạch mắc nối tiếp
+ Ôm kế có mạch mắc song song
b. Đo bằng mêgômmét (MΩ)
* Đặc điểm:

91
- Mêgômmét là dụng cụ đo điện trở cỡ lớn (cỡ M)
- Có cơ cấu tỷ lệ kế từ điện
* Cấu tạo
R2


N
L1

Rx
M¸y ph¸t

Tay quay

S
L2 0

R2

Hình 2.84: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mêgôm mét
Mêgôm mét gồm có nguồn cao áp cung cấp từ máy phát điện khi quay máy phát
với tốc độ ổn định (50 đến 70) vòng/phút thì điện áp máy phát có thể có trị số 500 đến
1000V và chỉ thị là một logommét từ điện. Chỉ thị logommét từ điện như hình vẽ gồm
hai khung dây, một khung tạo mô men quay và một khung dây tạo mô men phản
kháng đặt lệch nhau một góc trong không gian
Chú ý khi dùng mêgômmét thì không được chạm vào cọc có điện áp của máy phát.
c. Cầu đo điện trở
R3, R2 dùng chỉnh thô
R4 Dùng chỉnh tinh
R1 Là R cần đo

R1RX
R2
I1 G
I2
A IC B
I4

I R3 R4

I3 92
D
M U
Hình 2.85: Cầu đo điện trở một chiều
* Cầu đo một chiều (Wheatston) dùng để đo điện trở trung bình
Cấu tạo gồm:
- Có bốn vai cầu, mỗi vai tương ứng với một điện trở là R1, R2,R3,R4
- Hai đỉnh cầu AB được nối vào nguồn một chiều bằng pin hoặc ac - qui
- Hai đỉnh CD được nối vào một điện kế
- Điện trở điều chỉnh (Rđ/c) có nhiệm vụ khống chế dòng vào cầu để phù
hợp với điện trở cần đo.
C
* Đo điện trở bằng cầu đo xoay chiều

Z1  ZX Z2
I1 G
I2
A IG B
I4

I Z3 Z4

I3
D
M
u
Hình 2.86: Cầu đo điện trở một chiều
4. Dụng cụ đo công suất (Oát kế)
+ Để đo công suất tác dụng và công suất phản kháng thì ta dùng oát kế điện động
a) Đặc điểm của oát kế điện động
- Là loại dụng cụ đo loại điện động có hai cuộn dây (cuộn tĩnh và cuộn động)
- Tùy theo mạch đo là mạch một chiều hay mạch xoay chiều một pha hoặc ba
pha mà ta dùng các oát kế khác nhau.

93
- Đo ở mạch một chiều hay mạch xoay chiều một pha thì ta dùng oát kế một
phần tử. Còn đo ở mạch xoay chiều ba pha ta dùng oát kế một phần tử hoặc oát kế hai
phần tử hoặc oát kế ba phần tử
b) Cấu tạo oát kế điện động một phần tử
+ Cuộn dây phần tĩnh có số vòng dây ít được mắc nối tiếp giữa nguồn và tải gọi
là cuộn dòng
+ Cuộn dây phần động có số vòng dây lớn, tiết diện nhỏ được mắc song song
với nguồn và song song với tải gọi là cuộn áp.

Hình2.87: Sơ đồ đấu woat kế một phần tử


*
*
*
W
W *

Hình 2.88: Ký hiệu Woat kế một phần tử


c) Nguyên lý hoạt động của Oát kế điện động một phần tử.
3 3
2 2
W IL W
1 1 IL
¦ 4 ¦ 4

E Ia VL T¶i E Ia
RS RS VL
T¶i

Hình 2.89: Sơ đồ mắc Woat kế


Chỉ thị của cơ cấu điện động được xác định như sau
E
  kI L I a mà I a  , (R2 là điện trở của cuộn dây điện áp). (5.4)
RS  R2

E
Suy ra:   kI L . (5.5)
RS  R2

94
Vậy  phụ thuộc vào công suất của tải PL = IL.VL.
Theo cách mắc mạch này nếu điện trở nội của cuộn dây dòng càng nhỏ, càng chính
xác. Điện trở RS là điện trở hạn chế dòng điện qua cuộn dây di động của Oát kế. Nếu
điện áp vào tải càng lớn thì RS càng lớn.
Do chiều quay của kim chỉ thị được xác định theo một chiều đã được xác định sẵn,
trường hợp Oát kế quay ngược thì tráo đổi hai đầu 1, 2 của cuộn cố định. Có một số Oát
kế định sẵn đầu cùng cực tính của hai cuộn dây, ta chỉ việc mắc hai đầu đã định sẵn
(Như một Vôn kế).
2.4.2.5 Dụng cụ đo điện năng - Công tơ mét
a. Cấu tạo Gồm ba phần (hình 2.90)

1. HÖ thèng tõ
2. Trôc
3. B¸nh r¨ng truyÒn ®éng
4. Trèng sè
5. Nam ch©m h·m
6. §Üa nh«m

Hình 2.90: Cấu tạo công tơ mét một pha


+ Phần tĩnh: Gồm hai nam châm điện A, B
- Nam châm A: Có lõi thép (1) làm bằng các lá thép kỹ thuật điện. Dây quấn
(WA) là các vòng dây điện từ có số vòng lớn đường kính dây nhỏ, mắc song song với
tải gọi là cuộn áp.
- Nam châm B: Có lõi thép làm bằng các lá thép kỹ thuật điện. Dây quấn (WB)
là các vòng dây điện từ có số vòng ít đường kính dây lớn, mắc nối tiếp với tải gọi là
cuộn dòng.
Hai nam châm này đặt sát đĩa nhôm (6) ở hai điểm khác nhau
+Phần động gồm:

95
- Đĩa nhôm (6) quay được nhờ gắn trên trục quay (2)
-Trục đặt trên hai gối đỡ
- Đầu trên của trục được chế tạo thành nhông (vít vô tận), nhông này ăn khớp
với bộ bánh răng (3) và trống số (4)
+ Các bộ phận khác:
- Hệ thống bánh răng (bằng nhựa) để truyền chuyển động từ trục đến trống số.
- Trống số trên mặt có ghi các số thập phân (từ 0 đến 9). Tổng hợp các con số
của vành trống cho ta kết quả đo.
- Nam châm vĩnh cửu (5) chế tạo hình móng ngựa ôm sát đĩa nhôm (6) để tạo
sự quay mịn cho đĩa nhôm.
b. Nguyên lý làm việc
Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sự tác dụng tương tác giữa các lực từ.
Khi đặt một điện áp xoay chiều vào cuộn dây WA trong cuộn dây WA xuất hiện
dòng điện IA dòng điện này sinh ra từ thông A móc vòng trong lõi thép qua đĩa nhôm
6 sinh ra một từ trường tương tác với từ trường của nam châm điện A. Kết quả là sinh
ra một lực FAtác dụng vào đĩa nhôm. Đồng thời trong cuộn dây WB xuất hiện dòng
điện IB. Một cách tương tự dòng điện IB sinh ra một lực FB tác dụng vào đĩa nhôm ở vị
trí và chiều trên đĩa nhôm như hình 2.92
FB
6

FA
Hình 2.91: Lực điện từ tác dụng lên đĩa nhôm
Kết quả là đĩa nhôm chịu tác dụng của một ngẫu lực làm đĩa nhôm quay dẫn đến
trục quay, nhông xoắn quay làm cho hệ thống bánh răng quay dẫn đến hệ thống trống
số quay hiện thị giá trị số đo.
2.4.3. Đo các đại lượng điện
1. Đo dòng điện
- Dùng đồng hồ Ampe kế mắc nối tiếp với phụ tải cần đo dòng điện
- Đo dòng một chiều dùng ampemet một chiều (kiểu từ điện)
- Đo dòng xoay chiều dùng ampemet xoay chiều (kiểu điện từ, điện động)
- Muốn mở rộng giới hạn đo ta đấu song song điện trở Sun (RS) với cơ cấu đo

Rt
RS

96
Hình 2.92: Sơ đồ đấu đồng hồ ampe mét vào mạch
- Khi dòng cần đo quá lớn so với giới hạn đo của cơ cấu đo thì ta phải dùng máy
biến dòng để chuyển đổi dòng cần đo về phù hợp với giới hạn đo của cơ cấu đo.
I2đm = 5A
IX

I2 A

Hình 2.93: Sơ đồ máy biến dòng để đo dòng điện trị số lớn


2. Đo điện áp
- Dùng vôn kế đo điện áp
- Vôn kế được mắc song song với phụ tải, nguồn cần đo điện áp. Điện trở của
Vôn kế phải rất lớn để dòng điện qua vôn kế càng nhỏ càng tốt.
- Đo điện áp một chiều có thể dùng vôn kế một chiều hoặc xoay chiều. Muốn đo
chính xác ta dùng vôn kế kiểu từ điện
- Muốn mở rộng giới hạn đo ta mắc nối tiếp điện trở phụ với cuộn dây cơ cấu đo.
Rp chọn sao cho vôn kế chỉ chịu điện áp nhỏ hơn mức cho phép

R V
V Rp R

Hình 2.94: Sơ đồ mạch đo điện áp


- Đo điện áp xoay chiều dùng vôn kế xoay chiều kiểu điện từ
- Khi điện áp cần đo quá lớn so với giới hạn đo của cơ cấu đo thì ta phải dùng
máy biến áp đo lường để chuyển đổi điện áp cần đo về phù hợp với giới hạn đo của cơ
cấu đo.
U2đm = 100V uX
W1 X
A
a 97
W2 x

V
Hình 2.95: Sơ đồ mạch đo điện áp trị số lớn
3. Đo điện trở
a. Đo gián tiếp bằng Ampe kế và Vôn kế
Dựa theo định luật Ôm R = U/I
Cách xác định R bằng cách sử dụng Ampe kế và Vôn kế

A A

+ +
U V RX U V RX
- -

Hình 2.96: Sơ đồ mạch đo gián tiếp điện trở nhỏ và trung bình
Trong cả hai cách đấu trên đều có sai số do điện trở của Ampe kế và Vôn kế
không đạt trạng thái lý tưởng (RV =  và RA =0 )
b. Đo điện trở bằng Ômkế
Ôm kế là dụng cụ từ điện với nguồn cung cấp là pin và có các điện trở mẫu. Nhờ
vào quan hệ định luật Ôm ( R=U/I) như vậy khi U là giá trị không đổi thì R thay đổi
dẫn đến I thay đổi nên góc quay của cơ cấu thay đổi trên cơ sở đó ta chế tạo Ôm kế.
Tuỳ theo cách đấu cơ cấu trong Ôm kế ta có hai kiểu Ôm kế như sau
* Ôm kế mạch nối tiếp RP

CC
U0
RX=0

RX
Hình 2.97: Sơ đồ mạch đo điện trở dùng Ôm kế mạch nối tiếp
Ôm kế mạch nối tiếp khi đo điện trở cần đo được mắc nối tiếp với cơ cấu đo
Trong đó RP là điện trở phụ đảm bảo khi Rx = 0 dòng qua cơ cấu là lớn nhất (lệch
hết thang chia độ) để bù lại sai số do điện trở trong của nguồn tăng lên trong quá trình
sử dụng để đảm bảo chính xác của dụng cụ.
Điện trở trong của Ôm kế được xác định

98
R = RCC + RP = RCC + RP + rng  = const
Rct : là điện trở của cơ cấu chỉ thị
Ictmax : dòng định mức của cơ cấu chỉ thị
Khi Rx = 0 thì Ictmax = U0 /( RCT+R0)
Khi Rx 0 thì Ict = U0 /( RCT+R0+ Rx)
Với Rx =  thì ICT = 0
Từ đó ta thấy rằng khi chia độ thì ngược với dụng cụ đo áp vì lúc này điện áp là
cố định dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở cần đo. Và để tránh sai số gây ra do điện áp
cung cấp bị suy hao người ta mắc thêm biến trở để điều chỉnh khi Rx =0.
Cách sử dụng:
- Trước khi đo ta cần chập hai đầu que đo và chỉnh kim chỉ 0 sau đó mới tiến
hành đo (chỉnh 0)
- Mắc RX cần đo như hình 2.98
* Ôm kế mạch song song
Ôm kế mạch song song có cấu tạo tương tự như Ôm kế mạch nối tiếp nhưng điện
trở cần đo được mắc song song với cơ cấu chỉ thị. So với ôm kế nối tiếp thì Ôm kế
song song có thể đo được các điện trở có giá trị nhỏ hơn.
Hoạt động: khi chưa có Rx ( Rx =) thì dòng đi qua cơ cấu là lớn nhất.
Khi Rx = 0 dòng qua cơ cấu chỉ thị Ic  0. Như vậy thang chia độ của Ôm kế
mạch song song được chia giống như Vônkế

Rp R

Rm

Rx
C
Uo
K

Hình 2.98: Sơ đồ mạch đo điện trở dùng Ôm kế mạch song song


Cách sử dụng:
Ở đây để khắc phục sai số do nguồn cung cấp biến đổi gây ra thì ta cũng phải
tiến hành điều chỉnh trước khi đo nhưng đây là trường hợp chỉnh  (khi hai đầu đo để
hở)
c. Xác định điện trở bằng cầu đo

99
Cầu đo để xác định điện trở là cầu một chiều. Có hai loại cầu dùng xác định điện
trở trong đó cầu đơn xác định điện trở có giá trị trung bình, còn cầu kép xác định điện
trở có giá trị rất nhỏ (loại điện trở đặc biệt điện trở 4 đầu ra)
* Cầu đơn:
Cầu đơn là một thiết bị dùng để xác định điện trở có tính chính xác cao.
Cấu tạo của cầu (hình 2.99):

R2
R1 I1 G
I1
D B
I2
N-2
I2
R3
RX

C Un

N-1
Hình 2.99: Cấu tạo của cầu đơn

Trong đó các điện trở R1,R2,R3 là các điện trở mẫu còn điện trở Rx là điện trở cẫn
xác định giá trị, có điện kế G là cơ cấu chỉ thị.
Để xác định điện trở Rx ta điều chỉnh một trong các điện trở mẫu để G chỉ thị 0,
lúc đó cầu đo đang ở trạng thái cân bằng (Uab = 0) không có dòng đi qua điện kế nên
dòng đi qua điện trở R1, R2 là I1 và dòng đi qua điện trở R3 và Rx là I2 và ta có
I1.R2 = I2.R3 I1R1 = I2Rx
Từ trên ta rút ra biểu thức: RxR2 = R1R3
vậy Rx được xác định: Rx = R1.R3/R2
* Cầu kép
Là thiết bị dùng để đo điện trở rất nhỏ mà cầu đơn trong quá trình đo không
thuận tiện và có sai số lớn do điện trở dây dẫn và điện trở tiếp xúc gây ra.
E E
R1 G R2 R1 G R2
F
Rf
F R3 R4 100
Rx RM
Rc Rd
Rx A C Rdn D B
a) b)
Hình 2.100: Cấu tạo cầu kép
Nguyên tắc thực hiện: Điều chỉnh các vai cầu sao cho IG = 0, lúc này cầu cân
bằng thì ta sẽ xác định được giá trị RX cần đo.
Giải thích sơ đồ và cách xác định RX:
ở sơ đồ trên R1, R2, R3, R4, là các vai cầu, RM là điện trở mẫu đa vào để so sánh, RX
là điện trở cần do.
Điện trở RM, RX ta chọn loại điện trở có bốn đầu dây. Điện trở cần đo là R X (Rtx,
Rdn, Rdd) Rdn là điện trở tương đương do điện trở tiếp xúc tại điểm C, điểm D và các
đoạn dây nối tới các vị trí điểm C và D. Khi cầu cân bằng (có I G = 0) ta xác định được
RX như sau: Để xácđịnh được RX ta phải dùng phương pháp biến đổi tương đương
nhóm điện trở nối tam giác là R3, R4, Rdn và nhóm điện trở nối sao Rf, Rd, RC.
Công thức tính các điện trở tương đương như sau
ở nhóm Y điện trở:
R3 R 4 R3 Rdn R 4 Rdn
Rf = ; Rc = ; Rd =
R3  R 4  Rdn R3  R 4  Rdn R3  R 4  Rdn
Khi IG =0 theo cầu đơn ở điểm B ta xác định RX
R1(Rd+RM) = R2(RX+Rc)
Thay giá trị của Rd và Rc vào biểu thức ta có
R 4 Rdn R3 Rdn
R1( +RM) = R2(RX + )
R3  R 4  Rdn R3  R 4  Rdn
Thực hiện phép biến đổi để rút gọn ta tính được
R1 R 4 R dn R R
RX= RM + ( 1  3)
R2 R3  R 4  R dn R 2 R 4
R1 R3 R
Nếu khi thiết lập mà ta chọn tỷ số  thì lúc đó RX = 1 RM
R2 R4 R2
Như vậy kết quả của điện trở cần đo không có mặt của Rdn nên phép đo cho kết quả
chính xác.

R1 R2 101
F
d. Mêgôm mét

Hình 2.101: Sơ đồ đo điện trở dùng mêgôm mét


Góc quay của cơ cấu đo tỷ lệ với tỷ số của hai dòng điện chạy qua hai khung dây
trong đó dòng điện I1 đi qua khung dây W1, điện trở R1, dòng điện I2 qua khung dây
W2 điện trở R2, Rx và Rf.
Ta có: I1 = U0/(R1+r1)
I2 = U0/(R2+r2+Rx+Rf)
r1,r2 : điện trở của khung dây
Dưới tác động của lực điện từ giữa từ trường và dòng điện qua các khung sẽ tạo
ra mô mem quay M1 và mô mem cản M2.
ở tại thời điểm cân bằng M1=M2 ta có:
 = F(F1/F2)= F[(R2+Rf+r2+Rx)/(R1+r1)]
Các giá trị R1,R2,Rf và r1,r2 là hằng số nên góc quay tỷ lệ với Rx và không phụ thuộc
vào điện áp cung cấp
4. Đo công suất:
a)Đo công suất tác dụng:
* Dùng một Oát kế
3
+ Mạch xoay chiều 1pha: 2
W
1 IL
¦ 4

u R
T¶i

Hình 2.102: Đo công suất tải 1 pha sử dụng Oát kế

+ Nếu mạch 3 pha đối xứng có phụ tải hình sao đối xứng ta chỉ cần đo công
suất ở một pha sau đó nhân 3 lúc đó: P3f = 3Pf.

102
Nếu mạch 3 pha phụ tải hình tam giác đối xứng ta cũng chỉ cần đo công suất ở một
nhánh phụ tải sau đó nhân 3 lần ta được công suất tổng.
*
A IA
A IA
W A
* ¦ *
ICA W
UAN UAB
UAB * ¦ IAB
UCA
UCA B IB
B IB IBC
UCN UBN B
UBC C
UBC
IC
IC C
C

Hình 2.103: Đo công suất tải 3 pha sử dụng 1 Oát kế

+ Tải 3 pha 4 dây : *


W
A
*

3 pha ®èi xøng


B RP

C
O

Hình 2.104. Đo công suất mạch 3 pha bốn dây sử dụng 1 Oát kế

* Dùng hai Oát kế (Hình 2.105):


Phương pháp này được dùng trong mạch điện 3 pha đối xứng và không đối xứng.
A * P1
*
3 pha 3 d©y

B * P2
*
C RP
RP

Hình 2.105. Cách mắc 2 Oát kế đo công suất tải 3 pha

* Dùng ba Oát kế (Hình 2.106):


Trong trường hợp mạch 3 pha có phụ tải không đối xứng có dây trung tính (tải nối
sao) để đo công suất tổng ta phải sử dụng 3 Oátmét và công suất tải 3 pha bằng tổng công
suất của từng pha đo bằng Oátmét. Sơ đồ mắc như hình 2.106
Ta có : P3P = PA+PB+PC = UAIAcosA + UBIBcos B+ UCICcosC
*
A PA
*

* 103
PB
B
*
Phô t¶i

*
Hình 2.106. Sử dụng 3 Oát kế đo công suất tải 3 pha

Nhưng thực tế thường dùng một oát mét ba pha ba phần tử. Có 3 cuộn tĩnh (cuộn
dòng) và ba cuộn động trên cuộn động có gắn trục. Mômen làm quay phần động là
mômen tổng của 3 phần tử tức là tỷ lệ với công suất ba pha.
 = K3P3P
b) Đo công suất phản kháng:
+ Đo công suất phản kháng một pha (Hình 2.107)

Hình 2.107: Oát kế điện động đo công suất phản kháng một pha
+ Đo công suất phản kháng ba pha(Hình 2.108)
IA *
A W
* ¦
UAB
B IB N

UBC
IC
C

Hình 2.108: Đo công suất phản kháng mạch ba pha đối xứng
*
A IA
W
* ¦
UAB UAN
104
B IB N
* W UCN
UBC ¦*
*
C IC
Hình 2.109: Đo công suất phản kháng mạch ba pha không đối xứng
5. Đo điện năng
a. Đo điện năng một pha (Hình 2.110)
*
KWh
*
u
R1

Hình 2.110: Sơ đồ nguyên lý mạch đo điện năng một pha

b. Đo điện năng mạch ba pha


* Mạch ba pha bốn dây
Dùng công tơ mét ba pha ba phần tử (Hình 2.111)
* ZA
A *
* ZB
B *
* ZC
C *
O
Hình 2.111: Sơ đồ nguyên lý mạch đo điện năng ba pha mạch ba pha bốn dây
* Mạch ba pha ba dây
Dùng công tơ mét ba pha hai phần tử (Hình 2.112)

* *
* *
A
B Phô
C t¶i

Hình 2.112: Sơ đồ nguyên lý mạch đo điện năng ba pha mạch ba pha ba dây

105
CÂU HỎI ÔN TẬPVÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2
1) Trình bày khái niệm cơ bản về dòng điện xoay chiều một pha hình sin.
2) Quan hệ dòng và áp trong các phần tử của mạch điện thuần trở, thuần cảm,
thuần dung.
3) Quan hệ dòng và áp trong mạch R, L, C mắc nối tiếp. Các loại tam giác và
quan hệ giữa các tam giác trong mạch. Hiện tượng cộng hưởng điện áp trong
mạch R, L, C mắc nối tiếp và cách tính tần số riêng của mạch khi có cộng h-
ưởng.
4) Quan hệ dòng và áp trong mạch R, L, C mắc song song. Các loại tam giác và
quan hệ giữa các tam giác trong mạch. Hiện tượng cộng hưởng dòng điện trong
mạch R, L, C mắc song song và cách tính tần số riêng của mạch khi có cộng
hưởng.
5) Trình bày khái niệm chung về mạch điện xoay chiều ba pha?
6) Nêu cách nối nguồn và tải ba pha? Phân biệt lượng dây, lượng pha trong mạch
ba pha?
7) Nêu đặc điểm, công suất và phương pháp giải mạch điện ba pha đối xứng?
8) Trình bày khái niệm chung về máy biến áp?
9) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha?
10) Kể tên, nêu ứng dụng của các loại máy biến áp một pha?
11) Vẽ sơ đồ nguyên lý của máy biến áp ba pha nối Y /, nối /Y?
12) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp hàn một pha
13) Trình bày khái niệm chung về máy điện quay?
14) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của của máy điện không
đồng bộ?
15) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của máy điện đồng bộ?
16) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của máy điện một chiều?
17) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của máy điện đặc biệt?
18) Trình bày khái niệm chung về đo lường điện?
19) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các cơ cấu đo cơ bản?
20) Trình bày phương pháp đo điện áp. Để mở rộng giới hạn đo điện áp người ta
thực hiện như thế nào?
21) Trình bày phương pháp đo dòng điện. Để mở rộng giới hạn đo dòng điện người
ta thực hiện như thế nào?
22) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của công tơ mét một pha và
ba pha để đo điện năng tiêu thụ?

106
23) Hãy vẽ mạch xoay chiều một pha có đầy đủ các phẩn tử R, L, C nối tiếp và
hỗn hợp. Đấu các thiết bị đo các đại lượng dòng, điện áp, điện năng tiêu thụ
của toàn mạch, điện áp trên từng phần tử
24) Hãy vẽ mạch xoay chiều ba pha đối xứng có tải một pha và ba pha. Đấu các
thiết bị đo các đại lượng dòng, điện áp, điện năng tiêu thụ của toàn mạch, đo
dòng điện, điện áp dây và pha trên từng tải.

A
25) Bài tập 1: Để xác định thông số của cuộn dây
tiến hành 2 lần thí nghiệm như hình 2.103 R
Khi U1 = 60V, f1 = 50Hz, thì I1 = 10 A V
L
Khi U2 = 60V, f2 = 100Hz, thì I2 = 6 A
Tìm giá trị R và L
26) Bài tập 2: Một đèn huỳnh quang công suất Hình 2.103
40W khi mắc vào nguồn có điện áp U = 220V, f = 50Hz thì dòng điện làm việc qua
đèn I = 0,41A, cos = 0, 6. Tính thông số của đèn và cuộn chấn lưu. Tìm điện áp trên
đèn U1 và trên cuộn chấn lưu U2?
27) Bài tập 3: Một máy cạo râu có điện áp định mức 127V tiêu thụ công suất 8W,
cos = 0, 85. Cần nối tiếp với máy một điện trở bằng bao nhiêu để có thể làm việc ở
lưới điện 220V. Tình các thông số sơ đồ thay thế máy cạo râu, tính điện áp và công
suất tổn hao trên điện trở phụ R.
28) Bài tập 4: Điện áp và dòng điện phức của một phần tử như sau:
. .
U  200e j 37 V , I  4e  j 23 A . Viết biểu thức tức thời điện áp và dòng điện. Tính
0 0

các thông số sơ đồ thay thế phần tử. Tính công suất tác dụng P và công suất phản
kháng Q của phần tử.
29) Bài tập 5: Một mạng điện R -L-C nối tiếp, nguồn U = 100V, tần số f biến
thiên. Cho R =10, L=26,5mH, C=265F.
a. Tính dòng điện, công suất và hệ số công suất khi f = 50Hz. Vẽ đồ thị véc tơ.
b. Xác định tần số f để dòng điện cực đại . Tính công suất và vẽ đồ thị véc tơ.
30) Bài tập 6: Cho mạch điện xoay chiều hình 2.104 trong đó:
e1  50 2 sin( t  450 )V ; e1  50 2 sin( t  1350 )V ; R1 = R2 = 8, R3 = 3,125;
1
L   6 .
C
Tìm dòng điện trong các nhánh bằng các phương pháp đã học.

107
33) Bài tập 7: Cho mạch điện như hình 2.105. Biết: R1=10(); R2=15();
R3=20(); L1=25(mH); L2=40(mH); M=60(mH); E=100 (V);  = 200 (rad/s)
Các dòng điện đã được chọn chiều như hình 2.105. Hãy giải mạch điện bằng phương
pháp dòng điện vòng.

R1 R
2
34) Bài tập8: Cho mạch điện như hình E R E
2.106, với Z1=1+j2(); Z2=5(); 1 3 2
L C
Z3=10(); E1=10(V); E2=20 ej30(V). Các H×nh 2.104
dòng điện đã được chọn chiều như hình vẽ.
L1
Hãy giải mạch điện bằng phương pháp điện I1 * I3
thế nút. *
M L2
R1
35) Bài tập 9: Vẽ mạch điện gồm đầy IA I2 R3
IB
đủ các phần tử R,L, C có 3 nút, 6 nhánh. E R2
Viết hệ phương trình dạng vi phân, dạng
phức giải mạch điện bằng phương pháp H×nh 2.105
dòng nhánh, dòng vòng?
I1 A I3
36) Bài tập 10: Cho một lượng hình sin
có biểu thức: I2
Z1 Z2 Z3
e = 310sin (314t+/4) (V)
E1 E2
Hãy xác định: Biên độ, tần số góc, chu kỳ,
tần số, giá trị tức thời tại thời điểm t B
H×nh
=0,0175s, giá trị hiệu dụng và biểu diễn
2.106
lượng hình sin bằng đồ thị?
37) Bài tập 11: Một cuộn dây có điện trở và điện cảm mắc vào mạch xoay chiều
với tần số 50Hz. Các đồng hồ chỉ U = 65V, I = 5A, P =125W. Tìm điện trở và điện
cảm cuộn dây.

38) Bài tập 12: Điện trở R =15, nối tiếp với tụ điện đặt vào mạch xoay chiều có
điện áp U =120V và tần số f =50Hz, dòng điện trong mạch I =4A. Tìm trị số điện dung
của tụ, các thành phần của tam giác điện áp và vẽ đồ thị véc tơ?

108
39) Bài tập 13: Mạch điện có R =11 L=0,318H, C=31,8F nối tiếp, đặt vào
điện áp U =220. Tìm dòng điện trong mạch, các thành phần của tam giác điện áp, tam
giác công suất và vẽ đồ thị véc tơ với tần số f = 50 Hz? Với tần số bao nhiêu thì mạch
cộng hưởng điện áp? Khi có cộng hưởng thì dòng điện, các thành phần của tam giác
điện áp trong mạch là bao nhiêu?
40) Bài tập 14: Cho mạch điện R -L-C nối tiếp. Cho biết giá trị của ba điện áp. Vẽ
đồ thị véctơ và xác định điện áp thứ t và tính hệ số cos  của mạch trong các trờng hợp
sau:
a. UR =10V, UL =20V, UC =10V, tính U =?
b. UL =110V, UC =150V, U =50V, tính UR =?

c. UL =10V, UR =10V, U = 5 5 V, tính UC =?

41 ) Bài tập 15: Cho mạch điện R -L-C mắc song song. Biết U =120V, R = 40,
XL =20, XC = 60. Tìm trị số tức thời của dòng điện chạy trong các phần tử và dòng
điện tổng. Bằng cách thay đổi trị số tụ điện C sao cho XL =XC, tính dòng điện tổng
trong trường hợp này?

42) Bài tập 16: Tải ba pha đối xứng nối Y có R = 3, X = 4, nối vào lưới có
Ud=220V. Xác định dòng điện, điện áp, công suất trong mạch bình thường
43) Bài tập 17: Vẽ sơ đồ đấu các phụ tải sau:
- 6 bóng đèn có ghi 220V-60w
- Một động cơ xoay chiều ba pha có UP =220V (Đ1)
- Một động cơ xoay chiều ba pha có Ud =220V (Đ2)
Vào lưới xoay chiều ba pha có điện áp dây bằng 220V.

44) Bài tập 18: Ba cuộn dây giống nhau, mỗi cuộn có R = 10, X = 10, đấu hình
sao, đặt vào điện áp pha cân bằng có Ud = 220V. Tìm dòng điện trong mỗi cuộn, công
suất mạch tiêu thụ, vẽ đồ thị vectơ.
Đáp số: Id = If = 8,97 A; P = 2,42 kW
45) Bài tập 19: Động cơ ba pha đấu sao, nối vào lưới điện áp (dây) là 380V, tiêu
thụ công suất P =10kW, cos = 0, 8. Xác định dòng điện của động cơ ?
Đáp số: Id = If =19A

109
46) Bài tập 20:. Phụ tải ba pha đối xứng, trở kháng mỗi pha R = 5, X = 5 3 ,
đấu tam giác, đặt vào điện áp ba pha có Ud = 100V. Xác định dòng điện và công suất
(tác dụng và phản kháng) mạch tiêu thụ, vẽ đồ thị véctơ?
Đáp số: If =10A; Id = 17,3A; P = 1,5kW; Q = 2,6kVAr
47) Bài tập 21: Động cơ ba pha đấu tam giác, đặt vào lưới ba pha điện áp dây
220V, tiêu thụ công suất P = 5, 28kW. Tìm hệ số công suất của động cơ?

Đáp số: cos = 0,58


48) Bài tập 22: Lưới điện ba pha điện áp Ud = 120V, cung cấp cho phụ tải chiếu
sáng ba pha đấu tam giác: RAB = 10; RCB = RCA = 20. Xác định các điện áp đặt
vào phụ tải trong trường hợp pha B bị cháy đứt. Vẽ đồ thị vectơ?
Đáp số: UAB = 40V; UBC = 80V; UCA = Ud = 120V (các dòng điện
đồng pha điện áp tương ứng UAB và UBC ngược pha với UCA).
49) Bài tập 23: Vẽ sơ đồ đấu các phụ tải sau tạo thành mạch ba pha đối xứng:
- 6 bóng đèn có ghi 220V-40w
- Một động cơ xoay chiều ba pha có U đm =380V (Đ1)
- Một động cơ xoay chiều ba pha có U đm =220V (Đ2)
Vào lưới xoay chiều ba pha có điện áp dây bằng 380V.
50) Bài tập 24: Động cơ ba pha đấu tam giác đặt vào lưới ba pha điện áp dây
220V, tiêu thụ công suất P = 5,28 kW vối cos = 0, 58. Xác định dòng điện dây và
dòng điện pha?
Đáp số: Id =17,3A IP = 10A
51) Bài tập 25: Lưới điện ba pha điện áp Ud = 120V, cung cấp cho phụ tải chiếu
sáng ba pha đấu tam giác gồm 12 bóng: Có RAB = RCB = RCA = 20. Xác định các
điện áp đặt vào phụ tải
52) Bài tập 26: Động cơ ba pha đấu tam giác, đặt vào lưới ba pha đối xứng có điện
áp dây 120V, tiêu thụ công suất P = 3kW, dòng điện dây là 25A. Tìm hệ số công suất
của động cơ?

Đáp số: cos = 0,58


53) Bài tập 27:. Vẽ sơ đồ đấu các phụ tải sau tạo thành mạch ba pha đối xứng:
- 36 bóng đèn có ghi 220V-40w

110
- 3 động cơ xoay chiều một pha có U đm =380V (Đ1)
- 6 động cơ xoay chiều một pha có U đm =220V (Đ2)

54) Bài tập 28: Ba cuộn dây giống nhau, mỗi cuộn có R = 20, X = 30, đấu hình
tam giác, đặt vào điện áp pha đối xứng có Ud = 380V. Tìm dòng điện (dạng phức)
trong mỗi cuộn, công suất mạch tiêu thụ của tải.

55) Bài tập 29: Một phụ tải ba pha đối xứng, trở kháng mỗi pha R = 5, X =
5 3 , đấu sao, đặt vào điện áp ba pha có Ud = 100V. Xác định dòng điện pha (dạng
phức) và công suất ba pha (tác dụng và phản kháng) của tải

111
Chương 3 KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
3.1 Vật liệu điện và linh kiện
3.1.1. Vật liệu điện
1. Khái niệm chung
- Với mỗi một vật chất các điện tử của nguyên tử năng lượng xác định ở những
nguyên tử khác nhưng có những mức năng lượng nhất định khác nhau
- Khi nguyên tử bị ion hoá điện tử hoá trị tự do nguyên tử đó có mức năng lượng
cao năng lượng này được gọi là vùng rỗng
- Ở nhiệt độ tuyệt đối 00K do e có năng lượng nhiệt nên vùng năng lượng bình
thường của nguyên tử là vùng đầy hoặc vùng hoá trị.
- Giữa vùng đầy và vùng rỗng là vùng cấm.
a) Sơ đồ phân vùng năng lượng của vật rắn (Hình 3.1)
ev
Vùng rỗng

Vùng cấm
W

Vùng dầy

Hình 3.1: Sơ đồ phân vùng năng lượng của vật rắn


b) Phân loại vật liệu dựa trên sự phân vùng của vật rắn.
Tùy theo chiều rộng của vùng cấm ( W ) vật chia ra thành các loại:
- Vật liệu cách điện (chất điện môi) có W rất lớn
- Vật liệu dẫn điện (chất dẫn điện) có W = 0 vùng cấm nằm sát vùng rỗng
- Vật liệu bán dẫn (chất bán dẫn) có W = ( 0,2 -> 1,5) ev
c) Phân loại vật liệu theo từ tính của vật liệu
- Vật liệu nghịch từ  < 1
- Vật liệu thuận từ  >1
- Vật liệu dẫn từ  >> 1
2. Vật liệu dẫn điện
a) Định nghĩa:
- Vật liệu dẫn điện là loại vật có vùng đầy nằm sát với vùng rỗng, các điện tử hoá
trị trong vùng đầy có thể chuyển động dễ dàng sang vùng rỗng để trở thành điện tử tự
do ở ngay điều kiện thường vật liệu này có khả năng dẫn điện tốt.
- Vật liệu dẫn điện ở thể: rắn, lỏng và có thể là thể khí

112
b) Phân loại:
- Vật liệu dẫn điện có điện dẫn cao
- Vật liệu dẫn điện có điện trở cao
- Vật liệu dẫn điện thể lỏng: thuỷ ngân
c) Các tính chất cơ bản của vật liệu dẫn điện
- Điện dẫn suất của vật liệu dẫn điện
 = n0 eu
Trong đó:
n0 :là mật độ phần tử mang điện
e: điện tích của phần tử mang điện
u: độ di chuyển của phần tử mang điện
- Điện trở suất : là nghịch đảo của điện dẫn
S
 R
l
Trong đó:
R: điện trở của vật dẫn
S: tiết diện của vật dẫn
l: chiều dài của vật dẫn
- Nhiệt dẫn suất (hệ số nhiệt độ của điện trở)
Kim loại có nhiệt dẫn suất lớn là do có e tự do có tác dụng truyền nhiệt
- Hệ số giãn nở
- Thế hiệu tiếp xúc
- Có tính chất cơ giới
d) Ứng dụng:
- Với vật liệu dẫn điện có điện dẫn cao -> dây dẫn điện:
+ Dây điện từ
+ Dây truyền tải
- - Với vật liệu dẫn điện có điện trở cao được dùng làm điện trở dây quấn
3. Vật liệu cách điện
a) Định nghĩa:
Vật liệu cách điện là chất có vùng cấm rộng nhất ở điều kiện nhiệt độ thường
chúng không dẫn điện. Ngay cả khi ở điều kiện làm việc trong môi trường về điện
trường hoặc nhiệt độ thì các điện tử hoá trị tuy được cộng thêm một mức năng lượng
của chuyển động nhiệt nhưng vẫn không thể di chuyển từ vùng đầy qua vùng rỗng,
sang vùng cấm để trở thành điện tử tự do được.
b) Phân loại:

113
- Điện môi khí: Không khí, CO2, H2 argon, nêon, hơi natri
- Điện môi vô cơ: Vật liệu xen nhét điện, Mica, thuỷ tinh
- Điện môi hữu cơ: Dầu mỏ, vật liệu sáp, sơn, cao su, vật liệu nhựa
c)Tính chất của điện môi
- Có tính hút ẩm
- Tính chất cơ học
- Có tính chất cơ học và hoá học và khả năng chống bức xạ năng lượng của điện
môi
d) Ứng dụng:
- Dùng làm các vật liệu cách điện trong ngành điện- điện tử
- Dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và trong mọi lĩnh vực đời sống, y tế...
4. Vật liệu sắt từ
a) Định nghĩa: Là loại vật liệu trong nó có sự tồn tại của tính chất từ. Đó là do sự
chuyển dịch của các điện tích tạo nên những dòng điện vòng đó là sự quay của các
điện tử xung quanh trục của nó (Spin điện từ).
b) Tính chất:
- Có tính chất từ là do chuyển dịch của các điện tích;
- Sự từ hoá dễ hay khó phụ thuộc vào nguyên tố từ hoá của tinh thể;
- Để từ hoá vật liệu sắt từ thì người ta phải dùng từ trường ngoài;
c) Phân loại: (dựa vào độ từ thẩm  để phân loại)
- Vật liệu nghịch từ  < 1: Cu, chì, bạc, kẽm
- Vật liệu thuận từ  >1: không khí, nhôm, chì
Vật liệu sắt từ  >> 1:  có trị số vào khoảng vài trăm -> vài vạn. Các chất có 
biến thiên phụ thuộc vào cường độ từ trường H như: cô ban, niken và hợp kim của
chúng
d)Ứng dụng: Sử dụng nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử.
5. Vật liệu bán dẫn
a) Định .nghĩa:
Là loại vật liệu điện có giải cấm w hẹp hơn vật liệu cách điện nhưng lớn hơn
vùng cấm của vật liệu dẫn điện. Do đó lúc bình thường (điều kiện thường) thì không
dẫn điện khi có kích thích về nhiệt độ hay điện trường ngoài thì chúng trở thành vật
liệu dẫn điện.
b) Tính chất:
- Có độ bền cơ cao
- Kích thước nhỏ nhẹ chắc chắn

114
- Tuổi thọ cao (độ bền)
- Tiêu tốn ít năng lượng điện
- Quán tính nhỏ có thể sản suất được
c) Phân loại:
- Nguyên tố bán dẫn nguyên chất Ge, Si;
- Các liên kết hoá học, bán dẫn;
- Vật liệu bán dẫn phức;
- Vật liệu bán dẫn lỏng.
d)Ứng dụng:
- Dùng nhiều trong kỹ thuật điện và kỹ thuật vô tuyến;
- Dùng biến đổi các dạng năng lượng;
- Dùng làm các phân tử đốt nóng tia điện tử.
*Chất bán dẫn N và P
* Chất bán dẫn loại N: Khi cho Si (Ge) kết hợp với As (arsenic) thuộc nhóm 5
trong bảng hệ thống khi đó 5 điện tử hóa trị của As kết hợp với 4 điện tử hóa trị của
Ge(Si) còn thừa một điện tử hoá trị của As hình thành điện tử tự do các điện tử này dễ
dàng cho (kết hợp )các điện tích khác để trung hòa. Điện tử tự do này gọi là điện tử
(ion âm). Chất bán dẫn loại N gọi là chất bán dẫn loại cho
* Chất bán dẫn loại P: Khi cho Si (Ge) kết hợp với In (Indi) thuộc nhóm 3 trong
bảng hệ thống khi đó 3 điện tử hóa trị của In kết hợp với 3 điện tử hóa trị của Ge(Si)
còn thiếu một điện tử hoá trị của In hình thành điện tử tự do các điện tử này dễ dàng
nhận (kết hợp ) các điện tích khác để trung hòa. Điện tử tự do này gọi là lỗ trống (ion
dương). Chất bán dẫn loại P gọi là chất bán dẫn loại nhận
3.1.2. Linh kiện thụ động và linh kiện bán dẫn
1. Linh kiện thụ động
a) Điện trở
* Khái niệm
Là một trong những phân tử chính dùng trong thiết kế mạch điện để đạt được các
giá trị về dòng hay áp theo yêu cầu thiết kế sử dụng
- Đặc điểm: chúng có tác dụng như nhau trong cả mạch một chiều và xoay chiều,
chế độ làm việc không bị ảnh hưởng bởi tần số của nguồn xoay chiều
VR R

R R

Điện trở điều chỉnh


được trị số điện trở Điện trở không điều chỉnh

115
Hình 3.2: Ký hiệu điện trở
- Công suất của điện trở: là công suất tối đa tiêu tán trên điện trở mà không làm
hỏng nó (PR)
Để đảm bảo an toàn cho điện trở khi sử dụng thì 2P  PR
PR : công suất định mức của điện trở (nhà chế tạo quy định)
P : công suất tiêu tốn thực tế trên điện trở khi sử dụng
P = U I (W)
- Khi sử dụng điện trở phải chú ý đến thông số cơ bản:
+ Trị số điện trở
+ Công suất tiêu tán của điện trở
* Phân loại và cấu tạo
 Điện trở than
- Được chế tạo bằng hỗn hợp bột than và các chất khác
- Công suất từ 0,125w -> 1w Vỏ gốm
- Trị số từ vài  -> 10 M
- Sai số lớn (1-> 20)%
- Rẻ tiền Chân KL Bột than
 Điện trở màng than
- Gồm lớp than tinh thể phủ ngoài lõi gốm
- PR = ( 0,25 -> 2)w
- Có độ ổn định cao dung sai nhỏ, giá thành rẻ
 Điện trở ôxit kim loại
- Có cấu tạo tương tự như điện trở màng than gồm các lớp ôxit thiếc phủ ngoài lõi
gốm
- Có PR = ( 0,5 -> 5)w -> độ tin cậy và độ ổn định cao đắt tiền
 Điện trở dây quấn
- Vật liệu làm điện trở là dây hợp kim có điện trở cao Lõi gốm

được quấn trên lõi vật liệu gốm


Dây điện trở
- Có trị số điện trở PR lớn, sai số nhỏ giá thành đắt
* Các loại điện trở đặc biệt
 Biến trở
- Điện trở điều chỉnh (Variable resistor)
- Cấu tạo: Gồm một điện trở màng than hay dây quấn có
hình cung với góc quay 2700 ở giữa có trục quay

1 2 3116
Khi trục quay mang theo một con trượt tiếp xúc lên bề mặt điện trở quay sang
trái thì R12 có trị số nhỏ R23 có trị số lớn. Quay sang phải thì R12 có trị số lớn R23 có trị
số nhỏ.
 Điện trở nhiệt ( Thermistor)
- Là loại điện trở có trị số phụ thuộc vào nhiệt độ
- Có hai loại điện trở nhiệt:
+ Điện trở có hệ số nhiệt âm: Khi t0 cao thì giá trị R thấp -> dùng để ổn định
nhiệt cho các tầng khuyếch đại
+ Điện trở có hệ số nhiệt dương: Khi t0 độ tăng thì giá trị R tăng -> dùng làm
cảm biến nhiệt cho các hệ thống tự động điều khiển theo nhiệt độ
 Điện trở điện áp: VDR ( Voltage dependent Resistor)
- Là loại điện trở có trị số biến thiên theo điện áp đặt vào
điện trở
- Khi điện áp đặt vào hai cực VDR nhỏ -> điện trở của nó VDR
lớn (coi như hở mạch)
- Khi điện áp đặt vào hai cực VDR lớn -> điện trở của nó nhỏ (coi như ngắn
mạch)
- Thường được mắc song song với cuộn dây có hệ số tự cảm lớn để dập tắt điện
áp cảm ứng quá cao khi cuộn dây mất dòng đột ngột
* Cách đọc trị số điện trở
 Theo mã thập phân
- Trị số điện trở được ghi trực tiếp trên vỏ điện trở: 100, 1K, 1,5M
- Ghi theo mã 3 chữ số thập phân:
+ Hai chữ số đầu là hai số đầu của giá trị điện trở
+ Chữ số thứ 3 chỉ số số 0 thêm vào bên phải hai số đầu
VD: 102 -> 1000 = 1K
153 -> 15000 = 15K
 Theo mã mầu (phổ biến)
- Loại có 4 vòng mầu: Màu

+ Vòng 1 : sát đầu điện trở chỉ số thứ nhất


+ Vòng 2 : chỉ số thứ hai
Vòng 1 Vòng 4
+ Vòng 3 : chỉ số lượng số không bên phải
+ Vòng 4: chỉ sai số tính theo %

117
Mầu Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4
Đen 0 0 100
Nâu 1 1 101 1%
Đỏ 2 2 102 2%
Cam 3 3 103
Vàng 4 4 104
Xanh 5 5 105
Xanh lơ 6 6 106
Tím 7 7 107
Xám 8 8 108
Trắng 9 9 109
Vàng kim 10-1 5%
Bạch kim 10-2 10%
Ví dụ:
Xanh Bạc Tím nâu

Nâu Đỏ Đỏ Đỏ
R= 15*10  (sai số 2%)
-2
R= 2700 (sai số 1%)

+ Loại có 5 vòng màu:


Vòng 1: Số thứ nhất của giá trị điện trở
Vòng 2: Số thứ hai của giá trị điện trở
Vòng 3: Số thứ ba của giá trị điện trở
Vòng 4: Bội số
Vòng 5: Sai số
b. Tụ điện (Capacitor - C )
Tụ có khả năng tích luỹ năng lượng dưới dạng điện trường
* Khái niệm
- Cấu tạo: Gồm hai bản cực bằng chất dẫn điện đặt song song nhau ở giữa là lớp
cách điện gọi là điện môi
- Ký hiệu:
- Điện dung của tụ đặc trưng khả năng chứa điện (tích điện ) của tụ
S
C 
d

118
Trong đó:  là hằng số điện môi phụ thuộc vào chất cách điện giữa hai bản cực
S: Diện tích hiệu dụng của bản cực (m2)
d: Bề dày của lớp điện môi hay khoảng cách giữa hai bản cực của tụ (m)
- Đơn vị: Farad (F)
Ước số: 1F = 10-6F
1nF = 10-9F
1pF = 10-12F
- Thông số kỹ thuật của tụ điện
+ Điện dung của tụ điện
+ Điện thế làm việc của tụ điện: (WV) là điện thế cao nhất đặt lên tụ mà tụ an
toàn
Khi sử dụng tụ phải thoả mãn điều kiện WV  2V
WV: là điện thế làm việc của tụ
V: điện thế đặt lên tụ thực tế trong mạch
- Ứng dụng:
+ Dùng để lọc điện trong mạch chỉnh lưu
+ Kết hợp với R - L tạo thành các mạch lọc và mạch cộng hưởng
+ Ghép năng lượng trong các bộ khuyếch đại
- Cách ghép tụ:
+ Nối tiếp
+ Song song
* Phân loại tụ: Có hai loại
+ Tụ có phân cực tính (dương và âm)
+ Tụ không phân cực tính
Theo vật liệu chế tạo chia làm nhiều loại:
 Tụ hoá
Các bản cực được cấu tạo bởi các lớp điện môi là các lớp ôxit nhôm rất nhiều bằng
phương pháp điện phân, trị số của tụ điện ghi thay đổi
- Khi sử dụng đấu đúng cực tính
- Ký hiệu :
+ -
- Hình dáng
_ +
 Tụ gốm
+ _
- Không phân cực tính
- Điện môi là gốm sứ đặc biệt
 Tụ mica

119
- Không phân cực tính
- Điện môi là mica
- Điện áp làm việc cao, hàng nghìn vôn
- Trị số thường ghi theo mã mầu giống cách đọc của điện trở
- Đơn vị là PF mã mầu giống như mã mầu điện
trở Bản cực

 Tụ biến đổi
- Gồm hai hệ thống lá kim loại đặt cách điện với Bản cực
nhau: một hệ cố định, một hệ xoay được quanh một Hệ cố định
Hệ xoay
trục
- Chất cách điện là không khí
Khi xoay tụ thì giá trị điện dung của tụ thay đổi được
* Đặc tính phóng nạp của tụ điện
- Khi đặt một điện áp một chiều lên tụ (hình 3.3) vì giữa hai bản cực là lớp cách
điện nên tụ không dẫn dòng điện một chiều, nhưng lại xẩy ra quá trình nạp điện, phóng
điện
- Khi chuyển mạch ở vị trí 2, tụ C được nạp điện. Điện áp trên tụ tăng dần từ
0(V) đến trị số EC theo quy luật hàm số mũ
UC(t) = EC ( 1 - e- t/)
t : thời gian nạp tụ. đơn vị ( s)
e : hằng số e = 2,7
 = RC hằng số thời gian nạp của tụ
R tính bằng ; C tính bằng F
sau t = 5 -> UC  EC
2 K 3
UC
+ N¹p
EC - EC
+
C
-

Inạp Iphóng
R Phãng
0 5 t
Hình 3.3: Mạch điện và đặc tính nạp phóng của tụ C
khi chuyển mạch sang vị trí 3 thì tụ điện được phóng điện qua điện trở điện áp
trên tụ giảm từ EC  0V
t

UC(t) = EC  e 

120
- Khi mắc tụ trong mạch điện xoay chiều sẽ có dòng điện xoay chiều qua tụ
Sự cản trở của tụ điện với dòng xoay chiều được đặc trưng bởi dung kháng:
1 1
Xc = 
C 2fC
c) Cuộn cảm
- Cuộn cảm gồm các vòng dây điện từ được quấn làm vòng liên tiếp trên một lõi
- Lõi có thể là không khí, sắt từ hay Ferit
- Ký hiệu

Cuén d©y Cuén d©y Cuén d©y


cã lâi K2 cã lâi ferit cã lâi s¾t tõ

Hình 3.4: Ký hiệu cuộn cảm


- Cách ghép và tính điện cảm L giống như điện trở
- Ứng dụng
+ Dùng làm biến áp
+ Dùng làm Micro điện động
+ Dùng làm loa điện động
2. Linh kiện tích cực
a) Tiếp giáp P-N
* Tiếp giáp p-n khi chưa có điện trường ngoài
Khi cho hai miếng bán dẫn tạp P&N tiếp xúc công nghệ với nhau. Tại vùng tiếp
xúc xảy ra một hiện tượng vật lý đặc biệt
- Do sự chênh lệch lớn về nồng độ điện tử tại vùng tiếp xúc xảy ra hiện tượng
khuếch tán các động tử đa số :
P N

IKT

Hình 3.5: Sự hình thành tiếp giáp P-N


+ Lỗ trống ở bán dẫn P qua tiếp giáp sang bán dẫn N
+ Điện tử ở bán dẫn N qua tiếp giáp sang bán dẫn ->tạo thành dòng điện
khuyếch tán I kt có P->N

121
Khi xảy ra hiện tượng khuyếch tán
+ Tại chất bán dẫn P phạm vi gần mặt xuất hiện một miền chủ yếu là các Ion
âm (của tạp chất cho)
+ Tại bán dẫn N phạm vi gần mặt tiếp xúc xuất hiện một miền chủ yếu là các
Ion dương (của tạp chất nhận). Hai miền tích điện này có điện tích bằng nhau nhưng
trái dấu
Tại miền tiếp xúc do thiếu điện tử đa số nên điện tử của nó lớn hơn các vùng
khác vì vậy thường được gọi là lớp chắn hay là lớp tiếp giáp P-N
IKT
P - + N

- +

- +

- +

Etiếp xúc

Hình 3.6: Sự hình thành tiếp giáp P-N


Trong phạm vi lớp chắn giữa hai miền điện tích trái dấu (hàng rào điện thế) có
một hiệu điện thế tiếp xúc U tx và tương ứng với nó là điện trường tiếp xúc U tx chiều
từ N->P
- Do tác động của điện trường tiếp xúc các động tử thiểu số của hai chất bán
dẫn chuyển động qua tiếp giáp P-N
+ Điện tử ở bán dẫn P qua lớp tiếp giáp sang N
+ Lỗ trống ở bán dẫn N qua lớp tiếp giáp sang P
=> Tạo thành dòng điện trôi (I tr ) có chiều từ N -> P
- Quá trình khuếch tán càng tiếp tục thì E tx càng lớn E tx cản trở dòng I kt và
tăng cường dòng điện trôi đến một lúc nào đó đạt tới sự cân bằng I kt = I tr thì kết thúc
hiện tượng vật lý đặc biệt tiếp giáp P-N ở trạng thái cân bằng
* Tiếp giáp P-N phân cực ngược
- Đặt vào tiếp giáp một điện áp phân cực ngược
+ Âm nguồn điện áp nối với chất bán dẫn P
+ Dương nguồn điện áp nối với chất bán dẫn N

122
Enguồn
Etiếp xúc
P N
-
+

Hình 3.7: Sự hình thành tiếp giáp P-N


Điện trường ngoài E ng do điện áp ngoài tạo ra cùng chiều với E tx do đó:
+ Đẩy các điện tử đa số ra xa khỏi miền tiếp xúc làm cho bề rộng lớp chắn tăng
lên dòng I kt giảm đến 0
+ Các động tử thiểu số được tăng cường hút qua tiếp giáp do đó dòng I tr tăng
lên, tuy nhiên số động tử không lớn -> I tr nhanh chóng bão hoà và có trị số nhỏ
Tóm lại :
Khi phân cực ngược dòng qua tiếp giáp (I ng ) là dòng chuyển động của các động
Enguồn
tử thiểu số. I ng nhỏ và nhanh chóng bão hoà ETX
* Tiếp giáp P-N phân cực thuận P N
Đặt một điện áp ngoài vào tiếp giáp P- N _
+ Cực dương nguồn nối với bán dẫn P +
+ Cực âm nguồn nối vối bán dẫn N
IKT
Hình 3.8: Phân cực thuận cho P-N
E ng ngược chiều E tx làm cho điện trường tổng hợp tại lớp chắn giảm đi làm tăng

chuyển động khuyếch tán của các động tử đa số ->I kt tăng bề rộng lớp chắn giảm đi.
Tóm lại : Khi phân cực thuận dòng qua tiếp giáp lớn do I kt tăng và bề dày lớp chắn
giảm
Kết luận : Tiếp giáp P-N khi đặt một điện trường ngoài đối xứng thì dòng qua tiếp giáp
có tính chất không đối xứng
+ Khi phân cực thuận dòng qua lớn
+ Khi phân cực ngược dòng qua tiếp giáp nhỏ và nhanh chóng bão hoà
b) Diode
* Cấu tạo – Kí hiệu: Diode là một chuyển tiếp P-N

123
- Điện cực nối với bán dẫn P gọi là Anốt (ký hiệu A)
- Điện cực nối với bán dẫn N gọi là Ktốt (ký hiệu K)
- Ký hiệu :
A K

Hình 3.9: Ký hiệu Diode


* Đặc tuyến V- A của Diode bán dẫn:
- Đường biểu diễn quan hệ giữa dòng điện qua Diode và điện áp đặt vào hai cực
của nó
- Mạch lấy đặc tuyến
ID (A)
UD
2
V
A K Ung m
ID Uthm UD (V)
2
A O U
U
R

Hình 3.10: Mạch lấy đặc tuyến và đặc tuyến của Diode
Đồng hồ Vôn kế V: Đo điện áp hai đầu Diode UD
Đồng hồ Ampe kế A: Đo dòng qua Diode ID
Điện trở R: Hạn chế dòng điện qua Diode
- Cách lấy đặc tuyến:
+ Thay đổi điện áp đặt vào Diode
Nhìn trên đồng hồ V và A đọc trị số tương ứng qua Diode - Vẽ đặc tuyến
* Nguyên lý làm việc:
+ Trước hết phân cực thuận cho D (dương nối A, âm nối K) và tăng dần điện áp
nguồn U đến khi điện áp trên hai Diode có trị số UD = U  (U  :điện áp ngưỡng) thì
mới bắt đầu xuất hiện dòng qua D -> ID
Diode Silic U  = 0,4 (V)

Diode Ge U  = 0,2 (V)

Sau khi UD > U  -> dòng ID bắt đầu tăng theo quy luật hàm mũ

ID = IDth =IS (e qUD / K.T -1 ) (1)


19
q = 1,6.10 c
UD = điệp áp trên Diode (V)

124
23
K: hằng số Boltzman = 1,38.10 J/K
0 0 0
T: nhiệt độ K ( 0 C = 273 K), nhiệt độ trong phòng 290 K
e : 2,718
I S : dòng điện ngược bão hoà chỉ phụ thuộc vào cấu trúc của tiếp giáp P-
N và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
+ Phân cực ngược
Mass nối A
Dương nối K
Khi UDng nhỏ UDng = - IS
IDng có chiều ngược với IDth & có trị số nhỏ và nhanh chóng bão hoà
điều này chỉ đúng khi UDng < UngMax
Khi UDng = UngMax -> dòng tăng đột ngột trên hai đầu Diode không tăng tính
chất “van” của Diode không còn khi đó Diode bị đánh thủng
Nguyên nhân Diode bị đánh thủng
- Đánh thủng do nhiệt
- Đánh thủng do điện
* Các loại Diode
- Diode tiếp xúc mặt
+ Cấu tạo: Cho một tấm Si mang tính bán dẫn kiểu điện tử (N) tiếp xúc với một
tấm In . Ta đem nung nóng In ở nhiệt độ cao khi đó In nóng chảy & khuếch tán vào
bán dẫn N tạo thành vòng tiếp giáp rất lớn. Lấy hai dây kim loại (miếng) ốp vào hai
đầu chất bán dẫn khi đó ta được Diode tiếp xúc mặt

In N
A P K

Hình 3.11: Cấu tạo của Diode tiếp xúc mặt


+ Ký hiệu
A K

+ Đặc điểm
Diode tiếp xúc mặt làm việc trong điều kiện phân cực thuận
Diode chỉ cho dòng 1 chiều qua & có chiều A->K
Diện tích tiếp xúc lớn -> Ith lớn
+ ứng dụng

125
Dùng để chỉnh lưu dòng xoay chiều thành một chiều
Có tụ ký sinh Cks lớn -> làm việc trong âm tần
- Diode tiếp xúc điểm
+ Cấu tạo
Giống như Diode thường là tạo ra lớp tiếp giáp P- N
Nhưng vùng tiếp xúc P- N không lớn như Diode tiếp xúc mặt mà nó chỉ là mũi
nhọn In tiếp xúc với bán dẫn Ge (N) và được làm bằng thuỷ tinh trong suốt.
+ Ký hiệu: A K
+ Đặc điểm
Diện tích tiếp xúc nhỏ -> Ith nhỏ được ứng dụng ít.
Cks nhỏ -. làm việc ở tần số cao.
- Diode quang
+ Cấu tạo:
Giống như Diode thường nhưng vỏ điện của nó có một phần là kính hoặc mêca
trong suốt nhận ánh sáng từ ngoài chiếu vào mối ghép P- N
+ Ký hiệu:
A K

Hình 3.12: Ký hiệu của Diode quang


+ Hoạt động:
Phân cực ngược cho Diode quang ID

ID

E D

Lux
0
Hình 3.13: Sơ đồ nguyên lý làm việc của Diode quang
Khi chưa có ánh sáng chiếu vào lớp tiếp giáp P - N thì tiếp giáp P- N bị phân
cực ngược  chỉ có dòng điện dò có trị số nhỏ gọi là dòng điện tối.
Khi có ánh sáng chiếu vào  nhiều đôi điện tử & lỗ trống xuất hiện ở P- N 
dưới tác dụng của điện trường ngoài các phân tử này chuyển động tạo thành dòng điện
qua Diode gọi là dòng điện sáng, dòng điện này biến đổi tuyến tính với cường độ ánh
sáng (lux) lúc là ánh sáng càng mạnh thì Ing càng lớn
Trị số điện trở của Diode: Khi bị che tối Rth , Rng rất lớn
Khi có ánh sáng chiếu vào Rng = ( 10  100 ) KΩ. Rth = vài trăm ôm

126
+ Ứng dụng: Dùng trong các mạch điều chỉnh ánh sáng hoặc các mạch báo động
- Diode phát quang (LED - Light Emitting Diode)
+ Được cấu tạo từ một số chất bán dẫn đặc biệt. Khi có dòng điện đi qua sẽ được
bức xạ quang ( phát ra ánh sáng ).
+ Tuỳ theo chất bán dẫn mà ánh sáng phát ra có màu.
+ LED có hiệu điện thế phân cực cao hơn các D chỉnh lưu.
+ Điện áp phân cực thuận phụ thuộc vào ánh sáng của LED:
Uth = 1,4 1,5 - LED đỏ; Uth = 2  2,5 – vàng; Uth = 2  2,8 - xanh
Ith = (5  20)mA thường lấy chọn 10mA
+ LED dùng để báo tín hiệu, chỉ thị và trong Diode bảy đoạn (LED bảy đoạn)
Ký hiệu
Hình dáng 1K
12v +
EC
2v

P N
- Diode ổn áp (Zenner)
+ Thường là loại Si có nồng độ tạp chất lớn
+ Làm việc ở trạng thái phân cực ngược xảy ra đánh thủng về điện
+ Các Diode này xảy ra khi đánh thủng về điện không làm hỏng Diode như các
Diode thường vì nó được chế tạo đặc biệt và trong mạch có điện trở hạn chế dòng
(không cho phép dòng qua nó tăng quá quy định)
Ký hiệu:
Nguyên lý: Diode Zenner làm việc ở trong trạng thái phân cực ngược khi đó xảy
ra hiện tượng đánh thủng về điện nhưng không làm hỏng Diode vì nó được chế tạo đặc
biệt và trong mạch có điện trở hạn chế để không cho phép Ing tăng quá quy định.
Ứng dụng: Dùng để ổn định điện áp trong các mạch có nguồn thay đổi
ID
+ R®c

UV I Rt
Uæn _ Ut = Uæn
UAK DZ
0

Hình 3.14: Mạch ứng dụng dùng Diode Zener


Điện áp trên tải bằng điện áp bằng điện áp ổn định trên Diode Zener.

127
Ut = UD = UV - URđ/c
Nếu UV tăng => ID qua Diode tăng => Điện áp trên UR tăng => Uổn không tăng.
UV = (1,5  2)Uổn
+ Chỉ làm việc với tải công suất nhỏ.
c) Tranzitor
 Tranzitor lưỡng cực (BJT)
* Cấu tạo:
- Tranzitor là loại linh kiện bán dẫn 2 mặt ghép (2 lớp tiếp giáp).
- Gồm 3 miền bán dẫn P và N xếp xen kẽ nhau tạo thành 2 lớp gián tiếp P-N
- Tùy theo cách sắp xếp P-N mà có 2 loại cấu trúc điển hình là PNP và NPN
- Để tạo ra các cấu trúc này thường áp dụng những phương pháp công nghệ
khác nhau: phương pháp hợp kim và phương pháp khuếch tán
Bazor
E P  P C E N P N C
N

Emitor Colector Emitor Colector


B B
Bazor
C C
Ký hiệu Ký hiệu
Đèn thuận Đèn ngược
B B

E
E

Hình 3.15: Cấu tạo – ký hiệu của BJT


+ Miền bán dẫn thứ nhất là miền Emitor (Emiter) có nồng độ tạp chất lớn nhất.
Điện cực nối với miền này được gọi là cực Emitor (E)
+ Miền bán dẫn thứ 2: Miền Bazor (Base) có nồng độ tạp chất nhỏ nhất và độ
dày mỏng nhất. Điện cực nối với miền này là cực Bazor (B).
+ Miền bán dẫn thứ 3: Miền Colector có nồng độ tạp chất trung bình và điện
cực nối tương ứng là điện cực Colector (C)
- Tiếp giáp giữa miền Emitor và Bazor là tiếp giáp Emiter JE
- Tiếp giáp giữa miền Colector và Bazor là tiếp giáp Colector JC
* Ký hiệu: (Hình 3.15)
- Mũi tên chỉ giữa B và E là ứng với chiều dòng điện từ P ->N
* Nguyên lý làm việc:

128
Để BJT làm việc được phải đưa các điện áp 1chiều tới các cực của BJT gọi là
phân cực của cho BJT
Nguyên tắc phân cực
+ Tiếp giáp JE phân cực thuận
+ Tiếp giáp JC phân cực ngược
 Xét cho đèn thuận:

E P N P C

IE IC
B
EB Ib EC

Hình 3.16: Sơ đồ nguyên lý của BJT đèn thuận


- Do JE phân cực thuận, JC phân cực ngược -> Nối nguồn phân cực phân cực như
hình vẽ. Dưới tác dụng của trường Eb và Ec đẩy các đồng tử đa số ở miền E (Lỗ
trống) phun qua tiếp giáp JE tạo thành dòng Emitor (IE)
- Các lỗ trống tiếp tục khuếch tán sâu vào vùng Bazor hướng tới tiếp giáp JC. Trên
đường khuếch tán một số được tái hợp với các động tử đa số của miền Bazor tạo
thành dòng cực B (Ib). Do cấu tạo của BJT nên số điện tử của miền Ba zor ít do vậy
dòng Ib có trị số nhỏ
- Do cấu tạo của miền Bazor mỏng nên hầu hết các lỗ trống khuếch tán tới tiếp giáp
JC và bị trường gia tốc của tiếp giáp JC (do JC phân cực ngược) cuốn tới miền
Colector về âm nguồn tạo thành dòng IC
- Qua phân tích ở trên rút ra quan hệ dòng điện tại các cực của BJT (Hệ thức gần
đúng bỏ qua dòng điện ngược của tiếp giáp JC phân cực ngược)
IE = I b + I c
+ Để tính giá mức hao hụt của dòng khuếch tán trong vùng Bazor -> đưa ra
khái niệm
I
  C => IC =  IE
IE
 : gọi là hệ số truyền đạt dòng điện của BJT nếu   1 thì BJT càng tốt.
Để đánh giá tác tác dụng điều khiển của dòng Ib đối với dòng IC đưa ra khái niệm
IC
 => gọi là hệ số khuếch đại dòng điện.
IB
 = 20 200
- Nếu IE thay đổi thì IC thay đổi

129
- Nếu trong mạch cực phát mắc thêm 1 nguồn tín hiệu xoay chiều -> điện áp tổng đặt
lên tiếp giáp JE thay đổi theo quy luật của tín hiệu xoay chiều làm cho dòng lỗ trống đi
tới cực góp cũng tăng theo cùng quy luật của tín hiệu xoay chiều điện áp trên tải U Rt =
ICRt cũng tăng theo quy luật của tín hiệu xoay chiều và có độ lớn hơn tín hiệu xoay
chiều đó là ứng dụng khuếch đại của BJT.
 Tương tự xét cho đèn ngược -BJT NPN (dòng điện tử) với cách nối nguồn phân
cực BJT ngược lại.
* Các tham số kỹ thuật của BJT.
Cách mắc: Khi sử dụng BJT có thể lấy 2 trong 3 cực là đấu vào một cực còn lại
cùng với 1 cực đấu vào làm đầu ra (có một cực chung cho cả đầu vào và đầu ra).

IC IC IB IE
IB IB
Vµo Ra Vµo Ra Vµo Ra
IE Ib IC

E Chung B Chung C Chung


Có 3 cách mắc:
Hình 3.17: Sơ đồ cách mắc của BJT

Các thông số giới hạn của


- Điện áp làm việc lớn nhất: Là điện áp lớn nhất đặt vào đặt vào các cực nếu quá trị
số này thì BJT bị hỏng
+ VCE0 : Là điện áp chịu đựng lớn nhất giữa E và C nếu B hở mạch

+ VCB0 : Là điện áp chịu đựng lớn nhất giữa C và B nếu E hở mạch

+ VEB0 : Là điện áp chịu đựng lớn nhất giữa E và B nếu C hở mạch


- Dòng điện giới hạn IC max: Là dòng điện lớn nhất qua C nếu quá dòng này thì BJT
hỏng
I B max : Dòng lớn nhất qua cực B
- Công suất giới hạn: Khi dòng qua BJT sẽ sinh ra một công suất nhiệt làm nóng
BJT PT  I C UCE gọi là công suất tối đa cho phép
- Tần số cắt: Là tần số mà ở đó tính chất khuếch đại của mạch không lớn LV  cat
- Độ khuếch đại dòng điện : Không phải là một hằng số mà phụ thuộc vào IC
thường ghi max hoặc  = 50  100 ....
Các thông số giới hạn được tra trong sổ tay tra cứu

130
 Tranzitor trường
Khác với tranzito lưỡng cực đã xét ở phần trên mà đặc điểm chủ yếu là dòng
điện trong chúng do cả hai loại hạt dẫn (điện tử và lỗ trống tự do) tạo nên, qua một hệ
thống gồm hai mặt ghép P-N rất gần nhau điều khiển thích hợp, tranzito trường (còn
gọi là tranzito đơn cực FET) hoạt động dựa trên nguyên lý hiệu ứng trường, điều khiển
độ dẫn điện của đơn tinh thể bán dẫn nhờ tác dụng của một điện trường ngoài. Dòng
điện trong FET chỉ do một loại hạt dẫn tạo ra. Công nghệ bán dẫn, vi điện tử càng tiến
bộ, FET càng tỏ rõ nhiều ưu điểm quan trọng trên hai mặt xử lý gia công tín hiệu với
độ tin cậy cao và mức tiêu hao năng lượng cực bé. Phần này sẽ trình bày tóm tắt những
đặc điểm quan trọng nhất của FET về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các tham số đặc
trưng đối với hai nhóm chủng loại: FET có cực cửa là tiếp giáp P-N (JFET) và FET có
cực cửa cách ly (MOSFET hay IGFET).
+ Tranzito trường có cực cửa là tiếp giáp P- N (JFET)
* Cấu tạo và ký hiệu:
Trên đế tinh thể bán dẫn Si-n người ta tạo xung quanh nó một lớp bán dẫn P
(có tạp chất nồng độ cao hơn so với đế) và đưa ra ba điện cực là cực nguồn S (Source),
cực máng D (Drein) và cực cửa G (Gate). Như vậy hình thành một kênh dẫn điện loại
N nối giữa hai cực D và S, cách ly với cực cửa G (dùng làm điện cực điều khiển) bởi
một lớp tiếp xúc P-N bao quanh kênh dẫn. Hoàn toàn tương tự, nếu xuất phát từ đế bán
dẫn loại P, ta có loại JFET kênh P với các ký hiệu quy ước phân biệt cho trên hình
3.18b. (+)
D

P (-) Kênh n
G

G
S
• Si-n •D S

P (-)
+
UGS D
- - +
UDS
(+) Kênh p
S
G
a) b) S
Hình 3.18: Cấu tạo, ký hiệu của JFET
a) Cấu tạo JFET và cách phân cực bằng trường ngoài
b) Ký hiệu quy ước với JFET với hai loại kênh dẫn n và kênh dẫn p
* Nguyên lý hoạt động:

131
Để phân cực JFET, người ta dùng hai nguồn điện áp ngoài là UDS > 0 và UGS < 0
như hình 3.18a (với loại kênh P, các chiều điện áp phân cực sẽ ngược lại, sao cho tiếp
giáp P-N bao quanh kênh dẫn luôn được phân cực ngược). Do tác dụng của các điện
trường này, trên kênh dẫn xuất hiện một dòng điện (là dòng điện tử với kênh N) hướng
từ cực D tới cực S gọi là dòng điện cực máng ID. Dòng điện ID có độ lớn tuỳ thuộc vào
các giá trị UDS và UGS vì độ dẫn điện của kênh phụ thuộc mạnh vào cả hai điện trường
này. Nếu xét riêng sự phụ thuộc của ID vào từng điện áp khi giữ cho điện áp còn lại
không đổi (coi là một tham số) ta nhận được hai quan hệ hàm quan trọng nhất của
JFET là:
ID = f1(UDS)| UGS = const
ID = f2(UGS)| UDS = const
Biểu diễn f1 ứng với vài giá trị không đổi của UGS ta thu được họ đặc tuyến ra
của JFET trên hình 3.19 b.
Đường biểu diễn f2 ứng với một số giá trị không đổi của UDS cho ta họ đặc
tuyến truyền đạt của JFET. Dạng điển hình của các họ đặc tuyến này được cho trên
hình 3.19 b.

ID ( mA) ID (mA)

12 A UGS=0V B
UDS = 10V
12

Gi¶m dÇn UGS 10


10 -0,5V
8 8

6 -1V
6
4
-1,5V 4
2
UDS (V) 2
Up
2 4 6 8 10 12 UGS0 UGS (V)

-3 -2 -1 0

a) b)
Hình 3.19: Đặc tuyến của JFET kênh N
a) Họ đặc tuyến ra của JFET
b) Đặc tuyến truyền đạt ứng với giá trị UDS = 10v.
* Đặc tuyến ra của JFET chia làm ba vùng rõ rệt:

132
 Vùng gần gốc, khi UDS nhỏ, ID tăng mạnh tuyến tính theo UDS và ít phụ
thuộc vào UGS. Đây là vùng làm việc ở đó JFET giống như một điện trở thuần cho tới
lúc đường cong bị uốn mạnh (điểm A trên hình 3.14 a ứng với đường UGS = 0V).
 Vùng ngoài điểm A được gọi là vùng thắt (vùng bão hoà) khi UDS đủ lớn, ID
phụ thuộc rất yếu vào UDS mà phụ thuộc mạnh vào UGS. Đây là vùng ở đó JFET làm
việc như một phần tử khuếch đại, dòng ID được điều khiển bằng điện áp UGS. Quan hệ
này đúng cho tới điểm B.
 Vùng ngoài điểm B gọi là vùng đánh thủng, khi UDS có giá trị khá lớn, ID
tăng đột biến do tiếp giáp P-N bị đánh thủng thác lũ xảy ra tại khu vực gần cực D do
điện áp ngược đặt lên tiếp giáp P-N tại vùng này là lớn nhất.
Qua đồ thị đặc tuyến ra, ta thấy:
- Khi đặt trị số UGS âm dần, điểm uốn A xác định ranh giới hai vùng tuyến tính
và bão hoà dịch dần về phía gốc toạ độ. Hoành độ điểm A (ứng với một trị số nhất
định của UGS) cho xác định một giá trị điện áp gọi là điện áp bão hoà cực máng UDS0
(còn gọi là điện áp thắt kênh). Khi |UGS| tăng, UDS0 giảm.
- Tương tự với điểm B: ứng với các giá trị UGS âm hơn, việc đánh thủng tiếp
giáp P-N xảy ra sớm hơn, với những giá trị UDS nhỏ hơn
Độ lớn UGS0 bằng UDS0 ứng với đường UGS = 0 trên họ đặc tuyến ra. Khi tăng
UGS, ID tăng gần như tỉ lệ do độ dẫn điện của kênh tăng theo mức độ giảm phân cực
ngược của tiếp giáp P-N. Lúc UGS = 0, ID = ID0. Giá trị ID0 là dòng tĩnh cực máng khi
không có điện áp cực cửa. Khi có UGS < 0, ID < ID0 và được xác định bởi
2
 U 
I D  I DO 1  GS 
 U GSO 
Có thể giải thích tóm tắt các đặc tuyến của JFET bằng sơ đồ cấu tạo trong 3
trường hợp khác nhau ứng với các giá trị của UGS và UDS.
Khi UGS có giá trị âm tăng dần và UDS = 0, bề rộng vùng nghèo của chuyển tiếp
P – N rộng dần ra, chủ yếu về phía kênh dẫn N vì tạp chất pha yếu hơn nhiều so với
vùng P, làm kênh dẫn bị thắt lại đều. Ngược lại khi cho UGS = 0 và tăng dần giá trị của
điện áp máng nguồn UDS, kênh bị co lại không đều và có hình phễu, phía cực D thắt
mạnh hơn do phân bố trường dọc theo kênh từ D tới S, cho tới lúc UDS = UDSO kênh bị
thắt lại tại điểm A (hình 3.20b). Sau đó, tăng UDS làm điểm thắt A dịch dần về phía
cực S. Quá trình trên sẽ xảy ra sớm hơn khi có thêm UGS<0 như hình 3.20c làm giá trị
điện áp thắt kênh giảm nhỏ. Rõ ràng độ dẫn điện của kênh dẫn phụ thuộc cả hai điện
áp UGS và UDS, sau khi có hiện tượng thắt kênh, dòng cực máng do các hạt dẫn (điện
tử) phun từ kênh qua tiếp giáp p – n tới cực máng phụ thuộc yếu vào UDS và phụ thuộc

G G
133
S S
S D D A’ D
A
chủ yếu vào tác dụng điều khiển của UGS tới chuyển tiếp P – N phân cực ngược, qua
đó tới dòng điện cực máng ID.

a) b) c)
Hình 3.20: Giải thích vật lí đặc tuyến của JFET
- Các tham số chủ yếu của
JFET gồm hai nhóm :
+ Tham số giới hạn gồm có :
• Dòng cực máng cực đại cho phép IDmax là dòng điện ứng với điểm B trên đặc
tuyến ra (đường ứng với giá trị UGS = 0); Giá trị IDmax’ khoảng 50mA;
• Điện áp máng - nguồn cực đại cho phép và điện áp của nguồn UGSmax UDSmax =
UB (1,2 1,5) (cỡ vài chục Vôn)ở đây UB là điện áp máng nguồn ứng với điểm B.
• Điện áp khoá UGSO (hay UB ) (giá trị bằng UDSO ứng với đờng UGS = 0)
+ Tham số làm việc gồm có :
• Điện trở trong hay điện trở vi phân đầu ra
ri = U DS / I D UGS = const (cỡ 0,5 M), ri thể hiện độ dốc của đặc tuyến ra trong
vùng bão hoà.
• Hỗ dẫn của đặc tuyến truyền đạt:
I
S = D UDS = const
U GS
cho biết tác dụng điều khiển của điện áp cực cửa tới dòng cực máng, giá trị điển hình
với JFET hiện nay là S = (7 10)mA/V.
Cần chú ý giá trị hỗ dẫn S đạt cực đại S = S0 lúc giá trị điện áp UGS lân cận điểm 0
(xem dạng đặc tuyến truyền đạt của JFET hình 3.19b
• Điện trở vi phân đầu vào:
U GS
rvào =
I G
rvào do gián tiếp P – P quyết định, có giá trị khoảng 109 .
• ở tần số làm việc cao, người ta còn quan tâm tới điện dung giữa các cực C DS
và CGD (cỡ pF).
+ Tranzito trường có cực cửa cách li (MOSFET)

134
* Cấu tạo và kí hiệu quy ước :
Đặc điểm cấu tạo của MOSFET có hai lọai cơ bản được thể hiện trên hình 3.21 a
và b S (  ) G (+) D
SiO2 S (+) G (+) D

n+ n+
n+ n+

Si-P
Si-P
Cực gốc
Cực gốc
a) b)
Hình 3.21: Cấu tạo của MOSFET
a) Loại kênh đặt sẵn ; b) Loại kênh cảm ứng.
Kí hiệu quy ước của MOSFET trong các mạch điện tử được cho trên hình 3.22
a,b,c và d.
Trên nền đế là đơn tinh thể bán dẫn tạp chất loại P (Si – P), người ta pha tạp chất
bằng phương pháp công nghệ đặc biệt (plana, Epitaxi hay khuyếch tán ion) để tạo ra 2
vùng bán dẫn loại N+ (nồng độ pha tạp cao hơn so với đế) và lấy ra hai điện cực là D và
S. Hai vùng này được nối thông với nhau nhờ một kênh dẫn điện loại N có thể hình
thành ngay trong quá trình chế tạo (loại kênh đặt sẵn hình 3.21a) hay chỉ hình thành sau
khi đã có 1 điện trường ngoài (lúc làm việc trong mạch điện) tác động (loại kênh cảm
ứng – hình 3.21b). Tại phần đối diện với kênh dẫn, người ta tạo ra điện cực thứ ba là cực
cửa G sau khi đã phủ lên bề mặt kênh 1 lớp cách điện mỏng SiO2. Từ đó MOSFET còn
có tên là loại FET có cực cửa cách li (ÌGET). Kênh dẫn được cách li với đế nhờ tiếp giáp
P-N thường được phân cực nhờ 1 điện áp phụ đưa tới cực thứ 4 là cực đế.
* Nguyên lí hoạt động và đặc tuyến Von – Ampe.
Để phân cực MOSFET người ta đặt 1 điện áp UDS >0. Cần phân biệt hai trường
hợp:
Với loại kênh đặt sẵn, xuất hiện dòng điện tử trên kênh dẫn nối giữa S và D và
trong mạch ngoài có dòng cực máng ID (chiều đi vào cực D), ngay cả khi chưa có điện
áp đặt vào cực cửa (UGS = 0).
D D D D

G G G
G
S S S S

a) b) c) d)

135
Hình 3.22: Kí hiệu quy ước của MOFET
a)Loại kênh N đặt sẵn; b)Loại kênh P đặt sẵn;
c)Loại kênh N cảm ứng; d)Loại kênh P cảm ứng

Nếu đặt lên cực cửa điện áp UGS >0, điện tử tự do có trong vùng đế (là hạt thiểu
số) được hút vào vùng kênh dẫn đối diện với cực cửa làm giầu hạt dẫn cho kênh, tức là
làm giảm điện trở của kênh, do đó làm tăng dòng cực máng ID. Chế độ làm việc này
được gọi là chế độ giầu của MOSFET.
Nếu đặt tới cực cửa điện áp UGS<0, quá trình trên sẽ ngược lại, làm kênh dẫn bị
nghèo đi do các hạt dẫn (là điện tử) bị đẩy xa khỏi kênh. Điện trở kênh dẫn tăng tuỳ
theo mức độ tăng của UGS theo chiều âm sẽ giảm dòng ID. Đây là chế độ nghèo của
MOSFET.
Nếu xác định quan hệ hàm số ID = f3(UDS), lấy với những giá trị khác nhau còn
UGS bằng lý thuyết thay thực nghiệm, ta thu được họ đặc tuyến ra của MOSFET loại
kênh n đặt sẵn như trên hình vẽ 3.23a.

ID (mA) ID(mA)

UGS =+0,5V
20 -
+6V
4 - UGS >0 Chế độ giàu
giÇu UGS >0
+4V Tăng dần
3 - UGS = 0 10 -
UGS < 0 Chế độ nghèo
2 - +2V

1 - UDS UDS
0 5 10 15 20 (V) 0
- -
UDSO a) b)
Hình 3.23: Họ đặc tuyến ra của MOSFET
a) Với loại kênh đặt sẵn ; b) Với loại kênh cảm ứng.
Với loại kênh cảm ứng, khi đặt cực cửa của điện áp UGS < 0, không có dòng cực
máng (ID = 0) do tồn tại hai tiếp giáp P-N mắc đối nhau tại vùng máng - đế và nguồn -
đế, do đó không tồn tại kênh dẫn nối giữa máng - nguồn. Khi đặt UGS >0, tại vùng đế
đối diện cực cửa xuất hiện các điện tử tự do (do cảm ứng tĩnh điện) và hình thành một
kênh dẫn điện nối liền hai cực máng và nguồn. Độ dẫn của kênh tăng theo giá trị của
UGS do đó dòng điện cực máng ID tăng. Như vậy MOSFET loại kênh cảm ứng chỉ làm
việc với 1 loại cực tính của UGS và chỉ ở chế độ làm giầu kênh. Biểu diễn quan hệ hàm

136
ID = f4(UDS), lấy với các giá trị UGS khác nhau, ta có họ đặc tuyến ra của MOSFET
kênh N cảm ứng như trên hình 3.23b.
Từ họ đặc tuyến ra của MOSFET với cả hai loại kênh đặt sẵn và kênh cảm ứng
giống như kênh đặc tuyến ra của JFET đã xét, thấy rõ có 3 vùng phân biệt: vùng gần
gốc ở đó ID tăng tuyến tính theo UDS và ít phụ thuộc vào UGS, vùng bão hoà (vùng thắt)
lúc đó ID chỉ phụ thuộc mạnh vào UGS, phụ thuộc yếu vào UDS và đánh thủng lúc UDS
có giá trị khá lớn.
Giải thích vật lý chi tiết các quá trình điều chế kênh bán dẫn bằng các điện áp
UGS và UDS cho phép dẫn tới các kết luận tương tự như đối với JFET. Bên cạnh hiện
tượng điều chế độ dẫn điện của kênh còn hiện tượng mở rộng vùng nghèo của tiếp
giáp P-N giữa cực máng - đế khi tăng dần điện áp UDS. Điều này làm kênh dẫn có tiết
diện hẹp dần khi đi từ cực nguồn tới cực máng và bị thắt lại tại 1 điểm ứng với điểm
uốn tại ranh giới hai vùng tuyến tính và bão hoà trên dặc tuyến ra. Điện áp tương ứng
với điểm này gọi là điện áp bão hoà UDSO (hay điện áp thắt kênh).
Hình 3.24a và b là đường biểu diễn quan hệ ID = f5(UGS) ứng với một giá trị cố
định của UDS với hai loại kênh đặt sẵn và kênh cảm ứng, được gọi là đặc tuyến truyền
đạt của MOSFET.
(mA) ID
ID(mA)
UDS=10V UDS=10V
20
Chế độ giàu
15
Chế độ
nghèo
10

UGSO -0,4 -0,2 0 0,2 0,4 UGS (V) 0 UGSO 2 4 6 UGS (V)
a) b)
Hình 3.24: Đặc tính truyền đạt của MOSFET kênh đặt sẵn (a) Và kênh cảm ứng (b)
Các tham số của MOSFET được định nghĩa và xác định giống như đối với
JFET gồm có : hỗ dẫn S của đặc tính truyền đạt, điện trở trong ri. Nhóm các tham số
giới hạn: điện áp khoá UGSO (ứng với 1 giá trị UDS xác định), điện áp thắt kênh hay
điện áp máng - nguồn bão hoà UDSO (ứng với UGS = 0), dòng IDmax, UDsmax.
+ Tranzitor quang
*. Đặc điểm cấu tạo
- Gồm có 2 tiếp giáp P-N có đưa ra 2 hoặc 3 chân.

137
- Vỏ có cấu tạo để ánh sáng thẩm thấu chiếu vào chất bán dẫn.
- Ký hiệu: C
E
P
R
N
E
P
C
E
Hình 3.25: Cấu tạo, ký hiệu của TZT quang
* Nguyên lý:
+ Khi chưa có ánh sáng chiếu vào do tiếp giáp cực B phân cực ngược -> dòng
qua TZT nhỏ (cỡ A ).
+ Khi có ánh sáng chiếu vào cực B, trong Bazơ xuất hiện nhiều thêm cặp điện
tử và lỗ trống dưới tác dụng của điện trường sẽ làm cho các lỗ trống chuyển động về
cực C làm IC tăng
* Đặc điểm cơ bản của TZT quang.
+ Có tần số làm việc thấp hơn Diode quang.
+ TZT quang có độ nhạy gấp vài trăm lần so với diode quang.
+ Ứng dụng: Thường dùng kết hợp với LED hồng ngoại để làm các thiết bị
đếm, bộ ghép quang.
d) Các phần tử có cấu trúc 4 lớp bán dẫn
+ Thyristor: (SCR - Silicon Controlled Rectifier)
(Bộ nắn điện có điều khiển làm bằng chất bán dẫn)
* Cấu tạo – Ký hiệu:
  
- Gồm 4 lớp bán dẫn P &N đặt xen kẽ nhau: ( P1 , N1 , P2 , N2 )
- Giữa các lớp hình thành các chuyển tiếp P-N: J1, J2 và J3
- Trên các chất bán dẫn lấy ra 3 điện cực A, K, cực điều khiển G như hình vẽ

A
A A
P1 Q1
Q1 P1 N1
P1 
J1
N1 N1
N1
J2
G
G
P2 P2 P2
P2 N1
J3
P2
N 2  Q2
N2 Q2

N2
K K
K

138
Hình 3.26: Cấu tạo của Thyristor

Có thể coi SCR chia thành 2 TZT P1 -N1 -P2 & N1-P2 -N2 ghép lại với nhau
theo kiểu C của TZT này ghép với B của TZT khác và ngược lại
Ký hiệu:
A
K

* Nguyên lý làm việc - Đặc tuyến V- A của SCR:


- Sơ đồ: (Hình 3.27)
- SCR phân cực ngược Uak < 0 (A nối (-) ; K nối (+) )
SCR lúc này coi như 2 Diode phân cực ngược => dòng qua SCR là dòng dò
ngược của đi ốt (Id có chiều từ N đến P) => dòng Idò rất nhỏ.
Nếu tăng điện áp ngược đến 1 giá trị nhất định UBR thì 2 chuyển tiếp J1 & J3 lần
lượt bị đánh thủng theo cơ chế thác lũ & Zener => dòng qua SCR tăng đột ngột. Nếu
không có biện pháp ngăn chặn thì dòng ngược này sẽ làm hỏng SCR.
IA
A
Miền dẫn thuận
P
P

N RL
P
RG
G VCC I G1  I G 2
K N
VDC I G 2 I G1
K IG  0
IH
U BR U AK
A 0 U F U B 2 U B1 U BE

I B1 Miền chắn ngược Miền chắn thuận


T1
B1 RL J1 J2 J3
(+)A (-)K
C1 IC 2
RG G C2
K J1 J2 J3
T2 (-)A
VCC (+)K (+)A (-)K
E2
VDC
(-) (+)
K

Hình 3.27: Sơ đồ nguyên lý – Đặc tính VA của SCR


Vùng đặc tuyến ngược của SCR trước khi bị đánh thủng gọi là miền chắn ngược.
- SCR phân cực thuận UAK > 0 ( A(+) & K(-) ):
+ Trường hợp cực G hở mạch IG = 0 => J1 & J3 phân cực thuận, J2 phân cực ngược.

139
Khi UAK còn nhỏ dòng qua SCR chính là dòng ngược qua tiếp giáp J2. (Dòng
ngược bão hoà) được gọi là dòng dò thuận của SCR (Dòng dò khi SCR phân cực
thuận). => Giá trị dòng Id thuận & Id ngược khoảng 100.
Khi UAK tăng đến 1 giá trị UAK = UP =UBE làm cho dòng IAK tăng lên đột ngột
=> điện áp UAK giữa 2 đầu K & A của SCR giảm. A

UBE là điện áp đánh thủng thuận. P1 Q1


N1
Nguyên nhân của sự đánh thủng thuận:
Khi UAK tăng đến 1giá trị đủ lớn dòng dò thuận GIG
I C 2  I C1

đủ lớn làm cho Q1 & Q2 mở & lập tức chuyển sang I B2


P2
N1
trạng thái bão hoà SCR => chuyển sang trạng thái P2 Q2

mở. (Vì cực C của Q1 nối với B của Q2 và ngược lại)


=>Nội trở SCR giảm và điện áp trên 2 cực của A & K
K giảm xuống đến giá trị UF gọi là điện áp dẫn
thuận. (UF = 0,9 V)
Phương pháp chuyyển SCR từ đóng sang mở bằng cách tăng dần U AK gọi là
kích mở bằng điện áp thuận.
+ Trường hợp IG  0: Đóng khoá K cấp một tín hiệu dương vào cực G
Dòng IG do nguồn EG cung cấp cùng với dòng ICO ( dòng vốn có trong SCR ) làm
cho dòng Ib2 của Q2 tăng => Q2 dẫn => IC2 tăng mà Ic2 = Ib1 => Q1 dẫn => Ic1 tăng =>
Ib2 càng tăng => Kết quả là Q1 & Q2 dẫn ngay cả khi UAK nhỏ hơn nhiều giá trị UAK
khi IG = 0
Nếu IG càng lớn thì UAK cần thiết để mở SCR càng nhỏ. Trên đồ thị nếu IG2 > IG1 thì
UBF2< UBF1. Cũng cần lưu ý rằng ngay từ đầu IG đủ lớn để mở Q2 nhưng điện áp UAK
còn nhỏ nhưng chưa đủ phân cực thuận cho Q1 Và Q2 thì SCR cũng chưa mở
Đây là phương pháp kích mở SCR bằng dòng điện trên cực điều khiển. Điện áp trên
hai đầu SCR khi mở: UF = UEB1 + UCE2 = UEC1 + UBE2 = 0,7 + 0,2 = 0,9V
Trên phần đặc tuyến thuận khi SCR chưa mở gọi là miền chắn thuận, miền ứng
với lúc SCR mở thì gọi là miền đấu thuận
Sau khi SCR được kích mởi muốn duy trì cho SCR luôn luôn mở phải bảo đảm
cho dòng thuận (IE ) Lớn hơn giá trị cực tiểu của dòng điện thuận - được gọi là dòng
ghim IH (Holding)
Trong quá trình SCR mở nếu vẫn duy trì dòng IG thì dòng IG càng lớn thì cần
dòng IH nhỏ hơn
* Các tham số và ứng dụng của SCR
 Các tham số :

140
+ Dòng điện thuận cực đại IA MAX
Đây là trị số lớn nhất của dòng qua SCR mà SCR có thể chịu đựng được liên tục, nếu
quá trị số đó thì SCR bị hỏng .
+ Điện thế ngược cực đại ( UBK )
Là điện thế ngược lớn nhất đặt lên SCR mà SCR không bị đánh thủng
UBK=(100  1000)V
+ Dòng điện kích cực G cực tiểu (IG MIN ) .
Là dòng cực điều khiển nhỏ nhất đủ mở SCR. Nếu SCR có P càng lớn thì IG MIN càng
lớn (IG MIN = mA  vài chục mA )
+ Thời gian mở của SCR. (tm). (tm = vài  s ) là không gian cần thiết để SCR
chuyển từ trạng thái khoá sang trạng thái dẫn.
+ Thời gian tắt: (tt) (tt = vài  s)
Thời gian cần thiết để SCR chuyển từ trạng thái dẫn sang trạng thái khoá.
 Ứng dụng của SCR. Dùng chỉnh lưu có điều khiển
UV


()
t
0 t1 t2
U Rt
Rt
U~ UG
t
0
SCR Ut
RG
 t
()
0

Hình 3.28: Mạch chỉnh lưu có điều khiển dùng SCR


ở nửa chu kỳ đầu mặc dù UAK > 0 nhưng khi chưa có xung dương đưa vào cực
G thì SCR vẫn chưa mở ->dòng qua tải bằng 0.
Tại thời điểm t1 có xung dương vào G -> SCR mở có 
dòng qua tải.
R 1K
ở 1/2 chu kỳ UAK < 0 => SCR khoá không có dòng qua
tải.-> dạng điện áp trên tải là của1 phần bán chu kỳ 12v
K
dương. SCR

Nếu thay đổi thời điểm cấp xung vào G -> điều chỉnh
được dạng điện áp ra trên tải-> điều chỉnh được độ lớn  M

141
của điện áp ra trên tải
Dùng trong mạch báo động
 Tri ac: (Triod AC semiconductor Switch- công tắc bán dẫn xoay chiều 3 cực)
* Cấu tạo: Gồm các lớp bán dẫn P&N ghép nối tiếp nhau
T2
Ta T2 Tb T2
N P P P
P P

N N
N  G
P P
G 
P G
N N
N N

T1 T1 T1

Hình3.29: Sơ đồ cấu tạo của Triac


Được lấy ra 3 điện cực: T1 & T2 (hoặc B1,B2) và cực cửa Gate (cực điều khiển) G
Cực G đối xứng với T1
Triac có thể coi như 2 SCRmắc // và ngược chiều nhau sao cho có chung cực điều
khiển T2 T1
Ký hiệu : G
* Nguyên lý làm việc
Rt Rt

T2 T2
Triac E Triac
E 
 M 
M
RG T1 RG T1
G G

Hình 3.30: Sơ đồ nguyên lý làm việc của Triac


- Triac coi như 2 SCR mắc song song và ngược chiều
+ Nếu T2 có điện thế dương, T1 có điện thế âm và cực G được kích xung dương
(Cực G có thế G > T1) -> Triac dẫn điện từ +E -> RT -> T2 -> T1 -> -E
+ Nếu T2 có thế âm T1 có thế dương và cực G được kích xung âm -> Triac dẫn
điện từ +E -> T1-> T2-> RT -> -E
Rt
 Triac dẫn điện được hai chiều
- Vậy khi Triac được dùng trong T2
mạng xoay chiều công nghiệp (hình 3.31) U RG
thì: 1 T
Hình 3.31: Triac dùng trong mạng xoay chiều

142
+ Ở 1/2 chu kỳ dương ( + vào T2 và - vào T1 ) thì cực G cần được cấp xung dương
+ Ở 1/2 chu kỳ âm ( - vào T2 và + vào T1 ) thì cực G cần được cấp xung âm.
Triac dẫn điện được cả hai chiều khi đã dẫn thì điện áp trên hai cực T1 và T2 rất nhỏ
-> nó được coi như công tác bán
I t (mA)
dẫn dùng trong mạch xoay chiều.
* Đặc tuyến V - A.
Đặc tuyến của 2 SCR mắc ngược
chiều nhau. I G1
I G2 IG  0

0 UF UB2 UB1 UT2T1(V)

Hình 3.32: Đặc tính VA của Triac


 Diac (Diode AC Semicon Ductor Switch - Công tắc bán dẫn xoay chiều hai cực)
Diac cấu tạo giống như Triac nhưng không lấy ra cực điều khiển G
- Việc kích mở được thực hiện bằng cách nâng cao điện áp đặt vào hai cực
- Ký hiệu: T2 IA(mA)
- Đặc tính:
T1

0 UT2T1

Hình 3.33: Ký hiệu và đặc tính của Diac


3. Các linh kiện khác
a. Tranzitor đơn nối (một tiếp giáp) UJT (Unit Junction Transitor)
UJT là loại Tranzitor chỉ có một tiếp giáp PN, có cấu tạo giống như FET nhưng có
đặc tính khác biệt với FET và thường được dùng trong các mạch tạo xung hay định thời.
* Cấu tạo:
Tranzitor đơn nối gồm một nền là thanh bán dẫn loại N pha tỉ lệ rất thấp. Hai cực
kim loại nối vào hai đầu thanh bán dẫn N gọi là cực nền B1, B2. Một dây nhôm có
đường kính nhỏ hơn 0,1mm được khuếch tán vào thanh N, tạo thành một vùng chất

B2
B1
143
N
N RB2
E D
Kim loại E
B
bán dẫn P có mật độ rất cao hình thành mối nối PN giữa dây nhôm và thanh bán dẫn,
dây nhôm nối chân ra gọi là cực phát (Emitor - E).

B!
E

B2

a) b) c)

Hình 3.34: a) Cấu tạo; b) Ký hiệu; c) Mạch tương đương của ỤJT
* Nguyên lý và đặc tính của UJT
Mạch Tranzitor một tiếp giáp có thể vẽ mạch tương đương gồm hai điện trở RB1 và
RB2 nối từ cực B1 đến cực B2 gọi chung là điện trở liên nền RBB và một diode nối từ
cực E vào thanh bán dẫn ở điểm B ta có: RBB = RB1 + RB2
Điểm B thường ở gần cực B2 hơn nên RB1 > RB2, mỗi BJT có tỉ số điện trở RB1 và
R B1
RB2 khác nhau gọi là :   thường  = (0.5  0.8)
R BB

R2
RE +
E B2 EC
-
+ B1
VDC UE R1
-

Hình 3.35: Sơ đồ nguyên lý làm việc của ỤJT


Khi cực E có UE = 0 thì RBB có trị số vài K đến 10 K, lúc đó dòng điện đi qua
thanh bán dẫn là:
EC E IE
IB   C
R BB  R1  R 2 R BB
(vì R1 , R2 < RBB) Vùng bão hòa

IV Vùng điện trở âm


IP

UV UB UP UE
144
Ing
Hình 3.36: Đặc tính VA của UJT
Dòng điện này chỉ khoảng vài mA. Qua cầu phân thế RB1, RB2 dòng IB tạo ra điện
thế ở điểm B là:
EC
UB  RB1  E C
RBB
Lúc này điện áp ở B lớn hơn điện áp ở E, diode EB bị phân cực ngược và có dòng
điện rò từ B về E rất nhỏ, khi UE = UB  IE = 0 = Ing
Nếu ta tăng UE lên một mức nào đó bằng điện thế ngưỡng U của diode EB để đạt
trị số đỉnh : UE= UP = U UB
thì diode được phân cực thuận và dẫn điện, dòng IE tăng cao. Điện áp UP gọi là điện áp
đỉnh. Do vùng bán dẫn P của diode EB có mật độ rất cao, khi diode được phân cực
thuận, lỗ trống từ P đổ dồn sang thanh bán dẫn N kéo điện tử từ cực âm của nguồn E C
vào nền B để tái hợp với lỗ trống, lúc đó phần tử dẫn điện đa số trong thanh bán dẫn N
tăng cao đột ngột làm cho điện trở RB1 bị giảm xuống và UB bị giảm xuống kéo UE =
UEB + UB1 cũng giảm xuống, làm cho dòng IE tăng cao.
Trên đặc tuyến, trong khoảng UE giảm và IE tăng người ta gọi đây là vùng điện trở
âm. Khi RB1 giảm thì điện trở RBB cũng bị giảm và dòng điện IB tăng lên gần bằng hai
lần trị số ban đầu, vì lúc này điện trở chủ yếu là : RB2  IB = EC/ RB2
Dòng IE tiếp tục tăng, UE giảm đến trị số thấp nhất UE = UV (UV điện thế thung lũng
Vally) thì dòng IE và UE tiếp tục tăng lên như đặc tuyến của diode thông thường, vùng
này gọi là vùng bão hoà.
Đặc tuyến UJT (Hình 3.36) biểu diễn sự biến thiên của IE theo điện áp cực phát UE.
* Các thông số kỹ thuật của UJT Tranzitor đơn cực:
- Điện trở liên nền : RBB là tỷ số giữa điện trở giữa hai cực nền B1 và B2 khi cực E
để hở; Trị số RBB khoảng vài K  10 K.
R B1
- Tỷ số :  thông thường  = 0.5  0.8
R BB
Từ giá trị của  ta tính được điện áp điểm B giữa hai điện trở RB1, RB2 theo công
thức:
RB1
VB  E CC  E CC
RBB

145
- Điện áp đỉnh UP: Là điện áp tối thiểu để phân cực thuận diode E B khi 2 cực của
B1, B2 nối vào nguồn EC.
UP = UB + U = EC + U
- Dòng điện đỉnh : IP là dòng điện IE ứng với điện thế đỉnh UP dòng điện IP thường
có trị số vài chục A.
- Điện áp thung lũng UV : Là điện áp cực phát UE giảm xuống thấp nhất sau khi
phân cực thuận diode, điện áp này có trị số vào khoảng vài volt.
- Dòng điện thung lũng IV : Là dòng điện IE tương ứng với điện thế thung lũng
tương ứng UV. Dòng điện này thường có trị số lớn hơn so với IP khoảng vài mA.
* Ứng dụng của UJT
UJT được dùng trong các mạch tạo xung, mạch ứng dụng phổ biến nhất của UJT là
mạch tác động tính thoát.
b) Diode bốn lớp (SOV – Lay)
* Cấu tạo: Tương tự như Thyristor nhưng không có cực khống chế G, nó được kích
mở bằng cách nâng điện áp trên hai cực diode vượt quá điện áp mở thuận, điện áp này
tương đương với điện áp đánh thủng thuận của SCR, dòng cực tiểu đi qua để mở diode
gọi là dòng mở.
* Ký hiệu và đặc tuyến vol ampe: Ith
(mA)
Điện áp đánh
A thủng ngược
IH
h
K 0 +U UAK (V)
h h

Hình 3.37: Ký hiệu và đặc tính VA của Diode bốn lớp


* Ứng dụng của SOV - Lay: Dùng diode 4 lớp để tạo dao động răng cưa (tạo xung
răng cưa)
R UC
+
A
C V
K 0 t

146
Hình 3.38: Ứng dụng của SOV - Lay
Khi cấp nguồn tụ C được nạp qua điện trở R đến thời điểm t = t1 điện áp trên tụ đủ
lớn, kích mở cho diode 4 cấp làm diode mở tụ C phóng nhanh qua nội trở nhỏ của
diode 4 lớp làm điện áp trên tụ C giảm xuống. Điện áp đặt trên 2 cực diode giảm khi
đạt mức làm dòng qua diode nhỏ hơn dòng ghim IH thì diode khoá lại tụ C lại bắt đầu
nạp. Do vậy điện áp ra có dạng răng cưa.
Nếu có 2 diode 4 lớp ghép song song ngược chiều và đặt chúng vào một vỏ bọc ta
được diode 4 lớp dẫn điện 2 chiều.(Diac)
c) Công tắc Silic hai chiều
Có ký hiệu như hình 3.39 dưới, thực chất chỉ là một diode 4 lớp hai chiều có thêm
cực G. Ngoài ra cấu trúc 4 lớp tương tự cấu trúc Thyristor nhưng có thêm 2 cực cửa
G, làm việc ở chế độ dòng nhỏ.
Nếu ta đặt vào cực cửa anôt một xung âm, hoặc nếu ta đặt vào cực cửa Katôt một
xung dương thì : Q1 mở dẫn đến Q2 mở hoặc ngược lại khi đó công tác đóng mạch.
Muốn công tắc ngắt tức là làm cho Q1 hoặc Q2 đóng chỉ cần cấp các xung ngược
cực tính với các xung trên.
A
A Cực cửa A
Cực cửa A
Q1
Xung đóng
Cực cửa K
K
Cực cửa K Xung mở
A1 Q2
G
Xung mở
A2 Xung đóng K

Hình 3.39: Ký hiệu, phương pháp mở Silic hai chiều


d) SCS (Silicon controlled switch - công tắc điều khiển bởi silicium )
* Cấu tạo (Hình 3.40a)
SCS có bốn lớp bán dẫn xếp xen kẽ nhau giống như SCR nhưng có thêm một chân
cổng nối vào lớp bán dẫn. Để phân biệt người ta gọi chân cổng nối vào lớp P là cổng
Katod, chân cổng nối vào lớp N là cổng Anod
* Ký hiệu (Hình 3.40b)
A
A

T2 GA
P A
GA
N GA
GK
P
T1
N GK 147
GK
K
K
a) b) c)
Hình 3.40: a) Cấu tạo ; b) Ký hiệu ; c) Mạch tương đương của SCS
Do SCR có các lớp bán dẫn xếp xen kẽ giống như SCR nên SCS có mạch tương
đương giống với SCR nhưng thêm cực GA tức cực B của Transistor PNP (Hình 3.40c)
* Nguyên lý
Để điều chỉnh SCS dẫn ta kích một xung dương vào cực GK tức phân cực cho cực B
của Transistor NPN làm cho T1 dẫn, kéo theo T2 dẫn. Hai Transistor này sẽ tiến đến
bão hòa. SCS cũng có tính tự duy trì trạng thái dẫn sau khi được kích giống như SCR.
Lúc đó VAK  1V
Sau khi SCS dẫn, muốn ngưng ta kích tiếp một xung dương vào cực GA. Lúc đó
Transistor PNP bị phân cực ngược mối nối BE nên Transistor này tức T2 ngưng dẫn,
kéo theo T1 ngưng dẫn theo.
+VCC
+VCC
RA
RA
A
A GA
GA T2
T2
+

T1
T1 GK
GK
K
K
+
Hình 3.41: Điều khiển dẫn SCS bằng xung dương
a) Kích dẫn b) Kích ngưng
Ngược lại, muốn kích SCS dẫn ta cũng có thể kích xung âm vào cổng GA tức phân
cực thuận cho cực B của Transistor T2 loại PNP làm T2 dẫn, kéo theo T1 dẫn. Sau khi
SCS dẫn, muốn cho ngưng ta kích tiếp xung âm vào cực GK. Lúc đó Transistor T1 loại
PNP ngưng dẫn, kéo theo T2 ngưng dẫn
+VCC +VCC

RA RA
A _ A
GA
T2 T2
GA
148
GK
T1 T1
GK
_
K
Hình 3.42: Điều khiển dẫn SCS bằng xung âm
a) Kích dẫn bằng xung âm b) Kích ngưng bằng xung âm
Như vậy nhờ có thêm cổng GA ta có thể điều khiển SCS ngưng dễ dàng sau khi đã
kích để SCS dẫn. Ta cũng có hai phương pháp để kích cho SCS dẫn hoặc ngưng bằng
cách kích xung dương hoặc kích xung âm vào các cổng GA hoặc GK.
SCS được chế tạo ở mức công suất nhỏ khoảng vài trăm mW nên dòng điện kích dẫn
nhỏ chỉ khoảng vài A đến vài chục A. Dòng điện kích ngưng SCS thường lớn hơn
dòng kích dẫn nhiều lần.
* Ứng dụng
Mạch dao động tích thoát. Khi mở điện, tụ C bắt đầu nạp điện qua R A nên ban đầu
VA = 0 V. Lúc đó cổng GA có cầu phân thế RG1 và RG2 nên điện thế là:
R G1
VGA  VCC
R G1  R G 2
VA

+VC
C

VGA
RA RG2
A
GA
VK GK
C K RG1
RK

Hình 3.43 Dạng tín hiệu ở các chân Hình 3.44: Mạch dao động tích thoát
Với điện thế ban đầu như trên nên SCS sẽ ngưng dẫn. Tụ điện C nạp điện làm điện
thế tăng dần theo hàm số mũ và khi điện thế trên tụ tức là điện thế VA = VGA + 0,6 V
sẽ làm phân cực thuận Transistor T2 trong SCS do đó có dòng IB2 chạy ra qua RG1. T2
dẫn kéo theo T1 dẫn và cả hai Transistor tiến nhanh đến bão hòa.
Khi SCS bão hòa, VA giảm nhỏ nên tụ C phóng điện nhanh qua SCS làm dòng ra ở
Katôt tăng cao, ở cực K có xung nhọn dương ra. Lúc đó VGA cũng bị giảm nhỏ đột

149
ngột nên có dòng RG2 vào cực GA qua SCS nên điện thế ở cực GA có dạng xung nhọn
âm.
Điện thế trên cực anôt cùng là điện thế trên tụ có dạng hình răng cưa chính là
đường điện thế nạp xả của tụ C. Khi tụ C xả hết điện thì dòng điện qua RA giảm, nếu
có trị số nhỏ hơn dòng điện duy trì của SCS thì SCS sẽ ngưng dẫn, tụ C lại nạp điện và
quá trình lặp lại.
e) GTO ( Gate Turn-off Thyristor -Thyristor có thể được tắt bởi cực cổng)
* Cấu tạo – Ký hiệu: (Hình 3.45)
GTO có cấu tạo tương đương như Thyristor cũng có bốn lớp bán dẫn xếp xen kẽ và
nối ra ba chân là Anốt, Katốt và Gate. Sự khác nhau giữa GTO và SCR là GTO được
chế tạo với Transistor ttrong mạch tương đương có độ khuếch đại  khá nhỏ.

150
A
A
P1
N1 G
G
P2
N2
K
K
Hình 3.45: Cấu tạo và ký hiệu của GTO
* Nguyên lý
GTO có cấu tạo với hai Transistor có độ khuếch đại  khá nhỏ nên khi muốn kích
cho GTO ngưng dẫn ta có thể tạo một điện thế phân cực nghịch giữa cổng và Catod để
kéo dòng IC2 từ cực cổng ra để làm ngưng T1, kéo T2 ngưng theo
Nguyên tắc này chỉ áo dụng được cho GTO mà không áp dụng được cho SCR, vì
SCR được chế tạo với hai Transistor  rất lớn nên dòng IG kích dẫn SCR có trị số nhỏ
cho ra dòng IA lớn. Khi muốn ngưng SCR thì phải có dòng IG kích ngưng khá lớn mới
làm ngưng dẫn được SCR. Điều này khó thực hiện được trong các mạch điều khiển

+Vcc +Vcc

RA IA RA

+ IG - IG

Hình 3.46: Điều khiển GTO


a) Kích dẫn b) Kích ngưng
Đối với GTO để thực hiện được nguyên lý kích ngưng như trên người ta chỉ chế tạo
GTO có công suất trung bình để có dòng IA và IG không lớn lắm. Do có β nhỏ nên
dòng kích IG của GTO lớn hơn nhiều lần so với các SCR có cùng công suất. GTO có
một thông số quan trọng là tỉ số giữa dòng điện IA và dòng kích ngưng ở cực cổng IGoff
gọi là độ lớn dòng tắt thường bằng khoảng 10 lần.
g) PUT (Programmable Unijunction Transistor -Transistor đơn nối có thể lập trình
được)
* Cấu tạo- Ký hiệu:( Hình 3.47a)

151
PUT có cấu tạo hoàn toàn khác với UJT. PUT gồm bốn lớp bán dẫn P, N xếp xen
kẽ nhau Thyristor nhưng cực cổng bây giờ tiếp xúc với lớp bán dẫn N (giống cổng
Anôt GA như SCS)
A

P A
GA RG2
G RA A
N
+ +
P VCC _ G _ VD
C
N K RG1
K
K

Hình 3.47: Cấu tạo, ký hiệu và mạch phân cực cho PUT
a) Cấu tạo, ký hiệu của PUT b)Mạch phân cực cho PUT
* Nguyên lý - Đặc tính
Mạch thí nghiệm đặc tính của PUT như H 3.47b trong đó RG1 và RG2 là cầu phân
thế phân cực cho cực G. Hai điện trở này có tính chất như hai điện trở liền nếu
RBB=RB1+RB2 trong UJT nhưng trong mạch trên là hai điện trở lắp thêm bên ngoài còn
ở UJT là nội trở IA

Đường đặc tính của PUT


IV
IP
VV UB VP VAK
Điện thế cực G do cầu phân thế xác lập là D2
RG1
VG  VDC
RG1  RG 2
Tương tự như UJT ta có thể tạo tỉ số điện trở là
RG1

RG1  RG 2
Suy ra VG =  VDC
Khi VA< VG thì PUT không dẫn vì lúc đó Transistor T2 loại PNP trong mạch tương
đương của bốn lớp bán dẫn bị phân cực ngược mối nối BE sẽ kéo theo Transistor T1
ngưng dẫn

152
Điều chỉnh nguồn VCC sao cho VA> VG
VP = V G + V D
Lúc đó Transistor T2 dẫn sẽ kéo theo Transistor T1 dẫn và cả hai tiến đến bão hòa
Khi PUT chạy bão hòa, dòng điện IA sẽ tăng cao đột ngột do điện thế VA giảm nhỏ.
Đồng thời điện thế VG cũng giảm nhỏ nên có dòng IG từ nguồn VDC qua R1 vào PUT ở
cực cổng.
Đặc tính của PUT giống như đặc tính của UJT.
Ứng dụng Mạch dao động tích thoát VA

V
P

V
V
t
+VC
VC n¹p x¶
C

VCC
RG2
RA
A
C G t
K VK
RK RG1
VP -
VV
t

Hình 3.48a: Mạch dao động tích thoát Hình 3.48b: Dạng sóng tại các chân của PUT
Sơ đồ mạch dao động tích thoát dùng PUT tương tự như mạch dùng UJT. Điểm
khác nhau là tụ C mang điện thế để xả vào Anốt chứ không phải vào cực E như UJT,
đồng thời cực G nhận điện thế của cầu phân thế thay cho điểm B trong UJT.
Khi đóng điện tức thời cực G có điện thế là
RG1
VG  VCC  VCC
RG1  RG 2
Điện thế VG có thể thay đổi được bằng cách thay đổi trị số cầu phân thế RG1 - RG2.
Do thay đổi được VG nên người ta gọi linh kiện này là UJT có thể lập trình được.
Khi đóng điện tụ C bắt đầu nạp điện qua RA làm điện thế VA tăng thêm dần theo
hàm số mũ. Khi tụ nạp lên đến điện thế đỉnh VP = VG + VD thì PUT dẫn điện từ A sang

153
K mà tụ xả điện vào Anod. Dạng sóng ở cực Anod có dạng hình răng cưa là đường
nạp xả điện của tụ điện.
Dòng điện xả của tụ chính là IA và dòng IG từ ngoài vào cực cổng qua RA tạo ra
xung nhọn dương. Khi PUT dẫn làm VA giảm và VG giảm, ở cực G có xung nhọn
âm ra (Hình 3.48b)
Khi tụ xả xong, điện thế VA giảm nhỏ làm dòng IA xuống dưới trị số IV, PUT sẽ
ngưng dẫn và mạch trở lại trạng thái ban đầu.
h) Diode Shockley
* Cấu tạo- Ký hiệu(Hình 3.49a)
Diode Shockley là linh kiện bán dẫn bốn lớp PN xếp xen kẽ nhau giống như SCR
nhưng không có cực cổng G mà chỉ có Anốt và Ka tốt.
A
A
IA
T2
P E
C N N B T2 A
T2 B P P C T1
E N
K K
a) K b) c)

Hình 3.49: Cấu tạo, ký hiệu và mạch tương đương Diode Shockley
a) Cấu tạo b) Ký hiệu c) Mạch tương đương
* Đặc tính (Hình 3.50) IA

RA

IA
+
_ VC
VAK IH
C

VBR IS
VH VS VAK

Hình 3.50a: Mạch thí nghiệm Hình 3.50b: Đường đặc tính V /I

154
Phân cực như mạch thí nghiệm trên. Khi điện thế phân cực VAK ở mức thấp Diod
Shockley không dẫn. Khi tăng điện thế VAK lên đủ lớn đến một mức giới hạn gọi là
điện thế ngập UBO (còn gọi là điện thế chuyển mạch US do dịch từ switching voltage)
thì Diode Shockley dẫn điện, dòng điện qua Diode tăng nhưng diện thế UAK giảm
xuống đến mức điện thế duy trì UH (Holding) và sau đó dòng điện IA tăng lên theo đ-
ường đặc tính của Diode. Đoạn đặc tính từ điện thế US đến điện thế UH gọi là vùng
điện trở âm vì đoạn này có dòng IA tăng nhưng UAK lại giảm. Đoạn đặc tính từ IH trở
lên gọi là vùng bão hòa vì IA tăng nhưng UAK tăng không đáng kể.
Điện thế chuyển mạch US có trị số danh định là 8V. Khi Diode Shockley được phân
cực ngược sẽ không dẫn diện, nếu tăng điện thế ngược lên đủ lớn đến một trị số giới
hạn gọi là UBR thì Diode sẽ bị đánh thủng.
i. SUS và SBC
* SUS (Silicon Unilateral switch - công tắc một bên làm bằng silicon)
SUS được chế tạo theo kiểu mạch tích hợp vì SUS là sự kết hợp của nhiều linh kiện
khác như điện trở, Zener, Transistor.
Cấu trúc bên trong và ký hiệu của SUS (Hình 3.51a) trong đó mối nối BE của
Transistor T2 và Diode Zener 6,8V sẽ quyết định điện thế chuyển mạch của SUS
(khoảng 8V).
Đặc tính I/V của SUS (Hình 3.51b)giống như đặc tính của Diode Shockley

A A
T2
G
G

6,8 V
K 15 K T1

K
Hình 3.51a: Cấu trúc và ký hiệu của SUS
IA

IH
VB IS
R 0 VH VS VA
K

155
Hình 3.51b: Đặc tính của SUS
Khi điện thế VA tăng lên đến mức VS  8V thì sẽ có dòng IB2 qua Zener 6,8V và T2
dẫn. Dòng điện IC2 tạo điện thế phân cực cho cực B của T1 làm cho T1 dẫn, lúc đó
dòng IB2 sẽ qua Transistor T1 chứ không qua Zener 6,8V nữa và lúc đó hai Transistor
sẽ chạy ở trạng thái bão hòa làm cho U giảm nhanh đột ngột xuống mức UH.
* SBS (Silicon bilateral switch - công tác hai bên làm bằng chất silicon).
Cấu trúc bên trong và ký hiệu (Hình 3.52a) của SBS chính là hai SUS ghép song
song và ngược chiều nhau.
A1

A2 15 K
6,8V
G
G

A1 6,8 V
15 K

A2
Hình 3.52a: Ký hiệu và cấu trúc của SBS
IA

-VS -VH
+VH +VS VA1A2

Hình 3.52b: Đặc tính của SBS

Đặc tính U/I của SBS (Hình 3.52b), đường đặc tính này giống như đặc tính của
Diac với điện thế chuyển mạch là US =  8V.
Do SUS và SBS được chế tạo từ sự tích hợp các linh kiện rời nên đặc tính hoạt
động của nó tốt hơn các linh kiện bán dẫn nhiều lớp khác.
k .Diode hầm (Tunnel Diode)

156
Diode hầm còn được gọi là Diode Esaki có cấu tạo đặc biệt so với các Diode
thường.
* Cấu tạo
Diode hầm có cấu tạo bán dẫn giống như Diode thường (gồm một tiếp giáp P-N)
nhưng tỉ lệ pha tạp chất rất cao so với Diode thường. Do có tỉ lệ pha cao nên đặc tính
của Diode hầm rất khác so với Diode thường
* Đặc tính
Khi phân cực thuận trong khoảng UAK có trị số thấp thì dòng điện tăng nhanh theo
điện thế, khi dòng điện tăng lên đến trị số đỉnh IP ứng với điện thế đỉnh UP thì dòng
điện lại giảm trong khi điện thế tăng. Khi dòng điện giảm đến mức thấp nhất gọi là
dòng điện thung lũng IV ứng với điện thế thung lũng UV thì sau đó dòng điện lại tăng
lên theo điện thế như Diode thông thường.
Đoạn đặc tính của Diode hầm trong khoảng dòng điện giảm, điện thế tăng cũng gọi
là vùng có điện trở âm IA
Vùng điện trở âm
Đỉnh
IP
A K
IV

VP VV VAK
Hình 3.53a: Ký hiệu của Diode hầm Hình 3.53b :Đặc tính của Diode hầm

Khi phân cực ngược dòng qua diode hầm sẽ tăng theo điện thế ngược.
Diode hầm trong thực tế ít được sử dụng vì người ta dùng Diode Shockley thay thế
cho diode hầm.
4. Các loại cảm biến (Sensor)
a. Cảm biến độ ẩm (Due sensor)
Là loại linh kiện được sản xuất từ các loại vật liệu có trị số điện trở tăng khi độ ẩm
tăng.
- Kí hiệu:

- Ứng dụng : Dùng trong các mạch cảm biến độ ẩm, trong thiết bị điện tử
Ví dụ: đầu video hoặc mạch tưới cây
b. Cảm biến từ trường (Megntic sensor)
+ Cấu tạo: Từ các tinh thể In Sb (Intiantinon) hoặc
NiSb Niken Antimon.

In Out
R
157
+ Nguyên lý : Bình thường dòng điện qua cảm biến có trị số không đổi, khi có từ
trường vuông góc với mặt cảm biến, hợp chất bị uốn cong tương đương với việc tăng
điện trở, dòng điện ra giảm đột ngột.
c. Cảm biết nhiệt (Temper at Sensor )
Điện trở nhiệt ( Thermitor ) sản xuất từ vật liệu có hệ số nhiệt dương
Điện trở nhiệt bán dẫn : Sản xuất từ vật liệu bán dẫn, không có tiếp giáp P – N, khi
nhiệt độ tăng  R giảm
d. Cảm biến quang
Phần tử quang điện là phân tử hoạt động dưới sự tác động của năng lượng ánh
sáng. Các dụng cụ quang điện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ
thuật khác, dùng trong truyền hình, trong các thiết bị điều khiển bằng ánh sáng.
* Quang trở: (Photomesiater)
Là linh kiện bán dẫn không có lớp chuyển tiếp PN, có điện trở biến đổi dưới tác
dụng của ánh sáng. Thường sử dụng các vật liệu sunfat chì, sunfat cadimi...
+ Cấu tạo - Ký hiệu:

Lớp bán dẫn Chân cực

Cds

Đế cách điện Cửa sổ nhận AS

a) b)
Hình 3.54: Cấu tạo, ký hiệu của quang trở
a) Cấu tạo b) Ký hiệu
Có hai chân nối với mạch điện bằng kim loại, có một cửa sổ để ánh sáng chiếu vào
mặt cảm quang, tất cả đặt trong một vỏ nhựa
+ Nguyên lý : Khi chiếu sáng vào quang trở, các điện tử trong chất bán dẫn nhận
thêm năng lượng bứt ra khỏi nguyên tử tham gia dẫn điện, làm cho điện trở của nó
giảm đi
Năng lượng quang thông càng lớn, số lượng điện tử bứt ra khỏi nguyên tử của nó
càng lớn, điện trở giảm đi. Điện trở của quang trở khi bị che tối khoảng 10 - 100 K,
có loại lên đến hàng ngàn K
+ Ứng dụng : Thường dùng trong các điều khiển tự động, thí dụ tắt mở đèn đường,
hệ thống tự động bảo vệ, đếm sản phẩm... Quang trở chỉ nhạy một phần dải sóng nhất

158
định của ánh sáng, nó là phần tử có quán tính, dòng quang điện không tỷ lệ tuyến tính
với quang thông
* Bộ ghép quang
+ Cấu tạo(Hình 3.55): Bộ ghép quang gồm Diode phát quang LED và một thành
phần cảm quang chẳng hạn như một quang Tranzitor. Tất cả được gắn trong một hộp
bằng kính

In Out

Hình 3.55: Bộ ghép quang


+ Nguyên lý hoạt động:
Tín hiệu điện cần truyền đi được đưa vào phần phát LED trong bộ ghép quang để
biến thành ánh sáng. Sau đó Tranzitor quang nhận ánh sáng sẽ hoạt động và dòng điện
qua quang TZT
+ Ứng dụng : Bộ ghép quang dùng để cách điện giữa mạch điện có sự khác biệt
nhau về điện áp và để an toàn cho người sử dụng. Bộ ghép quang có kích thước nhỏ,
làm việc với tần số cao được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật điều khiển
* Công tắc ánh sáng
+ Công tắc ánh sáng thông suốt (Hình 3.56): LED và Tranzitor quang được lắp đặt
đối diện nhau, bất cứ sự cản trở ánh sáng từ LED tới Tranzitor đều được công tắc nhận
biết. Ví dụ trong đóng gói sản phẩm, báo đứt sợi ....
A C

K E
Hình 3.56: Công tắc ánh sáng thông suốt
+ Công tắc ánh sáng phản chiếu (Hình 3.57): Led và photo Tranzitor đặt song song
cạnh nhau, bất cứ vật thể phản chiếu ánh sáng nào đặt gần công tắc cũng tạo dòng
quang điện ở Tranzitor

159

Hình 3.57: Công tắc ánh sáng phản chiếu


+ Ứng dụng dùng đóng gói tự động trong công nghiệp thực phẩm
5. Vi mạch điện tử - IC (Integrated Circuit)
a. Khái niệm
IC là tổ hợp các phần tử mạch điện cần thiết được tạo ra trong một khối duy nhất
(trong một chip).
IC có ưu điểm:
+ Giá thành rẻ
+ Kích thước và trọng lượng nhỏ.
+ Độ tin cậy cao.
Hiện nay công nghệ chế tạo IC đã và đang phát triển mạnh mẽ và được sử dụng
rộng rãi.
b. Phân loại
Theo cấu trúc:
+ IC đơn khối: Toàn bộ chức năng mạch điện được tạo ra bên trong khối vật
liệu bán dẫn đơn khối.
+ IC màng mỏng hoặc màng dày: được cấu tạo bằng cách kết tủa các màng điện
trở và cách điện lên đế cách điện và bằng cách đặt hình màng lên để tạo ra mạch điện.
Dựa vào chức năng:
+ IC tuyến tính: Bao gồm các bộ khuyếch đại, bộ điều chỉnh, bộ biến điện và
những mạch xử lý tín hiệu khác.
+ IC số: Xử lý các tín hiệu số.
+ IC vi ba: Xử lý tín hiệu có tần số 0,5  15 Ghz
c. Một số lưu ý khi sử dụng IC
Phải tra cứu sổ tay để biết được sơ đồ bố trí chân và đầu nối các lịnh kiện đi kèm,
biết các thông số kỹ thuật của IC: Điện áp, dải tần, dòng tĩnh, công suất.
Khi dùng lưu ý đấu đúng cực nguồn, các thiết bị dùng với nguồn Pin và Acqui phải
dùng thêm diode chống ngược nguồn.
Trong quá trình hàn nối, lắp ráp dùng mỏ hàn với nhiệt độ hợp lý, không nung quá
nóng làm hỏng IC và không bị dò điện từ mỏ hàn vào IC.
VD: + IC HA 1392
+ IC 4017

160
3.2 Mạch khuếch đại và mạch cấp nguồn
3.2.1. Mạch định thiên TZT
6. Các mạch định thiên cho BJT
- Muốn cho BJT làm việc thì phải phân cực cho nó
- Nguyên tắc phân cực (định thiên) cho BJT là phải cung cấp nguồn điện một
chiều cho các cực theo nguyên tắc
+ Tiếp giáp JE ( giữa E và B) phải được phân cực thuận
+ Tiếp giáp JC ( giữa B và C) phải được phân cực ngược
C ++ C --
B B
+ -
-
E E +
UE<UB<UC UE>UB>UC
Hình 3.58: Nguyên tắc phân cực của BJT
- Mạch định thiên là một mạch điện bao gồm các điện trở nối ghép với nhau theo
một sơ đồ nhất định để phân cực cho JE và JC nhưng chỉ dùng một nguồn.
a. Mạch định thiên theo kiểu dòng cố định
*. Sơ đồ mạch điện (Hình 3.59)
+
 EC
IC
RB RC C2
 out
C1
in  Q
IB UCE
UBE

Hình 3.59: Mạch định thiên bằng dòng cố định


*. Tác dụng linh kiện
- RB Điện trở định thiên
- RC Điện trở tải
- Q là phần tử được xét định thiên
*. Nguyên lý định thiên
Từ sơ đồ mạch ta xác định được:
UBE = EC - IBRB
Ta có:

161
E C  U BE
IB =
RB
UBE = (0,2 - 0,3)V với TZT Ge
UBE = (0,6 - 0,7)V với TZT Si
- Dòng IB phụ thuộc vào trị số EC và RB còn trị số UBE =(0,6 - 0,7)V là cố định
với mỗi BJT
E C  U BE
IB = IC = IB UCE = EC - ICRC
RB
- Mạch phân cực bằng dòng cố định có sơ đồ đơn giản nhưng không hạn chế
được sự thay đổi của dòng IC khi nhiệt độ thay đổi do đó chỉ dùng khi yêu cầu độ ổn
định nhiệt không cao
b. Mạch định thiên kiểu phản hồi áp
*. Sơ đồ mạch điện(Hình 3.60)

+ EC
IC
RB RC C2 E
  out
C
C1
in  Q
IB UC
UBE E

Hình 3.60: Mạch định thiên bằng phản hồi điện áp


*. Tác dụng linh kiện
- RC: Điện trở rải
- RB: Điện trở định thiên
- Q là phần tử được xét định thiên
*. Nguyên lý định thiên
Từ sơ đồ mạch ta xác định được:
UBE = EC - ICRC - IBRB.
E C  I c R c  U BE
Ta có: IB = (1)
Rb
- Từ (1) ta thấy :
+ Giả sử tăng nhiệt độ thì Ic tăng dẫn đến Ib giảm làm cho Ic giảm (vì Ic=Ib) để
giữ cho Ic sẽ không tăng theo nhiệt độ.

162
+ Giả sử nhiệt độ giảm thì Ic giảm dẫn đến Ib giảm làm cho Ic giảm (vì Ic=Ib)
để giữ cho Ic sẽ không giảm theo nhiệt độ.
Như vậy mạch đã tự động duy trì sự ổn định của dòng Ic khi nhiệt độ thay đổi
- Trong mạch dòng định thiên Ib thay đổi phụ thuộc vào điện áp ở mạch ra do vậy gọi
là mạch định thiên theo phương pháp phản hồi áp
- Nếu mạch có điện trở tải nhỏ hoặc tải là biến áp thì độ ổn định của mạch kém.
c. Mạch định thiên theo kiểu phản hồi dòng
*. Sơ đồ mạch điện (Hình 3.61)

+
 
IC EC

R1 RC

  Out
Ib
In   Q
IP UCE
UBE
R2
UR2 IE RE URE

Hình 3.61: Mạch định thiên bằng phản hồi dòng điện
*. Tác dụng linh kiện
- Rc Điện trở tải
- R1, R2 tạo thành bộ phân áp
- RE Điện trở hồi tiếp, ổn định nhiệt cho mạch
- Q là phần tử được xét định thiên
*. Nguyên lý định thiên
Từ sơ đồ mạch ta xác định được
UBE = UR2 - URE = UR2 - IERE = IPR2- IERE (1)
EC
Mà: UR2 = R2 Có trị số cố định
R1  R 2
EC
UBE= R2  I E RE (2)
R1  R2
Từ (2) ta có:
- Nếu nhiệt độ tăng thì Ic tăng do đó IE tăng (vì Ic=.IE), làm cho UBE giảm dẫn
đến IB giảm nên Ic giảm (vì Ic =.Ib). Kết quả là dòng Ic không tăng theo nhiệt độ.

163
- Nếu nhiệt độ giảm thì Ic giảm quá trình tác động ngược lại. Dòng Ic ổn định
khi nhiệt độ thay đổi
- Để tăng độ ổn định của mạch phải chọn R1 và R2 càng nhỏ càng tốt để IP
>>Ib. Nhưng nếu chọn R2 nhỏ quá thì giảm điện trở đầu vào của tầng khuếch đại dẫn
tới tổn hao tín hiệu xoay chiều đưa vào khuếch đại.
Thường chọn R1, R2 sao cho IP = (5 10)Ib
Khi tính toán chọn IP = 10Ib
- Trong mạch điện áp UBE thay đổi phụ thuộc vào dòng điện IE. Vì vậy được gọi
là phân cực bằng phương pháp hồi tiếp dòng điện. Mạch điện này được dùng rộng rãi
và phổ biến vì nó có độ ổn định nhiệt cao.
7. Các mạch phân cực cho TZT trường
Giống như BJT, việc phân cực và ổn định điểm công tác cho FET là cung cấp
nguồn điện cho các điện cực, đồng thời làm cho điểm làm việc ổn định không phụ
thuộc nhiệt độ, sự biến đổi của nguồn cung cấp.
a. Phân cực và ổn định điểm làm việc cho JFET (Junction fileld effect transistor)

+ -
ED ED
+

RD RD
ID ID
C C
D D
In In
S S
UGS
+ -
RG RS US
RG RS
UG - +

Hình 3.62: Phân cực cho JFET kênh N Hình 3.63: Phân cực cho JFET kênh P
JFET làm việc với tiếp giáp PN phân cực ngược nên thường dùng mạch phân cực
hồi tiếp âm dòng điện qua điện trở RS.
 RG thường 15: để ít ảnh hưởng đến Rvào của mạch.
 RS mắc trong mạch cực nguồn S có nhiệm vụ: tạo điện áp tự phân cực và ổn
định chế độ công tác cho JFET
Xét JFET kênh N hình 3.62
 Khi dòng ID qua RS tạo sụt áp: US=ID.RR, sụt áp qua RG đến cực G phân cực
ngược cho tiếp giáp P- N (giữa cực cửa và cực nguồn). UGS = UG-US= 0-US = -ID.RS.

164
Giả sử do ảnh hưởng của nhiệt độ dòng ID tăng US = ID.RS tăng điện áp âm
đa đến cực G sẽ có giá trị tăng, UGS càng âm dẫn đến ID giảm đi kết quả làm cho dồng
ID ổn định.
Nếu do nhiệt độ giảm, ID giảm quá trình xảy ra ngược lại dòng ID ổn định
Do vậy chế độ công tác ổn định.
Việc phân cực cho JFET kênh P có nguyên lý tương tự
b. Phân cực và ổn định điểm làm việc cho MOSFET kênh liên tục
 MOSFET kênh liên tục (còn gọi là MOSFET thường mở, MOSFET tự dẫn)
thườmg được làm việc ở chế độ “nghèo”, việc phân cực và ổn định điểm làm việc
được thực hiện bằng phương pháp hồi tiếp âm dòng điện (giống như đối với JFET)

165
+ -
ED ED
+

RD RD
ID ID
C C
In In

+ -
RG RS RG RS
- +

Hình 3.64: Phân cực cho MOSFET liên tục kênh N, Kênh P
c. Phân cực và ổn định điểm làm việc cho MOSFET kênh gián đoạn

+ -
ED
ED
+

R1 IP RD
R1 IP RD
ID
ID C
C
In
In
UGS
UGS
-
+
R2 RS US
R2 RS US UG
UG - +

Hình 3.65: Phân cực cho MOSFET gián đoạn kênh N, Kênh P
R1 và R2 tạo thành bộ phân áp
Lưu ý: Với MOSFET cực G cách điện với kênh dẫn  không có dòng qua cực của IG
Xét MOSFET kênh N ta có:
UG = IP.R2
US = ID.RS
E D .R2
UGS = UG-US = IP.R2- ID.RS =  I D .RS
R1  R2
Do Ec, R1, R2 có trị số cố định UG có trị số cố định
 Nếu do ảnh hưởng của nhiệt độ, dòng ID tăngUS tăngUGS giảmdòng ID
giảm
 Nếu ID giảm, quá trình xảy ra ngược lại, kết quả dòng ID có xu hướng ổn định.

166
3.2.2. Các mạch khuếch đại xoay chiều cơ bản
1. Mạch khuếch đại cực phát chung(E chung - EC)
a. Sơ đồ mạch(Hình 3.66)
EC
R1 RC C2
Out
C1
In Q

Rn Ur
Rt
R2
En  UV

Hình 3.66: Mạch khuếch đại cực phát chung


b. Tác dụng linh kiện
Q- TZT làm nhiệm vụ khuếch đại
R1, R2- Định thiên cho TZT
Rc- Điện trở tải của tầng khuếch đại
EC- Nguồn cung cấp
C1- Ngăn không cho thành phần một chiều tín hiệu vào làm méo tín hiệu đồng
thời nó làm nhiệm vụ dẫn tín hiệu xoay chiều cần khuếch đại
C2- Dẫn tín hiệu ra của tầng trước và đưa tới đầu vào của tầng sau, ngăn ảnh
hưởng của tín hiệu một chiều từ tầng trước đến tầng sau
UV- Tín hiệu cần khuếch đại
Tín hiệu đưa vào giữa B và E, tín hiệu lấy ra giữa C và E do vậy đây là mạch EC
c. Nguyên lý làm việc
- Khi đưa điện áp xoay chiều tới đầu vào xuất hiện dòng xoay chiều bazơ của
TZT làm điện áp UBE của TZT cũng thay đổi làm Ib thay đổi, làm Ic thay đổi và làm
điện áp trên cực C của TZT cũng thay đổi theo qui luật của tín hiệu vào. Do I c > Ib và
Rc có giá trị lớn nên:
Ura = Uc >> so với Uv
Như vậy tín hiệu xoay chiều được khuếch đại ghép qua C2 sang tầng sau để khuếch
đại tiếp
- ở 1/2 chu kỳ đầu của tín hiệu vào có cực tính (+) ở B, (-) ở E nên UBE tăng thì
Ib tăng, làm nên Ic tăng, dẫn đến Uc giảm vì Uc = Ur = EC - IcRc

167
- ở 1/2 chu kỳ tiếp (- ở trên, + ở dưới) UB giảm làm Ib giảm, Ic giảm, còn Uc
tăng
Vậy tín hiệu ra ngược pha với tín hiệu vào
* Đặc điểm của tầng khuếch đại EC
- Điện trở vào của tầng khuếch đại bằng (1-3)K. Tương đối lớn
- Điện trở ra của tầng khuếch đại (Rr): Rr cỡ vài chục K. Tương đối lớn
- Hệ số khuếch đại Ki Ku tương đối lớn.
- Tín hiệu ở đầu ra và đầu vào ngược pha nhau
2. Mạch khuếch đại cực góp chung(C chung - CC)
a. Sơ đồ mạch điện(Hình 3.67)
+EC
R1

C1
Q
IV IE
Rn C2
R2
En 
IE RE Rt

Hình 3.67: Mạch khuếch đại cực góp chung


b. Tác dụng của linh kiện
- Giống như mạch EC chỉ khác tải là RE mắc ở cực E
- Điện trở nguồn bằng 0 (nên coi như cực C nối mass)
- Tín hiệu đưa vào giữa cực B và C
- Tín hiệu đưa ra giữa cực E và C
c. Nguyên lý làm việc
- Khi điện áp vào làm cho chân B dương lên thì dòng IE tăng lên làm cho điện
áp trên RE tăng mà Ura = URE nên Ura cũng tăng
Ura = URE = IE RE
Vậy Ub tăng làm IE tăng dẫn đến Ura tăng
+ ở 1/2 chu kỳ đầu tín hiệu vào có cực tính dương ở cực B nên UBE tăng
dẫn đến Ib tăng dẫn đến Ic tăng do đó IE tăng, nên URE tăng (Utải = U RE)
+ ở 1/2 chu kỳ sau (âm) thì ngược lại

168
Như vậy ta thấy tín hiệu vào đồng pha với tín hiệu ra.
- Đặc điểm:
+ Điện trở vào Rv lớn hơn ở mạch EC (vài chục K)
+ Điện trở ra nhỏ (0-50) 
+ Ki tương đối lớn (tương đương với mạch EC)
Ur
Ku 1 (Ku<1) vì Ku = mà Uv = UBE + Ur
Uv
Do đó: Ur < U v
Với tầng này gọi là tầng khuyếch đại lặp lại (khuếch đại đệm)
+ Đây là tầng khuếch đại dòng, không khuếch đại điện áp
3. Mạch khuếch đại cực gốc chung(B chung - BC)
a. Sơ đồ mạch điện(Hình 3.68)
+ EC
R1 RC
C1 Q C2
Out
Rn
RE Rt
Ur
 Uv R2 Cb

Hình 3.68: Mạch khuếch đại cực gốc chung


b. Tác dụng của linh kiện
- R1, R2, RE phân cực và ổn định điểm làm việc cho TZT Q
- Q là TZT khuyếch đại
- Cb nối mass cho cực B (về mass xoay chiều)
- C1, C2 tụ nối tầng
- Tín hiệu vào giữa E và B
- Tín hiệu ra giữa C và B
c. Nguyên lý làm việc
Từ sơ đồ mạch điện ta có:
Uc = Ec - IcRc UBE = VB - VE
- ở 1/2 chu kỳ đầu của tín hiệu vào có cực tính (+) ở E, cực tính (-) ở B nên UE
tăng làm cho UBE giảm, Ib giảm, Ic giảm, vì vậy điện áp ra (Ur) cũng tăng
- ở 1/2 chu kỳ tiếp tín hiệu vào có cực tính (-) ở E, cực tính (+) ở B quá trình
diễn ra ngược lại.
Như vậy ta thấy tín hiệu vào đồng pha với tín hiệu ra.

169
- Đặc điểm:
+ Điện trở vào nhỏ Rv = (10 - 50)
+ Điện trở ra tương đối lớn, tương đương với mạch EC
Rr = Rc//Rcb  Rc
+ Hệ số khuyếch đại dòng Ki
Ir
Ki =
IV
Mà Ir = Ic , IV = IE nên Ki < 1. Như vậy mạch không có khuyếch đại dòng
+ Ku tương đối lớn
+ Điện áp ra và điện áp vào đồng pha với nhau
+ Sơ đồ này khuếch đại điện áp không khuếch đại dòng. Có sự ổn định
cao thường dùng để khuếch đại cao tần.
3.2.3. Mạch khuếch đại công suất
1. Đặc điểm của tầng khuếch đại công suất
- Nó là tầng cuối cùng của tầng khuếch đại nhiều tầng, nó được mắc với tải của
bộ khuếch đại
- Tầng khuếch đại công suất có nhiệm vụ đưa ra công suất đủ lớn để kích thích
cho tải ( Loa, Ka tốt đèn hình ...). Công suất đưa ra tải dưới dạng dòng điện hay điện
áp.
- Tầng khuếch đại công suất làm việc ở chế độ tín hiệu vào có biên độ lớn do
vậy không dùng phương pháp sơ đồ tương đương mà phải dùng đồ thị để xét.
- Chế độ làm việc của tầng khuếch đại công suất:
+ Có thể làm việc ở chế độ A với Pt < 1W
+ Có thể làm việc ở chế độ B hoặc AB với Pt  1W
- ở tầng khuếch đại công suất người ta quan tâm đến tham số:
+ Hệ số khuếch đại công suất Kp
Pra
Kp =
Pvµo
Pra - công suất đưa ra tải
Pvào - Công suất đưa vào khuếch đại
Pr
+ Hiệu xuất =
Po
Po - công suất của nguồn một chiều cung cấp cho phụ tải
2. Tầng khuếch đại công suất tầng đơn chế độ A

170
a. Mạch điện (Hình 3.69a)
Rc- Điện trở tải
Rb- Điện trở định thiên
+EC
Rb
RC
C1
Q

UCE
UV 

Hình 3.69a: Mạch khuếch đại công suất tầng đơn chế độ A

Ec Ic (mA) ib

EC
Ic Icm
RC A Ib2 Icmax
Ec Q ic
Ico
B Ib1 Icmin
0 EC 0 t
UCEmin UCEO UCEmax UCE (V)

UCEmax
uCE

Hình 3.69b: Đặc tính ra và dạng tín hiệu vào ra


b. Nguyên lý
+ Để cho tín hiệu không bị méo tín hiệu tầng khuếch đại chế độ A có
điểm công tác tĩnh là Q nằm giữa đặc tuyến tải
Từ sơ đồ ta có: UCE = Ec - IcRc

171
EC - U BE
Rb =
Ib
Từ điểm công tác tĩnh Q ta xác định được: Dòng định thiên Ib0; Dòng qua cực C IC0;
Điện áp UCEO
+ Khi có tín hiệu vào Ib thay đổi từ Ib1 đến Ib2 (tín hiệu vào hình sin) nên điểm
công tác Q dịch chuyển trên đường tải xung quanh điểm Q từ A đến B
+ ở 1/2 chu kỳ đầu dòng IB tăng dẫn đến IC tăng làm cho điện áp UCE giảm
+ ở 1/2 chu kỳ sau dòng IB giảm dẫn đến IC giảm làm cho điện áp UCE tăng
Dòng IC biến đổi xung quanh giá trị IC0 từ ICmax đến ICmin
Điện áp UCE biến đổi xung quanh giá trị UCE0 từ UCEmin đến UCEmax như hình 3.65
3. Khuếch đại công suất tầng đẩy kéo chế độ B
(Tầng khuếch đại công suất đẩy kéo mắc song song)
a. Mạch điện(Hình 3.70) +EC
 

R1 IC1
Q1 T2
T1 A

U 
Q2
V B
IC2
R2

Hình 3.70: Mạch khuếch đại công suất đẩy kéo mắc song song
b. Tác dụng linh kiện
- Q1, Q2 là 2 TZT cùng loại có tham số giống nhau
- T1 là biến áp đảo pha. Đảo pha tín hiệu cần khuyếch đại
+ Điện áp xoay chiều UV đưa vào cuộn sơ cấp
+ Thứ cấp gồm có hai nửa cuộn dây có số vòng bằng nhau, ở thứ cấp tạo
ra 2 điện áp có độ lớn bằng nhau nhưng ngược pha nhau để đưa vào hai cực B của Q1
và Q2
- T2 biến áp ra chuyển tín hiệu đã được khuếch đại ra tải và phối hợp trở kháng
với tải.
Sơ cấp gồm hai nửa cuộn dây có số vòng bằng nhau

172
- R1, R2 bộ dây phân áp định điểm công tác ban đầu cho tầng khuếch đại
- Tầng khuếch đại có thể làm việc ở chế độ B hay AB
- Q1, Q2 đấu song song với nhau nên gọi là đẩy kéo song song.
c. Nguyên lý làm việc
- Giả sử tín hiệu vào là hình sin
+ ở 1/2 chu kỳ đầu điện áp trên cuộn thứ cấp biến áp đảo pha T1 có cực tính (+)
ở chân BQ1, (-)ở chân BQ2 do đó Q1 dẫn, Q2 khoá nên có dòng IC1 qua Q1 (+EC  sơ
cấp của biến áp T2  C(Q1)  E(Q1)  -EC)
Dòng IC1 thay đổi theo quy luật của tín hiệu vào do đó ở thứ cấp của T2 có SĐĐ
cảm ứng cấp cho tải làm xuất hiện dòng trên tải từ A đến B.
+ ở 1/2 chu kỳ sau điện áp trên cuộn thứ cấp T1 có cực tính (+) ở chân BQ2, (-)ở
chân BQ1 do đó Q2 dẫn, Q1 khoá nên có dòng IC2 qua Q2 (+EC  sơ cấp của biến áp T2
 C(Q2)  E(Q2)  -EC) Dòng IC2 thay đổi theo quy luật của tín hiệu vào do đó ở thứ
cấp của T2 có SĐĐ cảm ứng cấp cho tải làm xuất hiện dòng trên tải từ B đến A.
Như vậy trong một chu kỳ tín hiệu vào 2 TZT thay nhau làm việc. Kết quả trên tải
có đủ cả hai nửa chu kỳ của tín hiệu vào.
* Đặc điểm: Tầng khuếch đại công suất đẩy kéo mắc song song thường làm việc ở chế
độ B (hoặc AB) nên hiệu suất  = (60-70)%, kích thước lớn, giá thành cao
4. Tầng khuếch đại công suất tầng đẩy kéo nối tiếp
a. Mạch điện(Hình 3.71)
Q1, Q2 là hai Transistor cùng loại có tham số giống nhau
R1, R2 định thiên cho Q1
R3, R4 định thiên cho Q2 (R1= R3, R2= R4)
+5V

R1
T Q1
u21 R2
+ -
C
uV A
+ -
R3

u12
Q2 RL
+
R4
-

Hình 3.71: Tầng khuếch đại công suất tầng đẩy kéo nối tiếp
173
Tụ C ghép năng lượng ra tải (thường được gọi là tụ suất có trị số từ vài trăm F
đến vài nghìn F)
T biến áp đảo pha, thứ cấp gồm hai cuộn dây đối xứng tạo ra hai điện áp có
biên độ bằng nhau nhưng ngược pha nhau
b. Nguyên lý làm việc
Tầng khuếch đại công suất đẩy kéo nối tiếp có thể công tác ở chế độ B hoặc chế độ
AB. Để xét nguyên lý làm việc ta có thể giả thiết rằng mạch làm việc ở chế độ B
- Khi chưa có tín hiệu đưa vào sơ cấp của biến áp lúc đó
UBEQ1 = UBEQ2 = UR2 = UR4 = 0,4V
1
Do mạch hoàn toàn đối xứng nên điện thế tại điểm A:  A  EC
2
- Giả sử tín hiệu vào là hình sin:
+ ở 1/2 chu kỳ đầu điện áp ở thứ cấp biến áp có chiều dương trên âm
dưới
UBEQ1 = UR2 + U21  Q1 dẫn
UBEQ2 = UR4 - U22  Q2 khoá
Do Q1 dẫn tụ C được nạp điện, dòng điện nạp: +V CEQ1 C  tải RL. Dòng
qua tải có độ lớn biến thiên phụ thuộc vào độ lớn của tín hiệu vào.
+ ở 1/2 chu kỳ tiếp theo điện áp thứ cấp của MBA đổi chiều: âm trên d-
ương dưới
UBEQ1 = UR2 - U21  Q1 khoá
UBEQ2 = UR4 + U22  Q2 dẫn
Do Q2 dẫn tụ C được phóng điện qua (+C A CEQ2 mass RL). Do đó
dòng qua tải có chiều ngược với 1/2 chu kỳ đầu
Như vậy trong một chu kỳ của tín hiệu vào Q1 và Q2 thay nhau dẫn tụ C lúc nạp
lúc phóng điện qua tải trên tải sẽ có cả chu kỳ của tín hiệu vào
Tầng khuếch đại công suất nối tiếp dùng biến áp đảo pha do không dùng biến áp ra
nên kích thước nhỏ, kinh tế hơn nhưng vẫn cồng kềnh hiện nay ít được dùng
3.2.4. Mạch cấp nguồn
1. Khái niệm
a. Công dụng

174
- Là mạch điện quan trọng trong các thiết bị điện tử. Nó có nhiệm vụ tạo ra mức
năng lượng cần thiết cung cấp cho các thiết bị điện tử.

175
b. Sơ đồ khối của mạch cung cấp nguồn:
u2

Biến áp C. Lưu UDC Bộ lọc U0L ổn áp
AC u1 AC Tải
 (ổn dòng)

Hình 3.72: Sơ đồ khối mạch cấp nguồn


- Biến áp: Biến đổi điện áp xoay chiều U1 thành U2 xoay chiều có giá trị phù
hợp với yêu cầu. Trong một số trường hợp có thể dùng trực tiếp điện áp UV không cần
dùng biến áp
- Bộ chỉnh lưu: Biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều (không bằng
phẳng)
- Bộ lọc: Biến điện áp một chiều đập mạch sau bộ chỉnh lưu thành điện áp một
chiều bằng phẳng UOL
- Bộ ổn áp một chiều: Có nhiệm vụ ổn định điện áp để cung cấp cho tải (nếu tải
cần có dòng ổn định thì phải dùng bộ ổn dòng. Nếu tải không đòi hỏi nguồn có chất
lượng cao thì không dùng ổn áp và ổn dòng
2. Mạch chỉnh lưu
a. Mạch chỉnh lưu không điều khiển
2. Mạch chỉnh lưu một pha ½ chu kỳ
* Sơ đồ mạch điện(Hình 3.73)
* Tác dụng linh kiện
- T: Biến áp nguồn dùng biến điện áp mạng điện U1 thành điện áp xoay chiều
U2 có trị số cần thiết (thường là biến áp hạ áp)
u2
- D: Diode làm nhiệm vụ chỉnh lưu
- Rt: Điện trở tải (giả thiết tải thuần trở)
0 t

D Ut
T i2

+ (-) It
A 0 t
u2 Ung
u1 Rt Ut
B
- (+)
0 t

UngD
a) b)
Hình 3.73: Mạch chỉnh lưu một pha ½ chu kỳ
a) Sơ đồ nguyên lý b) Dạng tín hiệu vào ra

176
* Nguyên lý làm việc
- Giả sử ở 1/2 chu kỳ đầu tín hiệu vào u2 có cực tính + trên, - dưới như hình vẽ
thì D được phân cực thuận D dẫn cho dòng It qua Rt có chiều (+ U2D Rt -U2)
- ở 1/2 chu kỳ tiếp tín hiệu vào u2 có cực tính - trên, + dưới thì D phân cực
ngược D khoá không có dòng It qua Rt
Vậy trên tải có dòng điện một chiều từ A đến B và chỉ xuất hiện ở nửa chu kỳ của u2
* Các tham số
- Dòng qua tải
U2
It =i2 = rD điện trở thuận của D
R t  rD
- Điện áp trên tải
U2
Ut = ItRt = Rt  U 2 (rD  0)
Rt  rD
- Dòng điện lớn nhất qua Diode
IDm = I2m
- Điện áp ngược lớn nhất trên Diode
Ungm = U2m
 Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ (cả chu kỳ)
* Sơ đồ mạch (Hình 3.74 a)
T: Biến áp có thứ cấp gồm 2 nửa cuộn đối xứng nhau do đó U21 = U22 nhưng ngược
pha nhau (U21m = U22m =U2m)
D1 và D2 là hai Diode dùng để chỉnh lưu
U2

D1
T 0  2 3 t

- (+) + (-)
D1dẫn D2 dẫn
Ut D1dẫn
U21
- It R t A
B  (+)
U1 + (-) 0
 2 3 t
U22 Ung
+ (-) - (+) 0  2 t

UngD D1khoá
D2
a) b)
Hình 3.74: Mạch chỉnh lưu một pha hai nửa chu kỳ
a) Sơ đồ nguyên lý b) Dạng tín hiệu vào ra

177
* Nguyên lý làm việc
- Giả sử ở 1/2 chu kỳ đầu ở thứ cấp máy biến áp có u2 cực tính + trên, - dưới
như hình 3.74 thì D1 phân cực thuận dẫn đến D1 dẫn, D2 khoá cho dòng qua tải từ
(+U21D1Rt B  -U21)
- ở 1/2 chu kỳ sau điện áp thứ cấp của máy biến áp có u2 chiều ngược lại nên
D1 phân cực ngược, D2 phân cực thuận dòng qua tải (+U22 D2RtB  - U22)
Vậy trong cả 2 nửa chu kỳ của điện áp vào D1, D2 thay nhau dẫn cho dòng qua
tải theo 1 chiều từ A đến B
U
 Mạch chỉnh lưu cầu 2
* Sơ đồ mạch(Hình 3.75 a)
T
 0  2 3 t
+ (-)
D4 D1 Ut D1D3 dẫn D2D4 dẫn D1D3 dẫn
+
-
D
U1
U2 3 5 0 t
 2 3
10 Ung
2 3 t
- (+) 15 0

20 UngD
B A
(V D1 D3 khoá D2 D4 khoá
Rt )
a) b)
Hình 3.75: Mạch chỉnh lưu cầu một pha
a) Sơ đồ nguyên lý b) Dạng tín hiệu vào ra
D1, D2, D3, D4 có nhiệm vụ chỉnh lưu
* Nguyên lý làm việc
- ở 1/2 chu kỳ đầu điện áp U2 có + trên, - dưới D1 & D3 phân cực thuận  D1
& D3 dẫn có dòng qua tải (+U2  D1  Rt  D3  -U2)
- ở 1/2 chu kỳ tiếp theo điện áp U2 - trên, + dưới D1 & D3 khoá, D2 & D4 phân
cực thuận D2 & D4 dẫn có dòng qua tải (+U2  D2  Rt  D4  -U2)
Vậy dòng điện qua tải có ở cả hai nửa chu kỳ theo một chiều.
Ưu điểm mạch này là không phải dùng máy biến áp đảo pha ở thứ cấp.
 Mạch chỉnh lưu cầu có điểm trung tính
* Sơ đồ nguyên lý (Hình 3.76)
- Mạch dùng bốn diode và thứ cấp của máy biến áp nguồn có điểm trung tính

178
- Hai điện trở tải mắc nối tiếp nhau và điểm giữa với mass
- Thực chất đây là hai mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ.

Tr +Ur
+
*
* + (-) Rt1
D4 D1
U21 - + -
U1
U22 +
D3 D2
- (+)
Rt
- 2
-Ur
Hình 3.76: Mạch chỉnh lưu cầu có điểm trung tính

* Nguyên lý làm việc


- Giả sử ở 1/2 chu kỳ đầu thứ cấp biến áp có chiều dương ở trên âm ở dới khi đó
D1, D3 dẫn cho dòng điện qua tải Rt1 từ: + U21  D1  Rt1  mass  - U21
Rt2 từ: + U22  mass  Rt2  D3  - U22
- Đến 1/2 chu kỳ tiếp D4, D2 dẫn cho dòng qua tải
Rt1 từ: + U22  D2  Rt1  mass  - U22
Rt2 từ: + U21  mass  Rt2  D4  - U21
Như vậy với mạch chỉnh lưu cầu có điểm trung tính ta nhận được điện áp ra với
hai cực tính (so với điểm chung) thường gọi là nguồn , nguồn đối xứng.
 Mạch chỉnh lưu ba pha
 Mạch chỉnh lưu 3 pha có điểm trung tính
* Sơ đồ nguyên lý (hình 3.77)
- Tr: biến áp 3 pha
+ Cuộn sơ cấp có thể nối theo hình  hoặc Y
+ Cuộn thứ cấp nối theo sơ đồ hình Y (để có điểm trung tính)
- Diode chỉnh lưu D1, D2, D3
* Nguyên lý làm việc
- Diode chỉ dẫn điện khi điện áp pha tương ứng với nó dương hơn 2 pha còn lại
+ Từ t1 t2 pha A có điện thế dương nhất thì D1 dẫn
+ Từ t2 t3 pha A có điện thế dương nhất thì D2 dẫn
+ Từ t3 t4 pha A có điện thế dương nhất thì D3 dẫn
- Trong mỗi chu kỳ của điện áp vào 3 Diode thay nhau dẫn, mỗi Diode dẫn điện
trong 1/3 chu kỳ

179
uv
A B C U2a U2b U2c

 2 3 t

Ut

Tr U
o
t1 t2 t3 t4 t5 t6 t
Un
t
g

Rt Ut

D D D It
Dkho¸
1 2 3 Ung
m

Hình 3.77: Mạch chỉnh lưu 3 pha có điểm trung tính


* Các tham số của mạch
- Điện áp trung bình trên tải (U0)
1 5 / 6 3 3U 2m 3 3 2
U0  
2 / 3  / 6
U 2m sin td t 
2

2
U 2  1,17U 2

- Dòng điện trung bình qua tải


3 3 3 3 2
I0  I It max  I 2  1,17 I 2
2 2
Trị số dòng trung bình qua Diode (ID0) ID0=I0/3
- Dòng lớn nhất qua Diode
2
I D max  Itm  I 0  1, 21I 0
3 3
- Điện áp lớn nhất đặt lên Diode khoá:
+ Điện áp ngược đặt lên Diode khoá bằng điện áp pha đang dẫn trừ đi
điện áp pha tương ứng với nó
+ Ví dụ: Từ t2 đến t4, Diode D1 khoá, điện áp ngược đặt lên D1, được biểu
diễn bằng độ cao của các đoạn thẳng đứng trên đồ thị
U ngmax  3 2U 2  2,09U 0

180
Căn cứ vào IDmax và Ungmax để chọn Diode.
 Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha
* Sơ đồ nguyên lý (Hình 3.78)
A B C

X Y Z

Tr
x y z

a b c
D1 D3 D5
Rt
D2 D4 D6

Hình 3.78: Mạch chỉnh lưu cầu ba pha


- Tr: biến áp 3 pha
- Mạch sử dụng 6 Diode chia hai nhóm
+ Nhóm lẻ: D1, D3, D5 các Anốt đấu chung
+ Nhóm chẵn: D2, D4, D6 các Katốt đấu chung
uA,uB,uC

0 t

Ut

t
0

Hình 3.79: Dạng tín hiệu vào ra

181
* Nguyên lý làm việc
- Các Diode nhóm lẻ dẫn điện khi điện thế cực K âm nhất
- Các Diode nhóm chẵn sẽ dẫn điện khi điện thế cực A dương nhất
+ Từ t1 t2: U2a dương nhất; U1b âm nhất nên D2 và D3 dẫn
+ Từ t2 t3: U2b dương nhất; U2b âm nhất nên D2 và D5 dẫn
+ Từ t3 t4: U2c dương nhất; U2c âm nhất nên D4 và D5 dẫn
- Tại mỗi thời điểm đều có 2 Diode dẫn điện: một Diode nhóm lẻ và một Diode
nhóm chẵn
* Các tham số
+ Điện áp trung bình tải:
U 0  2,34U 2 (gấp 2 lần sơ đồ chỉnh lưu có điện trung bình)
+ Dòng điện lớn nhất qua Diode:
I Dmax  Itm  1,045I 0
+ Điện áp ngược lớn nhất đặt lên Diode khoá:
U ng max  3 2U 2  1,045
+ Ưu nhược điểm
- Sơ đồ chỉnh lưu 3 pha cần Ut bằng phẳng hơn sơ đồ chỉnh lưu 3 pha có điểm
trung tính;
- Điện áp trung bình trên tải lớn gấp 2 lần, điện áp ngược lớn nhất nhỏ hơn 2 lần so
với sơ đồ chỉnh lưu 3 pha có điểm trung tính;
- Sơ đồ 3 pha cầu được sử dụng phổ biến.
a. Mạch chỉnh lưu có điều khiển
. Mạch chỉnh lưu một pha có điều khiển
* Sơ đồ nguyên lý (Hình 3.80):

Rt Ut
uV M
SCR

Hình 3.80: Mạch chỉnh lưu có điều khiển


- Thyristor (SCR) làm nhiệm vụ dẫn dòng qua tải.
- Xung dương được đặt vào giữa cực G của SCR khi nhấn nút M để kích mở SCR.

182
UV

0 t

UG

0 t
Ut

U0
0 t1 t2 t3 t4 t5 t6 t

Hình 3.81: Giản đồ thời gian của mạch chỉnh lưu có điều khiển
* Nguyên lý làm việc
- SCR là phần tử chỉnh lưu có điều khiển, SCR chỉ dẫn khi phân cực thuận và
giữa cực G với cực K có xung điều khiển kích thích là xung dương
- Giả sử ở nửa chu kỳ đầu của UV có cực tính dương trên âm dưới, SCR phân cực
thuận và SCR chờ mở
Từ 0 đến t1: chưa có dòng qua cực điều khiển, SCR vẫn khóa, điện áp trên tải
Ut=0
Tại thời điểm t1: Có xung điều khiển đưa vào cực G, SCR mở có điện áp cung
cấp cho tải, SCR mở từ t1 đến t2
Tại t2: UV = 0, SCR trở về trạng thái khóa
Từ t2 đến t3, UV  0, SCR phân cực ngược, SCR bị khóa, Ut = 0
Từ t3 đến t4, SCR chờ mở
Tại t4 có xung điều khiển đặt vào cực G, SCR mở quá trình cứ như vậy tiếp tục.
Kết quả là điện áp cung cấp cho tải là điện áp một chiều. Điện áp trung bình trên tải là
Uo phụ thuộc vào thời gian mở của SCR.
Khi thay đổi thời điểm xuất hiện xung điều khiển sẽ điều khiển được thời điểm
mở của SCR do vậy điều khiển được điện áp trung bình trên tải.
- Xung điều khiển xuất hiện sớm, SCR mở sớm dẫn đến trị số U0 lớn.
- Xung điều khiển xuất hiện muộn, SCR mở muộn dẫn đến trị số U0 nhỏ.
 Mạch chỉnh lưu ba pha có điều khiển
* Sơ đồ nguyên lý(Hình 3.82):

183
A B C

Tr
Bộ tạo
xung
ĐK 3
pha Rt
S1 D2 D3
S1

Hình 3.82: Mạch chỉnh lưu ba pha có điều khiển


- Sơ đồ dùng 3 SCR: S1, S2, S3
- Bộ tạo xung điều khiển 3 pha tạo ra xung điều khiển đồng bộ với lưới điện
- Các SCR sẽ lần lượt khi có xung điều khiển tác động
- Khi điều chỉnh thời điểm xuất hiện xung điều khiển sẽ điều chỉnh được điện
áp trung bình ra tải
2. Mạch lọc
a) Mạch lọc dùng tụ điện
U2
* Mạch điện (Hình 3.83)


T
+ (-) +
C
- O t
u2 - + Cp Cn
u1 Rt
Ut
  
- (+)  

     
O t1 t2 t3 t4 t5 t

a) b)
Hình 3.83: Mạch lọc dùng tụ
a) Sơ đồ nguyên lý mạch lọc dùng tụ b) Giản đồ thời gian

184
- Ta có thời gian nạp  n = 2RAK *C có trị số rất nhỏ.
- Tụ C có nhiệm vụ lọc tín hiệu sóng hài bậc cao và san phẳng tín hiệu trên tải
* Nguyên lý làm việc
- Khi không có tụ lọc thì tín hiệu ra trên tải có độ nhấp nhô khá lớn (đường 1/2
hình sin nét đứt)
- Khi mắc tụ C song song với tải trong mạch xảy ra quá trình nạp và phóng điện
+ Từ O t1 điện áp sau chỉnh lưu tăng tụ C được nạp điện (+  C  mass -)
+ Từ t1 t2  điện áp U2 giảm Tụ C phóng qua tải IP có chiều (+ C Rt mass - C)
+ Từ t2 t3 điện áp sau chỉnh lưu tăng tụ C lại được nạp điện
Kết quả tín hiệu ra trên tải có độ nhấp nhô nhỏ hơn mặt khác sóng hài bậc cao được
rẽ qua tụ xuống mass không đưa ra tải.
Như vậy dòng điện trên tải chỉ còn thành phần một chiều và một lượng nhỏ sóng hài
bậc thấp
L
b) Lọc bằng cuộn cảm 
T
*. Sơ đồ nguyên lý
+ (-)
* *
u1 u2 Rt

- (+)

Hình 3.84: Mạch lọc dùng cuộn cảm


* Nguyên lý làm việc
- Khi dòng điện qua tải biến thiên (đập mạch) trong cuộn cảm L sinh ra sức điện
động tự cảm chống lại sự đập mạch đó do vậy dòng điện qua tải bằng phẳng hơn
- Mặt khác các thành phần sóng hài bậc cao khi qua cuộn cảm sẽ sụt áp trên L (vì
 càng lớn thì XL càng lớn), do vậy thành phần dòng điện cung cấp cho tải chỉ gồm
thành phần một chiều và một phần nhỏ sóng hài bậc thấp
- Khi lọc bằng cuộn cảm thì hệ số đập mạch KP = Rt/3L, KP càng nhỏ nếu L
càng lớn và Rt càng nhỏ.
- Mạch lọc bằng điện cảm phù hợp với tải tiêu thụ dòng lớn (Rt nhỏ)
c) Lọc hỗn hợp
- Có kết hợp lọc bằng L và C tạo thành các mạch lọc hình G ngược và hình .
Làm cho chất lượng mạch lọc càng cao.

185
L L

+ +
C Rt C1 C2 + Rt
- - -

Hình 3.85: Mạch lọc hỗn hợp dùng LC


- Để giảm nhỏ kích thước của bộ lọc người ta còn thay vị trí của cuộn cảm L
bằng điện trở tạo thành mạch lọc RC
RL RL

C + C1 + C2 +
- Rt Rt
- -

Hình 3.86: Mạch lọc hỗn hợp dùng RC


d) Mạch lọc tích cực Q
* Sơ đồ mạch điện
Ib It
R
Rt
C1 C2

Hình 3.87: Mạch lọc tích cực


- Tụ C mắc ở cực B của Transistor. Điện trở R vừa định thiên cho Transistor vừa
tạo dòng nạp cho tụ C
- Với mạch lọc tích cực dòng qua tải là dòng qua cực E của Transistor: It = IE
- Dòng qua điện trở lọc là dòng IB
Ta có IB = IE/ = It /
- Như vậy dòng qua tụ lọc đã giảm đi  lần, tương đương với giá trị của tụ tăng lên .
Do vậy khi dùng mạch lọc tích cực tụ lọc có thể dùng tụ có trị số nhỏ.

186
3. Mạch ổn áp
a) Khái niệm
* Định nghĩa
Ổn áp là một thiết bị giữ cho điện áp trên tải (điện áp ra của ổn áp) ổn định khi
điện áp lưới thay đổi và tải thay đổi
* Phân loại:
- Ổn áp xoay chiều
+ Ổn áp dùng mạch cộng hưởng R, L, C
+ Ổn áp LI OA
Những thiết bị ổn áp này dùng cuộn dây có lõi sắt bão hoà, hệ số ổn áp không cao.
- Ổn áp một chiều
+ Ổn áp kiểu tham số
+ Ổn áp bù nối tiếp và song song
+ Ổn áp kiểu xung
b) Mạch ổn áp bù tuyến tính Ith
 Mạch ổn áp kiểu tham số
* Sơ đồ mạch

Ung Uz
Rh/c
+ I O U UDz
IDz It Izmi
n
UV Rt¶i Izmax
DZ
-  Ing
Hình 3.88: Mạch ổn áp kiểu tham số
- Rh/c Điện trở điều chỉnh để hạn chế dòng điện trên DZ
- DZ Diode ổn áp để ổn định điện áp đặt lên tải
* Nguyên lý làm việc
- Giả sử điện áp vào giảm dẫn đến dòng qua Rh/c giảm do đó I giảm nên URh/c
có trị số giảm UDZ= const
Vì UV = URh/c + UDZ = (IDZ + It)Rh/c + UZ
Nếu UV giảm thì ID giảm vì UV giảm dẫn đến IRh/c giảm
Mà IR = ID + It do đó IR giảm dẫn đến UR giảm
Mà UV = UR + UDZ nên UDZ = const

187
Vậy khi UV thay đổi thì dòng DZ cũng thay đổi  điện áp trên hai đầu DZ ổn định
do đó điện áp cấp cho tải ổn định.
* Đặc điểm của mạch
Ưu điểm
- Mạch đơn giản giá thành thấp
Nhược điểm
- Mạch dùng ổn định điện áp với công suất tải nhỏ vì thực tế không có D Z ổn áp
có dòng lớn
- Chất lượng ổn áp thấp, điện áp ra không thay đổi được theo yêu cầu, hiệu xuất
thấp do đó ít dùng trong thực tế
- Để mạch làm việc có hiệu quả thì UV = (1,5  2)UZ
- Khi cần có điện áp Ura = Uổn lớn hơn UDZ của một Diode thì có thể đấu nối
tiếp các Diode
Rl +24V
+

DZ1
+12V
R2
DZ2
- - 0

Hình 3.89: Mạch ổn áp dùng DZ có nhiều cấp điện áp ra ổn định


 Mạch ổn áp kiểu bù nối tiếp
* Nguyên lý chung
Sơ đồ khối
- Khối phần tử điều chỉnh có tác dụng như một biến trở R, trị số của điện trở
phụ thuộc vào điện áp ra của bộ khuếch đại so sánh
Ura = Uv - Uđ/c
- Bộ tạo điện áp chuẩn tạo ra một điện áp chuẩn để đưa đến đầu vào của bộ
khuếch đại so sánh
- Bộ điện áp lấy mẫu lấy một phần điện áp ở đầu ra của bộ ổn áp đưa về đầu
vào của khuếch đại so sánh
- Bộ khuếch đại so sánh so sánh điện áp chuẩn và điện áp mẫu, sự sai lệch giữa
Uchuẩn và Umẫu sẽ được khuếch đại và điều khiển phần tử điều chỉnh

188
Uđ/c

+ PhÇn tö ®iÒu
  +

chØnh Điện áp lấy


Uvầo mẫu Ura
Khuếch đại so
sánh Tạo điện áp
chuẩn
-    -

Hình 3.90: Sơ đồ khối mạch ổn áp bù nối tiếp


Nguyên lý chung
- Khi điện áp vào thay đổi thì điện áp ra (cung cấp cho tải) thay đổi dẫn tới điện áp
lấy mẫu đưa vào bộ khuếch đại so sánh (UM) thay đổi. Bộ khuếch đại so sánh sẽ so
sánh điện áp chuẩn và điện áp mẫu. Mọi sự sai lệch của điện áp ra được phát hiện và
khuếch đại. Điện áp đầu ra của bộ khuếch đại so sánh đưa đến khống chế phần tử điều
chỉnh làm cho nội trở của phần tử điều chỉnh thay đổi một cách tương ứng để U đ/c thay
đổi làm cho Ura ổn định. Vì Ur = UV – Uđ/c do đó khi UV và Ur biến thiên cùng chiều
cùng gia số thì Ur sẽ ổn định.
- Khi UV tăng thì Ura tăng dẫn tới UM tăng điện đầu ra của bộ khuếch đại so sánh
sẽ có trị số khống chế làm cho nội trở của phần tử điều chỉnh tăng lên  Uđ/c tăng lên
một cách tương ứng  Ura ổn định.
- Khi UV giảm thì Ura giảm quá trình diễn ra ngược lại.
Như vậy phần tử hiệu chỉnh nối tiếp tải gọi là bù nối tiếp
* Sơ đồ ổn áp bù nối tiếp dùng 2 TZT
Sơ đồ mạch (Hình 3.91)
Tác dụng linh kiện
- Q1 Là TZT công suất làm nhiệm vụ phần tử điều chỉnh
- Q2 làm nhiệm vụ khuếch đại so sánh (cực CQ2 nối với BQ1)
- R2 và DZ tạo điện áp chuẩn Uchuẩn = Uổn của DZ
- Uchuẩn được đưa vào cực E của Q2
- R3, R4, R5 bộ phân áp Umẫu được lấy trên R5 và một phần của R4 đưa vào cực
B của Q2

189
Uđ/c
+
+  
Q1
R1 R2 R3
C1 C2
Rt
Uvµo Q2 R4
Ura
UC1=UB1 UM
DZ Uch R5
- -
 

Hình 3.91: Mạch ổn áp bù nối tiếp dùng hai TZT điện áp ổn định dương
Nguyên lý làm việc
- Điện áp UBE (Q2) = UM - Uch
- Giả sử điện áp vào giảm Ura có xu hướng giảm UM giảm UBE (Q2) giảm
 dòng qua cực C của Q2 (IC2) giảm dẫn đến điện áp rơi trên R1 giảm do đó điện thế
tại chân B của TZT Q1 tăng  UBE (Q1) tăng (UBE (Q1) = UB1 - Ura)  Q1 dẫn mạnh
hơn dẫn đến UCE (Q1) = Uđ/c giảm Ura = Uv - Uđ/c được ổn định
- Nếu điện áp vào tăng thì quá trình xảy ra ngược lại. Q1 dẫn yếu hơn U đ/c tăng
 Ura ổn định
- Nếu dòng qua tải giảm làm Ura giảm  UM giảm  UBE (Q2) giảm IC của Q2
giảm  UBQ1 giảm  Q1 dẫn mạnh hơn  Uđ/c giảm  Ura không đổi
Khi cần điện áp ra có cực tính âm thì dùng sơ đồ sau:
Uđ/c
-  _

Q1
R1 R2 R3
C1 C2
Rt
Uvào UCQ2=UBQ1 Q2 R4
Ura
UM
DZ Uch R5
+ +
 

Hình 3.92: Mạch ổn áp bù nối tiếp dùng hai TZT điện áp ổn định âm

190
c) IC ổn áp
 Khái niệm
- Để giảm nhỏ các kích thước cũng như chuẩn hoá các tham số của các bộ ổn áp
bù tuyến tính người ta chế tạo IC ổn áp chuyên dùng LM317 (ổn áp nguồn dương có
thể điều chỉnh), LM337 (ổn áp nguồn âm có thể điều chỉnh), sê ri 78XX (ổn áp nguồn
dương có trị số XX), 79XX (ổn áp nguồn âm có trị số XX)
- Các IC trên thực tế là gồm các bộ khuếch đại so sánh TZT điều chỉnh bộ tạo
điện áp chuẩn và một số IC khác có thêm bộ hạn chế dòng (bảo vệ IC không bị quá
dòng cho phép)
- Các IC thường có dòng ra khoảng 100A đến 1A (hiện nay đã có loại IC có
dòng ra khoảng 10A) công suất tiêu tán khoảng vài trăm mW đến vài chục W có
điện áp ổn định 2V  50V hoặc 115V, 110V, 97V dùng trong Ti vi
Cấu trúc bên trong của IC ổn áp
- IC ổn áp với loại có ba chân ra (họ 78, 79) điện trở R1, R2 được đấu bên trong
IC có điện áp ra cố định
- Với loại IC có bốn chân thì chân số bốn để ngỏ khi đó có thể đấu thêm điện trở
để điều chỉnh điện áp ra tải
1
Uv

DZ2
T
4
R5
T2 T
5 1

DZ1 T
5
R0 R6
T R4
3
VR
3
3 4 2
R1 R2

Ura
Hình 3.93: Sơ đồ cấu trúc bên trong của IC ổn áp
 Sơ đồ ổn áp có điện áp ra cố định dùng IC 78xx, 79xx
* IC ổn áp dương (họ 78)
Có 2 số chỉ điện áp ra

191
Ví dụ 78 12 Điện áp ra là 12V
78 05 Điện áp ra là 05V
78 24 Điện áp ra là 24V
Cho ra điện áp dương
- Ký hiệu
+ 1 3 +
In   Out
7805
7  20V 2 +
C

Hình 3.94: Ký hiệu của IC ổn áp dương


* IC ổn áp âm (họ 79)
Ví dụ
79 05 Điện áp ra là : - 05V
79 12 Điện áp ra là: - 12V
79 24 Điện áp ra là: - 24V
Cho ra điện áp âm
- Ký hiệu

- 2 3 -
 7912  Out
17 - 20V 1 Ura = -12V
C

Hình 3.95: Ký hiệu của IC ổn áp âm


 IC ổn áp có điện áp ra điều chỉnh được
- Có ký hiệu bắt đầu bằng chữ LM
- Ký hiệu

+ 3 2 +
  Out
LM317
R1=240
1 Ura = (1,25 - 25)V
Ira = 1,5A
Uvào = 25V
R2=5K
- 

Hình 3.96: Ký hiệu của IC ổn áp có điện áp ra điều chỉnh được


Dùng LM317 có thể điều chỉnh điện áp ra từ (1,25 - 25) V nhờ R1, R2
R2
Ura = 1,25(1+ )
R1

192
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3
1) Trình bày cấu tạo, ký hiệu và nguyên lý làm việc của các linh kiện bán dẫn là:
Diode bán dẫn; BJT; FET; SCR; Triac; Diac; UJT; PUT; SUS; SBS;......
2) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch định
thiên cho BJT bằng phương pháp dòng cố định?
3) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch định
thiên cho BJT bằng phương pháp phản hồi dòng?
4) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch định
thiên cho BJT bằng phương pháp phản hồi áp?
5) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch định
thiên cho FET?
6) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch
khuếch đại cực phát chung?
7) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch
khuếch đại cực góp chung?
8) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch
khuếch đại cực gốc chung?
9) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch
khuếch đại công suất tầng đơn chế độ A?
10) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch
khuếch đại công suất tầng đẩy kéo chế độ B?
11) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của các mạch
chỉnh lưu một pha?
12) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của các mạch
chỉnh lưu ba pha?
13) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của các mạch
lọc dùng tụ điện?
14) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và trình bày nguyên lý làm việc của các mạch
ổn áp dùng 2 TZT?
15) Bài tập 1: Vẽ sơ đồ mạch khuếch đại gồm ba tầng với yêu cầu sau:
- Tín hiệu vào cùng pha tín hiệu ra
- Tầng một định thiên theo kiểu phản hồi dòng điện, tầng hai và tầng ba định
thiên bằng phương pháp phản hồi điện áp.
16) Bài tập 2: Vẽ sơ đồ mạch khuếch đại gồm hai tầng với yêu cầu sau:
- Tín hiệu vào cùng pha tín hiệu ra

193
- Tầng một định thiên theo kiểu phản hồi dòng điện, tầng hai định thiên bằng
phương pháp phản hồi điện áp.
17) Bài tập 3: Vẽ sơ đồ mạch khuếch đại gồm bốn tầng với yêu cầu sau:
- Tín hiệu vào cùng pha tín hiệu ra
- Tầng một định thiên theo kiểu dòng cố định tầng hai định thiên theo kiểu
phản hồi dòng điện, tầng ba tầng bốn định thiên bằng phương pháp phản hồi điện áp.
18) Bài tập 4: Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch cấp nguồn với yêu cầu:
- Điện áp đầu vào là điện áp xoay chiều là 220 (V)
- Điện áp ra một chiều ổn định dương 9 (V)
19) Bài tập 5: Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch cấp nguồn với yêu cầu:
- Điện áp đầu vào là điện áp xoay chiều là 220 (V)
- Điện áp ra một chiều ổn định dương  6 (V)

194
Chương 4: KỸ THUẬT XUNG-SỐ
4.1 Kỹ thuật xung
4.1.1. Khái niệm
1. Định nghĩa xung điện
Xung điện là những dòng điện hay điện áp có thời gian tồn tại rất ngắn có thể so
sánh được với quá trình quá độ trong mạch điện mà chúng tác dụng.
2. Các đại lượng đặc trưng của xung điện
+ Chu kỳ: TX là khoảng thời gian giữa hai điểm tương ứng của hai xung liên tiếp
+ Tần số:
f x = 1 / Tx
+ Biên độ xung: Um là giá trị cực đại của xung có được trong thời gian tồn tại
xung. U
U
U
Um U 0,9Um
Um
Um
0,1Um
0 ts1 ts2 t 0 t
tn tp tf
(a) (b)
Hình 4.1: Đồ thị tín hiệu
+ Những xung hình 4.1 (a) là những xung lý tưởng, trong thực tế ta thường gặp
xung
những xung có ở dạng ở hình 4.1 (b).
+ Độ rộng của xung tính từ giá trị = 0,1 Um tăng đến 0,1 Um giảm
+ tn thời gian hình thành sườn trước.
+ tf thời gian hình thành sườn sau.
+ tp độ rộng xung
4.1.2. Các mạch tạo xung cơ bản
1. Mạch tạo xung đa hài dùng 2 TZT
a. Sơ đồ mạch điện (Hình 4.2)
Mạch dao động đa hài kiểu đối xứng
Rb1, Rb2 là các điện trở định thiên
Rc1, Rc2 là các điện trở tải
C1, C2 tạo dao động và nối tầng

195
Hình 4.2: Sơ đồ mạch tạo xung đa hài dùng hai TZT
b. Nguyên lý làm việc
Mạch sẽ tạo xung vuông như sau:
Giả sử rằng Q1 đang dẫn, Q2 khoá lúc này tụ C1 sẽ xả điện: +C1  RCEQ1 
Mass; - C1  Rb2  +Ucc, tụ C1 phóng tạo ra sự đột biến âm ở Rb1  làm cho Q2 khoá
hẳn. Còn khi C2 nạp điện (+Ucc  Rc2  +C2; Mass  REBQ1  -C2. Khi C2 nạp làm
cho cực BQ1 dương hơn cực E (có đột biến dương)  Q1 mở bão hoà  Q2 khoá hẳn
nhưng do dòng phóng của Q1 mất đi nên cực BQ2 dương lên  Q2 thông, Q1 khoá
mạch lật trạng thái. Quá trình cứ như vậy mà tại 2 cực C của Q1 , Q2 có 2 điện áp ra
trái dấu.
2. Mạch tạo xung dùng IC OPAM
R
a. Sơ đồ
R1, R2 tạo ngưỡng so sánh điện áp +
+
R, C mạch hồi tiếp âm
Ur
với: U p  R 1
Ur - R2
R R
1 2
C
ta có 2 ngưỡng: Up(+) = +Ur max R1

Up(+) = -Ur max

Hình 4.3: Sơ đồ mạch tạo xung dùng IC OPAM

b. Nguyên lý làm việc


+ Đồ thị thời gian:
Giả sử trước thời điểm t1: Ur đạt giá trị lớn nhất, lúc này Up = +Urmax tụ C
nạp điện qua R: Uc = UN

196
Tại t1 có UC = UN = UP mạch tự động lật trạng thái Ur = -Urmax và UP= -Urmax,
tụ C phóng điện qua R tại t2: Uc = -Urmax = Up mạch chuyển trạng thái Ur đạt giá trị lớn
nhất Urmax)
Sóng ra có chu kỳ T với f = 1/T và biên độ: Ur max  UCC
1 1 1
f   
2T R2 1 
2RC ln(1  2. 2RC ln
R1 1 
3. Mạch dao động dùng IC 555
a. Khái niệm IC 555
*. Sơ đồ chân
IC 555 được chế tạo thông dụng nhất là dạng vỏ Plastic
Chân 1: GND (nối đất)
Chân 2: Trigger Input (xung vào ngõ này)
Chân 3: Out put (ngõ ra) 8 7 6 5
Chân 4: Reset (hồi phục)
Chân 5: Control Voltage (điện thế điều khiển) NE 555
Chân 6: Threshold (thềm - ngưỡng)
1 2 3 4
Chân 7: Dircharge (xả điện)
Hình 4.5: Sơ đồ chân IC 555
Chân 8: +UCC (nguồn dương)

197
*. Sơ đồ cấu trúc (hình 4.6 )
Bên trong IC 555 có hơn 20 Transistor và nhiều điện trở thực hiện các chức năng
như trong hình 4.6 gồm có
1) Cầu phân thế gồm ba điện trở R = 5K nối từ nguồn +UCC xuống mass cho
ra hai điện thế chuẩn là 1/3 UCC và 2/3 UCC;
2) OP-AMP (1) là mạch khuếch đại so sánh có ngõ In- nhận điện thế chuẩn 2/3
UCC còn ngõ IP+ thì nối ra ngoài chân 6. Tuỳ thuộc điện thế của chân 6 so với điện thế
chuẩn 2/3 UCC mà OP -APM (1) có điện thế ra mức cao hay thấp để làm tín hiệu R
(reset) điều khiển Flip -Flop (F/F);
3) OP-AMP (2) là mạch khuếch đại so sánh có ngõ I n+ nhận điện thế chuẩn 1/3
UCC còn ngõ In- thì nối ra ngoài chân 2. Tuỳ thuộc điện thế chân 2 với điện thế chuẩn
1/3 UCC mà OP -AMP (2) có điện thế ra mức cao hay thấp để làm tín hiệu S (Set) điều
khiển Flip -Flop (F/F);
4) Mạch Flip -Flop (F/F) là loại mạch ổn kích một bên. Khi chân Set (S) có điện
thế cao thì điện thế này kích đổi trạng thái của F/F làm ngõ Q lên mức cao và ngõ Q
xuống mức thấp. Khi ngõ Set đang ở mức cao xuống mức thấp thì mạch F /F không
đổi trạng thái. Khi chân Reset (R) có điện thế cao thì điện thế này kích đổi trạng thái
của F/F làm ngõ Q lên mức cao và ngõ Q xuống mức thấp. Khi ngõ Reset đang ở mức
cao xuống thấp thì mạch F/F không đổi trạng thái;
5) Mạch OUTPUT là mạch khuếch đại ngõ ra để tăng độ khuếch đại dòng cấp
cho tải. Đây là mạch khuếch đại đảo có ngõ vào là chân Q của F/F nên khi Q ở mức
cao thì ngõ ra chân 3 của IC sẽ có điện thấp (0 V) và ngược lại khi Q ở mức thấp thì
ngõ ra chân 3 của IC sẽ có điện thế cao (UCC);
6) Transistor T1 có chân E nối vào một điện thế chuẩn khoảng 1,4 V là loại
Transistor PNP nên khi cực B nối ra ngoài bởi chân 4 có điện thế cao hơn 1,4 V thì T1
ngưng dẫn nên T1 không ảnh hưởng đến hoạt động của mạch. Khi chân 4 có điện trở
trị số nhỏ thích hợp nối mass thì T1 dẫn bão hoà đồng thời làm mạch OUTPUT cũng
dẫn bão hoà và ngõ ra xuống thấp. Chân 4 được gọi là chân Reset có nghĩa là nó Reset
IC 555 bất chấp tình trạng ở các ngõ vào khác, do đó chân Reset dùng để kết thúc
xung ra sớm khi cần. Nếu không dùng chức năng Reset thì nối chân 4 lên U CC để tránh
mạch bị Reset do nhiễu;
7) Transistor T2 là Transistor có cực C để hở nối ra chân 7 (Discharge-xả). Do
cực B bị phân cực do mức điện thế ra Q của F/F nên khi Q ở mức cao thì T2 bão hoà
và cực C của T2 coi như nối mass, lúc đó ngõ ra chân 3 cũng ở mức thấp. Khi Q ở

198
mức thấp thì T2 ngưng dẫn cực C của T2 bị hở, lúc đó ngõ ra của chân 3 có điện thế
cao. Theo nguyên lý trên cực C của T2 ra chân 7 có thể làm ngõ ra phụ có mức điện
thế giống mức điện thế của ngõ ra chân 3.

VCC 8 Threshel
6
d

Control 2
V R
Voltage 3 CC +
1
5 - NOT OUTPUT
R Q
R F/F OUTPUT 3
1 +
S
VCC 2 T2
3 - 7
GND R Discharge
1 T1

Vr 1,4 V
2 4
Trigger Input Reset
Hình 4.6: Sơ đồ cấu trúc của IC 555
*. Mạch đa hài phi ổn dùng IC 555
+ Mạch phi ổn cơ bản
Sơ đồ mạch hình 4.7 là ứng dụng của IC 555 làm mạch đa hài phi ổn để tạo
xung vuông
Trong mạch chân ngưỡng (Threshold) số 6 được nối với chân nảy (Trigger) số 2
nên hai chân này có chung điện thế là điện thế trên tụ C để so với điện thế chuẩn 2/3
VCC và 1/3 VCC bởi OPAM (1) và OPAM (2). Chân 5 có tụ nhỏ 01 nối mass để lọc
nhiễu tần số cao có thể làm ảnh hưởng điện thế chuẩn 2/3 VCC. Chân 4 nối với ngưỡng
+VCC nên không dùng chức năng Reset, chân 7 xả điện được nối vào giữa hai điện trở
RA và RB tạo đường xả điện cho tụ. Ngõ ra chân 3 có điện trở giới hạn dòng 1, 2K và
Led để biểu thị mức điện thế ra - chỉ có thể dùng trong trường hợp tần số dao động có
trị số thấp từ 20Hz trở xuống vì ở tần số cao hơn 40Hz trạng thái sáng + tắt của Led
khó có thể nhận biết bằng mắt thường.
Để phân tích nguyên lý của mạch cần phối hợp mạch ứng dụng hình 4-7 và sơ đồ
cấu trúc hình 4.6

199
Khi mới đóng điện tụ C bắt đầu nạp từ 0V nên
- OPAM (1) có Vi+ < Vi- nên ngõ ra có V01= mức thấp, ngõ R =0 (mức thấp)
- OPAM (2) có Vi+ > Vi- nên ngõ ra có V02= mức cao, ngõ S =1 (mức cao)
- Mạch F/F có ngõ S =1 nên Q =1 và Q =0. Lúc đó ngõ ra chân 3 có V0 VCC
(do qua mạch đảo) làm Led sáng
- Transistor T2 có VB2= 0 do Q = 0 nên T2 ngưng dẫn và để tụ C được nạp điện
Tụ C nạp điện qua RA và RB với hằng số thời gian khi nạp là nạp = (RA+RB)
Khi điện thế trên tụ tăng đến mức 1/3 VCC thì OPAM (2) đổi trạng thái, ngõ ra có
V02 = mức thấp, ngõ S = Q (mức thấp). Khi S xuống mức thấp thì F/F không đổi trạng
thái nên điện thế ngõ ra vẫn ở mức cao. Led vẫn sáng
Khi điện thế trên tụ tăng đến mức 2/3 VCC thì OPAM (1) đổi trạng thái, ngõ ra có
V01 = mức cao, ngõ R =1
- Mạch F/F có ngõ R =1 nên Q =1. Lúc đó ngõ ra chân 3 có V0  0V làm Led
tắt. Khi ngõ Q =1 sẽ làm T2 dẫn bão hoà và chân 7 nối mass làm tụ C không nạp tiếp
điện thế được mà phải xả điện qua RB và Transistor T2 xuống mass. Tụ C xả điện qua
RB với hằng số thời gian là xả = RBC

200
Khi điện thế trên tụ (tức là điện thế chân 2 và chân 6) giảm xuống dới 2/3 VCC thì
OPAM (1) đổi trở lại trạng thái cũ là V01= mức thấp, ngõ ra R =0. Khi R xuống mức
thấp thì F /F không đổi trạng thái nên điện thế ngõ ra vẫn ở mức thấp, Led vẫn tắt. Khi
điện thế trên tụ giảm xuống đến mức 1/3 VCC thì OPAM (2) lại có Vi+ > Vi- nên ngõ ra
có V02= mức cao, ngõ S =1. Mạch
Chân 2-6
F /F có ngõ S = 1 nên Q =1 và Q =0, VC
2
ngõ ra chân 3 của mạch đảo có 3 VCC
V0+VCC làm Led lại sáng, đồng 1 V
CC
thời lúc đó T2 mất phân cực do Q =0
3
0 t
nên ngưng dẫn và chấm dứt giai Chân 7
VD t nạp t xả
đoạn xả điện của tụ. Như vậy mạch
đã trở lại trạng thái ban đầu và tụ lại
nạp điện từ mức 1/3 VCC đến 2/3
VCC, hiện tượng này tiếp diễn liên
0 t
tục và tuần hoàn. Kết quả là ở đầu ra Chân 3
ta nhận được dạng sóng như hình V0
4.8
Mạch phi ổn đối xứng 0 t
Trong mạch phi ổn cơ bản do
thời gian nạp và thời gian xả của tụ
Hình 4.8: Dạng tín hiệu xung tạo ra ở mạch 4.7
không bằng nhau nên dạng điện thế
vuông ở ngõ ra không đối xứng.
Ta có tnạp = 0,69(RA+RB)C
txả = 0,69RBC
Để cho dạng sóng vuông ở ngõ ra đối xứng người ta có thể thực hiện bằng nhiều
cách:
+ Cách 1: Chọn điện trở RA có trị số rất nhỏ so với RB thì lúc đó sai số giữa tnạp
và txả không đáng kể. Điều này khó thực hiện nếu làm việc ở tần số cao. Điện trở RA
có trị số tối thiểu khoảng vài KRB phải có trị số rất lớn khoảng vài trăm K. Với
các trị số điện trở này thì tần số dao động không thể cao được.
+ Cách 2: Dùng Diode D ghép song song với RB theo chiều hướng xuống như
hình 4.9
Khi đó thời gian tụ C nạp làm cho diode D được phân cực thuận có điện trở rất
nhỏ nên coi như nối tắt RB. Thời gian nạp điện của tụ được tính theo công thức
tnạp  0,69RAC

201
Khi tụ xả điện thì diode được phân cực ngược nên tụ vẫn xả điện qua RB. Thời gian
xả của tụ điện được tính theo công thức
txả = 0,69RBC
Nếu chọn trị số RA = RB thì mạch sẽ tạo ra tín hiệu hình vuông đối xứng.

+VCC
IN¹p

RA
8 4
7
IPhóng
D 6 555 3
RB

2 R
1 5
C
Led
01

Hình 4.9 Mạch phi ổn đối xứng

+VCC
INạp

RA
7 8 4
D RB IPhóng
A
6 555 3
D
B 2 1 R
5
C
Led
01

Hình 4-10

*. Mạch đa hài đơn ổn dùng IC 555


- Sơ đồ:
Để có thể phân tích nguyên lý của mạch đơn ổn một cách rõ ràng, ta sử dụng hai sơ
đồ 4.6 và 4.7. Sơ đồ hình 4.6 kết hợp với sơ đồ cấu trúc bên trong IC hình 4.7 vẽ mạch
áp dụng IC 555 làm mạch đơn ổn (hình 4.11)

202
Hình 4.11: Mạch đa hài đơn ổn dùng IC 555
Trong mạch chân ngưỡng số 6 và chân xả số 7 được nối vào điểm chung của mạch
định thì RTC. Chân nhận xung kích số 2 được nối lên nguồn +VCC qua điện trở 10K
sao cho chân này có điện thế lớn hơn 1/3 VCC
Đặc điểm của mạch đơn ổn là +VCC
khi có xung âm hẹp tác động tức
thời thì ở ngõ vào Trigger chân
2 mạch sẽ đổi trạng thái và tại RT 8 4
7
ngõ ra chân 3 sẽ có xung dương C V0
ra. Độ rộng xung ở ngõ ra có 6 555 3
+VCC
thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc 2 1
5
mạch định thì RTC, sau đó mạch 10K
sẽ lại trở về trạng thái ban đầu K 01
- Nguyên lý làm việc
Khi mở điện tụ C nối chân 6 Hình 4.12
và 7 xuống mass làm OPAM (1) có ngõ IP+ nhỏ hơn ngõ In- nên ngõ ra V01 = 0, ngõ R
ở mức thấp. Lúc đó OPAM (2) có ngõ IP+ cũng nhỏ hơn ngõ In- nên ngõ ra V02 = 0V,
ngõ S cũng ở mức thấp. Mạch F/F có hai ngõ R và S đều ở mức thấp và nhờ cấu trúc
của mạch chi tiết nên F/F có ngõ ra Q ở mức cao, qua mạch đảo ngõ ra chân 3 sẽ có
mức thấp gần 0V. Khi Q ở mức cao tạo phân cực bão hoà cho T1 và T2 dẫn nối chân 7

203
xuống mass chân 6 cũng bị nối mass nên tụ C không nạp điện được mạch sẽ ổn dịnh ở
trạng thái này nếu không có tác động khác từ bên ngoài.
Khi đóng khoá K sẽ có xung âm kích vào chân Trigger số 2 làm OPAM (2) đổi
trạng thái ngõ S lên mức cao. Mức cao của ngõ S điều khiển làm F/F đổi trạng thái làm
ngõ Q xuống mức thấp, ngõ ra qua đảo mạch sẽ tăng lên mức cao và xung dương ra.
Lúc đó Q ở mức thấp nên T2 ngưng dẫn để tụ C nạp điện qua RT. Trong thời gian tụ C
nạp điện mạch vẫn giữ trạng thái này nên ngõ ra tiếp tục ở mức cao.
Điện thế nạp trên tụ có trị số tăng theo hàm số mũ và khi điện thế đạt giá trị 2/3 V CC
thì OPAM (1) đổi trạng thái, ngõ R tăng lên mức cao. Ngõ R ở mức cao sẽ điều khiển
F/F trở lại trạng thái cũ, ngõ Q lên mức cao làm ngõ ra qua mạch đảo xuống mức thấp
chấm dứt xung dương ra. Đồng thời lúc đó T2 được phân cực bão hoà nên chân 7 nối
mass làm tụ C xả điện, mạch sẽ ổn định ở trạng thái này cho đến khi nào có xung âm
khác tác động vào Trigger (số 2).
- Dạng sóng ra tại các chân (hình 4.13)
Vi

1 Chân 2
VCC
3 t

V0
Chân 3

t
tx
VC
2
VCC Chân 6-7
3 t
Hình 4.13: Dạng sóng ra tại các chân IC ở hình 4.12
4. Mạch biến đổi xung vuông thành xung tam giác
a. Mạch biến đổi xung vuông thành xung răng cưa
* Sơ đồ mạch điện
RB Điện trở định thiên
Rc Điện trở tải
C Tạo dạng tín hiệu ra dạng xung răng cưa
Q Phần tử khuếch đại tín hiệu
* Nguyên lý làm việc

204
EC

RB RC
  Ura
in  Q
C

Hình 4.14: Mạch biến đổi xung vuông thành xung răng cưa

Khi chưa có xung vào nhờ RB định thiên là cho Q dẫn ở trạng thái bão hoà
Ur = Uc khi đó Ur = 0. Khi đầu vào có xung chữ nhật cực tính âm, tụ C1 sẽ nạp
điện rất nhanh qua RBEQ1 Q1 khoá lại UCQ1 tăng, tụ C nạp điện qua RCEQ2  hình
thành sườn trước của Ur.
Kết thúc xung Q trở lại trạng thái dẫn bão hoà tụ C phóng điện nhanh qua
RCEQ2. Hình thành sườn sau của điện áp ra.
Quá trình cứ như thế tiếp diễn ở đầu ra ta có dạng xung răng cưa. Vì tụ C nạp
qua RCEQ2 nên dòng nạp của nó là không tuyến tính
b. Mạch biến đổi xung vuông thành xung tam giác
+V
* Sơ đồ mạch điện
R3 R5

R2
Vr Q2

Dz Ur

R1
Uv C
Q1
C1

Hình 4.15: Mạch biến đổi xung vuông thành xung tam giác
* Nguyên lý làm việc

Bình thường Q1 bão hoà  Ur = 0. Khi đầu vào có xung chữ nhật cực tính âm,
tụ C1 sẽ nạp điện rất nhanh qua RBEQ1 Q1 khoá lại UCQ1 tăng, tụ C nạp điện qua
RCEQ2  hình thành sườn trước của Ur.

205
Kết thúc xung Q1 trở lại bão hoà tụ C phóng điện nhanh qua RCEQ2. Hình
thành sườn sau của điện áp ra.
Vì tụ C nạp qua RCEQ2 nên dòng nạp của nó là tuyến tính (tức là cạnh
trước rất thẳng)
Vì C phóng qua RCEQ1 bão hoà nên cạnh sau rất dốc.
Q2 được mắc ở chế độ ổn dòng.
R1, DZ cầu phân áp làm ổn định chế độ làm việc cho Q2
Q2 có tác dụng như một nguồn dòng
4.2 Kỹ thuật số
4.2.1. Khái niệm về hệ thống số
1. Các hệ thống số đếm
a) Hệ thống số thập phân (Decimal system)
Hệ thống số thập phân được biểu diễn bằng các số từ 09. Một số thập phân được
phân tích thành tổng lũy thừa cơ số 10 theo 1 qui luật như sau:
X = an-1.10 n-1+ ........a0.100
Ví dụ : [270]10 = 2x102 + 7x101 + 0 x100
= 200 + 70 + 0 = [270]10
[2151]10 = 2x10 + 1x10 + 5x101+ 1x100
3 2

= 2000 + 100 + 50 + 1 = [2151]10


b) Hệ nhị phân (Binary system)
- Hệ nhị phân hay hệ đếm cơ số 2 chỉ dùng 2 con số “0” và “1” để biểu diễn 1 giá
trị nào đó.
 Mỗi một số nhị phân như vậy được gọi là 1 bít. "Bit" là đơn vị thông tin nhỏ
nhất nó có thể lấy giá trị 0 hay 1
 Hệ nhị phân được biểu diễn thàng tổng lũy thừa cơ số 2 theo quy luật sau:
X = a n-1 . 2 n-1+ ............ a0 .2 0
Ví dụ: Ta có số: [1001]2 = 1x23 + 0x22 + 0x21 + 0x20
= [ 9]10
[11011]2 = 1x24 +1x23 +0x22 + 1x21 +1x20
= [27]10
- Nếu 1 số nhị phân biểu diễn 1 giá trị nào đó có 8 bít thì 8 bít được gọi là 1 byte.
16 bit = 1 từ; 1024 bit (210) = 1Kbit; 1048576 bit (220) = 1 Mbit.
c) Hệ thống số thập lục phân (Hexa decimal system)

206
- Có cơ số là 16, dùng 16 chữ số: 09 và A,B,C,D,E, F để biểu diễn các số đếm và
tính toán.
- Khi có 1 số đếm được viết bởi cơ số 16 mà có hai chữ số bất kỳ kề nhau và giống
nhau thì chữ số bên trái có giá trị gấp 16 lần chữ số bên phải.
- Thực hiện mọi phép toán cộng trừ nhân chia và nhân logic
- Mọi số đếm hệ 16 đều có thể viết bằng tổng luỹ thừa cơ số 16
VD:[3A2F]16 =3.163+10.162+2.161+15.160
Vậy hệ cơ số 16 được biểu diễn theo qui luật:
X=an-1.16n-1+…+a0.160+a1.16-1+…..+an.16-n
2. Các loại mã thông dụng
a) Mã BCD (Binarry-Code-Decimal)
- Mỗi chữ số của một số thập phân (từ 0÷9) được biểu diễn bởi số nhị phân tương
đương sử dụng hoặc 4 bit hoặc (0000-1001) gọi là mã BCD với trọng số 8421. Ngoài
ra còn có trọng số 2421, 5421, 7421.
Ví dụ: [293]10 =[0010 1001 0011]BCD
[173]10 =[1000 1001]2
[173]10 = [0001 0111 0011]BCD
Vậy mã BCD đòi hỏi 12 bit để biểu diễn số thập phân [173]10. Còn mã nhị phân chỉ
cần 8bít biểu diễn.
+Ưu điểm:
- Mã BCD dễ dàng thực hiện việc chuyển đổi và hữu ích cho các phép vào ra
trong các mạch số.
- Mã nhị phân: Trong đó các số thập phân được biến đổi sang dạng nhị phân
tương đương
Mã BCD được dùng trong các thiết bị số mà các thông tin được đưa đến đầu vào
hoặc hiển thị ở ngõ ra. Các máy tính điện tử dùng các mã BCD vì các con số vào từ
bàn phím và hiển thị trên màn hình mã thập phân. Mã BCD không được dùng trong
máy tính tốc độ cao vì để biểu diễn số thập phân mã BCD đòi hỏi số bít lớn hơn so với
số nhị phân do đó ít hiệu quả, chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ tiếp đến là bộ xử lí số
học dùng cho các số biểu diễn dưới dạng mã BCD phức tạp hơn mã nhị phân nên đòi
hỏi mạch điện phức tạp hơn. Sự phân bố các mạch điện phức tạp hơn sẽ giảm tốc độ
của hoạt động số học.
b) Mã thừa 3 (Excess 3)

207
* Mã thừa 3 ( EXCESS- 3) có mối quan hệ với mã BCD và thỉnh thoảng được dùng
thay thế vì thế nó có nhứng thuận lợi trong một số các thao tác số học nào đó .
Mã thừa 3 ( EXCESS -3) cho số thập phân được thành lập giống như mã BCD
ngoại trừ việc thêm 3 vào mối số thập phân trước khi mã hoá thành số nhị phân
VD: 4+3=7 ; 8+3=11
c) Mã Gray
* Mã này thuộc vào lớp mã gọi là mã chuyển đổi tối thiểu trong đó chỉ có 1 bít
trong nhóm mã thay đổi khi đi từ 1 bước sang bước kế tiếp.
Mã gray là mã không có trọng số có nghĩa là các vị trí bít trong nhóm mã không
có bất kỳ số nào đặc biệt.Vì lí do đó mã Gray vẫn được tìm thấy ở các thiết bị vào ra
và một vài loại ADC.
3. Chuyển đổi giữa các hệ thông số
a) Đổi một số từ hệ thập phân sang hệ nhị phân

Để đổi 1 số từ hệ thập phâp sang hệ nhị phân ta tiến hành chia cặp số thập phân
cho 2, các số dư 0 và 1 là các số chữ số của hệ nhị phân.

Ví dụ: Đổi 2910 sang hệ nhị phân.

29/2 = 14 +1 số dư thứ nhất


14/2 = 7 + 0 số dư thứ 2
1
7/2 = 3 + 1 số dư thứ 3
3/2 = 1 + 1 số dư thứ 4
1
1/2 = 0 + 1 số dư thứ 5

(MSB) (LSB)

MSB: Most Significal Bit (bit só nghĩa lớn nhất),

LSB: Least significal bit (Bit có nghĩa nhỏ nhất)

Ta được số: [11101]2 = [29]10

Với số dư thứ nhất gọi là bít có nghĩa nhỏ nhất LSB

Với số dư cuối cùng ta gọi là Bit có nghĩa lớn nhất MSB.


b) Đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập phân

208
Để đổi 1 số từ hệ nhị phân sang hệ thập phân ta chỉ việc tính tổng của tổng đại số
các bít trong số nhị phân.

Ví dụ 1: đổi [100110]2 sang thập phân.

= 1x25 +0x24 +0x23 + 1x22 + 1x21 + 0x20

= 32 +0 + 0 + 4 + 2 + 0 =[38]10

Ví dụ 2: đổi 11011 sang thập phân

= 1x24 +1x23 +0x22 +1x21 +1x20


= 16 + 8 + 0 + 2 + 1 = 27(10) Vậy [11011]2 =[27]10
c) Đổi từ hệ thập phân sang hệ thập lục phân

Ta lấy số thập phân chia lặp lần lượt cho 16, số dư của các phép chia là các chữ số
của số ở hệ thập lục phân.

Ví dụ 1: đổi [125]10 sang hệ 16

125/16 =7 + d 13 LSB

7/16 = 0 + d 7 MSB

7 D
Vậy [125]10 = [7.D]16

Ví dụ 2: đổi [687]10 ra hệ 16

LSB
687/16 = 42 + d 15

42/16 = 2 + d 10

MSB
2/16 = 0 + d 2

2 A F

Vậy [687]10 = [2AF]16


d) Đổi từ hệ thập lục phân sang hệ thập phân

Để đổi từ hệ thập lục phân sang hệ thập phân, ta chỉ việc tìm tổng đại số của tổng
các số hạng trong hệ 16.

209
Ví dụ 1: [2C5]16 = 2x162 +12x161 +5x160

= 512 +192 + 5 = [709]10

Ví dụ 2: [2F7C5]16 = 2x164 +15 x163 +7x162 +12x161 +5x160

= 65.536 x2 +61.440 + 1792 + 192 +5

= 131.072 +61.440 +1792 + 192 + 5 = [194.501]10


Vậy [2F7C5]16 = [194.501]10
e) Đổi từ hệ thập lục phân sang hệ nhị phân
Để đổi từ hệ thập lục phân sang hệ nhị phân ta chỉ việc tìm tổng đại số của các số
hạng trong hệ 16.
VD: [1C5]16= 2.162+12.161+5.160=512+192+5=[709]10
4.2.2. Đại số Boolean và các cổng lozic cơ bản
1) Đại số Boolean
a) Một số định nghĩa
- Biến logic là đại lượng biểu diễn bằng một ký tự nào đó chỉ lấy các giá trị 1 hoặc 0
- Hàm logic: Biểu diễn nhóm các biến logic liên hệ với nhau thông qua các phép
toán logic và chỉ nhận giá trị 1 hoặc 0
- Các phép toán logic: có 3 phép toán cơ bản là phép cộng (OR); phép nhân (And)
phép đảo (NOT)
b) Các định lý cơ bản của đại số Boolean

Đại số boolean là 1 môn toán học dùng để giải quyết các phép toán về hệ thống
số nhị phân .

* Các định đề:

Phép OR: Phép AND: Phép NOT:

0+0=0 0*0=0 0 1

0+1=1 0*1=0 1 0

1+0=1 1*0=1

1+1=1 1*1=1

210
* Định lý

A= A A A = 0 A 1 = A
A 0 = 0 A+0=A A+A=A

A A = A A +1 = 1 A + A= 1
* Tính chất:
 Tính chất giao hoán:
A B = B A
A+B=B+A
 Tính chất phối hợp
A  B  C = A(B  C)
A + B + C = (A + B) + C = A + (B + C)
 Tính chất phân bố:
A(B + C) = AB + AC
(A + B)(A + C) = A + BC
 Định luật Demorgan (Demorgan law)
 A B  C = A  B  C Phủ định của 1 tích bằng tổng các phủ định.
 A  B  C  A B  C Phủ định của 1 tổng bằng tích các phủ định
 Một số đẳng thức tiện dụng
 A(A + B) = A
 A( A+ B) = A B
 (A+B)(A+ B) = A
 (A+B)( A+C) = A C + A B
 A B+ A C = (A+C)( A+B)
 (A+B)( A+C)(B+C)= (A+B)( A+C)
 A B + A C + B C = A B + A C
 A+A B = A
 A+ A B = A
 A B +A  B = A

211
2) Các cổng logic cơ bản
a) Cổng OR (OR gate)
 Cổng OR thực hiện phép tính tổng logic theo hàm: Y = A + B + ....
 Ký hiệu: A
Y
A
input B Y
input
B C output
output

Hình 4.16: Ký hiệu cổng OR

 Bảng sự thật (truth table)

Bảng trạng thái logic của cổng OR

input out put input out put


A B Y A B C Y
0 0 0 0 0 0 0
1 0 1 0 0 1 1
0 1 1 0 1 0 1
1 1 1 0 1 1 1
1 0 0 1
1 0 1 1
1 1 0 1
1 1 1 1

 Ý nghĩa vật lý: Ta có 1 mạch điện thể hiện hàm OR như sau:

Đèn L sẽ sáng khi 1 trong khoá A hoặc khoá B đóng hoặc là A = B = 1 thì L = 1

220v B

Lamp

Hình 4.17: Mạch điện minh họa cổng OR

212
 Dạng sóng của các ngõ vào và ngõ ra:

b) Cổng và (AND gate)


 Cổng và thực hiện phép tính tích logic; với hàm số: Y = A  B
 Ký hiệu của cổng AND:
A A
Y Y
in in B out
B out
C

Hình 4.18: Ký hiệu cổng AND

 Bảng trạng thái logic của cổng AND.


A B C Y
0 0 0 0
A B Y 0 0 1 0
0 0 0 0 1 0 0
0 1 0 0 1 1 0
1 0 0 1 0 0 0
1 1 1 1 0 1 0
1 1 0 0
1 1 1 1

 Ý nghĩa vật lý: Mạch điện có dạng sau đây diễn tả hàm AND
A B
Rõ ràng đèn L chỉ sáng khi:
220v
(L = Y = 1) khi và chỉ khi: A = B = 1.
Lamp

Hình 4.19: Mạch điện minh họa cổng AND

213
 Dạng sóng của các ngõ vào và ngõ ra:
A

c) Cổng đảo (NOT gate)


 Cổng đảo thực hiện phép tính đảo logic hoặc phép phủ định logic .
 Ký hiệu các cổng NOT:
 Hàm số logic: Y = A A Y

A Y
 Bảng trạng thái:
0 1
1 0

C
 Ý nghĩa vật lý:

220v A
Lamp

Hình 4.20: Mạch điện minh họa cổng NOT


Rõ ràng ta thấy nếu: 5V

Rc
A đóng (A = 1) thì đèn tắt Y = 0 Ur 1
A mở (A=0) thì đèn sáng Y =1 Uv 1k
Y
0
1
 Mạch điện tử (hình 4-21) diễn tả hàm Not: Q
0
Nếu A = 1 thì Y = 0 = 0,2v
Nếu A = 0 thì Y = 1= +5v
Hình 4.21: Mạch điện tử minh họa cổng NOT

 Dạng sóng ở đầu vào và đầu ra của cổng NOT

214
d) Cổng NAND
 Cổng và đảo được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa cổng AND và 1 cổng NOT
theo sau. Nó thực hiện phép tính phủ định của một tích.
 Hàm số lozic: Y = AB
 Ký hiệu của cổng NAND:
A
A
B Y= A.B Y
B

Hình 4.22: Ký hiệu cổng NAND

A B Y
 Bảng chân lý - Bảng sự thật. 0 0 1
1 0 1
Đầu ra ở mức thấp khi và chỉ khi tất cả các đầu vào ở 0 1 1
1 1 0
mức cao.

+ Mạch điện biểu diễn hàm NAND C

Rõ ràng chỉ khi nào A =B=1 thì Y = 0 220v A


Lamp

Hình 4.23 Mạch điện minh họa cổng NAND


+ Mạch điện tử biểu diễn hàm NAND.

Hình 4.24 Mạch điện tử minh họa cổng NAND

215
 Dạng sóng ở đầu vào và đầu ra: A

YY

e) Cổng hoặc đảo (NOR gate)


 Cổng NOR được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa cổng OR và cổng NOT theo
sau thực hiện phủ định của 1 tổng logic
 Cổng NOR thực hiện hàm số sau đây: Y = A  B
 Ký hiệu A
B Y

A
B Y

Hình 4.25 Ký hiệu cổng NOR

A B Y
 Bảng chân lý (truth/table) 0 0 1
1 0 0
Rõ ràng là chỉ và chỉ khi A = B = 0 thì Y = 1 0 1 0
1 1 0
 Mạch điện diễn tả hàm số NOR.

Rõ ràng chỉ khi nào A = B = 0 thì đèn L mới sáng.


C

220v
A B Lamp

Hình 4.26: Mạch điện minh họa cổng NOR

216
 Mạch điện tử diễn tả hàm NOR
5V
5V

DA Rc
A Ur

Rb Y=A.B

B DB Q

Hình5V4.27: Mạch điện tử minh họa cổng


5V NOR

 Dạng sóng ở đầu vào và đầu ra.


A DA Rc
A Ur

Rb Y=A.B
B
B DB
Y

f) Cổng hoặc loại trừ (EX OR – Exclusive OR)


 Cổng hoặc loại trừ được xây dựng trên cơ sở đầu ra bằng tổng khác dấu của các
ngõ vào. Tức là: Y = A  B
 Cổng hoặc loại trừ hoạt động theo bảng sự thật sau: A B Y
 Kí hiệu: A Y 0 0 0
B 0 1 1
1 0 1
Hình 4.28: Ký hiệu cổng EX-OR 1 1 0
Rõ ràng biểu thức trên đã chứng tỏ bảng chân lý là đúng ta đặt:

Y  A  B  A B  AA B
 Dạng sóng ngõ vào và ngõ ra
B

g) Cổng NOR loại trừ (EX NOR – Exclusive NOR)

* Cổng NOR loại trừ được xây dựng trên cơ sở đầu ra bằng phủ định tổng khác
dấu của các tín hiệu ở đầu vào, tức là: Y  A  B  AB  AB

217
* Cổng EX -NOR hoạt động theo bảng chân lý (bảng bên):
A B Y
0 0 1
* Ký hiệu:
1 0 0
A
Y 0 1 0
B 1 1 1

Hình 4.29: Ký hiệu cổng EX-NOR


* Để chứng minh cho bảng chân lý ta dùng mạch điện sau:

A
AB

B
Y
AB

Hình 4.30: Mạch minh họa cổng EX-NOR

Y = AB + A B

Rõ ràng hàm số Y = AB + A B nghiệm đúng bảng sự thật vì vậy ta có:

Y  A  B  AB  AB

* Dạng sóng ở đầu vào và đầu ra:


A

B
Y

4.2.3. Các phương pháp biểu diễn và tối thiểu hàm lôzíc
1. Các phương pháp biểu diễn hàm
a. Biểu diễn bằng bảng sự thật (bảng trạng thái)
 Quan hệ hàm ra với biến vào ở thời điểm hiện tại
 Bảng trạng thái: Hàm ra không những phụ thuộc vào biến đầu vào ở thời
điểm hiện tại mà còn phụ thuộc vào trạng thái quá khứ của nó.

Giả sử hàm logic có n biến thì bảng sự thật có (n+1) cột và 2n hàng

218
(n+1) cột = n biến +1 giá trị của hàm

2n hàng = 2n giá trị tổ hợp biến


A B F(A,B)
VD: Hàm 2 biến ta có
0 0 0
2+1= 3 cột
0 1 1
2 = 4 hàng
n

b. Biểu diễn bằng biểu thức đại số 1 0 1

Một hàm logic n biến bất kỳ luôn luôn có thể1 biểu diễn
1 dưới dạng
1 chuẩn tắc tuyển
(CTT) hoặc chuẩn tắc hội (CTH) đầy đủ.
 Dạng chuẩn tắc tuyển đầy đủ (YSP): Là tuyển của nhiều thành phần, mỗi
thành phần là hội (tích) gồm đầy đủ n biến hay nói cách khác dạng CTT là tổng các
tích (SUM OF PRODUCTS-SP)
+ Cách viết hàm dưới dạng CTT đầy đủ (Tổng các tích)
 Chỉ quan tâm đến các tổ hợp biến mà tại đó hàm ngõ ra nhận giá tri “1”
 Trong một tích (hội) các biến có giá trị bằng “1” được giữ nguyên, còn các
biến giá trị bằng không lấy phủ định.
 Số lượng thành phần của hàm bằng số các tổ hợp biến có ngõ ra bằng không

 Hàm F bằng tổng các tích đó: FSp = YSP =  AB...

 Dạng chuẩn tắc hội đầy đủ (YPS): là hội của nhều thành phần, mỗi thành
phần là tuyển (tổng) gồm đầy đủ n biến hay còn gọi là tích các tổng (PRODUCTS OF
SUM -PS)

+ Cách viết hàm dưới dạng CTH đầy đủ: (Tích các tổng)
 Chỉ quan tâm tới các tổ hợp biến mà hàm ngõ ra có giá trị bằng “0”
 Trong một tổng (tuyển) các biến có giá trị bằng “0” được giữ nguyên, còn
các biến giá trị bằng “1” không lấy phủ định.
 Số lượng thành phần của hàm bằng số các tổ hợp biến có ngõ ra bằng 0.
 Hàm F bằng tổng các tích đó: FPS = YPS = (A+B+...)(A+B+...)(...)
c. Biểu diễn bằng bìa Karrnaugh

Biểu diễn tương đương bảng sự thật. Mỗi dòng của bảng sự thật ứng với một ô
của bìa karnaugh.Tọa độ của ô được quy định bởi giá trị tổ hợp biến, gía trị của hàm
tương ứng với tổ hợp biến được ghi trong ô đó.

219
Bản đồ Karnaugh là cách trình bày của hàm logic ở dạng bản đồ. Nó giúp việc đơn
giản hoá các biểu thức logic, dựa vào bảng chân lý của hệ thức boole ta có thể thành
lập được bản đồ Karnaugh, rồi ta đơn giản bản đồ mà không phải thông qua biểu thức
logic.
 Cấu tạo
 Bảng Karnaugh là 1 hình chữ nhật, nếu hệ thức chứa n biến số thì bản đồ sẽ
có 2 ô
n

 Thứ tự của các ô trong bìa là thứ tự trạng thái trong bảng trạng thái
 Giá trị các biến kép trong bìa liền kề thì có một biến giữ nguyên còn biến
kia đổi giá trị
 Giá trị của các ô trong bìa là giá trị của các ngõ ra tương ứng với các trạng thái
Ví dụ: hàm có 3 biến n = 3 thì bìa có số ô là 23 = 8 ô.
Giá trị của các biến được xếp theo mã vòng;
Giá trị của từng tổ hợp biến được ghi vào từng ô như sau:
Có bảng chân lý .
Căn cứ vào bảng chân lý ta có
Biến số Hàm số 1 bản đồ gồm 22 = 4 ô.
A B Y
0 0 0 B
A 0 1
0 1 1
1 0 0 0 0 1 1
0
1 1 1
1 0 2 1 3

Nếu hàm có 3 biến tức là 23 = 8 ô, ta có bản đồ như sau:

BC
A 00 01 11 10
0
1
Với hàm 4 biến ta có 16 ô như sau: (các biến là ABCD)
CD
AB 00 01 11 10
00
0 1 3 2
01
4 5 7 6
11
12 13 15 14
10
8 9 11 10

220
2. Các phương pháp tối thiểu hàm lôzíc
a. Tối thiểu bằng phương pháp đại số (Boole)
Đây là phương pháp dựa vào các định lý và đẳng thức trong đại số boole để ta tối
thiểu hoá các hệ thức boole.
Ví dụ 1: Y = A B  C  A B  C
Giải: ta nhóm các số hạng đồng dạng: Y = A B(C  C)  A B
Ví dụ 2:
Y  A B  C  A B  ( A  C)  A B  C  A B  ( A  C)
 A B  C  A B  ( A  C)  A B  C  A B  A B  C
 AC ( B  B)  A  B  A(C  B )
b. Tối thiểu bằng bìa Karrnaugh

- Trên bản đồ Karnaugh các tổ hợp biến có giá trị 1 kề nhau, đều có thể gán với
nhau. Cứ 2 tổ hợp biến thì bỏ được 1 biến liên quan, cứ 4 tổ hợp biến thì bỏ được 2
biến, cứ 8 tổ hợp biến thì bỏ được 3 biến, cứ 2n biến thì bỏ được n biến

- Trong 1 nhóm gán những biến nào đảo trị ta bỏ, không đảo trị ta giữ lại

Ví dụ: Cho hàm boole: Y =  ( 1,3,4,5,10,11,12,13)

Ta vẽ bản đồ nh sau: Vì tổ hợp biến có tới 13 giá trị vậy đây là hàm 4 biến số gọi 4
biến số là ABCD ta có bảng sau: CD
AB 00 01 11 10
00 1 3
01 4 5
Ta có:  (4,5,12,13 ) = B  C
11 12 13

 (1,3) = A B  D 10 11 10

 (10,11) = A  B  C
Vậy ta có: Y= B  C + A B  D + A  B  C
4.2.4. Các mạch Flip –Flop
1. Khái niệm mạch Flip –Flop
a) Định nghĩa
- Flip - Flop (FF) là một phần tử có khả năng lưu trữ (nhớ) một trong hai trạng thái “0”
hay “1”. Flip - Flop có một hoặc một vài đầu điều khiển, có hai đầu ra luôn ngược

221
nhau là Q và Q . Tuỳ từng loại Flip - Flop do chế tạo có thể có đầu vào xoá (thiết lập
"0" – Clear; đầu vào thiết lập "1" - Preset).

+ Ngoài ra Flip - Flop còn có đầu vào cho xung đồng hồ (Clock)

+ Mạch Flip - Flop có 2 trạng thái ổn định 0 và 1:

- Trạng thái 0: là trạng thái có Q =0 và Q  1

- Trạng thái 1: là trạng thái có Q =1 và Q  0


+ Các ký hiệu về mức tích cực tác động được quy ước như sau:

tích cực ở mức thấp "L"

tích cực ở mức cao "H"

tích cực là sườn dương của xung nhịp


tích cực là sườn âm của xung nhịp
b) Phân loại
- Phân loại theo chức năng làm việc của các đầu điều khiển có các loại Flip-
Flop D, Flip Flop T, Flip Flop RS, Flip Flop JK. Ngoài ra có Flip-Flop nhiều đầu vào.
- Theo cách làm việc ta có: Flip - Flop đồng bộ và không đồng bộ
+ Flip-Flop không đồng bộ thì vẫn hoạt động được khi không có xung đồng bộ
+ Flip - Flop đồng bộ các tín hiệu điều khiển chỉ điều khiển được Flip -
Flop khi và chỉ khi có xung đồng bộ. Loại này có đồng bộ thường và đồng bộ chủ tớ,
- Xung đồng bộ được ký hiệu CLK, CK, CP
2. Mạch Flip –Flop cơ bản kiểu RS
Là 1 mạch điện được xây dựng từ các cổng logic, nó gồm 2 đầu vào và 2 đầu ra.
Trong đó 2 ngõ ra bao giờ cũng bổ túc nhau (Q = 0, Q = 1 và ngược lại)
a) Mạch Flip - Flop cơ bản dùng cổng NAND:

S
* Sơ đồ: N1 Q

R N2 Q

Hình 4.31: Sơ đồ cấu trúc FF-RS

222
* Ký hiệu:

Hình 4.32 Ký hiệu FF-RS

* Bảng trạng thái: ®Çu vµo ®Çu ra


S R Q Q
0 1 1 0
1 0 0 1
1 1 Q0 Q0
0 0 Cấm Cấm

* Hoạt động:

Mạch ở 2 trạng thái ổn định là trạng thái 0 và trạng thái 1


 Trạng thái 0: Q = 0, Q = 1
Vì Q = 0 hồi tiếp đến đầu vào N2  ra của N2 ở trạng thái Q = 1 và lại hồi
tiếp đến đầu vào N1 cùng với S = 1  ra N1 = Q = 0. Mạch duy trì trạng thái 0.
1
S 0
N1 Q

N2
1
R 0 Q

Hình 4.33: Cấu trúc FF-RS dùng cổng NAND

 Trạng thái 1: Q = 1 và R = 1  N2 = Q = 0 và hồi tiếp đến đầu vào N1 cùng


với S = 0  ra của N1 = 1. Mạch duy trì trạng thái 1.
0
1
S N1 Q

R 1 N2 Q
0

223
+ Khi ta đưa một xung âm đến đầu vào S, giả sử Flip - Flop đang ở trạng thái 0
thì mạch điện sẽ chuyển từ trạng thái 0 sang trạng thái 1. Vì xung âm đến đầu vào S
sau thời gian truyền đạt thì đầu ra Q từ 0  1, Q chuyển từ 1  0. Vậy Flip - Flop đã
chuyển trạng thái 0 sang trạng thái 1. Lúc này dù mất tín hiệu đầu vào S thì đầu ra Q =
0 đã hồi tiếp đến đầu vào N 1 cho nên mạch duy trì trạng thái 1 mà không trở lại trạng
thái 0.
Giả sử Flip - Flop ở trạng thái 1 (Q = 1, Q = 0), ta đưa một xung âm đến đầu
vào R mạch sẽ chuyển trạng thái từ 1  0. Vì R = 0 sau thời gian truyền đạt thì đầu ra
Q chuyển từ 1  0, Q chuyển từ 0  1. Vậy Flip - Flop đã chuyển trạng thái từ 1
sang thái 0. Lúc này dù mất tín hiệu đầu vào R thì đầu ra Q = 0 đã hồi tiếp đến đầu
vào N2 cho nên mạch duy trì trạng thái 0 mà không trở lại trạng thái 1.
* Vì tín hiệu đầu vào S thích hợp Flip - Flop ở trạng thái 1
tín hiệu đầu vào R thích hợp Flip - Flop ở trạng thái 0
Cho nên S thường được gọi là đầu vào Set (đặt), và R là đầu vào xoá (Reset)
+ Không cho phép đồng thời đưa tín hiệu vào cả R và S (R = S = 0) vì theo
đặc tính cổng NAND khi R = S = 0 thì Q và Q đồng thời = 1 nên Flip - Flop không
phải trạng thái 0 cũng không phải trạng 1 do đó không phải là phần tử nhớ, không tồn
tại Flip - Flop.
* Mức tác động của Flip - Flop:
- FF mà ta vừa xét thì Q là đầu ra chính ( Q theo S)  Q = 1 khi S = 0 bởi vậy
đây là loại FF tác động ở mức thấp, nó có kí hiệu
S Q
FF
R Q

- Nếu trước FF ta lấy thêm 1 cổng đảo:

S Q
S Q
KÝ hiÖu FF
R Q
Q
R

224
Thì lúc này ta có bảng chân lý: S R Q Q
ta gọi đây là FF tác động ở mức cao 1 0 1 0
0 1 0 1
tức Q = 1 khi S =1.
1 1 x x
0 0 Q Qo

b) Flip - Flop RS dùng các phần tử NOR:


Q S R Qn+1 Q n+1
R
0 0 Qn Qn
1 0 1 0
Q 0 1 0 1
S
1 1 cấm x

Hình 4.34: Sơ đồ cấu trúc FF-RS dùng cổng NOR Bảng chân lý
3. Mạch Flip –Flop JK
Mạch Flip -Flop JK có xung đồng bộ
FF RS có điểm không thuận tiện là R = S = 1 thì ngõ ra bất ổn, Cả Q và QN tạm
thời ở cùng 1 trạng thái. Bởi vậy người ta đã khắc phục bằng cách đưa thêm 2 mạch
AND ở đầu vào R, S và gọi là 2 đầu vào J, K như sau:
Flip - Flop JK có xung đồng bộ

J Q
Q
J S Q CK
CK
K R QN FF Q
QN K

Hình 4.35: Mạch cấu trúc FF-JK Hình 4.36: Ký hiệu FF-JK

225
Bảng sự thật như sau: Bảng trạng thái:
J K Q J K CK Q
0 0 Q0 (giữ nguyên)
  kh«ng cã xung Q0
0 1 1
1 0 0 0 0 Qn
1 1 Q0 (đảo lại)
0 1 1

1 0 0

1 1 Qn

+ Giản đồ thời gian:

K
Ck

4. Mạch Flip –Flop T

- Từ 1 FF -JK nếu ta nối K với J để làm 1 đầu vào thì ta có 1 FF -T.

+ FF-T có kí hiệu như sau:


T Q T
J Q
CK
K Q CK Q

Hình 4.37: Ký hiệu FF-T


+ Bảng sự thật của FF-T như sau:
T CK Q
 Kh«ng cã Qo
xung
0 Qo
1 Q0

226
+ Dạng sóng ở các đầu vào và đầu ra như sau:

Ck

5. Mạch Flip –Flop D

- Flip - Flop D được xây dựng từ 1 FF RS hay JK nhưng D được đưa thẳng vào
S (J) còn R (K) được lấy từ đầu vào D sau khi đã đảo. như hình vẽ sau:

D Q
S
(S)J
D Q
R
R(K)
CK Q
Q
Ck
Hình 4.38: Ký hiệu FF-D
* Bảng trạng thái của FF -D. D CK Q
1  1
(S=1,R=0)
0  0
(S=0,R=1)

* Dạng sóng của sự tương tác giữa ngõ vào và ngõ ra.
D

Ck
Q

Xung đồng hồ là dạng sóng vuông


Ck

- Khi CK ở mức thấp (0) thì 2 cửa NAND ở đầu vào bị khoá, bởi vậy R và S
không truyền được đến đầu ra.

227
- Khi CK ở mức cao (1) thì 2 của NAND ở đầu vào mở ra R và S được truyền
đến đầu ra.
- Như vậy ta thay đổi CK sẽ thay đổi được trạng thái ngõ ra theo các ngõ vào
.
- Các FF tác động bởi xung CK hay còn gọi là:
Tác động tích cực bằng cạnh (sườn) lên của xung CK.
Tác động tích cực bằng cạnh (sườn) xuống của xung CK
* Có các kí hiệu như sau:

S
S QQ S
S QQ
CK CK
R
R QNQ R
R QNQ
CK tác động bởi cạnh lên CK tác động bởi cạnh xuống

4.2.5. Các mạch ứng dụng


1) Các mạch tổ hợp
a. Mạch Logic
Ví dụ 1:
Trong nhà có 3 công tắc điện A,B, C chủ nhà muốn:
+ Đèn L sáng khi 3 công tắc A,B, C đều hở;
+ Đèn L sáng khi Avà B đóng còn C hở.
Hãy dùng các cổng NAND để thiết kế mạch điện theo yêu cầu trên.
Giải:
 Gọi các trạng thái đóng của các công tắc là 1, hở là 0;
Trạng thái sáng của bóng đèn là 1, tắt của bóng đèn là 0.
 Vậy ta có ta có hệ thức boole như sau:
Y  A  B  C  A B  C
 Lập bảng sự thật: vì hàm logic có 3 biến số nên có 8 tổ hợp các biến số ( 2 3 =8) ta
có bảng sự thật như sau:
công tắc đèn
A B C Y
0 0 0 1
0 0 1 0
0 1 0 0
0 1 1 0
1 0 0 0
1 0 1 0
1 1 0 1
1 1 1 0 228
 Biến đổi hệ thức Boole:
Y  A  B  C  A B  C
Y  A  B  C  A  B  C  A  B  C  A B  C (Biến thành tích vì mạch
NAND là 1 mạch phủ định tích).
 Dựa vào biểu thức Boole ta có mạch sau:

A A ABC
B B
ABC  ABC
C C
ABC

Ví dụ 2: Cho hệ thức boole sau:

Y  ABC  ABC  ABC .

Hãy thiết lập mạch điện và bảng chân lí để thực hiện hàm sau:

Giải: Từ hệ thức boole Y  ABC  ABC  ABC .

Ta có bảng chân lí ta vẽ mạch điện như sau:

Bảng chân lí Mạch điện


: A B C Y A
ABC
0 0 0 0
0 0 1 1
0 1 0 0 B
0 1 1 0
1 0 0 1 ABC Y
1 0 1 0 C
ABC
1 1 0 1
1 1 1 0

229
Ví dụ 3:
Cho hệ thức Boole, hãy vẽ mạch điện và bảng chân lí.
Y = A B C + A  B  C
5V
A B C Y A
0 0 0 0
0 0 1 1 5V
0 1 0 0 B Y
0 1 1 0
1 0 0 0
5V
1 0 1 0 C
1 1 0 1
1 1 1 0

Ví dụ 4: Cho mạch điện. Hãy thành lập bảng chân lý và hệ thức boole?

A A AB

B Y

C
AC
Từ mạch điện ta có: Y = AB + AC
Bảng chân lý sau:

A B C Y
0 0 0 0
0 0 1 0
0 1 0 1
0 1 1 1
1 0 0 0
1 0 1 1
1 1 0 0
1 1 1 1

230
Ví dụ 5:

Cho mạch điện. Hãy thiết lập bảng chân lý và hệ thức boole.
A
B
Y
C

Hệ thức boole: Y  ABC  ABC

Bảng chân lý:


A B C Y
0 0 0 1
0 0 1 0
0 1 0 0
0 1 1 0
1 0 0 0
1 0 1 0
1 1 0 0
1 1 1 1

b. Mạch mã hóa (Encoder circuit)


 Khái niệm
Trong hệ thống mạch điện tử dùng mạch logic, lệnh hay dữ kiện được truyền đi và
được xử lý ở dạng từ mã nhị phân gồm các bit “0” và “1”. Một từ mã 4 bit có thể diễn
tả được 24 = 16 lệnh hay “dữ kiện” khác nhau mà giá trị thập phân tương ứng là từ
015. Vậy từ nhị phân biểu thị 1 lệnh hay một dữ kiện được gọi là mã số. Mạch điện
dùng để tạo ra các mã số gọi là mạch lập mã “Encode”.
Ví dụ: Bàn phím của một máy tính dùng để truyền lệnh hay nạp dữ kiện vào máy
tính. Ta cần một mạch mã hoá để gán cho mỗi ký tự một mã số nhị phân, dĩ nhiên các
mã số nhị phân phải khác nhau, một từ mã 4 bit sẽ diễn tả được 16 mã số khác nhau,
một từ mã 5 bit sẽ diễn tả được 32 mã số khác nhau.
Một mạch mã hoá nhìn chung sẽ có một số đường vào (Ví dụ M đường vào), và có
một số đầu ra (N đầu ra), trong một thời điểm chỉ có duy nhất một đường được hoạt
động ở một thời gian định sẵn và nó cho ra một số bit dữ liệu.

231
Sơ đồ tổng quát chung của một mạch mã hoá có M đầu vào, và N đầu ra có dạng
như hình 4.39. M A0 00
§ A1
01 N
¢ Encod
U Unit §
V ¢
A U
Am - 1 0n - 1
O R
A
Hình 4.39: Sơ đồ tổng quát mã hoá
 Mạch đổi mã thập phân sang số BCD (Decimal to BCD converter )
Mạch đổi mã cũng là mạch mã hoá, giả sử ta có một bàn phím gồm 10 nút bấm mỗi
nút bấm tương ứng với một con số thập phân. Ta phải xây dựng một mạch điện để đổi
10 con số thập phân thành ra mã nhị phân bốn bit tương ứng với các con số từ “0” đến
“9”. Các bước tiến hành xây dựng mạch điện cũng tương tự như các phần đã học ở các
chương trước.
 Thành lập bảng chân lý: Bảng 3.1 mô tả một mạch điện mà các đầu vào là
các nút nhấn hai trạng thái (A0 đến A9), các nút nhấn này diễn tả các con số thập phân
từ “0”  “9”. Các đầu ra làm thành mã số nhị phân 4 bit.
Bảng 3.1 Bảng chân lý của bộ mã hoá

Số Mã số ra
thập Trạng thái các đường từ (Đầu vào) (BCD -
phân B0B1B2B3)
a9 a8 a7 a6 a5 a4 a3 a2 a1 a0 B3 B2 B1 B0
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1
2 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0
3 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1
4 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0
5 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 1
6 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0
7 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1
8 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0
9 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1
 Thiết kế mạch
Từ bảng chân lý ta tìm được hàm Boolean như sau:
B0 = a1 + a3 +a5 + a7 +a9; B2 = a4 + a5 + a6 + a7

232
B3 = a8 +a9 ; B1 = a2 + a3 + a6 + a7
Từ hàm Boolean ta xây dựng được mạch điện với cấu trúc DRL như hình 4.40

B3 B2 B1 B0
a1 D1
x1
a2 D2 x2
a3
D3 x3
a4 D4
x4
a5 D5 D6 x5
a6 D7
x6
a7 D8 D9 x7
a8 D10 D12
x8
a9 D13
x9
+ D15
E D14

Hình 4.40: Sơ đồ mạch mã hoá dùng Diode

Căn cứ vào mạch điện ta có:


Khi a1 được nhấn thì đường từ x1 lên cao D1 dẫn  b0 lên mức “1”, như vậy ta
có mã số ra bốn bit là: 00012.
Tương tự khi a9 được nhấn thì đường từ x9 lên cao  D14, D15 dẫn b3 = b0 = “1”,
ta có mã số ở đầu ra là: 10012 ...
Ta nhận thấy công tắc ao không cần phải có mặt trong mạch điện.
 Thiết kế mạch với các cổng NAND
Ta thực hiện biến đổi hàm Boolean như sau:
B0 = a1 + a3 +a5 + a7 +a9 = a1 a3 a5 a 7 a9
B1 = a2 + a3 +a5 + a7 = a 2 a3 a5 a7
B2 = a4 + a5 +a6 + a7 = a 4 a5 a 6 a 7
B3 = a8 + a9 = a 8 a 9

233
Từ hàm Boolean ta vẽ được mạch điện như hình 4.41
1

A1
B0
A2
A3 B1
A4

A5 B2
A6

A7
B3
A8

A9

Hình 4.41: Mạch mã hoá với các cổng NAND

 Thiết kế mạch mã hóa 8 bit


Để hiểu rõ hơn nữa về mạch mã hóa ta xét một ví dụ về mạch chuyển đổi các con số
từ 0 đến 7 (8 bit) ra mã số nhị phân sau đây.
Vì 23 = 8 nên ta có số biến ở đầu vào là 8, và số bit ở đầu ra là 3.
Ta đặt 8 biến vào là A0 , A1 ... A7 và 3 bit ở đầu ra là b0, b1, b2. Nên ta thành lập
được bảng chân lý như bảng 3.2.
Căn cứ vào bảng chân lý ta tìm được hàm Boolean ở đầu ra như sau:
b0 = A1 +A3 +A5 + A7 = a1 a 3 a 5 a 7
b1 = A2 +A3 +A6 + A7 = a 2 a 3 a 6 a 7
b2 = A4 +A5 +A6 + A7 = a 4 a 5 a 6 a 7
Bảng 3. 2 Bảng chân lý của mạch biến đổi mã thập phân - nhị phân
Mã số Mã số ra Số hệ
vào b2 b1 b0 ‘D’
A0 0 0 0 0
A1 0 0 1 1
A2 0 1 0 2
A3 0 1 1 3
A4 1 0 0 4
A5 1 0 1 5
A6 1 1 0 6
A7 1 1 1 7

234
Căn cứ vào hàm Boolean ta xây dựng mạch điện như hình 4.42

A1

A2
b0 (LSB)
A3

A4

b1
A5

A6

A7
b2 (MSB)

Hình 4.42 Mạch mã hoá thập phân – nhị


phân
c. Mạch giải mã (Decoder circuit)
 Khái niệm
Mạch giải mã là mạch logic thực hiện chuyển đổi số nhị phân N bit ở đầu vào thành
M đường ở đầu ra, mỗi đầu ra sẽ chỉ tác động đối với một tổ hợp có thể có của đầu
vào.
Sơ đồ tổng quát của bộ giải mã với N đầu vào và M đầu ra nh hình 4.43

A0 Q0
C¸c A1 Q1 C¸c
A2 Q2
®Çu ®Çu
Decoder
vµo ra

AN -1 QM -1

Hình 4.43 Sơ đồ tổng quát của bộ giải mã

Do mỗi đầu vào của N đầu vào có hai trạng thái nên ta có 2D tổ hợp mã số có
thể có ở đầu vào, và ứng với 2N tổ hợp mã số vào này thì trong một thời điểm chỉ có
duy nhất một đầu ra tích cực (lên cao hoặc xuống thấp) còn lại các đầu ra khác đều ở
(mức thấp hoặc lên cao).
Tuy nhiên có một số mạch giải mã mà ta không dùng hết 2N tổ hợp mã số ở đầu
vào bởi vì số lượng đầu ra yêu cầu nằm trong khoảng > 2N-1 và < 2N.
 Mạch giải mã BCD sang số thập phân
 Sơ đồ khối
Mạch giải mã từ mã số BCD sang mã số thập phân còn gọi là mạch giải mã 4 đường
sang 10 đường, có sơ đồ khối như hình 4.44.

235
B0 A0
A1 M·
M· B1 A2 sè
sè Decoder
ra
vµo B2
10
4 bit A9 bit
B3

Hình 4.44 Sơ đồ khối của bộ giải mã nhị phân - thập phân


 Thành lập bảng chân lý
Ta thành lập bảng chân lý ở dạng đảo biến (hay các đầu ra tích cực ở mức thấp) của
bộ giải mã để biến đổi mã BCD 4 bit ở đầu vào, thành mã số thập phân 10 bit ở đầu
ra như bảng 3.3.
Bảng 3.3 Bảng chân lý của biến đổi mã nhị phân - BCD
Mã số vào 4 bit Mã số ra 10 bit
D C B A A0 A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A 9
0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1
0 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1
0 0 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1
0 0 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1
0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1
0 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1
0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1
0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1
1 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1
1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0
1 0 1 0 x x x x x x x x x x
1 0 1 1 x x x x x x x x x x...

Căn cứ vào bảng chân lý ta thành lập bản đồ Karnaugh cho đầu ra A0.
A0
BA
DC
00 01 11 10 Căn cứ vào bản đồ Karnaugh
00 0 1 1 1
ta tìm được hàm Boolean cho
đầu ra A0 như sau:
01 1 1 1 1
A0  DCBA
11 x x x x
A0  ABCD
10 1 1 x x

Bảng Karnaugh cho


biến đổi mã nhị phân -BCD của A0
236
A1
Cho đầu ra A1 BA
00 01 11 10 Tương tự ta tìm được A1 như sau:
DC
00 1 0 1 1
A1 = D  C  B  A

01 1 1 1 1
A  DC  B A
11 x x x x 1
10 1 1 x x

Bảng Karnaugh cho


biến đổi mã nhị phân BCD của A1
Cho đầu ra A2.
A2
BA
00 01 11 10
Tương tự ta tìm được
DC
00 1 1 1 1 A2  C  B  A  A  B  C
01 1 1 1 1

11 x x x x

10 1 1 x x

Bảng Karnaugh cho


biến đổi mã nhị phân -BCD của A2
Với các đầu ra A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9
Ta làm tương tự như cho các đầu ra A0, A1, A2, như sau:
A3 = C.BA ; A4 = C.B.A ; A5 = CB.A ; A6 = C.B A ; A7 = CBA ; A8 = D.A ;A9 = DA
 Thiết kế mạch
Cuối cùng căn cứ vào hàm Boolean ta vẽ được mạch điện như hình 4.45.
A0
D D
A1
C C
A2
B
B A3
A
A A4
A5
A6

A7
A8

A9

Hình 4.45 Mạch giải mã thập phân

237
d. Mạch giải mã hiển thị (LED 7 đoạn)
Một trong các loại đèn chỉ thị thông dụng đang thịnh hành là đèn LED 7 đoạn,
đèn gồm 7 đoạn mang tên a, b, c, d, e, f, g được sắp xếp theo hình số 8, bên dưới mỗi
đoạn là các LED và hệ thống phản chiếu ánh sáng (hình 4.46).
Tuỳ thuộc vào tổ hợp các đoạn được thắp sáng mà ta có các số và chữ khác nhau
như sau:
Giả sử chỉ có các đoạn b và c sáng ta sẽ có số: 1
Còn nếu tất cả các đoạn a, b, c, d, e, f (trừ đoạn G) sáng ta có số 0.
a

f b
g

e c

Hình 4.46 LED 7 đoạn


LED 7 đoạn còn được phân biệt bởi màu sắc và kích cỡ của các đoạn hiển thị.
Một số LED còn có thêm thông tin thứ 8 là dấu chấm ở bên cạnh LED.
Về phương diện mạch điện ta có hai loại mạch tổ hợp LED, đó là loại Anode chung,
và loại Cathode chung như hình 4.47.
Dạng Anốt chung Dạng Catốt chung
a a
b b
c c
d d

e e
f f
g
g

Tác động ở mức thấp Tác động ở mức cao


a) b)
Hình 4.47 Các loại đèn LED: anôt chung (a) và Catôt
chung (b)
Với loại Anốt chung thì tín hiệu điều khiển được đưa vào các Catôt, còn với loại
Catôt chung thì tín hiệu điều khiển được đưa vào các Anốt.
* Thiết kế mạch điện
Mạch giải mã hiển thị bao giờ cũng được đặt sau mạch đếm nhị phân và đặt trước
khối hiển thị.
Các đầu vào là mã nhị phân 4 bít dạng BCD. Trong bộ mã nhị phân 4 bit có 6 tổ
hợp mã từ “1010  1111” không được sử dụng, nhưng ta cần phải nhớ để tối thiểu hoá

238
hàm Boolean. Tín hiệu ra của bộ giải mã là các bit: a, b, c, d, e, f, g dùng để kích thích
LED 7 đoạn hoạt động.
* Thành lập bảng chân lý
Giả sử mạch tác động ở mức logic thấp, vì vậy ta có bảng chân lý như bảng 3.4.
Bảng 3.4 Bảng chân lý của biến đổi mã nhị phân - 7 đoạn
Mã BCD (đầu vào Các trạng thái đầu ra
D C D A A0 B0 C0 D0 E0 F0 G0
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1
0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1
0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0
0 0 1 1 0 0 0 0 1 1 0
0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0
0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0
0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0
0 1 1 1 0 0 0 1 1 1 0
1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0

* Thiết lập hàm Boolean


Các bước thực hiện tương tự như mục nói về mạch giải mã thập phân. Căn cứ vào
bảng chân lý 3.4 để tìm hàm Boolean, và dùng bản đồ Karnaugh để rút gọn hàm.. Ta
tiến hành theo các bước sau.
Căn cứ vào bản đồ Karnough để tìm A0.
A0 BA
00 01 11 10
DC Căn cứ vào bản đồ Karnaugh ta có:
0 1 0 0
00
1 0 0 0 A0  D  B  CA  C  A .
01 x x x x A0  D  B  CA  C  A
0 0 x x
11

Căn cứ1 0vào bản đồ Karnough để tìm B0.


B0
BA
DC 00 01 11 10
0 0 0 0
Căn cứ vào bản đồ Karnaugh ta có
00
0 1 0 1 B0  D  C  BA  B  A
01 x x x x B0  D  C  BA  B  A
0 0 x x
11

10

239
Bằng cách tương tự ta tìm được C0, D0, E0, F0, G0 như sau:
C0 = B  C  A ; D0 = D  C A  B A  C BA  CBA ; E0 = B A  C A ,
F0 = D  C B  B A  C A ; G0 = D  C  B
Căn cứ vào hàm Boolean ta vẽ được mạch điện như hình 4.48.

A0
D

C B0

C0
B
D0
A

E0

F0

G0

Hình 4.48 Mạch giải mã nhị phân - bảy đoạn


2) Mạch đếm (Counter Circuit)
a. Khái niệm
 Định nghĩa
Đếm là khả năng nhớ được các xung đầu vào, thực hiện thao tác đếm được gọi
là mạch đếm
Mạch đếm được tạo thành từ sự kết hợp của các Flip - Flop.
Mạch có một đầu vào cho xung đếm và nhiều đầu ra là các đầu Q của các Flip –
Flop
Nhận xét:
- Số nhị phân có 2 chữ số 0 và 1, và được gọi là bit.
- Mỗi Flip - Flop chỉ có một đầu ra Q cũng có 2 trạng thái 0 hoặc 1.
- Cho nên đầu ra Q tương ứng với một bit của số nhị phân.
- Nếu ghép các Flip - Flop lại thì kết quả sẽ được số nhị phân có nhiều bit, số bít
bằng số Flip - Flop.

240
- Điều kiện cơ bản để hình thành một mạch đếm là phải có các trạng thái khác
nhau mỗi khi có xung đếm vào.
- Nếu mạch có 1 Flip - Flop đầu vào thì có 1 đầu ra Q với 2 trạng thái

0 1 21

Nếu mạch có 2 Flip - Flop đầu vào thì có 2 đầu ra Q với 4 trạng thái

FFA FFB
0 0 22
0 1
1 0
1 1
Nếu mạch có 3 Flip - Flop đầu vào thì có 3 đầu ra Q với 8 trạng thái (23)
Vậy nếu mạch có n Flip - Flop đầu vào thì có n đầu ra Q với 2n trạng thái
- Số trạng thái khác nhau đó được gọi là dung lượng của mạch đếm và cũng được
gọi là Modul của mạch đếm ( Modul M, M là số nguyên dương)
- Khi mạch đếm đến trạng thái thứ M nếu cứ tiếp tục có xung đếm mạch đếm phải tự
động trở về trạng thái ban đầu và đếm lại.
 Phân loại
 Theo cách ghép Flip - Flop căn cứ vào sự khác biệt hệ số đếm của bộ đếm
 Mạch đếm hệ nhị phân
 Mạch đếm thập phân
 Mạch đếm Modul M
 Theo chức năng căn cứ vào sự tác động xung đồng hồ đầu vào
 Mạch đếm lên
 Mạch đếm xuống
 Mạch đếm vòng
 Theo phương pháp đưa xung đếm theo tình huống thay đổi trạng thái các FF
 Đếm đồng bộ
 Đếm không đồng bộ
 Ứng dụng
Mạch đếm được ứng dụng hầu hết các thiết bị điện tử số và trong đời sống kỹ thuật.
Sự phân loại chỉ mạng tính chất tương đối vì chỉ đáp ứng 1 yếu tố. Trong thực tế một
mạch đếm bao hàm các yếu tố trên.

241
b. Mạch đếm không đồng bộ
 Mạch đếm lên không đồng bộ Modul 8 (mạch đếm nối tiếp)
*.Mạch điện:

5V QA QB QC

S S S
J Q J Q J Q
Ck CP CP CP
K QN K QN K QN
A R B R C R

Cl
- Mạch không đồng bộ là kiểu đếm mà ngõ ra của Flip - Flop này sẽ là tín hiệu
ngõ vào của xung Ck của Flip - Flop kế tiếp.
- Là mạch Modul 8 nên ta sử dụng 3 Flip - Flop JK vì 2N = 8  N = 3 nên ta có
mạch điện như hình vẽ trên.
* Hoạt động:
- Các ngã vào điều khiển JK của Flip - Flop đều được đưa lên mức cao J = K =1
xung CK được đa tới Flip - Flop A kích ở cạnh xuống, ngã ra Q của Flip - Flop A
được đưa làm xung CK kế tiếp cho Flip - Flop tiếp theo. Như vậy mạch đếm từ 000
đến 111 và sau 8 xung CKmạch tự động đếm từ số đếm đầu tiên.
* Giản đồ thời gian sau:

Ck 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8

QA

QB

QC

242
* Hoạt động được diễn tả bằng bảng trạng thái:
Số xung vào (CK) Số thập
Trạng thái ra ngay sau khi có xung phân tương
ứng
QD QC QB QA
Xoá 0 0 0 0 0
1 0 0 0 1 1
2 0 0 1 0 2
3 0 0 1 1 3
4 0 1 0 0 4
5 0 1 0 1 5
6 0 1 1 0 6
7 0 1 1 1 7
8 0 0 0 0 0
 Mạch đếm xuống không đồng bộ Modul 8 (Down counter Circuit)
- Mạch ở trên được gọi là mạch đếm lên “Up counter”. Bây giờ nếu ta nối ngõ ra QN
của các tầng ra (thay vì Q) đến các ngõ vào CK của tầng sau, ta sẽ có mạch đếm xuống
“ Down counter circuit” sau đây:
5V
QA QB QC

S S S
J Q J Q J Q
Ck CP
K QN
CP
K QN
CP
K QN
A R
B R
C R

Cl

- Giản đồ thời gian:


Ck 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8

QA

QA
QB

QB
QC

QC
243
- Ngõ ra của FF đầu QA chỉ đổi trạng thái ở cạnh xuống của xung CK, ngõ ra của các
FF khác chỉ đổi trạng thái ở cạnh lên của ở QA (tức cạnh xuống của QNA ), mà đồ thị
thời gian đã chỉ ra.
- Ban đầu ta thực hiện xung Clear sau đó mạch đếm từ 111 đến 000 tương ứng với
số 710 010 . Thể hiện mạch đếm bằng bảng trạng thái sau đây:

Số xung Số thập phân


Trạng thái ra ngay sau khi có xung
vào CK tơng ứng
CK QD QC QB QA
Xoá 0 0 0 0 0
1 1 1 1 1 7
2 1 1 1 0 6
3 1 1 0 1 5
4 1 1 0 0 4
5 1 0 1 1 3
6 1 0 1 0 2
7 1 0 0 1 1
8 1 0 0 0 0

 Mạch đếm Modul N không đồng bộ (Modul counter Circuit)


- Mạch đếm đặt trước.
- Ta đã biết một mạch đếm có n tầng có Modul N = 2n và đếm được 2n bít từ số
02 đến 2n-1 2
Với mạch đếm 2 tầng có Modul N = 22 = 4,
mạch có 3 tầng có Modul N = 23 = 8
mạch đếm có 4 tầng có Modul N = 24 =16......
- Trong nhiều trường hợp ta cần một mạch đếm có Modul khác luỹ thừa của 2.
Ví dụ như mạch đếm Modul 10 đây là mạch đếm thập giai “ decade counter “ hay còn
goị là mạch đếm BCD “ Binary coded decimeln”.
 Mạch đếm Modul khác luỹ thừa của 2 thường gọi là mạch đếm Modul N hay
mạch đếm chia cho N

 Có nhiều cách để thực hiện mạch đếm Modul N, cách đơn giản là lợi dụng
ngõ Clear của FF để đặt lại mạch đếm ở lần đếm thứ N .
Ví dụ ta xét bảng trạng thái sau:

244
Số nhị phân ra
Sốxungvào Số thập phân
QD QC QB QA
0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 1 1
2 0 0 1 0 2
3 0 0 1 1 3
4 0 1 0 0 4
5 0 1 0 1 5
6 0 1 1 0 6
7 0 1 1 1 7
8 1 0 0 0 8
9 1 0 0 1 9
10 0 0 0 0 0
11 0 0 0 1 1

 Từ bảng chân lý ta thấy ở lần đếm thứ 10 đáng lẽ là mạch đếm 1010 nhưng
ta cho mạch quay về đếm 0000 bằng cách khống chế cổng CL như sau:

QA QB QC QD
5V

S S S S
J Q J Q J Q J Q
Ck CP CP CP CP
K QN K QN K QN K QN
A R B R C R D R

Cl

- ở lần đếm thứ 10 mạch sẽ đếm 1010. Như vậy QB = QD = 1 nên ra của cổng
NAND sẽ bằng 0 nên mạch xoá tự động về 0000
Nhận xét:
- Mạch đếm như trên đơn giản nhưng hoạt động không chính xác vì: thời gian cần
để xoá các FF là khác nhau. Ví dụ với FF D cần thời gian xoá dài hơn FF B “có tải
khác nhau” như vậy QB về 0 ngõ ra của cổng NAND sẽ về 1 nên không xoá được FFD
- Vấn đề khác nữa là các cửa Clear không còn tự do để xoá các FF nữa nên không
thực hiện theo ý muốn được.

245
Một số vi mạch đếm không đồng bộ
- Có rất nhiều IC đếm không đồng bộ thuộc họ TTL và CMOS. Một trong
những IC thuộc họ TTL là 7493 và 74293.
- IC 74293 có 4 Flip - Flop JK với 4 ngã ra Q0, Q1, Q2, Q3 trong đó Q0 là số
nhỏ nhất (LSB), Q3 là số lớn nhất (MSB). Mỗi Flip - Flop có xung CK là Cpo. Ngã
vào Cl được nối với nhau và nối với ngã ra của cổng NAND, ngã vào cổng NAND là
MR1, MR2.
c. Mạch đếm đồng bộ
Ngã vào xung CK của tất cả các Flip - Flop được nối với nhau sao xung Ck
được cung cấp đồng thời tới mỗi Flip - Flop.
* Các bước thành lập
Bước 1: Phân tích
- Xác định số lượng FF
Nếu giá trị số đếm tuần tự tăng hoặc giảm 1 đơn vị thì dựa vào Modul đếm
Modul N=2n thì số FF là n
Nếu giá trị số đếm không tuần tự thì dựa vào giá trị lớn nhất của số đếm, giá trị
lớn nhất = 2n thì số FF là n
- Đấu chuyển đổi FF theo yêu cầu đầu bài FF- JK thành FF- T, thành FF- D
Bước 2: Nhị phân hóa số đếm
Bước 3: Lập bảng trạng thái
Bước 4: Viết hàm lozic các đầu vào
Bước 5: Vẽ mạch lozic
Bước 6: Thử trạng thái hoạt động của mạch.
 Mạch đếm lên đồng bộ
* Hãy thành lập mạch đếm lên đồng bộ Modul 16 dùng FF-JK với CK tác
động tích cực sườn lên của xung R = S = 1.
- Phân tích
+ Modul 16 = 24  số FF cần thiết là 4. Được sắp xếp đầu ra Q3Q2Q1Q0 có
đầu vào T3T2T1T0
+ Đấu chuyển đổi FF-JK tạo thành FF-T

T
J Q
K Q
CK

246
- Nhị phân hoá số đếm
Thập phân Nhị phân
0 0000
1 0001
2 0010
3 0011
4 0100
5 0101
6 0110
7 0111
8 1000
9 1001
10 1010
11 1011
12 1100
13 1101
14 1110
15 1111
- Lập bảng trạng thái
Đầu ra Đầu vào
TT CK
(Q3Q2Q1Q0)n  (Q3Q2Q1Q0)n+1 T3T2T1T0
1 0000 0001 0001
2 0001 0010 0011
3 0010 0011 0001
4 0011 0100 0111
5 0100 0101 0001
6 0101 0110 0011
7 0110 0111 0001
8 0111 1000 1111
9 1000 1001 0001
10 1001 1010 0011
11 1010 1011 0001
12 1011 1100 0111
13 1100 1101 0001
14 1101 1110 0011
15 1110 1111 0001
16 1111 0000 1111

247
- Viết hàm lozic các đầu vào:
T0 = 1 = +VCC; T1  Q0 ; T2  Q1Q0 ;T3  Q2Q1Q0 .
- Vẽ mạch lozic:
Q3 Q2 Q1 Q0

1
5V
CK
T3 S T2 S T1 S T0 S
J Q J Q J Q J Q
CP CP CP CP
K QN K QN K QN K QN
R R R R

- Thử trạng thái của mạch


+ Giả sử trạng thái ngõ ra Q3Q2Q1Q0 là 1000 Khi có xung CK tác động cạnh lên
thì các đầu vào T3T2T1T0 tương ứng là T0 =1; T1  Q0 =0;
T2  Q1Q0  0;T3  Q2Q1Q0  0 .Khi đó chỉ có FF0 lật trạng thái còn FF1; FF2; FF3 gữi
nguyên trạng thái ngõ ra có trạng thái là: 1001
+ Giả sử trạng thái ngõ ra Q3Q2Q1Q0 là 1001 Khi có xung CK tác động cạnh lên
thì các đầu vào T3T2T1T0 tương ứng là T0 =1; T1  Q0 =1;
T2  Q1Q0  0;T3  Q2Q1Q0  0 .Khi đó chỉ có FF0 FF1 lật trạng thái còn; FF2; FF3 gữi
nguyên trạng thái ngõ ra có trạng thái là: 1010
* Hãy thành lập mạch đếm xuống đồng bộ Modul 8 dùng FF-T với CK tác động tích
cực sườn lên của xung.
- Phân tích
Modul 8 = 23  số FF cần thiết là 3. Được sắp xếp đầu ra Q2Q1Q0 có đầu vào T2T1T0
- Nhị phân hoá số đếm
Thập phân Nhị phân
0 000
1 001
2 010
3 011
4 100
5 101
6 110
7 111

248
- Lập bảng trạng thái
Đầu ra Đầu vào
TT CK
(Q2Q1Q0)n  (Q2Q1Q0)n+1 T2 T1 T0
1 000 001 001
2 001 010 011
3 010 011 001
4 011 100 111
5 100 101 001
6 101 110 011
7 110 111 001
8 111 000 111

- Viết hàm lozic các đầu vào:


T0 = 1 = +VCC; T1  Q0 ; T2  Q1Q0 .
- Vẽ mạch lozic:
Q2 Q1 Q0

5V “1”
CK
T2 S T1 S T0 S
J Q J Q J Q
CP CP CP
K QN K QN K QN
R R R

- Thử mạch:
+ Giả sử trạng thái ngõ ra Q2Q1Q0 là 100 Khi có xung CK tác động cạnh lên thì
các đầu vào T2T1T0 tương ứng là T0 =1; T1  Q0 =0; T2  Q1Q0  0 .Khi đó chỉ có FF0 lật
trạng thái còn FF1; FF2 gữi nguyên trạng thái ngõ ra có trạng thái là: 101
+ Giả sử trạng thái ngõ ra Q2Q1Q0 là 101 Khi có xung CK tác động cạnh lên thì các
đầu vào T2T1T0 tương ứng là T0 =1; T1  Q0 =1; T2  Q1Q0  0 .Khi đó chỉ có FF0 FF1 lật
trạng thái còn; FF2 gữi nguyên trạng thái ngõ ra có trạng thái là: 101
 Mạch đếm xuống Modul 16 đồng bộ:
* Mạch điện:

249
5V

5V
Q1 Q2 Q3 Q4

50 S S S S
J Q J Q J Q J Q
CP1Q1 CP CP CP CP
CP2Q2 K QN K QN K QN K QN
1R R R R

* Hoạt động
- Ban đầu ta thực hiện xung clear sau đó mạch đếm từ 1111 đến 0000 tương ứng
với số 1510 010 .
- Giản đồ thời gian:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Ck

QNA
QA

QB

QNB

QC

QNC

QD

- Thể hiện mạch đếm bằng bảng trạng thái sau đây
Số xung Trạng thái ra ngay sau khi có xung Số thập phân
vào CK QD QC QB QA tơng ứng
Xoá 0 0 0 0 0
1 1 1 1 1 15
2 1 1 1 0 14
3 1 1 0 1 13
4 1 1 0 0 12
5 1 0 1 1 11

250
Số xung Trạng thái ra ngay sau khi có xung Số thập phân
vào CK QD QC QB QA tơng ứng
6 1 0 1 0 10
7 1 0 0 1 9
8 1 0 0 0 8
9 0 1 1 1 7
10 0 1 1 0 6
11 0 1 0 1 5
12 0 1 0 0 4
13 0 0 1 1 3
14 0 0 1 0 2
15 0 0 0 1 1
16 0 0 0 0 0

 Mạch đếm đồng bộ Modul N


- Việc thiết kế một mạch đếm Modul N đồng bộ nói chung là phức tạp. Cách đơn
giản nhất là quan sát trạng thái của các ngõ ra của FF để tìm liên hệ giữa các trạng thái
rồi thử thực nghiêm bằng cách thêm các cổng logic hoặc mắc nối tiếp như với mạch
đếm Modul N không đồng bộ
- Ta có thể dùng các FF T hoặc FF JK để thực nghiệm
* Mạch đếm thập phân đồng bộ:

QA QB QC QD
5V
C
K
TA J
S
Q
TB J
S
Q
TC S TD S
J Q J Q
CP CP CP CP
K QN K QN K QN K QN
R R R
A B C R
D

- Xét ở lần đếm thứ 10 ta thấy:


 JA =KA =1, CK tác động sườn xuống ()nên Qn = 0 vì trước đó “A = 1 ở lần
đếm 9”

251
 Còn JB = KB = 0 = JB nên QB = QB0= 0 mặc dù CK 
 QA = QB = 0 nên TC = 0 lúc đó QC =QC0 = 0
 Với FFD KA= QA= 1, còn JA =QAQBQC = 0, JD = 0,QD = 0 ở lần đếm thứ 10
 nghiệm lại ta thấy mạch điện đã đúng như hình vẽ
(chú ý lần đếm thứ 10 tức xung CK thứ 10c)
- Đồ thị thời gian:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Ck

QA

QB

QC

QD

- Bảng trạng thái


CK QA QB QC QD
0 0 0 0 0
1 1 0 0 0
2 0 1 0 0
3 1 1 0 0
4 0 0 1 0
5 1 0 1 0
6 0 1 1 0
7 1 1 1 0
8 0 0 0 1
9 1 0 0 1

252
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1) Nêu các đại lượng đặc trung của tín hiệu xung?
2) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa
hài dùng 2 TZT?
3) Vẽ sơ đồ cấu trúc, nêu chức Nang của từng khối trong sơ đồ cấu trúc của IC
555?
4) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và nguyên lý làm việc của mạch tạo xung
vuông dùng IC 555?
5) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và nguyên lý làm việc của mạch biến đổi
xung vuông thành xung răng cưa?
6) Vẽ sơ đồ, nêu tác dụng linh kiện và nguyên lý làm việc của mạch biến đổi
xung vuông thành xung tam giác?
7) Kể tên các hệ thống số. Cách biểu diễn các hệ thống số đó?
8) Nêu nhiệm vụ, hàm lozíc, ký hiệu và bảng trạng thái của các cổng lozíc:
AND; OR; NOT; NAND; NOR?
9) Nêu các cách biểu diễn hàm lozíc? Các phương pháp tối giản hàm lozíc?
10) Kể tên, vẽ ký hiệu và lập bảng trạng thái của các Flíp Flóp đồng bộ: FF-JK;
FF-T; FF-D?
11) Bài tập1: Cho hàm lozíc 3 biến có YSP= Σ(0,2,4,5) và ô có giá trị không xác
định là: 3. Hãy tối giản hàm dùng bìa, vẽ mạch lozíc tối giản dùng một loại cổng
NAND 2 ngõ vào.
12) Bài tập 2: Cho hàm lozíc 4 biến có YSP= Σ(0,2,4,5,6,9,11,14) và ô có giá trị
không xác định là: 8,12. Hãy tối giản hàm dùng bìa, vẽ mạch lozíc tối giản dùng một
loại cổng NAND 2 ngõ vào.
13) Bài tập 3: Cho hàm lozíc 4 biến có YSP= Σ(0,2,4,5,6,9,11,14) và ô có giá trị
không xác định là: 8,12. Hãy tối giản hàm dùng bìa, vẽ mạch lozíc tối giản dùng một
loại cổng NOR 2 ngõ vào.
14) Bài tập 4: Cho hàm lozíc 4 biến có YSP= Σ (0,2,4,5,6,9,11,14) và ô có giá trị
không xác định là: 8,13. Hãy tối giản hàm dùng bìa, vẽ mạch lozíc tối giản dùng một
loại cổng NOR 2 ngõ vào.
15) Bài tập 5: Một nhà 4 tầng có 4 công tắc điện để điều khiển 1 bóng đèn Y. Chủ
nhà muốn đèn sáng khi:
- Cả bốn công tắc đều đóng
- Ba công tắc đầu đóng công tắc cuối hở
- Hai công tắc đầu đóng hai công tắc cuối hở

253
- Công tắc đầu đóng, ba công tắc cuối hở.
Hãy thành lập mạch lozíc điều khiển bóng đèn trên chỉ dùng một loại cổng NAND.
16) Bài tập 6: Một nhà 4 tầng có 4 công tắc điện để điều khiển 1 bóng đèn Y. Chủ
nhà muốn đèn sáng khi:
- Cả bốn công tắc đều đóng
- Ba công tắc đầu đóng công tắc cuối hở
- Hai công tắc đầu đóng hai công tắc cuối hở
- Công tắc đầu đóng, ba công tắc cuối hở.
Hãy thành lập mạch lozíc điều khiển bóng đèn trên chỉ dùng một loại cổng NOR.
17) Bài tập 7: Thành lập mạch đếm lên đồng bộ Modul 10 dùng FF-JK với CK tác
động tích cực sườn lên của xung R = S = 1.
18) Bài tập 8: Thành lập mạch đếm lên đồng bộ Modul 8 dùng FF-JK với CK tác
động tích cực sườn lên của xung R = S = 0.
19) Bài tập 9: Thành lập mạch đếm xuống đồng bộ Modul 16 dùng FF-JK với CK
tác động tích cực sườn lên của xung R = S = 0.
20) Bài tập 10: Thành lập mạch đếm xuống đồng bộ Modul 8 dùng FF-JK với CK
tác động tích cực sườn lên của xung R = S = 0.
21) Bài tập 11: Thành lập mạch đếm xuống đồng bộ Modul 5 dùng FF-JK với CK
tác động tích cực sườn lên của xung R = S = 1.
22) Bài tập 12: Thành lập mạch đếm xuống đồng bộ Modul 10 dùng FF-JK với
CK tác động tích cực sườn lên của xung R = S = 1.
23) Bài tập 13: Thành lập mạch đếm xuống đồng bộ Modul 10 dùng FF-T với CK
tác động tích cực sườn lên của xung R = S = 1.
24) Bài tập 14: Thành lập mạch đếm xuống đồng bộ Modul 16 dùng FF-T với CK
tác động tích cực sườn lên của xung R = S = 1.

254
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Văn Đào & Lê Văn Doanh; Kỹ thuật Điện; Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật; 1997.
[2] ThS. Trần Thị Kim Dung & ThS. Vũ Ngọc Tuấn; Giáo trình Kỹ thuật điện;
Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Nam Định; 2010.
[3] Đinh Gia Huân; Kỹ thuật điện tử, Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ Thuật Nam
Định; 2002.
[4] Trần Văn Hào; Kỹ thuật xung số; Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ Thuật Nam
Định; 2000.
[5] TS. Nguyễn Viết Nguyên; Giáo trình kỹ thuật số; Nhà xuất bản Giáo dục;
2003.
[6] Đặng Văn Đào & Lê Văn Doanh; Bài tập kỹ thuật điện; Nhà xuất bản Khoa
học & Kỹ thuật; 2003.
[7] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu; Máy điện tập
I, tập II; Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật.
[8] Đặng Văn Đào & Lê Văn Doanh; Cơ sở lý thuyết mạch; Nhà xuất bản Giáo
dục; 1992
[9] Hoàng Hữu Thận; Kỹ thuật điện đại cương; Nhà xuất bản Đại học và Giáo
dục chuyên nghiệp.

255

You might also like