You are on page 1of 4

Chuyên đề 4

ĐẤT NƯỚC
(Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”)
- Nguyễn Khoa Điềm -
*** Trọng tâm
- Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận (phân tích) được những trích đoạn thơ
tiêu biểu.
- Những khía cạnh độc đáo về nội dung, hình thức
(yêu cầu lí giải/ nhận xét): cách sử dụng chất liệu
dân gian; tính trữ tình – chính luận; điểm mới mẻ
trong cảm nhận về Đất Nước.
*** NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Phần một: Về tác giả, tác phẩm (MB trực tiếp; đoạn
giới thiệu chung ở đầu TB; đánh giá chung sau khi
phân tích)
I. Tác giả
- Vị trí: NKĐ là nhà thơ trưởng thành trong thời kì
chống Mĩ cứu nước.
- Phong cách: có sự kết hợp hài hòa giữa xúc cảm
nồng nàn và suy tư sâu lắng, tạo nên mạch thơ trữ
tình – chính luận.
II. Đoạn trích “Đất Nước”
1. Hoàn cảnh ra đời
- Viết năm 1971, tại chiến khu Trị -Thiên (những năm
tháng chống Mĩ ác liệt)
2. Xuất xứ
- Đoạn trích “ĐN” thuộc phần đầu, chương V, trường
ca “Mặt đường khát vọng”.
3. Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật (đánh giá
chung)
a. Nội dung
- Thể hiện những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc về
Đất Nước, từ đó, thức tỉnh trách nhiệm thế hệ thanh
niên đối với ĐN.
b. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do; giọng trò chuyện, thủ thỉ, tâm tình,
thiết tha, sâu lắng.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc; sử dụng trùng điệp
chất liệu dân gian.
- Hình ảnh thơ gần gũi, gắn bó mật thiết với người
bình dị, vô danh.
- Có sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu
lắng, đậm tính trữ tình chính luận.
4. Bố cục đoạn trích: gồm 2 phần lớn:
- Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên ĐN muôn đời – Cảm
nhận sâu sắc về ĐN:
+ 9 câu đầu: ĐN có từ bao giờ? (Cội nguồn của ĐN)
+ 29 câu tiếp: ĐN là gì? (Định nghĩa về ĐN)
+ 4 câu cuối: Phải làm gì cho ĐN? (Trách nhiệm đối
với ĐN)
- Phần 2: đoạn còn lại – Lí giải Tư tưởng ĐN của
nhân dân:
+ 12 câu đầu: Tư tưởng ĐN của ND trên bình diện
không gian.
+ 26 câu tiếp: Tư tưởng ĐN của ND trên bình diện
thời gian.
+ 9 câu cuối: Tư tưởng ĐN của ND trên bình diện
văn hóa.
III. Một số lưu ý đối với yêu cầu nhận xét, lí giải
1. Cách sử dụng chất liệu dân gian
- NKĐ sử dụng trùng điệp, nhuần nhuyễn chất liệu
văn học, văn hóa dân gian trong đoạn trích ĐN.
- Cái hay của NKĐ là tác giả ko kể trọn vẹn một
câu chuyện dân gian, tái hiện câu hát dân gian/bài
ca dao. NKĐ chỉ gợi nhắc từ/cụm từ/hình ảnh tiêu
biểu nhưng làm sống lại cả kho tàng văn học dân
gian. Nén trong kho tàng ấy là bao lớp trầm tích
văn hóa của cha ông từ thuở xa xưa – bản sắc văn
hóa, sức sống của dân tộc, của ĐN.
=> dựa vào chất liệu dân gian để cảm nhận và lí
giải ĐN, NKĐ đã tạo nên điểm tựa vô hình mà
vững chắc, khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của
ĐN vừa bình dị, vừa thiêng liêng.
2. Tính trữ tình – chính luận
- Tính trữ tình thể hiện ở giọng điệu thiết tha
truyền cảm; ở xúc cảm yêu nước nồng nàn,sâu
lắng; ở cặp hình tượng anh - em (đôi lứa đậm sâu).
- Tính chính luận thể hiện ở những cảm nhận sâu
sắc về đề tài ĐN, cách thức triển khai mạch thơ
thành những luận đề, luận điểm, có lí lẽ và dẫn
chứng chặt chẽ, tiêu biểu.
=> hai yếu tố hòa quyện nhau, tạo nên sự độc đáo
cho ĐN.
3. Điểm mới mẻ trong cảm nhận về ĐN
- Viết về đề tài ĐN, NKĐ đã chọn đi “con đường
lớn” bằng dấu ấn rất riêng tư, mới mẻ, độc đáo:
+ Mới về giọng điệu: giọng trò chuyện thủ thỉ
(không phải trịnh trọng, hùng hồn như Trung đại,
say đắm tự hào như Hiện đại).
+ Mới về chất liệu: sử dụng dồn dập chất liệu văn
học, văn hóa dân gian (các nhà thơ trước thường sử
dụng chất liệu lịch sử, các nhà thơ cùng thời
thường sử dụng lịch sử hoặc không gian).
+ Mới về tư tưởng: tư tưởng dân chủ - lí giải vai
trò làm chủ ĐN của ND một cách toàn diện, sâu
sắc: từ không gian đến thời gian và văn hóa.

You might also like