You are on page 1of 8

UBND TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: 7957/TNMT-BVMT Quảng Ninh, ngày 13 tháng 12 năm 2019
V/v hướng dẫn thực hiện công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công
nghiệp thông thường; chất thải nguy hại;
bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

Kính gửi:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh;
- Các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.

Thực hiện Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ
quy định về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định 38); Nghị
định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi
trường (sau đây gọi tắt là Nghị định 40); Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây
gọi tắt là Thông tư 36); Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-
BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (sau đây gọi tắt là Thông tư 05); Quyết định
số 663/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 của UBND Tỉnh về việc Hướng dẫn việc
thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh (sau đây gọi tắt là Quyết định 663), Sở Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các đơn vị
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và UBND các địa phương thực hiện
nghiêm một số nội dung sau:
1. Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
1.1. Đối với các đơn vị phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (chủ nguồn thải
chất thải rắn sinh hoạt): Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 4 Điều
3 (bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 16 Nghị định 38) của Nghị định 40, trong
đó: Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom,
vận chuyển và xử lý theo quy định; phải chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho
các đối tượng sau: (1) Cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý và xử lý có chức
năng phù hợp; (2) Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng quy
định tại khoản 6 Điều 1 (bổ sung các khoản 9,10,11,12,13 Điều 18 Nghị định
38) của Nghị định số 40; tổ chức thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công ích thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
1.2. Đối với các chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 6 Điều 3 (bổ sung các
khoản 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 18 Nghị định 38) của Nghị định số 40, trong đó:
- Bảo đảm các phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu giữ, điểm tập kết, trạm
trung chuyển, khu vực lưu giữ (nếu có) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình
quản lý theo quy định tại điểm A và điểm B Phụ lục II Mục III Phụ lục ban hành

1
kèm theo Nghị định 40. Bảo đảm thời gian thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt không được quá 02 ngày.
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng: (1) Chủ cơ sở tái
sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có chức năng phù hợp;
Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có hợp đồng với chủ cơ sở tái
sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định; (3) Chủ thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được chính quyền địa phương giao
nhiệm vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để chuyển giao cho chủ
xử lý theo quy định.
- Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt cho mỗi lần tiếp nhận
quy định tại Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40.
- Chế độ báo cáo: (a) Báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt định kỳ hàng
năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo Mẫu số 01
Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40 và gửi báo cáo về
Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dịch
vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước ngày 31 tháng 01 của năm
tiếp theo; (b) Báo cáo đột xuất về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.”
1.3. Đối với các chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 9 Điều 3 (sửa đổi khoản 1
Điều 22 Nghị định số 38) của Nghị định số 40, trong đó:
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật.
- Chế độ báo cáo sau: (1) Báo cáo định kỳ hàng năm về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo
Mẫu số 02 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40 và gửi
cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường (trường hợp
báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê
duyệt) nhận trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo; (2) Báo cáo đột xuất về
tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền.
- Lập Biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt; nhật ký vận hành các hệ
thống, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt; sổ theo dõi số lượng các
sản phẩm tái chế hoặc chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế được thu hồi từ
chất thải rắn sinh hoạt (nếu có);
- Lưu trữ với thời hạn 05 năm các hợp đồng, biên bản bàn giao chất thải rắn
sinh hoạt, nhật ký vận hành, tài liệu có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải
rắn sinh hoạt để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có
yêu cầu;
- Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt
hoặc phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải thực
hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
- Bảo đảm hệ thống, thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt (kể cả sơ chế, tái
chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt, sau đây gọi chung
là xử lý chất thải rắn sinh hoạt) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý
quy định tại điểm c Phụ lục II Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40.
2
1.4. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 11 Điều 3 (sửa đổi, bổ sung
Điều 28 Nghị định số 38) của Nghị định số 40, trong đó: Định kỳ hàng năm báo
cáo UBND Tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn theo quy định, thời điểm báo cáo trước ngày 15 tháng 01
của năm tiếp theo.
2. Về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
2.1. Đối với chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường:
Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 13 Điều 3 (sửa đổi, bổ sung
Điều 30 Nghị định số 38) của Nghị định số 40, trong đó:
- Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu tại Khoản
12 Điều 3 (bổ sung các khoản 3 và 4 Điều 29 Nghị định 38); có thiết bị lưu
chứa, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu
kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại điểm A Phụ lục III Mục III Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định 40.
- Chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho các đối tượng
sau: (1) Chủ cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất
vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của
pháp luật; (2) Chủ cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
phương án đồng xử lý chất thải; (3) Chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông
thường có chức năng phù hợp; (4) Chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp
thông thường đáp ứng quy định tại Khoản 14 Điều 3 (sửa đổi Điều 31a Nghị
định 38) Nghị định 40 và đã có hợp đồng chuyển giao giữa chủ vận chuyển chất
thải rắn công nghiệp thông thường.
- Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho
mỗi lần chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại
Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40.
- Chế độ báo cáo: Lập báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông
thường định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31
tháng 12) theo Mẫu số 03 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định 40 và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của
năm tiếp theo. Trường hợp đồng thời là chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì
tích hợp vào báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ; hoặc báo cáo đột xuất
về tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Đối với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông
thường:
Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 14 Điều 3 (bổ sung Điều
31a Nghị định số 38) của Nghị định 40, trong đó:
- Chỉ được ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp
thông thường với chủ nguồn thải khi đã ký hợp đồng chuyển giao cho một trong
các đối tượng được quy định.
- Chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho các đối tượng
sau: (a) Chủ cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất; sản xuất
vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của
pháp luật; (b) Chủ cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
3
phương án đồng xử lý chất thải; (c) Chủ cơ sở xử lý chất thải có chức năng phù
hợp hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trong trường hợp cơ sở xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thường kết hợp với xử lý chất thải nguy hại).
- Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mỗi
lần chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Phụ
lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40.
- Bảo đảm các phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung
chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường phải
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý tương ứng quy định tại điểm A và
điểm B Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40.
- Lập báo cáo sau:
(1) Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường định kỳ hàng
năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo Mẫu
số 04 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40 và gửi báo
cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của
năm tiếp theo;
(2) Báo cáo đột xuất về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn công
nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
(3) Báo cáo liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường,
chất thải rắn sinh hoạt được tích hợp với nhau theo mẫu quy định trong thời hạn
01 tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo trong trường hợp chủ vận chuyển chất
thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt;
(4) Báo cáo liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường,
chất thải nguy hại được tích hợp với nhau theo mẫu quy định về quản lý chất
thải nguy hại trong trường hợp chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông
thường đồng thời thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.”
2.3. Đối với chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 16 Điều 3 (sửa đổi, bổ sung
Điều 33 Nghị định số 38) của Nghị định 40, trong đó:
- Có phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời
chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản
lý tương ứng quy định tại điểm A và điểm B Phụ lục III Mục III Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định 40.
- Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường (kể cả sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu
hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường, sau đây gọi chung là
xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy
trình quản lý quy định tại điểm C Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định 40.
- Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất
thải nguy hại theo quy định.
- Lập các báo cáo sau:
a) Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường định kỳ hàng
năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo Mẫu
4
số 05 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40 và gửi về cơ
quan xác nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
đặt cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trước ngày 30 tháng 01
của năm tiếp theo; Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt được tích hợp với nhau theo Mẫu
số 05 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40 trong trường
hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý
chất thải rắn sinh hoạt;
c) Báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được tích hợp với nhau theo mẫu quy
định về quản lý chất thải nguy hại trong trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải nguy hại;
d) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mỗi
lần nhận chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại
Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40; lập nhật ký vận
hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất
thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có);
đ) Lưu trữ với thời hạn 05 năm các hợp đồng, nhật ký, hồ sơ, tài liệu có liên
quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường để cung cấp
cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2.4. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Hàng năm thống kê, tổng hợp, cập nhật về tình hình phát sinh, quản lý, xử
lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại địa phương và báo cáo UBND
Tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi; thời hạn của báo
cáo trước ngày 15 tháng 3 của năm tiếp theo.
3. Về quản lý chất thải nguy hại:
3.1. Đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại:
- Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy
định tại Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Kho lưu giữ chất thải nguy hại phải đủ điều kiện lưu giữ theo quy định về
yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối chủ nguồn thải chất thải nguy hại quy
định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT.
- Lập và nộp báo cáo: (a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ
báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định
tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi
trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp quy định tại
Điểm a Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, chủ nguồn thải CTNH chỉ báo cáo một
lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động; (b) Báo cáo
đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2. Đối với chủ xử lý thải chất thải nguy hại:
- Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy
định tại Điều 12 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ
5
về quản lý chất thải và phế liệu; Thực hiện yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý
đối với chủ xử lý chất thải nguy hại quy định tại Điều 9 Thông tư số
36/2015/TT- BTNMT.
- Lập các loại báo cáo: (a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ
báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định
tại Phụ lục 4 (B) ban hành kèm theo Thông tư 36 trong thời hạn 01 (một) tháng
kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo; (b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền; (c) Báo cáo cơ quan cấp phép về các thay đổi đối với
cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự (người đại diện theo pháp luật và các đối tượng
quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định 38) hoặc các chương trình, kế
hoạch trong hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép xử lý CTNH so với khi được cấp
phép.
3.3. Đối với bùn thải của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; các cơ sở quản lý hạ tầng
chung (như Cụm công nghiệp, Khu công nghiệp,….) phát sinh bùn thải từ hệ
thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp phải:
- Thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý bùn thải
(lưu ý phải cập nhật lượng bùn thải phát sinh vào nhật ký vận hành hệ thống xử
lý nước thải); Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ đối với bùn thải để phân
định và quản lý bùn thải có chứa thành phần nguy hại loại một sao để quản lý
theo quy định về quản lý chất thải nguy hại (thực hiện lấy mẫu bùn thải phân
tích theo QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước).
- Định kỳ báo cáo quản lý bùn thải hàng năm về cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã phê duyệt/xác nhận thủ tục môi trường (như báo cáo đánh giá tác động
môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường,...) trước ngày
30 tháng 01 của năm tiếp theo để theo dõi, giám sát.
4. Về quản lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng:
4.1. Đối với tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc
bảo vệ thực vật:
Thực hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển và xử lý
bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số
05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2. Đối với người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ
thực vật sau sử dụng:
- Trách nhiệm người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ
thực vật sau sử dụng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05.
- Hàng năm, tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc
BVTV sau sử dụng trên địa bàn quản lý của doanh nghiệp, báo cáo UBND cấp
huyện.

4.3. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố:

6
- UBND cấp huyện có trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông
tư 05.
- Hàng năm, tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc
BVTV sau sử dụng trên địa bàn quản lý, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường
trước ngày 31 tháng 01 của năm sau.
- Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã), các
đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nghiêm túc thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc
bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo đúng hướng dẫn
của UBND Tỉnh tại Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 (Về nội
dung này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 1032/TNMT-BVMT
ngày 28/02/2019 về việc thực hiện Quyết định 663 gửi Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố thực hiện).
Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các đơn vị thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC


- - Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC
- - Sở Xây dựng (p/h);
- - Sở Nông nghiệp và PTNT (p/h);
- - Ban QL Khu kinh tế (p/h);
- - Đ/c GĐ Sở, các PGĐ Sở (Báo cáo);
- - Các phòng, đơn vị thuộc Sở (p/h); (Đã ký)
- - Văn phòng Sở thực hiện đăng tải lên cổng
thông tin điện tử.
- - Lưu: VT, BVMT.
Phạm Văn Cường

7
8

You might also like