You are on page 1of 7

BÀI TẬP TỰ LUYỆN PHẦN ĐIỆN TỪ

Định luật Cu lông trong chân không


1. Hai quả cầu có điện tích dương lần lượt là q1 = q và q2 = 4q được gắn cố định ở hai
đầu của một thanh có chiều dài l. Một quả cầu nhỏ tích điện có thể trượt tự do trên
thanh. Tìm vị trí cân bằng của quả cầu thứ 3.
2. Ba điện tích điểm cùng dấu và cùng độ lớn q, được đặt tại ba đỉnh của một tam giác
đều. Phải đặt một điện tích thử q0 bằng bao nhiêu, ở vị trí nào để nó cân bằng?
3. Hai điện tích điểm dương, cùng độ lớn q = 4μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng
AB = 12cm trong không khí. Một điện tích q0 = q đặt trên đường trung trực của AB,
cách AB một khoảng x = 8cm. Lực điện tác dụng lên q0 có độ lớn bằng bao nhiêu?
4. Bốn điện tích điểm q = +10µC được đặt tại bốn đỉnh của một hình chữ nhật trong
không khí. Biết chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là L = 60cm, W =
15cm. Tìm lực điện tác dụng lên một điện tích điểm?
5. Bài tập trong SBT: 1.3, 1.7, 1.10, 1.11
Định luật Cu lông trong môi trường
1. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm khi đặt trong dầu hỏa là 3.10-2N. Giữ nguyên
khoảng cách hai điện tích và đặt chúng vào trong nước thì lực tương tác giữa chúng là
bao nhiêu? Biết hằng số điện môi của dầu hỏa và nước lần lượt là 1 = 2,1; 2 = 81.
2. Ban đầu hai điện tích điểm được đặt trong không khí và cách nhau 8cm. Sau đó, hai
điện tích được đặt vào môi trường có hằng số điện môi là  = 2. Để lực tương tác giữa
chúng là không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong không khí) thì khoảng cách giữa
chúng khi đó là bao nhiêu?
3. Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng 36cm trong không khí, lực tác
dụng giữa chúng là F. Nếu đặt chúng trong nước thì lực này yếu đi 81 lần. Vậy cần
dịch chuyển chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng không
thay đổi?
4. Ban đầu hai điện tích điểm được đặt trong không khí và cách nhau một khoảng 12cm.
Đặt hai điện tích đó trong môi trường có hằng số điện môi là  và đưa chúng cách
nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong
không khí). Hằng số điện môi  bằng bao nhiêu?
5. Ban đầu hai điện tích điểm được đặt cách nhau một khoảng r trong môi trường có
hằng số điện môi 1 . Lực tương tác giữa chúng khi đó là F. Sau đó, hai điện tích được
đặt vào môi trường có hằng số điện môi là  2 . Để lực tương tác giữa chúng không đổi
thì khoảng cách giữa chúng trong môi trường điện môi mới là:
6. Hai điện tích điểm được đặt cách nhau một khoảng r trong một môi trường có hằng số
điện môi là  thì lực tương tác giữa chúng khi đó là F.
Để lực tương tác giữa chúng là không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong môi
trường điện môi) thì khoảng cách giữa chúng phải tăng thêm một đoạn là:
7. Hai điện tích điểm được đặt trong nước, cách nhau một khoảng 2cm thì lực tương tác
giữa chúng khi đó là F. Người ta đưa hai điện tích ra ngoài không khí. Để lực tương
tác giữa chúng là không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong nước) thì khoảng cách
giữa chúng trong không khí là bao nhiêu? Biết hằng số điện môi của nước là  = 81.
8. Ba điện tích điểm q1 = -10-7C, q2 = 5.10-7C, q3 = 4.10-7C lần lượt đặt tại ba điểm A, B,
C trong môi trường điện môi có hằng số điện môi  = 2. Biết AB = 6cm, AC = 4cm,
BC = 2cm. Hợp lực tác dụng lên điện tích q3 và điện trường tại đó là bao nhiêu?
Xác định điện trường của một số vật mang điện đều
1. Bài tập trong SBT: 1.9, 1.14, 1.15, 1.16
2. Một thanh mỏng có độ dài l với mật độ điện tích dài λ và điện tích tổng cộng Q, được
đặt trong không khí. Điểm P nằm trên đường kéo dài của thanh và cách đầu gần thanh
nhất một khoảng a.
a. Tìm điện trường tại điểm P?
b. Tại điểm P đặt một điện tích thử q. Tìm lực điện tác dụng lên điện tích q?
3. Một đĩa tròn, bán kính R, đặt trong không khí, được tích điện đều với mật độ điện tích
mặt là . Điểm M nằm trên trục của đĩa, cách tâm đĩa một khoảng z.
a. Cường độ điện trường tại M.
b. Điện thế tại M
4. Dây dài vô hạn tích điện đều với mật độ điện tích dài λ, đặt trong không khí. Cường
độ điện trường cách dây một khoảng r là bao nhiêu?
5. Quả cầu đặc, tích điện đều với tổng điện tích Q và được đặt trong không khí. Xác
định cường độ điện trường tại điểm nằm bên ngoài của cầu, cách tâm cầu một khoảng
r?
6. Một mặt phẳng rộng, đặt trong không khí, được tích điện đều với mật độ điện mặt σ.
Người ta cắt một lỗ tròn nhỏ, bán kính R ở tâm của bản (Hình vẽ). Điện trường tại
điểm P, cách tâm lỗ và dọc theo trục của nó một khoảng z là bao nhiêu?

7. Hai mặt phẳng song song vô hạn, tích điện dương với mật độ điện tích mặt  và được
đặt trong không khí.
a. Điện trường tại các điểm nằm bên phải hai mặt phẳng này là bao nhiêu?
b. Điện trường tại các điểm nằm giữa hai mặt phẳng này là bao nhiêu?
8. Hai mặt phẳng song song vô hạn, tích điện đều, đặt trong môi trường có hằng số điện
môi ℰ. Bản bên trái có mật độ điện tích mặt là  và bản bên phải có mật độ điện mặt
là -.
a. Điện trường tại điểm nằm bên ngoài khoảng không gian giữa hai mặt phẳng này là
bao nhiêu?
b. Điện trường tại điểm nằm giữa hai mặt phẳng này là bao nhiêu?
9. Một vật dẫn hình trụ dài vô hạn với bán kính R, mật độ điện mặt , được đặt trong
không khí. Cường độ điện trường tại điểm A nằm bên ngoài hình trụ, cách trục chính
hình trụ một khoảng rA là:
10. Một vật dẫn hình trụ dài vô hạn, bán kính R, tích điện đều với mật độ điện tích khối
. Cường độ điện trường tại điểm A nằm bên trong hình trụ, cách trục chính hình trụ
một khoảng rA là:
11. Quả cầu đặc, tích điện đều với mật độ điện khối  và được đặt trong không khí. Xác
định cường độ điện trường tại điểm nằm bên trong của cầu, cách tâm cầu một khoảng
r?
Bài tập phần Từ
Tính cảm ứng từ B và cường độ từ trường H của một số dòng điện

1. Các bài tập trong SBT: 4.1, 4.2, 4.3, 4.6, 4.7, 4.8
2. Khung dây hình vuông, cạnh dài l, có dòng điện i chạy qua cuộn dây theo chiều kim
đồng hồ. Xác định phương, chiều và độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm khung dây.
3. Một sợi dây dẫn mỏng, thẳng, nằm ngang, đặt trong không khí, có dòng điện liên tục I
chạy qua (Hình 1). Độ lớn của từ trường tại điểm P cách dây dẫn một khoảng a là bao
nhiêu?

Hình 2

Hình 1
4. Một dây dẫn thẳng, đặt trong không khí, dây có chiều dài L, mang một dòng điện liên
tục I như Hình 2. Độ lớn của từ trường tại điểm P nằm trên đường trung trực và cách
dây dẫn một khoảng x là bao nhiêu?
5. Một sợi dây dẫn mỏng, thẳng, mang một dòng điện liên tục i, đặt trong không khí. Độ
lớn của từ trường tại điểm P cách dây dẫn một khoảng x như Hình 3 là bao nhiêu?
Hình 4

Hình 3
6. Hai dây dẫn dài, đặt trong không khí, cách nhau một khoảng d, mang cùng dòng điện
i nhưng ngược chiều (Hình 4). Từ trường tại điểm P nằm trên đường trung trực của
đoạn thẳng nối i1, i2 và cách đoạn thẳng đó một khoảng r là bao nhiêu?
7. Trên một dây dẫn thẳng dài vô hạn, có chỗ được cuộn
tròn thành vòng dây bán kính R (Hình 5). Biết từ
trường tại tâm O của vòng dây là B. Xác định cường độ
dòng điện chạy trong dây dẫn (dây dẫn đặt trong không
khí)?
8. Vòng dây tròn kín, bán kính R, đăt trong không khí, có
dòng điện không đổi I chạy qua. Xác định từ trường tại
điểm P nằm trên trục vuông góc và đi qua tâm của vòng
dây, cách vòng dây một khoảng x?
Hình 5
9. Vòng dây tròn kín, bán kính R = 20cm có dòng điện
không đổi I = 3A chạy qua. Cảm ứng từ trường tại một điểm trên trục của vòng dây
và cách tâm vòng dây 5cm là bao nhiêu?
10. Hai vòng dây dẫn tròn kín có tâm trùng nhau và được đặt sao cho trục của chúng
vuông góc với nhau. Bán kính mỗi vòng dây lần lượt là R1 = 2cm, R2 = 3cm. Dòng
điện chạy qua chúng có cường độ i1= i2 = 6A. Tính cường độ từ trường tại tâm của
chúng.

Tác dụng của từ trường lên dòng điện


1. Lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện 27A chạy qua có độ lớn 5,4N. Biết
dây dài 1m và được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,4T. Dây hợp với
đường sức từ trường một góc α bằng bao nhiêu?
2. Dây dẫn thẳng dài 1m, có dòng điện I chạy qua, được đặt trong từ trường đều có cảm
ứng từ B = 0,35T. Dây hợp với đường sức từ trường một góc α = 30o. Lực từ tác dụng
lên dây dẫn là 3,5N. Cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?
3. Hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song và cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện
trong hai dây dẫn cùng chiều và có độ lớn i1= 3A, i2= 5A. Lực từ tác dụng lên một
đơn vị độ dài mỗi dây là bao nhiêu?
4. Hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song và cách nhau 8cm trong không khí. Dòng điện
trong hai dây dẫn ngược chiều và có độ lớn i1= 3A, i2= 4A. Lực từ tác dụng lên 30cm
chiều dài mỗi dây là bao nhiêu?
5. Hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song và cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện
trong hai dây dẫn ngược chiều và có độ lớn i1= 2A, i2= 5A. Lực từ tác dụng lên 20cm
chiều dài mỗi dây là bao nhiêu?
6. Hai dây dẫn được đặt song song trong không khí như
=70A
Hình 6. Dây dẫn (a) có dòng điện i1 = 70A chạy qua. a
Dây dẫn (b) có bán kính 2mm, cách dây (a) một
khoảng 5cm và được giữ bằng lực từ. Biết Cu = 5 cm
8,9.103kg/m3. Xác định độ lớn và chiều của dòng
điện i2 qua dây dẫn (b)? b

Hình 6
Lực Lorentz
1. Các bài tập trong SBT: 4.39, 4.41, 4.42, 4.43, 4.44
2. Một electron được gia tốc bởi hiệu điện thế U bay vào một từ trường đều có cảm ứng
từ B=2.10-3T, theo phương vuông góc với các đường sức từ trường. Xác định chu kỳ
quay T của electron trên quỹ đạo.
3. Một electron được gia tốc bởi hiệu điện thế U = 600V bay vào một từ trường đều có
cảm ứng từ B = 0,03T theo phương vuông góc với đường sức từ. Xác định bán kính
quỹ đạo của electron.
4. Một electron chuyển động trong một từ trường đều cảm ứng từ B = 410-3T theo quỹ
đạo hình xoắn ốc. Đường xoắn ốc có đường kính d = 70mm và bước là l = 200mm.
Xác định vận tốc của electron.
5. Một electron chuyển động trong một từ trường đều cảm ứng từ B = 3.10-3T theo quỹ
đạo hình xoắn ốc có bán kính R = 2,5cm và bước là l = 6cm. Xác định vận tốc của
electron.
6. Một electron có năng lượng 2.103eV bay vào một
điện trường đều có cường độ 70000V/m theo
hướng vuông góc với đường sức điện trường
(hình 7). Cần đặt một từ trường có phương, chiều
và cảm ứng từ như thế nào để chuyển động của
electron không bị lệch khỏi phương ban đầu?
Hình 7
Tính từ thông
1. Các bài tập trong SBT: 4.20, 4.22
2. Một thanh kim loại dài 80cm, quay trong từ trường đều B = 0,6T với đường sức từ
song song với trục quay. Trục quay đi qua một đầu của thanh và vuông góc với thanh.
Xác định từ thông quét bởi thanh sau một vòng quay.
3. Thanh kim loại dài 1,2m, quay trong từ trường đều B = 0,06T. Trục quay vuông góc
với thanh, đi qua một đầu của thanh và song song với các đường sức từ. Xác định từ
thông quét bởi thanh sau một vòng quay.
4. Một khung dây phẳng, có diện tích 20cm2, được đặt trong từ trường đều với cảm ứng
từ B = 0,03T. Mặt phẳng khung dây hợp với vectơ ⃗ một góc 30°. Xác định từ thông
qua khung dây.

Hiện tượng cảm ứng điện từ


1. Một khung dây dẫn phẳng, diện tích 25cm2, gồm 5 vòng được đặt trong từ trường đều
có độ lớn 3.10-4T. Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng
từ một góc 30o. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong khoảng thời gian
0.01s. Xác định suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung khung giây trong
khoảng thời gian từ trường biến đổi.
2. Từ thông qua khung dây tiết diện S được cho bởi biểu thức = ( + ). Biết
khung dây có điện trở R. Xác định dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây.
3. Một thanh kim loại dài 1m được đặt trong từ trường đều B = 0,4T, quay với vận tốc
không đổi 5 vòng/giây. Trục quay đi qua một đầu thanh, song song với đường sức từ
trường. Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu của thanh.
4. Một thanh kim loại dài 60cm, một đầu được gắn với trục quay, đầu còn lại tự do. Đặt
thanh trong từ trường B = 0,4T với đường sức từ song song với trục quay. Xác định
hiệu điện thế giữa hai đầu của thanh khi thanh quay quanh trục quay với quay với vận
tốc không đổi ω = 5rad/s?
5. Một thanh kim loại dài 70cm, được đặt trong từ trường đều B, quay với vận tốc không
đổi ω = 10rad/s. Trục quay đi qua một đầu thanh, song song với đường sức từ trường.
Hiệu điện thế giữa hai đầu của thanh khi đó là 0,735V. Xác định độ lớn của vectơ
cảm ứng từ B?
6. Một thanh kim loại dài 90cm, quay trong từ trường đều B = 0,06T với vận tốc 6
vòng/giây. Trục quay vuông góc với thanh, song song với các đường sức từ và cách
một đầu của thanh một đoạn l1 = 20cm. Xác định hiệu điện thế xuất hiện giữa hai đầu
của thanh.
7. Một thanh kim loại dài 1,3m, quay trong từ trường đều B = 0,03T với vận tốc
31,4rad/s. Trục quay vuông góc với thanh, song song với các đường sức từ và cách
một đầu của thanh một đoạn l1 = 0,3m. Xác định hiệu điện thế xuất hiện giữa hai đầu
của thanh.
8. Một thanh dẫn điện dài 25cm tịnh tiến trong từ trường đều với cảm ứng từ B = 0,04T.
Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với vectơ cảm ứng từ và có độ lớn bằng 4m/s.
Xác định suất điện động cảm ứng trong thanh.
5. Thanh kim loại AB trượt không ma sát trên hai
thanh ray cách nhau một khoảng l, theo hướng vectơ
vận tốc ⃗ (Hình 8). Người ta đặt một dòng điện
thẳng dài vô hạn có cường độ dòng điện i, cách
thanh ray thứ nhất một khoảng a. Xác định suất điện
động cảm ứng xuất hiện trong mạch khi cả hệ được Hình 8
đặt trong không khí?

You might also like