You are on page 1of 15

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

- Reading materials: Tạp chí Đảng Cộng sản, Tạp chí Hội đồng lý luận chính trị,…
- Grading: Chuyên cần 10%; Midterm 40%; Final 50%.
 Midterm:
 Thuyết trình: Nộp nội dung 20/5 -> Nhóm phản biện: phản biện cho 2 chủ đề của 2
nhóm khác.
 Tự luận đề mở, 45p.
 Final: Viết giấy, không sử dụng tài liệu, làm bài 60p, 2-3 câu, đề đóng, nằm trong đề
cương chi tiết.
 2 câu trọng tâm (6-7đ).
 1 câu từ phần thuyết trình (3-4đ).
- Vắng 1 buổi không phép -2đ, không trả lời câu hỏi dễ trong giáo trình -1đ.
- Chương 2, 3 trọng tâm, chương 4 tự đọc (cô sẽ giới hạn).
C1. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC – LÊNIN

- Thuật ngữ “kinh tế” có nguồn gốc từ rất sớm, từ cả phương Đông và phương Tây.
 “economy” có nguồn gốc từ chữ “oikonomia” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là hộ gia đình,
quản lý tài chính trong gia đình.
 Theo Aristoles:…
 Trung Quốc cổ đại: “kinh bang tế thế” – trị nước giúp đời -> hoạt động kinh tế là hoạt
động vì xã hội, không chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân.
 Adam Smith khẳng định kinh tế là khoa học, gắn liền với những quy luật về sản xuất,
phân phối và trao đổi. “sự giàu có” chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn
với nguồn lực lượng lao động và tài nguyên sẵn có => lịch sử kinh tế đi sang 1 trang mới.
 Kinh tế là khái niệm chỉ tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người,
các mối quan hệ sản xuất và tái sản xuất.
- Chính trị:
 Ở phương Tây xuất phát từ chữ “Politiká” (polis: thành bang, thành quốc).
 Ở phương Đông mượn từ Hán văn -> làm cho sự việc ngay thẳng, trở về với chính nó
bằng các biện pháp khác nhau. “chính” xuất phát từ học thuyết Chính danh của Khổng
Tử, danh đúng với thực, mỗi thứ đều có chức năng của nó, danh bất chính ngôn bất
thuận. “trị” – trị nước yên dân, bằng biện pháp mềm dẻo, vì trong chữ “trị” có bộ thuỷ.
 Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều
chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của
những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó và cả xã hội.
- Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị:
 Chính trị có thể ảnh hưởng đến việc nghiên cứu kinh tế (lý luận): Thể chế chính trị của
một quốc gia có những cách thức, quan điểm, chính sách phát triển kinh tế khác nhau (tư
bản chủ nghĩa/chủ nghĩa xã hội/…). Sự bình ổn của một quốc gia ảnh hưởng đến việc
nghiên cứu kinh tế (ví dụ ảnh hưởng đến đời sống người dân, và những người dân đó là
input cho việc nghiên cứu,…).
VD: Hàn Quốc kém phát triển và phụ thuộc và nhận viện trợ Mỹ rất nhiều. Quan điểm về mặt
chính trị Hàn Quốc thời đó rất cực đoan trong cách thức thực hiện và trong nghiên cứu kinh tế.
Thời kỳ này đi theo tư bản chủ nghĩa, bất kỳ ai nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội, Mác,… lập tức bị
bỏ tù. Quyền lực về mặt chính trị ảnh hưởng rất lớn đến nghiên cứu chính trị. Mỹ cũng có thời kỳ
làm như vậy nhưng hiệu quả không cao -> Đổi lại, thành lập các trung tâm nghiên cứu để nghiên
cứu, dẹp bỏ, bài trừ CNXH (tìm ra những lỗi sai, chỗ nào phi khoa học, không thực hiện được),
ca ngợi sự tự do của tư bản chủ nghĩa.
VN đang trong giai đoạn chuyển đổi số, hội nhập quốc tế, các nghiên cứu tân thời cũng tập trung
vào việc hội nhập,… -> Vô tình bị ảnh hưởng bởi chính trị.
 Chính trị có thể ảnh hưởng đến sản xuất kinh tế (thực tiễn): Trước khi bình thường hoá
quan hệ với Mỹ trước 1995, VN bị cấm vận, không thể giao thương. Chính sách lao động
của Nhà nước quy định số giờ lao động,… nên doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng về chi
phí,… Câu chuyện chiến tranh của các quốc gia, ví dụ Nga và Ukraine với chiến dịch
quân sự đặc biệt, giá dầu,… bị ảnh hưởng. Thời kỳ quan liêu bao cấp, sản xuất cho ai,
như thế nào đều theo nhà nước chứ không phải thị trường -> kìm hãm nền kinh tế. Đó là
thời kỳ phải có, nhưng sau đó phải có thay đổi.
 Mối quan hệ tương tác.
- KTCT là một môn khoa học kinh tế có mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy luật chi phối sự vận
động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình
độ phát triển nhất định của xã hội.
- Theo quan điểm của Lenin, kinh tế quyết định chính trị.
- Dòng chảy tư tưởng kinh tế từ thời cổ đại đến cuối thế kỉ XVIII:
 Cổ đại – XV (Cổ, trung đại): Một thời gian rất dài nhưng chỉ gom vào 1 giai đoạn vì
trong suốt thời kỳ đó không có học thuyết kinh tế nào có đủ sức ảnh hưởng. Phương thức
sản xuất lạc hậu, chưa phát triển mạnh đến mức độ có lý luận chính trị nào đủ sức chi
phối thời kỳ này. Thời kỳ này họ phát triển kinh tế nhưng bị chi phối quá nhiều bởi chế
độ chính trị đương thời (phong kiến) và giai cấp cầm quyền, đây là thời kỳ của nhà nước
dân chủ chủ nô, phát triển kinh tế quay trở lại phục vụ, củng cố cho giai cấp cầm quyền
(phát triển kinh tế khép kín) -> Nghiên cứu tương tự nhau nhưng phản bác, không có hệ
thống.
 XV – cuối XVII (chủ nghĩa trọng thương Anh, Pháp, Ý): Nền tảng cho sự phát triển
kinh tế tự do. Chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại nhưng chủ nghĩa trọng thương lại phát
triển vào thời kỳ này vì đã có những cuộc phát kiến địa lý đến những vùng đất khác,
những vùng đất mới ra đời, những thị trường mới được tìm thấy. Sự phát triển của khoa
học kỹ thuật (la bàn, đóng tàu, bến cảng được gia cố,…) -> Thương nghiệp phát triển,
chủ nghĩa trọng thương ra đời. Gia tăng dân số nên phát sinh nhiều nhu cầu khác đi kèm.
Nhiều quốc gia độc lập về chính trị, vai trò của thương nhân được đề cao hơn (thời kỳ
trước bị coi thường, gọi là “con buôn”). Yếu tố quyết định là: Ông vua liên minh với giai
cấp tư sản trong việc khẳng định vị thế quốc gia, đổi lại giai cấp tự sản phải được nhận gì
đó thì mới đồng ý hợp tác liên minh. Bản chất thời kỳ phong kiến thế kỉ XV, XVI là
phương thức sản xuất đã đi vào giai đoạn thoái trào. Khác với chế độ phong kiến phương
Đông thì chế độ phong kiến phương Tây, ngoài ông vua mang quyền lực cao nhất thì
dưới ông vua còn có các lãnh chúa phong kiến, sau quá trình phát triển thì có được sự độc
lập nhất định -> Sự suy thoái về nhà nước, rời rạc trong nhà nước, kinh tế, tài chính yếu.
Tại thời điểm này thương nhân có tiền nhưng không có quyền, nên được ông vua tạo điều
kiện cho các chính sách, cung cấp con đường phát triển, đổi lại họ cung cấp cho nhà nước
về tài chính để củng cố vị thế của vua và vị thế quốc gia.
 Thương nghiệp và các học thuyết về thương nghiệp được tạo điều kiện phát triển.
 Giữa XVII – nửa đầu XVIII (chủ nghĩa trọng nông Pháp): Sau 1 thời kỳ dài Pháp
theo chủ nghĩa trọng thương, dù có những thành tựu nhất định nhưng bị rơi vào khủng
hoảng vì tập trung triệt để vào phát triển ngoại thương, mất an ninh lương thực, khủng
hoảng giai cấp. Khi rơi vào kiệt quệ, các nhà kinh tế đề ra học thuyết chủ nghĩa trọng
nông, cho rằng chỉ có phát triển nông nghiệp mới phát triển kinh tế.
 Giữa XVIII – đầu XIX (KTCT tư sản cổ điển Anh): Anh – quê hương của cách mạng
công nghiệp. Sau khi chủ nghĩa trọng thương suy yếu, KTCT tư sản cổ điển phát triển
nhờ sự ra đời của nhà nước tư bản, sự ra đời của các phát minh phục vụ cho phát triển
công nghiệp. Đặc điểm kinh tế thời kỳ này là sử dụng máy móc nhiều hơn để tăng năng
suất, sản lượng phục vụ nhu cầu của xã hội. Thời kỳ này có những kế thừa nhất định từ
chủ nghĩa trọng thương. Phát minh KHKT + kế thừa từ chủ nghĩa trọng thương -> sự tích
luỹ nhất định về của cải. Nhà máy mọc lên, trao đổi không còn mang đến sự giàu có nữa
mà đến từ các nhà máy, từ việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội -> người ta nghiên cứu
về nền sản xuất công nghiệp, nghiên cứu quá trình sản xuất, sự giàu có của xã hội đến từ
sản xuất công nghiệp. Giá trị lao động chính là thứ mang lại giá trị cho xã hội.
 Sau XVIII đến nay (chủ nghĩa Mác – Lênin, lý thuyết kinh tế của các nhà kinh tế
học hiện đại…):
 Nghiên cứu tìm ra các quy luật phù hợp với nhiều thời kỳ dựa vào KTCT tư
sản Anh (lý thuyết Mác – Lênin).
 Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của các doanh nghiệp.
- KTCT Mác – Lênin là 1 trong những dòng lý thuyết KTCT nằm trong dòng chảy phát triển tư
tưởng kinh tế của nhân loại, được hình thành và đặt nền móng bởi C. Mác và Ph. Ăngghen, dựa
trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học của KTCT của nhân loại trước đó, trực tiếp
là những giá trị khoa học của KTCT tư sản cổ điển Anh, được V. I . Lênin kế thừa và phát triển.
C2. HÀNG HOÁ, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

1. Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hoá và hàng hoá:


1.1. Sản xuất hàng hoá:
- Sản xuất tự cung tự cấp/tự sản tự tiêu.
- So sánh sx tự cấp tự túc và SXHH: (đọc sách)
- Điều kiện ra đời, tồn tại của SXHH:
 Phân công lao động xã hội: Là sự phân chia lao động thành các ngành nghề -> chuyên
môn hoá sản xuất, mỗi người làm những ngành nghề nhất định, sản xuất ra những hàng
hoá nhất định. Ngành này có tác động, tương trợ đối với ngành khác, không tách biệt
nhau. Nếu không chia lao động thì không hiệu quả về sản lượng và thời gian. Nếu chia thì
cần chia giai đoạn cho mỗi người, để tối ưu hoá, tăng năng suất lao động và sản lượng, có
nhu cầu trao đổi hàng hoá (vì số lượng sản phẩm tăng). Trình độ lao động càng hoàn
thiện -> Tư liệu, công cụ lao động phát triển -> Sản phẩm có chất lượng cao hơn.
 Tác động đến xã hội: Cơ sở của trao đổi hàng hoá, chuyên môn hoá làm tăng năng suất
lao động và sản lượng, phát triển bền vững vì con người được phát triển chuyên môn, am
hiểu kỹ hơn về lĩnh vực nhất định, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: Đây là điều kiện đủ.
Chế độ tư hữu về tư liệu sx, hay tính chất tư nhân của quá trình lao động. Sản phẩm do
mình làm ra thì mình phải có quyền sở hữu để có thể mang đi bán.
- Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá:
 SXHH thúc đẩy LLSX phát triển.
 SXHH chịu sự tác động của những quy luật khách quan vốn có trên thị trường như quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
 SXHH gắn với tính chất “mở”: Không khép kín, trao đổi giữa các vùng, các quốc gia (đi
kèm với khía cạnh văn hoá, giá trị văn hoá được lan toả thông qua yếu tố trao đổi kinh
tế), sự sáng tạo trong phương thức sản xuất.
1.2. Hàng hoá:
- Khái niệm: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn, những nhu cầu nhất định nào
đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Phân loại:
 Hữu hình.
 Vô hình.
- 2 thuộc tính (những tính chất mà quy định nó là hàng hoá):
 Giá trị sử dụng: Công dụng, tính hữu ích của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người.
VD: Gạo -> Nuôi sống con người.
Quần áo -> Thẩm mĩ.
Sách báo -> Tinh thần (giải trí, tìm kiếm thông tin).
Máy móc -> Nhu cầu sx của xh.
Dịch vụ y tế -> Sức khoẻ.
Dịch vụ giáo dục -> Nâng cao dân trí.
 Nhu cầu tiêu dùng sx.
 Nhu cầu tiêu dùng cá nhân:
o Vật chất.
o Tinh thần văn hoá.
 Đặc trưng:
 GTSD là 1 phạm trù vĩnh viễn do các thuộc tính tự nhiên của hàng hoá quy
định (phạm trù: tên gọi các sự vật, sự việc có chung đặc tính nào đó): Tồn tại
mãi với thời gian
 GTSD chỉ thể hiện khi tiêu dùng: Nếu chỉ để yên đó thì không có tác dụng gì,
qua một thời gian bị hao mòn, rỉ sét,… Khi dùng mới biết công dụng của nó
đến đâu, thoả mãn nhu cầu của mình đến đâu.
 KHKT càng phát triển thì con người càng tìm ra nhiều GTSD của cùng 1 vật
(VD: điện thoại).
o KHKT tìm ra những công dụng mới của 1 vật mà trước nay chưa có
(VD: sữa, tơ nhện,…).
o KHKT giúp tích hợp, phát triển những công dụng có sẵn.
 GTSD cho xã hội: HH làm ra để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên
mang lại giá trị cho xã hội.
 Giá trị hàng hoá:

* C. Mác nghiên cứu phương trình trao đổi: 1m vải = 10kg táo:

❓Vì sao vải và táo có thể trao đổi được cho nhau? Vì sao với tỉ lệ như vậy? -> Phải có lao động thì mới

trao đổi được. Trong KTCT dùng phương pháp trừu tượng hoá, nghiên cứu mọi vật ở bản chất của nó. 2
factor ảnh hưởng: hao phí lao động và nhu cầu. Mọi thứ xuất phát từ nhu cầu vì ngày xưa không có quá
nhiều sản phẩm để trao đổi, tỉ lệ trao đổi là ngẫu nhiên trong nền kinh tế giản đơn. GTSD không phải là
cơ sở của trao đổi vì không ai trao đổi hàng hoá có cùng công dụng. Có tỉ lệ như vậy vì trao đổi dựa trên
thời gian lao động để tạo ra HH đó (hao phí lao động). GTHH là bên trong sự vật, GTTĐ là thứ biểu hiện
ra bên ngoài.

- GTTĐ là quan hệ tỉ lệ về số lượng giữa 1 GTSD này trao đổi với 1 GTSD khác.
- GTHH là lao động xh của người SXHH kết tinh trong HH -> Lao động xh vì thời gian lao động
cá biệt của từng người không đo lường được giá trị mà phải là giá trị trung bình vì xh sẽ chấp
nhận chi trả cho nó.
 Đặc trưng:
 Là phạm trù lịch sử: Vì có giai đoạn nó tồn tại, có giai đoạn mất đi. Lí do là
vì có những thời kì vật đó được coi là HH thì mới có GTHH -> Thời kỳ tự
cung tự cấp không có sự trao đổi nên không ước lượng hao phí lao động, nên
không tính đến GTHH.
 GTHH biểu hiện quan hệ sx xã hội, tức là những quan hệ kinh tế giữa những
người SXHH.

❓ Vì sao GTHH làm thay đổi quan hệ sx xã hội và ngược lại? -> LÀM BÀI TẬP VẬN DỤNG.

QHSX: Sở hữu tư liệu sản xuất

Tổ chức quản lý

Phân phối sản phẩm

 SHTLSX có quyết định không tốt -> ảnh hưởng tới tổ chức quản lý -> ảnh hưởng tới phân phối
sản phẩm. Bên cạnh đó theo chiều ngang, tiêu dùng – sx, tiêu dùng – tiêu dùng, sx – sx
- Mqh giữa 2 thuộc tính của hàng hoá:
 HH phải có 2 thuộc tính là GTSD và GTHH song song tồn tại với nhau, không tách rời
nhau (VD: nước suối tắm có GTSD nhưng không có GTHH vì đó là sản phẩm của tự
nhiên, không do con người sx; đồ hết hạn không có GTSD nữa nhưng lại có GTHH).
 2 thuộc tính của HH là sự thống nhất trong mâu thuẫn:
 Mâu thuẫn: Người sx tạo ra GTSD nhưng mục đích sx lại là GT. Ngược lại
người tiêu dùng, người mua lại cần GTSD nhưng lại phải trả GT -> Mục đích
của người bán là phương tiện của người mua.
 Mâu thuẫn về thời gian: GTHH được thực hiện trước, GTSD của hàng hoá
được sử dụng sau (mua rồi mới sd được).
❓ Tại sao nói mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính của hàng hoá lại tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng sx thừa? -

> BTVN.

(liên hệ một số biện pháp mitigate khủng hoảng sx thừa)

- Tính hai mặt của LĐSXHH:


 Lao động cụ thể:
 Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương
pháp, phương tiện và kết quả riêng.
VD:

Thợ may Bán chuối chiên Shipper


Mục tiêu Cho ra những bộ quần áo Chuối chiên Vận chuyển hàng hoá
Đối tượng Vải Chuối, bột, dầu,… Hàng hoá được gửi
Phương tiện Máy may,… Chảo, bếp Xe
Phương pháp Thao tác cắt may Thao tác ép chuối, chiên Thao tác nghiệp vụ
chuối
Kết quả Những bộ quần áo hoàn Chuối chiên Hàng hoá được giao
chỉnh (trên mục tiêu cũng
là những bộ quần áo
nhưng chỉ nằm trong đầu)
 Đặc trưng của lao động cụ thể:
o Là 1 phạm trù vĩnh viễn.
o Tạo ra GTSD của HH.
o Ngày càng phong phú, đa dạng – tạo ra nhiều GTSD khác nhau: Bản thân
mỗi nghề ngày càng phát triển, càng ngày sẽ xuất hiện nhiều nghề hơn. VD
ban đầu chỉ có may quần áo, nhưng sau này có thể có thêm thợ in, thợ thêu
(thêu tay phát triển thành thêu máy). Hoặc VD vì technology mà sau này vận
chuyển hàng hoá không cần shipper nữa mà chuyển sang drone thì cũng cần
lực lượng người điều khiển drone.
o Tạo thành hệ thống phân công LĐXH: Sự phân công chặt chẽ giữa các khâu,
các quá trình (theo chiều dọc), hoặc sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành (theo
chiều ngang) -> 1 hệ thống.
o Là nguồn gốc của của cải vật chất: Khi nào còn có nhu cầu thì LĐCT vẫn
còn là 1 mặt quan trọng.
 Tính chất tư nhân, phù hợp với nhu cầu khách hàng.
 Lao động trừu tượng (mặt không nhìn thấy được):
 Là lao động của người SXHH, nếu coi đó là sự hao phí sức óc, sức thần kinh, và
sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó
như thế nào -> Trong quá trình lao động đó, con người hao phí cái gì, hao phí đó
kết tinh thành sản phẩm cụ thể nào (VD bài giảng của cô làm ra như thế nào).
Không có nghề nào cao quý hay thấp hèn, tất cả sức lao động đều tạo ra giá trị
cho xã hội.
 Đặc trưng:
o Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá: Trong quá trình lao động bỏ
ra hao phí lao động, cái này cân đo đong đếm cho hàng hoá. Vế đầu là
nguyên nhân, về sau là kết quả.
o Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử.
o Lao động trừu tượng là lao động đồng chất: Giống nhau về chất, đều là hao
phí sức lao động con người.
 Tính chất xã hội.
 Lao động của người SXHH luôn mang tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu
tượng. Hai mặt này luôn đi song song trong quá trình…
- Lượng giá trị của hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá:
 Lượng giá trị hàng hoá:
 GTHH:
o Chất: LĐ trừu tượng kết tinh trong hàng hoá.
o Lượng: Nhiều hay ít là do đối tượng…
 Lượng giá trị: Là số lượng LĐXH của người SXHH kết tinh trong hàng hoá ->
Số lượng này được tính bằng đơn vị đo thời gian, được đo theo tiêu chuẩn chung
của xh -> Gọi là thời gian LĐXH cần thiết -> Thời gian của người SXHH nào
nếu tính trong điều kiện trung bình của xh: Tay nghề tb, trình độ áp dụng kỹ thuật
máy móc tb, cường độ lao động tb, và cũng ứng với thời gian của người SXHH
nào cung cấp đại bộ phận một loại sản phẩm trên thị trường quyết định.
 Muốn đo lường GTHH ta đo lường bằng thời gian LĐXH cần thiết.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng GTHH:
 Năng suất lao động: Là năng lực sx của 1 người, của 1 nền kinh tế.
W = Q/t
(W đại diện cho GTHH, chỉ có trong công thức này mới là năng suất lao động, do cô
không muốn thay đổi khác với quy ước quốc tế)
W: năng suất lao động
Q: số lượng spham sx ra
t: thời gian/lượng thời gian cần thiết tiêu hao trên 1 đơn vị spham
VD: May quần áo -> 1h – 1 sp

Sau này: 1h – 2 sp (nhờ có máy móc hỗ trợ, technological advance từ cấp trên,
…)

 GTHH bị giảm vì hao phí trên từng spham giảm xuống 1 nửa.
 Tăng năng suất lao động thì giảm GTHH, giảm hao phí -> Người sx có lợi ở chỗ khi
lượng GTHH giảm mà người khác vẫn vậy (mình làm trong 0.5h, họ làm 1h, nhưng mình
vẫn bán được với giá ở mức 1h).
 Tăng năng suất lao động là xu thế nhưng khó.

 Cường độ lao động: Là đại lượng chỉ mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng
thẳng của lao động.
VD: Thợ mộc -> 1h – 1 sp
Sau này: 1h – 2 sp (vì cấp trên yêu cầu, không có sự giúp đỡ của máy
móc)
 GTHH trên từng sản phẩm là không đổi vì vẫn phải làm tất cả các công đoạn trên từng
sản phẩm. Nhưng hao phí lao động bỏ ra gấp đôi, quá trình lao động diễn ra nhanh hơn
(để đáp ứng nhu cầu) -> GTHH không đổi nhưng người sx vẫn có lợi vì giao nhiều chỉ
tiêu hơn, tạo ra nhiều spham hơn, tận dụng được sức lao động, có thể mở rộng thị trường
vì bán được nhiều hơn.
 GTHH trên từng spham không tăng nhưng tổng lượng giá trị vẫn sẽ tăng (vì bán nhiều
hơn).
 Đối với người sx, tăng cường độ lao động dễ hơn tăng năng suất lao động. Người lao
động không có nhiều lựa chọn nên người sx tận dụng được sức lao động này.
 Mức độ phức tạp của lao động: (tự đọc)
o Lao động giản đơn.
o Lao động phức tạp.
 Cấu thành lượng giá trị hàng hoá:
Chi phí LĐSXHH = Cp. lao động quá khứ + Cp. lao động sống
Lượng GTHH + GT cũ tái hiện (c) + GT mới được tạo ra (v + m)
W=c +v+m
VD: Để có máy may sử dụng thì anh cơ khí đã phải bỏ ra hao phí lđ tạo nên trong quá
khứ -> Tương tự với các input khác -> Hao phí lđ quá khứ cho những LĐSX trong quá khứ ->
Tiến hành lđ tạo ra cái váy (hiện tại) -> Hao phí lđ sống cho những LDDSX ở hiện tại.

Là phép cộng vì có liên hệ tương trợ lẫn nhau (nhờ những người lđ trong quá khứ tạo ra các sản phẩm
máy may, vải, chỉ,… -> quá trình lđ bây giờ tạo ra váy).

1.3. Tiền tệ:


- H – H -> Chưa có nhiều nhu cầu và sức sx có hạn -> H không phong phú lắm.
- H – H -> Hàng đa dạng, phong phú hơn.
- H – Vàng.
- H – Tiền.
 Lịch sử trao đổi hàng hoá thực chất là lịch sử trao đổi GT -> Trao đổi với các hình thái từ
thấp tới cao (Vì hồi trước sức sx còn hạn chế).
- Hình thái GT giản đơn hay ngẫu nhiên (đt):
 Thích thì trao đổi hay không thì thôi -> Tỷ lệ trao đổi không cố định.
 Tuy nhiên các cuộc phân công lđ xảy ra -> Của cải nhiều hơn, chủng loại nhiều hơn, các
bộ lạc di cư mang các hàng hoá đi khắp nơi -> Xã hội đa dạng HH hơn -> Lựa chọn đa
dạng hơn.
VD: 1m vải (1) = 10kg thóc/1 tấm da thú… (2)
(1) Hình thái GT tương đối -> GT được đo 1 cách tương đối thông qua GTSD của các
HH khác.
(2) Vật ngang giá -> Đo lường cho vải -> Công dụng được đo lường
 Hạn chế của hình thái GT giản đơn:
 Tỷ lệ trao đổi tương đối, chưa cố định -> Chưa được trao đổi cân bằng.
 Khó gặp nhau về mặt nhu cầu (muốn vải đổi cà phê nhưng người ta không muốn
đổi cà phê của họ với vải) -> Phải tìm được người có cùng nhu cầu -> Khó khăn.
 Không có tỉ lệ nào là chung cho toàn xh.
 Phải tự nhớ các tỉ lệ trao đổi hàng hoá.
 Người ta suy nghĩ đến hình thái chung của GT (đt)
 Lựa chọn HH đặc biệt ở nơi ở của người ta -> Lựa chọn vật ngang giá khác nhau
-> Làm vật trung gian chung trong trao đổi HH.
VD: 1 tấm da thú/5 cân táo = 2kg thóc -> 2 kg thóc là vật trung gian, vật ngang
giá chung.
 Hạn chế của hình thái chung của GT:
 Không đồng nhất.
 Về chủng loại HH được lựa chọn.
 Về mặt xh -> Không công bằng.
 Chất lượng của vật ngang giá chung không đảm bảo -> Có thể hư hại hoặc mỗi
vùng sx một khác.
 Cồng kềnh.
 Tất cả xuất phát từ hình thái trao đổi H – H.
 Sau đó người ta lựa chọn kim cương làm hình thái tiền tệ trao đổi HH -> Vàng -> Vàng
từng có giai đoạn là tiền tệ quốc tế.
 Hạn chế của vàng:
 Với những giao dịch lớn thì mang theo vàng khó khăn, nguy hiểm, cồng kềnh.
 Trữ lượng hiếm, mỏ vàng trên thế giới là có hạn, khai thác vàng khó khăn (năng
suất lao động trong việc khai thác vàng không theo kịp năng suất lao động trong
việc SXHH -> Không đảm bảo lưu thông)
 Khó chia nhỏ, vì một miếng vàng nhỏ đã có giá trị rất lớn, nếu mua hàng có giá
trị quá nhỏ thì chi trả khó khăn.
 Suy nghĩ đến hình thái đại diện cho vàng -> Tiền xu và tiền giấy -> Việc in tiền chỉ do
ngân hàng trung ương do Nhà nước quy định -> Tờ tiền chỉ có GT đại diện cho hao phí
mà nó trao đổi được, chứ hao phí làm ra tờ tiền 2.000VND với 500.000VND là như nhau
-> Tin vào GT của tờ tiền vì sự tín nhiệm của người dân với Nhà nước -> Tiền là 1 loại
HH đặc biệt vì nó xuất hiện từ những HH thông thường nhưng lại được tách ra để đo
lường GT của những HH khác.
- Các chức năng của tiền tệ:
 Thước đo giá trị:
 Giá cả HH là biểu hiện bằng tiền của GT.
 Giá cả HH có thể thay đổi dựa vào các yếu tố bên ngoài.
 Là chức năng duy nhất không cần dùng tiền mặt.
 Phương tiện lưu thông:
 H – T – H: Tiền đóng vai trò là trung gian.
 Có mang lại những rắc rối -> khủng hoảng (đọc trong giáo trình).
 Phương tiện thanh toán:
 Tiền dùng để chi trả cho những giao dịch đã xảy ra mà chưa trả tiền, giao dịch
bằng uy tín.
 Biểu hiện: nộp thuế, trả nợ, thanh toán trả chậm, mua bán chịu,…
 Là chức năng phái sinh của thước đo giá trị -> Kích thích tiêu dùng.
 Càng ngày càng có ý nghĩa trong các giao dịch xuyên quốc gia.
 Phương tiện tích luỹ hay cất trữ:
 Tiền rút ra khỏi lưu thông, đem đi cất trữ (tiền nhàn rỗi).
 Cất trữ tiền vàng hoặc tiền giấy vì có tính thanh khoản cao (cất trừ tiền vàng
không bị hao hụt theo thời gian).
 Tiền tệ thế giới:
 Thanh toán giao dịch quốc tế.
 Dựa vào bảng quy đổi, gọi là tỷ giá hối đoái để điều chỉnh cán cân tiền tệ.

❓ Phân tích các chức năng của tiền tệ sẽ diễn ra như thế nào => BTVN.
 Thước đo giá trị và phương tiện thanh toán.
1.4. Dịch vụ và một số hàng hoá đặc biệt:

You might also like