You are on page 1of 90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


----------o0o----------

BÀI BÁO CÁO GIỮA KỲ


MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TÌM HIỂU VỀ CÁC LÀNG NGHỀ THỦ
CÔNG LÂU ĐỜI VÀ QUẢNG BÁ TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Nhóm sinh viên thực hiện : 4

Lớp : K61CLC1

Mã lớp : ML523

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế

Người hướng dẫn : ThS. Lý Ngọc Yến Nhi

Nhóm trưởng : Cao Minh Anh


MSSV: 2215255072
Số điện thoại: 090 208 6875
Email: k61.2215255072@ftu.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2022


2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Họ và Xếp Phát Vắng/Đi Ghi


STT MSSV Nhiệm vụ Chữ ký
tên loại biểu trễ chú
- Soạn báo cáo dự án:
5.3.2
- Đóng góp ý tưởng
chủ chốt cho dự án
Nguyễn
221125500 Thảo - Hỗ trợ phỏng vấn
1 Tốt 1 0
3 Ngân buổi ghi hình 2
Giang - Đóng góp nội dung
cho các bài viết trên
Trang
- Phỏng vấn người dân
- Soạn báo cáo dự án:
1.2.1, 5.2.3.2, 5.2.4.2
- Phụ trách quay video
Nguyễn
221125500 Minh buổi ghi hình 2
2 Tốt 1 0
4 Đông - Đóng góp nội dung
Nghi cho các bài viết trên
Trang
- Phỏng vấn người dân
- Soạn báo cáo dự án:
1.2.1, 5.2.5, 5.2.6,
221225502 Ngô - Đóng góp nội dung
3 Khánh Tốt 1 0
1 cho tạp chí
Linh
- Hỗ trợ 2 buổi ghi
hình
4 221225502 Đoàn - Soạn báo cáo dự án: Tốt 14 0
4 Tuấn 1.2.3.3, 1.2.3.5, 5.2.1,
Minh
5.2.2, 5.2.3.1, 5.2.4.1
3

- Khảo sát giá, mua


thiết bị kỹ thuật
- Hỗ trợ 2 buổi ghi
hình
- Đóng góp nội dung
cho powerpoint.
- Soạn báo cáo dự án:
1.2.3.1, 1.2.3.2,
1.2.3.5
- Tạo Trang truyền
thông cho dự án, thiết
Trưởng
221225503 Nguyễn kế avatar và ảnh bìa Xuất
5 Trần 1 0 ban Kỹ
3 Trang. sắc
Liên Nhi thuật
- Tổng hợp báo cáo.
- Phụ trách quay video
buổi ghi hình 1
- Thiết kế video recap
- Phỏng vấn người dân
6 221225503 Ngô Lê - Soạn báo cáo dự án: Tốt 1 0 Trưởng
6 Hạo 2.1, 2.2, 3, 5.1.3 ban
Nhiên
- Phụ trách chuẩn bị Nội
máy ảnh, chụp ảnh dung -
trong 2 buổi ghi hình Truyền
- Hỗ trợ thiết kế Trang thông
- Viết nội dung cho
bài viết 1,2
- Liên lạc với các đối
tượng xin sự cho phép
quay chụp phỏng vấn
- Thiết kế và đóng góp
4

nội dung cho tạp chí


- Soạn báo cáo dự án:
1.2.2.2, 5.3.1
221325506 Hồ Xuân - Đóng góp nội dung
7 Tốt 1 0
1 Nguyên cho tạp chí
- Hỗ trợ 2 buổi ghi
hình
- Soạn báo cáo dự án:
1.1.1,2.1.5, 5.1.1
- Đưa ra ý tưởng tên
nhóm
- Cung cấp bảng dự Trưởng
trù kinh phí mẫu ban Tài
221325506 Nguyễn
8 Đỗ Nhất - Mua thẻ nhớ máy Tốt 5 0 chính -
8
Thương ảnh cho nhóm Hậu
- Thuyết trình cần
- Đóng góp nội dung
cho các bài viết trên
Trang
- Phỏng vấn người dân
- Phụ trách phỏng vấn
2 buổi ghi hình
Trưởng
- Liên lạc với các đối
221425507 Nguyễn ban
9 Hoàng tượng xin sự cho phép Tốt 1 0
1 Đối
Nhật Vy quay chụp phỏng vấn
ngoại
- Soạn báo cáo dự án:
5.1.2
10 221525507 Cao - Quản lý chi tiêu. Tốt 1 0 Nhóm
2 Minh - Sắp xếp thời gian, trưởng
Anh
địa điểm họp, buổi ghi
5

hình và viết biên bản


họp
- Phân công nhiệm vụ
cho các thành viên,
theo dõi và đốc thúc
tiến độ công việc
- Quản lý sheet
working space để lưu
tài liệu, thông tin và
cập nhật công việc
- Hỗ trợ 2 buổi ghi
hình
- Phụ trách chạy
quảng cáo Trang
- Soạn báo cáo dự án:
phần 4, 6
- Làm powerpoint
thuyết trình
- Thuyết trình

Nhóm trưởng xác nhận Khối trưởng xác nhận

LỜI CẢM ƠN

Nhằm hoàn thành tổ chức và báo cáo kế hoạch phục vụ cho quá trình tiếp thu kiến thức
môn Triết học Mác - Lênin, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS.
6

Lý Ngọc Yến Nhi, giảng viên bộ môn Triết học Mác - Lênin Trường Đại học Ngoại
thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, đã tận tình chỉ bảo chúng em xuyên suốt quá trình
thực hiện dự án Hoa Lộ.

Ngoài ra, nhóm 4 còn mong muốn tri ân các địa điểm truyền thống văn hoá nghệ thuật đã
dành thời gian quý báu giúp chúng em tổ chức ghi hình, chụp ảnh lấy tư liệu, đồng thời
đưa ra những thông tin đầy chân thật, bổ ích để bổ sung vào báo cáo của nhóm.

Trên nền tảng mạng xã hội, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người theo dõi
Hoa Lộ ngay từ những ngày đầu thành lập trang và sự nhiệt tình của họ trong việc tương
tác đầy sôi nổi.

Bên cạnh đó, để dự án này thành công tốt đẹp, nhận được đánh giá và nhận xét tích cực,
nhóm không thể không cảm ơn các bạn sinh viên đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong
suốt khoảng thời gian xây dựng thực hiện kế hoạch.

Cuối cùng, nhóm 4 xin phép thu nhận toàn bộ nhận xét, đánh giá để ngày một phát triển
dự án trở nên tốt đẹp hơn, cũng như khiến công tác thực hiện kế hoạch được hoàn thiện
hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Tập thể nhóm Triết học 04 - Khóa/Lớp K61CLC1


7

MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.......................3
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................7
1. THÔNG TIN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN....................................................12
1.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch.....................................................................................12
1.1.1. Cơ sở lý thuyết..............................................................................................12
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
....................................................................................................................................
14
1.1.2.1. Thực trạng các làng nghề ở Việt Nam..................................................14
1.1.2.2. Các biện pháp để vượt qua những chướng ngại khi bảo tồn hệ thống
làng nghề truyền thống......................................................................................15
1.1.3. Cơ sở lý luận.................................................................................................18
1.2. 5W1H2C5M..........................................................................................................19
1.2.1. 5W1H...........................................................................................................19
1.2.2. 2C.................................................................................................................25
1.2.2.1. Control.................................................................................................25
1.2.2.2. Check...................................................................................................26
1.2.3. 5M................................................................................................................26
1.2.3.1. Man (Nguồn nhân lực).........................................................................26
1.2.3.2. Money (Kinh phí triển khai)................................................................28
1.2.3.3. Material (Nguyên vật liệu)...................................................................29
1.2.3.4. Machine (Công nghệ)..........................................................................30
1.2.3.5. Method (Phương pháp làm việc).........................................................30
2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN...........................................................................................34
2.1. Cơ sở xác định mục tiêu: Mô hình S.M.A.R.T GOAL......................................34
2.1.1. Specific (Tính cụ thể)...................................................................................34
2.1.2. Measurable (Có thể đo lường được).............................................................34
2.1.3. Attainable (Tính khả thi)..............................................................................36
8

2.1.4. Realistic (Tính thực tế).................................................................................36


2.1.5. Time-bound (Thiết lập thời gian).................................................................37
a) Các mốc thời gian đăng sản phẩm truyền thông.....................................37
b) Các mốc thời gian cho buổi ghi hình......................................................38
2.2. Mục tiêu thực hiện kế hoạch...............................................................................38
2.2.1. Mục tiêu chung (Why).................................................................................38
2.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................39
3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN..........................................................................40
3.1. Kiểm tra khả năng dự án.....................................................................................40
3.2. Quá trình thực hiện..............................................................................................43
3.2.1. Quá trình lên kế hoạch tổng quát cho dự án.................................................43
3.2.2. Quá trình truyền thông trên Facebook..........................................................44
3.2.3. Quá trình quay video và chụp ảnh thực tế....................................................44
3.2.4. Quá trình chỉnh sửa video trải nghiệm.........................................................45
3.2.5. Quá trình biên tập tạp chí.............................................................................45
4. KẾT QUẢ KẾ HOẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ..................................................................46
4.1. Kết quả tổng kết...................................................................................................46
4.1.1. Quảng bá truyền thông.................................................................................46
4.1.2. Chi tiêu.........................................................................................................54
4.1.3. Kết luận........................................................................................................54
4.2. Đánh giá................................................................................................................54
4.2.1. Ưu điểm........................................................................................................54
4.2.2. Khuyết điểm và giải pháp khắc phục...........................................................55
4.2.2.1. Khuyết điểm.........................................................................................55
4.2.2.2. Giải pháp khắc phục............................................................................55
4.3. Kinh nghiệm........................................................................................................55
5. LIÊN HỆ VỚI KIẾN THỨC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN....................................56
5.1. Vận dụng 3 quan điểm.........................................................................................56
5.1.1. Quan điểm toàn diện.....................................................................................56
5.1.1.1. Lý thuyết..............................................................................................56
9

5.1.1.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................56


5.1.2. Quan điểm phát triển....................................................................................58
5.1.2.1. Lý thuyết..............................................................................................58
5.1.2.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................58
5.1.3. Quan điểm lịch sử - cụ thể............................................................................60
5.1.3.1. Lý thuyết..............................................................................................60
5.1.3.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................61
5.2. Vận dụng 6 cặp phạm trù....................................................................................63
5.2.1. Tất nhiên và ngẫu nhiên...............................................................................63
5.2.1.1. Lý thuyết..............................................................................................63
5.2.1.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................64
5.2.2. Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất................................................................65
5.2.2.1. Lý thuyết..............................................................................................65
5.2.2.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................66
5.2.3. Nguyên nhân và kết quả...............................................................................66
5.2.3.1. Lý thuyết..............................................................................................66
5.2.3.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................68
5.2.4. Nội dung và hình thức..................................................................................69
5.2.4.1. Lý thuyết..............................................................................................69
5.2.4.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................70
5.2.5. Khả năng và hiện thực..................................................................................71
5.2.5.1. Lý thuyết..............................................................................................71
5.2.5.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................72
5.2.6. Bản chất và hiện tượng.................................................................................74
5.2.6.1. Lý thuyết..............................................................................................74
5.2.6.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................76
5.3. Vận dụng quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.................................79
5.3.1. Quy luật lượng - chất....................................................................................79
5.3.1.1. Lý thuyết..............................................................................................79
5.3.1.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................80
10

5.3.2. Quy luật phủ định của phủ định...................................................................82


5.3.2.1. Lý thuyết..............................................................................................82
5.3.2.2. Vận dụng vào dự án.............................................................................83
6. CẢM NHẬN VÀ BÀI HỌC SAU KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN................................85
6.1. Bài học từ thực tế khách quan............................................................................85
6.2. Bài học về phát huy tính năng động chủ quan..................................................86
6.2.1. Phát huy tính năng động chủ quan..........................................................86
6.2.2. Chưa phát huy tính năng động chủ quan................................................87
6.3. Cảm nhận sau khi hoàn thành dự án.................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................89
11

1. THÔNG TIN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN


1.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch
1.1.1. Cơ sở lý thuyết
- Làng nghề truyền thống là vốn di sản quý báu của dân tộc, mang bản sắc văn hóa đặc
trưng của người Việt Nam. Làng nghề không những là một làng chuyên nghề mà cũng
có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm.
Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế,
vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.
- Truyền thống, theo từ điển tiếng Việt, là truyền từ đời nọ đến đời kia, từ thế hệ trước
đến thế hệ sau. Theo từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là sức mạnh
của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận ngày nay. Theo
gốc Latinh, truyền thống được viết là “Tradio”, gồm động từ Tradere (traditus) và có
nghĩa là “truyền lại”, “nhường lại”, “giao lại”, và “phân phát”. Có thể nói, truyền
thống gồm các đặc tính như: đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống, thói quen, cách
ứng xử. Nó được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận; là tinh hoa
truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau và cứ thế nối tiếp nhau. Truyền thống thể hiện
trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ tư tưởng, văn hoá đến chính trị, xã hội. Thế hệ sau
có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp do cha ông để
lại. Chung quy lại, truyền thống là tập hợp những thành tựu con người ghi nhận qua
thời gian gắn với cuộc sống của mình. Truyền thống cũng có những chuyển biến nhất
định khi điều kiện lịch sử thay đổi, không phải tồn tại bất biến trong mọi thời đại. Như
vậy, làng nghề truyền thống có thể được định nghĩa là một khu vực, lãnh thổ, quần cư
đông người đa số người dân cùng kiếm sống bằng một nghề, được truyền từ đời này
sang đời khác, mang bản sắc văn hóa dân tộc, hình thành trong đời sống và được xã
hội công nhận.
- Làng nghề có ý nghĩa quan trọng việc thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những
sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của
người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong
cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản
phẩm. Chất chứa trong dòng chảy thời gian của các làng nghề trên khắp Việt Nam là
12

bản sắc truyền thống nước nhà và cả một nền tinh hoa văn hóa dân tộc được lưu
truyền và phát triển qua từng thế hệ.
- Trong xuyên suốt quá trình khai quật di chỉ khảo cổ Hoàng thành Thăng Long ngàn
năm trước, ai ai cũng quan sát được vai trò của các làng nghề trong công cuộc xây
dựng kinh thành. Từ móng nhà, ngói, đầu rồng cho đến những vật dụng gốm sứ được
chôn vùi sâu trong lòng đất trải qua bao thiên niên kỷ vẫn giữ được nét tinh xảo, khéo
léo của khối óc tài tình cùng bàn tay nghệ thuật của người thợ. Hơn hết, sản phẩm của
từng tầng di chỉ bộc lộ rất rõ nét đặc trưng nghệ thuật văn hoá của các triều đại theo
trình tự thời gian: Lý - Trần, Lê - Nguyễn... phản ánh thành công dòng chảy văn hóa
Việt Nam một cách chân thật, sinh động. Có thể nói, tinh hoa văn hóa đầy được chứa
đựng một cách tâm tình trong sản phẩm nghệ thuật của làng nghề, từ đó dần trở thành
di sản văn hóa dân tộc. Một kho tàng nghề thủ công truyền thống có giá trị vẫn đang
trường tồn và phát triển trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ưu tiên nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu như: gốm, sứ, mây tre đan, đồ mộc,... gỗ, dệt, thêu ren, sơn
mài, điêu khắc đá, gia công kim loại, nông sản thực phẩm… Cả nước hiện vẫn đang
bảo tồn được 2.790 làng nghề, quy tụ 53 nhóm nghề. Việt Nam có khoảng 200 loại
hình thủ công mỹ nghệ đầy đa dạng, trong đó nhiều nghề đã có lịch sử phát triển hàng
trăm, hoặc lên đến hàng nghìn năm. Các sản phẩm của làng nghề thì vô cùng phong
phú, nhiều mẫu mã ưa mắt, chất lượng cao, đồng thời sở hữu tiềm năng cạnh tranh
mạnh mẽ trên thị trường xuất nhập khẩu, bao gồm: sản phẩm may mặc; sản phẩm dệt
và thêu ren truyền thống; sản phẩm gốm sứ; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng;
chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè…). Theo
khoản 2, Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, để một nghề được công nhận là nghề
truyền thống cần đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau: nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên
50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận; nghề
tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một
hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Tiêu chí công nhận nghề truyền
thống được áp dụng với các nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận có hoạt
động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, bao gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm,
thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ
13

sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt
may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất
muối; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. Khi có một làng có
nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời, làng đó được gọi là làng nghề truyền
thống, theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2918/CP-NĐ.

1.1.2. Cơ sở thực tiễn


1.1.2.1. Thực trạng các làng nghề ở Việt Nam
- Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường toàn cầu
và tích cực hội nhập quốc tế, nhiều làng nghề truyền thống đã sản xuất ra vô số mặt
hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, đồng thời phát huy thế mạnh của
mình để thích ứng với tình hình mới, phát triển, thậm chí tìm lại thị trường mới ở
nước ngoài. Chẳng hạn, một số làng nghề xuất khẩu sản phẩm sang các nước phương
Tây, Mỹ và thu ngoại tệ, đồng thời đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng
thay đổi. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã thâm nhập thị trường toàn cầu và
được xuất khẩu sang hơn 163 quốc gia. Tuy nhiên, rất nhiều mảng tối vẫn còn hiện
hữu trong hình ảnh làng quê Việt Nam truyền thống bên cạnh những gam màu tươi
sáng. Ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nói rằng hiện nay
có hơn tận 60% làng nghề đang hoạt động, 20% đang đối mặt với những khó khăn,
thử thách và 20% còn lại đang đứng trên bờ vực phá sản. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cho biết, theo thống kê của 38 tỉnh, thành phố (2009), hiện hữu tới 9
làng nghề phá sản và 124 làng nghề sản xuất cầm chừng (tương đương khoảng 10%),
2166 hộ sản xuất làng nghề đã đóng cửa đăng ký kinh doanh, 468 cửa hàng làng nghề
hoạt động cầm chừng (chiếm 16% tổng số cửa hàng làng nghề).
- Ngoài ra, sự nhận thức về các giá trị truyền thống nói chung và làng nghề nói riêng
cũng bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Ví dụ, việc quy hoạch
hóa các khu vực nông thôn thành các đô thị gây sức ép lên không gian dành cho các
hoạt động gắn liền với lối sống nông thôn, làng nghề truyền thống. Dưới tác động của
biến đổi xã hội và sự xâm nhập lối sống đô thị vào nông thôn, nhiều người từ giã nếp
sống nông thôn, lối sống cộng đồng truyền thống từ xưa để tham gia vào đời sống đô
14

thị. Làn ranh giới không rõ ràng giữa hiện đại và truyền thống đem đến sự truyền tải
không kiểm soát, gây ra sự học hỏi không chọn lọc từ giới trẻ như: coi nhẹ giá trị
truyền thống, tình thân ruột thịt; coi trọng lợi ích cá nhân nhiều hơn cộng đồng; trở
nên phóng túng; theo dõi các văn hoá phẩm đồi truỵ, phản cảm… Những điều này đi
ngược lại với tinh thần đoàn kết dân tộc, “uống nước nhớ nguồn”, phong cách ăn
mặc... và rất nhiều truyền thống khác bị ảnh hưởng. Song song với đó, vì chưa có sự
nâng tầm và chú ý trong môi trường văn hoá, cùng với sự chênh lệch hưởng thụ văn
hoá lớn giữa các vùng khiến cho sự hội nhập dễ dàng chiếm đoạt và đánh chìm bản
sắc dân tộc, nhận thức của con người Việt Nam về đặc trưng văn hoá truyền thống
nước nhà cụ thể ở đây là nghề và các làng nghề dần trở nên phai nhạt.

1.1.2.2. Các biện pháp để vượt qua những chướng ngại khi bảo tồn hệ
thống
làng nghề truyền thống
Nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt
Nam, Nhà nước đã phê duyệt nhiều chương trình Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề
bao gồm “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”
với những mục tiêu cụ thể sau:

Đến năm 2025 Đến năm 2030


- Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 56 nghề - Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 129
truyền thống và 85 làng nghề truyền nghề truyền thống và 208 làng nghề
thống có nguy cơ mai một, thất truyền. truyền thống có nguy cơ mai một, thất
- Công nhận mới 116 nghề và 40 làng truyền.
nghề truyền thống; phát triển 181 làng - Công nhận 213 nghề và 96 làng nghề
nghề gắn với du lịch. truyền thống mới; phát triển khoảng 301
- Trên 70% làng nghề, làng nghề truyền làng nghề gắn với du lịch.
thống hoạt động có hiệu quả. - Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền
- 80% người lao động trong làng nghề thống hoạt động có hiệu quả.
được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng - 100% người lao động trong làng nghề
cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng
15

toàn lao động và kiến thức công nghệ cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an
thông tin cơ bản. toàn lao động và kiến thức công nghệ
- Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống thông tin cơ bản.
có sản phẩm được phân hạng theo - Có ít nhất 50% số làng nghề có sản
Chương trình mỗi xã một sản phẩm phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu.
(OCOP). - Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân
- Có ít nhất 30% số làng nghề có sản các làng nghề đạt khoảng 10%/năm.
phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu. - Nâng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân công mỹ nghệ của các làng nghề đạt
các làng nghề đạt khoảng 10%/năm. khoảng 6 tỷ USD.
- Thu nhập bình quân của lao động tăng ít - 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong
nhất 1,5 lần so với năm 2020. làng nghề đáp ứng các quy định về bảo
- Nâng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ vệ môi trường.
công mỹ nghệ của các làng nghề đạt
khoảng 4 tỷ USD.
- 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong
làng nghề đáp ứng các quy định về bảo
vệ môi trường.

Theo Ths. Trịnh Xuân Thắng học viện chính trị khu vực IV, hiện nay, các làng nghề
truyền thống gặp không ít khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát triển. Chính
vì vậy, tìm các giải pháp thiết thực và hiệu quả để giúp các làng nghề truyền thống
vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển và đóng góp cho đất nước là một nhiệm vụ quan
trọng, gồm những giải pháp sau:
- Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể các làng nghề truyền thống trên toàn quốc:
Đây thực chất là việc tái cơ cấu làng nghề. Mặc dù ý kiến chung là phải bảo tồn và
phát triển làng nghề truyền thống nhưng đối với những làng nghề truyền thống sản
xuất những mặt hàng mà thị trường hiện không có nhu cầu thì cần mạnh dạn loại bỏ
ngay lập tức và thay thế bằng những làng nghề mới mẻ hơn, những làng nghề mà sản
phẩm còn bị chiếm dụng hay bị xuống cấp sẽ tập trung sâu vào đầu tư, hỗ trợ để bảo
16

tồn, tôn tạo và phát triển. Những ngành có khả năng tiềm ẩn để mở rộng thị trường
cũng cần có hướng đầu tư phù hợp hơn với mục đích nâng cao vị thế và sức cạnh
tranh bền bỉ theo thời gian. Quy hoạch làng nghề truyền thống còn được xây dựng
theo nghĩa quy hoạch làng nghề nào chỉ sản xuất, làng nghề nào chỉ phục vụ du lịch,
làng nghề nào tổng hợp cả hai. Việc xây dựng quy hoạch làng nghề truyền thống có ý
nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ nó góp một phần không nhỏ vào phần định hướng
phát triển đúng đắn cho từng làng nghề.
- Thứ hai, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống: Để giải bài toán
sản lượng các sản phẩm truyền thống của làng nghề, trước hết các hộ làng phải nhanh
chóng tìm cách cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dựa theo thị hiếu và
yêu cầu của thị trường với sản phẩm. Cách giúp các làng nghề tìm được thông tin thị
trường cho sản phẩm đó là họ cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống
cổ xưa cùng công nghệ hiện đại, ứng dụng một số công nghệ vào một số công đoạn
nhất định của quy trình sản xuất. Đồng thời vẫn cần kế thừa tri thức dân gian, lâu đời
trong giai đoạn sản xuất, luôn làm thủ công ở những công đoạn bộc lộ sự tinh xảo, đặc
trưng đầy độc đáo của sản phẩm để sản phẩm ra nhanh hơn, mẫu mã đẹp hơn. phong
phú hơn, giá cả rẻ hơn nhưng vẫn giữ được nét tinh xảo, tượng trưng truyền thống thì
sản phẩm của các làng nghề mới được tạo điều kiện để cạnh tranh ngang bằng trên thị
trường. Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề cũng vô vùng quan trọng trong
công cuộc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các làng nghề cần chú
trọng việc mở rộng thương hiệu, quảng bá nó tới tận người tiêu dùng trên nhiều nền
tảng quảng cáo khác nhau, có thể kể đến việc xây dựng các trang web chuyên giới
thiệu về sản phẩm của các làng nghề truyền thống, phòng trưng bày, hoặc tham gia
trực tiếp các hội chợ trong nước và quốc tế.
- Thứ ba, đầu tư nguồn nguyên liệu lâu dài cho làng nghề truyền thống: Tư liệu sản
xuất của các làng nghề thủ công truyền thống chủ yếu lấy từ tự nhiên hoặc các sản
phẩm nông nghiệp. Vì vậy, với nguồn nguyên liệu tự nhiên, làng nghề phải có kế
hoạch khai thác hợp lý, hạn chế tình trạng khai thác tới tấp mang tính hủy diệt hoàn
toàn. Bên cạnh đó, nguyên liệu thô - sản phẩm của nông nghiệp do nguyên nhân diện
tích đất đai dành cho sản xuất nguyên liệu ngày càng hạn chế và trở nên nhỏ hơn nên
17

chúng ta cần cấp thiết đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất sản
xuất nguyên liệu thô một cách tổng quát. Không những thế, ta phải ưu tiên tìm đối tác
sản xuất nguyên liệu bằng hợp đồng ràng buộc với các điều khoản chính xác, minh
bạch để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và giá cả.

1.1.3. Cơ sở lý luận
- Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống
lâu đời, là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang
đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa
đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: cây đa,
giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh. Việc
bảo tồn làng nghề truyền thống qua đó giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của
từng vùng miền và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong gia giai đoạn hiện nay. Điều này cũng được thể hiện qua việc
nhiều dự án cũng như quyết định từ chính phủ đã được đề ra để giúp các làng nghề
tiếp tục tồn tại và phát triển như “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt
Nam giai đoạn 2021-2030” theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 được phê
duyệt bởi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.
- Tuy vậy, hiện trạng phát triển của khu vực làng nghề còn nhiều bất cập, một bộ phận
làng nghề lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, sản xuất thiếu khả năng cạnh tranh,
quy mô sản xuất nhỏ, mẫu mã đơn điệu, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trường xuất
khẩu bị thu hẹp… đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa chưa được quan tâm. Do thu nhập
nghề thấp, bấp bênh nên lao động trong các làng nghề chuyển dịch mạnh từ nông thôn
ra các đô thị lớn tìm việc làm, hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác có thu nhập cao
hơn, ổn định hơn. Do vậy, công tác nhân cấy, truyền nghề không được phát triển tốt,
dẫn tới số lượng nghệ nhân, thợ nghề giỏi ở các làng nghề dần bị mai một và cuối
cùng là sự lụi tàn của làng nghề truyền thống. Thêm vào đó, thế hệ trẻ ngày nay
dường như chú tâm chạy theo những xu hướng đổi mới của thời đại hơn là những giá
trị văn hóa, truyền thống của dân tộc cũng vô tình khiến làng nghề truyền thống đi vào
18

quên lãng. Hay nói cách khác, làng nghề truyền thống hiện nay dường như nhận được
sự quan tâm thích đáng với tầm quan trọng của nó.
- Nhận thức được vấn đề này, nhóm chúng tôi thực hiện dự án Hoa Lộ nhằm quảng bá
hình ảnh các làng nghề truyền thống cũng như là mang đến một sự tiếp cận gần hơn
với các nghệ nhân thông qua nền tảng truyền thông phổ biến và tạp chí hình ảnh
tượng trưng thu hút. Qua dự án này, chúng tôi mong muốn truyền tải thông điệp của
mình như một cách giới thiệu sinh động về đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc
đáo không thể thay thế của dân tộc đến với những người đã và đang dành ít sự quan
tâm đến sự phát triển của làng nghề truyền thống. Và trên hết, chúng tôi mong giúp
mọi người đặc biệt là giới trẻ nâng cao hiểu biết lịch sử, văn hóa truyền thống, qua đó
tạo động lực cho thế hệ tiên phong lan tỏa và truyền sức sống lại cho những giá trị văn
hoá của nước nhà.

1.2. 5W1H2C5M
- 5W1H2C5M là mô hình giúp nhóm định hướng cụ thể việc cần làm thông qua các
bước thực hiện, mục tiêu và cách thức, đồng thời quản lý nguồn lực thực hiện kế
hoạch. Mô hình bao gồm các yếu tố sau:
 Xác định nội dung công việc: 1W (What).
 Xác định thời gian, địa điểm và ban chịu trách nhiệm: 3W (Who, When, Where).
 Xác định mục tiêu công việc: 1W (Why).
 Xác định cách thức kiểm tra: 2C (Control, Check).
 Xác định nguồn lực thực hiện kế hoạch: 5M (Man, Money, Material, Machine,
Method).
- Những nội dung nêu trên sẽ được nhóm phân tích rõ qua các mục dưới đây.

1.2.1. 5W1H

WHAT WHO WHEN WHERE WHY HOW


Nghiên Ban Nội 13 - Các công Có một cái nhìn tổng quan - Tìm kiếm và tổng hợp
cứu về dung - 16/11/2022 cụ tìm về lợi thế và khó khăn nguồn tư liệu từ các bài
sự cần Truyền kiếm: trong việc duy trì hoạt động nghiên cứu, bài báo,
thiết của Google kinh doanh của các làng thông tin chính thống từ
19

việc thông Chrome, nghề truyền thống đề xác trang web địa phương,
truyền Microsoft định tính thực tiễn và cấp chính phủ...
thông Edge, thiết của việc truyền thông - Tiêu chí:
cho các Facebook bảo tồn giá trị văn hóa của + Cập nhật cho đến thời
làng các làng nghề điểm hiện tại: từ năm
nghề 2022 trở đi.
truyền + Xác thực và chính
thống thống: có trích nguồn số
liệu và hình ảnh rõ ràng.
Tìm Ban tài 16 - Liên hệ - Đảm bảo sự chấp thuận Liên hệ trực tiếp với
kiếm và chính - 17/11/2022 qua điện quay video và chia sẻ hình những người sinh sống
xác định Hậu cần, thoại, nhắn ảnh từ các nghệ nhân trong trong khu vực ở làng
thực ban Đối tin qua quá trình thực hiện. nghề qua số điện thoại,
trạng ngoại Messenger, - Khoanh vùng phạm vi di fanpage về hoạt động
hoạt Zalo chuyển có thể đảm bảo tính làng nghề TP.HCM.
động các khả thi khi triển khai dự án.
làng
nghề tại
khu vực
TP.HCM
Quản trị Ban Kỹ 16 - Thảo luận - Lường trước những rắc - Lập danh sách những
rủi ro thuật, ban 17/11/2022 trực tiếp rối có thể xảy ra làm ảnh dụng cụ, thiết bị cần
phát Tài chính - hưởng đến tiến độ làm việc thiết; lên bảng kế hoạch
sinh Hậu cần hay chất lượng thành phẩm dự trù kinh phí;
trong truyền thông để đảm bảo - Nghiên cứu về các kỹ
quá dự án diễn ra xuyên suốt. thuật quay phim, chỉnh
trình sáng, chỉnh sửa video.
làm
Hoàn Tất cả các 16 - Thảo luận Đề ra bản kế hoạch sơ bộ: - Tham khảo các hoạt
thành ban 17/11/2022 trực tiếp + Dễ dàng theo dõi tiến độ động dự án truyền thông
20

sườn ý dự án, công việc của từng khác về:


tưởng và thành viên. + Nội dung bài đăng
đề ra kế + Giảm thiểu rủi ro về rắc + Thời lượng video
hoạch rối có thể gặp trong quá + Cấu trúc tạp chí
truyền trình làm việc. + Nền tảng đăng bài
thông sơ + Tối ưu hóa hiệu quả các - Cân nhắc ưu tiên cho
bộ khâu hoạt động trong dự những công việc cần
án. thiết làm trước, đặt thời
hạn cho công việc để
đảm bảo thực hiện đúng
quy trình.
- Thống nhất hoạt động
và phân chia công việc.
Công tác Tất cả các 17 - Các cửa - Phối hợp làm việc một - Trang:
chuẩn bị ban 19/12/2022 hàng bán các hiệu quả vào những đầu + Đặt tên;
thiết bị việc chính thay vì tốn thời + Thiết kế ảnh đại diện;
điện tử, gian cho những khâu nhỏ. + Đăng bài giới thiệu;
máy ảnh - Dễ dàng xoay sở những - Mua những dụng cụ
kỹ thuật vấn đề phát sinh, những rủi kỹ thuật cơ bản phục vụ
ro có thể xảy ra trong quá cho việc chụp ảnh, quay
trình thực hiện. phim.
- Soạn bộ câu hỏi để
phỏng vấn.
Khảo sát Tất cả các Thời gian - Làng Các làng nghề truyền thống - Sử dụng bộ câu hỏi đã
tình hình ban thực hiện: lồng đèn ở Việt Nam nói chung và ở chuẩn bị sẵn để biết
thực tế 2 ngày. truyền Thành phố Hồ Chí Minh thêm thông tin về quá
và ghi - Thứ 7, thống Phú nói riêng mang trong mình trình làm, những khó
nhận nội 19/11/2022 Bình: một nét đẹp văn hóa tiềm khăn người nghệ nhân
dung, + Thời 49/56/10 ẩn cần được lan tỏa đến thường gặp phải, chia sẻ
hình ảnh gian bắt Trịnh Đình rộng rãi mọi người. cảm nhận về việc duy trì
21

đầu: 8h tập Trọng, - Làng lồng đèn, nơi mà nghề truyền thống của
trung tại Phường 5, thắp sáng lên bao tuổi thơ, mình.
làng Tân Phú, ước nguyện được gửi gắm - Di chuyển tới các làng
Nhang. Thành phố vào chiếc lồng đèn của trẻ nghề đã chọn sẵn bằng
+ Thời gian Hồ Chí em Việt Nam. Mong muốn xe máy.
thực hiện: Minh đưa hình ảnh những người - Sử dụng các thiết bị kỹ
8h - 11h. - Làng đã làm nên tuổi thơ thêm thuật:
- Thứ 4, nhang Lê gần gũi và cho họ sự công + Điện thoại: ghi âm.
ngày Minh nhận trong xã hội. + Mic: để chất lượng
23/11/2022 Xuân: nằm - Làng nhang Lê Minh thu âm thanh tốt hơn
+ Thời cách trung Xuân: có thể sẽ khá xa lạ + Máy ảnh: chụp ảnh và
lượng di tâm thành với mọi người vì ít ai biết quay phim.
chuyển: phố được quá trình làm nhang ở
136 phút khoảng Việt Nam. Nhang là vật
- Trường 30km, ở ông bà ta từ xưa đã dùng
Đại học huyện trong các ngày lễ quan
Ngoại Bình trọng nên mong muốn mọi
Thương Cơ Chánh. người sẽ có nhìn rộng hơn
sở II - Làng Làng về nghề này.
lồng đèn: 33 nhang trải - Làng chổi đót: nay đã là
phút. dài từ ngôi làng cuối cùng ở Sài
- Làng hướng Gòn, vì thế, sự công nhận,
lồng đèn - chùa sự biết đến dành cho làng
Làng chổi Thanh nghề này càng phải được
đót: 10 Tâm (chùa nhiều người quan tâm. Cây
phút. Phật cô chổi cũng quá quen thuộc
- Làng đơn) đến với chúng ta nên một lần
chổi đót: Khu di tích biết đến nguồn gốc, cách
Thời Láng Le - làm ra và những nghệ nhân
lượng dành Bàu Cò đã gắn bó với nghề này là
22

cho mỗi - Làng vô cùng cần thiết.


địa điểm: chổi đót:
từ 2 đến 3 nằm sâu
tiếng. bên trong
con hẻm
nhỏ trên
đường
Phạm Phú
Thứ,
Phường 4,
Quận 6,
Thành phố
Hồ Chí
Minh.
Hoàn Ban Nội 19 - Trang - Có những sản phẩm Fanpage: 8 bài đăng
thành dung - 29/11/2022 Facebook truyền thông cụ thể để - Thiết kế hình ảnh phù
sản Truyền tuyên truyền về những giá hợp, trong sáng, nhất
phẩm thông, ban trị văn hóa của làng nghề quán với hình ảnh và
truyền kỹ thuật và kêu gọi sự quan tâm của nội dung của trang. Ít
thông mọi người. nhất mỗi bài đăng một
hoàn - Thành quả thể hiện sự sản phẩm thiết kế hình
chỉnh hiệu quả và mức độ đầu tư ảnh.
cho việc làm dự án của cả - Suy nghĩ ý tưởng mới
nhóm. lạ, độc đáo đồng thời
- Các thành viên có thể kèm theo thông tin hữu
đóng góp khả năng tư duy, ích để đem đến cho
ý tưởng và kỹ năng cá nhân người tiếp cận nhiều
để làm ra một sản phẩm hiểu biết về sự hiện diện
truyền thông chỉn chu và của làng nghề giữa lòng
chuyên nghiệp thành phố hơn.
23

- Cơ hội để mọi người thực - Chọn lọc, sắp xếp hình


hành những đầu việc thuộc ảnh một cách hợp lý để
điểm mạnh của mình và tạo sự chú ý của người
học hỏi thêm từ các thành đọc
viên khác qua quá trình trao Tạp chí:
đổi, cộng tác chung. - Chọn lọc những hình
ảnh đã chụp từ chuyến
đi trải nghiệm phù hợp
với tiêu chí tạp chí
hướng tới: hình ảnh rõ
nét, chuyên nghiệp,
mang tính nghệ thuật
cao, dễ truyền đạt ý
nghĩa cho người đọc.
- Lên ý tưởng và trang
trí cho trang bìa tạp chí
phù hợp với chủ đề văn
hoá nghệ thuật truyền
thống.
- Biên soạn hình ảnh và
trích lời cảm nhận của
người dân vào các trang
tạp chí theo bố cục hợp
mắt người đọc.
- Thực hiện công việc in
ấn tạp chí (1 cuốn).
Đẩy Tất cả các 19/11 - Trang - Tăng độ nhận diện, giúp Trang: “HOA LỘ”
mạnh ban 7/12/2022 Facebook Trang tiếp cận được đến - Đăng các bài viết liên
hoạt nhiều người. quan đến chủ đề làng
động - Lan tỏa được ý nghĩa và nghề.
24

quảng giá trị mà Trang xây dựng - Đăng bài có hình ảnh,
bá đến với những đối tượng thông tin về 3 địa điểm
mục tiêu. làng nghề đã chọn.
- Truyền đạt thông tin về - Đăng video trải
những dự án sắp tới của nghiệm tại các làng
nhóm. nghề (thực hiện sau khi
đã thu hoạch tư liệu
hình ảnh, video tại các
làng nghề).
Đánh giá Tất cả các 30/11/2022 Trang - Giúp các thành viên trong - Dựa theo mục tiêu đã
những ban Facebook dự án có thể hiểu được tiến đề ra: đạt, không đạt
mặt tích độ, thành công và hiệu quả hay vượt chỉ tiêu gồm:
cực và của một dự án. + Thống kê tương tác.
hạn chế - Đưa ra các nhận định từ + Tổng hợp phản hồi.
của dự đó có một cái nhìn đúng - Các thành viên chia sẻ
án đắn và toàn diện về dự án những khó khăn trong
để phát huy ưu điểm và quá trình làm và những
khắc phục nhược điểm. điều mong muốn được
cải thiện.
Tổng Nhóm 30/11/2022 Biên bản Nhìn nhận lại quá trình làm - Dựa vào biên bản
hợp lại trưởng và họp trên việc, vai trò, những đóng họp.
quá trưởng ban Google góp và những bài học rút ra - Dựa vào bảng theo
trình Sheets về các khía cạnh như kiến dõi đóng góp của từng
làm việc thức, kinh nghiệm. thành viên.
và mức
độ tham
gia của
các
thành
viên
25

1.2.2. 2C
1.2.2.1. Control
- Đặc tính công việc là gì?
 Triển khai dự án truyền thông về làng nghề góp phần lan tỏa những nét đẹp văn
hóa lâu đời, qua đó qua đó tăng sự nhận thức và sự quan tâm cho những giá trị
truyền thống đang dần mai một trong xã hội ngày nay. Công việc này đòi hỏi
thành phẩm truyền thông cần được sản xuất chỉn chu, chuyên nghiệp, truyền tải
được nội dung đến cho cộng đồng và đặc biệt được quảng bá lan rộng.
 Quảng bá qua Facebook có đặc tính miễn phí, dễ sử dụng, quen thuộc với giới trẻ
và dễ lan tỏa ý nghĩa chiến dịch trong cộng đồng sinh viên.
- Làm thế nào để đo lường các đặc tính?
 Mức độ hiệu quả của việc quảng bá trên Facebook thông qua: Số lượng tương tác
(thích, bình luận, chia sẻ) của video, bài viết.
 Mức độ hiệu quả của việc quảng bá trực tiếp với người dân: Số lượt phỏng vấn
nêu cảm nhận về những bức ảnh đã chụp.

1.2.2.2. Check
- 10 thành viên phân bổ vào 4 ban, 1 nhóm trưởng và 4 trưởng ban phân công công việc
đồng thời giám sát công việc các thành viên. Việc hình thành cơ cấu chặt chẽ giúp
phân chia hợp lý khối lượng công việc cũng như đảm bảo được tính thống nhất và
chất lượng của nội dung.
- Sau khi bàn bạc và thảo luận, mỗi phòng ban sẽ trưng cầu ý kiến của trưởng nhóm để
kiểm tra cũng như trưng cầu ý kiến các thành viên ở các phòng ban khác.
- Công việc và tiến độ công việc được các thành viên cập nhật đầy đủ và liên tục lên
Google Sheets và Drive chung để cả nhóm cùng kiểm tra, góp ý hay chỉnh sửa.

1.2.3. 5M
1.2.3.1. Man (Nguồn nhân lực)

Ban Thành viên Kỹ năng Công việc

Nội dung - Nhóm trưởng: - Có kỹ năng viết nội - Lên ý tưởng, lập kế
26

Cao Minh Anh dung. hoạch cho dự án.


Trưởng ban: - Khả năng biên tập, - Viết nội dung truyền
Ngô Lê Hạo biên soạn nội dung. thông.
Nhiên - Tư duy sáng tạo, - Đăng các bài viết qua
Thành viên: nhạy bén với xu nền tảng Facebook.
- Nguyễn Trần hướng. - Thống kê lượt tương tác
Liên Nhi các bài viết qua nền tảng
- Nguyễn Đỗ Facebook.
Truyền
Nhất Thương
thông
- Nguyễn Thảo
Ngân Giang
- Nguyễn Minh
Đông Nghi
- Nguyễn Hoàng
Nhật Vy
- Ngô Khánh
Linh

Nhóm trưởng: - Tỉ mỉ, cẩn thận. - Lập danh sách những


Cao Minh Anh - Biết sắp xếp, cân đối dụng cụ, thiết bị cần mua.
Trưởng ban: chi tiêu. - Lên bảng kế hoạch dự
Nguyễn Đỗ Nhất - Biết sắp xếp thời trù kinh phí.
Tài chính - Thương gian. - Thu quỹ và chịu trách
Hậu cần Thành viên: nhiệm mua dụng cụ, thiết
- Hồ Xuân bị.
Nguyên - Chuẩn bị thức ăn, nước
- Đoàn Tuấn uống, dựng hậu trường
Minh ngày ghi hình.

Kỹ thuật Nhóm trưởng: - Có kỹ năng tư duy - Chịu trách nhiệm chụp


Cao Minh Anh hình ảnh. ảnh, quay video xuyên
27

Trưởng ban: - Biết sử dụng phần suốt dự án.


Nguyễn Trần mềm chỉnh sửa video, - Biên tập hình ảnh thành
Liên Nhi phần mềm đồ họa. một cuốn tạp chí.
Thành viên: - Khả năng biên tập - Biên tập, chỉnh sửa video
- Đoàn Tuấn hình ảnh, âm thanh. truyền thông.
Minh
- Ngô Lê Hạo
Nhiên
- Nguyễn Minh
Đông Nghi

Nhóm trưởng: - Có kỹ năng nghiên - Tìm kiếm các làng nghề


Cao Minh Anh cứu, tìm hiểu thông tin. tiềm năng để quảng bá.
Trưởng ban: - Tự tin và khéo léo - Liên hệ với các làng
Nguyễn Hoàng trong giao tiếp. nghề để thỏa thuận chụp
Nhật Vy hình, quay video.
Đối ngoại Thành viên: - Lập kế hoạch, thời gian
- Nguyễn Thảo biểu đi đến các làng nghề.
Ngân Giang
- Ngô Khánh
Linh

1.2.3.2. Money (Kinh phí triển khai)


- Kinh phí dự trù: 925.000 VND

Số Đơn giá Đơn giá


STT Hạng mục Thành tiền Ghi chú
lượng dự tính chính thức

1 Chi phí dụng cụ, thiết


28

bị

1.1 Microphone không dây 1 0 Đã có sẵn

1.2 Máy ảnh 1 0 Đã có sẵn

1.3 Tấm hắt sáng 2 100.000 100.000 200.000

1.4 Gimbal chống rung 1 0 Đã có sẵn

1.5 Tripod 1 0 Đã có sẵn

1.6 Thẻ nhớ 1 150.000 170.000 170.000

1.7 USB đọc thẻ nhớ 1 100.000 50.000 50.000

2 Chi phí in ấn

2.1 In tạp chí 1 200.000 180.000 180.000

2.2 In báo cáo 1 75.000 45.000 45.000

3 Chi phí truyền thông 200.000

Dự tính 925.000
Tổng cộng
Chính thức 845.000

1.2.3.3. Material (Nguyên vật liệu)


- Công việc quay phim, chụp ảnh phục vụ truyền thông:
 Máy ảnh, điện thoại.
 Micro không dây.
 Gimbal chống rung.
Mô tả: Gimbal là tên riêng của một tay cầm chuyên dụng cho việc quay phim và
ghi hình. Giống với cây gậy tự sướng, gimbal có thể được kéo dài ra theo độ dài
mà người dùng mong muốn, và có thể gập lên gập xuống thiết bị quay để có được
góc quay tùy ý người dùng. Một điểm khác biệt ở Gimbal nằm ở giá để thiết bị.
Giá để thiết bị này có thể di chuyển linh hoạt khi người dùng vừa quay phim vừa
di chuyển, để máy quay không bị rung và hình ghi lại sẽ đẹp hơn. Gimbal nhóm sử
29

dụng có thể dùng để quay cố định ở khoảng cách gần, khi phần dưới của tay cầm
có thể được mở ra để có ba chân như Tripod. Bởi vậy, Gimbal là một công cụ hỗ
trợ tốt cho việc quay phim, từ quay cố định ở khoảng cách gần cho đến vừa quay
vừa di chuyển mà máy quay không bị rung.
 Tripod:
Mô tả: Tripod là một công cụ chuyên dùng để quay cố định, gồm có ba chân dùng
để trụ và mỗi chân trụ có thể kéo dài ra nhiều độ dài khác nhau. Ở trên sẽ có ốc để
cắm máy ảnh, máy quay vào, hoặc cắm giá đỡ điện thoại lên. Tripod có các nút
xoay dùng để cố định hoặc nới rộng các bộ phận, giúp người dùng có thể tùy chỉnh
hướng và độ nghiêng của thiết bị quay theo ý muốn. Công dụng chính của Tripod
là dùng để cố định thiết bị quay ở cả địa hình bằng phẳng và địa hình không bằng
phẳng, tạo điều kiện tốt cho người dùng có được một cú ghi hình đẹp và phù hợp
với ý muốn của chính mình.
 Tấm hắt sáng.

1.2.3.4. Machine (Công nghệ)


- Đăng bài trên Facebook để quảng bá cho dự án, chạy các chiến dịch truyền thông.
- Sử dụng nền tảng Google Meet để họp, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ.
- Sử dụng Google Drive để lưu trữ nguồn tài liệu cho dự án; Google Sheets để tạo các
bảng phân công nhiệm vụ, quản lý và đánh giá đóng góp của các thành viên trong
nhóm, ghi lại các cột mốc thời gian chính cho qua quá trình thực hiện dự án cũng như
biên bản họp và sử dụng Google Docs để viết bài kế hoạch sơ bộ, báo cáo dự án.
- Liên hệ, thảo luận và lên kế hoạch meeting cho cả nhóm tại các nền tảng trao đổi
thông tin như Zalo, Messenger.
- Các thiết bị dùng để quay tư liệu trong suốt quá trình thực hiện dự án: micro không
dây, máy ảnh, tripod,...
- Sử dụng các công cụ chỉnh sửa, biên tập ảnh và video như Canva, Capcut.

1.2.3.5. Method (Phương pháp làm việc)


- Phương pháp quay video:
 Phương pháp Slide:
30

 Phương pháp này được dùng để quay một người đang di chuyển theo một
đường nào đó.
 Người quay sẽ cầm máy quay sao cho gần với người di chuyển, với khung hình
bắt trọn người từ phần bụng trở lên cùng với khung cảnh phía sau. Người mẫu
sẽ nằm ở giữa khung cảnh làm nền.
 Khi người mẫu di chuyển, người quay sẽ di chuyển theo và với tốc độ gần gần
với tốc độ của người di chuyển để giữ người mẫu ở trong khung hình mà
không bị lọt ra ngoài.
 Thông thường, người mẫu sẽ di chuyển với tốc độ chậm để người quay có thể
bắt kịp.
 Để chống rung khi vừa quay vừa di chuyển, người quay sẽ dùng một thiết bị
chuyên dụng là Gimbal với thiết bị quay cắm ở trên.
 Phương pháp lia ống kính:
 Phương pháp này dùng để quay toàn cảnh xung quanh người quay.
 Những người có mặt ở trong khung cảnh xung quanh đa phần sẽ ở xa ống kính,
và thường sẽ được quay một cách chung chung không để lộ danh tính.
 Người quay sẽ đứng yên ở một vị trí nào đó và giữ máy bằng tay hoặc bằng
Gimbal.
 Để di chuyển máy quay, người quay sẽ di chuyển người, bao gồm xoay người
theo hướng trái - phải và cúi gập người lên - xuống, sao cho ống kính đi đúng
hướng mà người quay mong muốn.
 Ống kính sẽ di chuyển thuận theo hướng di chuyển của người quay.
 Các phương pháp lia máy tiêu biểu:
o Lia máy từ trái sang phải.
o Lia máy từ phải sang trái.
o Lia máy từ trên xuống dưới.
o Lia máy từ dưới lên trên.
o Lia máy kết hợp nhiều hướng.
 Phương pháp quay cảnh đứng yên:
31

 Để máy quay đứng yên được, người quay sẽ dùng một công cụ chuyên dụng có
tên riêng là Tripod.
 Phương pháp này chủ yếu được dùng để quay toàn cảnh, với người để tạo bố
cục cho khung hình.
 Có ba phương pháp quay cảnh tiêu biểu:
o Cảnh toàn:
 Người quay sẽ đặt Tripod máy quay ra xa người mẫu, sao cho hầu hết
phần cơ thể của người mẫu được bắt trọn trong khung hình.
 Trong khung hình của phương pháp này, người mẫu sẽ đứng gọn ở gần
giữa khung hình, thường sẽ lấy tỉ lệ là 1/3.
 Chiều cao của phần người mẫu trong khung hình không vượt quá 1/2
chiều cao của khung hình.
o Cảnh trung:
 Người quay sẽ đặt Tripod gần hơn với người mẫu, sao cho phần thân
trên của người này nằm trong khung hình.
 Phần thân trên này có thể được lấy từ phần bụng hoặc phần cơ hoành
dưới ngực của người mẫu.
 Người mẫu có thể đứng giữa khung hình hoặc gần giữa khung hình,
tương ứng sẽ là tỉ lệ 1/2 và 1/3.
 Chiều cao của phần người mẫu trong khung hình không vượt quá 1/2
chiều cao của khung hình.
o Cảnh cận:
 Người quay sẽ đặt Tripod sát với người mẫu, sao cho chỉ có phần đầu và
phần vai ở trong khung hình.
 Người mẫu nên đứng giữa khung hình hoặc gần giữa khung hình, tương
ứng sẽ là tỉ lệ 1/2 và 1/3.
 Chiều cao của phần người mẫu trong khung hình từ 2/3 của chiều cao
khung hình trở lên.
- Phương pháp chụp ảnh:
 Bước 1: Bật máy.
32

 Bước 2: Chọn chế độ phù hợp.


 Bước 3: Lấy nét, bố cục hình và chụp.
 Bước 4: Xem lại các ảnh, chọn và xóa.
- Phương pháp làm việc nhóm:
 Nhóm gồm 10 thành viên, được chia vào 4 ban, mỗi ban gồm 1 trưởng ban:
 Nội dung - truyền thông.
 Tài chính - hậu cần.
 Kỹ thuật.
 Đối ngoại.
 Phương thức phân chia công việc: Mỗi ban phụ trách những đầu việc chính khác
nhau, được xác định bởi nhóm trưởng và sự chấp thuận của toàn nhóm. Các
trưởng ban có nhiệm vụ chia nhỏ đầu việc thành những công việc cụ thể và phân
công nhân lực, đồng thời kết hợp cùng nhóm trưởng giám sát tiến độ.
- Phương pháp quảng bá dự án và lan tỏa thông điệp:
 Đăng video thông qua nền tảng Facebook, trong đó ghi lại khung cảnh các làng
nghề và quá trình người dân tạo ra sản phẩm (nếu có), các đoạn phỏng vấn người
dân làng nghề.
 Biên tập các hình ảnh được chụp trong ngày đến thăm các làng nghề và tạo thành
1 cuốn tạp chí. Ngoài ra còn có những chia sẻ từ người dùng Facebook tiếp cận
được đến video quảng bá, được thu thập từ form khảo sát sau khi dự án hoàn
thành, và đoạn phỏng vấn trực tiếp người dân.
33

2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN


2.1. Cơ sở xác định mục tiêu: Mô hình S.M.A.R.T GOAL
2.1.1. Specific (Tính cụ thể)
- Tiêu chí được đặt ra: Mục tiêu càng lớn thì càng cần sự cụ thể. Không nên đặt mục
tiêu một cách mơ hồ, chung chung. Mục tiêu càng rõ ràng thì sự khả thi càng cao. Khi
xác định rõ mình muốn gì, bạn sẽ biết mình cần làm gì để đạt được điều đó.
- Áp dụng vào dự án:
 Mang đến một hình thức phổ cập quá trình xây dựng thành phẩm văn hoá nghệ
thuật vừa gần gũi, vừa mới mẻ, kịp thời thông qua nền tảng truyền thông Facebook
để dễ dàng tiếp cận đa dạng độ tuổi.
 Thu thập được số lượng nhất định tư liệu (hình ảnh, video) về trải nghiệm thực tế
và đạt được chỉ tiêu chất lượng hình ảnh, video cao.
 Diễn đạt được chi tiết quá trình lao động nghệ thuật bằng hình ảnh tự chụp thông
qua phương tiện tạp chí nhưng không nhàm chán và quá tải thông tin.
 Đưa được những tấm ảnh về quá trình đến với người dân thông qua các cuộc
phỏng vấn nhỏ, từ đó lấy được thông tin nhận xét của họ về văn hoá nghệ thuật để
đem vào tạp chí tuyên truyền.

2.1.2. Measurable (Có thể đo lường được)


- Tiêu chí được đặt ra: Một dự án có thành công hay không phụ thuộc vào việc đo
lường kết quả so với mục tiêu. Tức là khi xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc
S.M.A.R.T, bạn phải đưa mục tiêu gắn với con số cụ thể. Đưa ra những con số cụ thể
giúp gia tăng động lực, giúp thuận tiện trong việc đánh giá dự án.
- Áp dụng vào dự án:
 Gồm hai sản phẩm chính:
 1 trang trên Facebook: đăng 1 video và 6 bài viết (1 bài quảng bá trang + 1 bài
cung cấp thông tin lộ trình trải nghiệm + 3 bài quảng bá cho 3 địa điểm + 1 bài
cảm ơn).
 1 tạp chí.
34

 Đối với hình ảnh:


 Đưa hình ảnh đã chụp ở các địa điểm cho người dân và phỏng vấn về cảm nhận
của họ. Việc này sẽ được diễn ra trong khi đang từng bước trang trí tạp chí và
lên bài cho page quảng bá.
 Mỗi cuộc phỏng vấn, 2 người dân sẽ nhận hình ảnh từ địa điểm đó và 2-3 câu
hỏi để nêu cảm nhận của họ. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 5-7 phút.
 Đối với trang Facebook:
 Tiêu chí lượt thích: 350 - 400 lượt
 Tiêu chí lượt theo dõi: 400 lượt
 Đối với bài viết quảng bá trang:
 Tiêu chí lượt thích: 550 lượt
 Tiêu chí lượt bình luận: 50 - 70 lượt
 Tiêu chí lượt chia sẻ: 50 lượt
 Đối với bài công bố lộ trình trải nghiệm:
 Tiêu chí lượt thích: 300 lượt
 Tiêu chí lượt bình luận: 35 - 50 lượt
 Tiêu chí lượt chia sẻ: 40 lượt
 Đối với 3 bài viết quảng bá cho 3 địa điểm:
 Tiêu chí lượt thích: 300 lượt/bài
 Tiêu chí lượt bình luận: 40 - 50 lượt/bài
 Tiêu chí lượt share: 30 - 50 lượt/bài
 Đối với video:
 Tiêu chí lượt xem: 1000 lượt
 Tiêu chí lượt thích: 450 - 500 lượt
 Tiêu chí lượt bình luận: 30 - 50 lượt
 Tiêu chí lượt share: 45 - 50 lượt
 Đối với bài cảm ơn:
 Tiêu chí lượt thích: 300 lượt
 Tiêu chí lượt bình luận: 30 -50 lượt
35

 Tiêu chí lượt share: 10 lượt

2.1.3. Attainable (Tính khả thi)


- Tiêu chí được giải thích: Nên đặt những mục tiêu có khả năng thực hiện được trong
điều kiện cụ thể, ứng với năng lực của bản thân hoặc nhóm… Hãy chia thành nhiều
mục tiêu nhỏ và lần lượt hoàn thành chúng. Cứ như vậy mục tiêu ban đầu sẽ đạt được
khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ.
- Áp dụng vào dự án: để đảm bảo tính khả thi của dự án, nhóm đã chia mục tiêu lớn
thành những mục tiêu nhỏ cụ thể như sau:
 Đến ngôi làng nghề truyền thống phỏng vấn vào ngày 19/11/2022 và 23/11/2022,
dự tính sẽ đến 3 làng nghề truyền thống (và có một làng nghề dự phòng). Thời
gian còn lại để chỉnh sửa video và đăng các sản phẩm truyền thông.
 Các sản phẩm truyền thông truyền tải được nét văn hóa tốt đẹp của làng nghề
truyền thống cũng như mang đến người xem một cái nhìn rõ nét hơn về cuộc sống
của những người lao động sinh sống trong làng nghề.
 Đối với chiến dịch truyền thông, bài đăng sẽ đáp ứng các tiêu chí về số lượng
người xem, lượt thích, lượt bình luận và lượt share.

2.1.4. Realistic (Tính thực tế)


- Tiêu chí được giải thích: Tính thực tế cũng tương đồng với khả năng thực hiện. Cần
tính toán chi tiết đến các yếu tố để tăng tính thực tế cho mục tiêu như: kinh phí thực
hiện, nhân lực, nguồn vốn, thời gian…
- Áp dụng vào dự án:
 Kinh phí thực hiện: Kinh phí đầu tư để mua thiết bị phục vụ cho dự án (ước tính
925.000 VND)
 Nhân lực: Nhóm gồm 10 thành viên.
 Kế hoạch: Kế hoạch có sự phân chia ban rõ ràng, đưa ra thời hạn thích hợp cho
từng công việc được giao ra, đưa ra nhiệm vụ cần phải hoàn thành một cách chi
tiết trước mỗi cuộc họp.
36

 Thời gian: Thời gian được sắp xếp ổn thỏa. Thực hiện chuyến đi đến các làng
nghề truyền thống vào ngày 19/11/2022 và ngày 23/11/2022. Thời gian còn lại
dành cho chuẩn bị phần thuyết trình, video, báo cáo có khả năng hoàn thành cũng
như các kế hoạch dự phòng.

2.1.5. Time-bound (Thiết lập thời gian)


Bắt đầu lên kế hoạch cho dự án: Từ ngày 14/11/2022 và kết thúc 7/12/2022.
a) Các mốc thời gian đăng sản phẩm truyền thông:

Người Người
Thời
Giai phụ phụ
gian Tên bài đăng Nội dung
đoạn trách trách
đăng
nội dung thiết kế

HOA LỘ - CON
Liên
ĐƯỜNG TẠO NÊN Bài viết quảng bá về
17/11 Nhiên Nhi,
SẮC HOA CỦA trang HOA LỘ
Khởi Nhiên
NGHỆ THUẬT
động

Liên
Công bố về lộ trình trải
20/11 HOA LỘ - Lộ trình Nhiên Nhi,
nghiệm
Nhiên
Quảng bá về làng nhang
HÀNH TRÌNH ĐẾN
Lê Minh Xuân và chia
22/11 VỚI LÀNG NHANG Thương
sẻ về chuyến đi của
LÊ MINH XUÂN
nhóm
HÀNH TRÌNH ĐẾN
Quảng bá về làng chổi
27/11 VỚI LÀNG CHỔI Nghi
Bắt đầu đót
ĐÓT SÀI GÒN
HÀNH TRÌNH ĐẾN
Quảng bá về làng lồng
30/11 VỚI LÀNG LỒNG Giang
đèn
ĐÈN PHÚ BÌNH
RECAP HÀNH
5/12 Video trải nghiệm Nghi
TRÌNH
37

Mở KẾT THÚC HÀNH


7/12 Lời cảm ơn Thương
rộng TRÌNH HOA LỘ

b) Các mốc thời gian cho buổi ghi hình:

2.2. Mục tiêu thực hiện kế hoạch


2.2.1. Mục tiêu chung (Why)
- Dự án góp phần giới thiệu đến giới trẻ về những làng nghề truyền thống nước nhà:
nhận thấy thế hệ trẻ có xu hướng hướng đến những giá trị mới mẻ, rất ít các bạn đam
mê tìm hiểu, giữ gìn các truyền thống của cha ông, mất đi niềm tự hào về một truyền
thống văn hóa đa dạng, lâu đời, dự án này ra đời nhằm giúp các bạn có một cái nhìn
gần gũi, thiện cảm hơn với những làng nghề tọa lạc ngay tại địa bàn sinh sống của các
bạn. Hơn nữa, dự án cũng cung cấp cho các bạn cơ hội tiếp cận với các nghệ nhân,
quan sát quá trình tạo ra một sản phẩm mỹ nghệ thủ công truyền thống, nâng cao kiến
thức và tìm hiểu về lịch sử văn hóa lâu đời của cha ông ta.
- Quảng bá hình ảnh, hướng đến sự phát triển dài lâu của các hộ làng nghề truyền
thống: người dân vùng ngoại ô làng nghề ít tiếp xúc với công nghệ nên bị tụt hậu hẳn
so với những sản phẩm là kết quả của công nghệ máy móc hiện đại, hiểu được điều
đó, dự án hướng đến việc quảng bá làng nghề, góp phần đưa hình ảnh người nghệ
nhân lại gần hơn với công chúng, nâng cao thu nhập các hộ gia đình.
38

2.2.2. Mục tiêu cụ thể


- Tham gia bàn bạc, lên ý tưởng ban đầu: Hoạch định đường đi và hướng đi chi tiết của
dự án, giúp các thành viên có tầm nhìn rõ ràng và nắm được mục đích chung của dự
án cũng như nâng cao đáng kể tinh thần trách nhiệm, từ đó dễ dàng hoàn thành đúng
nhiệm vụ với hiệu suất, chất lượng cao.
- Tham gia vào những buổi thực tế ở làng nghề: Giúp cho các thành viên có cái nhìn cụ
thể về ý nghĩa thực sự và bản chất của dự án. Đồng thời, là cầu nối quan trọng cho
mối quan hệ giữa dự án với các thành viên cũng như các thành viên với nhau.
- Đóng góp vào sườn bản báo cáo cũng như bản báo cáo chính thức: Tăng tính đồng
đều trong phân chia công việc; chia nhỏ khối lượng công việc giúp tăng cao hiệu suất
hoàn thành, rút ngắn thời gian làm việc, đảm bảo tính chi tiết cho bài báo cáo.
- Quản lý trang Facebook, đăng bài và phụ trách quảng bá dự án: Quản lý chất lượng
cốt lõi của dự án và đảm bảo dự án đến được với công chúng, hoàn thành mục đích
chung nhất.
39

3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN


3.1. Kiểm tra khả năng dự án
Nhóm kiểm tra tính hiệu quả của dự án dựa trên phần 2.1 Chương 2 để có thể đưa ra đánh
giá xác đáng nhất. Từ đó chúng tôi mới có thể rút ra các nhận xét và phân tích điểm
mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện kế hoạch của cả nhóm.

Đánh
Tiêu chí Tiêu chí nhỏ Dẫn chứng cụ thể
giá
Specific Mang đến một hình thức phổ Hoàn Những bài viết mang tính
(Cụ thể) cập quá trình xây dựng thành thành tốt tiếp cận gần gũi cao, nhận
phẩm văn hoá nghệ thuật vừa được nhiều phản hồi tích
gần gũi, vừa mới mẻ, kịp thời cực, nhận được lượt tương
thông qua nền tảng truyền tác bài viết lớn.
thông Facebook để dễ dàng
tiếp cận đa dạng độ tuổi.

Thu thập được số lượng nhất Hoàn - Thu thập được 3 tệp các
định tư liệu (hình ảnh, video) thành tốt hình ảnh cho từng làng
về trải nghiệm thực tế và đạt nghề, 3 tệp các video
được chỉ tiêu chất lượng hình phỏng vấn và quá trình thủ
ảnh, video cao. công ở các làng nghề
truyền thống.
- Các hình ảnh, video đều
rõ nét, có nội dung chính
được thể hiện rõ trong hình
ảnh và video.

Diễn đạt được chi tiết quá trình Hoàn - Các video hình ảnh đều
lao động nghệ thuật bằng hình thành tốt thể hiện được nét đẹp lao
ảnh tự chụp thông qua phương động chăm chỉ của từng
tiện tạp chí nhưng không nhàm làng nghề.
chán và quá tải thông tin. - Trong tạp chí và trên nền
tảng Facebook, các nội
dung được trình bày dễ
hiểu, có tính tiếp cận cao
với mọi độ tuổi.

Đưa được những tấm ảnh về Hoàn - Đưa vào các hình ảnh
quá trình đến với người dân thành tốt mang tính chọn lọc và
40

thông qua các cuộc phỏng vấn nghệ thuật cao vào tạp chí.
nhỏ, từ đó lấy được thông tin - Tiếp cận được nhiều
nhận xét của họ về văn hoá người dân để phỏng vấn họ
nghệ thuật để đem vào tạp chí về các hình ảnh thu được
tuyên truyền. tại các làng nghề truyền
thống.

Measurable Tiếp cận được tối thiểu 550 Hoàn Trang truyền thông trên
(Đo lường người theo dõi dự án thành Facebook có lượt tiếp cận
được) xuất sắc là 30,543, lượt; lượt tương
tác bài viết là 10,765; lượt
thích trang là 876.

Tiếp cận được 3 làng nghề Hoàn - Tiếp cận được làng se
truyền thống đã đặt ra trước. thành tốt nhang Lê Minh Xuân.
- Tiếp cận được làng chổi
đót Sài Gòn.
- Tiếp cận được làng lồng
đèn Phú Bình.

Tiếp cận được người dân và Hoàn - Tiếp cận được 2 người
nhận được phản hồi của họ về thành tốt dân để phỏng vấn cho mỗi
các làng nghề làng nghề. Tổng cộng tiếp
cận được 6 người dân cho
mỗi làng nghề.
- Mỗi cuộc phỏng vấn có
đa dạng câu hỏi và diễn ra
trong vòng 3 phút.

Attainable Trước dự án: Hoàn Các thành viên có sự tham


(Tính khả - Có sự phân chia, bàn giao thành tốt gia nhiệt huyết, hoàn thành
thi) công việc rõ ràng giữa các ban nhiệm vụ được giao một
chuyên môn dựa trên điểm cách tốt nhất, hiểu được
mạnh, điểm yếu của mỗi thành khuyết điểm, ưu điểm của
viên. bản thân để cống hiến cho
- Lên kế hoạch cho dự án dựa dự án.
trên tiêu chí thân thiện, gần gũi
với đối tượng của dự án, nhưng
vẫn giữ được sự truyền cảm
đối với nghệ thuật.
41

Trong dự án: Hoàn - Các thành viên đều tham


- Tham gia và hoàn thành đầy thành tốt gia tích cực và cố gắng
đủ các mục cần thiết của kế hoàn thành nhiệm vụ trước
hoạch với sản phẩm đầu ra tốt thời hạn được giao.
nhất. - Các ban tham gia đầy
- Có sự điều chỉnh nhân lực, nhiệt huyết để hoàn thành
đốc thúc các thành viên hoàn nhiệm vụ được giao trước
thành công việc. khi hết hạn và kịp thời cập
nhật đúng tiến độ.

Sau dự án: Hoàn - Dự án đã được hoàn


- Theo dõi và nắm bắt tốt tiến thành tốt thành tốt tuy nhiên các bạn
trình lượt tiếp cận cùng tương đều khá mệt mỏi nhưng
tác của đối tượng để đưa ra vẫn giúp đỡ nhau hoàn
biện pháp điều chỉnh kịp thời. thành công việc theo đúng
- Nhận xét điểm mạnh và điểm thời hạn một cách tốt nhất.
yếu của dự án để đánh giá - Các thành viên sau dự án
khách quan sự thành công hay mong muốn sẽ học được
thất bại. nhiều kĩ năng mới, đồng
- Áp dụng kiến thức của Triết thời là những trải nghiệm
học Mác-Lênin vào dự án thực tế tại các làng nghề
nhằm phân tích triệt để từ đó vô cùng giá trị.
rút ra bài học và cảm nhận sau
dự án.

Realistic Dự án được hoàn thành dựa Hoàn - Kinh phí của dự án nằm
(Tính thực trên mục tiêu xây dựng và quá thành tốt trong khoảng dự tính.
tế) trình chuẩn bị, áp dụng được - Tận dụng hết khả năng
thái độ và kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực: 10
nhóm vào dự án. người.
- Sự phân chia ban với các
công việc cụ thể nhằm đáp
ứng được những mục tiêu
riêng lẻ đặt ra xuyên suốt
quá trình.
- Trước mỗi cuộc họp đều
có ghi trước nội dung họp
cụ thể để buổi học được
hiệu quả.
42

- Mỗi trưởng ban đặt ra


cho từng thời hạn nhiệm
vụ để các thành viên có thể
hoàn thành đúng tiến độ.

Time- Quá trình phải diễn ra theo Hoàn Nhóm đã cố gắng hoàn
bound khuôn khổ cho phép (Khuôn thành tốt thành quá trình di chuyển
(Thiết lập khổ học phần môn Triết học đến ngôi làng phỏng vấn
thời gian) Mác-Lênin) trong vòng 2 ngày: ngày 1-
làng se nhang; ngày 2 -
làng chổi đót và làng lồng
đèn.

3.2. Quá trình thực hiện


3.2.1. Quá trình lên kế hoạch tổng quát cho dự án
- Lập công cụ Google Trang Tính để họp và tổ chức như một nơi làm việc chung:
PHILOSOPHY WORKING SPACE.
- Tổ chức các buổi họp và ghi lại nội dung họp của các buổi vào trong Biên bản họp
của nhóm. Các nội dung của buổi họp gồm có:
- 15/11: lên ý tưởng và tìm hiểu địa điểm làng nghề.
- 17/11: lên kế hoạch di chuyển đến các địa điểm phỏng vấn và liệt kê các đầu việc cần
làm.
43

- Phân chia nhiệm vụ cho từng ban và có hệ thống theo dõi quá trình thực hiện của từng
thành viên.

3.2.2. Quá trình truyền thông trên Facebook


- Đăng bài quảng bá cho trang truyền thông trên Facebook.
- Đăng bài cung cấp thông tin lộ trình trải nghiệm.
- Đăng 3 bài viết liên quan đến 3 địa điểm làng nghề đã chọn.
- Đăng video trải nghiệm tại các làng nghề (thực hiện sau khi đã thu hoạch tư liệu hình
ảnh + video tại các làng nghề)
- Đăng bài cảm ơn và tri ân những người đã đồng hành cùng trang dự án Hoa Lộ.
→ Mục tiêu: Hoàn thành được chỉ tiêu đã đề ra ở mục Measurable - S.M.A.R.T.

3.2.3. Quá trình quay video và chụp ảnh thực tế


- Chọn địa điểm làng nghề phù hợp các tiêu chí: dễ di chuyển, có truyền thống lâu đời,
cho phép quay lại quá trình làm nên sản phẩm.
- Lên lộ trình, kế hoạch chi tiêu cho 2 ngày trải nghiệm.
- Thực hiện theo kế hoạch vào ngày trải nghiệm, áp dụng các kiến thức đã học trước
đó: sử dụng máy ảnh cơ, kỹ năng quay phim với độ phân giải cao, kĩ thuật sơ cứu, kỹ
44

năng phỏng vấn, kỹ năng ghi chú lại những câu trả lời của các nghệ nhân, kĩ năng chi
tiêu hợp lý cho chuyến đi.

3.2.4. Quá trình chỉnh sửa video trải nghiệm


- Sử dụng kĩ năng chỉnh sửa video, viết nội dung phù hợp cho bài đăng nhằm thu hút,
tiếp cận người theo dõi trang.
- Chọn lọc những video đã được thu lại từ trải nghiệm thực tế và chỉnh sửa tốc độ, màu
sắc cho phù hợp.
- Lên ý tưởng cho video: chủ đề, nội dung, hình ảnh, âm nhạc…

3.2.5. Quá trình biên tập tạp chí


- Tiếp cận người dân ngẫu nhiên và sử dụng kỹ năng phỏng vấn, ghi chú lại cảm nhận
của họ sau khi cho họ quan sát hình ảnh đã chụp.
- Chọn lọc những hình ảnh đã chụp từ chuyến đi trải nghiệm phù hợp với tiêu chí tạp
chí hướng tới: hình ảnh rõ nét, chuyên nghiệp, mang tính nghệ thuật cao, dễ truyền đạt
ý nghĩa cho người đọc.
- Lên ý tưởng và trang trí cho trang bìa tạp chí phù hợp với chủ đề văn hoá nghệ thuật
truyền thống.
- Biên soạn hình ảnh và trích lời cảm nhận của người dân vào các trang tạp chí theo bố
cục hợp mắt người đọc.
- Thực hiện công việc in ấn tạp chí (1 cuốn).
45

4. KẾT QUẢ KẾ HOẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ


4.1. Kết quả tổng kết
4.1.1. Quảng bá truyền thông

Trang: HOA LỘ
46

- Bài viết 1: “HOA LỘ - CON ĐƯỜNG TẠO NÊN SẮC HOA CỦA NGHỆ THUẬT”

Số lượng tương tác với bài viết:


47

- Bài viết 2: CÔNG BỐ LỘ TRÌNH

Số lượng tương tác với bài viết:


48

- Bài viết 3: “HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI LÀNG NHANG LÊ MINH XUÂN”

Số lượng tương tác với bài viết:


49

- Bài viết 4: “HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI LÀNG CHỔI ĐÓT SÀI GÒN”

Số lượng tương tác với bài viết:


50

- Bài viết 5: “HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI LÀNG LỒNG ĐÈN PHÚ BÌNH”

Số lượng tương tác với bài viết”


51

- Bài viết 6: “RECAP HÀNH TRÌNH ĐẾN CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG
TRUYỀN THỐNG”

Số lượng tương tác với bài viết:

- Bài viết 7: “KẾT THÚC HÀNH TRÌNH HOA LỘ”


52

Số lượng tương tác với bài viết:

4.1.2. Chi tiêu


53

Hạng mục Số lượng Thành tiền


Tấm hắt sáng 2 200.000 VND
Chi phí dụng cụ,
Thẻ nhớ 1 170.000 VND
thiết bị
USB đọc thẻ nhớ 1 50.000 VND
Chi phí quảng cáo 200.000 VND
Chi phí in ấn (tạp chí, báo cáo) 225.000 VND
Tổng 845.000 VND

4.1.3. Kết luận


- Về mặt truyền thông, tất cả các chỉ tiêu về lượt tương tác của bài viết đã hoàn thành.
- Về mặt kinh phí, chi tiêu thực tế không vượt quá kinh phí dự trù ban đầu.

4.2. Đánh giá


4.2.1. Ưu điểm
- Các thành viên tham gia tương đối đầy đủ các buổi họp trực tiếp và gián tiếp, các buổi
ghi hình, nếu không thể tham gia sẽ chủ động coi lại biên bản họp và đưa ra thắc mắc.
Từ đó các thành viên đều nắm rõ tiến độ của dự án và đưa ra những ý kiến đóng góp
cho dự án.
- Các thành viên luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng với thời hạn đưa ra để dự
án trôi chảy và đúng tiến độ.
- Khi có vấn đề phát sinh, các thành viên chủ động đưa ra ý kiến và mở những cuộc họp
gấp để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
- Việc sử dụng những mối quan hệ cá nhân và tính năng quảng cáo của Facebook khiến
cho dự án có độ lan tỏa cao, lượt tiếp cận đến người xem lớn.
- Tìm hiểu kỹ các địa điểm bán thiết bị, dụng cụ tốt với mức giá phải chăng trước khi
mua nên kinh phí cho dự án nằm ở mức thấp nhất có thể.
- Tìm hiểu kỹ về các làng nghề, phương thức liên lạc để liên hệ trước và hỏi xin sự
chấp thuận chụp hình, quay phim và phỏng vấn để tiết kiệm thời gian di chuyển và
tiền bạc.
54

4.2.2. Khuyết điểm và giải pháp khắc phục


4.2.2.1. Khuyết điểm
- Trong quá trình làm việc, một số thành viên còn gặp khó khăn trong việc liên kết với
các thành viên khác để hoàn thành công việc.
- Vì nhân lực ít nhưng chia ra 4 ban dẫn đến sự lộn xộn giữa các ban, một người phải
làm 2 ban và công việc cho các ban không đều nhau.
- Trưởng nhóm chưa nắm được điểm mạnh, điểm yếu của các thành viên để phân ban
và phân công công việc cho phù hợp.

4.2.2.2. Giải pháp khắc phục


- Buổi họp đầu tiên nên dành thời gian để các thành viên trong nhóm tìm hiểu nhau để
dễ dàng làm việc với nhau hơn.
- Chia ít ban lại để cân đối khối lượng công việc cho các ban.

4.3. Kinh nghiệm


- Mỗi thành viên trong nhóm nắm được khả năng cũng như điểm mạnh, điểm yếu của
bản thân.
- Đối với các thành viên của nhóm, chúng tôi đã được nâng cao các kỹ năng mềm như
kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản trị rủi ro, giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, chúng tôi còn có cơ hội học hỏi thêm về các kỹ năng cứng như kỹ năng tin
học văn phòng, sử dụng phần mềm Word, Powerpoint, Google Drive, Google Sheets,
Google Calendar; kỹ năng sáng tạo nội dung và kỹ năng thiết kế hình ảnh, video trên
Capcut, Canva.
- Hơn nữa, dự án này là một cơ hội để chúng tôi có thể áp dụng những kiến thức và quy
luật đã được học của Triết học Mác Lênin vào thực tiễn đời sống. Việc thực hiện dự
án dưới góc nhìn của chủ nghĩa Mác - Lênin vào các hoạt động của dự án đã giúp cho
các thành viên có cái nhìn toàn diện, khách quan về thực tế đời sống. Từ đó càng thấu
hiểu thêm tầm quan trọng của Triết học Mác - Lênin và những lợi ích thiết thực mà
môn học này mang lại.
55

5. LIÊN HỆ VỚI KIẾN THỨC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN


5.1. Vận dụng 3 quan điểm
5.1.1. Quan điểm toàn diện
5.1.1.1. Lý thuyết
Quan điểm toàn diện được phản ánh trong phương pháp luận triết học, rút ra từ nội dung
của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các hiện tượng và sự vật trên thế giới:
- Khi nghiên cứu đối tượng cụ thể, ta cần phải quan tâm đến tất cả các mặt, các bộ
phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ, quan hệ, các tác động qua lại của đối
tượng, sự vật. Phải có quan điểm toàn diện vì các đối tượng, sự vật vừa tồn tại tách
biệt nhau vừa tác động qua lại lẫn nhau.
- Con người cần xem xét đối tượng trong mối liên hệ của nó với các đối tượng khác và
môi trường xung quanh, kể cả các khâu gián tiếp và trung gian liên quan đến đối
tượng, sự vật; nghiên cứu cả các mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và
phán đoán đường đi, khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai gần và xa.
- Theo triết học Mác - Lênin phát biểu về quan điểm toàn diện, một cái nhìn khách
quan, toàn diện, thấy được hết tất cả các mặt của đối tượng là vô cùng cần thiết, từ đó
tránh việc nhìn nhận sự việc một phiến diện, không nắm được bản chất và cốt lõi của
đối tượng, sự vật.

5.1.1.2. Vận dụng vào dự án


Vận dụng các nguyên tắc thuộc quan điểm toàn diện theo triết học Mác - Lênin, nhóm
chúng tôi đã đặt mục tiêu dự án và xây dựng kế hoạch dự án như sau:
- Khi đặt mục tiêu dự án, nhóm chúng tôi áp dụng nguyên tắc S.M.A.R.T bao gồm các
thành phần: S - Specific (tính cụ thể), M - Measurable (tính có thể đo lường được), A
- Attainable (tính khả thi), R - Realistic (tính thực tế), T - Time-bound (thiết lập thời
gian). Nguyên tắc này đã giúp nhóm chúng tôi đặt ra được các mục tiêu cốt lõi của dự
án, đi đúng hướng. Nguyên tắc S.M.A.R.T cũng giúp việc đặt ra các mục tiêu được
diễn ra một cách thực tế, các chỉ tiêu được đặt ra một cách khả thi, có thể thực hiện
được, cũng như không vượt quá thời gian đã vạch sẵn để có thể hoàn thành một cách
đúng hạn. Trên hết, việc thực hiện theo quy tắc S.M.A.R.T đã giúp nhóm chúng tôi có
56

một cái nhìn đa chiều, bao quát, không phiến diện, xem xét và nghiên cứu đầy đủ tất
cả các yếu tố của dự án một cách cụ thể và làm rõ đích đến cuối cùng nhóm muốn đạt
được.
- Về việc xây dựng kế hoạch dự án, nhóm chúng tôi vận dụng mô hình 5W1H2C5M
với 5W - Who (Ai), What (Cái gì), Where (Ở đâu), When (Khi nào), Why (Vì sao),
1H - How (Làm thế nào), 2C - Control (Kiểm soát), Check (Kiểm tra) và 5M -
Material (Nguyên vật liệu), Man (Nguồn nhân lực), Machine (Công nghệ), Method
(Phương pháp làm việc), Money (Kinh phí triển khai). Mô hình này đã giúp chúng tôi
vạch ra cụ thể từng giai đoạn phát triển dự án về phương thức triển khai, nguồn lực
(các thành viên của nhóm), lý do, địa điểm (các làng nghề truyền thống), thời gian và
cụ thể hóa được những vấn đề cơ bản của dự án và hiện thực hóa những điều đó. Từ
đó, chúng tôi có thể đảm bảo được tiến độ công việc diễn ra được suôn sẻ, thuận lợi,
năng suất, ít bất trắc xảy ra, những ý tưởng và kế hoạch được đưa ra mang tính khoa
học, thực tế, rõ ràng, khả thi cao.
- Việc kết hợp áp dụng nguyên tắc S.M.A.R.T và 5W1H2C5M vào dự án chi tiết giúp
tối ưu hóa việc xem xét, nghiên cứu mọi mặt, mọi yếu tố của vấn đề, mọi công đoạn
của dự án, các mối liên hệ ở trong và ngoài tác động đến dự án và kể cả các khâu
trung gian, gián tiếp liên quan đến dự án. Ngoài ra, 2 mô hình còn có thể giúp chúng
tôi cân nhắc, xem xét các sự việc diễn ra trong quá khứ, hiện tại và có thể dự đoán
khuynh hướng phát triển của dự án trong tương lai. Điều này đã hạn chế việc tạo lập
kế hoạch, mục tiêu dự án một cách qua loa, sơ sài, thiếu khoa học, thiếu thực tế,
không có tính khả thi, tránh được cái nhìn phiến diện, một chiều và việc hiểu sai lệch
cốt lõi của vấn đề, sự việc.
Kết luận: Khi xây dựng và phát triển một dự án, kế hoạch, cần tránh việc lập mục tiêu
một cách sơ sài, qua loa, không khoa học, thiếu tính thực tiễn, siêu hình, từ đó sẽ dẫn tới
tiến trình làm việc kém hiệu quả, mất thời gian và nhận lại kết quả không được như kỳ
vọng. Vì vậy, để đạt được năng suất tốt nhất, chúng ta cần xem xét, nghiên cứu, giải
quyết tất cả các mặt, các yếu tổ và các mối liên hệ xung quanh vấn đề, mục tiêu với một
cái nhìn đa chiều, toàn diện, theo đúng như phát biểu của triết học Mác - Lênin.
57

5.1.2. Quan điểm phát triển


5.1.2.1. Lý thuyết
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển là quá trình vận động có
chiều hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đó là quá
trình làm sản sinh và giải quyết những mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, để từ đó cái mới có thể ra đời và thay thế cái cũ.
- Quá trình phát triển này diễn ra dần dần, tiến lên theo đường xoáy ốc và mang tính kế
thừa và dường như sự vật, hiện tượng được lặp lại nhưng ở cơ sở cao hơn, tuy đôi lúc
có những bước nhảy vọt nhưng cũng sẽ có những bước thụt lùi tương đối trong quá
trình biến đổi từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Xuyên suốt quá trình đó, phát triển trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc
điểm, hình thức và tính chất khác nhau. Sau đây là các tính chất cơ bản của quá trình
phát triển:
 Tính khách quan: phát triển có nguồn gốc xuất phát từ chính bản thân sự vật, hiện
tượng, chứ không phải từ các yếu tố ngoại cảnh và đặc biệt không phải từ ý thích,
ý muốn chủ quan của con người.
 Tính phổ biến: trong mọi lĩnh vực của đời sống như tự nhiên, xã hội và tư duy,
chúng ta đều bắt gặp sự phát triển tồn tại.
 Tính đa dạng, phong phú: tuy sự phát triển mang tính phổ biến và có mặt khắp mọi
nơi, trong mọi lĩnh vực nhưng quá trình đó diễn ra khác nhau bởi tác động của các
yếu tố, điều kiện tác động lên đó cũng như sự vật, hiện tượng được phát triển trong
không gian và thời gian khác nhau.
 Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời dựa trên sự vật, hiện tượng cũ sau khi
đã chọn lọc và phát triển.

5.1.2.2. Vận dụng vào dự án


- Quá trình lên ý tưởng cho dự án: Với mong muốn mang lại những giá trị tốt đẹp và
truyền tải những thông điệp nhân văn đến cộng đồng, các thành viên trong nhóm 4 đã
đưa ra rất nhiều ý tưởng cũng như ý nghĩa thực tiễn mà ý tưởng đó mang đến. Tuy
58

nhiên, sau khi nghe góp ý từ giảng viên, những ý tưởng đó có phần lỗi thời và chưa có
tính sáng tạo. Cuối cùng, trải qua vài ngày xem xét ưu khuyết điểm của từng ý tưởng,
giải quyết được mâu thuẫn trong việc chọn ra ý tưởng tốt nhất cũng như cách thức
thực hiện , nhóm đã quyết định chọn thực hiện dự án Hoa Lộ với mong muốn được
tìm hiểu và truyền bá văn hóa về các làng nghề truyền thống và nhóm đã nhanh chóng
chuyển sang quá trình xây dựng kế hoạch thực tiễn cũng như hiện thực hóa dự án của
mình.
- Quá trình thực hiện ý tưởng: Đến với dự án Hoa Lộ, với mong muốn được truyền
tải nét đẹp văn hóa của các làng nghề truyền thống, trong quá trình thực hiện nhóm
chúng tôi đã gặp phải nhiều yếu tố khó khăn và cản trở tuy nhiên đến cuối cùng dự án
vẫn phát triển theo đúng tiến độ được đề ra. Ban đầu, quá trình phát triển đó bắt đầu
từ việc phân chia nhiệm vụ, sau khi xác định được đối tượng là các làng nghề thủ
công đang dần bị lãng quên và mục tiêu của dự án là truyền tải nét đẹp văn hóa đến từ
các làng nghề truyền thống cũng như góp chút sức lực nhỏ bé vào việc duy trì hoạt
động của các làng nghề thông qua sức ảnh hưởng truyền thông của mạng xã hội,
nhóm chúng tôi đã thảo luận để đề ra kế hoạch phát triển dự án cũng như chia nhóm
thành những ban nhỏ để tăng tính chuyên môn cho quá trình hiện thực hóa ý tưởng.
Từng ban có nhiệm vụ khác nhau như liên hệ người dân sống ở các làng nghề, đặt lịch
cho các buổi phỏng vấn, chuẩn bị các thiết bị cần thiết như máy chụp hình, gimbal
chống rung, tripod,... cũng như đến khảo sát địa điểm trước ngày tiến hành. Đến với
ngày đầu tiên, có những khó khăn cản trở ngoài dự đoán như vấn đề thời tiết. Vì địa
điểm đầu tiên trong ngày 19/11/2022 là làng se nhang, nhưng vì thời tiết không tốt
nên người dân tại làng không thể mang nhang ra phơi. Bên cạnh đó, chúng tôi còn gặp
nhiều trắc trở trong việc tìm đến địa điểm nhà của các hộ dân. Tuy nhiên, nhờ sự đồng
lòng cũng như sự cố gắng vượt qua những thách thức, nhóm chúng tôi cuối cùng cũng
tìm được đến làng nghề và được sự cho phép của các cô chú sinh sống và làm việc tại
làng cho phép thực hiện quá trình phỏng vấn cũng như được tìm hiểu chi tiết về các
công đoạn làm nhang. Đến với ngày 23/11/2022, rút kinh nghiệm từ chuyến đi trước,
nhóm đã chuẩn bị kĩ càng hơn để có thể hoàn thành phần còn lại của dự án một cách
tốt nhất. Thông qua những thử thách như vậy, chúng tôi nhận thấy được sự phát triển
59

trong dự án của mình, từ một ý tưởng muốn giúp các làng nghề thủ công được truyền
bá nét đẹp văn hóa đến khi dự án hoàn thành với một bài báo cáo hoàn chỉnh, một
Trang với số lượng người theo dõi cũng như lượt tương tác nhất định cũng như một
quyển tạp chí được biên tập từ những hình ảnh được chụp trong ngày đến thăm các
làng nghề.
- Quá trình trưởng thành của các thành viên: Nhờ có dự án Hoa Lộ này, nhóm
chúng tôi mới có cơ hội được tiếp xúc cũng như tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của các
làng nghề thủ công. Các thành viên trong nhóm đã học được nhiều điều trong suốt quá
trình làm báo cáo, thực hiện dự án cũng như thông qua những chuyến đi đến những
làng thủ công như quá trình se nhang, quá trình làm nên một cây chổi đót cũng như
một cái lồng đèn hoàn chỉnh. Chúng tôi thấu hiểu được nỗi vất vả của nghề thủ công
nhưng bên cạnh đó cũng học được thế nào là tâm huyết và sự tận tâm dành cho nghề.
Từ đó, nhóm muốn góp chút sức lực của mình để truyền tải nét đẹp văn hóa này đến
cho cộng đồng và lan truyền đam mê tìm hiểu, giữ gìn các truyền thống của cha ông.
Bên cạnh đó, nhờ có quá trình làm việc cùng nhau, các thành viên trong nhóm cũng
học được cách tự tin đưa ra ý tưởng, quan điểm của mình, cách hoàn thành nhiệm vụ
đúng thời hạn được giao để không ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của dự án, cách
cùng nhau giải quyết mâu thuẫn và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng để từ đó sau
khi kết thúc dự án, các thành viên nhận thấy bản thân đã học được rất nhiều thứ và
trưởng thành hơn trong suốt quá trình làm việc cùng nhau.

5.1.3. Quan điểm lịch sử - cụ thể


5.1.3.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Quan điểm lịch sử - cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét một hiện
tượng, sự vật hay sự việc gì đó chúng ta phải dành sự quan tâm đến tất cả những
yếu tố từ khách quan cho đến chủ quan có liên quan hay ảnh hưởng đến sự vật.
 Theo tư tưởng của triết gia Mác Lênin, lịch sử phản ánh những thay đổi về phương
diện lịch sử của thế giới khách quan trong tiến trình lịch sử - cụ thể của việc hình
60

thành, vận động, chuyển hoá của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính chất lịch sử -
cụ thể của sự phát sinh qua từng giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.
 VI. Lênin đã từng chỉ ra rằng, cần phải “xem xét vấn đề theo quan điểm sau đây:
một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã
trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự
phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành thế nào?”.
- Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử - cụ thể:
 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - xem xét sự vật, hiện tượng khách quan nằm
trong mối liên kết, phụ thuộc vào nhau tác động và ảnh hưởng đến nhau đối với
từng sự vật, hiện tượng hay tất cả mọi phương diện của một sự vật, của một hiện
tượng và nguyên lý về sự phát triển - xem xét sự vật, hiện tượng khách quan, phải
liên tục đưa chúng vào cuộc tiến trình thường xuyên biến động vì đó là nền tảng
của lịch sử riêng. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới cùng hiện hữu, vận động và
tiến hoá theo các hoàn cảnh không gian và thời gian tương ứng.
 Điều kiện không gian và thời gian có tác động nhất định đối với bản chất, đặc tính
của nó. Cùng một sự vật nhưng nếu xuất hiện tại các điều kiện về không gian và
thời gian khác nhau thì sẽ khiến cho tính chất, đặc điểm của nó khác đi hoặc thậm
chí là gây biến đổi toàn bộ tính chất, đặc điểm của sự vật ấy.

5.1.3.2. Vận dụng vào dự án


Nhóm chúng tôi đã vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào dự án dựa trên 3 yêu cầu
được đặt ra:
Yêu cầu 1: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không gian và
thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh
hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Đặt dự án vào trong bối cảnh thời kỳ hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sự quan
tâm, tò mò của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ dần hướng về các quốc gia
khác, dẫn đến sự học hỏi một cách ít chọn lọc, ít đặt văn hoá nghệ thuật truyền thống
nước nhà làm nền móng để học thêm cái mới, cái lạ. Đặc biệt, giao lưu, tiếp xúc văn
hoá nước ngoài còn trở nên phổ biến, được coi là xu hướng thịnh hành, khiến cho
chúng ta dần quên mất giá trị cốt lõi được ông cha ta truyền đạt qua hàng trăm, hàng
61

nghìn năm. Chính vì vậy, dự án truyền thông được hình thành dưới một hình thức
củng cố, tuyên truyền lại giá trị văn hoá truyền thống sẽ là cách tiếp cận khá hiệu quả
giúp giới trẻ nhận ra tầm quan trọng của nó.
- Ngoài ra, sự hiện đại, đổi mới của thời đại 4.0 đã mang đến những nền tảng mạng xã
hội nhằm khiến cho việc tiếp xúc của giới trẻ với các thông tin trở nên đa dạng hơn.
Ngay cả khi ngồi một nơi, ta vẫn có thể du hành, trải nghiệm đến nhiều địa điểm cùng
một lúc, vừa tiết kiệm, vừa tiện lợi. Chính sự truyền thông mạnh mẽ của các trang
mạng cũng là một không gian phong phú thông tin tạo cơ hội cho giới trẻ có một trải
nghiệm “ảo nhưng chân thật” tới những làng nghề truyền thống - nơi tạo nên các vật
dụng gần gũi hằng ngày mà ta chưa từng nghĩ về quá trình tạo nên chúng. Hơn thế
nữa, theo dõi một video hành trình thực tế mang tính giải trí xen lẫn vào giáo dục
đang là xu thế của giới trẻ ngày nay, khi mà họ vừa có thể quan sát được hình ảnh đặc
sắc, vừa cập nhật được thông tin từ các nghệ nhân chỉ thông qua chiếc màn hình. Vì
thế, chọn mạng xã hội và truyền thông trên nền tảng ấy là cách tiếp cận tối ưu.
Yêu cầu 2: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân
tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ vậy mới đánh giá đúng
được giá trị và hạn chế của lý luận đó.
- Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi nhận thấy dưới góc độ lịch sử, sự vận hành
phát triển của cuộc sống hiện đại luôn đi kèm với nhận thức về giá trị nguyên gốc
trong quá khứ của truyền thống văn hoá nghệ thuật nước nhà, đòi hỏi việc đầu tư sự
tập trung cao độ vào vấn đề bảo tồn cũng như xây dựng, phát triển môi trường văn
hoá làng nghề. Bởi lẽ chúng ta bắt đầu từ cốt lõi mới có thể tiến đến việc hình thành
nên những giá trị gắn liền với nó nên những giá trị nghệ thuật lâu đời chính là nguồn
gốc định hướng sự tạo hình cho đời sống người dân ngày nay đầy đa dạng và tiến
triển mạnh mẽ. Vì vậy, khi lên kế hoạch cho dự án, chúng tôi nhận thức được giá trị to
lớn mà dự án có thể mang lại khi đánh đúng trọng tâm vào chủ đề Giá trị nghệ thuật
truyền thống, đồng thời là việc khoanh vùng, thu gọn khu vực lại thành xung quanh
một trong các đô thị bậc nhất Việt Nam, nơi mà sự hiện đại có khả năng cao đánh
chìm giá trị cốt lõi này - thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, dự án còn đặc biệt chú
tâm tới đối tượng cụ thể là thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên trong khu vực thành phố.
62

Yêu cầu 3: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể
của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận
dụng đó trong thực tiễn.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, các làng nghề truyền thống không được phát triển mạnh
mẽ và phong phú như tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hội An… Chính vì vậy, học sinh,
sinh viên trong khu vực này thường không có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm tại
các làng nghề, cũng như không thể nắm rõ được tầm quan trọng của hành trình thức
tỉnh tinh thần yêu nghệ thuật truyền thống nước nhà. Trong những cuộc bàn luận và
lên lộ trình cho dự án, chúng tôi có sự chọn lọc và cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn ba
địa điểm làng nghề với những vật dụng vô cùng phổ biến trong đời sống ngày thường:
hương nhang, lồng đèn và chổi đót. Tuy gần gũi nhưng thông tin chúng tôi dự định
mang lại thông qua những thước phim, hình ảnh về quy trình sản xuất là vô cùng mới
mẻ, độc đáo. Dự án cũng hứa hẹn đem lại sản phẩm truyền thông trau chuốt, hoàn
chỉnh và gửi gắm một chút sự trẻ trung, năng động trong đó nhằm truyền tải sự ảnh
hưởng của dự án một cách tối ưu nhất nhưng không hề nhàm chán, khó hiểu.
- Tuy nhiên, dự án cũng có hạn chế về mặt số lượng địa điểm cũng như thời lượng
video không thể hoàn toàn đưa lên hết tất cả những cuộc phỏng vấn với nghệ nhân
từng làng nghề. Ấy vậy, chúng tôi vẫn cố gắng đan xen các thông tin thiếu sót ấy vào
bài viết truyền thông, cũng như thông tin trong sản phẩm tạp chí như một cách để
truyền đạt đầy đủ, hoàn thiện nhất có thể.

5.2. Vận dụng 6 cặp phạm trù


5.2.1. Tất nhiên và ngẫu nhiên
5.2.1.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Tất nhiên: là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, kết cấu bên trong của
vật chất quyết định; trong những điều kiện thì bắt buộc phải xảy ra và phải xảy ra
theo chiều hướng này và không có chiều hướng khác.
 Ngẫu nhiên: Là phạm trù do những yếu tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều
hoàn cảnh bên ngoài quyết định; có thể diễn ra hoặc không, nếu diễn ra thì có thể
diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau.
63

- Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:


 Đều tồn tại khách quan, đều có vai trò đối với sự vận động, phát triển của sự vật
và hiện tượng.
 Đều có một phần vai trò đáng kể trong việc đóng góp cho quá trình vận động.
 Nếu tất nhiên chi phối sự phát triển của sự vật thì ngẫu nhiên chi phối tốc độ diễn
ra của sự vật.
 Đều tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau.
 Tất nhiên vạch đường đi dựa trên vô số cái ngẫu nhiên.
 Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện và bổ sung cho tất nhiên.
 Đều thường xuyên thay đổi và phát triển, và có thể chuyển hóa cho nhau trong
những hoàn cảnh nhất định.
- Ý nghĩa của phương pháp luận:
 Một là, phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên, mà không
được bỏ qua hoàn toàn phạm trù ngẫu nhiên.
 Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối và có thể chuyển hóa qua
lại. Dựa vào đó, ta cần phải có kế hoạch để tác động vào sự chuyển hóa này.

5.2.1.2. Vận dụng vào dự án


Tất nhiên chỉ những nguyên nhân cơ bản, kết cấu bên trong của vật chất. Tất nhiên đối
với dự án này gắn liền với sự phát triển của xã hội. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có
nhiều cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra dẫn đến sự ra đời của máy móc làm tăng hiệu
suất và sản lượng đầu ra của công cuộc sản xuất. Bởi vậy, theo thời gian, con người dần
chuyển sang sử dụng máy móc để làm việc, dẫn đến việc những ngành nghề truyền
thống, thủ công đang dần bị quên lãng đi. Đó là chiều hướng tất yếu mà phạm trù tất
nhiên quy định. Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, tất nhiên vạch đường cho
vô số ngẫu nhiên, và một trong số ngẫu nhiên đó là sự ra đời của dự án Hoa Lộ này, một
dự án lan truyền đến những giá trị truyền thống đang dần bị quên lãng đi. Ngẫu nhiên là
một hình thức biểu hiện và bổ sung cho tất nhiên, trong dự án này là dự án Hoa Lộ được
ra đời như là sự bổ sung cho những giá trị bị mai một của những ngành nghề truyền
thống. Nếu sự phát triển của xã hội - yếu tố tất nhiên - đang làm cho những nghề truyền
thống bị quên dần đi, thì dự án Hoa Lộ - yếu tố ngẫu nhiên - đang góp phần làm chậm lại
64

sự quên lãng này. Có thể dự án này sẽ không đẩy lùi được tốc độ bị quên lãng của các
ngành nghề, nhưng ít nhất, dự án này sẽ giúp cho người dân sẽ nhớ lại và hoài niệm lại là
thời xưa đã có những ngành nghề truyền thống này.

5.2.2. Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất


5.2.2.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Cái riêng: chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
 Cái chung: chỉ những mặt, những thuộc tính lặp lại ở các sự vật, hiện tượng.
 Cái đơn nhất: chỉ những mặt, những thuộc tính chỉ có ở sự vật, hiện tượng này mà
không có ở sự vật, hiện tượng khác.
- Quan hệ biện chứng giữa 3 phạm trù:
 Cái chung tồn tại dưới dạng một mặt, một thuộc tính của cái riêng, không tồn tại
bên ngoài cái riêng và có mối liên hệ gắn liền với cái đơn nhất.
 Cái riêng là cái toàn bộ bởi vì nó là một chỉnh thể độc lập với cái khác và phong
phú hơn cái chung vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.
 Cái chung là cái bộ phận bởi nhưng lại sâu sắc hơn cái riêng vì nó có những thuộc
tính, những mối liên hệ không tách rời và lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
 Cái đơn nhất và cái chung có mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất và có
thể chuyển hóa lẫn nhau trong những hoàn cảnh nhất định.
- Ý nghĩa của phương pháp luận:
 Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại dưới dạng thuộc tính chung
của một số cái riêng, không tách rời với cái đơn nhất, và cái chung đó được đem
lại một hình thức riêng biệt thông qua mối liên kết này, thì các phương pháp thực
tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau
đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái riêng) có liên hệ với cái chung đó.
 Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn
nhất, thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác, không nên sử
dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường
hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó.
65

 Thứ ba, vì cả 3 phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên có thể và cần phải tạo
điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung”
và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất” trong thực tiễn.

5.2.2.2. Vận dụng vào dự án


Cái đơn nhất ở đây là bản thân mỗi thành viên trong nhóm. Là những cá thể riêng biệt,
độc lập về tính cách, tư duy. Cái chung được nói đến là tập thể cả nhóm, nơi có sự hòa
hợp, thống nhất lẫn nhau. Cái đơn nhất sẽ bổ trợ cho cái chung về mặt ý tưởng cũng như
cách thức hoạt động. Hai bên có mối liên hệ lẫn nhau và chuyển hóa cho nhau trong một
số trường hợp nhất định. Bên cạnh đó, cái riêng của mỗi người nên đem lại lợi ích cho cái
chung toàn thể, nhường nhịn, không lấn át nhau nhằm đưa ra một kết quả tốt đẹp. Ngoài
ra, cá nhân phải đưa ra ý kiến của mình để có thể chọn lọc cái tốt nhất cho kết quả chung,
đó là trường hợp thứ hai của ý nghĩa phương pháp luận. Để có một kết quả hoàn thiện thì
yêu cầu chỉnh thể đoàn kết, thống nhất với nhau, nghĩa là từ cái riêng chọn lọc để tạo
thành cái chung. Từ những ý kiến cá nhân mới có thể quyết định ý tưởng chung cho dự
án Hoa Lộ. Từ sự sáng tạo, sáng kiến của từng cá thể để làm ra một thành phẩm truyền
thông hoàn chỉnh và tốt nhất.

5.2.3. Nguyên nhân và kết quả


5.2.3.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Nguyên nhân: là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
cùng một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau; gây ra một
tác động nào đó.
 Kết quả: là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau gây ra.
- Tính chất:
66

 Tính khách quan: Mối liên hệ giữa nguyên nhân - kết quả là mối liên hệ khách
quan giữa các mặt của sự vật, hiện tượng, nên tồn tại ngoài ý muốn của con người
mà không cần biết được con người nhận thức hay không.
Có ba loại nguyên nhân:
 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
 Tính tất yếu:
 Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có
thể gây ra một kết quả nhất định.
 Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau thì trong những điều
kiện và hoàn cảnh tương đối giống nhau, sự tác động giống nhau lên các sự
vật, hiện tượng này sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.
 Tính phổ biến: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều được gây ra bởi
những nguyên nhân nhất định.
- Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
 Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả.
 Nguyên nhân là cái có trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên
nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
 Nếu nhiều nguyên nhân cùng tác động dựa trên một hướng thì sẽ đẩy nhanh
quá trình tác động lên sự vật, hiện tượng. Còn nếu nhiều nguyên nhân tác động
lên sự vật, hiện tượng theo nhiều hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, triệt tiêu
tác động của nhau.
 Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả, và cùng một kết quả có thể
được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau.
 Kết quả có thể tác động trở lại đối với nguyên nhân: Nguyên nhân sản sinh ra kết
quả. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động mà tác động
ngược lại đối với nguyên nhân.
 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: Một hiện tượng nào đó là
kết quả của một nguyên nhân nào đó, đến một lúc nào đó, hiện tượng này sẽ trở
67

thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng tiếp theo. Quá trình này không bao giờ kết
thúc, tạo nên một chuỗi nguyên nhân - kết quả dài vô tận mà không có điểm bắt
đầu và điểm kết thúc.
- Ý nghĩa của phương pháp luận:
 Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả có tính khách quan và phổ biến. Không
có một sự vật, hiện tượng nào xảy ra hoặc được tác động mà không có nguyên
nhân.
 Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, mỗi nguyên nhân trên đều có vai
trò khác nhau trong việc sinh ra kết quả. Bởi vậy, trong hoạt động thực tiễn, cần
phải phân tích được nhiều loại nguyên nhân và nhiều hướng tác động của các
nguyên nhân để có biện pháp thích hợp cho việc tạo điều kiện cho tác động tích
cực diễn ra và hạn chế tác động tiêu cực.

5.2.3.2. Vận dụng vào dự án


Có thể nói, chúng tôi đã vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
để đưa ra ý tưởng cũng như thành quả là dự án Hoa Lộ.
- Đầu tiên, chúng tôi đã vận dụng mối quan hệ “Nguyên nhân xuất hiện trước và sinh ra
kết quả”. Chúng tôi tự ý thức được rằng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần
trở nên mai một theo guồng quay cuộc sống hiện đại và đó là nguyên nhân chủ yếu để
chúng tôi đưa nét đẹp ấy trở về với con người Việt Nam gần gũi hơn. Chúng ta sống
trong một thế giới nơi mà họ đặt sự cải tiến, hiện đại lên trên để phục vụ chất lượng
cũng như sự vượt tiến của nhân loại. Thế nên, đó lại là nguyên nhân hay sự thúc đẩy
chính yếu Hoa Lộ ngồi lại với nhau và đưa ý tưởng này thành hiện thực. Những gì
thuộc về truyền thống, cha ông ta nên được nâng niu và giữ gìn hơn bao giờ hết. Kết
quả của sự tự ý thức này là hành trình những ngày đến thăm các làng nghề dân gian
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, đề cập đến mối quan hệ phức tạp giữa nhân-quả thì một trong những nguyên
nhân để Hoa Lộ ra đời đó là sự công nhận, trân trọng đối với nghề truyền thống và các
nghệ nhân. Những tinh hoa đất Việt ấy đã được lưu truyền từ đời ông đến đời cha, thế
nên chúng tôi càng muốn đem thứ đẹp đẽ ấy ra ánh sáng, ra hào quang nơi con người
đang dần bỏ quên đi những giá trị này. Đây cũng là một cách ủng hộ tinh thần cho các
68

nghệ nhân, để họ vững tin vào việc họ đang tâm huyết và để họ thêm yêu công việc
giữ lửa nghề dân gian hơn nữa. Nguyên nhân khác có thể kể đến là tạo nguồn cảm
hứng, khơi dậy sự tò mò nơi các bạn trẻ. Hoa Lộ truyền tải đến một thông điệp đến
các bạn trẻ là hãy đi đến nơi có sự nhiệt thành, đẹp đẽ của các nghệ nhân làng se
nhang, chổi đót và lồng đèn. Đến đó, các bạn có thể học hỏi thêm nhiều hơn về kiến
thức lịch sử, quy trình cách làm cũng như tình yêu đối với công việc của các nghệ
nhân.
- Ăng-ghen viết: “Khoa học của tự nhiên xác nhận câu nói của Hegel cho rằng sự tương
tác là nguyên nhân cuối cùng thật sự của các sự vật”.

5.2.4. Nội dung và hình thức


5.2.4.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Nội dung: là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật.
 Hình thức:
 Là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại, phát triển của sự vật.
 Là hệ thống tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
- Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
 Thứ nhất, nội dung và hình thức có sự thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.
Khi tồn tại ở trong thế giới quan, sự vật được cấu tạo từ những yếu tố, những mặt
khác nhau mà lại có sự thống nhất chặt chẽ và không tách rời nhau. Những yếu tố,
những mặt này vừa góp phần làm chất liệu cho nội dung, vừa góp phần tạo ra các
mối liên hệ để xây dựng hình thức. Bởi vậy, không có nội dung nào không đi kèm
với hình thức, và không có hình thức nào lại không đi kèm với nội dung. Ngoài ra,
trong nhiều điều kiện khác nhau, một nội dung có thể sẽ đi kèm với nhiều hình
thức khác nhau hoặc một hình thức sẽ thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
 Thứ hai, nội dung sẽ quyết định hình thức.
69

 Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, nội dung là mặt
đồng nhất với xu hướng là biến đổi và hiện tượng là mặt tương đối bền vững
với xu hướng là ổn định.
 Sự biến đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay
đổi, vận động theo chiều từ thấp đến cao của nội dung. Vì hình thức thay đổi
và vận động chậm hơn, nên khi nội dung biến đổi và phát triển, hình thức cũng
theo đó phải biến đổi sao cho phù hợp với nội dung mới.
 Thứ ba, hình thức không phụ thuộc mà tác động trở lại vào nội dung.
 Mặc dù nội dung giữ vai trò quyết định trong sự thay đổi và phát triển, hình
thức sẽ không theo nội dung hoàn toàn mà luôn độc lập và tác động tích cực
trở lại nội dung. Tùy theo độ phù hợp giữa hai phạm trù, hình thức sẽ thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự biến đổi và vận động của nội dung.
 Tới một lúc nào đó, hình thức và nội dung sẽ trở thành hai mặt đối lập của mâu
thuẫn và phủ định nhau một cách sâu sắc. Lúc này, hình thức cũ sẽ bị loại bỏ,
và nội dung mới sẽ xuất hiện và hình thức mới sẽ được hình thành. Trên cơ sở
của hình thức mới, nội dung mới cũng sẽ tiếp tục biến đổi và phát triển, và sự
vật, hiện tượng sẽ chuyển sang trạng thái mới về chất.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
 Về nhận thức, nhận thức không được tách rời hoàn toàn giữa nội dung và hình
thức, vì hai phạm trù này luôn gắn bó với nhau trong quá trình biến đổi và phát
triển sự vật.
 Về thực tiễn, cần sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng các giai đoạn
khác nhau trong quá trình phát triển thực tiễn, do cùng một nội dung có thể được
thể hiện bởi nhiều hình thức khác nhau.

5.2.4.2. Vận dụng vào dự án


Chúng tôi đã vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức để xây dựng
nên dự án Hoa Lộ.
- Thứ nhất, chúng tôi vận dụng mối quan hệ “Nội dung và hình thức thống nhất và gắn
bó khăng khít với nhau” để đẩy mạnh chất lượng cũng như ý nghĩa của dự án. Hoa Lộ
cung cấp những thông tin cần thiết, mới lạ về các làng nghề truyền thống tưởng chừng
70

như xa lạ nhưng hết đỗi bình dị. Các làng nghề bao gồm làng se nhang, làng chổi đót,
làng lồng đèn ở TP.HCM. Cụ thể, tìm hiểu các quy trình làm ra thành phẩm, lắng
nghe chia sẻ của các cô chú nghệ nhân theo nghề và tự phản ánh những gì học được
cho bản thân. Thế nên, chúng tôi đã đưa hình thức là đăng tải các bài đăng bao gồm
bài viết, hình ảnh, thông tin tư liệu từ người nghệ nhân lên trang mạng xã hội. Qua
hình thức này, chúng tôi có thể đưa thông tin gián tiếp nhưng nhanh chóng và hiệu
quả đến người đọc. Có thể nói, chỉ có nội dung thôi thì không lột tả hết được cái hay,
cái đẹp của những làng nghề. Do đó, hình thức sẽ hỗ trợ giúp đưa nội dung đến gần
với người đọc hơn.
- Thứ hai, chúng tôi nhận thấy hình thức không thụ động mà tác động lại nội dung.
Hình thức chủ yếu của Hoa Lộ là thông tin và hình ảnh, video qua các bài đăng trên
mạng xã hội; tuy nhiên, hình thức “Tạp chí” cũng góp phần hoạch định sự thành công
của dự án. Vì nếu hình thức không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến nội dung, nếu theo
hướng tiêu cực thì sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất mà ở đây là dự án Hoa Lộ.
Những tư liệu đắt giá, những hình ảnh quý báu được tổng hợp trong cuốn tạp chí Hoa
Lộ sẽ cho thấy hình thức đóng vai trò hết sức quan trọng đến nội dung chứ không phải
một chiều là nội dung tác động đến hình thức.

5.2.5. Khả năng và hiện thực


5.2.5.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Hiện thực: là phạm trù dùng để chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế. Hiện thực
bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan
trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con
người. Cần lưu ý rằng hiện thực khác hiện thực khách quan. Không giống với hiện
thực, hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với
ý thức của con người.
 Khả năng: là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ
xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng. Khả năng là "cái hiện
chưa có" nhưng bản thân khả năng với tư cách "cái chưa có" đó lại tồn tại. Tức là
71

các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng để
xuất hiện sự vật đó thì tồn tại.
- Mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa khả năng và hiện thực:
 Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
 Quan hệ giữa khả năng và hiện thực có tính phức tạp. Điều đó thể hiện ở chỗ cùng
trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng
chứ không phải chỉ một khả năng.
 Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất
hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi
theo sự thay đổi của điều kiện.
 Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không phải chỉ một điều kiện mà là
một tập hợp nhiều điều kiện.
- Một số kết luận về mặt phương pháp luận:
 Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên trong hoạt
động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra chủ trương, phương hướng hành
động của mình; nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo
tưởng.
 Việc chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một
cách tự động, nhưng trong xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con
người. Vì vậy, trong xã hội, chúng ta phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực con
người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính năng động sáng tạo
của mỗi con người để biến khả năng thành hiện thực thúc đẩy xã hội phát triển.
 Cần tránh hai thái cực sai lầm, một là: tuyệt đối hóa vai trò nhân tố chủ quan; hai
là: hạ thấp vai trò nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực.

5.2.5.2. Vận dụng vào dự án

Hiện thực Khả năng


Các thành viên sáng tạo, tích cực và chăm, Nội dung, hình thức của thành phẩm được
chủ động tìm tòi, phát triển nội dung. tạo ra thu hút, mạch lạc, rõ ràng.
72

Thành lập trang truyền thông trên Có khả năng quản lý, tổng hợp, phân loại,
Facebook và cập nhật được thống số xử lí thông tin hiệu quả.
tương tác rõ ràng.
Dự án được bạn bè, người thân yêu thích Phát triển quy mô lớn qua hợp tác truyền
và ủng hộ. thông với các đối tác hợp tác lớn, mở ra
cơ hội thu hút các nhà tài trợ tiềm năng.
Các thành viên nắm vững và sử dụng Xác định được mục tiêu cụ thể, thực tế,
nguyên tắc SMART và mô hình khả thi.
5W1H2C5M. Xây dựng được một kế hoạch chi tiết,
toàn diện trên các khía cạnh khác nhau,
không một chiều, phiến diện.
Sử dụng các phần mềm thiết kế như Thiết kế tạp chí và những thước phim
Canva, Pr, Ae, Capcut. ngắn của nhóm trở nên thuận tiện, nhanh
Sử dụng thành thạo các công cụ văn chóng, hiệu quả và sinh động.
phòng (Microsoft Office Word/Excel, Hệ thống hoá được kế hoạch trừu tượng
Google Drive,...). thành văn bản lưu trữ thông tin cần thiết
để các thành viên có thể nắm bắt và thực
hiện kế hoạch có phương pháp cụ thể,
đúng đắn.

- Khả năng và hiện thực trong dự án của chúng tôi luôn gắn bó với nhau, không tách rời
nhau trong một thể thống nhất.
 Trong quá trình họp nhóm, chúng tôi không quên đề cập đến các khả năng khác
nhau có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch để tránh bị thụ động khi gặp
các trường hợp khó khăn. Các khả năng xấu/ tiêu cực có thể xảy ra như: các bạn bị
ốm đau không tham gia được, ảnh hưởng từ nhân tố từ bên ngoài như thời tiết,
không có được sự chấp thuận của các nghệ nhân, thời gian thực hiện không đủ,
kinh phí dự trù không đủ, sản phẩm không thống nhất, các thông tin bị lạc hậu,...
để có những phương án dự phòng để đảm bảo kế hoạch vẫn được diễn ra suôn sẻ
và đúng tiến độ.
73

 Trước khi tổ chức, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ về địa điểm các làng nghề,
khoảng cách và thời gian dự tính dành cho mỗi ngày đến địa điểm cụ thể. Trong
quá trình dựng kế hoạch chúng tôi cũng đã dành rất nhiều thời gian để có thể chọn
ra lựa chọn phù hợp nhất. Không chỉ chuẩn bị kỹ lưỡng chúng tôi còn đưa ra
những quyết định nhanh chóng và phù hợp. Ví dụ: Vào ngày phỏng vấn đầu tiên,
kế hoạch đã xảy ra một vấn đề là chúng tôi đã không thể tìm được địa điểm phù
hợp, tuy nhiên sau khi bàn bạc chúng tôi quyết định sẽ tiếp tục hành trình và nhờ
sự hỗ trợ từ địa phương và chúng tôi cuối cùng cũng đã tìm được địa điểm phù
hợp.
- Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai:
 Trong thực hiện kế hoạch hay dự án, cần phải dựa vào hiện thực/thực tế (khả năng
của bản thân, điều kiện/hoàn cảnh của bản thân,... ) vì nó là cái đang thực sự tồn
tại. Nhưng cũng cần phải tính đến các khả năng xảy ra (biến cố có thể xảy ra,...) để
đưa ra kế hoạch vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của kế hoạch trong
tương lai.
 Thứ hai, phải thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn
(tốt/xấu, tiến bộ/lạc hậu,...) để tránh rơi vào bị động khi gặp khó khăn hay những
tình huống bất ngờ.
 Cuối cùng, sau khi xác định được các khả năng của kế hoạch, dự án, phải lựa chọn
và thực hiện các khả năng. Đặc biệt cần chú ý đến khả năng tất nhiên và khả năng
gần, vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện thực. Ngoài ra, cần phải chủ động
tạo ra những điều kiện cần và đủ (trao dồi kỹ năng, thể lực, sức khoẻ, yếu tố tinh
thần; nghiên cứu sâu về một vấn đề trong kế hoạch) để biến một khả năng thành
hiện thực.

5.2.6. Bản chất và hiện tượng


5.2.6.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Bản chất: phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
 Hiện tượng: phạm trù chỉ sự biểu hiện ra "bên ngoài" của bản chất.
74

 Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất với cái
chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất.
 Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Tức là, tổ hợp những quy luật
quyết định sự vận động, phát triển của sự vật chính là bản chất của sự vật ấy.
- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
 Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống, bất kể con người có sự
nhận thức được hay không.
 Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những mối liên hệ qua lại, đan xen
chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật. Hiện tượng chỉ là sự
biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng
tồn tại khách quan.
 Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này mà
người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn các hiện tượng bên
ngoài.
 Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản chất nào cũng
được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng. Tương tự, hiện tượng bao giờ
cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của
bản chất.
 Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau. Khi bản chất
thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất
mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất đi.
 Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn.
 Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của
sự vật. Còn hiện tượng phản ánh cái riêng biệt, phong phú và đa dạng.
 Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định, nó
luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.
 Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan. Còn hiện
tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.
- Một số kết luận về mặt phương pháp luận:
75

 Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện
tượng, quá trình thực tế vì bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật
và biểu hiện qua hiện tượng.
 Bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất định
nào và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật.
 Nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản
chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
 Bản chất tương đối ổn định còn hiện tượng thì không ổn định vì vậy nhận thức
không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự
vật.
 Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng
khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.
 Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên
ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản
chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng. Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần
tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.

5.2.6.2. Vận dụng vào dự án


- Bản chất: Tìm tòi, học hỏi và truyền bá văn hoá. Đây là một dự án tìm hiểu về các
làng nghề truyền thống lâu đời nhằm đem đến cái nhìn tổng quan về lợi thế và khó
khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của các làng nghề truyền thống đề xác
định tính thực tiễn và cấp thiết của việc truyền thông bảo tồn giá trị văn hóa của các
làng nghề.
- Hiện tượng:
 Trong xuyên suốt quá trình chúng tôi đã không ngừng tìm tòi và học hỏi để biết
thêm về thông tin cụ thể của các làng nghề ví dụ: thông tin về địa chỉ làng nghề, số
điện thoại liên lạc với các nghệ nhân, nguồn gốc, tuổi đời của các làng nghề và các
điểm nổi bật khác. Chúng tôi đã tìm kiếm nguồn tư liệu từ nhiều nền tảng khác
nhau như sách báo và các nền tảng mạng xã hội khác như Youtube, Facebook,
TikTok, Google,… Bên cạnh việc tìm kiếm thông qua mạng xã hội chúng tôi đã
đến thăm ba làng nghề này để phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân và ghi hình lại
76

những quy trình, công đoạn thủ công nhằm đem đến cái nhìn cụ thể, khách quan
cho mọi người.
 Chúng tôi đã lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động thực tiễn nhằm đem đến cái
nhìn tuy gần gũi nhưng mới lạ đến với độc giả và qua đó phần nào hỗ trợ truyền
thông các làng nghề truyền thống đến với mọi người. Cụ thể nhóm chúng tôi đã
lập trang truyền thông riêng cho dự án với 3 bài đăng cho 3 làng nghề, 1 video
ngắn tổng hợp và đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các bạn và mọi người. Ngoài
ra, dự án còn tạo nên 1 cuốn tạp chí nhằm lưu lại những kỉ niệm, hình ảnh đẹp về
các làng nghề cũng như những trải lòng của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm từ
những hình ảnh được chụp trực tiếp và nội dung được biên soạn công phu bởi các
thành viên trong nhóm.
 Không những vậy, chúng tôi cũng có thêm 1 bài đăng quảng bá, truyền thông cho
nghệ nhân làng Lồng đèn truyền thống Phú Bình sau khi được chia sẻ rằng chú
đang có dự định lập trang Facebook quảng bá lồng đèn đến với mọi người trong
lẫn ngoài nước.
 Bên cạnh thái độ tích cực chia sẻ và truyền bá của các thành viên trong nhóm,
chúng tôi cũng đã trích một phần nhỏ từ quỹ để nhận được sự hỗ trợ quảng cáo từ
Facebook nhằm đem dự án đến với mọi người nhiều hơn và đã đạt được thành
công ngoài mong đợi.
 Số liệu thống kê chi tiết bài viết giới thiệu dự án Hoa Lộ:

Đây cũng là bài đăng có lượt tiếp cận cao nhất của trang.

+ Số liệu thống kê lượt tiếp cận các bài đăng trong xuyên suốt quá trình:
77

 Nhằm lan toả những hình ảnh ý nghĩa, những thước phim gần gũi, giản dị và đầy
cảm xúc đến với tất cả mọi người, đẩy mạnh hiệu quả truyền thông nhóm chúng
tôi đã trích một khoảng nhỏ cho việc quảng cáo. Số liệu thống kê cụ thể như sau:

 Số liệu thống kê, tổng kết lượng tương tác của trang:
78

 Qua trang Facebook của dự án, chúng tôi đã lan tỏa vẻ đẹp của các làng nghề lâu
đời đến với mọi người thông qua các video và hình ảnh các cô chú. Các bài đăng
này điều được hoàn thành một cách chỉnh chu từ nội dung đến hình thức bởi mục
đích của trang dự án Hoa Lộ không chỉ là đem cái nhìn mới lạ đến với mọi người
mà còn để tôn lên vẻ đẹp của người lao động và vẻ đẹp tiềm tàng của những làng
nghề “trăm tuổi” nhằm phần nào góp sức trong việc giữ gìn và phát huy truyền
thống, văn hoá của đất nước Việt Nam.
 Từ những thông tin đã nêu trên, chúng tôi có nhận xét rằng, từ các hiện tượng như
các bài đăng với mục đích rõ ràng, cụ thể, sinh động, tích cực, những độc giả của
Hoa Lộ cũng như những người ủng hộ dự án đã nhận thức được bản chất của dự
án và từ đó, mọi người đã có sự ủng hộ nhiệt tình. Điều đó cũng thể hiện rằng
chúng tôi đã hình nhận đúng bản chất của dự án để đề ra những kế hoạch hoạt
động và truyền thông phù hợp với bản chất.
5.3. Vận dụng quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
5.3.1. Quy luật lượng - chất
5.3.1.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Chất và lượng đều là các phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng.

Chất  Là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng, hay đơn giản hơn, đó là sự thống nhất hữu cơ của
những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng, phân biệt
nó với những sự vật, hiện tượng khác.
 Mỗi sự vật đều có nhiều thuộc tính, trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện
ra một chất khác nhau của sự vật, hiện tượng.
79

 Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo
thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là
bởi kết cấu của sự vật.

 Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
cũng như các thuộc tính của sự vật.
 Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó
 Lượng có thể được đo lường bằng cả những đơn vị đo lường cụ thể hay
Lượng bằng những con đường trừu tượng, khái quát hoá. Có những lượng biểu thị
yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật, có những lượng vạch ra yếu
tố quy định bên ngoài của sự vật.
 Trong khi chất tương đối ổn định, lượng thường xuyên có sự biến đổi,
chính sự biến đổi này là nguyên nhân tạo ra sự mâu thuẫn giữa lượng và
chất.

 Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Đó là mối quan hệ
giữa lượng và chất của sự vật, đồng thời thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất
của sự vật.
 Điểm nút: là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Ở tại điểm nút, bước nhảy bắt đầu
xảy ra.
 Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do
sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên; đánh dấu sự kết thúc một giai
đoạn phát triển của sự vật và khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới; là sự gián
đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật, sự gián đoạn này là
tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.
- Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy
luật lượng - chất:
80

 Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau.
 Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát
triển của sự vật.Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về
chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về
lượng của nó.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con
người phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.
Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn
nóng, "đốt cháy giai đoạn" muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
 Ý nghĩa trong nhận thức: khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, "hữu khuynh"
thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về
lượng.
 Ý nghĩa trong thực tiễn: Đạt được hiểu biết đúng đắn về bản chất sự vật và liên kết
của nó với những sự vật khác. Nhờ đó dễ dàng tác động, thay đổi sự việc theo
hướng có lợi cho con người.

5.3.1.2. Vận dụng vào dự án


- Trước khi tìm hiểu về dự án này, kiến thức của các thành viên về quy luật lượng-chất
tuy cơ bản đã nắm được, nhưng còn rất mơ hồ và hạn chế. Trong quá trình chúng tôi
tìm tòi nghiên cứu, biến lý thuyết thành hiện thực và tham gia thực nghiệm, từng cá
nhân đã được tiếp xúc với nhiều kiến thức mới, trải nghiệm mới, hiểu rõ hơn về triết
học nói chung. Cụ thể hơn về các khái niệm riêng lẻ của lượng và chất cũng như mối
liên hệ của chúng với nhau. Sự thay đổi về lượng kiến thức trong quá trình thực
nghiệm đã dẫn đến việc các thành viên hoàn thành được những nội dung chất nhất
định, tự trau dồi, thay đổi bản thân, nhờ đó ứng dụng được những kiến thức đã học
vào thực tế, phục vụ cho dự án này, khả năng học thuật và đời sống hằng ngày.
- Để cho ra được thành phẩm hoàn chỉnh, cốt lõi chính là phải hoạch định được kế
hoạch ban đầu sao cho hợp lý và hiệu quả, cũng là lúc kiến thức về phương pháp luận
được phát huy một cách triệt để. Ở giai đoạn đầu, ngay từ bước đề xuất ý tưởng, lên
81

kế hoạch đến thăm các làng nghề đã cần vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp, để cho
ra được kết quả như ý muốn.
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cao và ý thức được chất của sự vật, nghĩa là không
thể thúc ép, bỏ qua bất kì bước nào để hoàn thành được một công việc, mà phải qua
quá trình rèn luyện, học tập và tự đánh giá bản thân mới có thể phát triển theo ý muốn
của mình. Qua quá trình tìm hiểu và tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, nghĩa là gia
tăng lượng, chúng tôi dần biến đổi phần chất, nghĩa là con người bên trong mỗi thành
viên, qua việc hướng tới làm sống lại những giá trị xưa cũ mà giới trẻ dần lãng quên
và đánh mất. Từ những bước nhảy cục bộ như từng giai đoạn của dự án: đến những
làng nghề, thành lập trang facebook, làm video và tạp chí,… mới dẫn đến được bước
nhảy toàn thể, chính là bản báo cáo, cũng là tổng hợp những giá trị rút ra được từ dự
án này.
- Muốn bắt đầu bất kì việc gì, trước tiên con người phải tìm được cho ra cái khởi
nguyên nhất, căn bản nhất để từ đó, phát triển đến những sự vật to lớn, mang tính toàn
thể hơn. Cũng như vậy, dự án này được xây dựng từ những hiểu biết và lòng biết ơn
của nhóm chúng tôi với những làng nghề truyền thống, cũng như những nghệ nhân
giữ sống mãi những giá trị xưa cũ được truyền lại từ thời cha ông. Khi nắm rõ được
bản chất vấn đề, việc triển khai kế hoạch được hoàn thành trơn tru và mang tính liên
kết cao, đề cao tinh thần thống nhất về nội dung, nhất là trong bản báo cáo, tránh lan
man, lặp lại.

5.3.2. Quy luật phủ định của phủ định


5.3.2.1. Lý thuyết
- Khái niệm:
 Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của
mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó
82

là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định
biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”.
 Phủ định là sự thay đổi sự vật này sang sự vật kia trong quá trình tồn tại và phát
triển. Trong lịch sử triết học, tùy theo thế giới quan và lý luận, nhiều nhà triết học
thuộc mỗi trường phái cũng có quan niệm khác nhau về phủ định. Chủ nghĩa duy
vật biện chứng cho thấy sự chuyển biến giữa những thay đổi trong lượng dẫn đến
những thay đổi về chất do sự xung đột liên tục của các bên đối kháng khiến cho
mâu thuẫn không thể khắc phục, sau đó đưa đến sự vật cũ chết đi và sự vật mới
xuất hiện. Sự phủ định diễn ra liên tiếp tạo thành sự tồn tại và phát triển không
ngừng nghỉ của sự vật. Sự vật mới ra đời là hệ quả của phủ định cái cũ. Điều ấy
cũng có nghĩa sự phủ nhận là tiền đề và điều kiện cho sự phát triển tiếp theo, cho
sự xuất hiện của vật mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng. "Phủ định
biện chứng là phạm trù được sử dụng nhằm miêu tả những mâu thuẫn nội tại, là
mắt khâu của quá trình đưa vào việc hình thành sự vật mới, tiên tiến hơn sự vật
cũ."
- Nội dung của quy luật:
 Quy luật tất yếu của phủ định nêu nên mối quan hệ, sự tiếp nối giữa cái khẳng
định và cái phủ định, vì vậy đó là điều kiện cho sự tồn tại; nó bảo lưu giá trị tốt
đẹp của các thời kỳ trước đây và bổ sung được nhiều nhân tố mới giúp thúc đẩy sự
vận động đi theo hướng "xoáy ốc".
 Sự vật ra đời và xuất hiện đã khẳng định được nó. Trong quá trình phát triển của
sự vật ấy, khi nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế cho cái cũ và sự phủ nhận xảy đến
- sự vật đó không hề tồn tại mà bị thay thế bằng sự vật mới, trong đó có nhiều
nhân tố tích cực vẫn còn lại. Song sự vật mới có thể sẽ tiếp tục bị phủ nhận bằng
cái mới khác. Sự vật mới khác ấy có thể là sự vật đã xuất hiện, nhưng không hoàn
toàn là sự trùng lặp tuyệt đối, vì nó được thêm nhiều nhân tố mới và chỉ bảo tồn
các nhân tố tích cực phù hợp với giai đoạn tiến hoá tiếp theo của nó. Sau khi sự
kết thúc hai lần liên tiếp của nó được thực hiện thì sự vật mới hoàn thành một chu
kỳ tiến hoá.
83

 Kết quả của quy luật tất yếu của sự vật là điểm kết thúc của một chu kỳ tăng
trưởng và cũng là điểm bắt đầu của chu kỳ phát triển kế tiếp. Quy luật chủ đạo của
phủ định là xu hướng tiếp tục đi tới của sự vật - xu hướng tăng trưởng. Song sự
chuyển biến ấy không phải xảy ra theo đường thẳng, mà lại theo đường "xoáy ốc".
Mỗi vòng của đường "xoáy ốc" không thể hiện sự dừng lại, chỉ cao lên, phản ánh
mức độ cao hơn của việc tăng trưởng. Tính liên tục của quá trình tăng trưởng từ
thấp đến cao được biểu hiện qua việc tiếp nối nhau ở dưới trên của mỗi vòng trong
đường "xoáy ốc".
- Ý nghĩa của quy luật:
 Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời cái mới, mối liên hệ
giữa cái cũ và cái mới.
 Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn.
Đồng thời phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
 Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, khư khư ôm lấy
những gì đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
 Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoắn ốc đi lên.
Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát triển. Phát
triển không phải là đường thẳng.

5.3.2.2. Vận dụng vào dự án


- Hiểu rõ sự phủ định của vấn đề là điều bắt buộc của quá trình này nên nhóm đã không
ngại ngần việc xử lý các tình huống, khắc phục những nhân tố hạn chế và khai thác nó
tối đa. Nhóm giữ lại nhiều ý kiến xác đáng có giá trị để tích hợp nhūng lý luận, quy
luật khoa học vào bài làm, qua từng giai đoạn, mỗi thành viên trong đội giúp nhau đưa
thêm các kinh nghiệm, nhận xét về tập thể, mọi cá nhân nhằm tăng cao hiệu quả của
riêng mình và của toàn nhóm. Ngoài ra, nhóm cũng cố gắng học hỏi qua nhiều sự
hướng dẫn của giáo viên bộ môn, tự điều chỉnh và bổ sung nhằm đi vào giai đoạn tiến
triển tích cực hơn nữa và hoàn thành dự án.
- Trong các cuộc họp đôi khi vẫn có những sự bất đồng trong ý kiến của các thành viên,
không khó để nhận thấy rằng các thành viên có sự phủ định ý kiến của nhau. Tuy
nhiên, đôi khi từ hai ý kiến đối lập ban đầu mà cả nhóm đã dẫn đến những ý tưởng táo
84

bạo hơn và phù hợp với thực tiễn. Nhờ đó mà nhóm đã có thể tiếp tục xây dựng dự án
và tổ chức chương trình một cách thành công.
85

6. CẢM NHẬN VÀ BÀI HỌC SAU KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN


6.1. Bài học từ thực tế khách quan
Trong suốt quá trình thực hiện, chúng tôi nhận ra tôn trọng thực tế khách quan là một
điều kiện tiên quyết để hoàn thành dự án. Mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu
của chúng tôi đều xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất
hiện có. Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan vì nếu không làm như vậy,
chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.
- Thực tế đầu tiên mà chúng tôi tôn trọng là tình hình các hoạt động văn hóa nghệ thuật
nước nhà đang giảm dần mức độ ảnh hưởng dưới thời đại hội nhập quốc tế. Người
dân có sự thay đổi ít nhiều trong nhận thức về thứ nào quan trọng hơn: giữ gìn bản sắc
dân tộc hay giao lưu quốc tế. Trong xã hội hiện nay xuất hiện đông đảo một lượng lớn
những thành phần trở nên sính ngoại, lãng quên giá trị cốt lõi của nền văn hóa nước
nhà. Và do đó ngày càng ít người quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của các làng
nghề, các sản phẩm nghệ thuật truyền thống không có nhiều thị trường tiêu thụ. Điều
này đã khiến cho thu nhập của những người lao động đang sinh sống tại những làng
nghề đó không đủ trang trải cho cuộc sống. Từ đó, họ buộc phải từ bỏ việc tiếp tục
duy trì nghề nghiệp truyền thống của gia đình để đi tìm nguồn thu nhập khác ổn định
hơn. Vì vậy, số lượng làng nghề cũng bị giảm xuống đáng kể. Chính phủ nước ta tuy
đã cố gắng giữ gìn bảo tồn hệ thống các làng nhưng vẫn chưa đủ tập trung vào nó, dẫn
đến việc ít có vốn đầu tư xứng đáng vào các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Để tôn
trọng thực tế khách quan này, chúng tôi đã quyết định thực hiên dự án tìm hiểu và ghi
lại hình ảnh một số làng nghề trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh - nơi hiện đại
và sung túc bậc nhất cả nước để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống dưới cái tên
“Hoa Lộ”.
- Thứ hai, dưới sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0, việc tiếp cận đến
hầu hết mọi đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên thông qua các trang mạng xã hội
là cực kỳ phổ biến. Để tôn trọng thực tế khách quan này, nhóm đã lựa chọn sử dụng
ứng dụng Facebook như một công cụ để truyền tải thông điệp của dự án. Và lựa chọn
này cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của dự án Hoa Lộ.
86

Nhờ vào việc nhận thức rõ ràng và tôn trọng những thực tế khách quan ấy, chúng tôi đã
thiết lập được một dự án khả thi, có mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Từ đó, tạo tiền đề cho dự
án phát triển, hoàn thành mục tiêu cũng như tạo được giá trị tinh thần cho mọi người.

6.2. Bài học về phát huy tính năng động chủ quan
6.2.1. Phát huy tính năng động chủ quan
- Để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc, nhóm ưu tiên tổ chức những buổi họp
trực tiếp đề thảo luận về dự án. Các thành viên đã phát huy tính năng động chủ quan
của mình bằng cách đề xuất những khung thời gian trống thông qua ứng dụng
when2meet, sau đó nhóm trưởng có thể dễ dàng sắp xếp thời gian cho buổi họp với số
lượng thành viên tối đa. Bên cạnh đó, mỗi khi có vấn đề đột xuất xảy ra trong dự án,
nhóm liên tục cập nhập thông tin qua Messenger và đề xuất những cuộc họp gián tiếp
qua ứng dụng Google Meet trong thời gian sớm nhất để giải quyết vấn đề. Ngoài ra,
nhóm còn tận dụng tối đa những công cụ trên máy tính như Google Drive, Google
Sheets để phân chia công việc, những lưu ý cần nhớ và để tiết kiệm thời gian trong
việc tìm kiếm tài liệu.
- Trước những buổi ghi hình trực tiếp về làng nghề, nhóm sẽ có một buổi họp đề bàn
bạc phân chia công việc, tự ứng cử bản thân với những công việc phù hợp, chủ động
liên lạc trực tiếp với đại diện của các làng nghề để hẹn thời gian ghi hình và xin sự
chấp thuận phỏng vấn từ họ. Nhờ sự chuẩn bị trước và đưa ra những giải pháp giải
quyết rủi ro như đề ra vài làng nghề dự phòng, buổi đi quay luôn diễn ra suôn sẻ và
đúng với thời gian được định sẵn trong kế hoạch.
- Sau khi lựa chọn phương án truyền thông qua mạng xã hội Facebook, các thành viên
chủ động đề xuất về các cách thức truyền thông. Mỗi khi có bài viết mới, từng thành
viên của nhóm sẽ tương tác với bài viết và chia sẻ cho bạn bè, người thân và cả giảng
viên trong trường. Nhóm còn tìm hiểu về phương thức quảng cáo trên Facebook để
tăng độ nhận diện cho Trang. Nhờ có những cách thức truyền thông ấy, Trang đã đạt
được số lượng đáng kể người theo dõi và lượt tương tác.
- Sau khi dự án kết thúc, nhóm tổ chức một buổi họp cuối cùng để phản ánh lại công
việc của bản thân trong suốt dự án, tự đánh giá và nghe góp ý từ các thành viên khác.
Buổi họp được cho là vô cùng ý nghĩa vì sau buổi họp, mỗi thành viên có được cho
87

mình một cái nhìn mới về bản thân, về những điều mình đã làm tốt và cả những điều
cần cải thiện.

6.2.2. Chưa phát huy tính năng động chủ quan


- Mặc dù nhóm đã cố gắng đưa ra những ý tưởng năng động chủ quan hỗ trợ cho dự án
thế nhưng vẫn không thể tránh được thiếu sót cần cải thiện. Điển hình là việc giao tiếp
giữa các thành viên trong suốt quá trình thực hiện dự án. Có một số công việc được
phân chia cho nhiều hơn một người, đòi hỏi cần có sự giao tiếp và thống nhất giữa
những người thực hiện. Các thành viên chưa tương tác tốt với nhau để nâng cao hiệu
quả công việc, dẫn đến kết quả cuối cùng không khớp với nhau.
- Điều quan trọng hơn hết là ngoài việc tôn trọng thực tế khách quan và phát huy tính
năng động chủ quan, cả nhóm cũng đã nhận ra được những vấn đề tồn đọng trong quá
trình thực hiện dự án. Điều đó giúp cả nhóm có những bước đi riêng khác biệt và hỗ
trợ phát triển dự án ngày một tốt hơn. Từ đó, rút ra bài học và sẽ cố gắng cải thiện hơn
bằng cách cố gắng nâng cao tính năng động chủ quan để có thể ứng biến tốt hơn trong
cuộc sống.

6.3. Cảm nhận sau khi hoàn thành dự án


- Điều khiến cả nhóm tự hào nhất có lẽ là những nội dung mình truyền tải trên mạng xã
hội nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng. Điều đó chứng minh rằng công sức
của cả nhóm là xứng đáng, những hình ảnh và video có đầu tư và nội dung có giá trị.
- Khi chỉ mới vừa bước chân vào cánh cổng Đại học, còn thiếu sót rất nhiều kỹ năng
mềm và kinh nghiệm thực tế, dự án lần này đã giúp chúng tôi phần nào bù đắp được
thiếu sót ấy. Chính nhờ sự nhìn nhận vào thực tiễn xã hội, kết hợp với các kiến thức
trong bộ môn Triết học Mác Lê-nin mà cả nhóm đã đưa ra lựa chọn thực hiện dự án
Hoa Lộ. Việc thực hiện một dự án Triết học đòi hỏi lượt tương tác cao và có độ nhận
diện nhất định trong vòng chưa đầy một tháng là một việc khó khăn và đầy áp lực.
Nhưng, có áp lực mới có kim cương. Những khó khăn, áp lực ấy đã giúp chúng tôi
từng bước trưởng thành hơn, được thử những điều mình chưa từng thử, được trải
nghiệm những điều không có trong sách vở. Vì là dự án đầu tay nên chắc chắn trong
quá trình thực hiện cũng sẽ có xảy ra những mâu thuẫn nhất định, cũng như không thể
tránh khỏi những sai sót. Nhưng sau cùng, thứ mà chúng ta hướng tới là những giá trị
88

và bài học mà nó mang lại. Hi vọng rằng sau môn học này, Hoa Lộ vẫn sẽ tiếp tục
thực hiện sứ mệnh của mình, lan tỏa những hình ảnh đẹp về văn hóa nghệ thuật nước
nhà.
- Lời cuối, xin cho phép chúng em được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ths. Lý Ngọc
Yến Nhi - giảng viên bộ môn Triết học Mác Lênin, người đã mang đến cho chúng em
những kiến thức về bộ môn cũng như cơ hội để áp dụng những kiến thức ấy vào thực
tế. Mong rằng dự án này sẽ được những thế hệ sinh viên tiếp theo đọc được, hiểu
được những gì Triết học mang lại và càng thêm yêu thích môn học này.

Trang truyền thông: https://www.facebook.com/profile.php?id=100087856903716


89

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật Hoàng Phi. “Truyền thống là gì?” (2022).
2. Wikipedia. “Làng nghề Việt Nam”.
3. Thư viện Pháp luật. “Nghề truyền thống là gì? Tiêu chí công nhận nghề truyền thống”
(2022).
4. Dự án Triết học Mác - Lênin: Kết hợp kinh doanh vòng tay, móc khoá handmade và
ủng hộ cho mái ấm tình thương.
90

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


NỘI DUNG
Chủ đề:...................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Nội dung quá trình thực hiện và kết quả dự án:.....................................................................
................................................................................................................................................
Số lượng các nội dung triết học được vận dụng:...................................................................
Phân tích mối liên hệ giữa dự án với kiến thức triết học:......................................................
................................................................................................................................................
Nội dung slide/clip:................................................................................................................
................................................................................................................................................
Nội dung bài thuyết trình:......................................................................................................
................................................................................................................................................
Khác:......................................................................................................................................

HÌNH THỨC
Hình thức trình bày file word:...............................................................................................
................................................................................................................................................
Cách trình bày slide:..............................................................................................................
................................................................................................................................................
Hình thức thuyết trình:...........................................................................................................
................................................................................................................................................
Phối hợp thuyết trình:............................................................................................................
................................................................................................................................................
Phong thái, kỹ năng thuyết trình:...........................................................................................
................................................................................................................................................
Phân bố và kiểm soát thời gian:.............................................................................................
................................................................................................................................................
Khác:......................................................................................................................................

You might also like