You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN TẬP 12 ANH

PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Câu tục ngữ: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Có hai vế, tám tiếng, đối chiếu
nhấn mạnh sóng đôi, mục đích chú trọng hình thức bên ngoài giữa người và sự vật. Cây lúa
tốt tươi phải chăm bón phân đúng độ. Người có đẹp phải có “lụa” che thân. Lụa được hiểu
là lớp áo quần được mặc bên ngoài thân thể, cũng là bảo vệ sức khỏe chính mình, che chắn
mưa nắng dãi dầu. Dùng từ lụa có vần ua được gieo cuối vế thứ nhất, lúa có vần ua tiếp vế
thứ hai cho dễ nhớ, dễ thuộc. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về văn hóa ăn mặc: phải kín
đáo, mềm mại phù hợp thường ngày trong gia đình, hay ra ngoài với cộng đồng xã hội. Văn
hóa ăn mặc còn là sự tôn vinh giá trị vẻ đẹp con người, tôn trọng người khác.
(Hồn cốt văn chương, Tiểu luận và phê bình, Nguyễn Thị Phụng, NXB VHVN,
2019, tr.7)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Xác định thao tác lập luận chính trong văn bản.
Câu 3. Theo tác giả, ý nghĩa của câu tục ngữ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân là gì?
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm: “Cách ăn mặc thể hiện sự tôn trọng người
khác” không? Vì sao?
PHẦN II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng
nương Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp
ngô.
(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục 2019, trang 110, 111)

………Hết ….….

You might also like