You are on page 1of 2

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH THPT - NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Ngữ văn - Thời gian làm bài: 120 phút


Chủ đề: NIỀM TIN VÀ HY VỌNG
Câu 1 (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Những cháu bé đầu tiên mồ côi vì dịch COVID-19 ở mọi miền đất nước đã được đón về nuôi dạy
ở một ngôi nhà yêu thương đặt tại Đà Nẵng với tên gọi Trường Hy Vọng.
Suốt nhiều tháng trước, người của Tập đoàn FPT đã len lỏi khắp các hẻm nhỏ từ TP.HCM cho
đến các địa phương khác để tìm và đón các em về. Trường sẽ chăm sóc và đào tạo 1.000 trẻ mồ côi. […]
Ông Trương Gia Bình - chủ tịch FPT, chủ tịch sáng lập Trường Hy Vọng - đã gửi thư chào đón
những học sinh của trường. Trong thư có đoạn:
“Các con yêu quý!
... Trường Hy Vọng ra đời để làm dịu đi nỗi đau mất cha, mất mẹ, để chia vơi đi bất hạnh mồ côi.
Tên trường chính là mong mỏi lớn nhất của người đã khuất: các con được sống tốt và hạnh phúc. Bằng
yêu thương, các thầy cô sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ để các con nên người.
Hơn thế nữa, trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các con theo đuổi đam mê của mình trong khoa
học hay công nghệ, nghệ thuật hay thể thao, kinh tế hay xã hội. Trường sẽ mời những người thành đạt
trên nhiều lĩnh vực để tìm kiếm, hướng dẫn và phát triển tài năng của các con...
Trường Hy Vọng là ngôi trường của tình yêu thương. Đó là tình yêu thương của các thầy cô; tình
yêu thương của anh, chị, em học sinh trong trường - những người cùng cảnh ngộ như các con; của những
người trong quỹ Hy Vọng và những người trong đại gia đình FPT và cả những tấm lòng nhân ái trong
cộng đồng. (*)
Vào các dịp nghỉ lễ, trường sẽ đưa các con về sống trong tình yêu thương của gia đình các con...”.
(Đoàn Cường (21/02/2022), Hy vọng ở Trường Hy vọng - trích, tuoitre.vn)
1. Theo ông Trương Gia Bình, lý do ngôi trường mang tên Hy vọng và mục đích của ngôi trường
này là gì?
2. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn (*) của văn bản.
3. Xác định nội dung chính của văn bản.
4. Anh/chị có cảm nhận gì về việc ngôi trường Hy vọng được mở ra để chăm sóc và đào tạo những
trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.
Câu 2 (3.0 điểm):
Nhà thơ, nhà soạn kịch William Shakespeare (1564-1616) từng cho rằng:
“Những ngày tháng vàng son ở trước chúng ta, không phải ở sau ta.”
Từ góc nhìn của bản thân, anh/chị có đồng ý với quan điểm này không? Viết một bài văn nghị
luận ngắn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên của William Shakespeare.
Câu 3 (4.0 điểm):
Trong các tác phẩm văn học, niềm tin và hy vọng là một trong những cảm hứng được nhiều tác
giả thường xuyên đề cập đến:
Đó có thể là niềm tin và hy vọng về một mùa cá hay đó cũng có thể là niềm tin và hy vọng về một
bội thu, một tương lai tươi sáng, hòa bình trong cuộc đời mạnh mẽ, vững vàng, trong sạch của
đoạn thơ: người cha dành cho người con gái đầu lòng qua
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, đoạn thơ:
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Người đồng mình thương lắm con ơi
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Cao đo nỗi buồn
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Câu hát căng buồm với gió khơi, Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Mặt trời đội biển nhô màu mới, Sống như sông như suối
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi. Lên thác xuống ghềnh
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá - trích) Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
̣̣̣̣̣̣̣̣ Phương, Nói với con - trích)
(Y
̣̣̣̣
Anh/chị được chọn một trong hai đề sau để trình bày:
Đề 1:
Anh/chị hãy viết một bài văn trình bày cảm nhận về một trong hai đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ
đến một tác phẩm văn học khác để làm nổi bật vẻ đẹp của niềm tin và hy vọng trong cuộc sống.
Đề 2:
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, anh/chị hãy
viết một bài văn với nhan đề “Niềm tin và hy vọng trong những chiều kích văn chương”.
______ HẾT ______
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like