You are on page 1of 8

CHTN_CLOs1

Câu 1: Tính thể tích CO2 thu được khi đốt cháy 2 lít butan. Các thể tích khí đo ở điều kiện
như nhau.
A. 16 lít B. 4 lít C. 32 lít D. 8 lít
Câu 2: Canxi clorua chứa 36% canxi và 64% clo. Xác định đương lượng canxi biết đương
lượng clo = 35,5
A. 20g B. 35,5g C. 40g D. 71g
Câu 5: Một hợp kim A cấu tạo từ kim loại R và Mg, mỗi kim loại chiếm 50% về khối
lượng. Hoà tan 7,2 gam A vào dung dịch HNO3 thì có 4,032 lít khí NO bay ra ở đktc. Tính
đương lượng của R.
A. 30 B. 15 C. 45 D. Tất cả sai.
Câu 7: Hỗn hợp khí được tạo thành từ 2 lít hydro (P = 93,3 kPa) và 5 lít CH4 (P = 112
kPa). Thể tích hỗn hợp bằng 7 lít. Tính áp suất chung của hỗn hợp.
A. 80 kPa B. 26,7 kPa C. 106,7 kPa D. 205,3 kPa
Câu 8: Xác định đương lượng nguyên tố C phản ứng: C + ½O2 → CO
A. 3 B. 6 C. 4 D. 8
Câu 9: Trộn 3 lít CO2 và 4 lít O2 và 6 lít N2. Trước khi trộn áp suất của: CO2 = 96 kPa, O2
= 108 kPa và N2 = 90,6 kPa. Thể tích chung của hỗn hợp là 10 lít. Áp suất của hỗn hợp
bằng:
A. 126,4 kPa B. 54,4 kPa C. 43,2 kPa D. 186,6 kPa
Câu 11: Tìm công thức của crôm oxyt trong đó 68,4% crôm và 31,6% oxy.
A. Cr2O B. Cr2O3 C. Cr2O5 D. CrO
Câu 12: Xác định đương lượng (Đ) của chất gạch dưới:
K2Cr2O7+3H2S +4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3S↑ + K2SO4 + 7 H2O
A. ĐK2Cr2O7 = 98 ĐH2S = 34 B. ĐK2Cr2O7 = 49 ĐH2S = 34

C. ĐK2Cr2O7 = 98 Đ H2S = 17 D. ĐK2Cr2O7 = 49 ĐH2S = 17


Câu 14: Cho 5,6g sắt hóa hợp với lưu huỳnh tạo thành 8,8g FeS. Tìm khối lượng đương
lượng của sắt, biết rằng khối lượng đương lượng của lưu huỳnh bằng 16g/mol.
A. 28 g/mol B. 56 g/mol C. 5,6 g/mol D. 3,2g/ml
Câu 15: Đương lượng gam của một hợp chất:
A. Thay đổi tuỳ theo phản ứng nó tham gia.
B. Là một hằng số.
C. Là khối lượng nguyên tố đó kết hợp (hay thay thế) với 1,008 phần khối lượng hidro
hay 8 phần khối lượng oxi.
D. a và c đều đúng.
Câu 16: Có bao nhiêu mol trong 1m3 của bất kỳ chất khí nào ở điều kiện chuẩn.
A. 0,464 B. 4,64 C. 44,64 D. 446,4
Câu 17: Chọn câu đúng:
A. Các nguyên tố kết hợp (hay thay thế nhau) theo các khối lượng tỉ lệ thuận với đương
lượng của chúng.
B. Các nguyên tố kết hợp (hay thay thế nhau) theo các khối lượng tỉ lệ nghịch với đương
lượng của chúng.
C. Trong các phản ứng hóa học, các chất tác dụng vừa đủ với nhau theo cùng một số
đương lượng (có nghĩa là cùng số đương lượng gam).
D. A và C đều đúng.
Câu 18: Để trung hòa 100g dung dịch axit có nồng độ 10% nguời ta phải dùng hết 100g
dung dịch KOH 12,4%. Tính đương lượng của axit.
A. 4,5 B. 22,5 C. 45,16 D. 90
Câu 19: Hòa tan sắt trong dung dịch HNO3 theo phản ứng:
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
Tính đượng lượng của HNO3
A. 6 B. 31,5 C. 21 D. 15,75
Câu 21: Cho 4,17g PCl5 hóa hơi tại 2730C trong một bình kín dung tích không đổi là
4,48lít. Một phần PCl5 bị phân hủy theo phương trình phản ứng: PCl5(k) PCl3(k) + Cl2(k). Áp
suất cuối cùng là 0,3atm. Tính áp suất từng khí trong hỗn hợp.
A. PPCl5 = 0,2atm; PPCl3 = 0,05atm; PCl2 = 0,05atm

B. PPCl5 = 0,05atm; PPCl3 = 0,15atm; PCl2 = 0,1atm

C. PPCl5 = 0,1atm; PPCl3 = 0,1atm PCl2 = 0,1atm

D. P PCl5 = 0,15atm; PPCl3 = 0,05atm; PCl2= 0,1atm

Câu 22: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích nitơ và hiđro ở 00C
và 10atm. Sau khi tiến hành tổng hợp amoniac, đưa nhiệt độ bình về 00C. Nếu áp suất trong
bình sau phản ứng là 9 atm thì có bao nhiêu % mỗi khí đã tác dụng.
A. 30%N2 , 10%H2 B. 20%N2, 40%H2 C. 10%N2, 30%H2 D. Kết quả
khác
Câu 23: Xác định khối lượng NaHSO4 được tạo thành khi trung hòa dung dịch H2SO4
bằng dung dịch chứa 8g NaOH.
A. 8g B. 120 g C. 60 g D. 24 g
Câu 27: Một bình 5 lít chứa oxy có áp suất là 9atm nối với bình khác 10 lít chứa oxi có áp
suất 6 atm. Mở khóa cho thông khí hai bình, áp suất khí cuối cùng là bao nhiêu?
A. 15atm B. 7atm C. 4atm D. 3atm
Câu 28: Cho 1g kim loại hóa hợp với 8,89g brom hoặc với 1,78g lưu huỳnh. Tìm các khối
lượng đương lượng của brom và kim loại. Biết rằng đương lượng của lưu huỳnh bằng
16g/mol.
A. ĐKL = 9g/mol ĐBr = 80g/mol B. ĐKL = 9g/mol ĐBr = 160g/mol
C. ĐKL = 4,5g/mol ĐBr = 40g/mol D. ĐKL = 4,5g/mol ĐBr = 80/mol
Câu 29: Xác định hệ số đương lượng (n) và đương lượng (Đ) của các chất gạch dưới:
FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2
A. n = 1 Đ FeSO4 = 152 B. n = 2 Đ FeSO4 = 76
C. n = 3 Đ FeSO4 = 50,7 D. n = 4 Đ FeSO4 = 38
Câu 31: Sunfua một kim loại chứa 52% kim loại. Định đương lượng kim loại, biết đương
lượng của lưu huỳnh là 16g/mol.
A. 0,173g B. 1,73g C. 17,3g D. 173g
Câu 32: Một kim loại có đương lượng bằng 28g/mol tác dụng với axit, giải phóng 0,7 lít
hydro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định khối lượng kim loại.
A. 3,5g B. 1,75g C. 28g D. 17,5g
Câu 36: Hòa tan sắt trong dung dịch HCl theo phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Tính đương lượng của Fe.
A. 56 B. 28 C. 18,7 D. 3
Câu 37: Trong một thí nghiệm quang hợp, khí oxi sinh ra được thu qua nước. Thể tích khí
thu được ở điều kiện 220C và dưới áp suất khí quyển 758mmHg là 186ml. Tính khối lượng
oxi biết rằng áp suất hơi nước ở 220C là 19,8mmHg.
A. 1,6 B. 0,16 C. 0,24 D. 16
Câu 39: Cho 2,69g PCl5 trong một bình kín có thể tích là 1lít và hóa hơi ở nhiệt độ 2500C.
Một phần PCl5 bị phân hủy theo phương trình phản ứng: PCl5(k) ↔ PCl3(k) + Cl2(k).Tính áp
suất từng khí trong hỗn hợp khi tổng áp suất ở nhiệt độ này là 1atm.
A. P PCl5 = 0,39atm; P PCl3 = 0,22atm; P Cl2 = 0,22atm
B. P PCl5 = 0,13atm; P PCl3 = 0,435atm; P Cl2 = 0,435atm
C. P PCl5 = 0,446atm; P PCl3 = 0,108atm; P Cl2 = 0,446atm
D. P PCl5 = 0,446atm; P PCl3 = 0,446atm; P Cl2 = 0,108atm
Câu 40: Có bao nhiêu mol oxy trong 1lít không khí, nếu như hàm lượng thể tích của nó là
21%. (ĐKTC)
A. 9,4.10-2 B. 9,4.10-3 C. 106,67 D. 10,667
Câu 41: Đương lượng của một kim loại bằng 12 g/mol. Đương lượng của oxit kim loại đó
bằng bao nhiêu?
A. 20g/mol B. 12g/mol C. 24g/mol D. a, b, c đều sai
Câu 43: Xác định hệ số đương lượng (n) và đương lượng (Đ) chất gạch dưới:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
A. n = 5 ĐAl2O3 = 20,4 B. n = 4 ĐAl2O3 = 25,5
C. n = 3 ĐAl2O3 = 34 D. n = 2 ĐAl2O3 = 51
Câu 44: Sau khi cho nổ 0,020 lít hỗn hợp hydro với oxy còn lại 0,0032lít oxy. Tính thành
phần phần trăm thể tích hỗn hợp ban đầu.
A. Oxy : 44% Hydro : 56% B. Oxy : 56% Hydro : 44%
C. Oxy : 64% Hydro : 36% D. Oxy : 36% Hydro : 64%
Câu 45: Một loại đá thiên nhiên có chứa 60% CaCO3; 16,8% MgCO3 và 23,2% SiO2 theo
khối lượng. Cần bao nhiên gam muối này vào dung dịch HCl để thu được 11,2 lít khí CO2
ở 0oC và 0,8 at.
A. 0,5g B. 5g C. 50g D. 500g
Câu 46: Xác định hệ số đương lượng (n) và đương lượng (Đ) của chất gạch dưới:
2FeCl3 + SnCl2 → 2FeCl2 + SnCl4
A. n = 1 ĐFeCl3 = 81,3 B. n = 2 ĐFeCl3 = 162,5
C. n = 1 ĐFeCl3 = 162,5 D. n = 2 ĐFeCl3 = 81,3
Câu 47: Một hỗn hợp khí gồm butan, buten và propen có tỷ khối hơi đối với khí hydro là
26,1. Nếu trộn 2,8 lít khí hydro với 2,8 lít hỗn hợp khí đó rồi đem đun nóng hỗn hợp khí
với bột Ni xúc tác thì thu được hỗn hợp khí là 3,36 lít. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn
hợp ban đầu.
A. butan: 20% buten: 50% propen: 30% B. butan: 50% buten: 30% propen: 20%
C. butan: 50% buten: 20% propen: 30% D. butan: 30% buten: 20% propen: 50%
Câu 48: Xác định hệ số đương lượng (n) và đương lượng (Đ) của chất gạch dưới:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
A. n = 2 ĐCO2 = 22 B. n = 1 ĐCO2 = 22
C. n = 2 ĐCO2 = 44 D. n = 1 ĐCO2 = 44
Câu 49: Xác định hệ số đương lượng (n) và đương lượng (Đ) của chất gạch dưới:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
A. n = 3 ĐAl2O3 = 34 B. n = 4 ĐAl2O3 = 25,5
C. n = 5 ĐAl2O3 = 20,4 D. n = 6 ĐAl2O3 = 17
Câu 50: Xác định đương lượng (Đ) của axit và bazơ trong phản ứng:
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
A. ĐH3PO4 = 98 ĐNaOH = 40 B. ĐH3PO4 = 49 ĐNaOH = 40
C. ĐH3PO4 = 32,7 ĐNaOH = 80 D. ĐH3PO4 = 32,7 ĐNaOH = 40
Câu 51: Trong bình kín có dung tích 0,6 m3 ở nhiệt độ 00C chứa hỗn hợp gồm 0,2kg CO2;
0,4kg O2 và 0,15kg CH4. Tính:
(1) Áp suất chung của hỗn hợp.
(2) Thành phần phần trăm của hỗn hợp khí theo thể tích.
A. (1) 100kPa (2) 47,3 % CO2 17,2% O2 35,5% CH4
B. (1) 100kPa (2) 17,2% CO2 35,5% O2 47,3% CH4
C. (1) 100kPa (2) 17,2% CO2 47,3% O2 35,5% CH4
D. (1) 100kPa (2) 35,5% CO2 47,3% O2 17,2% CH4
Câu 53: Chọn câu phát biểu sai:
A. Theo định luật bảo toàn khối lượng: “Tổng khối lượng các sản phẩm thu được bằng
tổng khối lượng các chất ban đầu đã tác dụng”.
B. Đương lượng một nguyên tố: là khối lượng nguyên tố đó kết hợp (hay thay thế) với
1,008 phần khối lượng hidro hay 8 phần khối lượng oxi.
C. Đương lượng một nguyên tố: là số phần khối lượng chất đó tác dụng vừa đủ với 1,008
phần khối lượng hidro hay 8 phần khối lượng oxi.
D. Đương lượng của một hợp chất: là số phần khối lượng chất đó tác dụng vừa đủ với
1,008 phần khối lượng hidro hay 8 phần khối lượng oxi.
Câu 54: Cùng một lượng kim loại hóa hợp được với 0,2g oxy hoặc 3,17g một halogen.
Xác định khối lượng đương lượng của halogen.
A. 1,27g/mol B. 12,7g/mol C. 126,8g/mol D. a, b, c đều sai
3 0
Câu 55: Tính khối lượng 0,5m khí clo ở nhiệt độ 20 C và áp suất 99,9 kPa.
A. 1,456kg B. 14,56kg C. 1,456g D. 14,56g
Câu 56: Khi đốt 5g kim loại thu được 9,44g oxit kim loại. Xác định đương lượng của kim
loại.
A. 0,901 B. 9,01 C. 90,1 D. a,b,c đều sai
Câu 57: Hỗn hợp khí gồm NO và CO2. Tính % thể tích của các chất khí trong hỗn hợp nếu
như áp suất của chúng tương ứng là: 36,3 kPa (272 mmHg) và 70,4 kPa (528 mmHg).
A. 34% NO 66% CO2 B. 66% NO 34%CO2
C. 46% NO 54%CO2 D. 54% NO 46%CO2
Câu 59: Xác định hệ số đương lượng (n) và đương lượng (Đ) của chất gạch dưới:
2KMnO4 + 5HNO2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5HNO3 + 3H2O
A. n = 5 ĐKMnO4 = 31,6 B. n = 7 ĐKMnO4 = 22,6
C. n = 3 ĐKMnO4 = 52,7 D. n = 3 ĐKMnO4 = 31,6
Câu 60: Xác định đương lượng nguyên tố Fe phản ứng: Fe + 3/2Cl2 → FeCl3
A. 38 B. 18,7 C. 56 D. 28
3 3 3
Câu 61: Hỗn hợp khí được tạo thành từ 0,03m CH4, 0,04m H2 và 0,01m CO. Áp suất
ban đầu của CH4, H2 và CO tương ứng là 96kPa, 84kPa và 108,8kPa. Thể tích của hỗn hợp
bằng 0,08m3. Tính áp suất chung của hỗn hợp.
A. 91,6kPa B. 78kPa C. 55,6kPa D. 49,6kPa
Câu 62: Một bình kín dung tích 4 lít chứa hỗn hợp khí CO và O2 ở 819K. Sau khi 2 khí
phản ứng vừa hết tạo thành 0,2 gam khí CO2 thì áp suất khí trong bình ở nhiệt độ đã cho
bằng bao nhiêu .
A. 0,076 atm B. 0,76 atm C. 7,6 atm D. 0,0076 atm
Câu 63: Khối lượng nguyên tử của clo là 35,453. Trong thiên nhiên người ta gặp hai đồng
vị bền của nguyên tố đó 3517Cl và 3717Cl . Xác định hàm lượng phần trăm của đồng vị 3517Cl.
A. 22,6% B. 44,6% C. 64,6% D. 77,35%
Câu 65: Xác định hệ số đương lượng (n) và đương lượng (Đ) của chất gạch dưới:
KCr(SO4)2.12H2O + 3KOH → Cr(OH)3+ 2K2SO4 + 2H2O
A. n = 3 ĐKCr(SO4)2.12H2O = 166,3 B. n = 2 ĐKCr(SO4)2.12H2O =249,5
C. n = 1 ĐKCr(SO4)2.12H2O = 499 D. n = 1 ĐKCr(SO4)2.12H2O =166,3
Câu 69: Có bao nhiêu phân tử CO2 trong 1 lít không khí, nếu hàm lượng thể tích CO2 là
0,03% (ĐKTC).
A. 8,0625.108 B. 8,0625.1010 C. 8,0625.1018 D. 8,0625.1019
Câu 70: Áp suất riêng phần của oxy trong không khí bằng 22 kPa. Thành phần phần trăm
thể tích của oxy bằng bao nhiêu?
A. 42% B. 21,7% C. 10,5 % D. 5%
Câu 71: Cho 1,6g canxi và 2,61g kẽm đẩy được 1 lượng hydro như nhau ra khỏi axit. Tính
khối lượng đương lượng của kẽm, biết rằng khối lượng đương lượng của canxi bằng 20
g/mol.
A. 16,3g/mol B. 163g/mol C. 32,6g/mol D. 3,26g/mol
3 0
Câu 72: Tính khối lượng 1m khí nitơ ở nhiệt độ 10 C và áp suất 102,9 kPa.
A. 0,123kg B. 1,23kg C. 0,123g D. 1,23g
Câu 73: Xác định hệ số đương lượng (n) và đương lượng (Đ) của chất gạch dưới:
2FeCl3 + SnCl2 → 2FeCl2 + SnCl4
A. n = 2 ĐSnCl2 = 95 B. n = 4 ĐSnCl2 = 95
C. n = 2 ĐSnCl2 = 190 D. n = 4 ĐSnCl2 = 190
Câu 74: Ở trạng thái khí 250 gam phốt pho chiếm một thể tích V = 50 lít ở 220C và 1 atm.
Hãy cho biết số nguyên tử trong một phân tử khí đó, biết P = 31.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 75: Khi cho 5,95g một chất tác dụng với 2,75g HCl tạo thành 4,4g muối. Tính khối
lượng đương lượng của chất đó.
A. 8,9g/mol B. 89g/mol C. 7,9g/mol D. 79g/mol
Câu 76: Chọn phát biểu đúng:
A. Một nguyên tố có thể có nhiều đương lượng.
B. Các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau theo những lượng khối lượng tỷ lệ với đương
lượng của chúng.
C. Số đương lượng của các nguyên tố hóa học khi phản ứng với nhau phải bằng nhau.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 77: Khối lượng nguyên tử của Clo bằng 35,453 (đ.v.C) có nghĩa là:
A. Nguyên tử Clo có khối lượng gấp 35,453 lần so với 1/12 khối lượng của nguyên tử
12
C.
B. Nguyên tử Clo có khối lượng gấp 35,453 lần so với khối lượng của nguyên tử 12C.
C. Phân tử gam của Clo là 35,453g.
D. Phân tử Clo có khối lượng gấp 35,453 lần so với khối lượng của nguyên tử 12C
Câu 78: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Thể tích mol của tất cả các khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều có thể khác
nhau và phụ thuộc vào bản chất hóa học của chúng.
B. Thể tích mol của tất cả các khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau và
không phụ thuộc vào bản chất hóa học của chúng.
C. Ở mọi điều kiện một mol khí của bất kỳ một chất nào cũng chiếm một thể tích là 22,4
lít.
D. Ở mọi điều kiện một mol khí của bất kỳ một chất nào cũng chứa 6,023.1023 loại phân
tử.
Câu 82: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp gồm 1mol N2 và 3mol H2 ở 250C
và 20 atm. Sau khi tổng hợp NH3 rồi đưa nhiệt độ bình về lại 250C. Nếu có 75% N2 phản
ứng thì áp suất của bình sẽ là:
A. 7,5 atm B. 12,5 atm C. 15,0 atm D. 17,5 atm
Câu 83: Một hỗn hợp khí được coi là lý tưởng, gồm 0,58g A (phân tử gam A là 58g),
0,28g B (phân tử gam B là 56g) và 0,27g C (phân tử gam C là 54g). Áp suất tổng cộng
trong bình là 1,50 atm. Áp suất riêng phần của các khí A, B, C tương ứng là: (A, B, C
không phản ứng nhau)
A. 0,75 atm; 0,375 atm; 0,375 atm. B. 0,375 atm; 0,75 atm; 0,375 atm.
C. 0,375 atm; 0,375 atm; 0,75 atm. D. 0,75 atm; 0,375 atm; 0,75 atm.
Câu 84: Trộn 0,12 mol khí A và 0,1 mol khí B (xem khí là lý tưởng). Áp suất tổng cộng là
P = 76cm Hg. Áp suất riêng phần (cm Hg) của các khí A và B tương ứng là:
A. 34,55 và 41,55 B. 41,45 và 34,55 C. 42,45 và 33,55 D. 41,54 và
34,46
Câu 86: Cho phản ứng hóa học sau:
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 = 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + 8H2O
Đương lượng của hợp chất KMnO4 (M = 158) và FeSO4 (M = 152) trong phản ứng hóa học
trên có giá trị lần lượt là:
A. 31,6 và 152 B. 31,6 và 76 C. 31,6 và 50,67 D. 76 và 50,67
Câu 87: Đương lượng của Cr trong các hợp chất CrCl3 và Cr2(SO4)3
A. Bằng nhau.
B. Trong hợp chất CrCl3 lớn hơn trong Cr2(SO4)3.
C. Trong hợp chất CrCl3 nhỏ hơn trong Cr2(SO4)3.
D. Không thể so sánh được.
Câu 89: Trộn 3 lít hydro với 2 lít khí nitơ có cùng áp suất là 2 atm được 5 lít hỗn hợp. Áp
suất riêng phần (atm) của hydro và nitơ lần lượt là:
A. 0,5 và 0,7 B. 1,2 và 0,8 C. 0,4 và 0,6 D. 0,2 và 0,4
Câu 92: Clo thiên nhiên là hỗn hợp hai đồng vị (34,969 đ.v.C) và (36,966 đ.v.C), có
thành phần tương ứng là 75,77% và 24,23%. Vậy khối lượng nguyên tử clo là:
A. 35,453 đ.v.C B. 35,543 đ.v.C C. 35,345 D. 35,5 đ.v.C
Câu 97: Cho phản ứng hóa học sau:
FeCl3 + SnCl2 = 2FeCl2 + SnCl4
Đương lượng của hợp chất FeCl3 (M = 162,5) và SnCl2 (M = 189) trong phản ứng hóa học
trên có giá trị lần lượt là:
A. 162,5 và 94,5 B. 81,25 và 189 C. 162,5 và 189 D. 81,5 và
94,5
Câu 98: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích N2 và H2 ở 250C và
20 atm. Sau khi tổng hợp NH3 rồi đưa nhiệt độ bình về lại 250C. Nếu có 25% N2 phản ứng
thì áp suất của bình sẽ là:
A. 5atm B. 10atm C. 15atm D. 20atm
Câu 99: Chọn phát biểu đúng:
A. Đương lượng của Fe trong FeO và trong Fe2O3 bằng nhau.
B. Đương lượng của Fe trong FeO lớn hơn trong Fe2O3.
C. Đương lượng của Fe trong FeO nhỏ hơn trong Fe2O3.
D. Không so sánh được đương lượng của Fe trong Fe2O3 và FeO vì tùy thuộc phản ứng
Câu 100: Cho các phản ứng hóa học sau:
H2SO4 + NaOH = NaHSO4 + H2O (1)
H2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + 2H2O (2)
Đương lượng của H2SO4 trong các phản ứng hóa học (1) và (2) có giá trị lần lượt là:
A. 98; 49 B. 98; 98 C. 49; 98 D. 49; 49
Câu 101: Đương lượng của nguyên tố nitơ trong các hợp chất NO, NO2, N2O và N2O3 lần
lượt là:
A. 7; 3, 5; 14; 4, 67 B. 14; 7; 4, 67; 3, 5
C. 3, 5; 4, 67; 7; 14 D. 7; 14; 3, 5; 4, 67
Câu 102: Bình chứa đầy hỗn hợp oxy và nitơ. Ở tỷ số áp suất riêng phần nào thì khối
lượng các chất khí là như nhau:
A. P(O2) = P(N2) B. P(O2) = 0,875.P(N2) C. P(O2) = 2.P(N2) D. P(O2) =
1,14.P(N2)
Câu 104: Oxy hóa hoàn toàn 0,279g sắt bằng oxy thu được 0,359g oxít sắt (II). Biết đương
lượng của oxy bằng 8, đương lượng của sắt tính được là:
A. 27,9 B. 2,79 C. 28 D. 55,8
Câu 105: Một bình kín có thể tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích của H2(k) và
N2(k) ở 00C và 6 atm. Sau khi tiến hành tổng hợp NH3, đưa bình về 00C. Nếu có 50% lượng
H2 phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là P2:
A. P2 = 5 atm. B. P2 = 4 atm. C. P2 = 4,5 atm. D. P2 = 6 atm
Câu 114: Có một định luật được phát biểu: “Nếu hai nguyên tố kết hợp với nhau tạo thành
một số hợp chất thì những lượng khối lượng của một nguyên tố so với cùng một lượng
khối lượng của nguyên tố kia sẽ tỷ lệ với nhau như những số nguyên đơn giản”. Đây là nội
dung của định luật:
A. Định luật bảo toàn khối lượng B. Định luật thành phần không đổi
C. Định luật tỷ lệ bội D. Định luật tỷ lệ thể tích
Câu 115: Cho phản ứng hóa học sau:
Fe2(SO4)3 + 6NaOH = 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Đương lượng của hợp chất Fe2(SO4)3 (M = 400) trong phản ứng hóa học trên có giá trị là:
A. 66,66 B. 200 C. 133,33 D. 400
Câu 116: Có một định luật được phát biểu: “Ở cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể
tích của các chất khí phản ứng với nhau cũng như thể tích của các chất tạo thành trong
phản ứng tỷ lệ với nhau như tỷ lệ của các số nguyên đơn giản”. Đây là nội dung của định
luật:
A. Định luật Avogadro B. Định luật thành phần không đổi
C. Định luật tỷ lệ bội D. Định luật tỷ lệ thể tích
Câu 117: Cho phản ứng hóa học sau:
Ca3(PO4)2 + H2SO4 = 2CaHPO4 + CaSO4
Đương lượng của hợp chất Ca3(PO4)2 (M = 310) trong phản ứng hóa học trên có giá trị là:
A. 51,67 B. 103,33 C. 155 D. 310
Câu 118: Chọn phát biểu đúng:
A. Hằng số khí lý tưởng luôn luôn là hằng số không thay đổi và phụ thuộc vào đơn vị
tính của P, V.
B. Ở một nhiệt độ bất kỳ, áp suất toàn phần của một hỗn hợp khí bằng tổng số áp suất
riêng phần của các cấu tử trong hỗn hợp (xem khí có tác động lý tưởng).
C. Hằng số khí lý tưởng không có đơn vị.
D. Hằng số khí lý tưởng luôn luôn có đơn vị là l.atm/mol.độ
Câu 120: Đương lượng của nguyên tố lưu hùynh trong các hợp chất H2S, SO2, SO3 và FeS
lần lượt là:
A. 16; 8; 5,3 3; 16 B. 16; 16; 8; 5, 33 C. 16; 5, 33; 16; 8 D. 5, 33; 8;
16; 16
Câu 129: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích N2 và H2 ở 250C
và 3,6 atm. Sau khi tổng hợp NH3 rồi đưa nhiệt độ bình về lại 250C. Nếu có 25% H2 phản
ứng thì áp suất của bình sẽ là:
A. 3,3 atm B. 3,0 atm C. 2,4 atm D. 1,8 atm
Câu 130: Bình chứa đầy hỗn hợp oxy và hydro. Ở tỷ số áp suất riêng phần nào thì khối
lượng các chất khí là như nhau:
A. PO2/PH2 =16/1 B. PO2/PH2 =1/16 C. PO2/PH2 =1/32 D. PO2/PH2
=1/2
Câu 132: Oxy hóa hoàn toàn 1,4 g sắt bằng oxy thu được 1,8 g oxít sắt (II). Biết đương
lượng của oxy bằng 8, đương lượng của sắt tính được là:
A. 28 B. 2,8 C. 27,9 D. 56
Câu 134: Cho phản ứng hóa học sau:
2Na2S2O3 + I2 = 2NaI + Na2S4O6
Đương lượng của hợp chất Na2S2O3 (M = 158) trong phản ứng hóa học trên có giá trị là:
A. 158 B. 79 C. 39,5 D. 7,9
Câu 135: Cho phản ứng hóa học sau:
MgO + 2HCl = MgCl2 + H2O
Đương lượng của hợp chất MgO (M = 40) trong phản ứng hóa học trên có giá trị là:
A. 20 B. 40 C. 12 D. 24
Câu 136: Cho phản ứng hóa học sau:
2NaNO2 + 2H2SO4 + 2KI = 2NO + I2 + Na2SO4 + K2SO4 + 2H2O
Đương lượng của hợp chất NaNO2 (M = 69) và KI (M= 166) trong phản ứng hóa học trên
có giá trị tương ứng là:
A. 69; 166 B. 34,5; 83 C. 166; 69 D. 83; 34,5
Câu 137: Cho phản ứng hóa học sau:
H2O2 + H2SO4 + 2KI = I2 + K2SO4 + 2H2O
Đương lượng của hợp chất H2O2 (M = 34 ) và KI (M= 166) trong phản ứng hóa học trên
có giá trị tương ứng là:
A. 17; 166 B. 34; 166 C. 17; 83 D. 34; 83
Câu 145: Trong các hợp chất: FeCl2, Fe2(SO4)3, FeCl3, FeSO4. Những hợp chất nào mà
trong đó có đương lượng của nguyên tố sắt là nhỏ nhất:
A. Fe2(SO4)3, FeCl3 B. Fe2(SO4)3 C. FeCl2 D. FeSO4

You might also like