You are on page 1of 5

S

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

DẠNG 1: Oxit + CO Kim loại + CO2


0
t
⎯⎯ →
1. Phương pháp giải
- Trường hợp 1: Dẫn khí CO vào hỗn hợp oxit thu được hỗn hợp rắn gồm các kim loại hoặc kim loại với oxit.
moxit = mrắn + 16. nCO = mrắn + 16. nCO2
- Trường hợp 2: Dẫn hỗn hợp khí CO vào hỗn hợp oxit thu được hỗn hợp rắn gồm các kim loại hoặc kim loại với
oxit.
moxit = mrắn + 16. nCO
2. Một số bài tập áp dụng
Câu 1. Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO ở (đktc).
Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 39g B. 38g C. 24g D. 42g

Câu 2: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4
nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.

Câu 3: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra.
Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Câu 4: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối
lượng chất rắn sau phản ứng là
A. 28 gam. B. 26 gam. C. 22 gam. D. 24 gam.

Câu 5: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 8,0 gam.

Câu 6: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn,
thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.

Câu 7: Cho 4,48 lit khí CO (đktc) từ từ qua ống sứ nung nóng đựng 8g oxit sắt đến khi phản ứng hoàn toàn. Khí thu
được sau phản ứng có tỷ khối so với H2 là 20. Công thức oxit sắt và phần trăm thể tích khí CO2 trong hỗn hợp sau
phản ứng là:
A. Fe2O3; 65% B. Fe3O4; 75% C. Fe2O3; 75% D. FeO; 75%

Câu 8: Cho 4,48 lít CO (đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được chất rắn A có khối lượng bé
hơn 1,6g so với khối lượng FeO ban đầu. Khối lượng Fe thu được và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp CO và
CO2 thu được là
A. 5,6g Fe; 60% CO; 40% CO2 B. 21,8g Fe; 75% CO; 25% CO2
C. 5,6g Fe; 50% CO; 50% CO2 D. 11,2g Fe; 40% CO; 60% CO2

LÊ HƯƠNG NHI 1
S
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
* Dạng 2: Dẫn khí CO2 vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 DƯ thu được 1 lượng kết tủa:
1. Phương pháp giải:
nCO2
- Lập tỉ lệ mol T = để xác định chất tạo thành sau phản ứng:
nCa (OH )2
+ TH1 Nếu T ≤ 1: Chỉ thu được CaCO3 ↓ à nkết tủa = nCO2.
+ TH2 Nếu 1 < T < 2: Thu được CaCO3 ↓ và Ca(HCO3)2 à nkết tủa = 2nCa(OH)2 - nCO2
+ TH3 Nếu T ≥ 2: Chỉ thu được Ca(HCO3)2 à nkết tủa = 0.
2. Một số bài tập vận dụng
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm
thu được sau phản ứng gồm:
A. Chỉ có CaCO3 B. Chỉ có Ca(HCO3)2 C. CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. Ca(HCO3)2 và CO2
Câu 2: Hấp thụ 0,224lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M ta thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 1g. B. 1,5g. C. 2g D. 2,5g

Câu 3: Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 39,4g. B. 78,8g. C. 19,7g. D. 20,5g.

Câu 4: Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 64g. B. 10g. C. 6g. D. 60g.

Câu 5: Hấp thụ hết 7,84 lít CO2 (đkc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 19,7g. B. 49,25g. C. 39,4g. D. 10g.

Câu 6: Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng
hay giảm bao nhiêu gam?
A. Tăng 13,2gam B. Tăng 20gam. C. Giảm 16,8gam. D. Giảm 6,8 gam

Dạng 3: Dẫn V lít khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thu được 1 lượng
kết tủa. Tính V.
1. Phương pháp giải: Xét 2 trường hợp => Có 2 giá trị của V.
2. Một số bài tập vận dụng
Câu 1. Thổi V ml (đktc) CO2 vào 300 ml dd Ca(OH)2 0,02M, thu được 0,2g kết tủa.Gía trị V là:
A. 44.8 hoặc 89,6 B.44,8 hoặc 224 C. 224 D. 44,8

Câu 2. Dẫn V lít CO2 (đkc) vào 300ml dd Ca(OH)2 0,5 M. Sau phản ứng được 10g kết tủa. V bằng:
A. 3,36 l. B. 3,36 l và 6,72 l C. 2,24 l và 4,48 l. D. 2,24 và 3,36 l.

LÊ HƯƠNG NHI 2
S
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Câu 3: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M, thu được 7,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Trị số của V là:
A. 1,68 lít B. 2,80 lít C. 2,24 lít hay 2,80 lít D. 1,68 lít hay 2,80 lít

Câu 4: Hấp thụ hết V lít CO2 (đkc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M được 19,7 gam kết tủa. Tìm V?
A. 2,24 lít. B. 11,2 lít. C. 2,24 hoặc 11,2 lít. D. 2,24 hoặc 3,36 lít.

Câu 5: Hấp thụ 10 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) vào 200ml dd Ca(OH)2 0,2M thấy tạo thành 1g kết tủa. Tính
%VCO2 trong hỗn hợp đầu?
A. 2,24%. B. 15,68%. C. 2,24% hoặc 4,48%. D. 2,24% hoặc 15,68%.

Câu 6. Thổi V lit (đktc) CO2 vào 100 ml dd Ca(OH)2 1M, thu được 6g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa lấy dd đun nóng lại
có kết tủa nữa. Giá trị V là:
A. 3,136 B. 1,344 C. 1,344 hoặc 3,136. D. 3,36 hoặc 1,12

* Dạng 4: Dẫn 1 lượng khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 (hoặc
Ba(OH)2) với NaOH (hoặc KOH) đã biết nồng độ. Tính lượng kết tủa thu được.
1. Phương pháp giải
- Tính tổng số mol OH- = n NaOH + n KOH + 2nCa(OH )
2

- Tính số mol CO2.


- Tính số mol ion Ca2+ = số mol Ca(OH)2.
nOH
- Tính tỉ lệ mol T =
nCO2
+ Nếu T = 1 thì chỉ thu được muối HCO3- không kết tủa với các ion dương => m↓ = 0.
+ Nếu 1 < T < 2 thì thu được hỗn hợp muối HCO3- và CO32- => nCO3 = nOH – nCO2
+ Nếu T > 2 thì chỉ thu được muối CO32- => nCO3 = nCO2
- Viết phương trình tạo kết tủa: Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
2. Một số bài tập vận dụng
Câu 1: Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đkc) vào 300ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,6M. Tính
khối lượng kết tủa thu được?
A. 15g. B. 35,46g. C. 19,7g. D. 17,73g.

Câu 2: Hấp thụ 13,44l CO2 (đktc) vào 500ml dd hỗn hợp NaOH 1M và Ca(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu
được?
A. 20g. B. 10g. C. 30g. D. 15g.

LÊ HƯƠNG NHI 3
S
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2
0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 2,00. B. 1,00. C. 1,25. D. 0,75.

Câu 4: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.19,70. B. 23,64. C. 7,88. D. 13,79.

Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 ở đktc vào 500ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M,
sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 19,7g. B. 17,73g. C. 9,85g. D. 11,82g.

Dạng 5: Các dạng toán về muối cacbonat


- Khi cho từ từ dung dịch axit vào dung dịch muối cacbonat (hoặc hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat) thì
phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
CO32- + H+ → HCO3-
HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O
- Khi cho từ từ dung dịch muối cacbonat (hoặc hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat) vào dung dịch axit thì
phản ứng xảy ra đồng thời như sau:
CO32- + 2H+ → CO2 ↑ + H2O
HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O
- Khi cho muối hidrocacbonat tác dụng với dung dịch bazo sẽ tạo ra muối cacbonat
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
- Các muối cacbonat (trừ kim loại kiềm) và hidrocacbonat có phản ứng nhiệt phân.

Câu 1: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl. Lượng khí CO2
thu được đktc bằng
A. 0,448 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,112 lít.

Câu 2: Hoà tan 10,6 gam Na2CO3 và 6,9 gam K2CO3 vào nước thu được dung dịch X. Thêm từ từ m gam dung
dịch HCl 5% vào X thấy thoát ra 0,12 mol khí. Giá trị của m là :
A. 87,6. B. 175,2. C. 39,4. D. 197,1.

Câu 3: Thêm từ từ đến hết 150 ml dung dịch (Na2CO3 1M và K2CO3 0,5 M) vào 250 ml dung dịch HCl 2M thì
thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là
A. 2,52 lít. B. 5,04 lít. C. 3,36 lít. D. 5,6 lít.

LÊ HƯƠNG NHI 4
S
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Câu 4: Cho 3,45 gam hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V
lít CO2 (đktc) và 3,78 gam muối clorua. Giá trị của V là :
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 0,224 lít. D. 0,672 lít
Câu 5: Cho 115 gam hỗn hợp ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít CO2
(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là :
A. 120 gam. B. 115,44 gam. C. 110 gam. D. 116,22 gam.
Câu 6: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và R2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và
0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,33 gam. B. 14,33 gam. C. 9,265 gam. D. 12,65 gam.
Câu 7: Nung nóng 100 gam hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69 gam hỗn hợp
rắn. % khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp là :
A. 80%. B. 70%. C. 80,66%. D. 84%.
Câu 8: Khi nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa
khối lượng ban đầu. Thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu là :
A. 27,41% và 72,59%. B. 28,41% và 71,59%.
C. 28% và 72%. D. Kết quả khác.
Câu 9: Một loại đá chứa 80% CaCO3 phần còn lại là tạp chất trơ. Nung đá tới phản ứng hoàn toàn (tới khối
lượng không đổi) thu được chất rắn R. Vậy % khối lượng CaO trong R là :
A. 62,5%. B. 69,14%. C. 70,22%. D. 73,06%.
Câu 10: Nung m gam đá X chứa 80% khối lượng gam CaCO3 (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian thu
được chất rắn Y chứa 45,65 % CaO. Tính hiệu suất phân hủy CaCO3.
A. 50%. B. 75%. C. 80%. D. 70%.

Dạng 6: Một số bài tập về Silic và hợp chất của silic


Câu 1: Cho 56 gam silic vào dd NaOH dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 22,4 B. 44,8 C. 56 D. 89,6
Câu 2: Đun nóng m gam Silic trong oxi dư thu được 53,4 gam silic đioxit. Giá trị của m
A. 18,69 gam B. 24,92 gam C. 37,38 gam D. 12,46 gam.
Câu 3: Để điều chế được 12,6 gam Silic ở trong phòng thí nghiệm ta cần dùng bao nhiêu gam Mg, biết H=60%
A. 36 B. 21,6 C. 18 D. 10,8
Câu 4: Trong công nghiệp, để sản xuất được 39,2 tấn silic theo phản ứng: SiO2 +2C → Si + 2CO cần dùng bao
nhiêu tấn than cốc, biết H = 75%.
A. 33,6 B. 22,4 C. 44,8 D. 59,73
Câu 5: Một loại thuỷ tinh thường chứa 13% natri oxit, 11,7% canxi oxit, 75,3% silic đioxit về khối lượng. Thành
phần của thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là :
A. 2Na2O.CaO.6SiO2. C. 2Na2O.6CaO.SiO2.
B. Na2O.CaO.6SiO2. D. Na2O.6CaO.SiO2.
Câu 6: Một loại thuỷ tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O, 10,98% CaO, 70,59% SiO2 về khối lượng. Thành
phần của thủy tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là :
A. K2O.CaO.4SiO2. C. K2O.2CaO.6SiO2.
B. K2O.CaO.6SiO2. D. K2O.3CaO.8SiO2.
Câu 7: Một loại thuỷ tinh dùng để chế tạo dụng cụ nhà bếp có thành phần khối lượng như sau : SiO2 75%, CaO
9%, Na2O 16%. Trong thuỷ tinh này có 1 mol CaO kết hợp với :
A. 1,6 mol Na2O và 7,8 mol SiO2. B. 1,6 mol Na2O và 8,2 mol SiO2.
C. 2,1 mol Na2O và 7,8 mol SiO2. D. 2,1 mol Na2O và 8,2 mol SiO2.

LÊ HƯƠNG NHI 5

You might also like