You are on page 1of 56

CHÀO MỪNG CÁC BẠN

ĐẾN VỚI TRUYỆN TRANH TOÁN HỌC


CHỦ ĐỀ TÍCH PHÂN

tailieumontoan.com
tailieumontoan.com
Trước tiên ta gặp Mr
Cát nhân viên mô giới
bất động sản ngoài
hành tinh
Mr Cát cần giao bán 4
miếng đất với 4 hình khác
nhau và muốn các bạn đi
tìm diện tích của chúng
Mảnh đất hình chữ nhật của anh ta có chiều rộng 3 m, chiều dài 5m .
Ai trong chúng ta cũng biết tính diện tích hình chữ nhật đúng không nè:
S = Chiều dài x chiều rộng
Tiếp theo miếng đất thứ 2 sẽ có hình dạng như một hình tam giác có chiều
cao là 7m, chiều dài cạnh đáy là 10 m. Diện tích của mảnh đất này sẽ là:
S = (Chiều cao x cạnh đáy) : 2
Chuyển sang mảnh đất thứ 3
nó là mảnh đất hình tròn có bán kính là 3m

Diện tích của nó sẽ là:


Qua cả ba miếng đất hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn ta có thể dễ
dàng tính diện tích vì chúng đề có hình dạng rất cơ bản.
Tuy nhiên mảnh đất thứ 4 này sẽ có hình dạng phúc tạp hơn!
Mình có đồ thị của hàm y(x) = x^2 + 4, trong đó x và y đều có đơn vị là m.
Miếng đất thứ 4 của anh Cat sẽ là phần S màu xanh này
Các bạn có thể thấy diện tích mảng đất được giới hạn
bởi đồ thị hàm y = x^2 + 4, trục Ox, hai đường thẳng x = 0 và x = 4.
Diện tích của S sẽ bằng ????
Ồ khoan đã, Làm sao đễ tính diện tích quái quỹ của hình này đây!!!

Diện tích
S = ???
Thật không may chúng ta không có công thức đơn giản nào
để tìm ra diện tích của S một cách nhanh nhất!
Tuy nhiên chúng ta có thể tiếp cận bài toán này theo một hướng khác.
Mình sẽ chia S thành 4 hình chữ nhật với chiều dài cạnh trên trục Ox
bằng nhau. Từ đây ta có thể tích gần đúng diện tích S bằng cách tính
tổng 4 hình chữ nhật này!
Ở hình chữ nhật đầu tiên ,
chiều dài của nó là
y(0) = x^2 + 4 = 0^2 + 4 = 4
hay là 4 m,
chiều rộng của nó sẽ là 1 m

Vì thế diện tích hình này sẽ là


S = 4 x 1 = 4 (m^2)
Ở hình chữ nhật thứ hai ,
chiều dài của nó là
y(1) = x^2 + 4 = 1^2 + 4 = 5
hay là 5 m,
chiều rộng của nó sẽ là 1 m

Vì thế diện tích hình chữ nhật


thứ 2 sẽ là : S = 5 x 1 = 5 (m^2)
Cứ tương tự như thế ta tính
được diện tích hình chữ nhật
thứ 3 là S = 8 (m^2)

Vì thế diện tích hình chữ nhật


thứ 4 sẽ là : S = 13 (m^2)
Tổng hợp các kết quả lại ta sẽ có diện tích xấp xĩ bằng:
Ở đây diện tích S được tính gần đúng bằng S4 là tổng của 4 hình chữ nhật
với chiều rộng bằng nhau.
Nhận xét về phép tính này: Mình thấy nó không được chính xác cho lắm lý
do là vì các hình chữ nhật vẫn chưa thật sự vừa vặn với hình S, nó vẫn còn
các khoản trống màu đỏ cần được khỏa lấp
Nhưng nấu ta thử chia thành các hình chữ nhật với chiều rộng bằng nhau
thì các khoảnh trống sẽ trở nên nhỏ đi. Mình thử tính gần đúng diện tích
của S nhé!
Ở hình chữ nhật đầu tiên ,
chiều dài của nó là
y(0) = x^2 + 4 = 0^2 + 4 = 4
hay là 4 m,
chiều rộng của nó sẽ là 0,5 m

Vì thế diện tích hình này sẽ là


S = 4 x 0,5 = 2 (m^2)
Ở hình chữ nhật thứ hai , chiều dài
của nó là
y(0,5) = x^2 + 4 = 0,5^2 + 4 = 4,25
hay là 4,25 m,
chiều rộng của nó sẽ là 0,5 m

Vì thế diện tích hình chữ nhật


thứ 2 sẽ là : S = 4,25 x 0,5 = 17/8 (m^2)
Áp dụng các bước vừa rồi ta sẽ dễ dàng tìm được diện tích của 6 hình còn lại.
Qua đó sau khi tính tổng diện tích của 8 hình chữ nhật thì diện tích gần đúng
của S sẽ là:

Nhận xét: kết quả lần này chính xác hơn so với S4 khi các khoảng trống trở
nên nhỏ đi. Còn muốn kết quả chính xác hơn nữa chúng ta chỉ việc tăng số
lượng hình chữ nhật lên.
Khi ta chia nhỏ thành 30 hình chữ nhật chẳng hạn.
Nếu mình tiếp tục chia S thành 90 hình chữ nhật thì diện tích mới sẽ là:
Vậy nếu mình số lượng hình chữ nhật lên 1000 thì thế nào nhỉ!
Wow!!! nó nhìn mượt mà đúng không nè! Các khoảng trống trở nên quá nhỏ và
ta có thể thấy được vóc dáng của hình S
Mình sẽ chơi lớn hơn, mình sẽ chia S thành 10.000 hình chữ nhật luôn,
nhưng mà nó nhìn không khác gì mấy, tuy nhiên diện tích S sẽ chính xác
hơn lần trước.
Ngoài ra các bạn có để ý gì không???????
Các bạn thấy là n ngày càng tăng đến vô cực thì giá trị của S sẽ tiến đến
37,33333............. m^2 với số 3 dài vô hạn!!!
Vậy là đã giúp Mr Cat tính được diện tích 4
miếng đất rồi!
Mr Cat ơi cảm ơn tụi tôi đi nhe! Thanks you!
Chúc Mr Cat bán được cả 4 miếng đất luôn!!! Các bạn nhiều nha!
Bye bye Mr Cat xong xuôi rồi
ta quay lại bài học của chúng
ta nhé!!!
Hãy phân tích cách tính diện tích S một cách tổng quát hơn nào!!!
Chúng ta có một đồ thị hàm y(x) bất kì liên tục trên đoạn [a;b] và ta muốn
tính diện tích hình S được giới hạn bởi đồ thì hàm y(x), trục Ox, đường
thẳng đứng x = a và x = b.
Từ các ví dụ trước ta có thể tính gần đúng diện tích của S bằng cách chia
nhỏ nó thành n hình chữ nhật với chiều dài bằng nhau, với chiều dài các
đoạn này bằng
Ở hình chữ nhật thứ nhất chiều dài là chiều dài là y(x1) nên diện
tích nó là :
Tương tự hình chữ nhật thứ nhất:
Ở hình chữ nhật thứ hai chiều dài là chiều dài là y(x2) nên diện
tích S là :
Mình sẽ tiếp tục cách tính diện tích này cho
đến hình chữ nhật thứ n
Và đây là công thức tổng quá để ta tính gần
đúng tổng S khi nó được chia nhỏ n hình chữ
nhật
Công thức S còn được viết lại rất gọn như sau,
được gọ là Tổng Riemann, được phát minh bởi
nhà toán học người Đức Riemann.
Nếu số lượng hình chữ nhật ngày càng tăng hay
n tiến đến vô cực thì ta có thể tính được S một
cách chính xác nhất.
Và khi nói về tiến đến thì ta luôn nghĩ đến giới
hạn phải không nào?
Do đó chúng ta thêm Lim khi n tiến tới vô cực ta
sẽ nhận được công thức tính chính xác diện tích S.
Do cách viết phức tạp đặc biệt cho những ai mới
học giải tích nên nhà toán học Gottfried Leibniz
đề xuất viết như sau:
Bài học kết thúc
Cảm ơn mọi người!!!

tailieumontoan.com

You might also like