You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI

CÂU 7: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI XUẤT NHẬP

Giảng viên :

Sinh viên thực hiện :

Mã sinh viên :
Lớp :

Hưng Yên, năm 2023


Contents
1.1 Thiết bị đầu cuối xuất nhập 6
1.1.1 Khái niệm 6
 Thiết bị đầu cuối xuất nhập có nhiều chức năng quan trọng, bao
gồm: 6
1.1.2 Điều kiện làm việc 8
2.1Thiết bị đầu cuối xuất 10
2.1.1Màn hình máy tính 10
2.1.2 Phân loại màn hình máy tính 10
Màn hình máy tính loại CRT 10
Màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng) 11
Màn hình TN (Twisted Nematic) 12
Màn hình máy tính loại IPS 13
Màn hình VA 14
Màn hình máy tính loại OLED/ AMOLED 15
Màn hình máy tính loại Retina 16
Màn hình máy tính loại CCFL 17
2.1.3 Các thông số cơ bản của màn hình máy tính 18
Độ phân giải 18
Một số độ phân giải thường thấy: 18
Độ sáng màn hình 20
Kích thước màn hình 20
Tỷ lệ màn hình 21
Tỷ lệ tương phản của màn hình 22
Tốc độ làm mới trên màn hình 23
Thời gian phản hồi trên màn hình (Response Time) 23
Tấm nền (Panel) 23
2.2 Thiết bị đầu cuối nhập 24
2.2.1 Khái niệm bàn phím 24
2.2.2 Cấu tạo bàn phím 24
2.2.3. Nguyên tắc hoạt động của bàn phím 25
2.2.4 Các loại bàn phím trên thị trường 26
 Một số thiết bị đầu cuối xuất nhập thông dụng 28
BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI ( 2 TC)

Sinh viên thực hiện: _Lê Quang Huy. Mã sinh viên: 11221256.

_Đào Văn Huân. Mã sinh viên: 11221144.

Lớp : 112212.2.

STT Công việc thực hiện Người thực hiện

1 Làm bản Word. Huân

2 Làm bản PowerPoint. Huân, Huy

3 Thuyết trình trên lớp. Huy


Lời nói đầu
Môn học Thiết bị đầu cuối là một trong những môn quan trọng trong lĩnh vực
viễn thông và mạng. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các thiết bị và công nghệ đóng vai trò
quan trọng trong việc kết nối và truyền dữ liệu trong hệ thống viễn thông.
Trong thời đại số hóa và liên kết toàn cầu, việc có hiểu biết về thiết bị đầu cuối là
vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ đào sâu vào các khái niệm cơ bản về các thiết bị như
điện thoại di động, máy tính, switch, router và modem. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về
các giao thức truyền thông, băng thông, tần số và các yêu cầu kỹ thuật khác liên quan
đến việc thiết kế và triển khai các thiết bị đầu cuối.
Qua môn học này, chúng ta sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần
thiết để hiểu và làm việc với các thiết bị đầu cuối. Chúng ta sẽ học cách cài đặt và cấu
hình các thiết bị, xử lý các sự cố và kiểm tra hiệu suất của chúng. Sẽ có cơ hội thực
hành với các công cụ và phần mềm mô phỏng thực tế để áp dụng những kiến thức đã
học.
1.1 Thiết bị đầu cuối xuất nhập

1.1.1 Khái niệm


Thiết bị đầu cuối xuất nhập là một thiết bị dùng để giao tiếp giữa người dùng và hệ
thống thông tin. Nó cho phép người dùng nhập liệu vào hệ thống và nhận thông tin
xuống từ hệ thống. Các thiết bị đầu cuối xuất nhập phổ biến bao gồm bàn phím, chuột,
màn hình, tai nghe, loa, bút cảm ứng, bảng vẽ điện tử, máy quét, và máy in. Đối với
các thiết bị di động, điện thoại thông minh và máy tính bảng cũng được coi là các thiết
bị đầu cuối xuất nhập, vì chúng cho phép người dùng tương tác với hệ thống thông tin
thông qua màn hình cảm ứng, bàn phím cảm ứng, và menu điều hướng. Thiết bị đầu
cuối xuất nhập rất quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tương tác người-máy dễ
dàng và hiệu quả.

Ảnh minh họa về thiết bị đầu cuối

 Thiết bị đầu cuối xuất nhập có nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:

- Đầu vào dữ liệu: Thiết bị đầu cuối xuất nhập cho phép người dùng nhập liệu vào hệ
thống. Với bàn phím, người dùng có thể gõ các ký tự và lệnh. Với chuột, người dùng
có thể di chuyển con trỏ trên màn hình và thực hiện các thao tác như click, kéo và thả.
Các thiết bị đầu cuối khác như bút cảm ứng và màn hình cảm ứng cũng cho phép
người dùng vẽ, viết hoặc chạm vào màn hình để nhập liệu.

- Đầu ra dữ liệu: Thiết bị đầu cuối xuất nhập cũng cho phép hệ thống thông tin truyền
tải dữ liệu đến người dùng. Màn hình hiển thị thông tin dưới dạng text, hình ảnh, video
hoặc các phương thức hiển thị khác. Tai nghe và loa cho phép người dùng nghe âm
thanh và âm nhạc. Máy in cho phép in ra các tài liệu và ấn phẩm.

- Tương tác người-máy: Thiết bị đầu cuối xuất nhập là cầu nối giữa người dùng và hệ
thống thông tin. Chúng cho phép tương tác và giao tiếp với hệ thống thông qua các
phương pháp nhập liệu và hiển thị. Từ việc di chuyển con trỏ, gõ các lệnh hay click
vào các nút, người dùng có thể thao tác và tương tác với hệ thống theo ý muốn.

- Tóm lại, chức năng của thiết bị đầu cuối xuất nhập là cho phép người dùng nhập liệu
vào hệ thống và nhận thông tin xuống từ hệ thống, từ đó tạo ra trải nghiệm tương tác
người-máy thông qua nhiều phương thức khác nhau.
1.1.2 Điều kiện làm việc
- Thiết bị đầu cuối xuất nhập có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại thiết bị, nhưng
thường gồm các yếu tố sau:
- Nguồn điện: Hầu hết các thiết bị đầu cuối xuất nhập đòi hỏi nguồn điện để hoạt động.
Cần đảm bảo rằng thiết bị có nguồn điện ổn định và đủ để sử dụng.

- Môi trường: Thiết bị đầu cuối xuất nhập cần được đặt trong một môi trường làm việc
sạch, khô ráo và tránh tác động mạnh từ bụi, nước hay các yếu tố gây hỏng thiết bị.

- Đặc điểm vật lý: Thiết bị đầu cuối xuất nhập cần được đặt trên một bề mặt phẳng, ổn
định và độ cao phù hợp để sử dụng một cách thoải mái và tránh gây căn ối cho người
dùng.

- Kết nối và tương thích: Thiết bị đầu cuối xuất nhập cần được kết nối và tương thích
với hệ thống hoặc thiết bị mà người dùng đang sử dụng. Ví dụ, các thiết bị USB cần có
cổng USB tương ứng để kết nối, và phần mềm và trình điều khiển phù hợp cần được
cài đặt.

- Bảo trì và vệ sinh: Để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và độ bền của thiết bị đầu cuối
xuất nhập, cần thực hiện bảo trì định kỳ và vệ sinh thiết bị. Bảo trì bao gồm kiểm tra
và cập nhật phần mềm, thay pin hoặc bộ sạc nếu cần thiết. Vệ sinh có thể bao gồm làm
sạch màn hình, bàn phím, chuột và các bề mặt khác để loại bỏ bụi và mảnh vụn.

- Với từng loại thiết bị đầu cuối xuất nhập cụ thể, hãy luôn tuân thủ các hướng dẫn và
quy định của nhà sản xuất để sử dụng đúng cách và bảo quản lâu dài cho thiết bị.

 Cấu tạo

- Thiết bị đầu cuối xuất nhập, còn được gọi là thiết bị đầu cuối mạng (Network
Terminal Equipment - NTE), có cấu tạo gồm các thành phần chính sau:

- Cổng kết nối: Thiết bị đầu cuối xuất nhập thường có nhiều cổng kết nối đa dạng, để
kết nối với các thiết bị mạng khác như máy tính, điện thoại, hoặc máy chủ.

- Bộ xử lý: Đây là trung tâm điều khiển của thiết bị đầu cuối, giúp điều chỉnh, xử lý và
chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị mạng.

- Bộ nhớ: Được sử dụng để lưu trữ cấu hình và dữ liệu trong thiết bị đầu cuối.

- Nguồn cung cấp điện: Thiết bị đầu cuối sẽ có nguồn cung cấp điện để hoạt động.

- Phần mềm điều khiển: Đây là các chương trình và phần mềm được cài đặt trong thiết
bị đầu cuối để điều khiển và quản lý hoạt động của nó.
- Giao diện người dùng: Thiết bị đầu cuối thường có giao diện người dùng để người
dùng có thể tương tác và cấu hình thiết bị.

- Cấu trúc cụ thể của thiết bị đầu cuối xuất nhập có thể khác nhau tùy thuộc vào loại và
mục đích sử dụng của nó.
2.1Thiết bị đầu cuối xuất
2.1.1Màn hình máy tính
- Màn hình máy tính (Computer display, Visual display unit hay Monitor) là thiết bị
điện tử dùng để kết nối với máy tính nhằm mục đích hiển thị và phục vụ cho quá trình
giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.
- Đối với các máy tính để bàn (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Nhưng
đối với máy tính xách tay (laptop), màn hình là một bộ phận luôn đi kèm và không thể
tách rời với máy tính.

Khái niệm màn hình máy tính là gì


2.1.2 Phân loại màn hình máy tính

Màn hình máy tính loại CRT

 Đặc điểm
- Màn hình CRT (Cathode Ray Tube) sử dụng phần màn huỳnh quang dùng để hiển thị
điểm ảnh, bản chất màn hình CRT là một hệ thống đèn điện tử chân không. Trong đó
nó sử dụng một hoặc ba súng điện tử (bắn tia âm cực) và một màn phosphor. Để hiển
thị được hình ảnh, các súng điện tử sẽ bắn các hạt electron vào màn phosphor để chúng
phát sáng. Tùy theo gia tốc và tốc độ chuyển hướng của electron sẽ tạo nên những màu
sắc khác biệt.
 Ưu điểm

- Màu sắc sống động, chân thực nên được ưa chuộng trong thiết kế.
- Giá thành tương đối rẻ hơn so với các màn hình khác.

- Màn hình có độ bền cao.

 Nhược điểm

- Độ phân giải thấp.

- Tiêu thụ khá nhiều điện.

Màn hình máy tính loại CRT

Màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng)

 Đặc điểm
- Màn hình LCD (Liquid Crystal Display) hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng, được
cấu tạo bởi nhiều lớp xếp chồng lên nhau và các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể
thay đổi tính phân cực của ánh sáng và thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết
hợp với các kính lọc phân cực.
 Ưu điểm

- Chất lượng hình ảnh cao, sống động, sắc nét nhờ có độ phân giải cao, độ tương phản
tốt,...

- Màn hình LCD tiêu ít điện năng hơn so với CRT nên tiết kiệm được năng lượng và
thân thiện với môi trường.

- Giá thành thấp, phù hợp cho mọi ngành nghề và thích hợp cho mọi thiết bị điện tử.
 Nhược điểm

- Hạn chế về mật độ điểm ảnh, màu sắc hiển thị ngoài trời nắng gắt sẽ bị giảm.

- Chất lượng màn hình sẽ giảm đi sau một thời gian sử dụng.

Màn hình máy tính loại LCD

Màn hình TN (Twisted Nematic)

 Đặc điểm
- Màn hình TN (Twisted Nematic) là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện trên thị
trường từ khá lâu về trước. Với giá thành sản xuất rẻ màn hình TN từng rất phổ biến
trên nhiều thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính xách tay thậm chí là cả tivi.
 Ưu điểm

- Giá thành rẻ, phù hợp để phục vụ cho nhu cầu học tập.

- Tiết kiệm được điện năng.

- Tấm nền có tốc độ phản hồi nhanh, có thể đạt tới 1 ms.

- Màn hình TN còn cho phép hiển thị hình ảnh với tần số quét cao, có thể lên đến
240Hz.

 Nhược điểm
- Có góc nhìn khá hẹp.

- Hình ảnh cùng màu sắc trên màn hình sẽ nhạt đi nếu người dùng không ngồi trực
diện với màn hình.

Màn hình Twisted Nematic (TN)

Màn hình máy tính loại IPS

 Đặc điểm
IPS (viết tắt của In-plane Switching) là loại màn hình đang được ưa chuộng nhất trên
thị trường, màn hình máy tính loại IPS hiển thị hình ảnh trên dải gam màu rộng hơn,
đây là lựa chọn lý tưởng cho dân chuyên thiết kế đồ họa, đáp ứng những yêu cầu khắt
khe về chất lượng hiển thị. Tấm nền IPS còn có góc nhìn rộng đến 178 độ về phương
ngang nên người dùng có thể quan sát hình ảnh sắc nét mà không cần phải ngồi chính
diện.
 Ưu điểm

- Màu sắc chân thực, hình ảnh sắc nét, sinh động.

- Có góc nhìn rộng phù hợp với người dùng.

- Độ bền tốt, khi chạm tay vào màn hình IPS, hiện tượng lóe sáng, xuất hiện các điểm
ảnh sẽ không xảy ra.

 Nhược điểm
- So với AMOLED thì IPS dày hơn vì cấu tạo của tinh thể lỏng, khả năng chịu lực
cũng thua kém hơn. Ngoài ra thì tấm nền IPS cũng tốn nguồn pin nhiều hơn trên
AMOLED.

Màn hình máy tính loại IPS

Màn hình VA

 Đặc điểm
VA (viết tắt của Vertical Alignment) được biết đến là sự trung hòa vì nó là sự kết hợp
giữa IPS và TN. Điểm đặc biệt ở đây là VA có khả năng hiển thị màu sắc trong mức
độ giữa TN và IPS, nói cách khác là tốt hơn TN nhưng không bằng IPS. Bên cạnh đó,
tương tự như IPS, màn hình VA cũng có góc nhìn tương đối rộng nhưng lại không có
tốc độ phản hồi nhanh như TN.
 Ưu điểm

- Khả năng hiển thị màu đen là rất tốt.

- Có khả năng tái tạo màu sắc tốt, tỷ lệ tương phản cao cùng với góc nhìn rộng (gần
như bằng IPS).

- Giá thành hợp lý.

 Nhược điểm

- Vì thời gian phản ứng còn khá chậm nên hình ảnh dễ bị mờ khi chuyển động.
- Tuổi thọ không cao.

- Theo thời gian thì màu sắc hình ảnh có thể có sự thay đổi.

Màn hình máy tính loại VA

Màn hình máy tính loại OLED/ AMOLED

- OLED là viết tắt của cụm từ Organic Light-Emitting Diode. Màn hình OLED thường
được sử dụng cho các thiết bị cao cấp. Màn hình này sử dụng 1 tấm phim carbon được
đặt bên trong panel của màn hình OLED sẽ tự phát ra ánh sáng khi có dòng điện
truyền qua.
- Samsung là hãng phát triển công nghệ này đầu tiên và đặt tên là màn hình AMOLED.
Do phần lớn màn hình AMOLED sử dụng công nghệ OLED chúng được gọi là màn
hình AMOLED.
 Ưu điểm

- Chất lượng hình ảnh cao, hình ảnh sắc nét, sinh động, màu sắc chân thực.

- Ít hao tốn điện năng

.- Góc nhìn rộng hơn.

 Nhược điểm

- Chi phí sản xuất màn hình AMOLED cao hơn so với các màn hình thông thường.

- Chất lượng màn hình bị giảm đi sau khi sử dụng một thời gian.
Màn hình máy tính loại OLED/ AMOLED

Màn hình máy tính loại Retina

 Đặc điểm

Màn hình Retina thực chất là màn hình IPS LCD được Apple thiết kế sao cho màn
hình có mật độ điểm ảnh trên màn hình cao đến mức (trên 230 ppi). Màn hình Retina
được trang bị trên hầu hết các thiết bị của Apple như iPad, Macbook và cả iPhone,...

 Ưu điểm

- Hình ảnh hiển thị sắc nét, sinh động.

- Góc độ rộng hơn đồng thời đảm bảo chất lượng hình ảnh ở mọi góc độ.

 Nhược điểm

- Màn hình Retina khá dày với cấu tạo 3 lớp (lớp đèn nền, lớp hiển thị và lớp cảm
ứng).

- Tốn nhiều điện năng.

- Đây là màn hình có tính độc quyền nên chưa thích ứng với nhiều ứng dụng công
nghệ.
Màn hình máy tính loại Retina

Màn hình máy tính loại CCFL

 Đặc điểm

- Màn hình CCFL (viết tắt của Cold Cathode Fluorescent Lamp) là một biến thể khác
của màn hình LCD, tuy nhiên CCFL lại sử dụng bóng đèn neon để làm đèn nền cho
màn hình thay vì sử dụng bóng đèn led.

 Ưu điểm

- Giá thành tương đối rẻ là ưu điểm nổi bật của loại màn hình này.

 Nhược điểm

- Màn hình CCFL khá nóng khi sử dụng.

- Tốn nhiều điện năng.

- Màn hình có độ bền kém.

Chính vì có quá nhiều nhược điểm nên hiện nay màn hình máy tính loại CCFL đã
ngưng sản xuất.
Màn hình máy tính loại CCFL
2.1.3 Các thông số cơ bản của màn hình máy tính

Độ phân giải

Ngày nay, hầu như tất cả các màn hình máy tính tốt nhất trên thị trường vẫn là màn
hình LCD sử dụng công nghệ LED cho một thiết kế mỏng, giúp tiết kiệm năng lượng
cũng như tối ưu hóa không gian lắp đặt.

Một số độ phân giải thường thấy:

- 5K.

- 5120 x 2880.

- 4K.

- 3840 x 2160 (độ phân giải màn hình điển hình).

- 4096 x 2160 (độ phân giải chính thức được sử dụng trong rạp chiếu phim).

- Ultra HD (UHD).

- 3840 x 2160.
- Quad HD (QHD) hay còn gọi là Wide Quad HD (WQHD).

- 2560 x 1440.

- 2K.

- 2560 x 1440 (độ phân giải màn hình điển hình).

- 2048 x 1080 (độ phân giải sử dụng trong rạp chiếu phim).

- WUXGA- 1920 x 1200.

- Full HD (FHD) hay còn gọi là 1080p.

- 1920 x 1080.

- HD hay còn gọi là 720p.

- 1280 x 720.

Độ phân giải màn hình


Độ sáng màn hình

Ngày nay độ sáng màn hình ngày càng chất lượng trong khoảng từ 300 đến 350 cd/m2.
Tuy nhiên nếu sử dụng ánh sáng quá mạnh thì dễ gây tổn hại cho mắt. Vì thế bạn nên
mua màn hình có độ sáng khoảng 250 cd/m2 là phù hợp với mắt của bạn.
Cổng kết nối
VGA và DVI là hai cổng tín hiệu tiêu chuẩn đã được sử dụng trong nhiều năm qua,
ngày nay màn hình mới thường được trang bị các kết nối HDMI, DisplayPort và USB-
C ưu việt hơn và có khả năng đồng bộ giữa các thiết bị tốt hơn.

Để chạy một màn hình ở độ phân giải 4K, bạn cần phải sử dụng đến HDMI 1.4, tuy
nhiên nếu bạn muốn hỗ trợ tốc độ làm mới 60Hz thì nên dùng HDMI 2.0.

Nếu bạn muốn chơi những trò chơi tốc độ làm mới cao, độ phân giải cao hơn thì cổng
DisplayPort 1.4 là phù hợp nhất.

Các cổng kết nối trên màn hình máy tính

Kích thước màn hình

Màn hình máy tính có sự đa dạng về kích thước để đáp ứng nhu cầu người dùng. Phổ
biến là: 13.3 inch, 14 inch và 15.6 inch.
- Màn hình 13.3 inch: Đây là kích cỡ chuẩn của rất nhiều loại laptop hiện nay. Màn
hình cỡ này khá nhỏ gọn, nhưng chúng bị hạn chế về mặt hiển thị khi ta mở quá nhiều
tab khi sử dụng.
- Màn hình 14 inch: Màn hình này tương tự như màn hình 13.3 inch. Tuy nhiên, nó dài
hơn về chiều ngang nên mang đến cảm nhận tốt hơn khi nhìn vào màn hình.
- Màn hình 15.6 inch: Màn hình này có kích thước khá to thường được áp dụng cho
các laptop gaming.

Kích thước màn hình

Ngoài ra, màn hình laptop còn có rất nhiều kích cỡ khác nhau như: 10 inch, 14.1 inch,
15.4 inch hay thậm chí là 17 inch. Mỗi loại kích thước sẽ có những đặc điểm riêng
biệt.

Tỷ lệ màn hình

- Tỉ lệ 16:9: Đây là tỉ lệ chiếm gần như đa số các mẫu laptop có trên thị trường hiện
nay, phù hợp cho các bạn khi xem phim, chơi game,…
- Tỉ lệ 16:10: Tạo sự cân bằng giữa ngang và dọc, chủ yếu được trang bị trên các dòng
laptop của Apple, Dell xps 13… thuận tiện trong việc gõ văn bản, lướt web,...
- Tỉ lệ 4:3: Đây là tỷ lệ lý tưởng để làm tài liệu, tỷ lệ này xuất hiện trên một vài máy
của Samsung, Huawei,... nhưng nhìn chung cũng là hàng hiếm. Tỉ lệ này là lựa chọn
sáng suốt để bạn làm việc văn phòng, lướt web, soạn thảo slide thuyết trình và những
thứ cần cuộc dọc nhiều.
Tỷ lệ màn hình

Tỷ lệ tương phản của màn hình

- Tỷ lệ tương phản của màn hình (Contrast ratios) là các thông số sẽ cho bạn biết được
sự khác biệt cực đại giữa hai màu trắng và đen mà màn hình máy tính của bạn có thể
hiển thị được. Khi bạn thấy một bức ảnh có độ tương phản cao thì bạn sẽ thấy hình ảnh
sắc nét hơn.

Tỷ lệ tương phản của màn hình


Tốc độ làm mới trên màn hình

Tốc độ làm mới trên màn hình hay tần số quét của màn hình là việc cập nhật thường
xuyên hình ảnh trên màn hình của bạn. Thông thường, tốc độ làm mới màn hình được
tính theo đơn vị Hz. Với các dòng màn hình thông thường thì tốc độ làm mới màn hình
thường nằm trong khoảng 60Hz. Nhưng với những dòng màn hình cao cấp hơn sẽ đòi
hỏi một tốc độ làm mới màn hình cao hơn.

Tốc độ làm mới trên màn hình

Thời gian phản hồi trên màn hình (Response Time)

- Thời gian phản hồi của màn hình là đại lượng cho chúng ta biết được việc chuyển đổi
hiển thị về hình ảnh trên màn hình diễn ra với tốc độ như thế nào. Thời gian phản hồi
được đo bằng ms. Thường thời gian phản hồi thấp phù hợp với những video có nhịp độ
nhanh.

Tấm nền (Panel)

Tấm nền (Panel) được sử dụng trên màn hình máy tính sẽ tác động rất lớn tới giao diện
cũng như cách thức hoạt động của chiếc màn hình máy tính đó. Mỗi tấm nền khác
nhau sẽ có những đặc điểm riêng biệt:
- TN (Twisted NIAL): là một trong những loại tấm nền phổ biến nhất hiện nay, mang
đến một chất lượng hình ảnh khá tốt với thời gian phản hồi nhanh khiến cho tấm nền
TN trở thành một trong những sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các game thủ.
- VA: Chất lượng màu sắc cũng như góc nhìn tốt hơn so với TN. Tuy nhiên sau một
thời gian sử dụng thì chất lượng bị giảm sút.
- IPS (In-plane Switching): là một công nghệ về hình ảnh thường được sử dụng trên
các màn hình LCD. Một chiếc màn hình máy tính có sử dụng công nghệ IPS chắc chắn
là sẽ có giá bán cao hơn so với VA hay TN. Tuy nhiên bù lại người dùng có thể tận
hưởng những thước phim sắc nét và chân thực.

Tấm nền (Panel)

2.2 Thiết bị đầu cuối nhập


2.2.1 Khái niệm bàn phím
- Bàn phím/bàn phím máy tính là một món phụ kiện máy tính thông dụng trên máy
tính và các thiết bị điện tử khác. Nó bao gồm nhiều phím được sắp xếp theo một mẫu
nhất định để người dùng có thể nhập liệu vào thiết bị.
2.2.2 Cấu tạo bàn phím
- Cấu tạo bàn phím có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bàn phím và nhà sản xuất,
nhưng phần lớn bàn phím hiện đại đều có bốn thành phần chính sau đây:
- Bộ phận phím: Bộ phận này bao gồm các phím được sắp xếp theo một mẫu nhất
định để người dùng có thể dễ dàng truy cập và nhấn. Các phím trên bàn phím thường
được thiết kế với các ký tự, số, các dấu chấm câu và các phím chức năng khác.
- Bộ điều khiển: Bộ điều khiển bao gồm các mạch điện tử và vi mạch để điều khiển
phím và truyền thông tin từ bàn phím đến máy tính hoặc thiết bị khác.

- Khung bàn phím: Khung bàn phím là phần vỏ bọc bên ngoài của bàn phím và giữ
các phím ở vị trí chính xác. Nó cũng có thể bao gồm các phím bổ sung như bộ phận
điều chỉnh âm lượng hoặc các phím chức năng khác.
- Dây cáp kết nối: Dây cáp kết nối là phần dẫn tín hiệu giữa bàn phím và máy tính
hoặc thiết bị khác. Các dây cáp này có thể được kết nối thông qua cổng USB hoặc
cổng PS/2.
Ngoài ra, một số loại bàn phím có thêm các phụ kiện khác như, bộ điều khiển âm
lượng, hoặc các phím tắt dành cho game thủ.
Ngoài ra, ở bàn phím cơ có cấu tạo khác một chút như:
Bàn phím cơ sử dụng cơ cấu bên trong bao gồm các switch cơ học riêng biệt cho từng
phím. Các switch này được thiết kế để đáp ứng nhanh chóng và chính xác với lực nhấn
nhất định, cho phép người dùng gõ chữ nhanh hơn và chính xác hơn so với bàn phím
thông thường.
Một số bàn phím cơ có tích hợp đèn LED để tăng tính thẩm mỹ hoặc giúp người dùng
dễ dàng tìm kiếm các phím trong điều kiện ánh sáng yếu. LED trên bàn phím cơ có
thiết kế đa dạng, trong đó phổ biến là hình tròn, vuông và dẹt.
2.2.3. Nguyên tắc hoạt động của bàn phím
- Nguyên tắc hoạt động của bàn phím là sử dụng các switch hoặc cảm biến để tạo ra tín
hiệu điện khi các phím được nhấn.
- Khi một phím được nhấn, switch sẽ đóng mạch và cho phép tín hiệu điện được
truyền đến mạch điều khiển của bàn phím.
- Mạch điện tử sẽ xử lý tín hiệu này và gửi nó đến máy tính qua cáp kết nối.
- Các switch trên bàn phím có thể là loại cơ học hoặc loại màng. Các switch cơ học sử
dụng một cơ chế cơ học để kích hoạt tín hiệu điện khi phím được nhấn. Các switch
màng sử dụng một lớp màng dẻo bên trong để kích hoạt tín hiệu điện khi phím được
nhấn.

- Một số bàn phím còn có tính năng nhận biết đa phím, cho phép nhiều phím được
nhấn đồng thời để thực hiện các lệnh phức tạp hơn. Để đảm bảo rằng tín hiệu từ các
phím được truyền đúng và không bị xung đột, mạch điện tử sẽ xử lý các tín hiệu này
và gửi chúng đến máy tính một cách tuần tự.
- Sau khi tín hiệu từ các phím được gửi đến máy tính, hệ điều hành sẽ xử lý các tín
hiệu này và chuyển đổi chúng thành các ký tự, số hoặc lệnh tương ứng. Các ký tự và
lệnh này sẽ được hiển thị trên màn hình để người dùng có thể xem và sử dụng.
2.2.4 Các loại bàn phím trên thị trường
Bàn phím không dây: Các bàn phím không dây sử dụng kết nối Bluetooth hoặc kết
nối RF để truyền tín hiệu từ bàn phím đến máy tính. Điều này cho phép người dùng có
thể sử dụng bàn phím từ xa hoặc giảm thiểu việc sắp xếp dây cáp.
Bàn phím có đèn nền: Các bàn phím có đèn nền được thiết kế để giúp người dùng sử
dụng bàn phím dễ dàng hơn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc không có ánh sáng.
Bàn phím cơ: Các bàn phím cơ sử dụng công nghệ switch cơ học để tạo ra cảm giác
gõ phím chính xác và đáp ứng nhanh hơn. Chúng thường được sử dụng bởi người chơi
game và các chuyên gia sử dụng bàn phím.
 Một số thiết bị đầu cuối xuất nhập thông dụng

Máy tính cá nhân (PC): PC là thiết bị đầu cuối thông dụng mà nhiều người sử dụng
để làm việc, giải trí và truy cập Internet. Nó bao gồm một màn hình, bàn phím, chuột
và các thành phần phần cứng để xử lý và lưu trữ dữ liệu.

Laptop: Laptop là phiên bản di động của máy tính cá nhân. Nó có cấu trúc gọn nhẹ và
có thể dễ dàng mang đi để sử dụng ở bất kỳ đâu. Laptop cũng bao gồm màn hình, bàn
phím, chuột và các thành phần phần cứng cần thiết.

Máy tính bảng (Tablet): Máy tính bảng là một thiết bị nhỏ gọn, có màn hình cảm ứng
và không có bàn phím vật lý. Nó thường chạy trên hệ điều hành di động và có thể
được sử dụng để duyệt web, xem phim, đọc sách và thực hiện các công việc khác.
Điện thoại di động: Điện thoại di động (smartphone) là một thiết bị di động với khả
năng gọi điện và nhiều tính năng thông minh như truy cập Internet, gửi/nhận email,
chơi game và các ứng dụng thông minh. Nó có cấu trúc nhỏ gọn và thường có màn
hình cảm ứng.

Thiết bị IoT (Internet of Things): Các thiết bị IoT như cảm biến thông minh, thiết bị
điều khiển và các thiết bị kỹ thuật số khác cũng được sử dụng làm thiết bị đầu cuối để
tương tác với hệ thống hoặc mạng thông qua kết nối Internet.

Thiết bị điều khiển trò chơi: Như các hệ máy chơi game như Xbox, PlayStation,
Nintendo Switch và các thiết bị tương tự, điều khiển trò chơi là thiết bị đầu cuối để
tương tác và điều khiển trò chơi trên màn hình.
Đây chỉ là một số ví dụ về thiết bị đầu cuối phổ biến. Có nhiều loại thiết bị khác nhau
và chúng thường được chọn dựa trên yêu cầu và mục đích sử dụng cụ thể.

You might also like