You are on page 1of 34

Mục lục

Chương 1: Giới thiệu chung 3

Chương 2: Các chức năng cơ bản của rơle 5

Chương 3: Khai thác thông tin 9

Chương 4: Giao diện truyền thông 31

Chương 5: Các quy định trong vận hành 32

Chương 6: Thí nghiệm và bảo dưỡng 34

Chương 7: Xử lý sự cố 35
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1. Thế hệ

GR 200 là thế hệ IEDs mới nhất của Toshiba thiết kế cho bảo vệ hệ thống
truyền tải và phân phối với nhiều tính năng linh hoạt về lựa chọn phần cứng và sử
dụng phần mềm dạng module đã và đang định hướng một giải pháp công nghệ
hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
GRD 200 là rơle bảo vệ đa chức năng thuộc thế hệ GR-200 của Toshiba.
GRD 200 được thiết kế với đặc tính lựa chọn, tin cậy và tác động nhanh. Dùng bảo
vệ vệ cho ngăn lộ đường dây hoặc bất kỳ ngăn lộ nào trong Trạm biến áp đảm bảo
đáp ứng tất cả các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng và vận hành:
- Điều khiển giám sát ngăn lộ, MBA và tất cả các thiết bị điện khác trên lưới
hạ thế, trung thế, cao thế và siêu cao thế.
- Tích hợp nhiều chức năng bảo vệ: Bảo vệ quá dòng có hướng/ vô hướng;
bảo vệ quá dòng cắt nhanh/ cắt có thời gian; bảo vệ quá áp, kém áp; bảo vệ quá
tải MBA; bảo vệ chống hư hỏng máy cắt; chống đóng vào điểm sự cố,...
- Đa dạng trong lựa chọn Model và phần cứng, phần mềm phù hợp với yêu
cầu của hệ thống cũng như thiết bị được giám sát.
- Tuân theo giao thức IEC61850 cho IEDs dùng trong trạm biến áp.

2
2. Cấu tạo chung

Rơle bao gồm 2 bộ phận chính là phần cứng và phần mềm.


- Phần cứng bao gồm:
 Vỏ (case), màn hình giao diện (HMI) có thể chọn mở rộng để làm chức năng
điều khiển mức ngăn, các phím bấn trên mặt rơle, các đèn LED cảnh báo các chế
độ/ tín hiệu của rơle.
 Cổng giao tiếp trực tiếp với rơle thông qua máy tính cá nhân.
 Card CPU: Card điều khiển trung tâm.
 Card đầu vào (BI).
 Card đầu vào tương tự (AI).
 Card mạng truyền thông hộ trợ giao thức IEC61850/IEC60870-5-103/Modbus
với các giao diện RS485, quang (optical-FX) và điện (100 Base- TX).
- Phần mềm: Cho phép tuỳ chon linh loạt:
 Các chức năng cần dùng tương ứng cấu hình phần cứng.
 Giao thức sử dụng trong TBA.
 Ngôn ngữ.

3
CHƯƠNG 2: CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA RƠLE

2.1 Chức năng bảo vệ (Protection function):

2.1.1 Bảo vệ quá dòng

Bảo vệ quá dòng là chức năng bảo vệ chính của rơle GRD200, bao gồm
chức năng bảo vệ quá dòng có hướng và vô hướng cho bất kỳ phía nào của ngăn
lộ, được thiết kế với đặc tính thời gian phụ thuộc và độc lập.
- Chức năng bảo vệ quá dòng có thời gian tích hợp các đặc tính thời gian
phổ biến như: tiêu chuẩn, rất dốc, cực dốc.
- Chức năng bảo vệ quá dòng thời gian độc lập cũng được tích hợp trong
rơle với việc đo lường dòng điện sự cố và ra lệnh cắt với thời gian định sẵn.
* Quá dòng có đặc tính thời gian độc lập:
Thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng có đặc tính độc lập không phụ thuộc
vào dòng điện chạy qua bảo vệ.

Đặc tính thời gian độc lập của bảo vệ quá dòng
* Quá dòng có đặc tính thời gian phụ thuộc:
Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính phụ thuộc tỷ lệ nghịch với dòng
điện chạy qua bảo vệ, dòng điện càng lớn thì thời gian tác động càng nhanh.

4
Đặc tính thời gian phụ thuộc của bảo vệ quá dòng

2.1.2 Bảo vệ quá dòng chạm đất (DEF/EF)

Trong quá trình làm việc bình thường của hệ thống có dòng điện dư, khi có
sự cố dòng điện dư này sẽ rất lớn và chạy xuống đất. Dòng điện dư này xẽ được
tính toán cho bảo vệ quá dòng chạm đất. Bảo vệ quá dòng chạm đất có 4 cấp làm
việc độc lập với nhau, 4 cấp của bảo vệ quá dòng chạm đất có đặc tính thời gian
phụ thuộc và độc lập.
Chức năng có thể đặt có hướng hoặc không có hướng độc lập với dòng điện
và điện áp đã chọn.

2.1.3 Bảo vệ quá nhiệt (THM)

Đặc tính bảo vệ quá nhiệt dùng để bảo vệ cho cáp hoặc thiết bị khác chống
lại ảnh hướng của quá trình hoạt động lâu dài dưới điều kiện quá tải. Một bản sao
thuật toán nhiệt được áp dụng để tạo ra một mô hình cho đặc tính nhiệt của cây bảo
vệ. Thời gian cắt không chỉ phụ thuộc vào mức quá tải định mức, mà còn dựa vào
mức quá tải định mức trước đây, tình trạng trước đây được lưu trữ trong bản sao
nhiệt.

2.1.4 Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt

Khi sự cố quá dòng tồn tại lâu hơn thời gian dự kiến kể từ khi ra lệnh cắt đến
khi dòng sự cố trở về rơle bằng không, rơle ngay lập tức kích hoạt chức năng
chống hư hỏng máy cắt. Có hai mức hoạt động độc lập: Retrip (cắt lại máy cắt đó
một lần nữa); gửi tín hiệu cắt 50BF qua BO tới rơle hoặc máy cắt của ngăn lộ khác.

5
2.2. Chức năng điều khiển

Màn hình tiêu chuẩn dạng tinh thể lỏng (LCD) với 21 ký tự, hiển thị 8 dòng
kẻ. Ở tuỳ chọn cao cấp hơn, GRD 200 có thể làm việc như một BCU (khối điều
khiển mức ngăn). Với trang bị màn hình lớn 40 dòng loại cảm ứng, người sử dụng
có thể vẽ sơ đồ Mimic trên rơle, việc điều khiển các thiết bị nhất thứ có thể được
thực hiện thông qua chính BO của rơle GRD 200 qua các mức khác nhau: Trung
tâm điều độ, màn hình máy tính của hệ thống điều khiển máy tính hoặc ngay trên
nút (function key) mầu xanh/ đỏ trên mặt rơle.

2.3 Chức năng đo lường – giám sát

2.3.1 Đo lường

Rơle có thể đo lường tất cả các thông số cơ bản với cấp chính xác ±0,5%
cho các đại lượng như U, I, P, Q ở giá trị định mức và ±0,03Hz với tần số. Các đại
lượng này được thể hiện ngay trên màn hình của rơle hoặc trên hệ thống máy tính
điều khiển.

2.3.2 Giám sát trạng thái làm việc

Toàn bộ trạng thái thiết bị nhất thứ hoặc hư hỏng của bất kỳ đối tượng nào
đều được giám sát bởi GRD 200 thông qua khối BI.
Rơle cũng tự trang bị chức năng giám sát hư hỏng của chính nó và cảnh báo
cho người sử dụng qua 1 BO riêng biệt.

2.4 Chức năng thu thập dữ liệu

Toàn bộ các dữ liệu như: Sự kiện, sự cố, nhiễu loạn đều được thu thập và ghi
lại trong bộ nhớ của GRD 200

2.4.1 Ghi sự kiện

Rơle có thể ghi được 1024 sự kiện với thời gian cụ thể cho từng sự kiện, độ
phân giải thời gian tối thiểu là 1ms.

2.4.2 Ghi sự cố

6
Tất cả các thông tin về thời điểm trước khi xảy ra sự cố, giá trị sự cố cho
dòng điện và điện áp được thu thập, ghi lại và lưu trữ trong bộ nhớ. Có tới 8 sự cố
gần nhất với thời gian xảy ra sự cố được ghi lại với độ phân giải thời gian tối thiểu
là 1ms. Các sự cố ghi lại thường là: Ngày tháng, pha sự cố, pha bị cắt, chức năng
nào tác động, dữ liệu về dòng điện và điện áp trước và sau khi sự cố.

2.4.3 Ghi nhiễu động

Chức năng của bản ghi này là cung cấp một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất
các thông tin về nhiễu động trong hệ thống. Nó giúp người sử dụng đánh giá được
tình trạng và phản ứng của hệ thống qua các đại lượng nhất thứ và nhị thứ ở tại và
sau thời điểm nhiễu loạn.

7
CHƯƠNG III: KHAI THÁC THÔNG TIN

3.1 Giao diện với rơle qua màn hình và bàn phím

Giao diện người-thiết bị (HMI) của GRD 200 được đặt ở mặt trước của rơle
để cài đặt rơ le hoặc kiểm tra các dữ liệu lưu trữ. Bao gồm đèn 26 LED, màn hình
tinh thể lỏng (LCD), 11 nút điều khiển, 7 nút thao tác chức năng kèm theo LED, ba
giắc cắm thí nghiệm A, B, C kèm theo đèn LED hiển thị và cổng USB giao tiếp
giữa rơle và máy tính cá nhân.
- Đèn LED: Màu, tín hiệu cho 24 LED đều có thể cấu hình được. 2 LED 1 và
2 thể hiện tình trạng hiện tại của rơle.
- Cổng USB: Type B để kết nối với máy tính cá nhân.
- Màn hình LCD: Thể hiện thông số chi tiếu bên trong rơle như: Giá trị đo
lường, bản ghi sự cố, cài đặt... Để tắt màn hình, bấm phím ◄. Sau một thời
gian không hoạt động, đèn màn hình cũng tự động đắt. Để bật đèn, bấm bất
kỳ phím nào trừ phím CLEAR.

8
Nút ấn chức năng:

Các đèn LED chỉ thông tin trạng thái làm việc của rơle:

Đèn LED Màu hiển thị Chức năng


Sáng khi rơ le đang trong tình trạng làm
IN SERVICE Xanh
việc tốt
TRIP Đỏ Sáng khi có lệnh cắt được thực hiện
Bẩy nút thao tác chức năng từ F1 đến F7 kèm theo LED được cài đặt trong
quá trình chỉnh định.
Ba giắc cắm thí nghiệm A, B và C kèm theo đèn LED hiển thị của chúng
được sử dụng khi lựa chọn chế độ test mode. Bằng cách lựa chọn tín hiệu được
nhận biết từ danh sách tín hiệu và thiết lập nó trên màn hình, tín hiệu có thể được
hiển thị trên đèn LED A và đèn LED B hoặc là được chuyển qua thiết bị thí
nghiệm kết nối qua ổ cắm thí nghiệm.
9
3.2 Khai thác thông tin bằng phần mềm:

3.2.1 Giới thiệu phần mềm GR-TIEMS

Có hai cách cài đặt, khai thác thông tin rơle: Bằng tay thao tác trực tiếp trên
rơle và bằng máy tính cá nhân có phần mềm cài đặt và giám sát rơle GR-TIEMS.
Hai cách này về bản chất là giống nhau, tuy nhiên cài đặt từ máy tính cá nhân
chứng minh tính tiện lợi nên hầu như được dùng trong thực tế. Để cài dặt rơle,
người sử dụng phải có đầy đủ các thông tin muốn cài đặt cho rơle, các thông tin
này được thể hiện rõ trong phiếu chỉnh định của đơn vị điều độ.
Phần mềm GR-TIEMS là phần mềm cho phép truy cập và phân tích thông số
đo lường của hệ thống, lấy thông tin sự cố và sự kiện của rơle.

Việc kết nối giữa máy tính cá nhân và rơle có thể dùng 2 cách: Kết nối trực
tiếp với cổng USB-COM (cáp máy in) trước mặt rơle hoặc kết nối thông qua
switch mạng LAN trong trạm có hạ tầng mạng LAN phục vụ hệ thống máy tính
điều khiển.

10
Về cơ bản, bức tranh trên mô tả toàn bộ cách thức liên hệ giữa máy tính với
rolư thông qua phần mềm GR-TIEMS:

(1) File dự án: Là file cấu hình chứa tất cả các thông tin về cài đặt và cấu
hình cho tất cả rơle trong dự án đó. File này bố trí tất cả thông tin dưới dạng cây
một cách trật tự và đầy đủ thông tin: Tên trạm, cấp điện áp, tên ngăn, loại rơle...

11
(2) CSV file: Đây là file lưu bản ghi sự cố, sự kiện và nhiễu động dưới dạng
file .CSV. Có thể lấy file này từ rơle qua máy tính và đọc trên thiết bị khác hỗ trợ
đọc file .CSV.
(3) Comtrade file: Đây là file lưu bản ghi nhiễu động của rơle và mở được
bằng phần mềm GR-TIEMS.
(4) Dữ liệu nhận: Có thể nhận tất cả các dữ liệu từ rơle chữa trong một file
setting bằng cách download về máy tính. Dữ liệu này bao gồm: dữ liệu giám sát,
các loại bản ghi, cài đặt, cấu hình...
(5) Gửi dữ liệu vào rơle: Gửi dữ liệu từ máy tính vào rơle sau khi đã cài đặt
xong bằng phần mềm GR-TIEMS.
3.2.1.1 Monitoring tools (Công cụ giám sát – mầu vàng)

Người sử dụng có thể giám sát trạng thái hoặc các thông số đo lường của hệ
thống từ rơle khi sử dụng công cụ giám sát. Tất cả các thông tin được sắp xếp
thành bảng trong thư mục “Monitoring list dialog”. Khi người sử dụng muốn truy
cập một thông tin nào đó, chỉ việc chọn thông tin đó và kéo ra màn hình giám sát.
Người sử dụng có thể xuất bảng thông tin ra dạng file .CSV. Phần mềm cũng đọc
được file có đuôi .CSV.
3.2.1.2 Record tools (Công cụ lưu trữ – mầu xanh lá)

- Bản ghi sự cố (Fault Record): Bao gồm các thông tin đo lường trước vào
sau khi xảy ra sự cố. Theo đó, người sử dụng có thể nhìn thấy tất cả các
thông tin liên quan tới mỗi sự cố để từ đó có cơ sở phân tích nguyên nhân sự
cố một cách chính xác. Người sử dụng có thể lựa chọn sự cố và lưu dưới
dạng file .CSV. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể đọc được file sự cố
dưới dạng file .CSV từ một IED khác.
- Bản ghi nhiễu động (Disturbance Record): Bản chất là một dạng modul
hoá các dữ liệu đo được để người dùng có thể xem dưới các dạng biểu đồ:
Biểu đồ sóng, biểu đồ sóng hài, chiều vector của đại lượng dòng, áp.
- Bản ghi sự kiện (Event Record): Tương tự bản ghi sự cố, bản ghi sự kiện
lưu lại toàn bộ các sự kiện của rơle trong quá trình làm việc tới 1024 sự kiện.
Người sử dụng có thể lựa chọn sự cố và lưu dưới dạng .CSV. Ngoài ra,
người sử dụng cũng có thể đọc được file sự cố dưới dạng file .CSV từ một
IED khác.
12
3.2.1.3 Configuration tools (Công cụ cấu hình – mầu xanh dương)

- Cài đặt chung: Người sử dụng có thể cài đặt các thông số cơ bản của hệ
thống: Điện áp hệ thống (giá trị nhất thứ và nhị thứ); dòng điện theo phiếu
chỉnh định (giá trị nhất thứ và nhị thứ); ngày, tháng; bật hoặc tắt các chức
năng bảo vệ...
- Cài đặt I/O (đầu vào/đầu ra kỹ thuật số: Người sử dụng có thể dựa vào
bản vẽ thiết kế nhị thứ để dễ dàng tương tác và cài đặt bảng BI/BO, đầu vào
tương tự (DCAI), các đèn LED sử dụng chức năng cài đặt I/O.
- Cấu hình liên động: Người sử dụng có thể cấu hình leien động mềm (thông
qua tin nhắn Goose Messenger quy định trong IEC61850) để cho phép đóng
cắt các thiết bị.
- Cấu hình IEC61850: Người sử dụng có thể cấu hình giao tiếp dữ liệu của
rơle theo giao thức truyền thông IEC61850, giúp cho rơle có thể giao tiếp
với rơle và giao tiếp với máy chủ. Người sử dụng cũng phải biết cách cấu
hình “Logical Devices”, “Logical Nodes”, “Goose Messenger”.

3.2.2 Kết nối rơle với máy tính bằng phần mềm GR-TIEMS

Bước 1: Chạy phần mềm GR_TIEMS


Bước 2: Đăng nhập User: Tool > Change User (ID: Vendor; Pass: 1048)

13
Bước 3:
- Tạo Project: chuột phải và lựa chọn level tương tự các phần mềm Rơ le khác

- Kết nối: chuột phải > Add IED

- ADD IED: tùy cổng đang kết nối để lựa chọn IED/IP hoặc COM port.

 Nếu nối bằng cáp mạng: IP trong kết nối IED_IP address: Xem IP trên
Relay: nhấn phím: Menu > Setting > Communication > Lan

(Đặt IP cho máy tính cùng lớp và không trùng IP của Rơ le)

 Nếu nối bằng cáp USB: chọn Com port phù hợp.

14
- Trước khi Read Kiểm tra lại địa chỉ COM hoặc IP đúng trong Connecting
Method

3.2.3 Đọc bản ghi nhiễu động

Bước 1: Sau khi kết nối Rơ le: Kích chuột vào Disturbance Record

15
Bước 2: Trong cửa sổ DisturbanceRecord: > Communication > Select IED

Bước 3: Lựa chọn cổng Com hoặc TCP/IP: > Connect

Bước 4: Chọn bản ghi sự cố ngày giờ cần đọc, Click đúp chuột trái vào bản ghi đó
và đợi load xong (thanh màu xanh ở dưới chạy hết)

16
Bước 5: Sau khi load xong bản ghi sự cố, chọn File > Save As > Save

17
Cũng có thể Export ra file CSV

 Làm tương tự với phần Fault Record và Event Record.

18
3.3 Khai thác thông tin trên rơle

3.3.1 Hệ thống cây thư mục trong rơ le

Có 5 thư mục chính trong rơle. Từ các thư mục này nhân viên vận hành có
thể đọc và đặt các tham số bảo vệ:

Hệ thống cây thư mục rơ le GRD 200

19
3.3.2 Record (Chức năng lưu trữ)
Hiển thị thông tin về các bản ghi sự cố, sự kiện và các nhiễu động trên rơle,
người vận hành có thể lựa chọn một trong các bản ghi này để kiểm tra các thông
tin về sự kiện, sự cố cũng như xoá chúng. Trong quá trình vận hành, người sử dụng
thường làm việc nhiều với phần Record (chức năng lưu trữ), các phần khác thường
được cài đặt lúc ban đầu và không khuyến khích thay đổi hoặc chỉ được thay đổi
bởi người có quyền chỉnh định.
* Fault record (bản ghi sự cố):
- Mở cây thư mục “Menu”.

- Chọn Record để truy cập.

- Tiếp tục chọn Fault Record.

- Chọn Record List để vào danh sách bản ghi sự cố.

20
- Chọn bản ghi sự cố bạn cần truy cập trong danh sách bản ghi sự cố.

- Sử dụng phím di chuyển lên xuống để lựa chọn các sự cố. Trên màn hình sẽ hiển
thị thời gian xảy ra sự cố, để truy cập khai thác chi tiết các sự cố ta sử dụng phím
ENTER để truy cập.
- Các giá trị không hiển thị trên màn hình có thể truy cập bằng cách sử dụng phím
lên xuống.

Thời gian

Pha sự cố

Cắt pha
Quá dòng cấp 1

Khoảng cách

- Để xóa tất cả các sự cố ta làm như sau:


+ Truy cập thư mục Record.
+ Lựa chọn Fault Record để truy cập bản ghi sự cố.
+ Lựa chọn Clear Record để xóa toàn bộ bản ghi sự cố.

21
+ Nhấn phím Enter để xác nhận xóa toàn bộ bản ghi sự cố trong thư mục
bản ghi sự cố.
* Event record (bản ghi sự kiện):
- Mở cây thư mục “Menu”.

- Chọn Record để truy cập.

- Sự kiện được rơle ghi nhận trong 3 thư mục Event Record1, Event Record2,
Event Record3. Chọn Event Record1 để vào sự kiện mới nhất.

22
- Trong thư mục Event Record1, chọn Record List. Các sự kiện sẽ được liệt kê lần
lượt theo thời gian.

- Sử dụng phím di chuyển lên xuống để lựa chọn các sự kiện, trên màn hình sẽ
hiển thị thời gian xảy ra sự kiện.
- Để xóa tất cả các sự kiện ta làm như sau:
+ Truy cập thư mục Record.
+ Lựa chọn Event Record để truy cập bản ghi sự kiện.
+ Lựa chọn Clear Record để xóa toàn bộ bản ghi sự kiện.

+ Nhấn phím Enter để xác nhận xóa toàn bộ bản ghi sự kiện trong thư
mục bản ghi sự kiện.
* Disturbance record (Bản ghi nhiễu động):
Thông tin chi tiết của các nhiễu động chỉ hiển thị trên máy tính còn màn
hình LCD chỉ hiển thị thông tin thời điểm xảy ra các nhiễu động. Để truy cập
chúng ta làm như sau:
- Mở cây thư mục “Menu”.

23
- Chọn Record để truy cập.

- Chọn Disturbance Record.

- Trong thư mục Disturbance Record, chọn Record List.

- Các nhiễu động sẽ được liệt kê lần lượt theo thời gian.

- Để xóa tất cả các bản ghi nhiễu động ta làm như sau:
+ Truy cập thư mục Record.
+ Lựa chọn Disturbance Record để truy cập bản ghi nhiễu động.
+ Lựa chọn Clear Record để xóa toàn bộ bản ghi nhiễu động.

24
+ Nhấn phím Enter để xác nhận xóa toàn bộ bản ghi nhiễu động trong thư
mục bản ghi nhiễu động.
3.3.3 Monitoring (Chức năng giám sát):
Monitoring được sử dụng để hiển thị trạng thái hiện tại của rơle. Dữ liệu
được cập nhật mỗi giây trên màn hình LCD. Người sử dụng có thể xem các chức
năng trong Monitoring:
- Metering: Dữ liệu đo lường
- Binary I/O: Trạng thái đầu vào/ đầu ra nhị phân I/O
- Communication: Truyền thông
- Relay Elements: Phần tử đo lường
- Statistics: Thống kê
- GOOSE Monitoring: Giám sát GOOSE
- Diagnostics: Chuẩn đoán
Các dữ liệu sẽ được làm mới liên tục.
* Metering (Dữ liệu đo lường):
- Chọn Monitoring trên màn hình hiển thị cây thư mục chính

- Chọn Metering để truy cập màn hình hiển thị đo lường:

25
* Binary I/O (Trạng thái đầu vào, ra nhị phân I/O):
- Chọn Monitoring trên màn hình hiển thị cây thư mục chính

- Chọn Binary I/O để truy cập trạng thái đầu vào, ra nhị phân:

- Chọn Slot tương ứng để kiểm tra trạng thái đầu vào, ra nhị phân:

26
- Ví dụ, trạng thái đầu vào, ra nhị phân trong slot#1:

* Relay Element (Trạng thái các chức năng của rơle):


- Chọn Monitoring trên màn hình hiển thị cây thư mục chính

- Chọn Relay Element để truy cập trạng thái các phần tử đo lường:

- Chọn phần tử tương ứng để kiểm tra:

27
- Ví dụ, trạng thái phần tử đo lường OC:

3.3.4 Change setting group (Thay đổi nhóm cài đặt)


Rơle trang bị 8 nhóm cài đặt. Tuỳ vào điều kiện làm việc của lưới, người sử
dụng có thể dễ dàng thay đổi nhóm cài đặt trong 8 nhóm kể trên.
Trong thư mục “Setting” bao gồm các cài đặt:
- Cài đặt bản ghi - Cài đặt điều khiển
- Cài đặt đo lường - Cài đặt bộ đếm
- Giao diện truyền thông - Cài đặt nút chức năng
- Cài đặt bảo vệ - Cài đặt chuẩn đoán
Trong thư mục con “Protection” người sử dụng có thể thay đổi hoặc sao
chép nhóm cài đặt nhưng không thể cấu hình chức năng bảo vệ tại đây. Sau đây là
sơ đồ hướng dãn thay đổi nhóm cài đặt.
Từ màn hình chính, cuộn con trỏ xuống phần “Setting”. Ấn nút ►để vào
bên trong. Dùng nút ▲ hoặc ▼di chuyển đến phần “Protection” và ấn nút ► để
vào bên trong. Quy trình thay đổi nhóm cài đặt 3 về nhóm cài đặt 1 như sơ đồ bên
dưới:

28
29
CHƯƠNG 4: GIAO DIỆN TRUYỀN THÔNG

Hệ thống cài đặt và giám sát rơ le

Hệ thống điều khiển và giám sát trạm

30
CHƯƠNG 5: CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH

Điều 1. Quy định chung về an toàn.


1. Khi làm việc với Rơle, nhân viên vận hành phải tuân thủ các biện pháp an
toàn như khi làm việc với thiết bị điện cao áp. Ngay cả khi đã cắt attomat nguồn
nuôi cho Rơle, mạch điều khiển và liên động nối với Rơle vẫn có thể có điện do
được đưa từ các TU, TI đến hoặc vẫn tích trong trong các tụ điện của mạch điện.
Chỉ những nhân viên đã được đào tạo, học tập đạt về quy trình an toàn và được
huấn luyện về quy trình này mới được phép làm việc với Rơle.
2. Các mạch điện trong Rơle nhạy cảm với điện áp (kể cả điện áp tĩnh điện)
do vậy phải lưu ý hoặc thực hiện các biện pháp khử tĩnh điện như nối tiếp địa với
người và thiết bị hoặc đeo vòng khử tĩnh điện ngay trước khi phải tiếp xúc với các
bảng mạch của Rơle.
3. Việc không tuân thủ các quy định về an toàn và những hướng dẫn nêu trên
có thể gây tai nạn hoặc hư hỏng thiết bị.
Điều 2. Quy định về môi trường làm việc của Rơ le.
- Nhiệt độ môi trường: -100C ÷ +550C
- Nhiệt độ bảo quản và vận chuyển: -400C ÷ +850C
- Độ ẩm : 10% - 90%.
- Không được phép để Rơle vận hành ở độ ẩm tới 100% hoặc độ ẩm tới mức
hơi nước ngưng tụ trên thiết bị.
- Không để Rơle trực tiếp dưới nắng mặt trời.
- Không đặt Rơle gần nơi có nguồn nhiệt dao động lớn vì dễ gây ngưng tụ
hơi nước trên Rơle.
- Không đặt Rơle ở những môi trường có độ rung động lớn.
Điều 3. Quy định về nối đất an toàn
Vỏ Rơle phải được nối đất an toàn theo quy định nối đất thiết bị hiện hành.
Các đầu đấu mạch nhị thứ nối vào Rơle phải được nối đất trực tiếp hoặc gián tiếp
để đảm bảo an toàn trong trường hợp các thiết bị đầu vào như TU, TI bị hư hỏng
cách điện. (VD: Mạch dòng phải được nối đất tại một điểm).

31
Điều 4. Quy định về cấp điện cho Rơle.
Trước khi cấp điện cho Rơle mới lắp đặt hoặc sau khi sửa chữa mạch điện có
liên quan đến Rơle, phải tiến hành kiểm tra chủng loại Rơle và sơ đồ đấu nối Rơle
phù hợp với mạch điện về các nội dung:
- Đúng điện áp định mức nguồn nuôi Rơle, sơ đồ mạch nhị thứ đã đấu đúng
và các mạch có nguồn đều được bảo vệ bằng attomat đúng định mức.
- Đúng giá trị định mức các đầu vào, ra của Rơle. Mạch dòng điện của TI đã
khép kín qua mạch dòng điện của Rơle.
- Các tiếp điểm của Rơle phải để hở hoặc đấu đúng sơ đồ đã được phê duyệt
tuyệt đối không để ngắn mạch tại tiếp điểm đầu ra khi Rơle tác động.
Điều 5. Quy định về theo dõi, vận hành Rơle.
Chỉ những nhân viên vận hành (NVVH) đã được huấn luyện và thi đạt quy
trình vận hành thiết bị mới được làm việc với Rơle.
Việc kiểm tra thường xuyên và phổ biến kiến thức cho NVVH do lãnh đạo
trạm thực hiện. Việc kiểm tra, bồi huấn hàng năm do phòng Kỹ thuật thực hiện
cùng với chương trình kiểm tra quy trình hàng năm.
Trong ca vận hành NVVH phải thường xuyên theo dõi và luôn đảm bảo
Rơle hoạt động đúng các thông số định mức (Xem phần thông số kỹ thuật).
Mỗi khi có sự tác động liên quan đến Rơle, NVVH phải thực hiện ghi lại tác
động, các thông tin sự cố được ghi lại của Rơle vào sổ theo dõi.
Mọi việc thao tác, làm việc với Rơle phải tuân thủ đúng tài liệu kỹ thuật và
hướng dẫn vận hành của Rơle.

32
CHƯƠNG 6 : THÍ NGHIỆM VÀ BẢO DƯỠNG

Điều 8. Quy định về kiểm tra, bảo dưỡng, đại tu.


1. Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên tại đơn vị trực tiếp vận hành
Rơle.
Việc kiểm tra thường xuyên phải được duy trì trong ca trực và mỗi khi Rơle
tác động.
Thường xuyên lau chùi, vệ sinh Rơle sạch sẽ. Không để Rơle bị bụi bẩn, ẩm
ướt hoặc nhiệt độ môi trường cao quá định mức.
Kiểm tra môi trường hoạt động của Rơle phù hợp với thông số kỹ thuật cho
phép. Nếu phát hiện bất hợp lý phải có ý kiến đề đạt với cấp trên để giải quyết.
2. Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
Tối thiểu 1 năm 1 lần phải kiểm tra định kỳ cùng với việc kiểm tra định kỳ
các thiết bị khác. Nội dung kiểm tra gồm các mục như kiểm tra thường xuyên.
Ngoài ra phải kiểm tra lại sự hoạt động của Rơle theo các thông số cài đặt mà Rơle
đang vận hành.
3. Đại tu, sửa chữa.
Việc đại tu, sửa chữa được thực hiện khi:
- Kết quả thí nghiệm định kỳ kết luận Rơle không đạt tiêu chuẩn vận hành.
- Rơle bị hư hỏng thiết nội bộ hoặc hư hỏng cấu hình phần mềm.

33
CHƯƠNG 7: XỬ LÝ SỰ CỐ

Điều 9. Xử lý sự cố
Trong quá trình vận hành, khi phát hiện được những hư hỏng, sự làm việc
không đúng hay không làm việc của Rơle, nhân viên vận hành phải:
- Nhanh chóng báo cáo cho cấp điều độ về sự hư hỏng của thiết bị.
- Báo cáo về sự hư hỏng trang bị cho cấp trên hay người chịu trách nhiệm
của Xưởng Thí nghiệm, Phòng kỹ thuật để xử lý.
- Trước khi cắt Rơle hư hỏng ra phải có biện pháp loại trừ khả năng nếu xuất
hiện sự cố thì thiết bị được bảo vệ bằng Rơle hư hỏng không bị tác động sai hoặc
từ chối tác động.
- Ghi vào số theo dõi tất cả các khuyết tật, kể cả khuyết tật đã được loại trừ
rồi.

34

You might also like