You are on page 1of 6

GIAO THỨC IEC 60870-5-101/104

1. Giới thiệu chung


IEC60870-5-101/104 bản chất là giống nhau về Protocol, chỉ khác nhau về giao thức vật
lý.
- IEC60870-5-101 chạy trên giao thức vật lý Serial RS232
- IEC60870-5-104 chạy trên giao thức vật lý Ethernet
Giao thức lại phân chia ra thành Master/Slave và Server/Client:
- IEC60870 đặt tại Trạm để kết nối về Trung tâm được gọi là IEC101 Slave và IEC104
Server.
- IEC60870 đặt tại Trung tâm để kết nối đến Trạm được gọi là IEC101 Master và IEC104
Client.
2. Các thông số cần khai báo trong IEC 60870-5-101/104
Mỗi một thiết bị hỗ trợ IEC60870-5-101/104 đều có một bảng thông số gọi là
Interoperability. Trong bảng này có rất nhiều thông số, tuy nhiên ta chỉ quan tâm đến các
hạng mục như sau:
2.1. Link Address:
- Với IEC101: Link Address là một con số Interger (1, 2,….)
- Với IEC104: Link Address là một địa chỉ IP (192.168.1.1, …)
2.2. Common Address
- Common Address một con số Interger (1, 2,….) áp dụng cho cả IEC101 và IEC104
2.3. Link Address Octet
- Với IEC101: Chỉ cho phép đặt thông số này với giá trị “1” hoặc “2”.
 Nếu Octet = 1 thì địa chỉ Link Address chỉ cho phép đặt từ 1-255
 Nếu Octet = 2 thì địa chỉ Link Address chỉ cho phép đặt từ 1-65536
- Với IEC104: Không quan tâm vì không có
2.4. Common Address Octet
- Với IEC101: Chỉ cho phép đặt thông số này với giá trị “1” hoặc “2”.
 Nếu Octet = 1 thì địa chỉ Common Address chỉ cho phép đặt từ 1-255

Zenon Energy Edition Trang 1


 Nếu Octet = 2 thì địa chỉ Common Address chỉ cho phép đặt từ 1-65536
- Với IEC104: Thường bị fix là “2”. Tuy nhiên, với một vài thiết bị cho phép đặt thông
số này thì lúc nào ta cũng phải đặt là “2”.
2.5. Information Object Address Octet (Gọi tắt là IOA Octet)
- Với IEC101: Chỉ cho phép đặt thông số này với giá trị “1”, “2” hoặc “3”.
- Với IEC104: Thường bị fix là “3”. Tuy nhiên, với một vài thiết bị cho phép đặt thông
số này thì lúc nào ta cũng phải đặt là “3”.
2.6. Cause of Transmission Octet (Gọi tắt là COT Octet)
- Với IEC101: Chỉ cho phép đặt thông số này với giá trị “1” hoặc “2”.
- Với IEC104: Thường bị fix là “2”. Tuy nhiên, với một vài thiết bị cho phép đặt thông
số này thì lúc nào ta cũng phải đặt là “2”.
3. Các kiểu dữ liệu IEC60870-5-101/104
Mỗi một tín hiệu SCADA có hai thông số liên quan:
- Information Object Address (Gọi tắt là IOA): Đó là địa chỉ từng tín hiệu SCADA để
Trung tâm và Trạm có thể hiểu nhau.
- Type ID: Có thể hiểu là kiểu tín hiệu SCADA.
Với hệ thống SCADA cho Trạm biến áp hoặc Recloser thì cần quan tâm đến các kiểu dữ
liệu như sau:
3.1. Tín hiệu đo lường:
- Tín hiệu đo lường thường được khai báo ở dạng Type ID 13.

Type ID 13 có nghĩa là dữ liệu đo lường được gửi về Trung tâm ở dạng số thực, không
gán nhãn thời gian.
- Tuy nhiên, không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ Type ID 13, mặc dù đây là Type ID
chuẩn áp dụng cho hệ thống SCADA ở Việt Nam. Với các Recloser Nulec hiện nay, chỉ
hỗ trợ Type ID 9 và Type ID 11. Do đó, giá trị gửi về Trung tâm chỉ là dạng số Interger,
ta sẽ phải quy đổi sang dạng Float thông qua việc nhân chia tỷ số. Chắc chắn việc này
sẽ không đảm bảo việc thu thập thông số đo lường chính xác 100% như Type ID 13.

Zenon Energy Edition Trang 2


3.2. Tín hiệu trạng thái 2 bit:
- Là tín hiệu của máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa, Recloser.
- Nó được khai báo ở dạng Type ID 31.

- Mỗi một tín hiệu sẽ có 4 giá trị:


 Giá trị = “0” => Thiết bị đang lơ lửng
 Giá trị = “1” => Thiết bị đang cắt
 Giá trị = “2” => Thiết bị đang đóng
 Giá trị = “3” => Thiết bị đang lỗi
- Mỗi khi tín hiệu thay đổi giá trị bất kỳ trong 4 giá trị trên, Trung tâm sẽ nhận được giá
trị cùng với nhãn thời gian ghi nhận sự thay đổi đó tại thiết bị (Nhãn thời gian do
IEC60870 Slave gửi về chứ không phải nhãn thời gian của máy tính tại Trung tâm).
3.3. Tín hiệu trạng thái 1 bit:
- Là tín hiệu Trip, Lò xo căng, MCB Trip,… Đại khái là tín hiệu chỉ có 2 giá trị “0” và
“1”.
- Nó được khai báo ở dạng Type ID 30.

- Mỗi một tín hiệu sẽ có 2 giá trị “0” và “1”. Tùy theo tình hình cụ thể mà ta đặt Text ở
trên Trung tâm.
- Mỗi khi tín hiệu thay đổi giá trị bất kỳ trong 2 giá trị trên, Trung tâm sẽ nhận được giá
trị cùng với nhãn thời gian ghi nhận sự thay đổi đó tại thiết bị (Nhãn thời gian do
IEC60870 Slave gửi về chứ không phải nhãn thời gian của máy tính tại Trung tâm).
3.4. Tín hiệu điều khiển 2 bit:
- Là tín hiệu điều khiển máy cắt, dao cách ly, Recloser hoặc Tăng/Giảm nấc Máy biến áp.
- Tín hiệu điều khiển máy cắt được khai báo ở Type ID 46 ở dạng 2 bước lệnh Select và
Execute

- Tín hiệu điều khiển nấc MBA được khai báo ở Type ID 47 ở dạng 1 bước lệnh Execute.

Zenon Energy Edition Trang 3


- Mặc dù là 2 bit tương ứng 4 giá trị: 0, 1, 2, 3. Nhưng lệnh điều khiển chỉ dùng duy nhất
2 giá trị là 0 và 1.
 Giá trị = “1” => Gửi lệnh cắt thiết bị hoặc giảm nấc
 Giá trị = “2” => Gửi lệnh đóng thiết bị hoặc tăng nấc
4. Quy trình kiểm tra IEC 60870-5-101/104
Việc kiểm tra giá trị của mỗi IOA là đơn giản. Trước đó, phải tiến hành kiểm tra giao
thức IEC60870 như sau:
4.1. Lệnh tổng kiểm tra Interrgortion
Lệnh này có Type ID là 100. Ta có thể hiểu nôm na là lệnh này dùng để gửi xuống
RTU/Gateway để đọc hết tất cả các địa chỉ IOAs về Trung tâm.

4.2. Lệnh đồng bộ thời gian


Lệnh này có Type ID là 103, được dùng để gửi lệnh đồng bộ thời gian từ Trung tâm
xuống Trạm qua giao thức. Bình thường mỗi RTU/Gateway sẽ có một đồng hồ thời gian nội
bộ. Tuy nhiên khi chạy một thời gian thì bao giờ cũng sẽ bị sai số thời gian so với trên Trung
tâm. Khi RTU/Gateway nhận được lệnh này từ Trung tâm, thời gian của RTU/Gateway sẽ
được đồng bộ theo thời gian của máy tính vừa gửi lệnh Type ID 103.

Các kiểm tra rất đơn giản như sau: So sánh nhãn thời gian Mili-giây giữa
RTU/Gateway và máy tính Trung tâm. Nếu lệnh đồng bộ tốt thì sau khi nhận được lệnh, thời
gian trong RTU/Gateway sẽ giống hệt thời gian trên máy tính trung tâm.
4.3. Chế độ Buffer
Đường truyền giữa Trung tâm và Trạm không thể lúc nào cũng đảm bảo liên tục, có
thể gián đoạn trong vài giây là bình thường. Giao thức IEC60870 có chế độ Buffer dùng để
khắc phục vấn đề khi mất đường truyền mà không gây mất dữ liệu.
Thời gian RTU/Gateway cho phép lưu trữ Buffer tùy thuộc vào từng loại.
Cơ chế Buffer hoạt động như sau: Khi RTU/Gateway nhận thấy mất kết nối với
Master, nếu có dữ liệu gì thay đổi trong quá trình này thì nó sẽ lưu vào bộ nhớ đệm Buffer.
Trong thời gian cho phép, nếu kết nối với Master quay trở lại thì nó sẽ gửi toàn bộ sự thay đổi
đó lên Master. Do đó đảm bảo không bị mất dữ liệu.

Zenon Energy Edition Trang 4


Thường thì chỉ khai báo chế độ Buffer cho tín hiệu Type ID 30 và Type ID31.
Các kiểm tra như sau:
 Rút cáp kết nối giữa máy tính và RTU/Gateway. Tiến hành thay đổi giá trị nào đó
của Type ID 30 hoặc 31.
 Cắm lại cáp kết nối, nếu Buffer tốt thì trên máy tính sẽ nhận được hết các lần thay
đổi đó.
4.4. Lệnh Reset RTU
Lệnh này có Type ID là 105, được dùng để gửi lệnh xuống Reset lại RTU.

Sau khi nhận được lệnh này, RTU sẽ được khởi động lại.
4.5. Kiểm tra nhãn thời gian cho tín hiệu Type ID 30 và 31
Các kiểm tra như sau:
 Thay đổi sao cho thời gian của máy tính và RTU/Gateway là khác nhau.
 Tiến hành thay đổi giá trị tại RTU
 Trên máy tính phải nhận đúng giá trị thay đổi kèm theo đúng nhãn thời gian ghi
nhận sự thay đổi này (Nhãn thời gian RTU). Đấy là đối với trường hợp thay đổi
Input đấu cứng của RTU. Nếu RTU nối với Rơ le bảo vệ qua IEC61850 thì khi thay
đổi giá trị tại Rơ le, máy tính phải nhận được đúng nhãn thời gian thay đổi giống hệt
trong bản ghi sự kiện của Rơ le.
4.6. Kiểm tra lệnh điều khiển
Đây không phải là điểm bắt buộc nhưng có một số Điều độ kiểm tra tính năng này rất
kỹ như sau:
Lệnh này có Type ID là 105, được dùng để gửi lệnh xuống Reset lại RTU.
Các kiểm tra lệnh Type ID 46: Yêu cầu đặt ra là điều khiển ở 2 bước lệnh Select và Execute.
Tức là máy tính Trung tâm đầu tiên phải gửi lệnh Select, sau đó mới gửi lệnh Execute.
 Nếu máy tính gửi thẳng Execute (Không gửi Select) mà RTU vẫn phản hồi tốt hoặc
vẫn thực thi lệnh thì đây là lỗi.
 Nếu máy tính gửi thẳng Select CLOSE (Hoặc OPEN), sau đó lại gửi Execute OPEN
(Hoặc CLOSE) mà RTU vẫn thực thi lệnh thì đây là lỗi.

Zenon Energy Edition Trang 5


Các kiểm tra lệnh Type ID 47: Yêu cầu đặt ra là điều khiển ở 1 bước lệnh Execute.
 Nếu máy tính gửi Select mà RTU vẫn phản hồi tốt thì đây là lỗi.
5. Chú ý:
- IEC101 Slave chỉ cho phép một Master (Trung tâm) được nối đến nó tại một thời điểm.
Bất cứ máy tính nào cài IEC101 Master cũng có thể nối đến nó.
- IEC104 Server cho phép nhiều Client (Trung tâm) được nối đến nó tại một thời điểm.
Tuy nhiên phải khai báo trong RTU/Gateway địa chỉ Host IP được phép truy cập.
Không phải máy tính nào cài IEC104 cũng có thể nối đến nó. Chỉ những máy tính đang
khai báo địa chỉ IP đúng với danh sách cho phép (Do khai trong RTU) thì mới có thể
kết nối.

Zenon Energy Edition Trang 6

You might also like