You are on page 1of 81

Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Toång quan veà caùc maøn hình HMI

1
Chương này giới thiệu tổng quan về thiết bị HMI, đồng thời
giới thiệu về các màn hình HMI gồm có TD200, OP73 và
OP77A của hãng Siemens. Trình bày cấu tạo, đặc tính, ứng
dụng của TD200, OP73Micro, OP77A. Hướng dẫn phương
thức kết nối và giao tiếp giữa TD200, OP73Micro, OP77A
với PLC S7 – 200, S7 – 300. Hướng dẫn thực hành lập trình
cho TD200 (trên mô hình) sử dụng công cụ TD200 Wizard
trong phần mềm STEP7 MicroWIN. Hướng dẫn sử dụng
phần mềm WinCC Flexible và thực hành lập trình cho
OP73Micro, OP77A trên mô hình.

1.1 Bài 1(2h): Giới thiệu chung về HMI (Human Machine


Interface)

1.2 Bài 2(6h): Thực hành với bộ giao tiếp vận hành
TD200 (TD200 Operator Interface), cách lập trình và kết
nối với PLC S7 – 200.

1.3 Bài 3(4h): Thực hành thiết lập các thuộc tính cho
thiết bị HMI OP73Micro, OP77A (Operator Panel
OP73Micro, OP77A).

1.4 Bài 4(8h): Thực hành lập trình cho OP73Micro,


OP77A trên phần mềm WINCC Flexible.

Đề tài 1
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

1.1 Baøi 1: Giôùi thieäu chung veà HMI (Human Machine


Interface)
HMI là gì?
Giới HMI là từ viết tắt của Human-Machine-Interface, có nghĩa là thiết bị
thiệu về giao tiếp giữa người điều hành thiết kế với máy móc thiết bị.
HMI Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao tiếp” hay
giao diện với một thiết bị, máy móc hay một hệ thống điều khiển thì
đó là một HMI. (Cũng có thể hiểu giao tiếp như là thu thập dữ liệu,
điều khiển và giám sát). Cảm ứng trên lò viba của bạn là một HMI, hệ
thống số điều khiển trên máy giặt, bảng hướng dẫn lựa chọn phần
mềm hoạt động từ xa trên TV đều là HMI,…
Bộ truyền và cảm biến trước kia đều không có HMI, nhiều thiết bị
trong số đó thậm chí không có cả một HMI đơn giản như một hiển thị
đơn thuần. Rất nhiều trong số đó không có linh kiện hay màn hình
hiển thị, chỉ có tín hiệu đầu ra. Một số có một HMI thô sơ: một hiển
thị ASC II đơn hoặc hai dòng ASCII với một tập hợp các arrow cho
lập trình, hoặc 10 phím nhỏ. Có rất ít các thiết bị hiện trường, cảm
biến và bộ phân tích từng có bảng HMI thực sự có khả năng cung cấp
hình ảnh đồ họa tốt, có cách thức nhập dữ liệu và lệnh đơn giản, dễ
hiểu, đồng thời cung cấp một cửa sổ có độ phân giải cao cho quá trình.

HMI sử dụng toàn bộ máy tính và màn hình hiển thị thì hạn chế đối
với các phòng điều khiển bởi vì mạch máy tính, màn hình và ổ đĩa dễ
hỏng. Vỏ bọc được phát triển để giúp cho HMI sử dụng máy tính có
thể định vị bên ngoài sàn nhà máy, nhưng rất rộng, kềnh càng và dễ
hỏng do sức nóng, độ ẩm, bụi, sự rửa trôi và các sự cố khác ở sàn nhà
máy.
HMI máy tính trước đây cũng tiêu thụ rất nhiều điện năng. Một máy
tính “desktop” thông thường trong những năm 80 của thế kỷ 20 có
công suất 200 W.
Hỗ trợ người vận hành:
Khi các quá trình ở sàn nhà máy được tự động hóa nhiều hơn, người
điều khiển cần có thêm nhiều thông tin về quá trình (thu thập dữ liệu
hệ thống), và yêu cầu về hiển thị (giám sát dữ liệu hệ thống) và điều
khiển nội bộ trở nên phức tạp hơn. Một trong những đặc điểm tiến bộ
trong lĩnh vực này là hiển thị dạng cảm ứng. Điều này giúp cho người
điều khiển chỉ cần đơn giản ấn từng phần của hiển thị có một “nút ảo”
trên thiết bị để thực hiện hoạt động hay nhận hiển thị. Nó cũng loại bỏ
yêu cầu có bàn phím, chuột và bút điều khiển, ngoại trừ công tác lập
trình phức tạp ít gặp có thể được thực hiện trong quá trình rửa trôi.
Một ưu điểm khác nữa là hiển thị dạng tinh thể lỏng hay LCD. Nó
chiếm ít không gian hơn, mỏng hơn hiển thị dạng CRT, và do đó có
Đề tài 2
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

thể được sử dụng trong những không gian nhỏ hơn.


Ưu điểm lớn nhất là trong các máy tính nhúng có hình dạng nhỏ gọn
giúp nó thay thế hiển thị 2 đường trên một công cụ thông thường hay
trên bộ truyền với một HMI có đầy đủ tính năng.
Người điều khiển làm việc trong không gian rất hạn chế tại sản nhà
máy. Đôi khi không có chỗ cho họ, các công cụ, phụ tùng và HMI cỡ
lớn nên họ cần có HMI có thể di chuyển được.

Các HMI truyền thống là một hệ thống bao gồm:


thiết bị • Thiết bị đầu vào (Input) dùng để nhập (cung cấp) thông tin: công tắc
HMI chuyển mạch, tiếp điểm, nút nhấn, cảm biến…
truyền
thống • Thiết bị đầu ra (Output) dùng để xuất thông tin: đèn báo, còi, đồng
hồ đo, các bộ tự ghi dùng giấy, các loại động cơ,....
Nhược điểm của HMI truyền thống:
• Thông tin không đầy đủ.
• Thông tin không chính xác.
• Khả năng lưu trữ thông tin hạn chế.
• Độ tin cậy và ổn định thấp.
• Đối với hệ thống rộng và phức tạp: độ phức tạp rất cao và rất khó mở
rộng, không linh động.

Các thiết Do phát sự phát triển của Công nghệ thông tin và Công nghệ Vi điện
bị HMI tử, HMI ngày nay sử dụng các thiết bị tính toán mạnh mẽ, nhỏ gọn và
hiện đại rất nhiều tính năng hiện đại được hỗ trợ.
HMI hiện đại chia làm 2 loại chính:
• HMI trên nền PC và Windows/MAC: SCADA.
• HMI trên nền các máy tính nhúng: HMI chuyên dụng.
• Ngoài ra còn có một số loại HMI biến thể khác MobileHMI dùng
Palm, PoketPC.
Các ưu điểm của HMI hiện đại:
• Tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin.
• Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết.
• Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.
• Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và
nhiều loại giao thức.
• Khả năng lưu trữ cao.
Các thành phần của HMI:
Đề tài 3
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

• Phần cứng.
• Màn hình.
• Các phím bấm.
• Chíps: CPU, ROM,RAM, EPROM/Flash,…
• Phần Firmware.
• Các đối tượng.
• Các hàm và lệnh.
• Phần mềm phát triển.
• Các công cụ xây dựng HMI.
• Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối.
• Các công cụ mô phỏng.
• Truyền thông.
• Các cổng truyền thông.
• Các giao thức truyền thông.
Các thông số đặc trưng của HMI:
• Độ lớn màn hình: quyết định thông tin cần hiển thị cùng lúc của
HMI.
• Dung lượng bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu, Flash dữ liệu:
quyết định số lượng tối đa biến số và dung lượng lưu trữ thông tin.
• Số lượng các phím và các phím cảm ứng trên màn hình: khả năng
thao tác vận hành.
• Chuẩn truyền thông, các giao thức hỗ trợ.
• Số lượng các đối tượng, hàm lệnh mà HMI hỗ trợ.
• Các cổng mở rộng: Printer, USB, CF, PCMCIA, PC100...
Quy trình xây dựng hệ thống HMI:
Lựa chọn phần cứng:
• Lựa chọn kích cở màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin
cảm biến hiển thị đồng thời. nhu cầu về đồ thị, đồ họa(lưu trình công
nghệ...).
• Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng
lúc.
• Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết
nối các thiết bị ngoại vi khác.
• Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số
liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.
Đề tài 4
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Xây dựng giao diện:


• Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng, chuẩn giao thức...
• Xây dựng các màn hình.
• Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
• Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
• Viết các chương trình script (tùy chọn).
• Mô phỏng và gỡ rối chương trình.
• Nạp thiết bị xuống HMI.
Các thuật ngữ và khái niệm cơ bản của HMI:
Màn hình( Screen ):
• Là thành phần của phần mềm ứng dụng HMI được xây dựng trên
công cụ phần mềm phát triển HMI và được nạp xuống thiết bị để chạy.
• Là nơi chứa đựng các đối tượng (Obj), các biến số (tags), các chương
trình dạng ngữ cảnh (script).
Biến số (Tags):
Gồm các biến số nội tại bên trong hệ điều hành thiết bị HMI, dùng để
làm các biến số trung gian cho quá trình tính toán, các biến số quá
trình trong các thiết bị trên mạng điều khiển: trong PLC, trong thiết bị
đo lường thông minh, trong các thiết bị nhúng và controller khác...
Kiểu biến:
Kiểu biến số (Tag type/Data type ):
• Bit: 0/1 (true/false: 0/1)
• Byte: 0...255.
• Word: 2 byte = 0...65025.
• Interger (Nguyên): -32512...+32512
• Long, Float, BCD.
• String: abc.
Chương trình script:
• Script toàn cục (global): đoạn mã chương trình Script có tác động
đến toàn bộ hệ thống HMI.
• Script đối tượng (Object script): là script chỉ tác dụng đến đối tượng
đó. Thường là các đoạn mã chương trìnhviết cho các sự kiện (event)
của đối tượng. Ví dụ: Script cho button, với sự kiễn “nhấn nút”.
Trend:
Là dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi của một biến(tag) theo thời gian.
Đề tài 5
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Có 2 loại trend chính: Trend hiện thời và trend quá khứ (history).
Cảnh báo Alarm:
Là một loại đối tượng để đưa ra các báo động hay thông báo sự cố cho
hệ thống.

HMI Công nghệ HMI đang tạo ra “bộ mặt” hoàn toàn mới để hiển thị
trong thông tin của hệ thống điều khiển, đồng thời loại bỏ lỗi con người ra
Công khỏi hệ thống và nâng cao độ an toàn cho công việc.
nghiệp Công nghiệp quá trình đã có nhiều thay đổi về nhận thức và hiểu biết
quá về vai trò của giao diện người máy (HMI — Human Machine
trình Interface) trong ngành mình. Những HMI đầu tiên cho công nghiệp
quá trình trong thời kỳ tự động hóa còn sơ khai là loại panel khí nén.()
Mỗi HMI đảm nhiệm một tác vụ chuyên biệt giúp vận hành viên đạt
tối đa hiệu suất trong công việc. Nhưng, trong trường hợp các panel
không được bố cục hợp lý, nhiều khả năng vận hành viên sẽ phải chạy
tới chạy lui để kiểm tra tình trạng hoạt động của chúng.
Thế hệ panel này cho phép vận hành viên quản lý thiết bị chuyên dụng
nào đó ví dụ như nồi hơi hay lò nung ở một vị trí nhất định mà vẫn
nắm rõ về từng tác vụ điều khiển. Ví dụ, một hệ thống khí nhiên liệu
và cấp nước cho cho nồi hơi được gộp vào cùng một nhóm để tiện
theo dõi. Hệ thống kích hoạt cũng được bố trí cùng với các cảnh báo
liên quan và cơ chế khóa liên động ở vị trí dễ dàng tiếp cận được.
Những panel này mô phỏng khá toàn diện về quá trình, nhưng chúng
thường nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Bước vào những năm 1970, thế hệ panel sơ khai được thay thế bằng
hệ DCS, cũng là hệ đầu tiên, không có đặc tính tổng quan và chỉ cho
phép vận hành viên truy cập tới một nhóm gồm 8 bộ điều khiển(). Mỗi
nhóm được chia nhỏ thành nhiều trình duyệt, do đó vận hành viên phải
cố gắng ghi nhớ vị trí của từng bộ điều khiển trên từng trình duyệt.
Đối với vận hành viên không mấy thông thạo phải dựa vào những
bảng điều khiển đặc biệt để chỉ dẫn tới các nhóm cần sử dụng. Đây là
khó khăn cho nhân viên vận hành.
Đôi khi, do chỉ có 8 bộ điều khiển trên mỗi trình duyệt, nên nhóm cần
hiển thị thông tin lại bị ẩn và nếu có sự cố xảy ra, vận hành viên phải
dùng đến các trình duyệt khác để giải quyết. Có những trường hợp vận
hành viên phải thông qua trình duyệt khác để tìm đến đúng trình duyệt
đang chứa thông tin cần tìm. Nhưng trong quá trình chuyển trình
duyệt, họ có thể quên vị trí trình duyệt hoặc thông tin trước đó.
DCS thế hệ kế tiếp ra đời với nhiều khả năng mạnh mẽ hơn. Nó cho
phép thiếp lập nhiều cảnh báo trên mỗi bộ điều khiển tại mọi điểm của
hệ. DCS thế hệ này () cũng cung cấp các giao diện đồ họa đơn giản.
Đồ họa giai đoạn này khá đơn sơ và có độ phân giải tương đối thấp.

Đề tài 6
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Thiết kế của chúng dựa trên P&ID của nhà máy. Rất lâu trước khi các
giao diện đồ họa được nâng cấp, nhiều vận hành viên luôn phàn nàn
về nó, vì không những nó không đem lại sự tiện lợi cho nhân viên vận
hành mà đôi khi còn làm mất tác vụ. Do vậy, nhu cầu cải tiến giao
diện đồ họa là bức thiết.
Đồ họa thiết kế lại đã được cải tiến, nhưng vẫn gây khó khăn cho vận
hành viên. Chúng biến các diễn giải P&ID thành “cơn ác mộng”. Ví
dụ như, màu sắc rất lòe loẹt và được phối hợp phức tạp. Lẽ ra chỉ nên
sử dụng màu đỏ và vàng tạo để độ tương phản cao cho những tác vụ
cảnh báo, nhưng ở đây lại điểm cho tất cả các nút đều là các màu sáng
chói. Bên cạnh đó, bố cục, kích cỡ của các nút biểu tượng cũng phi
logic; chữ và con số quá nhỏ; font thì khó đọc… Định dạng số cũng
khó đọc, các biến có các mức độ chi tiết không hợp lý và các đơn vị
kỹ thuật không được ứng dụng phù hợp, đặc biệt vì mục đích tiết kiệm
không gian mà nhồi nhét quá nhiều thông tin trên màn hình.
Vấn đề hiển thị thông tin hoạt động:
Những khiếm khuyết về đồ họa là tác nhân gia tăng lỗi do con người
gây ra. Trong nhiều trường hợp, nó để lại hậu quả nghiêm trọng.
Chúng ta cùng xem xét một sự cố xảy ra tại Nhà máy tinh chế Texaco
Pembroke ở Wales, Anh quốc hồi tháng 7 năm 1994. Sự cố xảy ra có
phần không nhỏ của HMI.
Vào ngày định mệnh đó tại nhà máy, trong hệ thống điều khiển tách
chất xúc tác (FCCU - fluid catalytic cracking) xảy ra hiện tượng mất
cân bằng về lưu lượng tại FCCU do vậy gây tích lũy chất lỏng. Việc
phát hiện ra hiện tượng này là rất quan trọng vì chỉ có vậy mới có giải
pháp ổn định lưu lượng. Nhà máy được trang bị nhiều cảnh báo, chỉ rõ
vị trí chất lỏng tích tụ, nhưng thật khó để giao tiếp. Ngoài ra, trong
suốt thời gian xảy ra lỗi, không một ai trong phòng vận hành có bức
tranh tổng quan về FCCU. Đồ họa của FCCU trong màn hình hiển thị
được thiết kế và cấu hình không tốt, nên không giúp gì nhiều cho việc
điều khiển quá trình. Số lượng đồ họa hiển thị dữ liệu quá trình có rất
ít và không sử dụng màu sắc hay không tạo được độ nhấn cho các nút
cảnh báo. Một số đồ họa lại trình bày quá chi tiết về cấu trúc bên trong
nhà máy. Việc hiển thị cấu trúc chi tiết chỉ có ích khi kèm theo đó là
hiển thị thông tin về các chỉ số đo lường liên quan đến trạng thái hoạt
động của nhà máy như áp suất, nhiệt độ, dòng. Bên cạnh đó, các nút
text cũng không quan trọng lắp, vì chúng chiếm nhiều không gian của
màn hình đồ họa.
Những đề xuất của các nhà điều tra HSE về nhân tố con người nhận
được sự quan tâm ngay tức thì trong thiết kế HMI, đặc biệt là đề xuất:
Các hệ thống hiển thị nên được cấu hình sao cho có thể cung cấp tổng
quan về điều kiện của quá trình.

Đề tài 7
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Một số nghiên cứu khác về các kiểu lỗi do con người gây ra đã xác
định rằng 30% lỗi là do vận hành viên không nhận biết được tình hình
khác thường do thông tin quá tải, mơ hồ hay sai lạc; mức độ chi tiết
không hợp lý và sự thiếu thận trọng của vận hành viên. Những nghiên
cứu sâu thêm chỉ ra rằng khoảng 20% lỗi là bởi vì vận hành viên thiếu
khả năng xác định nguyên nhân gốc rễ do thiếu kiến thức, thiếu kinh
nghiệm điều hành, thiếu thông tin. Hầu hết những vấn đề này có thể
được giải quyết bằng một HMI có thiết kế tốt.
Nhiều vấn đề như vậy ban đầu xuất phát từ nguyên tắc nghèo nàn của
các nhà sản xuất DCS hay từ việc lắp đặt dự án không mấy thành công
của các nhà cung cấp. May thay, các nhà cung cấp đã tiếp tục phát
triển DCS và giờ đây đồ họa có độ phân giải cao và được xây dựng
dựa trên web. Nhưng các nhà cung cấp vẫn chưa đầu tư vào đào tạo
nhân sự () và giờ đây các đối tượng 3-D chiếm 60% màn hình. Điều
này có nghĩa là 60% dữ liệu cố định của màn hình ở vị trí nổi bật,
trong khi dữ liệu thời gian thực hữu ích cho việc phát hiện và chẩn
đoán những trạng thái không bình thường được nhét vào 40% không
gian còn lại trong nền của đồ thị.
Các chuẩn thiết kế giảm thiểu lỗi của vận hành viên:
Ngành công nghiệp quá trình khắc phục lỗi của con người bằng cách
thực hiện theo nguyên tắc về quản lý cảnh báo. EEMUA, tổ chức nổi
tiếng đã đề xuất “Nguyên tắc chỉ đạo quản lý cảnh báo”, giới thiệu
một nguyên tắc chỉ đạo tương tự cho đồ họa với tên gọi “Bàn điều
khiển nhà máy quá trình sử dụng giao diện người – máy tính: hướng
dẫn thiết kế, vận hành và những vấn đề giao diện con người”. Tài liệu
này là một sự khởi đầu tuyệt vời để nâng cao các tiêu chuẩn và ứng
dụng HMI/ HCI hiện tại. Khi tiến hành khảo sát kiến thức về chủ đề
này, một nhà nghiên cứu sẽ khám phá ra rằng thông tin đó không hề
thiếu.
Những ngành công nghiệp khác, như ngành công nghiệp hạt nhân, có
những hướng dẫn tốt cho các nhà phát triển HMI và nhiều nguyên tắc
trong số này có liên quan đến công nghiệp quá trình. Tương tự như
vậy, ISA đã giới thiệu những ứng dụng đề xuất giải pháp trong bản
báo cáo RP 77.60.05.2001 mang tên: “Fossil Fuel Power Plant HMI
Task Analysis”.
Thực tế, những ứng dụng đề xuất mới nhất cho việc phát triển đồ họa
không chỉ bao gồm phân tích nhiệm vụ đã được thực hiện 50 năm
trước cho panel điều khiển, mà còn phân tích theo chiều sâu sử dụng
rất nhiều kỹ thuật. Những định dạng này bao gồm:
- Phân tích tác vụ theo cấp bậc;
- Phân tích nhiệm vụ theo kiểu bảng;

Đề tài 8
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

- Phân tích timeline;


- Biểu đồ phân tích liên kết;
- Phân tích lỗi của con người theo kiểu bảng.
Đồ họa tốt hơn:
Một số ứng dụng gần đây nhất sử dụng chuẩn HCI có tác động trực
tiếp khắc phục lỗi do con người gây ra bằng những hướng dẫn thiết ra
những màn hình đồ họa có chất lượng tốt hơn. Nhiều ứng dụng như
vậy được ghi trong tài liệu EEMUA 201.
Nền đồ họa HMI cũng thay đổi từ nền đen truyền thống sang nền xám
để giảm bớt sự phản quang. Nền đen giúp vận hành viên dễ dàng vận
hành trong điều kiện đèn của phòng điều khiển tắt hết, nhưng việc sử
dụng nhiều màu sáng trên nền đen làm tăng thêm độ phức tạp.
Đồ thị cũng trở nên dễ đọc hơn khi các nhà phát triển chuyển sang các
nền xám sáng hơn và giảm việc sử dụng các màu sắc phụ nhờ sử dụng
những màu sắc độ có cường độ cao và thấp. Ánh sáng và ánh phản xạ
giảm, nhưng những vấn đề tiềm tàng vẫn phát sinh. Chuyển sang màu
nền sáng hơn có thể làm xuất hiện những vấn đề mới nếu đèn của
phòng điều khiển vẫn tắt. Phòng điều khiển nên được thiết kế để tạo
điều kiện thuận lợi cho thao tác viên cảnh giác, đặc biệt với những ca
làm việc 12 tiếng bằng cách chiếu sáng phòng điều khiển trong
khoảng 500 — 800 LUX.
Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng màu xám cho đường kẻ và ống cho
phép nhà phát triển đặt những thông tin cố định vào nền đồ thị và đưa
thông tin biến vào vị trí nổi bật.
Giữ nguyên màu sắc và hạn chế việc sử dụng màu sắc trong đồ thị cho
phép xác nhận dễ dàng hơn hoạt động khác thường sử dụng màu xám
cho điều kiện bình thường và màu sắc để thu hút sự chú ý. Khi cảnh
báo xuất hiện trên màn hình, nó cũng xuất hiện trên đồ thị. Và khi
cảnh báo đã được tiếp nhận, cường độ màu sắc giảm xuống một nửa.
Khi đó vẫn nhìn thấy cảnh báo nhưng không gây được chú ý nhiều
nhất.
Người ta đã tiến hành một số cuộc điều tra về hiệu quả của việc sử
dụng đồ họa thay cho những con số. Qua đó thấy rằng thông tin về
phép đo lưu lượng và mức trở nên dễ đọc hơn.
Giờ đây công nghệ cho phép tích hợp thông tin bên ngoài DCS, chẳng
hạn như tài liệu Microsoft Word/ Excel được tích hợp trong đồ thị.
Nhờ sử dụng các trình đơn (menu) sổ xuống, ta có thể sử dụng một
hay nhiều tài liệu để lấy thông tin về các phép tính, bảng tra cứu, các
quy trình và thông tin chẩn đoán. Trong đó có thể bao gồm thông tin
cảnh báo, nêu rõ mục đích cảnh báo, những vấn đề điển hình làm xuất
hiện cảnh báo, hành động hiệu chỉnh nào sẽ được sử dụng, hậu quả
Đề tài 9
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

của việc không hành động và những thông tin hỗ trợ khác hữu ích cho
vận hành viên.
Hệ thống mà hình đồ họa trong tương lai sẽ có xu hướng nhúng vào
màn hiển thị, khi đó vận hành viên sẽ sử dụng các trend để tiên đoán
trạng thái không bình thường và sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào
cảnh báo. Hệ thống mới sẽ khai thác những kỹ thuật định hướng mới,
như định hướng có cấp bậc, chuyển từ chế độ xem tổng quan sang chi
tiết và cuối cùng là xem chẩn đoán và những vùng thay đổi bộ điều
khiển. Dạng định hướng này cho phép sử dụng các kỹ thuật nối kết
(yoking). Điều này giúp thiết lập màn hình tự động căn cứ vào việc
lựa chọn một điểm và phát triển những hiển thị khác với những thông
tin thích đáng liên quan đến điểm đó từ tổng quan tới chi tiết và dữ
liệu cảnh báo.

Đề tài 10
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

1.2 Bài 2: Thực hành với bộ giao tiếp vận hành TD 200
(TD 200 Operator Interface), cách lập trình và kết nối
PLC S7 – 200.
Giới TD200 là một thiết bị hiển thị text (Text Display), giao tiếp với người
thiệu vận hành. Thiết bị này được thiết kế chỉ dùng giao tiếp với họ PLC S7-
200.

Một số Đặc tính của TD200:


đặc tính - Hiển thị tin nhắn và các biến đọc từ CPU của PLC S7 – 200 (Thiết kế
của các menu và screen cho phép người dùng tương tác với chương trình).
TD200:
- Cho phép điều chỉnh các biến trong chương trình.
- Cung cấp khả năng ép buộc và không ép buộc với các điểm vào/ra
(Bật tắt các I/O trên CPU).
- Cung cấp khả năng cài đặt thời gian thực cho các CPU của PLC có
đồng hồ thời gian thực.
- Cung cấp các thanh công cụ với 06 ngôn ngữ.
- Cung cấp nhiều ký tự.
- Hiển thị các Alarm do CPU gây ra.
- Xem trạng thái của CPU.
TD 200 có chức năng như một máy chủ của mạng khi nó được kết nối
tới một hay nhiều PLC S7 – 200. Rất nhiều TD 200 có thể được sử
dụng kết nối với một hay nhiều PLC S7 – 200 trong cùng một mạng.
- Hỗ trợ bộ ký tự lập trình TD.
- Công cụ phần mềm hỗ trợ: TD200 Wizard giúp cấu hình cho
message cho TD200 và S7 – 200 và TD keypad designer giúp cấu hình
keypad cho TD200.

Đề tài 11
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Thiết kế Màn hình hiển thị TD200:


phần
cứng

Màn hình LCD độ phân giải 33x181 pixel


Số dòng hiển thị: 2 dòng.
Số kí tự hiển thị: Tối đa 40 ký tự.
Cổng giao tiếp TD200 và PLC: cổng RS485, 9 chân giao tiếp giữa
TD200 và PLC qua cáp TD/CPU.
Nguồn cung cấp: 24VDC. Có thể cấp cho TD200 theo 2 cách:
- Nguồn cấp chung: cấp nguồn cho TD200 thông qua cáp TD/CPU
(khoảng cách từ PLC đến TD 200 hay chiều dài của cáp là 2,5m). TD
200 nhận nguồn từ CPU của PLC S7 – 200 thông qua cáp TD/CPU .

- Nguồn cấp riêng: cấp nguồn cho TD200 thông qua đầu nối bên phải
TD200 (được sử dụng khi khoảng cách giữa TD200 và CPU lớn hơn
2,5 m). TD 200 nhận nguồn ngoài 24VDC với dòng là 120mA.
Lưu ý: không dùng đồng thời nguồn cấp chung và nguồn cấp riêng
cùng một lúc vì như vậy sẽ làm hỏng thiết bị.

Đề tài 12
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Cáp TD/CPU:
*Sơ đồ cáp có cấp nguồn:

*Sơ đồ cáp không cấp nguồn:

Phím: gồm có 9 phím được chia thành 2 loại: phím hệ thống và phím
chức năng.
- Phím hệ thống (5 phím) gồm các phím sau: SHIFT, ESC,
ENTER, UP, DOWN:
+ ENTER: sử dụng phím này để viết một dữ liệu mới và để xác
nhận một bản tin.
+ ESC: sử dụng phím này để bật tắt chế độ thanh công cụ và chế
độ hiển thị bản tin hay để bỏ qua lệnh sửa.
+ SHIFT: là phím điều chỉnh giá trị của tất cả các phím chức năng.
Khi nhấn phím này thì chữ “S” sẽ nhấp nháy ở góc phải thấp nhất
của màn hình TD 200.
+ UP ARROW: mũi tên UP cho phép tăng dữ liệu hay làm hiện
con trỏ của bản tin kế tiếp có mức ưu tiên cao hơn.
+ DOWN ARROW: mũi tên DOWN cho phép giảm dữ liệu hay
làm hiện con trỏ của bản tin kế tiếp có mức ưu tiên thấp hơn.

Đề tài 13
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

- Phím chức năng (4 phím) gồm 8 chức năng từ F1 đến F8. Mỗi
phím được gắn với một bit trong vùng nhớ M của PLC nghĩa là các
phím từ  F1 đến F8 sẽ được gắn với 1 byte trong vùng nhớ M. Khi
một phím được nhấn thì bit tương ứng sẽ được set và bit nay chỉ
được reset bằng chương trình trong PLC:
+ F1: phím chức năng F1 đặt bit Mx.0, nếu phím này được nhấn
kéo dài thì F1 sẽ đặt bit Mx.4 (F5).
+ F2: phím chức năng F2 đặt bit Mx.1, nếu phím này được nhấn
kéo dài thì F2 sẽ đặt bit Mx.5 (F6).
+ F3: phím chức năng F3 đặt bit Mx.2, nếu phím này được nhấn
kéo dài thì F3 sẽ đặt bit Mx.6 (F7).
+ F4: phím chức năng F4 đặt bit Mx.3, nếu phím này được nhấn
kéo dài thì F4 sẽ đặt bit Mx.7 (F8).

Giao Truyền thông TD 200 tới CPU S7 – 200 thông qua cáp TD/CPU.
tiếp TD Chúng ta có thể định dạng TD 200 sử dụng cáp TD/CPU bằng hai cách
200 và sau:
PLC S7 - Định dạng một tới một.
- 200 - Định dạng với nhiều CPU S7 – 200.
Giao tiếp giữa một TD 200 với một CPU S7 – 200, như hình vẽ sau:

Giao tiếp giữa nhiều TD 200 với nhiều CPU S7 – 200, như hình vẽ
sau:

Hình vẽ trên minh họa cho một mạng PLC đơn giản gồm có 2 TD 200
Đề tài 14
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

và 2 PLC S7 – 200, mỗi TD 200 giao tiếp với một PLC S7 – 200. Mỗi
thiết bị được định một địa chỉ như hình vẽ.
Ta cũng có thể giao tiếp giữa một PLC và nhiều TD 200. Trong trường
này, vùng dữ liệu của mỗi TD 200 phải được định nghĩa tại những
vùng nhớ V khác nhau.
Lưu ý: khi sử dụng mô hình chúng ta dùng cáp TD/CPU để kết nối
PLC S7 – 200 với màn hình TD200 sau khi đã lập trình xong và vận
hành. Trong quá trình lập trình chúng ta sử dụng cáp PC/PPI
RS232/RS485 để kết nối PC và PLC S7 – 200 (đã học trong phần PLC
cơ bản).

Thöïc TD 200 là thiết bị hiển thị ký tự cho phép hiển thị bản tin từ CPU S7 –
haønh 200. Chúng ta có thể định dạng hay lập trình cho các tham số hoạt
Lập động được lưu trữ trong TD 200, như: các địa chỉ của TD 200, các địa
trình chỉ của CPU, tốc độ truyền thông baud và nội bộ của khối tham số. Sau
cho TD khi định dạng hay lập trình cho các tham số hoạt động của TD 200,
200 CPU sẽ lưu trong khối tham số được định vị trong bộ nhớ biến (V
memory) của nó. Các tham số hoạt động của TD 200 như là ngôn ngữ,
tốc độ cập nhật, các bản tin, các bit cho phép được lưu trong khối tham
số TD 200 trong CPU.
Khi bật nguồn (sau khi đã được định dạng hay lập trình), TD 200 đọc
khối tham số hoạt động từ CPU. Tất cả các tham số sẽ được kiểm tra
tính hợp lệ cho phép hoạt động. Nếu mọi thứ được chấp nhận, TD 200
sẽ được kích hoạt và quét vòng đối với bit cho phép bản tin để quyết
định bản tin nào sẽ được hiển thị, đọc bản tin từ CPU và sau đó hiển
thị bản tin đó.
Định dạng TD200 trong STEP 7 MicroWin:
Phần mềm để định dạng hay lập trình cho TD 200 cũng chính là phần
mềm dùng để lập trình cho PLC S7 – 200 đó là phần mềm STEP 7
MicroWin.
Các bước định dạng cho TD 200 trong STEP 7 MicroWin:

Đề tài 15
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Bước 1: Khởi động phần mềm Step7 – MicroWin, trên thanh Menu
chọn Tool  chọn TD Wizard.
Một số phiên bản mới của STEP7 MicroWin có hình kế tiếp như sau:

Bước 2: chọn ngôn ngữ và kiểu ký tự hiển thị

Trong phần “Which national language would you like your TD 200 to
support” có 06 ngôn ngữ để bạn chọn ngôn ngữ mà bạn muốn hỗ trợ.
Thông thường chọn English như trên.
Trong phần “Which character set would you like your TD 200
messages to support” cũng có 06 kiểu ký tự để tùy chọn đặt cho bản tin
Đề tài 16
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

hiển thị trên màn hình TD 200. Thông thường để bản tin hiển thị trên
màn hình TD 200 rõ, chúng ta nên chọn Latin 1 (Bold) như trên.
Bước 3: cho phép chức năng thời gian trong ngày (Time of Day:
TOD), kích hoạt chức năng chế độ Force (enable the force) và kích
hoạt chức năng bảo vệ bằng Password (enable password protection).

Bước 4: Chỉ định các bit bộ nhớ M (Memory bit) tương ứng với các
phím chức năng và chọn tốc độ giao tiếp giữa PLC S7 – 200 và TD200
(hay tốc độ cập nhật hiển thị từ CPU của PLC lên màn hình TD).

Ở hình trên cho phép chúng ta định địa chỉ bộ nhớ nội cho các phím
chức năng của TD 200 và quyết định tốc độ cập nhật của TD 200.
Đề tài 17
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Chúng ta phải đặt trước 8 bit của bộ nhớ nội (Memory bit: M bit) cho
TD 200 để sử dụng khi chúng ta nhấn một phím chức năng. Chúng ta
có thể kiểm tra các bit M này tương ứng với các phím chức năng bằng
cách gán các bit M này với một phím chức năng và kiểm tra tính tích
cực khi phím chức năng tương ứng (đã gán) được nhấn.
Hình sau trình bày về Byte (MBn) và các bit của Byte đó được đặt bởi
mỗi phím chức năng:

Tốc độ giao tiếp giữa PLC và TD 200 nên chọn là: As fast as possible.
Bước 5: chọn số bản tin (Message) hiển thị và số ký tự hiển thị trên
một bản tin (Message).

TD 200 cho phép hiển thị tối đa 80 bản tin (message). Chúng ta có thể
định dạng số ký tự trên một bản tin là 20 hoặc 40 ký tự.
Trong chế độ 20 ký tự/01 message thì chúng ta có thể hiển thị 02
message trong cùng thời điểm còn trong chế độ 40 ký tự/01 message
thì chỉ có thể hiển thị 01 message trong 1 thời điểm.
Bước 6: Chỉ định vùng nhớ V để định dạng cho các địa chỉ khối tham
số, địa chỉ, cho phép bản tin và vị trí bản tin.
Chúng ta có thể định địa chỉ bắt đầu của khối tham số, các cờ cho phép
bản tin và các bản tin như hình dưới:

Đề tài 18
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

(Chú ý: là TD 200 tìm một khối tham số trong bộ nhớ V của CPU và
vị trí mặc định của khối tham số là VB0).

Khi định dạng ta cần chú ý đến các thông số sau:


- Địa chỉ vùng định nghĩa cho các thông số của TD 200. Vùng này
thường chiếm 12 Byte hay 14 Byte (tùy vào kiểu ký tự ta chọn trên TD
200 ví dụ Latin 1) trong vùng nhớ V. Như trên ta chọn vùng định nghĩa
cho các thông số của TD 200 là 14 Byte bắt đầu từ VB0 đến VB13.
- Địa chỉ vùng nhớ điều khiển hiển thị message trên TD 200. Mỗi
message có 1 bit tương ứng để message có được hiển thị hay không.
Khi bit được set bằng chương trình của PLC thì message tương ứng sẽ
được hiển thị trên TD 200, ngược lại khi bit được reset thì message
tương ứng sẽ mất. Như trên ta chọn Byte điều khiển hiển thị message
la Byte 14.
- Địa chỉ vùng nhớ thông tin của bản tin (message). Mỗi ký tự trên bản
tin sẽ có một địa chỉ Byte tương ứng trên PLC, điều này có nghĩa nếu
ta muốn hiển thị bao nhiêu ký tự trên message thì ta phải mất đi số
Byte tương ứng của vùng nhớ V trên PLC để lưu trữ thông tin của
message. Như trên ta chọn vùng nhớ thông tin của message bắt đầu từ
Byte 40 trở đi.
Lưu ý: ta không được chọn trùng địa chỉ của 3 vùng nhớ nói trên, nếu
ta chọn trùng thì chương trình sẽ thông báo và không cho ta thực hiện
những bước tiếp theo.
Ví dụ:
Giả sử ta chọn kiểu chữ hiển thị trên TD 200 trong bước 2 là Latin 1.
Khi đó vùng định nghĩa các thông số của TD 20 sẽ chiếm 14 Byte
Đề tài 19
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

trong vùng nhớ V, giả sử ta chọn địa chỉ bắt đầu của vùng nhớ này là
VB0, nghĩa là lúc này vùng nhớ định nghĩa cho TD 200 chiếm từ địa
chỉ VB0 đến VB13 (tổng cộng vùng nhớ này là 14 Byte).
Giả sử số message ta muốn hiển thị message là Byte VB14. Trong
trường hợp này, vì chỉ có 01 message nên ta có 1 bit trong tổng số 08
bit của Byte 14 cho phép hiển thị message, vì vậy ta chỉ tốn có 01 Byte
cho vùng nhớ này.
Vì ta chỉ định 40 ký tự hiển thị trên 01 message nên ta sẽ phải tốn 40
Byte trong vùng nhớ V để lưu trữ thông tin của message. Ta chọn địa
chỉ bắt đầu cho vùng nhớ này là VB15. Tức là các Byte từ địa chỉ
VB15 đến B54 là dành cho vùng nhớ lưu trữ thông tin của message.
Bước 7: Tạo các message.
Mỗi message có thể có một trong các chức năng như sau:
- Hiển thị text;
- Hiển thị giá trị các biến trên PLC;
- Cho nhập giá trị vào các biến của chương trình;
- Yêu cầu xác nhận sự xuất hiện của message.
Ví dụ: Tạo 03 message, mỗi message có 40 ký tự:
- Địa chỉ vùng định nghĩa cho các thông số của TD 200: VB0 đến
VB13.
- Địa chỉ vùng nhớ điều khiển hiển thị message trên TD 200: VB14
- Địa chỉ vùng nhớ thông tin của message: VB40 đến VB159
Các bước thiết lập giống từ bước 1 đến bước 6
- Message1: chỉ cho hiển thị Text

Đề tài 20
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Message 1 gồm 40 ký tự bắt đầu từ địa chỉ VB40 đến VB79, bit điều
khiển cho message hiển thị là V14.7 (bit 7 của Byte VB14) như hình
vẽ trên.
Sau khi định dạng xong message 1, click Next Message để vào
message 2.
Chú ý khi lập trình để hiển thị message kế tiếp thì nhấn phím F1.
- Message2: chỉ cho hiển thị giá trị các biến trên PLC và nhập giá trị
vào các biến của chương trình.
Message 2 gồm 40 ký tự bắt đầu từ địa chỉ VB80 đến VB119, bit điều
khiển cho message hiển thị là V14.6 (bit 6 của Byte VB14) như hình
vẽ sau:

Muốn hiển thị giá trị một biến trong PLC thì ta thực hiện như sau: đặt
con trỏ ở vị trí muốn hiển thị (ví dụ vị trí mũi tên như hình vẽ), sau đó
nhấn nút Embedded Data. Màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại như sau:

Trong hộp thoại này ta phải khai báo các thành phần như sau:
Đề tài 21
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

+ Định dạng kiểu dữ liệu: ở đây ta có 3 lựa chọn là không có dữ liệu,


dữ liệu dạng Word và dữ liệu dạng Double Word.
+ Kiểu hiển thị là có dấu hoặc không dấu.
+ Chọn số ký tự hiển thị bên phải dấu chấm.
+ Cho phép nhập giá trị (User is allowed to edit this data) hay yêu cầu
xác nhận message hay không (User must acknowledge message)?
Ngoài ra hộp thoại còn cho ta biết địa chỉ của dữ liệu cần hiển thị.
Ở hộp thoại trên thì kiểu dữ liệu dạng Word, hiển thị có dấu và có 1
chữ số hiển thị sau dấu chấm, không yêu cầu xác nhận message và
không cho phép nhập giá trị, địa chỉ của dữ liệu cần hiển thị là VW98.
Sau khi đã khai báo xong thì nhấn OK xác nhận và trở về hộp thoại
trước đó.

Lúc này ta quan sát thấy từ vị trí con trỏ (vị trí mũi tên) có 4 ô (hay 4
Byte) bị bôi xám.
Tiếp theo muốn nhập giá trị vào một biến của chương trình thì ta cũng
đặt cho con trỏ vào vị trí muốn nhập, sau đó nhấn Embedded Data, hộp
thoại như trên lại xuất hiện.
Như hộp thoại dưới; ta chọn kiểu dữ liệu Word, kiểu hiển thị Signed,
có 1 chữ số hiển thị sau dấu chấm, địa chỉ của dữ liệu là VD118.
Ngoài ra, muốn nhập giá trị vào biến của chương trình thì ta check vào
lựa chọn cho phép nhập dữ liệu (User is allowed to edit this data). Sau
khi check vào lựa chọn này thì hộp thoại thông báo cho ta biết bit xác
nhận sau nhập dữ liệu (trên hộp thoại là V116.2).
Nếu ta muốn người vận hành cần nhập password khi thay đổi biến của
chương trình thì ta check vào lựa chọn (Should the user edit or data be
Password – protected?).
Đề tài 22
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Sau khi thực hiện xong các khai báo ta nhấn OK xác nhận và trở về
hộp thoại trước đó.

Lúc này trên hộp thoại sẽ có thêm 4 ô (tức 4Byte) được bôi xám.
Lưu ý: khi ta muốn cho hiển thị hay nhập một giá trị vào các biến của
PLC thì trước tiên ta phải gắn các giá trị này vào message bằng cách
đặt con trỏ ở vị trí thích hợp và nhấn nút Embedded Data trên hộp
thoại. Sau đó ta khai báo kiểu dữ liệu, kiểu hiển thị và các lựa chọn;
TD 200 sẽ dành 2 Byte để lưu khai báo này.
Nếu ta chọn kiểu dữ liệu là Word thì ta cần thêm 2 Byte để lưu giá trị
và nếu ta chọn kiểu dữ liệu là Double Word thì ta cần 4 Byte để lưu giá
trị. Điều này có nghĩa là nếu ta muốn gắn 1 giá trị Word vào message
thì ta sẽ cần 4 Byte (2 Byte định nghĩa và 2 Byte giá trị), nếu ta muốn
gắn 1 giá trị Double Word vào message thì ta sẽ cần 6 Byte (2 Byte
định nghĩa và 4 Byte giá trị).
Đề tài 23
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

- Message 3: yêu cầu người vận hành xác nhận khi message xuất hiện.
Message 3 gồm 40 ký tự bắt đầu từ địa chỉ VB120 đến VB159, bit điều
khiển cho message hiển thị là V14.5 (bit thứ 3 của Byte V14) như hình
sau:

Đặt con trỏ vào vị trí dấu nháy, sau đó nhấn Embedded Data, một hộp
thoại xuất hiện.

Ta check vào lựa chọn yêu cầu xác nhận (User must acknowledge
message), sau đó nhấn OK để quay về hộp thoại trước đó.

Đề tài 24
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Lúc này ta thấy trên hộp thoại có 2 ô (2 Byte) được bôi đen, đây chính
là 2 Byte dùng để định nghĩa. Và trên hộp thoại cũng cho ta biết bit xác
nhận là V156.1, bit này sẽ được set lên 1 khi ta nhấn Enter để xác nhận
message.
Bước 8: Ta nhấn Finish để kết thúc
Sau khi hoàn thành các bước trên định dạng cho TD 200, để TD 200 có
thể hoạt động theo ý muốn thì ta phải viết chương trình điều khiển
PLC. Các ví dụ trong mục sau sẽ hướng dẫn cách lập trình trong PLC
để điều khiển TD 200.

Thực Ví dụ : tạo 3 message như đã thực hiện ở phần trên.


hành Viết chương trình điều khiển TD 200 trong PLC như sau:
với Ví
dụ minh - Khi bật CPU sang chế độ Run thì message 1 xuất hiện.
họa. - Nhấn F1 để chuyển sang hiển thị message 2.
- Nhấn Enter để nhập giá trị Setpoint, sau đó nhấn Enter để xác nhận
giá trị nhập và hiển thị message 3.
- Nhấn Enter để xác nhận message 3 đồng thời hiển thị message 1.
- Nhấn F2 để hiển thị cả 3 message.
- Nhấn F3 để tắt cả 3 message.
Chú ý: Vùng tham số đã định nghĩa:
- Địa chỉ vùng định nghĩa cho các tham số của TD 200 là từ Byte VB0
đến Byte VB13.
- Địa chỉ vùng nhớ điều khiển hiển thị message là Byte VB14 (gồm có
8 bit tương ứng có thể điều khiển 8 message. Ví dụ V14.7 “bit 7 của
Đề tài 25
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Byte VB14” điều khiển message 1; V14.6 “bit 6 của Byte VB14” điều
khiển message 2;…).
- Địa chỉ vùng nhớ thông tin của bản tin (message) là từ Byte VB40.
Vùng này quy định số ký tự của mỗi message. Ví dụ message 1 được
định nghĩa 40 ký tự có nghĩa vùng này sẽ chiếm 40 Byte, bắt đầu từ
Byte VB40 đến Byte VB79. Trong bài ta có 3 message, mỗi message
có 40 ký tự tổng cộng vùng này chiếm 120 Byte, bắt đầu từ Byte VB40
đến Byte VB159.
- Địa chỉ của dữ liệu cần hiển thị ở message 2 là VW98.
- Địa chỉ của dữ liệu nhập ở message 2 là VD118.
- Bit xác nhận sau nhập dữ liệu ở địa chỉ VD118 ở message 2 là
V116.2.
- Bit yêu cầu người vận hành xác nhận khi xuất hiện message ở
message 3 là V156.1
- Các memory bit tương ứng với các phím chức năng: M0.0 tương ứng
F1, M0.1 tương ứng F2, M0.2 tương ứng F3,…
Viết bằng ngôn ngữ LAD

Đề tài 26
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Đề tài 27
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Viết bằng ngôn ngữ STL

Lưu ý: khi thực hành lập trình trên phần mềm Step7 MicroWin xong,
kết nối PC với PLC S7 – 200 và download chương trình xuống S7 –
200. Dùng cáp TD/CPU kết nối TD200 với S7 – 200 và vận hành.

Đề tài 28
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

1.3 Bài 3: Thực hành thiết lập các thuộc tính cho thiết bị
HMI OP73Micro, OP77A (Operator Panel OP73Micro,
OP77A).
Giới OP73Micro, OP77A là màn hình hiển thị ký tự và hình ảnh, điều khiển
thiệu và giám sát cho các loại máy & hệ thống. Thiết bị OP73Micro được
thiết kế đặc biệt cho PLC S7-200. Kết nối với S7 – 200 kiểu điểm -
điểm qua cáp MPI hoặc PROFIBUS DP. Còn OP77A được thiết kế sử
dụng chủ yếu cho S7 – 300/400 và kết nối MPI hoặc PROFIBUS DP.

Thiết bị HMI OP73Micro

Thiết bị HMI OP77A

Một số Đặc tính của OP73Micro, OP77A:


đặc tính
của - Hiển thị tin nhắn và các biến đọc từ CPU của PLC S7 – 200/300/400
OP73Mi (Thiết kế các menu và screen cho phép người dùng tương tác với
cro, chương trình).
OP77A: - Cho phép điều chỉnh các biến trong chương trình.
- Cung cấp khả năng ép buộc và không ép buộc với các điểm vào/ra
(Bật tắt các I/O trên CPU).
Đề tài 29
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

- Cung cấp khả năng cài đặt thời gian thực cho các CPU của PLC có
đồng hồ thời gian thực.
- Cung cấp các thanh công cụ với 05 ngôn ngữ.
- Cung cấp nhiều ký tự.
- Hiển thị các Alarm do CPU gây ra.
- Xem trạng thái của CPU.
OP73Micro, OP77A có chức năng như một máy chủ của mạng khi nó
được kết nối tới một hay nhiều PLC S7 – 200/300/400. Rất nhiều
OP73Micro, OP77A có thể được sử dụng kết nối với một hay nhiều
PLC S7 – 200/300/400 trong cùng một mạng.
- Công cụ phần mềm hỗ trợ: WINCC - Plexible giúp cấu hình cho
OP73Micro, OP77A và S7 – 200/300/400.

Thiết kế Màn hình hiển thị OP73Micro:


phần
cứng

Mặt trước

Hình ảnh với kích thước mới: nhỏ & sắc nét.
Màn hình LCD 3", đơn sắc.
8 phím hệ thống, 4 phím có khả năng sử dụng tự do.
1. Màn hình hiển thị.
2. Bàn phím dạng màng.
3. Hốc bắt đinh vít.
4. Khung mềm (gắn cho kín).

Mặt bên

1. Nguồn cung cấp: 24VDC.

Đề tài 30
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

2. Cổng giao tiếp OP73Micro và PLC: cổng RS485, 9 chân giao


tiếp giữa OP73Micro và PLC qua cáp TD/CPU.
3. Cực nối mass.
Phím: gồm có 12 phím được chia thành 2 loại: phím hệ thống – điều
khiển (2) và phím chức năng (1).

- Phím hệ thống – điều khiển (8 phím) gồm các phím sau: SHIFT,
ESC, ENTER, ACK, UP, DOWN, LEFT, RIGHT:
+ ENTER: sử dụng phím này để viết một dữ liệu mới và để xác
nhận một bản tin, mở menu con hoặc hộp thoại hiển thị.
+ ESC: sử dụng phím này để bật tắt chế độ thanh công cụ và chế
độ hiển thị bản tin hay để bỏ qua lệnh sửa. Di chuyển trở lại, trở lại
lớp menu kế tiếp cao hơn hay hủy chế độ truyền.
+ SHIFT: là phím điều chỉnh giá trị của tất cả các phím chức năng.
Khi nhấn phím này thì chữ “S” sẽ nhấp nháy ở góc phải thấp nhất
của màn hình OP73Micro.
+ UP ARROW (TAB): mũi tên UP cho phép tăng dữ liệu hay làm
hiện con trỏ của bản tin kế tiếp có mức ưu tiên cao hơn.
+ DOWN ARROW (+/–): mũi tên DOWN cho phép giảm dữ liệu
hay làm hiện con trỏ của bản tin kế tiếp có mức ưu tiên thấp hơn.
+ RIGHT ARROW (INS): mũi tên RIGHT cho phép
+ LEFT ARROW (DEL):
- Phím chức năng (4 phím) gồm 8 chức năng từ F1 đến F8. Mỗi
phím được gắn với một bit trong vùng nhớ M của PLC nghĩa là các
phím từ  F1 đến F8 sẽ được gắn với 1 byte trong vùng nhớ M. Khi
một phím được nhấn thì bit tương ứng sẽ được set và bit nay chỉ
được reset bằng chương trình trong PLC:
+ F1: phím chức năng F1 đặt bit Mx.0, nếu phím này được nhấn
kéo dài thì F1 sẽ đặt bit Mx.4 (F5).
+ F2: phím chức năng F2 đặt bit Mx.1, nếu phím này được nhấn
kéo dài thì F2 sẽ đặt bit Mx.5 (F6).
Đề tài 31
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

+ F3: phím chức năng F3 đặt bit Mx.2, nếu phím này được nhấn
kéo dài thì F3 sẽ đặt bit Mx.6 (F7).
+ F4: phím chức năng F4 đặt bit Mx.3, nếu phím này được nhấn
kéo dài thì F4 sẽ đặt bit Mx.7 (F8).
Màn hình hiển thị OP77A:

Hình ảnh với kích thước mới: nhỏ & sắc nét.
Màn hình LCD 4", đơn sắc, màu.
11 phím hệ thống, 8 phím có khả năng sử dụng tự do, bàn
phím số và chữ (12 phím).
1. Màn hình hiển thị.
2. Thiết kế mở (cho những dòng sau này: ví dụ OP77B) - Không
phải khe cắm thẻ nhớ.
3. Đèn LED hiển thị.
4. Bàn phím dạng màng.
5. Hốc bắt đinh vít.
6. Dán nhãn hướng dẫn.
7. Khung mềm (gắn cho kín).

Đề tài 32
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Mặt bên
1. Nguồn cung cấp: 24VDC.
2. Cổng giao tiếp OP77A và PLC: cổng RS485, 9 chân giao
tiếp giữa OP77A và PLC qua cáp TD/CPU.
3. Cực nối mass.
Phím: gồm có 39 phím được chia thành các loại sau:
1. Phím chức năng không đèn LED hiển thị.
2. Phím chức năng có đèn LED hiển thị.
3. Phím hệ thống – bàn phím số.
4. LED “cảnh báo”.
5. LED “thông tin Text”.
6. Phím hệ thống – điều khiển.

- Phím hệ thống – điều khiển (11 phím) gồm các phím sau: SHIFT,
ESC, ENTER, ACK, UP, DOWN, LEFT, RIGHT, DEL (INS),
Đề tài 33
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

TAB, HELP:
+ ENTER: sử dụng phím này để viết một dữ liệu mới và để xác
nhận một bản tin, mở menu con hoặc hộp thoại hiển thị.
+ ESC: sử dụng phím này để bật tắt chế độ thanh công cụ và chế
độ hiển thị bản tin hay để bỏ qua lệnh sửa. Di chuyển trở lại, trở lại
lớp menu kế tiếp cao hơn hay hủy chế độ truyền.
+ SHIFT: là phím điều chỉnh giá trị của tất cả các phím chức năng.
Khi nhấn phím này thì chữ “S” sẽ nhấp nháy ở góc phải thấp nhất
của màn hình OP73Micro.
+ UP ARROW (TAB): mũi tên UP cho phép tăng dữ liệu hay làm
hiện con trỏ của bản tin kế tiếp có mức ưu tiên cao hơn.
+ DOWN ARROW (+/–): mũi tên DOWN cho phép giảm dữ liệu
hay làm hiện con trỏ của bản tin kế tiếp có mức ưu tiên thấp hơn.
+ RIGHT ARROW (INS): mũi tên RIGHT cho phép chọn menu,
giá trị tăng hay làm hiện con trỏ của bản tin kế tiếp có mức ưu tiên
cao hơn.
+ LEFT ARROW (DEL): mũi tên LEFT cho phép chọn menu, giá
trị giảm hay làm hiện con trỏ của bản tin kế tiếp có mức ưu tiên
thấp hơn. Cho phép xóa các giá trị.
- Phím chức năng (8 phím) gồm 8 chức năng từ F1 đến F4 và K1
đến K4. Mỗi phím được gắn với một bit trong vùng nhớ M của
PLC nghĩa là các phím từ  F1 đến F4 sẽ được gắn với 1 byte trong
vùng nhớ M, K1 đến K4 gắn với 1 byte trong vùng nhớ M. Khi
một phím được nhấn thì bit tương ứng sẽ được set và bit nay chỉ
được reset bằng chương trình trong PLC:
+ F1: phím chức năng F1 đặt bit Mx.0.
+ F2: phím chức năng F2 đặt bit Mx.1.
+ F3: phím chức năng F3 đặt bit Mx.2.
+ F4: phím chức năng F4 đặt bit Mx.3.
- Phím hệ thống – bàn phím số (12 phím): Cho phép nhập chữ cái
và hệ thống số. Trở về đầu hoặc cuối chương trình. Tăng hay giảm
giá trị.

Giao Truyền thông OP73Micro/OP77A tới CPU S7 – 200 thông qua cáp
tiếp TD/CPU. Chúng ta có thể định dạng OP73Micro/OP77A sử dụng cáp
OP73Mi TD/CPU bằng hai cách sau:
cro/OP7 - Định dạng một tới một.
7A và - Định dạng với nhiều CPU S7 – 200.
PLC S7 Giao tiếp giữa một OP73Micro/OP77A với một CPU S7 – 200, như
- 200
Đề tài 34
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

hình vẽ sau:

Giao tiếp giữa nhiều OP73Micro/OP77A với nhiều CPU S7 – 200,


như hình vẽ sau:

Hình vẽ trên minh họa cho một mạng PLC đơn giản gồm có 2
OP73Micro/ OP77A và 2 PLC S7 – 200, mỗi OP73Micro/OP77A giao
tiếp với một PLC S7 – 200. Mỗi thiết bị được định một địa chỉ như
hình vẽ.
Ta cũng có thể giao tiếp giữa một PLC và nhiều OP73Micro/OP77A.
Trong trường này, vùng dữ liệu của mỗi OP73Micro/OP77A phải được
định nghĩa tại những vùng nhớ V khác nhau.
Thực OP73Micro
hành Bật nguồn và kiểm tra thiết bị HMI OP73Micro.
Thiết
lập Sau khi bật nguồn, đèn hiển thị và bộ nạp khởi động xuất hiện trong
thuộc thời gian ngắn.
tính
OP73Mi
cro/
OP77A Bộ nạp khởi động (Ví dụ)

Khi hệ điều hành bắt đầu thì một Loader mở ra.

Đề tài 35
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Các thiết bị HMI tự động cài đặt chế độ chuyển trong quá trình khởi
động ban đầu nếu nó không chứa bất kỳ dữ liệu dự án. Hộp thoại sau
xuất hiện:

Nhấn ESC để hủy bỏ việc chuyển giao. Màn hình Loader xuất hiện.

Các lệnh trong Menu Loader có các chức năng sau:


 “Transfer” (Truyền tải)
Chọn lệnh Transfer trong Menu để thiết lập chế độ truyền tải của
thiết bị HMI.
 “Start” (Bắt đầu)
Chọn lệnh Start trong Menu để bắt đầu dự án được lưu trữ trên thiết
bị HMI.
 “Info/Setting” (Thông tin/Cài đặt)
Chọn lệnh Info/Setting trong Menu để Menu cấu hình cho thiết bị
HMI.
Khi đóng các dự án, cửa sổ Loader xuất hiện lại.
Chú ý khi làm việc với menu Loader, để di chuyển và chọn các mục ta sử dụng các
nút nhấn sau:

Nút nhấn Hoạt động


Nhấn một trong 2 nút nhấn này để chọn các lệnh trình
đơn kế tiếp theo hướng của các phím.
Nhấn nút nhấn này để mở các trình đơn tương ứng.

Trở về các menu trước.


Chú ý khi chỉnh sửa các mục trong hộp thoại ta sử dụng các nút nhấn sau:

Nút nhấn Hoạt động


Nhấn một trong 2 nút nhấn này để chọn danh sách trước
đó hoặc kế tiếp.
Nhấn nút nhấn này để xác nhận các mục danh sách
được lựa chọn.

Đề tài 36
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Bạn có thể trở lại đầu vào của bạn khi bạn chưa xác
nhận chọn nhập danh sách với nút nhấn ENTER.

Menu “Info/Setting”:

+ “Contrast” (Sự tương phản hiển thị của màn hình)


Menu lệnh để thiết lập độ tương phản hiển thị của màn hình.
+ “Device Info” (Thông tin thiết bị)
Menu lệnh với thông tin của thiết bị HMI
+ “Version Info” (Thông tin phiên bản)
Menu lệnh với thông tin phiên bản của thiết bị HMI
+ “Logon/Settings” (Khởi nhập hay đăng nhập/Cài đặt)
Lệnh trình đơn của Menu “Logon/Setting”.
Cài đặt độ tương phản màn hình:
Từ cửa sổ Loader chọn “Info/Setting”  chọn “Contrast”. Cửa sổ sau
sẽ xuất hiện:

Nhấn 2 phím này để tăng hoặc giảm độ tương phản màn


hình.
Cài đặt menu “Setting” menu.
Từ cửa sổ Loader chọn “Info/Setting”  chọn “Logon/Settings”. Cửa
sổ sau sẽ xuất hiện:

+ “Startup Delay”: Menu lệnh để thiết đặt thời gian khởi động của thiết
bị HMI.
+ "Screen Saver": Menu lệnh cho các trình bảo vệ màn hình.
+ "Password": Menu lệnh cài đặt mật khẩu.
+ "Transfer Settings": Menu lệnh cài đặt đường truyền.
Đề tài 37
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Chọn menu "Settings" để chỉnh sửa các thiết lập hệ thống cho các thiết
bị HMI.
Truy cập vào menu này có thể được bảo vệ bởi mật khẩu.
Cài đặt Delay menu:
Từ menu Loader chọn "Info/Settings ▶ Logon/Settings ▶ Startup
Delay" và chọn như hình sau:

“Startup Delay” xác định khoảng thời gian mà thiết bị HMI tự động trì
hoãn khởi động một dự án được lưu trữ.
Khi giá trị "0" được thiết lập, dự án bắt đầu ngay lập tức. Đó là sau đó
không còn có thể gọi bộ nạp sau khi bật thiết bị HMI. Để xử lý tình
trạng này, ta phải có cấu hình cho đối tượng điều khiển, để có thể sử
dụng khi đóng các dự án.
Giá trị cài đặt: 0sec đến 60sec.
Cài đặt màn hình bảo vệ, màn hình chờ:
Từ menu Loader chọn "Info/Settings ▶ Logon/Settings ▶ Screen saver".

Có thể thiết lập màn hình chờ từ 5 phút đến 360 phút. Nếu chọn giá trị
0 như trên thì màn hình chờ vô hiệu hóa.
Cấu hình kênh dữ liệu:
Bằng cách vô hiệu hóa một kênh dữ liệu, ta có thể bảo vệ các thiết bị
HMI không bị ghi đè lên các dữ liệu dự án một cách không chủ ý.
Từ menu Loader chọn "Info/Settings ▶ Logon/Settings ▶ Transfer
Settings". Xuất hiện cửa sổ như sau:

Ta có thể thiết lập mỗi mục thoại riêng biệt. Mặc định cho mục
“Channel 2: MPI/DP” là tắt.
Kênh truyền tải dữ liệu nối tiếp “Channel 1: Serial”.

Đề tài 38
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Hộp thoại này được sử dụng để thiết lập cấu hình cổng RS495 truyền
tải dữ liệu nối tiếp.
Sử dụng phím UP và DOWN để chọn tắt hay mở kênh này.
Kênh MPI/PROFIBUS DP.

Sử dụng phím UP và DOWN để thiết lập kênh này như sau:


● "Disable":
Tắt truyền tải dữ liệu kiểu MPI/PROFIBUS DP.
● "Enbl (rem. off)":
Kích hoạt truyền tải dữ liệu kiểu MPI/PROFIBUS DP. Truyền tải dữ
liệu tự động tắt.
● "Enbl (rem. off)":
Kích hoạt truyền tải dữ liệu kiểu MPI/PROFIBUS DP. Kích hoạt
truyền tải dữ liệu tự động.
Địa chỉ MPI/PROFIBUS DP:

Sử dụng hộp thoại này để thiết lập địa chỉ MPI / PROFIBUS DP của
thiết bị HMI. Cho phép phạm vi giá trị: 0 đến 126.
Tốc độ truyền MPI / PROFIBUS DP:

Sử dụng hộp thoại này để thiết lập tốc độ truyền tải dữ liệu MPI /
PROFIBUS DP của thiết bị HMI.
Sử dụng phím UP và DOWN để chọn tốc độ truyền tải dữ liệu, các giá
trị bao gồm:
● "1500 Kbps"
● "187.5 Kbps"
● "19.2 Kbps"
● "9600 bps"
Thủ tục - Thiết lập kênh nối tiếp.
Tiến hành như sau:

Đề tài 39
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

1. Chọn "Channel 1: Serial".


Thủ tục - Thiết lập các kênh MPI / PROFIBUS DP.
Tiến hành như sau:
1. Chọn "Channel 2: MPI / DP".
2. Thiết lập truyền tải dữ liệu tự động.
Kích hoạt hoặc vô hiệu hóa việc truyền tải dữ liệu tự động của một dự
án. Truyền tải dữ liệu tự động được kích hoạt khi "Remote on" được
thiết lập.
3. Thiết lập địa chỉ MPI / PROFIBUS DP.
4. Thiết lập tốc độ truyền tải dữ liệu MPI / PROFIBUS DP.
5. Mở Loader.

OP77A
Bật nguồn và kiểm tra thiết bị HMI OP77A.
Sau khi bật nguồn, đèn hiển thị và bộ nạp khởi động xuất hiện trong
thời gian ngắn.

Bộ nạp khởi động (Ví dụ)


Khi hệ điều hành bắt đầu thì một Loader mở ra.

Các thiết bị HMI tự động cài đặt chế độ chuyển trong quá trình khởi
động ban đầu nếu nó không chứa bất kỳ dữ liệu dự án. Hộp thoại sau
xuất hiện:

Nhấn ESC để hủy bỏ việc chuyển giao. Màn hình Loader xuất hiện.

Đề tài 40
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Các lệnh trong Menu Loader có các chức năng sau:


 “Transfer” (Truyền tải)
Chọn lệnh Transfer trong Menu để thiết lập chế độ truyền tải của
thiết bị HMI.
 “Start” (Bắt đầu)
Chọn lệnh Start trong Menu để bắt đầu dự án được lưu trữ trên thiết
bị HMI.
 “Info/Setting” (Thông tin/Cài đặt)
Chọn lệnh Info/Setting trong Menu để Menu cấu hình cho thiết bị
HMI.
Khi đóng các dự án, cửa sổ Loader xuất hiện lại.
Chú ý khi làm việc với menu Loader, để di chuyển và chọn các mục ta sử dụng các
nút nhấn sau:

Nút nhấn Hoạt động


Nhấn một trong 2 nút nhấn này để chọn các lệnh trình
đơn kế tiếp theo hướng của các phím.
Nhấn nút nhấn này để mở các trình đơn tương ứng.

Trở về các menu trước.


Chú ý khi chỉnh sửa các mục trong hộp thoại ta sử dụng các nút nhấn sau:

Nút nhấn Hoạt động


Nhấn một trong 2 nút nhấn này để chọn danh sách trước
đó hoặc kế tiếp.
Nhấn nút nhấn này để xác nhận các mục danh sách
được lựa chọn.
Bạn có thể trở lại đầu vào của bạn khi bạn chưa xác
nhận chọn nhập danh sách với nút nhấn ENTER.

Menu “Info/Setting”:

Đề tài 41
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

+ “Contrast” (Sự tương phản hiển thị của màn hình)


Menu lệnh để thiết lập độ tương phản hiển thị của màn hình.
+ “Device Info” (Thông tin thiết bị)
Menu lệnh với thông tin của thiết bị HMI
+ “Version Info” (Thông tin phiên bản)
Menu lệnh với thông tin phiên bản của thiết bị HMI
+ “Logon/Settings” (Khởi nhập hay đăng nhập/Cài đặt)
Lệnh trình đơn của Menu “Logon/Setting”.
Cài đặt độ tương phản màn hình:
Từ cửa sổ Loader chọn “Info/Setting”  chọn “Contrast”. Cửa sổ sau
sẽ xuất hiện:

Nhấn 2 phím này để tăng hoặc giảm độ tương phản màn


hình.
Cài đặt menu “Setting” menu.
Từ cửa sổ Loader chọn “Info/Setting”  chọn “Logon/Settings”. Cửa
sổ sau sẽ xuất hiện:

+ “Startup Delay”: Menu lệnh để thiết đặt thời gian khởi động của thiết
bị HMI.
+ "Screen Saver": Menu lệnh cho các trình bảo vệ màn hình.
+ "Password": Menu lệnh cài đặt mật khẩu.
+ "Transfer Settings": Menu lệnh cài đặt đường truyền.
Chọn menu "Settings" để chỉnh sửa các thiết lập hệ thống cho các thiết
bị HMI.

Đề tài 42
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Truy cập vào menu này có thể được bảo vệ bởi mật khẩu.
Cài đặt Delay menu:
Từ menu Loader chọn "Info/Settings ▶ Logon/Settings ▶ Startup
Delay" và chọn như hình sau:

“Startup Delay” xác định khoảng thời gian mà thiết bị HMI tự động trì
hoãn khởi động một dự án được lưu trữ.
Khi giá trị "0" được thiết lập, dự án bắt đầu ngay lập tức. Đó là sau đó
không còn có thể gọi bộ nạp sau khi bật thiết bị HMI. Để xử lý tình
trạng này, ta phải có cấu hình cho đối tượng điều khiển, để có thể sử
dụng khi đóng các dự án.
Giá trị cài đặt: 0sec đến 60sec.
Cài đặt màn hình bảo vệ, màn hình chờ:
Từ menu Loader chọn "Info/Settings ▶ Logon/Settings ▶ Screen saver".

Có thể thiết lập màn hình chờ từ 5 phút đến 360 phút. Nếu chọn giá trị
0 như trên thì màn hình chờ vô hiệu hóa.
Cấu hình kênh dữ liệu:
Bằng cách vô hiệu hóa một kênh dữ liệu, ta có thể bảo vệ các thiết bị
HMI không bị ghi đè lên các dữ liệu dự án một cách không chủ ý.
Từ menu Loader chọn "Info/Settings ▶ Logon/Settings ▶ Transfer
Settings". Xuất hiện cửa sổ như sau:

Ta có thể thiết lập mỗi mục thoại riêng biệt. Mặc định cho mục
“Channel 2: MPI/DP” là tắt.
Kênh truyền tải dữ liệu nối tiếp “Channel 1: Serial”.

Đề tài 43
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Hộp thoại này được sử dụng để thiết lập cấu hình cổng RS495 truyền
tải dữ liệu nối tiếp.
Sử dụng phím UP và DOWN để chọn tắt hay mở kênh này.
Kênh MPI/PROFIBUS DP.

Sử dụng phím UP và DOWN để thiết lập kênh này như sau:


● "Disable":
Tắt truyền tải dữ liệu kiểu MPI/PROFIBUS DP.
● "Enable (remote off)":
Kích hoạt truyền tải dữ liệu kiểu MPI/PROFIBUS DP. Truyền tải dữ
liệu tự động tắt.
● "Enable (remote on)":
Kích hoạt truyền tải dữ liệu kiểu MPI/PROFIBUS DP. Kích hoạt
truyền tải dữ liệu tự động.
Địa chỉ MPI/PROFIBUS DP:

Sử dụng hộp thoại này để thiết lập địa chỉ MPI / PROFIBUS DP của
thiết bị HMI. Cho phép phạm vi giá trị: 0 đến 126.
Tốc độ truyền MPI / PROFIBUS DP:

Sử dụng hộp thoại này để thiết lập tốc độ truyền tải dữ liệu MPI/
PROFIBUS DP của thiết bị HMI.
Sử dụng phím UP và DOWN để chọn tốc độ truyền tải dữ liệu, các giá
trị bao gồm:

Đề tài 44
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

● "1500 Kbps"
● "187.5 Kbps"
● "19.2 Kbps"
● "9600 bps"
Thủ tục - Thiết lập kênh nối tiếp.
Tiến hành như sau:
1. Chọn "Channel 1: Serial".
Thủ tục - Thiết lập các kênh MPI / PROFIBUS DP.
Tiến hành như sau:
1. Chọn "Channel 2: MPI / DP".
2. Thiết lập truyền tải dữ liệu tự động.
Kích hoạt hoặc vô hiệu hóa việc truyền tải dữ liệu tự động của một dự
án. Truyền tải dữ liệu tự động được kích hoạt khi "Remote on" được
thiết lập.
3. Thiết lập địa chỉ MPI / PROFIBUS DP.
4. Thiết lập tốc độ truyền tải dữ liệu MPI / PROFIBUS DP.

Đề tài 45
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

1.4 Bài 4(8h): Thực hành lập trình cho


OP73Micro, OP77A trên phần mềm WINCC
Flexible.
Giới OP73Micro, OP77A là màn hình hiển thị ký tự và hình ảnh, điều khiển
thiệu và giám sát cho các loại máy & hệ thống. Thiết bị OP73Micro được
thiết kế đặc biệt cho PLC S7-200. Kết nối với S7 – 200 kiểu điểm -
điểm qua cáp MPI hoặc PROFIBUS DP. Còn OP77A được thiết kế sử
dụng chủ yếu cho S7 – 300/400 và kết nối MPI hoặc PROFIBUS DP.

Thiết bị HMI OP73Micro

Thiết bị HMI OP77A

Một số Đặc tính của OP73Micro, OP77A:


đặc tính _ Hiển thị tin nhắn và các biến đọc từ CPU của PLC S7 – 200/300/400
của (Thiết kế các menu và screen cho phép người dùng tương tác với
OP73Mi chương trình).
cro,
OP77A: _ Cho phép điều chỉnh các biến trong chương trình.
_ Cung cấp khả năng ép buộc và không ép buộc với các điểm vào/ra
(Bật tắt các I/O trên CPU).
Đề tài 46
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

_ Cung cấp khả năng cài đặt thời gian thực cho các CPU của PLC có
đồng hồ thời gian thực.
_ Cung cấp các thanh công cụ với 05 ngôn ngữ.
_ Cung cấp nhiều ký tự.
_ Hiển thị các Alarm do CPU gây ra.
_ Xem trạng thái của CPU.
OP73Micro, OP77A có chức năng như một máy chủ của mạng khi nó
được kết nối tới một hay nhiều PLC S7 – 200/300/400. Rất nhiều
OP73Micro, OP77A có thể được sử dụng kết nối với một hay nhiều
PLC S7 – 200/300/400 trong cùng một mạng.
_ Công cụ phần mềm hỗ trợ: WINCC - Plexible giúp cấu hình cho
OP73Micro, OP77A và S7 – 200/300/400.

Phần Giới thiệu:


mềm Phần mềm WinCC Flexible 2008 (WinCC viết tắt của từ Windows
WinCC Control Center - hệ thống điều khiển trung tâm, flexible - linh hoạt) là
Flexible phần mềm chuyên dụng để thiết kế các hệ thống HMI trong tự động
hóa công nghiệp của hãng SIEMENS và là công cụ thay thế cho phần
mềm ProTool sẽ không còn phát hành (bản cuối cùng là ProTool 6.0
SP3)
WinCC Flexible 2008 tương thích với những hệ điều hành hiện nay
như:
_ Microsoft Window XP
_ Microsoft Window Vista Business (32 bit), Ultimate (32 bit)
Cả hai hệ điều hành trên đều cả khả năng đa nhiệm vụ cao, đảm bảo
phản ứng nhanh với việc xử lí ngắt và độ an toàn chống mất dữ liệu
bên trong ở mức độ cao.
Chức năng cơ bản của WinCC flexible 2008 là:
_ Thiết kế và lập trình hệ thống tự động hóa, quá trình điều khiển giám
sát quy trình sản xuất.
_ Mô phỏng bằng hình ảnh các sự kiện xảy ra trong quá trình hoạt
động một cách trực quan giúp hệ thống dễ kiểm tra và sửa chữa.
_ Ngoài ra WinCC flexible 2008 còn cung cấp nhiều chức năng khác
như: hiển thị các thông báo hay báo cáo trong quá trình bằng số liệu
hay đồ họa, xử lí thông tin đo lường, các bảng ghi báo cáo…
WinCC flexible 2008 cho phép người sử dụng có khả năng truy cập
vào các hàm giao diện chương trình ứng dụng API (Application
Program Interface) của hệ điều hành. Ngoài ra, còn có thể kết hợp
WinCC flexible 2008 và các công cụ phát triển riêng như: Visual C++
Đề tài 47
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

hay Visual Bacis để tạo ra hệ thống có tính đặc thù cao, tinh vi, gắn
riêng với cấu hình cụ thể nào đó. Do có tính chất mở và thường xuyên
được cập nhật, phát triển nên WinCC Flexible 2008 có thể lập trình
cho các hệ thống HMI mới nhất trên thị trường và sản xuất.
WinCC flexible 2008 có thể tạo giao diện người-máy (HMI) dựa trên
cơ sở giao tiếp giữa con người với các hệ thống máy, thiết bị điều
khiển (PLC, CNC, các màn hình giao tiếp…) thông qua các hình ảnh,
sơ đồ, hình vẽ, hay các câu chữ mang tính trực quan. Có thể giúp
người vận hành theo dõi được quá trình làm việc, thay đổi các thông
số, công thức hoặc quá trình hoạt động, hiển thị các giá trị hiện thời
cũng như giao tiếp với quá trình công nghệ của hệ thống tự động qua
màn hình máy tính hoặc Panel màn hình cảm ứng mà không cần trực
tiếp với phần cứng của hệ thống. Giao diện HMI cũng có thể giúp
người vận hành giám sát quá trình sản xuất một cách dễ dàng và nhanh
chóng, báo động hệ thống khi có sự cố.
Từ máy tính trung tâm, có thể điều khiển sự hoạt động toàn bộ dây
chuyền sản xuất được lập trình trên WinCC flexible 2008. Dựa trên
HMI có thể giám sát tất cả các dữ liệu vào/ra(I/O) một cách chính xác.
Do đó WinCC flexible 2008 là phần mềm thiết kế giao diện HMI cần
thiết không thể thiếu trong các hệ thống tự động hóa phức tạp và hiện
đại.

Các Cửa sổ chính của phần mềm (Control Center) chứa tất cả các chức
thành năng cho toàn hệ thống, trong cửa sổ này có thể đặt cấu hình và khởi
phần và động chức năng Runtiem (mô phỏng hệ thống thời gian thực).
chức
năng cơ
bản
trong
phần
mềm
WinCC
flexible
2008:

Nhiệm vụ của Control Center:

Đề tài 48
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

_ Thiết lập cấu hình toàn cục cho hệ thống.


_ Quản lý các dự án (Projects) như: tạo mới, lưu, mở dự án có sẵn. Có
khả năng nối mạng và soạn thảo cho nhiều người sử dụng trong một dự
án.
_ Thiết lập cấu hình cho các chức năng định vị đặc biệt.
_ Diễn tả bằng đồ thị của dữ liệu cấu hình.
_ Chuyển giữa chế độ thiết kế cấu hình và Runtime.
_ Kiểm tra chế độ mô phỏng, trợ giúp thao tác để đặt cấu hình dữ liệu
gồm: biên dịch hình vẽ, mô phỏng tag, hiển thị trạng thái và thiết lập
báo cáo.
_ Báo cáo trạng thái hệ thống.
_ Tạo và soạn thảo các dữ liệu giữa các phần mềm đan chéo có liên
quan.
Các thành phần cơ bản của Control Center:
WinCC flexible Engineering System: là thành phần cơ bản và quan
trọng nhất có nhiệm vụ thiết kế và lập trình một hệ thống HMI.

Đề tài 49
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Creens: tạo và kết nối quá trình bằng hình vẽ, đồ thị.

Thang công cụ Tools: chứa tất cả công cụ để vẽ một hệ thống tự động

Commucation: kết nối và xử lý dữ liệu của quá trình. Một kết nối
logic mô tả giao diện giữa hệ thống tự động và quản lý dữ liệu trong
WinCC flexible. Quản lý dữ liệu của máy tính đảm trách việc cung cấp
các tags(biến) với các giá trị quá trình khi Runtime.

Đề tài 50
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Biến (tags): là phần tử trung tâm để truy nhập các giá trị của quá trình.
Trong một dự án, chúng nhận một tên và một kiểu dữ liệu duy nhất.
Kết nối logicđược gán với biến của WinCC flexible. Kết nối này xác
định rằng kênh nào sẽ chuyển giao giá trị quá trình cho các biến.
Các biến được lưu trữ trong cơ sỡ dữ liệu toàn dự án. Khi một chế độ
của WinCC flexible được khởi động, tất cả các biến trong một dự án
được nạp và các cấu trúc của chế độ Runtime tương ứng được thiết lập.
Mỗi biến được lưu trữ trong quản lý dữ liệu theo các kiểu dữ liệu
chuẩn như sau:
Alarm management: hệ thống quản lí thông báo, báo cáo, sự cố.

Alarm management trong WinCC flexible có các đặc tính như sau.
_ Cung cấp các thông tin về lỗi và trạng thái hoạt động toàn diện, cho
phép sớm nhận ra các tình trạng vận hành của thiết bị, tránh và giảm
thiểu sự cố và nâng cao hiệu quả vận hành và chất lượng sản phẩm
ngày càng tăng.
_ Cung cấp các số liệu cần thiết cho nhu cầu lưu trữ và kiểm tra về sau.
Script: tập lệnh trong WinCC flexible 2008. Trong WinCC flexible
2008 ta có thể lập trình những hàm tùy ý hay những lệnh không được
hỗ trợ bởi WinCC flexible. Những hàm này được viết trên nền ngôn
ngữ C. Để tạo 1 Script mới ta có thể nhấp đôi chuột vào mục Add
script trong cửa sổ tool của màn hình.

Cửa sổ biên tập Script hiện ra như sau:

Đề tài 51
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Để tạo ra những cấu trúc cần thiết ta nhấp vào thẻ tab Code template
wizard sẽ hiện ra danh sách những cấu trúc thường dùng chọn cấu trúc
thích hợp rồi nhấp Apply.

Sau khi chọn được cấu trúc thích hợp ta chỉ cần thay đổi những đối số
thích hợp để tạo được những hàm như mong muốn.

Đề tài 52
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Chúng ta có thể thêm những lệnh có sẵn trong WinCC flexible 2008
bằng vào thẻ tab Function list wizard chọn lệnh thích hợp.
Để gọi hàm vừa tạo ra, ta vào thuộc tính events của một đối tuợng mà
ta mong muốn khi tác động sẽ làm một nhiệm vụ mà ta mong muốn
nhấp chọn hàm vừa tạo ở mục User Script.
Ví dụ: khi load màn hình làm việc lên thì gọi hàm.

Lưu ý: đối với cách này thì hàm vừa tạo ra chỉ được gọi 1 lần duy nhất
vào lúc load màn hình hay một sự kiện diễn ra. Để hàm vừa tạo ra
được gọi liên tục trong quá trình làm việc của chương trình. Ta có thề
tạo một biến động trong chương trình, biến này sẽ luôn thay đổi trong
suốt quá trình làm việc. rồi lợi dụng sự kiện chuyển giá trị của biến
động này gọi hàm vừa tạo ra. Cách tạo một biến động khi load màn
hình: khi sự kiện load màn hình diễn ra thực hiện lệnh Simulate tag.

Tag(InOut): là 1 biến dạng int được tạo trong Tag.


Cycle: là khoảng thời gian giữa hai lần biến thay đồi. Cycle này có thể
biên tập trong cửa sổ Cycles ở mục Communication.

Đề tài 53
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Maximum value: giá trị lớn nhất của biến , khi biến đạt tới giá trị này
sẽ quay trở về giá tri bắt đầu.
Minimum value: giá trị bắt đầu của biến.
Để gọi hàm khi giá trị biến động này thay đổi ta vào mục tag chọn biến
động thay đổi khi màn hình được load ở đây là biến Tag_1. Cửa sổ
biên tập thuộc tính của biến Tag_1 hiện ra như sau, ta chọn hàm muốn
gọi khi biến thay đổi trong sự kiện Change Value .

Historical data: chức năng lưu trữ dữ liệu trong WinCC flexible 2008
để tạo ra một lưu trữ dữ liệu trong WinCC flexible 2008 ta nhấp chuột
vào mục Data Logs.

cửa sổ biên tạp lưu trữ này như sau:

Tạo Ở phần này giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của Communication và mô
biến và tả quá trình hiển thị các giá trị xử lý thông qua dự án mẫu (dự án động
hiển thị cơ bơm nước).
các giá Trong WinCC flexible 2008, chúng ta có thể thiết lập các đặc tính cần
Đề tài 54
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

trị xử lý thiết cho biến để lưu trữ và hiển thị cho dữ liệu bằng Communication.
Các đặc tính này phải được thiết lập trước khi khởi động chương trình
Runtime. Khi khởi động chương trình Runtime thì các biến được liên
kết với nhau và liên kết với các biến bên ngoài PLC để thực thi chương
trình mà chúng ta mong muốn.
Các chức năng của Communication:
_ Tạo các biến cần thiết cho quá trình hoạt động của hệ thống và thiết
lập các thuộc tính cho các biến này.
_ Tạo liên kết giữa chương trình WinCC flexible và thiết bị điều khiển
bên ngoài (ở đây là bộ điều khiển PLC S7-200, S7-300/400 hay màn
hình OP73Micro, OP77A).
_ Cho phép hiển thị giá trị của biến trong quá trình hoạt động của hệ
thống. Chức năng cho phép chúng ta quan sát và điều khiển sự hoạt
động của hệ thống một cách dễ dàng và có thể lưu trữ những giá trị này
về sau.
Khái niện biến trong WinCC flexible 2008:
Biến (tags): là phần tử trung tâm để truy nhập các giá trị của quá trình.
Trong một dự án, chúng nhận một tên và một kiểu dữ liệu duy nhất.
Kết nối logic được gán với biến của WinCC flexible. Kết nối này xác
định rằng kênh nào sẽ chuyển giao giá trị quá trình cho các biến.
Các biến được lưu trữ trong cơ sỡ dữ liệu toàn dự án. Khi một chế độ
của WinCC flexible được khởi động, tất cả các biến trong một dự án
được nạp và các cấu trúc của chế độ Runtime tương ứng được thiết lập.
Mỗi biến được lưu trữ trong quản lý dữ liệu theo các kiểu dữ liệu
chuẩn như sau:
_ Biến nội: Các biến nội không có địa chỉ trong hệ thống PLC, do đó
quản lý dữ liệu bên trong WinCC flexible sẽ cung cấp cho toàn bộ
mạng hệ thống (Network). Các lớp biến nội được dùng lưu trữ thông
tin tổng quát như: ngày giờ hiện hành, lớp hiện hành, cập nhật liên tục.
Hơn nữa các biến nội cho phép trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng để
thực hiện việc truyền thông cho quá trình theo cách tập trung và tối ưu.
_ Biến quá trình: Trong hệ thống WinCC flexible, biến ngoài cũng có
thể hiểu là tag quá trình. Các biến quá trình được liên kết với truyền
thông logic để phản ánh thông tin về địa chỉ của hệ thống PLC khác
nhau. Các biến ngoài chứa một tổng quát gồm thông tin về tên, kiểu,
các giá trị giới hạn và một mục chuyên biệt về kết nối mà cách diễn tả
phụ thuộc kết logic. Quản lý dữ liệu luôn cung cấp những mục đặc biệt
của quá trình cho các ứng dụng trong một dự án
_ Nhóm biến: Nhóm biến chứa tất cả các biến có kết nối logic với
nhau.
Ví dụ về các nhóm biến:
Đề tài 55
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

CPU: Nhóm này chứa tất cả các biến truy nhập cùng một CPU.
Lò nhiệt: Nhóm này chứa tất cả các biến truy nhập cho một lò.
I/O số: Nhóm này chứa tất cả các biến truy nhập các đầu vào/ra
số.
I/O tương tự: Nhóm này chứa tất cả các biến truy nhập các đầu
vào/ra tương tự.
Một kết nối logic diễn tả giao diện giữa hệ thống tự động và quản lý dữ
liệu. Mỗi nhóm biến được gán với một khối kênh. Một kênh có thể
chứa nhiều nhóm biến.
_ Các kiểu dữ liệu: Biến phải gán vào một trong các kiểu dữ liệu sau
cho mỗi biến được định cấu hình. Việc gán kiểu dữ liệu cho biến được
thực hiện trong khi tạo một biến mới. Kiểu dữ liệu của một biến độc
lập với kiểu biến (Biến nội hay biến quá trình). Các kiểu dữ liệu (Data
Types) có trong WinCC flexible.
Char : kiểu ký tự .
Byte : kiểu byte gồm 8 bit tương tự như vi xử lý.
Int : kiểu số nguyên không dấu.
Uint : kiểu số nguyên có dấu.
Long : kiểu số nguyên dài không dấu.
Ulong : kiểu số nguyên dài có dấu.
Float : kiểu số thực.
Double : kiểu số thực.
String : kiểu chuỗi.
Data time : kiểu ngày, giờ.
Raw Data type: kiểu dữ liệu thô (ta có thể định nghĩa kiểu dữ
liệu tùy ý như trong các ngôn ngữ lập trình cấp cao : C, VB ...)
Ví dụ: trong dự án động cơ bơm nước ta khai báo biến động cơ và
bồn nước. Để tạo biến động cơ ta nhấp chuột phải vào mục Tag trong
phần Communication ở cửa sổ Project chọn Add tag.

Đề tài 56
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Sau đó cửa sổ Tag Properties xuất hiện. Thiết lập các thông số ở các
mục như sau: tại mục Name: nhập tên dong co
Mục Connection nhấp mũi tên sổ xuống chọn kiểu kết nối của biến là
biến nội chỉ kết nối trong chương trình <Internal tag> hay là biến quá
trình kết nối với bộ điều khiển bên ngoài <Connection_1>, ở đây nếu
chúng ta chỉ mô phỏng trên máy tính nên chọn kiểu <Internal tag>, nếu
xuất ra OP73, OP77 thì chọn <External tag>.
Mục Data type chọn kiểu dữ liệu của biến là int, byte, bool… thuộc
tính của động cơ là chạy hay không chạy nên chọn kiểu dữ liệu là
Bool.
Mục Acquisition là chọn thuộc tính cho quá trình cập nhật dữ liệu từ
PLC, OP lên máy tính. Thuộc tính này chỉ có thể thay đổi khi chọn
kiểu biến ngoài cho biến. Acquisition mode : là chế độ cập nhật dữ liệu
(Cyclic continuous : cập nhật liên tục, Cyclic on use : cập nhật khi biến
được sử dụng, On demand : cập nhật khi có yêu cầu). Acquisition
cycle: là thời gian mỗi 1 lần cập nhật.

Đề tài 57
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Nhấp chọn thẻ Propeties, ở mục Addressing: để chọn địa chỉ biến ở
bên ngoài PLC nếu chúng ta chọn kiểu biến là biến ngoài, ví dụ khi
kết nối với PLC thì động cơ được nối với ngõ ra Q0.5 như hình dưới.

Ở mục Limits thiết lập giới hạn cho biến: biến động cơ chỉ có 2 mức
nên ta không thể thiết lập cấu hình cho chức năng này được. Ví dụ, ta
thiết lập cấu hình này cho biến bồn nước kiểu Int có mức giới hạn trên
là 100 và mức giới hạn dưới là 5.

Đề tài 58
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

WinCC flexible cho phép ta tạo ra các cảnh báo khi biến đạt tới những
giới hạn mà chúng ta thiết lập. Giả sử ta tạo một cảnh báo khi bồn đầy
(biến bồn nước đạt tới 100): ta đánh dấu chọn vào check box bên cột
Create alram và nhấp vào nút cửa sổ biên tập cảnh báo khi biến bồn
nước đạt tới 100 hiện ra như sau:

Ô Text: nhập nôi dung hiện trên cảnh báo là bồn đầy.
Ô Class: nhấp dấu mũi tên sổ xuống chọn kiểu cảnh báo là: Errors (có
lỗi), Warnings (cảnh báo), Diagnosis sysem (chuẩn đoán), System (có
lỗi hệ thống).
Ở mục Events: cho ta các thiết lập các điều khiển khi có sự biến đổi giá
trị (Change Value) đạt giá trị mức đỉnh trên (High limit) đạt giá trị mức
đỉnh dưới (Low limit). Giả sử trong bài này ta chọn sự kiện khi bồn
nước đạt giá trị mức dưới thì sẽ đặt biến động cơ lên 1. Nhấp chọn mục
Low limit trong Events cửa sổ biên tập sự kiện hiện ra như sau:

Nhấp chuột vào dấu mũi tên bên cửa sổ Function List, sẽ hiện ra một
loạt sự kiện để chúng ta chọn , ở đây ta chọn sự kiện SetValue.

Đề tài 59
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Sau khi đã chọn sự kiện sẽ tác động cửa sổ biện soạn sự kiện sẽ bị tác
động hiện ra như bên dưới. Mục Tag(Out): chọn biến ngõ ra bị tác ở
đây chọn là dong co. Mục Value: chọn giá trị được gán cho biến ngõ ra
động cơ là 1.

Kết nối giữa PLC và WinCC flexible OP73/77.


Chương trình WinCC flexible cho phép chúng ta có thể kết nối máy
tính (OP73/77) với PLC để lấy dữ liệu từ các ngõ vào, ngõ ra của PLC
để xử lý, hiển thị trên màn hình điều khiển hay xuất giá trị đã qua xử lý
của chương trình ra những ngõ ra của PLC để thực hiện những công
việc trên mô hình thực tế.
Một kết nối trong WinCC flexible được thực hiện như một Windows
DLL và được liên kết động với hệ thống. Mỗi kết nối thực hiện việc
truy nhập các kiểu tham số kết nối đặc biệt với các phương thức kết
nối đặc trưng cho từng thiết bị điều khiển như: Ethernet, Profibus…
Trong WinCC flexible có thể thực hiện nhiều kết nối cùng lúc (có
nghĩa là 1 HMI có thể điều khiển cùng lúc nhiều thiết bị điều khiển).
Quản lý dữ liệu của WinCC flexible 2008 đòi hỏi các giá trị quá trình
lúc Runtime từ PLC ở xa thông qua các kết nối logic (WinCC flexible
tích hợp sẵn trong nó phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu SQL server
2005). Mỗi kết nối sẽ thực hiện thực các bước truyền thông cần thiết
để đáp ứng yêu cầu về giá trị quá trình bằng kết nối kênh đặc biệt, qua
đó cung cấp các giá trị quá trình cho quản lý dữ liệu WinCC flexible.
Dữ liệu đọc vào được lưu trữ như ảnh của quá trình làm việc trong
RAM của HMI. Tất cả các thành phần của WinCC flexible đều truy
nhập vào cơ sở dữ liệu này liên tục trong quá trình làm việc.
Để tạo một kết nối giữa HMI (ở đây là máy tính hoặc OP73/77) với bộ
điều khiển (ở đây là PLC) ta nhấp chuột phải vào mục Connection
Đề tài 60
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

trong phần Communication trong cửa sổ Project chọn Add Connection.

Cửa sổ thiết lập thiết bị và phương thức kết nối hiện ra như trên hình
sau:

Đề tài 61
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Ô Name: ta có thể đặt tên cho kết nối tùy ý.


Ô Communication driver: chọn thiết bị kết nối bằng cách nhấp vào dấu
mũi tên sẽ sổ xuống một loạt thiết bị mà chương trình Wincc flexible
2008 cho phép kết nối. Ở đây chọn PLC SIMATIC S7-300/400.

Ô Oline: tùy chọn trạng thái kết nối là ON hoặc OFF.


Ô Comment: ghi chú tùy ý.
Phần Paramenter cho phép ta cấu hình cho phương thức kết nối giữa
máy tính (hoặc OP73/77) và PLC.

* Lưu ý: mỗi 1 thiết bị điều khiển có 1 dạng kết nối khác nhau nên màn
hình thay đổi phương thức truyền giữa HMI và bộ điều khiển sẽ khác
nhau tùy loại. Bảng sau liệt kê những phương thức truyền giữa HMI và
từng thiết bị cụ thể như bảng sau:

PLC Phương thức truyền


SIMATIC S7  PPI
 MPI
 PROFIBUS DP
Đề tài 62
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

 TCP/IP (Ethernet)
SIMATC S5  AS 511
 PROFIBUS
SIMATIC  NITP
500/505  PROFIBUS DP
SIMATIC HMI  HTTP/HTTPS (Ethernet)
HTTP Protool
SIMONTION  MPI
 PROFIBUS DP
 TCP/IP (Ethernet)
OPC  DCOM
Allen-Bradley PLC series SLC500, SLC501, SLC502, SLC503,
SLC504, SLC505, MicroLogix and PLC5/11,
PLC5/20, PLC5/30, PLC5/40, PLC5/60,
PLC5/80
 DF1
 DH+ via KF2 module
 DH485 via KF3 module
PLC series ControlLogix 5500 (with 1756-
ENBT) and CompactLogix 5300 (1769-L32E and
1769-L35E)
 Ethernet
GE Fanuc SPS series 90-30,90-70, VersaMax Micro
Automation  SNP
LG Industrial PLC series GLOFA GM (GM4, GM6, GM7)/
Systems (Lucky Series G4, G6 and G7
Goldstar)/IMO  Dedicated communication
Mitsubishi PLC series MELSEC FX and MELSEC FX0
Electric  FX(Mitsubishi PG)
Mitsubishi PLC series MELSEC FX0, FX1n, FX2n, AnA,
Electric AnN, AnS, AnU, QnA and QnAS
 Protocol 4
OMRON PLC series SYSMAC C, SYSMAC CV,
SYSMAC CS1, SYSMAC alpha, CJ and CP
 Hostlink/Multilink(SYSMAC Way)
Modicon PLC series Modicon 894, TSX Quantum and
(Schneider TSX compact
Automation)  Modbus RTU
SPS series Quantum, Momentum, Premium and
Micro
SPS series Compact and 984 via Ethernet bridge

Đề tài 63
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

 Modbus TCP/IP(Ethernet)
Telemecanique PLC series TSX 7 with P47 411, TSX 7 with
P47/67/87/107 420, TSX 7 with P47/67/87/107
425, module TSX SCM 21,6 with the specified
TSX 7 CPUs, TSX 17 with module SCG 1161,
TSX 37(Micro), TSX 57(Premium)
 Uni-Telway
Thẻ Area pointers cho phép ta khai báo những vùng nhớ đặc biệt trên
PLC mà máy tính có thể truy cập khi cần thiết.

Ô Connection: chọn kết nối sẽ thực hiện những chức năng này.
Ô Name: tên của các chức năng.
Ô Address: địa chỉ trên PLC.
Ô Length: độ dài mặc định của những vùng nhớ này trên PLC.
Ô Trigger mode: chế độ cập nhật những giá trị này.
Ô Acctive: để khởi động chức năng nếu để trạng thái ON hay khóa nếu
ở trạng thái OFF.
Chức năng của các vùng nhớ này như sau:
Data Area Chức năng HMI PLC
Screen Bậc của màn hình điều khiển Write read
number
Data record Trao đổi đồng bộ dữ liệu lưu trữ W/R W/R
Date/time Chuyển dữ liệu thời gian từ HMI W R
xuống PLC
Date/time Chuyển dữ liệu thời gian từ PLC R W
PLC lên HMI
Coordination HMI gửi thanh ghi trạng thái W R
xuống thiết bị điều khiển
Project ID Kiểm tra sự liên kết địa chỉ giữa R W
chương trình WinCC flexible và
chương trình trên PLC
Đề tài 64
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

PLC job Khởi động những hàm được thực W/R W/R
hiện trong chương trình WinCC
flexible
Hiển thị các giá trị xử lý:
Chương trình WinCC flexible cho ta rất nhiều phương pháp có thể hiển
thị các giá trị của biến trong quá trình làm việc của hệ thống như:
Arlam Management, Historical Data, I/O field…
Những chức năng Arlam Management, Historical Data ngoài chức
năng hiện thị giá trị của biến trong quá trình xử lý còn có rất nhiều
chức năng khác như lưu trữ, hiện thông báo khi có điều kiện thỏa mãn
của biến mà ta mong muốn nên sẽ được tìm hiểu sâu hơn ở các phần.
Ở đây chỉ dùng phương pháp I/O field để hiển thị thông tin của biến
trong quá trình làm việc. Để tạo 1 trường vào/ra (I/O Field) nhấp chọn
biểu tượng I/O Field ở phần thẻ tab Simple Objects trong cửa sổ Tools.

Sau đó di chuyển con trỏ đến gần vị trí của thiết bị mà ta muốn hiển thị
giá trị của biến khi hệ thống hoạt động (ở đây chọn thiết bị là động cơ),
kéo rê chuột để có được kích thước như ý. Ở đây ta tạo 1 I/O field gần
hình ảnh động cơ để hiển thị giá trị của biến động cơ trong quá trình
hoạt động của hệ thống.
Đề tài 65
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Nhấp chuột phải vào I/O field chọn Properties, cửa sổ thiết lập thông
sổ cho I/O field hiện ra như sau:

Ô Mode: chọn chế độ hiện thị trạng thái biến là : ngõ ra, ngõ vào hay
vừa là ngõ ra. Ô Tag: chọn biến sẽ được hiển thị bởi I/O field.
Ô Format type: định dạng kiểu dữ liệu hiển thị là Binary, byte, date,
time, string… Ô Format pattern: chọn số ký tự sẽ hiển thị.
Sau khi thiết lập xong các cài đặt cho I/O field ta tiến hành Rutime để
kiểm tra. Ở đây ta lấy ví dụ là I/O field sẽ hiện thỉ giá trị của biến
động. Khi khởi động chương trình Runtime biến dong co ban đầu là 0.
Khi ta nhấn nút chạy biến động cơ được set lên 1, động cơ nhấp nháy
và I/O field hiển thị giá trị 1.
Khi ta nhấn nút dừng, biến động cơ được gán giá trị là 0, động cơ
không còn nhấp nháy nữa và I/O field hiển thị giá trị 0.

Đề tài 66
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Thực Tạo dự án (project) mới


hành Đầu tiên khởi động chương trình WinCC flexible 2008 bằng cách:
soạn nhấp chọn Start > SIMATIC > WinCC flexible 2008 > WinCC flexible
thảo dự 2008.
án mẫu
trên Hay nhấp đúp lên biểu tượng WinCC flexible trên màn hình
WinCC
Flexible
desktop.

Cửa sổ chính của chương trình hiện ra như sau:

Đề tài 67
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Trên cửa sổ này chúng ta có thể dễ dàng thực hiện những công việc cơ
bản như:
Open the most recently edited project: mở một dự án chưa hoàn thành
để chỉnh sửa.
Create a new project with project wizard: tạo một dự án mới với
những tính năng đầy đủ của chương trình.
Open an existing project: mở một dự án có sẵn.
Create an empty project: bạn cũng có thể tạo một dự án thử nghiệm mà
không kết nối với thiết bị HMI.
Open a ProTool project: mở một dự án tương tự được tạo bởi phần
mềm ProTool.
Ở đây chúng ta tạo một dự án hoàn toán mới với những chức năng đầy
đủ của WinCC flexible bằng cách: trên cửa sổ chính chọn Project >
New project with project wizard. Cửa sổ chọn kiểu dự án hiện ra như
sau:

Có nhiều kiểu dự án như:


Small machine: 1 bộ điều khiển được kết nối trực tiếp với thiết bị HMI
(ví dụ OP73/77).

Large machine: 1 bộ điều khiển được kết nối đồng bộ với nhiều thiết
bị HMI nhưng chỉ có 1 HMI giữ vai trò server còn các HMI khác giữ
Đề tài 68
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

vai trò client có những chức năng bị giới hạn.

Distributed operation: điều khiển phân tán, mỗi HMI kết nối với một
bộ điều khiển và các bộ điều khiển này được kết nối với một bộ điều
khiển trung tâm.

Control center and local operation: 1 bộ điều khiển được điều khiển
bởi 1 thiết bị HMI ở trung tâm và 1 HMI tại chỗ. HMI tại chỗ có
những giới hạn được quy định bởi HMI trung tâm.

Sm@rtClient: kết nối giữa 2 thiết bị HMI theo phương thức


server/client.

Ở đây ta chọn kiểu dự án Small machine rồi bấm next. Cửa sổ chọn
thiết bị HMI, phương thức kết nối và bộ điều khiển hiện ra như sau:

Đề tài 69
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Phần chọn thiết bị HMI ta bấm vào nút cho ta bảng lưa chọn
những thiết bị HMI rất phong phú được hỗ trợ bởi phần mềm WinCC
flexible. Để dễ dàng thiết kế và mô phỏng ta chọn PC WinCC flexible
Runtime rồi bấm OK. Phần chọn phương thức kết nối giữa HMI và bộ
điều khiển cho ta hai chọn lựa: MPI/DP và ETHERNET. Ta chọn
MPI/DP. Phần chọn bộ điều khiển cho ta khá nhiều bộ điều khiển như:
PLC Siemens S7-200, S7-300/400…, PLC của hãng Mitsubishi FX,
Protool, Omron và nhiều loại khác…Ta chọn bộ điều khiển S7-300.
Sau khi chọn sau các thành phần ta bấm next. Cửa sổ chọn thuộc tính
cho màn hình HMI hiện ra như sau:

Sau khi chọn các thuộc tính cho màn HMI cho phù hợp với yêu cầu
như: vị trí xuất hiện cảnh báo, sắp xếp nút nhấn, chọn thanh tiêu đề
ngày tháng… chúng ta bấm next. Cửa sổ chọn các màn hình chịu sự
Đề tài 70
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

định hướng của màn hình chính hiện ra.

Để đơn giản trong bài này ta không chọn các màn hình thành phần rồi
bấm next. Cửa sổ chọn các màn hình thành phần làm các chức năng
đặc biệt như: chọn ngôn ngữ hiển thị, chọn chế độ runtime, thông tin
hệ thống, thông tin dự án, cài đặt hệ thống, quản lí các người dùng…

Sau khi chọn xong các thành phần phù hợp ta bấm next cửa sổ chọn
thư viện hiện ra như sau:

Đề tài 71
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Sau khi chọn xong thư viện ta bấm next cửa sổ khai báo thông tin dự
án hiện ra:

Trong ô Project name đặt tên cho dự án, ô Project author là tên người
tạo dự án, ô Creation date là ngày tạo dự án, ô Comments là những ghi
chú. Sau khi hoàn thành bấm finish hoàn tất 7 bước tạo 1 dự án mới.
Thiết kế một dự án mẫu:
Sau khi hoàn thành 7 bước trên thì màn hình làm việc của WinCC
Flexible xuất hiện:

Đề tài 72
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Để bắt đầu tìm hiểu phần mềm WinCC Flexible 2008 ta tạo một dự án
đơn giản là chương trình điều khiển động cơ. Chương trình gồm: 1
động cơ, 1 bồn nước, 3 nút nhấn (1 nút start, 1 nut stop, 1 nút exit thoát
khỏi chương trình runtime).
Bước đầu tiên là tạo biến cho chương trình. Chương trình chỉ gồm 1
biến động cơ kiểu Bool (kiểu luận lý chỉ gồm 2 giá trị 1 và 0). Để biên
tập các Tag (biến) ta nhấp đúp chuột vào mục Tags ở cửa sổ Project
bên trái màn hình. Màn hình biên tập các biến hiện ra như sau:

Ô Name: ta điền vào tên của biến là động cơ.


Ô Connection ta chọn loại biến là biến nội trong chương trình WinCC
Flexible <Internal tag> hay biến ngoài là biến sẽ kết nối với địa chỉ

Đề tài 73
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

PLC bên ngoài (khi ta chọn loại biến này thì ở ô địa chỉ Address ta có
thể chọn địa chỉ của biến ở bên ngoài PLC như I0.0 hay Q0.0 ) ở đây ta
chỉ mô phỏng trên máy tính nên chọn loại biến <Internal tag>.
Ô Data type : chọn kiểu biến có thể là int, long, byte, char,… ở đây ta
chọn kiểu Bool (kiểu luận lý chỉ cho hai giá trị 0 và 1).
Sau khi đã khai báo xong biến ta nhấp vào thẻ Sreen trở lại màn hình
chính. Bây giờ ta có thể sử dụng những hình vẽ có sẵn trong WinCC
Flexible để vẽ lại hệ thống động cơ bơm nước. Ta vào cửa sổ Tools
bên phải màn hình, nhấp vào phần Graphis có rất nhiều hình phù hợp
cho tất cả các hệ thống tự động như: valse, bồn nước, motor, băng
tải… ta vào nhấp vào phần motor bên dưới cho ta ảnh rất nhiều kiểu
động cơ. Để đưa hình ảnh động cơ ra màn hình Screen bằng cách nhấp
chuột phải vào ảnh tùy ý và chọn copy hoặc nhấp giữ chuột vào ảnh
sau đó kéo đặt vào giao diện thiết kế. Sau khi đã đặt hình ảnh vào giao
diện thiết kế ta có phóng lớn hay thu nhỏ hình ảnh một cách tùy ý cho
phù hợp bằng cách: chọn và di chuyển chuột đến 1 trong 4 góc của
hình cho đến khi xuất hiện biểu tượng mũi tên hai chiều, nhấp giữ
chuột kéo lên hay kéo xuống cho đến khi có hình phù hợp.

Tương tự như trên ta tìm và sắp xếp các hình vẽ cho phù hợp cuối cùng
được thiết kế như sau:

Đề tài 74
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Sau đó ta tạo ra các nút nhấn. Đầu tiên là nút start, ta vào phần Simple
Objects chọn biểu tượng Button sau đó đưa con trỏ ra màn hình thiết
kế nhấp chuột vào vị trí cần đặt nút nhấn kéo 1 khoảng cách nhất định
để tạo nút nhấn như mong muốn. Để khai báo các thuộc tính của nút
nhấn ta nhấp đúp vào nút nhấn cửa sổ biên tập thuộc tính của nút nhấn
xuất hiện như sau:

Ở khung Text OFF ta đặt tên cho nút nhấn là START.


Ta cũng có thể thay đổi giao diện của nút nhấn bằng cách vào thẻ
Properties ở mục Appearance ta có thể chọn màu nền cho nút nhấn,
màu cho chữ…

Đề tài 75
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Ở mục Layout ta có thể chọn vị trí của nút nhấn trên màn hình thiết kế
bằng cách nhập chính xác tọa độ X,Y của nút nhấn.

Ở mục Text ta có thể thay đổi font chữ, định vị trí của chữ trên nút
nhấn.

Sau đó ta vào mục Events để thiết lập sự kiện cho nút nhấn: như Click
(nhấn chuột lên nút nhấn), Press (giữ nút nhấn), Release (nhả nút nhấn)

Đề tài 76
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Ở đây ta chọn công việc SetValue, cửa sổ biên tập công việc SetValue
hiện ra như sau:

Ở đây ta chọn sự kiện bấm nút nhấn Click. Ở bên phải là bảng chọn
những công việc mà chương trình sẽ thực hiện khi có sự kiện nhấn nút
nhấn. Có rất nhiều công việc để chọn được sắp xếp theo những chức
năng cơ bản của chương trình như: Alarm, Screen, Edit bits, System…
Ô Tag (Out): ta chọn biến bị tác động khi thực hiện công việc này.
Ô Value: ta chọn giá trị được đặt cho biến đã chọn.
Đối với nút STOP ta cũng làm tương tự như các bước trên nhưng giá
trị đặt cho biến động cơ là 0.

Đề tài 77
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Đối với nút EXIT ta chọn công việc khi Click chuột vào nút nhấn là
StopRuntime để thoát khỏi chương trình mô phỏng.

Ta có thể tạo các thuộc tính động cho đối tượng là hình ảnh để trong
quá trình mô phỏng trên máy tính có thể dễ dàng thấy sự thay đổi của
đối tượng khi làm việc. Ở đây ta thay đổi thuộc tính động của động cơ
khi biến động cơ được đưa lên mức 1 thì hình ảnh động cơ trên màn
hình Run time sẽ nhấp nháy. Để thay đổi thuộc tính cho hình ảnh động
cơ ta nhấp chuột vào hình ảnh trên màn hình thiết kế cửa sổ thay đổi
thuộc tính hình ảnh hiện ra như sau:

Đề tài 78
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Để thay đổi thuộc tính động cơ trong chế độ Run time ta nhấp vào mục
Animations:
Ô Tag: chọn biến là động cơ.
Ô Bit Number: chọn giá trị biến là 1.
Ô Flashing: chọn Yes.

Đối với những hệ thống phức tạp có nhiều thiết bị hay quá trình chúng
ta cần thêm những chú thích lên
hình vẽ để người xem có thể dễ
dàng theo dõi. Trong WinCC
Flexible chúng ta có thể làm điều
đó bằng cách thêm các Text ở trên
hình vẽ.
Ở cửa sổ Tools chọn Simple
Objects nhấp chuột chọn vào biểu
tượng Textfield. Sau đó nhấp chuột
lên vị trí cần thêm chú thích trên
màn hình thiết kế rồi đánh nội dung
cần chú thích vào.

Sau khi hoàn thành tất cả các công


đoạn cần thiết thì hệ thống như sau:

Đề tài 79
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Để tiến hành chạy mô phỏng hệ thống trên ta có thể vào Menu Bar
chọn Project> Compiler> Start Runtime.

Hay nhấp đúp vào biểu tượng trên màn hình chính của WinCC

Đề tài 80
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77
Tài liệu hướng dẫn thực hành.

Flexible. Lúc đó chế độ mô phỏng Run time của hệ thống hiện ra như
sau:

Ở chế độ Run time ta nhấp chuột vào nút START thì hình ảnh máy
bơm trên màn hình nhấp nháy chứng tỏ biến <động cơ> đã được set
lên mức 1. Khi nhấp vào nút STOP hình ảnh máy bơm lại đứng yên trở
lại chứng tỏ biến <động cơ> đã trở về mức 0. khi nhấn nút EXIT màn
hình chế độ Runtime biến mất quay trở lại màn hình thiết kế.

Đề tài 81
Xaây döïng moâ hình keát noái PLC vôùi caùc maøn hình TD200, OP73,
OP77

You might also like