You are on page 1of 6

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP KFC

Kentucky Fried Chicken, thường được biết đến với tên gọi tắt là KFC,
là một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà
rán có trụ sở đặt tại Louisville, Kentucky. Đây là một trong những thương
hiệu trực thuộc Yum! Brands, một tập đoàn cũng sở hữu chuỗi nhà
hàng Pizza Hut và Taco Bell.
KFC ban đầu được thành lập bởi doanh nhân Colonel Harland Sanders.
Ông bắt đầu công việc bán gà rán từ một nhà hàng nhỏ tại Corbin,
Kentucky trong thời kỳ Đại khủng hoảng. Bằng việc tự xây dựng thương
hiệu cho bản thân dưới cái tên "Colonel Sanders", Harland đã trở thành
một hình tượng nổi bật trong lịch sử văn hóa Mỹ, và hình ảnh của ông
vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các quảng cáo của KFC cho tới ngày
nay.
KFC là một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên mở rộng
thị phần quốc tế, với nhiều cửa hàng ở Canada, Vương quốc
Anh, Mexico và Jamaica vào giữa những năm 60. Trong suốt thập niên
70 và 80, KFC phải trải qua nhiều sự thay đổi về chủ quyền sở hữu công
ty hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh nhà hàng. Đầu những
năm 70, KFC được bán cho Heublein, trước khi sang nhượng lại
cho PepsiCo. Năm 1987, KFC trở thành chuỗi nhà hàng phương Tây đầu
tiên được mở ở Trung Quốc, và ngay lập tức mở rộng thị phần tại đây. Đó
chính là thị trường lớn nhất của công ty. Sau đó, PepsiCo đã chuyển hệ
thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một
công ty về nhà hàng độc lập Tricon Global Restaurants, sau này đổi tên
thành Yum! Brands.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC SẢN PHẨM CỦA KFC ĐÃ ẢNH


HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?

Một trong các yếu tố góp phần thành công cho KFC Trung Quốc phải kể
đến đó là sự am hiểu về văn hóa.

Đối với kinh doanh thức ăn nhanh, thực đơn chính là chìa khóa làm nên
sự khác biệt. KFC đã thuê một loạt các chuyên gia có nhiều hiểu biết về
mảng thức ăn nhanh ở châu Á, tư vấn và biến tấu cho các thực đơn của
chuỗi KFC tại thị trường Trung Quốc.

* Thực đơn địa phương mang đậm bản sắc Trung Hoa

Nhờ sự đầu tư và nghiên cứu kỹ càng dựa trên văn hóa, lối sống cũng như
hành vi tiêu dùng của từng phân khúc khách hàng, KFC nhanh chóng
vươn lên đứng đầu, vượt lên trên các đối thủ khác như McDonald’s mặc
dù McDonald’s gia nhập thị trường Trung Quốc chậm hơn KFC chỉ 3
năm.

Họ thêm vào những món ăn địa phương như bánh trứng, sữa đậu nành,
burger cá và tôm, cháo, quẩy,… Đến năm 1999, KFC đã thành công sở
hữu 300 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục.

Rice Bowl - “trình làng” bởi KFC năm 2010 - đã trở thành món ăn quốc
dân của Trung Quốc hiện nay. Hay một món ăn khác biến tấu bằng sự kết
hợp giữa gà rán, dưa leo, hành lá và nước sốt vịt - Dragon Twister - cũng
đem lại cho KFC thành công vang dội.

( Rice Bowl )
Không chỉ thay đổi về món ăn, mà KFC còn cân chỉnh mùi vị cho phù
hợp khẩu vị người dân Trung Quốc ở từng vùng miền. Ví dụ, các món ăn
của KFC tại Tứ Xuyên (Sichuan) cay và nồng hơn ở Thượng Hải
(Shanghai).

(Red Hot Szechuan Chicken ra mắt năm 2017)

CEO Yum China ( công ty điều hành KFC cũng như Pizza Hut và Taco
Bell ở Trung Quốc), Joey Wat, cho biết:

“Trung Quốc có niềm tự hào mãnh liệt với bản sắc văn hóa ẩm thực
phong phú và đa dạng. Mỗi thành phố có những món ăn đặc sản riêng,
đặc biệt là bữa sáng. Việc tung ra thực đơn theo vùng miền là một phần
trong chiến lược của chúng tôi nhằm theo đuổi sự đổi mới trong ẩm thực,
bắt kịp nhu cầu và xu hướng tiêu dùng đang thay đổi một cách nhanh
chóng”.

Mới đây nhất (2021), KFC đã ra mắt 12 món ăn mới trong thực đơn bữa
sáng, trà chiều và bữa tối dựa theo khẩu vị các khu vực, trong đó có
xiaolongbao và mì khô cay (hot dry noodles).

Hơn 1 triệu bát mì khô cay đã được bán trong vòng 1 tuần kể từ khi ra
mắt, trở thành món ăn sáng thuộc chương trình Limited Time Offer thành
công nhất của KFC trong 3 năm qua.
(Xiaolongbao cùng với bánh quẩy)

Thực đơn của KFC tại Trung Quốc thường bao gồm 50 món, trong khi
con số đó chỉ có 29 tại Mỹ. 50 món ăn mới được bày bán ra thị trường
mỗi năm nhưng tại Mỹ chỉ có 1-2 món mới mỗi năm.

Sự đa dạng này đòi hỏi khâu chuẩn bị thức ăn tại Trung Quốc phức tạp
hơn nhiều so với Mỹ, nhu cầu nhân công cao hơn và bếp cũng phải lớn
hơn. Một cửa hàng thường phải thuê dến 60 người - gần như gấp đôi so
với Mỹ.

Gía các món ăn theo đó cũng không rẻ. Một lần ghé cửa hàng tương
đương mức chi 2,5 USD - 3,5 USD/khách, mức giá cao hơn nhiều so với
những người bán hàng rong và nhà hàng địa phương, và nhỉnh hơn một
chút so với các chuỗi cửa hành thức ăn nhanh khác tại Trung Quốc.

KFC còn biết nắm bắt xu hướng khi đã thành lập chuỗi cửa hàng mới có
tên K-Pro (2017) - một đứa con của KFC, nhằm hướng tới đối tượng
khách hàng trẻ đang thay đổi sang lối sống lành mạnh. K-Pro phục vụ đồ
ăn có lợi cho sức khỏe như Quinoa salad, sandwich cá hồi và nước ép hoa
quả.
Chưa dừng lại ở đó, KFC đã gia nhập thị trường đồ uống (trà) với cửa
hàng Grandpa Comfy Tea đầu tiên ở Tô Châu (Suzhou), Trung Quốc
(2021).

Cửa hàng mới cung cấp những ly trà mang đặc trưng của vùng Đồng
bằng sông Dương Tử (có giá từ 1,94 USD đến 3,34 USD mỗi ly) và các
loại kem được sản xuất chung với công ty thực phẩm Thụy Điển - OFast
Group.

Logo của Granpa Comfy Tea là hình ảnh Colonel Sanders - người sáng
lập KFC, được hoạt họa với tách trà trong tay cùng bộ trang phục truyền
thống Trung Quốc.

(KFC mở cửa hàng trà đầu tiên tại Trung Quốc)


LÝ DO LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐỂ NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI

Cuối những năm 1980, Trung Quốc đang trong thời kỳ đổi mới với
những cải cách về kinh tế và văn hóa: chính phủ xóa bỏ việc kiểm soát
giá cả và chính sách bảo hộ, bắt đầu mở cửa cho các khoản đầu tư nước
ngoài.

Lập tức nắm lấy cơ hội, năm 1987 đánh dấu lần đầu tiên KFC có mặt và
cũng là nhà hàng dịch vụ nhanh (QSR-quick service restaurant) đầu tiên
tại quốc gia đứng đầu châu Á này.

(Khai trương cửa hàng KFC Trung Quốc đầu tiên tại Bắc Kinh gần Thiên
An Môn)

You might also like