You are on page 1of 14

BẢO HIỂM XÃ HỘI

- Khái niệm: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Đặc trưng cơ bản của BHXH:
+ Bảo hiểm cho NLĐ trong và sau quá trình lao động: (Nghĩa là, khi
tham gia vào hệ thống BHXH, NLĐ sẽ được BHXH trợ cấp cho đến lúc
chết. Khi còn làm việc, NLĐ được đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ
được trợ cấp thai sản khi sinh con, người bị tai nạn lao động được trợ cấp
tai nạn lao động, khi không còn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí,
khi chết thì được tiền chôn cất và gia đình được hưởng trợ cấp tuất… Đây
là đặc trưng riêng của BHXH mà không một loại hình bảo hiểm nào có
được.)
+Thay thế thu nhập bị mất hay bị giảm nhằm ổn định cuộc sống cho
người lao động và gia đình. (Bao gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết… Do những sự kiện và
rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc
khả năng lao động không được sử dụng, dẫn đến họ bị giảm hoặc mất
nguồn thu nhập. Vì vậy, người lao động cần phải có khoản thu nhập khác
bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được thông qua các trợ cấp
BHXH. Đây là đặc trưng rất cơ bản của BHXH.)
+ NLĐ khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH: (Tuy
nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đóng BHXH. NSDLĐ cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH
cho NLĐ.)
+ Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp BHXH phải có ghĩa
vụ đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có nghĩa vụ đóng
BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn.
sự đóng góp của các bên tham gia BHXH: Bao gồm NLĐ, NSDLĐ và
Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH. (Ngoài ra nguồn
thu của quỹ BHXH còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần
nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH (mang tính an toàn); khoản nộp phạt
của các doanh nghiệp, đơn vị chậm nộp BHXH theo quy định pháp luật
và các nguồn thu hợp pháp khác.)
+ Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp khi có các nhu cầu phát sinh về
BHXH
- Vai trò của bảo hiểm xã hội:
+ Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống
người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau và các rủi
ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp… sớm trở lại trạng
thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm…
+ BHXH là công cụ phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những
người lao động tham gia BHXH
+ BHXH là thuật chia sẻ rủi ro, lấy số đông bù cho số ít
+ Động viên khuyến khích người lao động
+ Tái sản xuất sức lao động
Phân loại BHXH: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện
/ BHXH bắt buộc
- Khái niệm: là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động
phải tham gia
- Mức đóng BHXH bắt buộc
Đối với người lao động

Đối tượng là người Quỹ BHXH Quỹ TNLĐ, Quỹ Quỹ Tổng mức
lao động BNN BHTN BHYT đóng

Qũy hưu trí, Quỹ ốm đau,


tử tuất thai sản

Việt Nam 8% 0 0 1% 1,5% 10,5%

Nước ngoài 0 0 0 0 1,5% 1,5 %

Bảng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với NLĐ
Đối với người sử dụng lao động

Đối tượng là người sử Quỹ BHXH Quỹ TNLĐ, Quỹ Quỹ Tổng mức
dụng lao động BNN BHTN BHYT đóng

Qũy hưu trí, Quỹ ốm đau,


tử tuất thai sản

Việt Nam 14% 3% 0,5% 1% 3% 21,5%

Nước ngoài 0 3% 0,5% 0 3% 6,5 %

Bảng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của NSDLĐ

- Các chế độ BHXH bắt buộc:


+ Chế độ ốm đau
+ Chế độ thai sản
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Hưu trí
+ Tử tuất
+ Thất nghiệp
BHXH tự nguyện
- Khái niệm: là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia,
được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình để được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng BHXH tự nguyện:
Căn cứ Điều 87, Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng
BHXH tự nguyện cho người lao động như sau: Người lao động quy định
tại khoản 4 Điều 2 của Luật BHXH, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu
nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức
chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức
lương cơ sở.
Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng
hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng
tháng so với quy định tại Điều này.
- Các chế độ BHXH tự nguyện
+ Chế độ hưu trí
+ Chế độ tử tuất
Nội dung cơ bản của BHXH
1/ Đối tượng BHXH
Dựa vào mối quan hệ của các yếu tố:
- Gữa người chủ sử dụng lao động và người lao động
- Giữa người chủ sử dụng lao động, người lao động và nhà nước
- Giữa bên BHXH và người lao động đóng góp phí BHXH
- Giữa bên BHXH và người hưởng BHXH
- Giữ thu nhập và mức đóng
- Giữ mức lương và mức hưởng
- Giữ người lao động tham gia BHXH với nhau
- Giữ chế độ BHXH và chính sách tiền lương

2/ Các chế độ BHXH


Chế độ BHXH là hệ thống các quy định của nhà nước về mức hưởng, điều kiện
hưởng; mức đóng, điều kiện đóng BHXH. Tùy theo từng trường hợp BHXH mà
nhà nước có các quy định khác nhau về các mức, các điều kiện này.
Trong Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có quy định trợ cấp tối
thiểu cho 9 nhánh chế độ BHXH là
(1) chế độ ốm đau;
(2) chế độ thai sản;
(3) chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
(4) chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
(5) chế độ chăm sóc y tế;
(6) chế độ tàn tật (ở Việt Nam còn gọi là chế độ mất sức lao động, nhưng với
nghĩa khác);
(7) chế độ tử tuất;
(8) chế độ hưu trí
(9) chế độ chăm sóc gia đình (cho những người đông con).
Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước trong từng giai đoạn, để có
thể xây dựng, áp dụng các quy định này. Như đã nêu, ở Việt Nam hiện nay, theo
quy định của Luật BHXH, đã thực hiện 6 chế độ trong 9 chế độ BHXH nêu trên
Quy định các chế độ BHXH là những nội dung cốt lõi của bất kỳ hệ thống
BHXH nào, trong đó quy định rõ ràng các quan hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của
các bên tham gia BHXH; quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động
khi tham gia BHXH
3/ Các trợ cấp BHXH
Trợ cấp BHXH là khoản tiền người thụ hưởng BHXH nhận được từ quỹ BHXH
khi người lao động có phát sinh các sự kiện bảo hiểm, hoặc các rủi ro được bảo
hiểm, theo quy định của pháp luật BHXH. Trợ cấp BHXH là trợ cấp bằng tiền.
Ở một số hệ thống BHXH, có những loại trợ cấp bằng hiện vật (ví dụ như cung
cấp các đồ dùng cho trẻ sơ sinh; cung cấp các dụng cụ chỉnh hình cho người bị
tai nạn lao động…). Tuy nhiên, hiện nay, chủ yếu là các trợ cấp bằng tiền.
Người lao động khi phát sinh các sự kiện hoặc các rủi ro được bảo hiểm theo
quy định của pháp luật BHXH, thì người thụ hưởng BHXH (có thể là bản thân
họ hoặc người thân trong gia đình) được cơ quan BHXH chi trả các trợ cấp
BHXH
4/ Quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hiểu là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham
gia BHXH, bao gồm: người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước và các
nguồn thu hợp pháp khác. Những đóng góp và những khoản thu này hình thành
một quỹ tiền tệ tập trung được nhà nước quản lý (thông qua một tổ chức của
Nhà nước). Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các trợ cấp BHXH và cho các
chi phí quản lý.
5/ Tổ chức quản lí BHXH
Quản lý BHXH được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng và
khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH, nhằm đạt được mục tiêu đề ra
với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phù hợp với cơ chế quản lý
chung của nền kinh tế. Quản lý BHXH được hiểu trên hai giác độ là quản lý nhà
nước về BHXH và quản lý các hoạt động sự nghiệp BHXH. Quản lý nhà nước
về BHXH phải do các cơ quan chính phủ đảm nhận.
Nội dung về quản lý nhà nước về BHXH:
- Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH trên phạm vi toàn quốc
- Xây dựng, ban hành pháp luật BHXH
- Định hướng các hoạt động BHXH
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động sự nghiệp BHXH
- Bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động BHXH
Nội dung về tổ chức hoạt động sự nghiệp BHXH
Thực hiện thu-chi BHXH
- Quản lý đối tượng
- Quản lý quỹ BHXH
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra
Quyền và trách nhiệm của các bên trong quan hệ BHXH
Quyền của người lao động:
- Được cấp sổ bảo hiểm xã hội
- Nhận số tiền bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc
- Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ
việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
- Yêu cầu người sử dụng lao độngcung cấp thông tin qui định tại điểm h
khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin quy định tại
khản 11 Điều 20 của Luật BHXH
- Khiếu nại, tố cáo về BHXH
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Trách nhiệm của người lao động:
- Đóng BHXH thoe quy định của Luật BHXH
- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH
- Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
- Đăng kí thất nghiệp với tổ chức BHXH
- Thông báo hằng tháng với tổ chức BHXH về việc tìm kiếm việc làm trong
thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi tổ chức BHXH
giới thiệu
 Quyền của người sử dụng lao động
- Từ chối thực hiện yêu cầu không đúng qui định pháp luật về BHXH
- Khiếu nại, tố cáo về BHXH
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
 Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
- Đóng BHXH theo quy định tại Điều 92 Luật BHXH và hằng tháng trích
tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều
91 của Luật BHXH để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH
- Bảo quản sổ BHXH của người lao động trong thời gian người lao động
làm việc
- Trả số tiền BHXH cho người lao động khi người đó không còn làm việc
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng BHXH
- Trả trợ cấp BHXH cho người lao động
- Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động
tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41,
Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật BHXH
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
- Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao dộng khi
người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
 Quyền của tổ chức BHXH
- Tổ chức quản lí nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật
- Từ chối yêu cầu trả BHXH không đúng quy định
- Khiếu nại về BHXH
- Kiểm tra việc đóng BHXH và trả các chế độ BHXH
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng , sửa đổi, bổ
sung chế độ, chính sách , pháp luật về BHXH và quản lí quỹ BHXH
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử lí vi phạm pháp luật về
BHXH
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
 Trách nhiệm của tổ chức BHXH
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, hướng
dẫn thủ tục thực hiện chế độ BHXH với người lao động, người sử dụng
lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH
- Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHXH, thực hiện việc trả lương hưu,
trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn
- Cấp sổ BHXH cho từng người lao động
- Quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các biện pháp an toàn và tăng cường quỹ BHXH
- Tổ chức thực hiện công tác thông kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về
bảo hiểm xã hội
- Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động
tại Hồi đồng Giám đinh y khoa theo quy định tại điểm b khoản 1 và
khaonr 2 Điều 41 của Luật BHXH
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí BHXH, lưu trữ hồ sơ của
người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật
- Định kì 6 tháng, báo cáo Hội đồng quản lí BHXH về tình hình thực hiện
BHXH. Hằng năm, báo cáo CHính phủ và cơ quan quản kí nhà nước về
tính hình quản lí và sử dụng quỹ BHXH
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
chế độ, thủ tục thực hiện BHXH khi người lao động hoặc tổ chức công
đoàn yêu cầu
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện BHXH
- Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
Lịch sử hình thành và phát triển
Về mặt chính sách, BHXH chính thức ra đời từ năm 1838 dưới thời Tể
Tướng Bismark. Ban đầu chính sách BHXH chỉ có chế độ trợ cấp TNLĐ
và BNN sau đó bổ sung trợ cấp ốm đau (năm 1865). Tuy nhiên, để có tính
pháp lý cao thì phải đến năm 1883, đạo luật về BHXH mới được ban hành.
Đây có thể coi là văn bản pháp luật đầu tiên về BHXH trên thế giới.
Tại Việt Nam:
- Trước năm 1945, chưa có pháp luật BHXH. Lúc này chỉ có một số nhà
thờ, tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (NHXH sơ khai)
- Từ năm 1954 – 1975, Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội
ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực
hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự
quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội.
Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà nước ở thời kỳ
này là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này.
- Từ năm 1954 – 1975, Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã
hội nên pháp luật về BHXH được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ
BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có thể coi là văn bản gốc về BHXH
quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệ thống 6 chế độ BHXH, quỹ
BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các cơ quan đơn vị đóng góp.
Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng miền Nam, BHXH cũng
thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy.
- Từ năm 1974 – 1995, BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước.
Có nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội.
Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì chính
sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung.
- Từ 1995 đến nay, BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc
lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử
dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách
để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp
Hệ thống các chế độ BHXH
1.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1/ Chế độ ốm đau
Căn cứ theo Điều 25, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế
độ ốm đau:
 Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải
nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
theo quy định của Bộ Y tế.
 Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do
say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do
Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
 Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau cùng mức hưởng chế độ ốm đau của người
lao động sẽ phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong môi trường bình
thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2/ Chế độ thai sản


Người lao động thuộc đối tượng và thuộc một trong các trường hợp theo quy
định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi đang đóng
BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp đối với lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được
nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá
thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện
các biện pháp tránh thai.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ, người
lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ
thai sản khi đủ điều kiện hưởng.
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng
tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng
lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường
hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp
một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
3/ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
 Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
 Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của người sử dụng lao động;
 Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý.
 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
 Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc
nghề có yếu tố độc hại;
 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản
1 Điều này.
Người lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 42
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và đủ điều kiện được quy định thuộc Điều 43,
Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được hưởng trợ cấp một lần hay trợ
cấp hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, thời gian
tham gia bảo hiểm xã hội.
Ngoài 2 trợ cấp trên thì người lao động nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn
lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp còn có thể được cấp phương tiện trợ giúp
sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng; trợ cấp một
lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
4/ Chế độ hưu trí
Về điều kiện nghỉ hưu hưởng chế độ hưu trí của người lao động thì theo quy
định sẽ phụ thuộc vào tuổi, thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm, công
việc, mức suy giảm khả năng lao động,… được quy định tại Điều 54 và Điều 55
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động
đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình
quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này và tương
ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
 Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm,
năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
 Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
 Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b
khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc
do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương
hưu theo quy định của pháp luật; hoặc là tính từ tháng liền kề khi người lao
động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo
hiểm xã hội; hoặc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã
đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Về thời điểm hưởng lương hưu thì là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc
do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương
hưu theo quy định của pháp luật. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng
lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng
lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và
người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu
là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện
hưởng lương hưu theo quy định.
6/ Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất hiện nay sẽ gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ
cấp tuất một lần.
Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014 những người đang tham gia bảo
hiểm xã hội, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp
sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
1. Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm
xã hội một lần;
2. Đang hưởng lương hưu;
3. Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
4. Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với
mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 quy định thân nhân của những
người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang
thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi,
chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ
đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã
hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ
đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã
hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở, mức trợ cấp tuất
một lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương
bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
1/ Chế độ hưu trí
Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều
kiện về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ hưu
trí.
Lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và
tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó:
 Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm,
năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20
năm.
 Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
 Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
2/ Chế độ tử tuất
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng ( 05
năm) trở lên và người đang hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp mai táng
bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại năm 2021 là 14,9 triệu
đồng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng
lương hưu.
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời
gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân
được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của
người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Tài chính BHXH
Bản chất của hoạt động BHXH là hoạt động tài chính. Người lao động tham gia
BHXH là đóng góp một phần thu nhập của mình để mong nhận lại được một
mức thu nhập ổn định khi không may gặp rủi ro, mất khả năng hoặc cơ hội lao
động.
Có 2 cơ chế tài chính công được áp dụng phổ biến cho BHXH là Cơ chế tọa chi
từ Ngân sách Nhà nước và Cơ chế Quỹ tài chính độc lập.
Quản lý nhà nước về BHXH
Quản lí nhà nước đối với hoạt động BHXH bắt đầu từ việc xây dựng, ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp
luật; tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách đến việc tổ chức bộ máy
thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật.
Nội dung:
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH
- Dự toán thu, chi BHXH
- Tổ chức hoạt động thu, chi BHXH
- Quyết toán thu, chi BHXH
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, giải quyết khiếu
nại tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật về BHXH
Tài liệu tham khảo
https://luatduonggia.vn/dac-trung-cua-bao-hiem-xa-hoi/?
fbclid=IwAR28P9J_V1j1BPdhjW3_ahfxvkLZcbvqe7AIMS5kFXgta5aQ2H0rvJ
RrjWE
https://ebh.vn/nghiep-vu-tong-hop/tong-quan-ve-bao-hiem-xa-hoi-va-cac-che-
do-bhxh-tai-viet-nam?
fbclid=IwAR0lMW6H3gMZOUTfg_8ZxuyWSP524As93RUBhPO8f3iFA6Kd-
vQ-cIkKhaM
http://www.zun.vn/tai-lieu/luat-bao-hiem-xa-hoi-cua-quoc-hoi-nuoc-cong-hoa-
xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-52977/?
fbclid=IwAR1Cv0OWBWV4biVsnvVjSZ1wCQv7FpxM3X7uwDQ99rwiBr0w
2WYoelsFIVE
http://www.bhxhbqp.vn/bai-viet/cac-noi-dung-co-ban-cua-bao-hiem-xa-hoi-74
https://baohiemxahoi.gov.vn/gioithieu/Pages/lich-su-phat-trien.aspx
http://www.bhxhbqp.vn/bai-viet/nguyen-tac-co-ban-va-co-che-tai-chinh-cua-
bao-hiem-xa-hoi-71
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/6993/1/NguyenThiMySen.TT.pdf

You might also like