You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Viện Thương Mại Và Kinh Tế Quốc Tế

BÀI TẬP NHÓM 5


Nghiệp vụ ngoại thương 2

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN KINH DOANH


GỐM SỨ ART HOME CERAMICS

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Vũ Thị Thu Thảo (L) 11207012
2 Phan Nguyễn Thảo Anh 11200351
3 Nguyễn Thị Linh 11202215
4 Ngô Minh Hiếu 11201480
5 Hoàng Vũ 11208490
6 Phạm Thị Bảo Ngọc 11202874

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP.....................................................................................................3
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG.........................................................................................................3
1. Phân tích thị trường Mỹ ..................................................................................................................................3
1.1. Dung lượng thị trường ................................................................................................................. 3
1.2. Sức mua của thị trường................................................................................................................ 3
1.3. Đối thủ cạnh tranh ....................................................................................................................... 3
PHẦN III. LỢI THẾ CẠNH TRANH ....................................................................................................................3
1. Điều kiện về yếu tố sản xuất ............................................................................................................................4
2. Chính phủ ..........................................................................................................................................................4
PHẦN IV. LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH ....................................................................................................4
1. Mục tiêu kinh doanh ........................................................................................................................................4
1.1. Mục tiêu ngắn hạn........................................................................................................................ 4
1.2. Mục tiêu dài hạn ........................................................................................................................... 4
2. Kế hoạch Marketing .........................................................................................................................................4
2.1. Khách hàng mục tiêu.................................................................................................................... 4
2.2. Chiến lược về sản phẩm .................................................................................................................................4
2.3. Các chiến lược về giá cả. .............................................................................................................. 5
2.4. Chiến lược xúc tiến...................................................................................................................... 5
2.5. Chiến lược phân phối ................................................................................................................... 5
3. Kế hoạch bán hàng ..........................................................................................................................................5
3.1. Tìm kiếm nguồn nhập hàng hóa .................................................................................................. 5
3.2. Kênh phân phối: Đại lý ................................................................................................................ 5
3.3 . Doanh thu dự kiến ....................................................................................................................... 6
4. Kế hoạch nhân sự: ............................................................................................................................................6
5. Kế hoạch tài chính ............................................................................................................................................6
5. 1. Phương án huy động và sử dụng vốn ......................................................................................... 6
5. 2. Phương án sử dụng vốn .............................................................................................................. 6
5.4. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm ...................................................................................................... 7
PHẦN VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SƠ BỘ ...........................................................................................................8
1. Dự báo doanh thu trong 5 năm đầu tiên.........................................................................................................8
2. Dự báo kết quả kinh doanh năm đầu tiên ......................................................................................................8
3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ........................................................................................................................8
3.1. Doanh lợi của vốn kinh doanh..................................................................................................... 8
3.2. Doanh lợi của doanh thu bán hàng ............................................................................................. 8
3.3. Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh.................................................................................... 9
3.4. Sức sản xuất của một đồng chi phí kinh doanh .......................................................................... 9

2
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Thông tin về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Một Thành Viên Nhà Đẹp Bình Dương
- Tên quốc tế: Nha Dep Binh Duong Co., Ltd
- Thời gian thành lập: 19/10/2015.
- Mã số thuế: 3702405676
- Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh mặt hàng gốm sứ.
- Người đại diện: Giang Khánh Bình
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài Nhà nước
2. Các dòng sản phẩm của doanh nghiệp
Art Home Ceramics cho ra đời những dòng sản phẩm với thiết kế độc đáo trên nhiều chất liệu với Bình,
chậu, chóe gốm nội - ngoại thất là dòng sản phẩm mũi nhọn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có đa dang mặt
hàng với hàng giả cổ, hàng decor, thiết kế, thác nước trong nhà và ngoài trời…

PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG


1. Phân tích thị trường Mỹ
1.1. Dung lượng thị trường
Người Mỹ rất ưa chuộng các loại hàng thủ công mỹ nghệ. Nhưng do giá nhân công tại nước này cao nên
hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng nhập khẩu, hoặc gia công ở nước ngoài theo đầu tư của các công ty Mỹ.
Có thể thấy, Mỹ là một thị trường lớn và có tiềm năng để xuất khẩu mặt hàng gốm, sứ.
1.2. Sức mua của thị trường
Chăm chút cho gia đình bằng những vật dụng gia đình để thể hiện phong cách, cá tính là một sở thích đặc
trưng của người dân Mỹ. Vì vậy khoản chi phí mà họ dành cho hạng mục này chiếm một khoản không hề nhỏ
trong thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên do lạm phát nên việc chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ gần đây cũng được
cắt giảm đáng kể
1.3. Đối thủ cạnh tranh

Nhà máy sứ Công Ty TNHH XK


Tiêu chí Công Ty TNHH Minh Long 1
Cảnh Đức Trấn Weimin Gốm sứ Mỹ nghệ THOBI

Hoạt
Sản xuất và kinh doanh Sản xuất và kinh doanh Kinh doanh xuất khẩu
động

Có kinh nghiệm xuất khẩu ngay từ Là doanh nghiệp tiên phong trong
Tỉ mỉ trong từng sản phẩm: vẽ
Điểm khi gia nhập thị trường. Luôn chú lĩnh vực thu mua gốm sứ để xuất
tay các họa tiết. Có dày dặn
mạnh trọng đầu tư công nghệ, nâng cao sản khẩu, đã có chỗ đứng nhất định
kinh nghiệm xuất khẩu
xuất trong ngành.

Sản Bộ đồ ăn kiểu phương Tây, các Chén, đĩa, tô, bộ ấm chén, khay mứt,
Bình, chậu, tranh gốm, đồ gia dụng
phẩm loại bộ ấm trà, bộ tách cà phê quà tặng bằng sứ chất lượng cao

Thị Đức, Pháp, Hà Lan, Tiệp Khắc, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu,…
trường Nhật Bản,.. Canada, Nga

PHẦN III. LỢI THẾ CẠNH TRANH

3
1. Điều kiện về yếu tố sản xuất
Doanh nghiệp đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài với làng nghề Tân Phước Khánh với bề dày kinh nghiệm
và uy tín sẵn có nên đây sẽ là lợi thế lớn.
2. Chính phủ
Chính phủ Việt Nam luôn có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt, tại Việt Nam, chính phủ
đưa ra nhiều chính sách giúp duy trì các làng nghề truyền thống, một nguồn lực đáng kể có thể được doanh nghiệp
sử dụng để hỗ trợ các đơn hàng, cũng như nguồn nguyên liệu sau này.

PHẦN IV. LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH


1. Mục tiêu kinh doanh
1.1. Mục tiêu ngắn hạn
- Tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ đối tác với các nhà phân phối và khách hàng tại Mỹ.
- Tăng cường yêu cầu cải thiện chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu và tiếp cận thị trường bằng cách tham
gia các triển lãm và sự kiện liên quan đến ngành công nghiệp gốm sứ tại Mỹ.
1.2. Mục tiêu dài hạn
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, mạng lưới phân phối trên toàn quốc ở Mỹ.
- Tăng cường nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo và có giá trị cao, bên cạnh đó đẩy
mạnh chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu

2. Kế hoạch Marketing
2.1. Khách hàng mục tiêu
- Khách hàng tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm: Người tiêu dùng thông thường (có thể là các gia đình
mua để sử dụng việc nấu nướng, ăn uống trong gia đình); nhà hàng và khách sạn…
- Khách hàng hiện tại: Các nhà phân phối Bed Bath & Beyond và World Market. Đây đều là những nhà
phân phối các loại sản phẩm liên quan đến gia đình, đồ dùng bếp với rất nhiều cửa hàng trên khắp đất nước. Yêu
cầu các sản phẩm với giá cả phải chăng, phù hợp với đa số người tiêu dùng Mỹ. Doanh nghiệp Art Ceramics đã
hợp tác với 2 nhà phân phối này để cung cấp các sản phẩm bình, chậu của mình trong 2 năm. Nhờ đó, với sản
phẩm bát đĩa gốm sứ mới, Art Ceramics đã đàm phán để tiếp tục hợp tác với 2 nhà phân phối này
- Nhà phân phối mục tiêu trong tương lai hướng đến: Walmart và Williams Sonoma.

2.2. Chiến lược về sản phẩm


Bát Chén Đĩa tròn Đĩa vuông/ chữ Đĩa kiểu dáng đặc

nhỏ chấm /oval nhật biệt

Kích
12x6cm 20x8cm 8x2cm 25x2,5cm 20x20cm / 25x15cm Max 42,5x20cm
thước

Giá

Set 6 21,7$ 23,9$ 15$ 22,9$ 24,5$ 169,9$

Set 12 43,4$ 47,5$ 30$ 45$ 49$ 337$

Set 30 108$ 119,5$ 74,5$ 114$ 121,5$


Ngoài ra, còn có thêm những set đầy đủ

4
2.3. Các chiến lược về giá cả.
Mức giá bán cho các nhà phân phối đã được trình bày trong bảng trên, tùy vào mặt hàng, tùy vào số lượng
trong một set sẽ có mức giá dao động khác nhau từ 15-300$/set sản phẩm, các sản phẩm cao cấp, kiểu dáng, mẫu
mã phức tạp sẽ có giá cao hơn. Ngoài ra, công ty đã xem xét giảm thiểu các chi phí như chi phí lưu thông, kho
bãi, bao bì đóng gói, hoa hồng ... đảm bảo thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt

2.4. Chiến lược xúc tiến


a) Tham gia triển lãm: Tham gia các triển lãm chuyên ngành về gốm sứ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ
như New York International Gift Fair hoặc National Stationery Show để giới thiệu sản phẩm
b) Quảng bá thông qua các kênh truyền thông xã hội, trang web và sàn thương mại điện tử
- Quảng cáo Google Ads: Công ty sẽ tập chung chủ yếu áp dụng quảng cáo qua Google Ads với các bài
viết xoay quanh vấn đề xung quanh sản phẩm như đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, hoặc cũng có thể làm những
đoạn video để đăng tải lên mạng xã hội này…
- Quảng cáo trên báo mạng điện tử: các hình thức Art Ceramics quảng cáo trên báo mạng điện tử: đặt
banner quảng cáo trỏ link về landing page; quảng cáo trên báo điện tử dưới dạng bài PR, gắn textlink trỏ về
website; quảng cáo banner video, TVC trên các đầu báo điện tử

2.5. Chiến lược phân phối


Art Ceramics lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc, lựa chọn một số nhà phân phối trung gian để tiêu
thụ sản phẩm mà không cần phải phân tán lực lượng ra nhiều điểm bán, nhằm giành được thị phần cần thiết với sự
kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm chi phí.

3. Kế hoạch bán hàng


3.1. Tìm kiếm nguồn nhập hàng hóa
Doanh nghiệp quyết định lựa chọn nguồn hàng của mình sẽ được nhập trực tiếp từ làng nghề Tân Phước
Khánh
a) Cơ sở sản xuất Thành Phát: Đây là một trong số ít những lò gốm còn hoạt động ở Tân Uyên sử dụng
phương pháp sản xuất truyền thống và dùng một số lò nung bằng nguyên liệu củi. Mỗi mẻ gốm tạo hình xong
xuôi sẽ được mang đi nung trong 3-5 ngày ở lò nung bằng củi theo đúng quy trình truyền thống nên số lượng nhập
hàng từ nguồn này sẽ chiếm 20% tổng lượng hàng nhập.
b) Cơ sở sản xuất gốm Vạn Phú: Khác với Thành Phát, mỗi mẻ gốm của Vạn Phú sau khi tạo hình xong
xuôi sẽ được mang đi nung bằng ở lò nguyên liệu gas. Thời gian nung sản phẩm gốm chỉ từ 10-17 tiếng, tiết kiệm
thời gian hơn so với lò nung bằng củi và hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường.

3.2. Kênh phân phối: Đại lý


Theo hình thức bán hàng đại lý, công ty có thể cung cấp, phân phối số lượng lớn, mức độ hiện diện của
sản phẩm cung được gia tăng và tận dụng được kinh nghiệm và vốn của người trung gian. Còn đối việc dự trữ sản
phẩm ở kho tại Việt Nam thì sẽ được dự đoán và tính toán dựa theo sản lượng thực tế bán được ở các kênh đại lý
phân phối tại Mỹ. Doanh nghiệp sẽ thực hiện dự trữ hàng hóa với số lượng bằng 130% so với số lượng bán được
của tháng trước và áp dụng phương pháp quản lý kho FIFO.

5
3.3 . Doanh thu dự kiến
Tốc độ tăng Doanh thu
Doanh thu (USD) Tốc độ tăng trưởng
trưởng (USD)
Tháng thứ 1 47.987 Tháng thứ 7 104.987 14,10%
Tháng thứ 2 52.859 10,15% Tháng thứ 8 120.024 14,32%
Tháng thứ 3 61.012 15,42% Tháng thứ 9 137.863 14,86%
Tháng thứ 4 69.548 13,99% Tháng thứ 10 187.021 35,66%

Tháng thứ 5 79.970 14,99% Tháng thứ 11 192.126 2,73%


Tháng thứ 6 92.014 15,06% Tháng thứ 12 129.080 -32,81%

4. Kế hoạch nhân sự:


Số
Ví trí CV Yêu cầu Lương Tổng lương
lượng
Hiểu rõ thị trường Mỹ, xây dựng và duy trì các mạng lưới
Marketing 02 10.000.000 20.000.000
quan hệ đối tác
Hiểu rõ các sản phẩm của công ty; Có kinh nghiệm trong 8.000.000
Sale 02 56.000.000
vị trí sale + 2% lợi nhuận
Am hiểu thị trường hàng hóa, giá cả; quản lý tốt các
Thu mua 01 15.000.000 15.000.000
nghiệp vụ giao dịch hàng hóa
Kế toán 01 12.000.000 12.000.000
Quản lý 01 20.000.000 20.000.000
Tổng 07 123.000.000

5. Kế hoạch tài chính


5. 1. Phương án huy động và sử dụng vốn
Huy động từ nguồn tiền của doanh nghiệp: 400000 USD (9.400.000.000 VND), Trong đó:
- 300.000 USD từ lợi nhuận sau thuế năm trước chuyển sang;
- 100.000 USD huy động từ các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp.

5. 2. Phương án sử dụng vốn


a) Phân tích vốn đầu tư cố định
- Máy tính văn phòng , phần mềm quản lý hàng hóa , phần mềm kế toán
- Các thiết bị trong văn phòng, bàn ghế, điều hòa,..
- Xe vận chuyển: đã có sẵn, chỉ tính chi phí khấu hao (2 cái)

b) Phân tích vốn lưu động


Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng

- Lương nhân viên - Chi phí dự phòng


- Điện nước - Chi phí bao bì đóng gói, nhãn mác
- Hao hụt hàng, bảo quản hàng - Chi phí vận chuyển
- Tiền sẵn có trong tài khoản ngân hàng - Marketing

6
- Dự phòng - Nhập hàng
- Chi phí khác

5.3. Bảng chi phí tháng đầu tiên


Nội dung Tiền (VNĐ) Tiền (USD)

Thuê văn phòng đại diện (1 tầng - 75m2) 10.000.000 426

Thuê nhà kho (1 tầng - 50m2) 5.000.000 213


Điện nước, wifi, điện thoại 4.550.000 194
Lương nhân công 128.000.000 5.447

BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, chi phí công đoàn 32.000.000 1.362

Bao bì đóng gói 13.140.000 559


Logo, nhãn mác 15.330.000 652
Khấu hao TSCĐ 5.541.000 236
Marketing 10.000.000 426
Chi phí hao hụt hàng (2% dự trữ) 12.533.863 533
Chi phí vận chuyển, bảo hiểm 151.263.785 6.437
Chi phí nhập hàng 375.898.166 15.996
Chi phí khác (vệ sinh, dự phòng) 10.000.000 426
Tổng 773.256.814 32905

5.4. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm


Việc vận chuyển hàng hóa sang thị trường Mỹ sẽ được thực hiện bằng đường hàng hải, điều kiện CIF
Bảng Giá cước vận chuyển do bên DH Logistics báo
Cai Mep Hai Phong
POL
POD FAX FAK CUR
SVC 20DV 40HC 20DV 40HC
Los Angeles Z7S 1620 2010 1720 2110 USD
New York Z7S 1660 2050 1660 2050 USD
Philadelphia ZX3 2060 2550 2060 2550 USD
Miami Z7S 1660 2050 1820 2250 USD

- Cảng xuất: Cảng Cái Mép


- Cảng Nhập: Los Angeles, New York
Art Ceramics đã tham khảo giá từ 3 bên cung cấp dịch vụ Logistics là DH Logistics, Vinafco, Nhat Tin
Logistics, và nhận thấy công ty DH Logistics có giá hợp lý và nhiều dịch vụ ưu đãi tốt nhất. Art Ceramics chọn sử
dụng cont 20’ để vận chuyển hàng hóa. (chứa được khoảng 28 tấn/cont, dung tích 33 mét khối).

7
Giá cho 1 lần nhập Giá cho 1 lần nhập
Khoản phí
(USD) (VNĐ)
Chi phí vận chuyển nội địa, xếp dỡ 355,714 800.000
Cước phí vận chuyển sang cảng tại Mỹ (công ty logistics báo
34,04 8.359.285
giá)
Phí bảo hiểm (0,1% trị giá hàng, do bên logistics giới thiệu
6.047 142.104.500
và mua hộ)

Tổng chi phí vận tải và bảo hiểm cho 1 lần nhập hàng 6436,754 151.263.785

PHẦN VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SƠ BỘ


1. Dự báo doanh thu trong 5 năm đầu tiên
Năm 1 2 3 4 5

Số lượng hàng (set) 25,000 27,000 31.000 35,000 37,000

Doanh thu 1,275,000 1,550,000 1,820,000 2,080,000 2,240,000

2. Dự báo kết quả kinh doanh năm đầu tiên


Bảng Dự báo kết quả kinh doanh năm đầu tiên tại thị trường Mỹ
Tiêu chí USD VND Tiêu chí USD VND
Doanh thu bán hàng xuất khẩu 1,275,000 29,962,500,000 Tổng chi phí 648,000 15,228,000,000
Giá nhập hàng 382,500 8,988,750,000 Tổng lợi nhuận trước thuế 627,000 14,734,500,000
Chi phí hoạt động hàng năm 120,000 2,820,000,000 Thuế TNDN (20%) 125,400 2,946,900,000
Chi phí vận chuyển 96,000 2,256,000,000 Thuế xuất khẩu (0%) 0 0
Chi phí bảo quản, hao hụt 25,500 599,250,000 Tổng lợi nhuận sau thuế 501,600 11,787,600,000
Khấu hao tài sản 24,000 564,000,000 Vốn đầu tư 400,000 9,400,000,000

3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh


3.1. Doanh lợi của vốn kinh doanh
- Cách tính: Doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế/Vốn kinh doanh * 100%
- Chỉ số của doanh nghiệp:
Doanh lợi của vốn kinh doanh = 501.600/400.000 * 100% = 125,4%
Vậy với 1 đồng vốn bỏ ra công ty sẽ thu lại 1,254 đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất
hiệu quả kinh doanh của công ty Art Ceramics, cho thấy dự kiến công ty sẽ hoàn vốn sau 1 năm.

3.2. Doanh lợi của doanh thu bán hàng


- Cách tính: Doanh lợi của doanh thu bán hàng = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần* 100%
- Chỉ số của doanh nghiệp:
Doanh lợi của doanh thu bán hàng = 502.600/1.275.000 * 100% = 39,4%
Vậy với 1 đồng doanh thu công ty sẽ thu lại 0,394 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh
doanh càng tốt.

8
3.3. Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh
- Cách tính: Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh = Doanh thu thuần/Vốn kinh doanh * 100%
- Chỉ số của doanh nghiệp:
Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh = 1.275.000/400.000*100% = 318,75%
Vậy với 1 đồng vốn bỏ ra công ty sẽ thu lại 318,75 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả
kinh doanh càng tốt.

3.4. Sức sản xuất của một đồng chi phí kinh doanh
- Cách tính: Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh= Doanh thu thuần/Tổng chi phí * 100%
- Chỉ số của doanh nghiệp:
Sức sản xuất của 1 đồng chi phí kinh doanh = 1.275.000/648.000*100% = 197%
Vậy với 1 đồng chi phí bỏ ra công ty sẽ thu lại 1,94 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả
kinh doanh càng tốt.

You might also like