You are on page 1of 2

Nguyễn Ngọc Ký là một cố nhà giáo kiêm nhà văn người Việt Nam.

Từ năm lên 4 tuổi, ông


bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi
chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam
đầu tiên viết bằng chân" và được kể với tên "Bàn chân kỳ diệu.”

Cuốn sách “Tôi đi học” là cuốn tự truyện được Nguyễn Ngọc Ký viết về cuộc đời của chính
mình, sách được xuất bản lần đầu vào năm 1970. Cuốn sách là câu chuyện cảm động về
hành trình viết chữ bằng chân của Nguyễn Ngọc Ký. Ông đã bị bại liệt sau một cơn sốt

Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 1970. Cuốn sách là câu chuyện cảm động về
hành trình viết bằng chân của Nguyễn Ngọc Ký, từ lúc chưa học lớp 1 đến khi đã trưởng
thành.

Kể từ lúc xuất bản đầu tiên, “Tôi đi học” của chàng sinh viên viết bằng chân đã trở thành
cuốn sách không thể thiếu của những thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam.

Mở đầu cuốn Tôi đi học có trích lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết về nhà giáo ưu tú
Nguyễn Ngọc Ký: “Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời. Quý lắm. Đoàn cần
nhân rộng để các em học tập. Tuổi thơ Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết cần biết ước mơ,
biết phấn đấu, đặc biệt vượt qua chính mình như Nguyễn Ngọc Ký để thành đạt”.

“… Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, sau những giờ thoi thóp trên giường bệnh, tôi thấy mình
đã tỉnh. Tôi ngồi dậy được, trong bụng thấy đói. Mẹ tôi đưa một quả cam đã bóc sẵn. Tôi
thèm ăn quá, đưa tay định cầm lấy. Ôi sao kỳ lạ thế này, hai cánh tay tôi bỗng trở nên nặng
trịch. Tôi không còn đủ sức giơ nó lên nữa” và “hồi đó tôi bốn tuổi”

Thấy bạn bè mình được đi học, cậu nhất quyết đòi bố mẹ đưa đến lớp. Thời gian đầu, cậu
viết bằng miệng, nhưng không nản chí, cậu học viết bằng đôi chân của mình với nhiều khó
khăn và hành trình tập viết đó không ít những giọt nước mắt rơi vì đau đớn.

Vượt qua những ngày tháng khổ luyện, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký không chỉ viết được chữ
mà còn làm thủ công, cắt khâu thêu, tập bơi chỉ bằng đôi chân của chính mình. Cậu không
chỉ được vào lớp 1 mà suốt những năm phổ thông, năm nào cậu cũng là học sinh giỏi. Từ
năm 1962 – 1963, cậu đạt giải B trong kì thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc, được Bộ
trưởng Giáo dục gửi giấy khen. Rồi chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký vào đại học rồi trở
thành thầy giáo. Thầy Nguyễn Ngọc Ký vinh dự 2 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng
huy hiệu và 4 lần được gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Sau 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã vinh dự nhận được
danh hiệu nhà giáo ưu tú.

Mở đầu cuốn Tôi đi học có trích lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết về nhà giáo ưu tú
Nguyễn Ngọc Ký: “Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời. Quý lắm. Đoàn cần
nhân rộng để các em học tập. Tuổi thơ Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết cần biết ước mơ,
biết phấn đấu, đặc biệt vượt qua chính mình như Nguyễn Ngọc Ký để thành đạt”.

Tôi đi học là một quyển sách hay, không phải ai cũng có được tinh thần tự chủ như thầy
Nguyễn Ngọc Ký. Mất tay là một nhược điểm, nhưng thầy Ký đã biết nhược điểm đó thành
ưu thế của mình. Là con người đầy nghị lực, thầy Ký không bao giờ dựa dẫm vào người
khác. Thầy cố gắng làm mọi thứ bằng chính đôi chân của mình dù người xung quanh có
muốn giúp đỡ thế nào. Xuyên suốt trang sách là những câu chuyện về cuộc đời của thầy, về
cách thầy bắt đầu đến lớp khi đã bị bạn bè bỏ lại một quãng xa. Nhưng thế chẳng là gì khi
thầy vẫn miệt mài cố gắng, dùng tất cả sự quyết tâm để chiến thắng định mệnh cuộc đời.

Chỉ với 171 trang sách, “Tôi đi học” sẽ đem đến cho độc giả có cái nhìn chân thực bằng
ngôn từ hết sức giản dị về cuộc đời của một người thầy giáo với nghị lực phi thường.

Bởi lẽ nó là một câu chuyện thực tế tuy khó tin về một cậu bé bị liệt lại có thể trở thành một
thầy giáo ưu tú nhưng tất cả là sự thật.Thầy đã dùng chân viết lên số phận của mình như
một huyền thoại.

Cuốn sách huyền thoại “Tôi đi học” của chàng sinh viên viết bằng chân Nguyễn Ngọc Ký trở
thành cuốn sách không thể thiếu của nhiều thế hệ thanh thiếu niên trên cả nước.Sau hơn 50
năm, “Tôi đi học” không chỉ là một tác phẩm văn học có giá trị mà còn là một cuốn sách có ý
nghĩa rất lớn lao về tinh thần, ý chí, nghị lực, giúp người đọc có thêm một tấm gương sống,
một điểm tựa không hề sách vở.

You might also like