You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: Phân tích thiết kế hệ thống

TÊN BÀI TẬP LỚN: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý thư viện

Sinh viên thực hiện Khóa Lớp Mã sinh viên

Hoàng Xuân Trọng 11 CNTT 3 20200985

Trần Đức Tiến 11 CNTT 3 20200781

Đào Việt Bảo 11 CNTT 3 20200910

Đinh Khắc Hoạt 11 CNTT 3 20200184


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: Phân tích thiết kế hệ thống
Nhóm: 01
TÊN BÀI TẬP LỚN : Phân tích thiết kế hệ thống quản lý thư viện

Điểm Điểm
Mã sinh
STT Sinh viên thực hiện Khóa Lớp bằng bằng
viên
số chữ

1 Đinh Khắc Hoạt 11 CNTT3 20200184

2 Đào Việt Bảo 11 CNTT3 2020910

3 Trần Đức Tiến 11 CNTT3 20200781

4 Hoàng Xuân Trọng 11 CNTT3 20200985

CÁN BỘ CHẤM 1 CÁN BỘ CHẤM 2


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ.............................................................................4


Chương 1: Tổng quan về đề tài............................................................................................7
1.1 Giới thiệu đề tài.........................................................................................................7
1.2 Phân công công việc..................................................................................................7
Chương 2. Khảo sát thực trạng và xác định yêu cầu hệ thống............................................8
2.1 Khảo sát thực trạng....................................................................................................8
2.2 Xác định yêu cầu hệ thống.......................................................................................13
2.3 Các hồ sơ, mẫu biểu.................................................................................................14
Chương 3: Phân tích hệ thống và thiết kế hệ thống...........................................................15
3.1 Biểu đồ phân cấp chức năng................................................................................15
3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu...........................................................................................16
3.3. Thiết kế hệ thống về dữ liệu.................................................................................20
Chương 4: Cài đặt triển khai ứng dụng hệ thống...............................................................22
1. Thiết kế Cơ sở dữ liệu................................................................................................22
2. Thiết kế giao diện chương trình.................................................................................30
3. Cài đặt chương trình..................................................................................................40
Kết luận..............................................................................................................................44
Kết quả đạt được............................................................................................................44
Hướng phát triển............................................................................................................44
Danh mục sách tham khảo.................................................................................................45
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng biểu:
Bảng 1 - Phân công công việc.............................................................................................7
Bảng 2 - Phiếu trả (PhieuTra)............................................................................................26
Bảng 3 - Sách (Sach).........................................................................................................26
Bảng 4 - Phiếu mượn (PhieuMuon)...................................................................................27
Bảng 5 - Thẻ thư viện (TheThuVien)................................................................................27
Bảng 6 - Tình trạng sách (TinhTrang)...............................................................................28
Bảng 7 - Thông tin đọc giả (DocGia)................................................................................28
Bảng 8 - Thông tin người dùng (NguoiDung)...................................................................28
Bảng 9 - Thông tin nhà xuất bản (NhaXuatBan)...............................................................29
Bảng 10 - Thể loại (TheLoai)............................................................................................29

Biểu mẫu:
Biểu mẫu 1 - Kế hoạch phỏng vấn.....................................................................................10
Biểu mẫu 2 - Phiếu phỏng vấn...........................................................................................11
Biểu mẫu 3 - Điều tra.........................................................................................................12

Hình ảnh:
Hình 1 – Thẻ thư viện........................................................................................................14
Hình 2 - Phiếu mượn sách.................................................................................................14
Hình 3 - Biểu đồ phân cấp chức năng................................................................................15
Hình 4 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh...............................................................16
Hình 5 - Biểu đồ luồng dữ liệu vật lý mức đỉnh................................................................17
Hình 6 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng quản lý danh mục.........................................17
Hình 7 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng quản lý kho sách..........................................18
Hình 8 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng quản lý đọc giả.............................................18
Hình 9 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng thống kê........................................................18
Hình 10 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng quản lý mượn trả........................................19
Hình 11 - Biểu đồ luồng dữ liệu logic mức đỉnh...............................................................21
Hình 12 - Mô hình thực thể liên kết...................................................................................23
Hình 13 - Mô hình quan hệ................................................................................................25
Hình 14 – MainForm.........................................................................................................30
Hình 15 - From quản lý thẻ thư viện.................................................................................31
Hình 16 - Form quản lý thể loại và tình trạng...................................................................32
Hình 17 - Form quản lý trả sách........................................................................................33
Hình 18 - Form quản lý mượn sách...................................................................................34
Hình 19 - Form tìm kiếm...................................................................................................35
Hình 20 - Form thống kê...................................................................................................36
Hình 21 - Form quản lý sách.............................................................................................37
Hình 22 - Form quản lý đọc giả.........................................................................................38
Hình 23 - From đăng nhập.................................................................................................39
Hình 24 - Menu build trong Visual Studio 2019...............................................................40
Hình 25 - Publish Winzad xác định nơi muốn lưu bản cài đặt..........................................40
Hình 26 - Chọn cài đặt ứng dụng bằng một trong ba cách................................................41
Hình 27 - Lựa chọn tính năng tự động cập nhật phiên bản...............................................42
Hình 28 - Xác nhận thông tin và tạo bản cài đặt................................................................42
Hình 29 - Cảnh báo an ninh...............................................................................................43
Lời mở đầu

Trong thời đại ngày nay, Công nghệ thông tin đang được phát triển mạnh
mẽ, nhanh chóng xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật cũng như
trong cuộc sống. Nó trở thành công cụ đắc lực nó trở thành công cụ đắc lực
trong nhiều ngành nghề như giao thông, quân sự, y học... và đặc biệt trong
công tác quản lý nói chung và ‘Quản ý thư viện’ nói riêng.

Trước đây khi máy tính chưa được ứng dụng rộng rãi, các công việc Quản
Lý Thư Viện đề được làm thủ công nên mất rất nhiều thời gian và tốn kém về
nhân lực cũng như tài chính. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông
tin và máy tính được sử dụng rộng rãi trong cơ quan, nhà máy, trường học...
giúp cho công việc được tốt hơn. Việc sử dụng máy tính vào công tác Quản Lý
Thư Viện là một yêu cầu cấp thiết nhằm xóa bỏ những phương pháp lạc hậu,
lỗi thời gây tốn kém về nhân lực và tài chính.

Qua quá trình tìm hiểu công tác quản lý thư viện trường Đại Học Công
Nghệ Đông Á chúng em quyết định xây dựng đề tài “Quản lý thư viện” với
mong muốn giúp cho việc quản lý được dễ dàng và thuận tiện, tránh sai sót.

Chúng em chân thành cảm ơn!


Chương 1: Tổng quan về đề tài
1.1 Giới thiệu đề tài.
Chúng ta không thể phủ nhận về sự phát triển của công nghệ thông tin trong thế kỷ
21 này. Rất nhiều lĩnh vực được áp dụng công nghệ thông tin như y tế, giáo dục, quân sự,
và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Nhất là trong lĩnh vực quản lý, công nghệ thông
tin đã giúp rất nhiều để giảm bớt thời gian và chi phí.
Các trường đại học nào cũng sẽ có một thư viện riêng của trường. Với số lượng
sách khổng lồ về nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau. Việc quản lý thủ công
số lượng sách và bạn đọc nhiều như vậy khiến cho việc quản lý thủ công bằng giấy tờ và
sổ sách sẽ mất rất nhiều tài nguyên và nhân lực. Chưa tính tới chuyện mất mát hoặc nhầm
lẫn trong quá trình thống kê.
Xuất phát từ những nhu cầu trên việc thiết kế một hệ thống có thể giảm bớt công
việc và nhanh chóng xử lý mọi việc giúp cho việc quản lý thư viện trở nên dễ dàng hơn.
Từ đây nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài thiết kế hệ thống “Quản lý thư viện”
để thiết kế và triển khai.

1.2 Phân công công việc.

Thành viên Chức vụ Công việc thực hiện

Đinh Khắc Hoạt Trưởng nhóm Điều tra thực tế, vẽ sơ đồ, bảng biểu, trình bày word

Trần Đức Tiến Thành viên Thiết kế, triển khai cơ sở dữ liệu

Đào Việt Bảo Thành viên Thiết kế giao diện, chức năng chương trình

Hoàng Xuân Trọng Thành viên Code, cài đặt chương trình
Bảng 1 - Phân công công việc
Chương 2. Khảo sát thực trạng và xác định yêu cầu hệ thống
2.1 Khảo sát thực trạng.
a. Hoạt động nghiệp vụ
Các hoạt động nghiệp vụ của một thư viện sách thông thường có thể được tóm tắt
như sau:

 Thư viện tạo các thẻ sách gồm các thông tin: mã số sách, tên tác giả, tên nhà xuất
bản, năm xuất bản, số trang, giá tiền, tóm tắt nội dung. Các đầu sách có thể được
phân theo chuyên ngành hoặc tài liệu.
 Mỗi đọc giả được cung cấp một thẻ độc giả, gồm các thông tin: tên, tuổi, địa chỉ,
số chứng minh thư.
 Độc giả muốn mượn sách thì tra cứu các thẻ sách rồi ghi và phiếu mượn.
 Sau khi kiểu tra đầy đủ thông tin phiếu mượn, thủ thư kiểm tra điều kiện mượn của
độc giả và xác nhận cho phép mượn sách, thu tiền đặt cọc của độc giả. Một số
thông tin trong phiếu mượn được lưu lại để quản lý, phiếu mượn sẽ được gài vào
chỗ sách được lấy đi, sách được giao cho độc giả.
 Khi độc giả trả sách: xác nhận thẻ độc giả, xác định phiếu mượn, việc trả sách
được ghi nhận vào dòng ngày trả và tình trạng. Phiếu mượn được lưu lại để quản
lý và theo dõi.
 Sách bị trả trễ lịch hẹn hoặc hỏng sẽ bị phạt và đền bù
b. Khảo sát sơ bộ
Mục tiêu của việc khảo sát này là tìm hiểu những ván đề, khó khăn khi quản lý
sách, độc giả, mượn trả, … trong thư viện trường.
Phương pháp thực hiện:

 Phỏng vấn

Người được hỏi: Nguyễn Văn A Người phỏng vấn: Nguyễn Văn B

Địa chỉ: Thư viện Trường đại học Công Nghệ Thời gian hẹn: Thứ …, ngày … tháng …
Đông Á tầng 9 tòa nhà Polyco năm 2022.
Số điện thoại: Thời điểm bắt đầu: 9h00
Thời điểm kết thúc: 9h30

Đối tượng: Các yêu cầu đòi hỏi:


+ Đối tượng được hỏi là: Anh Nguyễn Văn A. + Người được hỏi phải hiểu rõ công việc
+ Cần hỏi về cách thức hoạt động quản lý thư quản lý trong thư viện và cũng là người nắm
viện trường đại học. vững cách thức, nhiệm vụ quản lý.

Chương trình: Ước lượng thời gian:


- Giới thiệu 2 phút
- Tổng quan về dự án 2 phút
- Tổng quan về phỏng vấn 2 phút
- Chủ đề sẽ đề cập. Xin phép được 7 phút
ghi âm
- Chủ đề: câu hỏi và trả lời 10 phút
- Tổng hợp các nội dung chính ý kiến 2 phút
của người được hỏi
Kết thúc (thỏa thuận)

Dự kiến tổng cộng: 25 phút

Biểu mẫu 1 - Kế hoạch phỏng vấn


Dự án: xây dựng hệ thống quản lý thư viện trường đại
học
Người được hỏi: Nguyễn Văn A Ngày … tháng … năm 2022
Người hỏi: Nguyễn Văn B
Câu hỏi Ghi chú
1.Hệ thống quản lý có đảm bảo về tính chính xác và nhanh chóng Trả lời:
hay không? Anh/Chị đánh giá hệ thống là tốt, khá hay tệ? Quan sát:
2.Anh/Chị đánh giá hệ thống là tốt, khá hay tệ trong quản lý sách Trả lời:
của độc giả của hệ thống? Quan sát:
3.Anh/Chị có hay thường xuyên sử dụng thống kê mượn trả và Trả lời:
kiểm soát lượng sách do hệ thống tổng hợp? Quan sát:
4.Anh/Chị có thường xuyên sử dụng báo cáo thống kê tình hình Trả lời:
của thư viện? Quan sát:
5.Anh/Chị có hay không thường xuyên sử dụng hệ thống quản lý Trả lời:
thư viện? Quan sát:
6.Hệ thống có đáp ứng đầy đủ thông tin về quản lý thư viện Trả lời:
không? Anh/Chị đánh giá hệ thống là tốt, khá hay tệ? Quan sát:
7.Anh/Chị có kiểm soát được thông tin đọc giả không?Anh/Chị Trả lời:
đánh giá hệ thống là tốt, khá hay tệ? Quan sát:
8.Hệ thống có thể liệt kê được danh sách những cuốn sách đang Trả lời:
trong thư viện không?Anh/Chị đánh giá chứ năng của hệ thống là Quan sát:
tốt, khá hay tệ?
9.Anh/Chị xử lý thế nào khi độc giả trả sách muộn hoặc làm hỏng Trả lời:
sách? Quan sát:
10.Độc giả phản ánh về tình trạng sách và thiết sách. Anh/Chị sẽ Trả lời:
xử lý như thế nào trong trường hợp trên? Quan sát:
Đánh giá chung:

Biểu mẫu 2 - Phiếu phỏng vấn


Phiếu điều tra quản lý thư viện
Câu 1: Anh/Chị thấy hệ thống quản lý thư viện có dễ sử dụng và hiệu quả không?
A. Rất dễ sử dụng và hiệu quả
B. Bình thường
C. Khó sử dụng nhưng hiệu quả
D. Dễ sử dụng nhưng không hiệu quả
Câu 2: Anh/Chị thấy hệ thống quản lý thư viện như nào
A. Rất chặt chẽ an toàn
B. Bình thường
C. Lỏng lẻo
Câu 3: Anh/Chị thấy quản lý mượn trả sách có quan trọng không?
A. Rất quan trọng
B. Bình thường
C. Hơi quan trọng
D. Không cần
Câu 4: Anh/Chị thấy hệ thống mượn trả và quản lý độc giả có cần xử lý nhanh không?
A. Rất dễ sử dụng
B. Bình thường
C. Khó sử dụng
Câu 5: Anh/Chị có thấy hệ thống tra cứu sách có dễ dàng sử dụng với bạn đọc hay không?
A. Rất dễ sử dụng
B. Bình thường
C. Khó sử dụng
Câu 6: Anh/Chị thấy hệ thống thống kê mượn trả hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, quý, năm
có cần thiết không?
A. Rất quan trọng
B. Bình thường
C. Không quan trọng
Câu 7:Anh/Chị có thấy hệ thống quản lý mượn trả sách quá hạn có hiệu quả không?
A. Có
B. Không
Câu 8: Ý kiến của Anh/Chị về chất lượng quản lý của hệ thống?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Biểu mẫu 3 - Điều tra


 Quan sát
Phương pháp quan sát: lấy mẫu theo thời gian.
- Đối tượng quan sát: Nhân viên quản lý thư viện, bạn đọc
- Thời gian quan sát: 3 ngày, mỗi ngày 10 phút chọn ngẫu nhiên từ 8 giờ làm
việc.
- Hoạt động của đối tượng:
o Nhân viên quản lý thư viện: thống kê mượn trả sách, ghi chú mượn
trả, thực hiện thủ tục mượn trả cho bạn đọc.
o Bạn đọc: mượn sách, trả sách, quy trình mượn trả sách.
c. Đánh giá hiện trạng
Việc lưu trữ thủ công bằng giấy tờ văn bản dễ gây ra nhiều vấn đề phức tạp
trong việc quản lý hoạt động của thư viện. Hệ thống cũ tồn tại nhiều yếu điểm và
nhược điểm làm giảm đi hiệu suất của một hệ thống. Như việc cập nhật các thông
tin về các loại sách mới, việc mượn trả quá hạn, sách quá cũ cần được phải không
còn phù hợp cần được loại bỏ hoặc thay thế. Ngoài ra, việc lưu trữ thống kê cũng
gặp nhiều chồng chéo gây dư thừa và dễ gây mất mát dữ liệu. Đối với nhân viên,
việc quản lý theo cách cũ sẽ gây ra mất rất nhiều công sức và thời gian mã vẫn
không tránh được các sai sót.
d. Hướng giải quyết
Việc đưa vào áp dụng một hệ thống quản lý thư viện đồng bộ bằng máy tính sẽ
giúp nhân viên quản lý thư viện tăng được hiệu suất quản lý và dễ dang kiểm soát
được các thông tin cần quản lý. Hệ thống sẽ giảm bớt được mất mát hoặc chồng
chéo dữ liệu, việc lưu trữ dễ dàng, an toàn hơn. Do vậy, một giải pháp cần thiết
được đặt ra là xây dựng một chương trình quản lý thư viện. Mục tiêu đặt ra là xây
dựng được một chương trình gọn nhẹ với các chức năng đơn giản và không tốn
nhiều về mặt đầu tư cơ sở vật chất, có thể tin học quá hoạt động quản lý. Đồng
thời một yêu cầu không thể thiếu là chương trình dễ dàng sử dụng đối với người
dùng.
2.2 Xác định yêu cầu hệ thống
a. Yêu cầu chức năng
Hệ thống thư viện sách được xây dựng nhằm mục đích giải quyết các yêu cần
chức năng sau:

 Giúp độc giả tra cứu sách và theo loại sách, theo tên sách, theo tác giả, theo ngôn
ngữ, … trên máy tính trạm.
 Cung cấp cho thủ thư thông tin về các đầu sách một độc giả đang mượn và hạn
phải trả, và các cuốn sách còn đang được mượn.
 Thống kê hàng tháng số sách cho mượn theo các chủ đề, tác giả,…Thống kê các
đầu sách không có người mượn trên 1 năm, 2 năm, 3 năm.
 Hỗ trợ thủ thư cập nhật thông tin sách, xác nhận cho mượn sách và nhận lại sách
khi độc giả trả sách.
 Hỗ trợ quản lý các thông tin về độc giả dựa trên thẻ độc giả, thông tin phiếu mượn.
 Hỗ trợ chữ năng quản trị chúng hệ thống, trong đó người quản trị chung có thể
thay đổi thông tin hoặc thêm bớt các thủ thư.
b. Yêu cầu phi chức năng

 Độc giả có thể tra cứu thông tin sách trên môi trường mạng nội bộ của thư viện.
Tuy nhiên, việc mượn và trả sách phải thực hiện trực tiếp trên thư viện. Thủ thư sử
dụng hệ thống để cập nhật và quản lý quá trình mượn trả sách.
 Thông tin thống kê phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Các hình thức phạt
đối với độc giả quả hạn sẽ được lưu lại và thông báo cho độc giả biết
c. Mô tả các hoạt động của hệ thống

 Hệ thống hoạt động gồm các chức năng mượn trả, quản lý sách, quản lý đọc giả,
quản lý mượn trả, thống kê mượn trả
 Các đối tượng tham gia hệ thống gồm các đối tượng: đọc giả, sách, các kho dữ liệu
liên quan như tác giả, vị trí sách,…
2.3 Các hồ sơ, mẫu biểu
Mẫu thẻ thư viện.
Được sử dụng để lưu thông tin của đọc giả dễ dàng cho việc tra cứu và thêm mới, xóa,
sửa, xác định đọc giả.

Hình 1 – Thẻ thư viện


Phiếu mượn sách.
Lưu thông tin mượn sách của đọc giả. Sau khi xác định được đọc giả. Đọc giả muốn
mượn sách phải thực hiện điền vào phiếu để xác nhận mượn với Thư Viện.

Hình 2 - Phiếu mượn sách


Chương 3: Phân tích hệ thống và thiết kế hệ thống
3.1.Biểu đồ phân cấp chức năng
 Vẽ biểu đồ phân cấp chức năng

Hình 3 - Biểu đồ phân cấp chức năng


 Mô tả biểu đồ và phân tích các chức năng
- Quản lý danh mục: gồm 2 chức năng chính là Quản lý thông tin nhà xuất bản
và Quản lý thông tin sách. Hai chức năng này cho phép người quản lý thư viện
thêm mới, cập nhật, xóa bỏ thông tin của nhà xuất bản và thông tin đặc điểm
của sách. Khi một nhà xuất bản cung cấp thêm sách thì người quản lý thư viện
sẽ dựa trên thông tin nhà xuất bản và thông tin của sách để thêm mới, cập nhật,
xóa bỏ thông tin nhà xuất bản, thông tin và đặc điểm của sách trong cơ sở dữ
liệu.
- Quản lí kho sách: gồm các chức năng Thêm mới và Cập nhật, xóa bỏ. Các
chức năng này cho phép người quản lý thư viện thêm mới, cập nhật, xóa bỏ
thông tin của những cuốn sách được trong cơ sở dữ liệu. Khi có sự thay đổi về
thông tin sách nhân viên thư viện sẽ thực hiện thêm, cập nhật, xóa bỏ.
- Quản lí đọc giả: bao gồm chức năng Thêm mới và Cập nhật, xóa bỏ. Các chức
năng này cho phép nhân viên thư viện thêm mới, cập nhật, xóa bỏ thông tin
đọc giả. Nhân viên thư viện thêm mới thông tin khi có đọc giả mới và sẽ cập
nhật, xóa bỏ thông tin thay đổi của đọc giả cũ hoặc không cần thiết.
- Quản lí mượn trả: bao gồm chức năng Thêm mới, Cập nhật và xóa bỏ. Chức
năng cho phép nhân viên thư viện thực thêm mới, cập nhật, xóa bỏ thông tin
mượn trả của đọc giả. Khi đọc giả thực hiện mượn sách nhân viên thư viện sẽ
thêm mới mượn trả. Ngược lại khi đọc giả trả sách thì sẽ tiến hành cập nhật
trạng thái mượn trả của đọc giả. Bất cứ thay đổi nào liên quan đến đọc giả,
mượn trả và sách cần phải được cập nhật trong mượn trả.
- Thống kê: gồm các chức năng là Thống kê tình trạng sách, Thống kê sách
mượn trả theo tháng. Các chức năng này cho phép nhân viên quản lý thư viện
thống kê được tình trạng của sách và số lượng sách mượn trả theo các tháng.
+ Thống kê tình trạng sách bằng cách lấy dữ liệu từ kho dữ liệu sách và dựa
trên tình trạng của sách mà thống kê.
+ Thống kê mượn trả theo tháng bằng việc lấy dữ liệu từ kho dữ liệu mượn
trả sau đó thực hiện phân loại và sắp xếp lại theo các tháng.
- Tìm kiếm: gồm 2 chức năng là Tìm kiếm sách và Tìm kiếm thông tin đọc giả.
Chức năng này cho phép nhân viên và đọc giả tìm kiếm các thông tin sách theo
tên và nhà xuất bản. Chức năng tìm kiếm đọc giả cho phép nhân viên thư viện
có thể tìm kiếm đọc giả theo tên đọc giả và số điện thoại.

3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu


a) Vẽ biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh

Hình 4 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh


b) Vẽ biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

Hình 5 - Biểu đồ luồng dữ liệu vật lý mức đỉnh


c) Vẽ biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh

Hình 6 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng quản lý danh mục
Hình 7 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng quản lý kho sách

Hình 8 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng quản lý đọc giả

Hình 9 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng thống kê


Hình 10 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng quản lý mượn trả

Hình 11 - Biểu đồ mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm


3.3. Thiết kế hệ thống về dữ liệu
Từ việc phân tích hệ thống ở mức vật lý ta sẽ loại bỏ các yếu tố vật lý trong quá
trình xử lý để thấy hệ thống qua quá trình xử lý mức logic.
Để mô tả quá trình xử lý ở mức logic của hệ thống ta sẽ loại bỏ các yếu tố vật lý
trong từng chức năng, và gom các chức năng gần gũi về mục đích xử lý nằm ở các
chức năng khác nhau để trở lại BLD logic ở mức đỉnh:
Các chức năng 2.1, 3.1 (Thêm mới), 2.2, 3.2 (Cập nhật, xóa bỏ) ta loại bỏ các yếu
tố vật lý và gom lại với nhau thành: chức năng 1(Thêm mới) và chức năng 2(Cập
nhật, xóa bỏ)
Chức năng 4.1 (Quản lý mượn sách), 4.2 (Quản lý trả sách) trở thành 3(Mượn, trả
sách)
Các chức năng 5.1, 5.2 trở thành 4 (Thống kê)
Các chức năng 6.1, 6.2 trở thành 5 (Tìm kiếm)
Kết quả thu được biểu đồ luồng logic mức đỉnh như hình 12, trong đó một số
luồng dữ liệu được vẽ lại cho phép các chức năng lấy trực tiếp thông tin cần thiết từ
các kho dữ liệu, không tính tới việc các kho dữ liệu đó đặt ở đâu trong thực tế.
Hình 11 - Biểu đồ luồng dữ liệu logic mức đỉnh
Chương 4: Cài đặt triển khai ứng dụng hệ thống
1. Thiết kế Cơ sở dữ liệu
1.1 Mô hình thực thể/liên kết(E/R)
a, Xác định thực thể
Qua việc phân tích hệ thống quản lý thư viện, ta thấy hệ thống gồm các thực thể sau:
Sách
Nhà xuất bản
Đọc giả
Phiếu mượn
Phiếu trả
Thẻ thư viện
b, Xác định thuộc tính của thực thể
Nhà xuất bản (NhaXuatBan) gồm các thuộc tính: Mã nhà xuất bản, Tên nhà xuất
bản, Số điện thoại, Địa chỉ, Email.
Đọc giả (DocGia) gồm các thuộc tính: Mã đọc giả, Tên đọc giả, Địa chỉ, Số điện
thoại, Email.
Sách (Sach) gồm các thuộc tính: Mã sách, Tên sách, Mã nhà xuất bản, Thể loại,
Số lượng, Tình trạng.
Phiếu mượn (PhieuMuon) gồm các thuộc tính: Mã phiếu mượn, Mã thẻ thư viện,
Mã sách, Số lượng, Ngày mượn, Ngày trả.
Phiếu trả (PhieuTra) gồm các thuộc tính: Mã phiếu trả, Mã thẻ thư viện, Mã
sách, Số lượng, Ngày trả, Tình trạng.
Thẻ thư viện (TheThuVien) gồm các thuộc tính: Mã thẻ, Mã đọc giả, Ngày bắt
đầu, Ngày hết hạn.
c, Xác định các mối quan hệ, mô hình E/R
Để xác định mối quan hệ giữa các thực thể ta phải trả lời một số câu hỏi như: Ai?, cái gì?,
bằng cách nào?, ở đâu?, bao nhiêu?... Sau khi có câu trả lời cho những câu hỏi đó ta sẽ
xác định được mối quan hệ giữa các thực thể. Từ đó, ta xây dựng được mô hình thực thể,
liên kết (E/R) như sau:

Hình 12 - Mô hình thực thể liên kết


1.2 Mô hình quan hệ
Để chuyển từ mô hình thực thể/liên kết (E/R) sang mô hình quan hệ ta phải chuẩn hóa
một số quan hệ chưa ở dạng chuẩn. Tách những quan hệ chưa thuộc dạng chuẩn thành
những quan hệ mới không còn thuộc tính lặp.
a, Chuẩn hóa
Trong hệ thống quản lý thư viện có một số quan hệ chưa ở dạng chuẩn. Tách những quan
hệ chưa thuộc dạng chuẩn thành những quan hệ mới không còn lặp.
Quan hệ Sách (Sach) (Mã sách, Tên sách, Mã nhà xuất bản, Thể loại, Số lượng, Tình
trạng.)
Được chia thành 3 quan hệ:
Quan hệ 1: Sách(Sach) (Mã sách, Tên sách, Mã nhà xuất bản)
Quan hệ 2: Thể loại (TheLoai) (Mã thể loại, Tên thể loại)
Quan hệ 2: Tình trạng (TinhTrang) (Mã tình trạng, Mô tả)
b, Mô hình quan hệ
Sau khi đã chuẩn hóa các quan hệ, ta xây dựng mô hình được mô hình quan hệ như sau:
Hình 13 - Mô hình quan hệ
c, Thiết kế cơ sở dữ liệu với một hệ cơ sở dữ liệu cụ thể
Thiết kế cơ sở dữ liệu với hệ quản trị SQL Server Management Studio 18.
Tạo các bảng cơ sở dữ liệu:
Bảng PhieuTra lưu thông tin về trả sách:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

ID_PhieuTra Char(10) No

ID_The Char(10) No

ID_Sach Char(10) No

NgayTra Datetime Yes

SoLuong Int Yes

ID_TinhTrang Char(10) No

Bảng 2 - Phiếu trả (PhieuTra)


Bảng Sach sử dụng để lưu lại thông tin sách:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

ID_Sach Char(10) No

TenSach Nvarchar(100) No

ID_NXB Char(10) No

ID_TheLoai Char(10) No

SoLuong Int No

ID_TinhTrang Char(10) No

Bảng 3 - Sách (Sach)


Bảng PhieuMuon lưu thông tin về mượn sách:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

ID_PhieuMuon Char(10) No

ID_The Char(100) No

ID_Sach Char(10) No

SoLuong Int Yes

NgayMuon Datetime Yes

NgayTra Datetime Yes

Bảng 4 - Phiếu mượn (PhieuMuon)


Bảng TheThuVien thông tin thẻ thư viện:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

ID_The Char(10) No

ID_DocGia Char(10) No

NgayBD Datetime No

NgayKT Datetime No

Bảng 5 - Thẻ thư viện (TheThuVien)


Bảng TinhTrang lưu thông tin tình trạng của sách:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

ID_TinhTrang Char(10) No

MoTa Nvarchar(100) No

Bảng 6 - Tình trạng sách (TinhTrang)


Bảng DocGia lưu thông tin vể đọc giả:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

ID_DocGia Char(10) No

TenDG Nvarchar(100) No

DiaChi Nvarchar(100) Yes

SDT Char(10) Yes

Email Varchar(100) Yes

Bảng 7 - Thông tin đọc giả (DocGia)


Bảng NguoiDung sử dụng khi người dùng đăng nhập vào tài khoản:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

Username Nchar(10) No

Password Nchar(10) No

Quyen Nchar(10) No

Bảng 8 - Thông tin người dùng (NguoiDung)


Bảng NhaXuatBan lưu thông tin về nhà xuất bản:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

ID_NXB Char(10) No

TenNXB Nvarchar(100) No

SDT Char(10) Yes

DiaChi Nvarchar(10) Yes

Email Varchar(100) Yes

Bảng 9 - Thông tin nhà xuất bản (NhaXuatBan)


Bảng TheLoai lưu thông tin thể loại sách:

Tên cột Kiểu dữ liệu Allow Null

ID_TheLoai Char(10) No

TenTheLoai Nvarchar(100) No

Bảng 10 - Thể loại (TheLoai)


2. Thiết kế giao diện chương trình
Chương trình sẽ có một Form chính (mainForm) gồm các menu tương ứng với các chức
năng của hệ thống.
2.1 MainForm

Hình 14 – MainForm

MaimFrom dùng để tùy chọn lựa chọn quản lý sau khi đăng nhập để cho nhân viên có thể
dễ dàng tìm kiếm phần mà muốn thực hiện quản lý. Làm cho công việc trở nên thuận tiện
và đơn giản hơn.
Các thành phần trong MainForm:
Lable: Danh mục quản lý
Button: Quản lý đọc giả, Quản lý sách, Quản lý mượn, Quản lý trả, Quản lý thẻ thư viện,
Thể loại và Tình trạng, Tìm kiếm, Thống kê, Đăng xuất.
2.2 Form Quản lý thẻ thư viện

Hình 15 - From quản lý thẻ thư viện

Form lưu thông tin thẻ thư viện. Giúp nhân viên chỉnh sửa và theo dõi những thẻ thư
viện của đọc giả. Nhân viên có thể thêm, sửa hoặc xóa một thẻ thư viện của đọc giả bất
kỳ.
Các thành phần trong Form quản lý thẻ thư viện:
Lable: Quản lý thẻ thư viện, ID_The, ID_DocGia, Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc
Button: Thêm, Sửa, Xóa, Thoát
DataGridView: hiển thị thông tin về bảng thẻ thư viện
DateTimePicker: Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc
2.3 Form quản lý tình trạng và thể loại

Hình 16 - Form quản lý thể loại và tình trạng

Form giúp nhân viên thêm mới, xóa hoặc sửa các tình trạng và thể loại sách trong cùng
một Form. Dễ dàng nắm bắt, xử lý và sửa chữa thông tin khi cần thiết.
Các thành phần trong Form quản lý tình trạng và thể loại:
Lable: Tình trạng và Thể Loại, ID_TheLoai, Tên thể loại, ID_TinhTrang, Mô tả
Textbox: Mã thể loại, Tên thể loại, Tình trạng, Mô tả
Button: Thêm, Sửa, Xóa
DataGridView: Thông tin về tình trạng, Thông tin về thể loại
2.4 Form quản lý trả sách

Hình 17 - Form quản lý trả sách

Form giúp nhân viên quản lý thông tin trả sách của đọc giả. Khi đọc giả trả sách nhân
viên thêm thông tin đọc giả, thông tin sách trả để lưu vào cơ sở dữ liệu.
Các thành phần trong Form quản lý trả sách
Lable: Quản lý trả, ID_PhieuTra, Số lượng, ID_The, ID_Sach, ID_TinhTrang, Ngày trả
Textbox: Phiếu trả, Số lượng
Combobox: Mã thẻ, Mã sách, Mã tình trạng
DateTimePicker: Ngày trả
Button: Thêm, Sửa, Xóa, Thoát
DataGridView: Lấy thông tin từ bảng PhieuTra
2.5 Form quản lý mượn sách

Hình 18 - Form quản lý mượn sách

Form giúp nhân viên quản lý thông tin mượn sách của đọc giả. Khi đọc giả mượn sách
nhân viên thêm thông tin đọc giả, thông tin sách mượn để lưu vào cơ sở dữ liệu.
Các thành phần trong Form quản lý mượn sách:
Lable: Quản lý mượn sách, ID_PhieuMuon, ID_The, Số lượng, ID_Sach, Ngày mượn,
Ngày trả
Textbox: Mã phiếu mượn, Số lượng
Combobox: Mã thẻ, Mã sách,
DateTimePicker: Ngày mượn, ngày trả
Button: Thêm, Sửa, Xóa, Thoát
DataGridView: Thông tin được lấy từ bảng PhieuMuon
2.6 Form tìm kiếm thông tin đọc giả hoặc sách theo ID_Sach hay ID_DocGia

Hình 19 - Form tìm kiếm

Form tìm kiếm thông tin có thể được sử dụng bởi cả đọc giả và nhân viên. Nếu có trong
cơ sở dữ liệu mã sẽ hiện trên combobox. Sau khi nhấn nút tìm kiếm thông tin sẽ hiện trên
DataGridView.
Các thành phần trong Form tìm kiếm thông tin đọc giả hoặc sách theo ID_Sach hay
ID_DocGia:
Lable: Tìm kiếm thông tin theo ID Sách và Đọc Giả, ID_Sach, ID_DocGia
Button: Tìm kiếm, Thoát
Combobox: Mã sách, Mã đọc giả
DataGridView: Thông tin được lấy từ bảng Sach hoặc DocGia tùy theo đối tượng tìm
kiếm.
2.7 Form thống kê gồm thống kê sách và thông kê đọc giả

Hình 20 - Form thống kê

Thống kê số lượng sách được mượn theo từng tháng của thư viện. Cũng tương tự vậy
thống kê đọc giả cũng thống kê số lượng đọc giả mượn sách trong tháng.
Các thành phần trong Form thống kê gồm thống kê sách và thông kê đọc giả:
Lable: Thống kê
Button: Thống kê sách, Thống kê đọc giả
DataGridView: Thông tin lấy từ bảng Sach, Thông tin lấy từ bảng DocGia
2.8 Form quản lý sách

Hình 21 - Form quản lý sách

Form cho phép nhân viên thêm, sửa, xóa thông tin sách của thư viện. Khi có sách mới
được đưa vào thư viện. Nhân viên thêm mới sách vào form. Khi có thay đổi về thông tin
sách hay loại bỏ sách thì nhân viên sử dụng chức năng sửa và xóa.
Các thành phần trong Form quản lý sách:
Lable: Quản lý sách, ID_Sach, Tên sách, Số lượng, ID_NXB,ID_TheLoai,
ID_TinhTrang
Textbox: Mã sách, Tên sách, Số lượng
Combobox: Mã nhà xuất bản, Mã thể loại, Mã tình trạng
Button: Thêm, Sửa, Xóa, Thoát
DataGridView: Thông tin của sách lấy từ bảng Sach
2.9 Form quản lý đọc giả

Hình 22 - Form quản lý đọc giả

Form quản lý đọc giả giúp nhân viên quản lý thông tin đọc giả. Thêm mới, sửa hoặc xóa
thông tin đọc giả khỏi cơ sở dữ liệu. Ngoài ra còn theo dõi số lượng đọc giả.
Các thành phần trong Form quản lý đọc giả:
Lable: Quản lý đọc giả, ID_DocGia, Địa chỉ, Số điện thoại, Tên đọc giả, Email
Textbox: Mã đọc giả, Tên đọc giả, Địa chỉ, Email, Số điện thoại
Button: Thêm, Sửa, Xóa, Thoát
DataGridView: Thông tin đọc giả được lấy từ bảng DocGia
2.10 Form đăng nhập

Hình 23 - From đăng nhập

Form đăng nhập giúp người dùng là nhân viên hoặc khách hàng đang nhập vào hệ thống
theo đúng quyền mà có thể sử dụng các chức năng của chương trình. Nếu người dùng
đăng nhập dưới quyền nhân viên thì sẽ được sử dụng tất cả chức năng của chương trình.
Nếu là khách hàng thì chỉ được sử dụng các chức năng tìm kiếm và xem thông tin.
Các thành phần trong form đăng nhập:
Textbox: tài khoản, mật khẩu
Lable: Tài khoản, Mật khẩu
Button: Đăng nhập, Thoát
3. Cài đặt chương trình
3.1 Tạo bản cài đặt và cài đặt chương trình
Tạo bản cài đặt: dựa trên công nghệ ClickOnce
Trong môi trường Visual Studio 2019 mở menu Build và chọn Pulish QLTV_PTTK.
Điều này làm hiển thị Publish Winzard (hình ). Tại của sổ này bạn xác định nơi muốn file
cài đặt được tạo.

Hình 24 - Menu build trong Visual Studio 2019

Hình 25 - Publish Winzad xác định nơi muốn lưu bản cài đặt
Xác định vị trí cho các file cài đặt. Lưu ý đường dẫn có thể là một địa chỉ website,
một server ftp hoặc một folder trong máy. Sau đó chọn Next.
Bước tiếp theo, chọn phương pháp mà người dùng sẽ triển khai cài đặt (hình 27).
Nên chọn Form a CD – ROM or DVD – ROM và nhấn Next.

Hình 26 - Chọn cài đặt ứng dụng bằng một trong ba cách
Tiếp theo, cho phép bạn chọn sẽ kiểm tra phiên bản cập nhật hay không (hình 28).
Nếu chương trình có hỗ trợ tính năng cập nhật này thì chọn một vị trí các file cập nhật sẽ
được đặt. Trong trường hợp này ta lựa chọn vào lựa chọn The application will not check
for update, rồi ấn Next.
Hình 27 - Lựa chọn tính năng tự động cập nhật phiên bản
Bước cuối cùng là xác nhận rằng theo đúng như mong muốn (hình 29). Ta không
cần quan tâm và nhấn Finish để tạo bản cài đặt

Hình 28 - Xác nhận thông tin và tạo bản cài đặt


Cài đặt chương trình:
Ta chọn file setup.exe trong thư mục mà ta chọn là nơi bản cài đặt được tại. Một cảnh báo
an ninh sẽ xuất hiện nhưng tiếp tục ấn Install (hình 30).

Hình 29 - Cảnh báo an ninh

Sau khi ấn Install quá trình tự động cài đặt trong thời gian rất nhanh khi cài đặt
xong chương trình sẽ được khởi động. Bạn cũng sẽ có thể khởi động chương trình như
các chương trình thông thường khác.
Kết luận
Kết quả đạt được
Bài tập lớn thiết kế chương trình “Quản lý thư viện” là kết quả thực hiện, tìm kiếm của
nhóm 1. Sau khi vận dụng kiến thức đã học về môn ‘Phân tích thiết kế hệ thống’. Bài làm
đạt được một số kết quả:
Ưu điểm:
Đáp ứng được những yêu cầu thông thường giúp cho việc quản lý thư viên của
mọt thư viện được tự động hóa.
Chương trình đơn giản và dễ sử dụng với mọi người.
Chương trình yêu cầu cấu hình thấp về phần cứng
Hạn chế:
Còn một số chức năng còn thiếu hoặc hoạt động chưa đúng, chưa tốt như yêu cầu
đặt ra.
Chương trình khá đơn giản chưa có chiều sâu.

Hướng phát triển.


Thực hiện cập nhật thêm các tính năng, chức năng hiện đại tối ưu hóa hơn.
Cải thiện giao diện người dùng.
Do thời lượng kiến thức còn hạn chế và thời gian khá ngắn nên chương trình vẫn
còn rất nhiều hạn chế và sơ sài. Vì vậy, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các
bạn để nhóm em có thể phát triển chương trình này về sau và có thể đưa chương trình
vào thực tế.
Danh mục sách tham khảo
1. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – Nguyễn Văn Ba – NXB Đại học Quốc
gia Hà nội
2. C# 2005 – Phạm Hữu Khang – NXB Lao động xã hội – 2006

You might also like