You are on page 1of 92

Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Lưu hành nội bộ

HƯỚNG DẪN THỰC


HÀNH PLC

Bình Định, 2024


Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

MỤC LỤC
Chương 1. LẬP TRÌNH PLC S7-1200 ........................................................... 4
Giới thiệu chung .......................................................................................... 4
1.1.1 Ưu điểm và bảo mật ........................................................................ 4
1.1.2 Các chế độ hoạt động của PLC. ....................................................... 4
Giới thiệu phần cứng PLC .......................................................................... 4
Tạo project ................................................................................................... 5
Kết nối PC với PLC ..................................................................................... 7
Vận hành ...................................................................................................... 9
Các lệnh cơ bản .......................................................................................... 10
1.6.1 Bit logic ........................................................................................ 10
1.6.2 Xung cạnh lên, cạnh xuống. .......................................................... 10
1.6.3 Lệnh Set, Reset. ............................................................................ 11
1.6.4 Các tiếp điểm đặt biệt.................................................................... 12
Timer .......................................................................................................... 13
1.7.1 Timer Pulse ................................................................................... 13
1.7.2 Timer ON (TON) .......................................................................... 14
1.7.3 Timer OFF (TOF) ......................................................................... 16
1.7.4 Timer ON có nhớ (TONR) ............................................................ 17
Counter ...................................................................................................... 20
1.8.1 Counter UP (CTU) ........................................................................ 20
1.8.2 Counter DOWN (CTD) ................................................................. 22
1.8.3 Counter UP/DOWN (CTUD) ........................................................ 23
So sánh ....................................................................................................... 24
Lệnh Move .......................................................................................... 26
Lệnh chuyển đổi ................................................................................. 30
1.11.1 Lệnh chuyển đổi............................................................................ 30
1.11.2 Lệnh làm tròn................................................................................ 31
Thời gian thực .................................................................................... 33
Xung tốc độ cao HSC ......................................................................... 38
1.13.1 Encoder......................................................................................... 38
1.13.2 HSC .............................................................................................. 39
Analog ................................................................................................. 44
1.14.1 Analog input ................................................................................. 44
1.14.2 Analog output ............................................................................... 46
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

1.14.3 Chương trình con .......................................................................... 46


Xung PWM ......................................................................................... 48
Xung PTO........................................................................................... 51
Điều khiển chuyển động (Motion control) ........................................ 53
1.17.1 MC_Power .................................................................................... 55
1.17.2 MC_Reset ..................................................................................... 55
1.17.3 MC_Home .................................................................................... 55
1.17.4 MC_MoveAbsolute....................................................................... 56
1.17.5 MC_MoveRelative ........................................................................ 56
1.17.6 MC_Movejog................................................................................ 57
Chương 2. LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN CÁC PHẦN MỀM MÔ
PHỎNG 58
Hướng dẫn cài đặt giao diện mô phỏng .................................................... 58
Kết nối Module giao tiếp PLC và máy tính .............................................. 62
2.2.1 Cáp USB kết nối ........................................................................... 62
2.2.2 Kết nối với module phần cứng qua Bluetooth ............................... 67
Kết nối PLC và Module giao tiếp máy tính .............................................. 68
2.3.1 Mô hình trạm bơm ........................................................................ 69
2.3.2 Mô hình thiết bị trộn hóa chất ....................................................... 70
2.3.3 Mô hình trạm bơm nhiên liệu ........................................................ 71
2.3.4 Mô hình hệ thống sản xuất rượu .................................................... 73
2.3.5 Mô hình hệ thống phân loại sản phẩm dùng xi lanh khí nén .......... 74
2.3.6 Mô hình thang máy chở người 3 tầng ............................................ 75
2.3.7 Mô hình dèn giao thông hiện số .................................................... 76
2.3.8 Mô hình mô phỏng đèn led và led 7 đoạn ...................................... 77
2.3.9 Mô hình hệ thống băng tải............................................................. 79
2.3.10 Mô hình điều khiển vị trí dùng động cơ bước ................................ 80
2.3.11 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB 3 Pha quay 2 chiều có hãm động
năng ..................................................................................................... 83
2.3.12 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB 3 Pha khởi động sao tam giác
quay 1 chiều có hãm động năng ........................................................... 84
2.3.13 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB 3 Pha khởi động sao tam giác
quay 2 chiều có hãm động năng ........................................................... 85
2.3.14 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB rotor lồng sóc khởi động qua 2
cấp R và có hãm động năng.................................................................. 86
2.3.15 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB rotor dây quấn quay 2 chiều,
khởi động qua 2 cấp R và có hãm động năng ....................................... 87
Chương 3. LẬP TRÌNH PLC THỰC HÀNH MODULE ĐIỀU KHIỂN MỞ
RỘNG 88
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

PHẦN I – THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN LOGIC NÂNG CAO

Chương 1. LẬP TRÌNH PLC S7-1200

Giới thiệu chung


1.1.1 Ưu điểm và bảo mật
S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát nhiều.
Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh làm cho chúng ta có những
giải pháphoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200.
S7-1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp sẵn, các
đầu vào/ra (DI/DO).
Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương trình điều
khiển. Tất cả các CPU đều cung cấp bảo vệ bằng password chống truy cập vào PLC.
S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP. Ngoài ra
bạn có thểdùng các module truyền thông mở rộng kết nối bằng RS485 hoặc RS232.
1.1.2 Các chế độ hoạt động của PLC.
CPU có 3 chế độ hoạt động: chế độ STOP, chế độ STARTUP và chế độ RUN. Các
LED trạng thái trên mặt trước của CPU biểu thị chế độ hiện thời của sự vận hành. Trong
chế độ STOP, CPU không thực thi chương trình nào, và ta có thể tải xuống một đề án.
Trong chế độ STARTUP, các OB khởi động (nếu có) được thực thi một lần. Các sự kiện
ngắt không được xử lý cho đến pha khởi động của chế độ RUN. Trong chế độ RUN,
chu kỳ quét được thực thi một cách lặp lại. Các sự kiện ngắt có thể xuất hiện và được
thực thi tại bất kỳ điểm nào nằm trong pha chu kỳ chươngtrình. Ta không thể tải xuống
một đề án trong khi đang ở chế độ RUN.
Giới thiệu phần cứng PLC

4
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Trong đó:
(1) Nguồn vào cho PLC
(2) Ngõ ra 24VDC
(3) Ngõ vào số
(4) Ngõ vào tín hiệu tương tự Analog
(5) Khe cắm thẻ nhớ
(6) Đèn led báo tín hiệu ngõ vào số
(7) Đèn led báo tín hiệu ngõ ra số
(8) Ngõ ra số
(9) Cổng kết nối Profinet (LAN)
(10) Đèn báo tín hiệu trạng thái hoạt động PLC

Tạo project
Mở chương trình TIA V17
Tạo project mới

Chọn Create new project, đặt tên, nơi lưu sau đó nhấn Create.

Cấu hình phần cứng. chọn Configure a divice.

Sau đó chọn add new device. Chọn CPU giống như PLC thật.

5
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Sau đó chọn add.

Vào default tag table, khai báo các tag sẽ sử dụng.

Để viết chương trình vào Main.

Vào Basic instruction, chọn bit logic operation.

Để tạo nút duy trì vào General, chọn open branch.

Dùng thường hở để duy trì


6
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Chọn close Branch để kết thúc

Khai báo các tag để hoàn chỉnh project

Vào comment ghi chú chức năng của network

Kết nối PC với PLC


Vào biểu tượng mạng, chọn Open Network and Sharing Center.

Vào biểu tượng Local.

Vào properties

Vào TCP/IPv4

7
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Set IP cho máy tính là 192.168.1.10 hoặc 192.168.0.10

Để PC và PLC kết nối được thì ta phải set cùng lớp mạng, khác địa chỉ.

Sau khi set xong ta nhấn Save

Chọn download

Chọn PCI nếu download từ LAN. Còn Wifi thì chọn card wifi.

Nhấn Start search để PC tìm PLC. Nếu tìm thấy thì sợi dây liên kết có màu xanh.

8
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Nhấn Load để tiến hành download.

Chọn Delete all để reset các module.

Sau đó chọn Load

Nhấn Finish để kết thúc


Vận hành
Vào lại Main, chọn Go online.

Để xem online nhấn Monitoring

9
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Muốn nhấn Start thì phải có phần cứng, hoặc có thể vào Modify

Motor chạy

Nhấn Stop thì Motor dừng.

Các lệnh cơ bản


1.6.1 Bit logic
Để thao tác với bit logic ta vào bit logic operation, bao gồm các lệnh như tiếp điểm
thường hở,đóng, ngõ ra, …

Xung cạnh lên, xung cạnh xuống, set, reset.


1.6.2 Xung cạnh lên, cạnh xuống.
Để lấy lệnh xung cạnh lên ta vào basic instruction, chọn Positive.

Trên ta nhập vào địa chỉ cần bắt xung. Ví dụ M0.6

10
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Dưới ta cho 1 biến trung gian bất kỳ.

Ví dụ M0.7

Chú ý: Xung P chỉ lên 1 lần trong chu kỳ quét của PLC, do đó muốn Motor chạy
thì phải códuy trì hoặc dùng lệnh set để bắt nó.
Xung cạnh xuống dùng tương tự xung cạnh lên, lệnh là N.
1.6.3 Lệnh Set, Reset.
Lệnh set được dùng để bắt tín hiệu, khi đó PLC sẽ cưỡng bức 1 bit lên 1. Khi được
set thì bit đó sáng hoài không thể tắt. Để tắt ta phải dùng lệnh reset.

Để thay đổi ngõ ra ta double click vào ngõ đó, sau đó nhấn chọn.

Kết quả

Ngoài việc set 1 bit còn có thể set 1 byte

11
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

1.6.4 Các tiếp điểm đặt biệt


Muốn dùng các tiếp điểm đặc biệt trong S7-1200 ta phải kích hoạt. Để mở chức năng
các tiếpđiểm đặc biệt ta làm như sau:

Chọn Properties.

Vào tab General chọn System and clock memory.

Chọn Enable. Để kích hoạt các tiếp điểm đặc biệt của system memory byte. Địa chỉ
này có thểthay đổi được, nhưng mặc định là MB1.

Hoặc các tiếp điểm xung clock. Mặc định là MB0.


12
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Công thức của tần số f=1/T => T=1/f, nếu 10Hz thì T=1/10s=0,1s
Sau khi đã cấu hình phần cứng rồi thì ta phải download phần cứng. Để download phần
cứng tadùng Hardware configuration.

Chú ý: các bit M đã cấu hình là các tiếp điểm đặc biệt thì không được dùng vào
mục đíchkhác.
Timer
Trong TIA cho phép chúng ta sử dụng timer dạng khối và timer dạng rút gọn (dạng
bit).
1.7.1 Timer Pulse
Để là việc với Timer ta vào Timer operation trong Bacsic intruction

Chọn TP là Timer Pulse.

Đặt tên

Mặc định IEC_Timer_0_DB, hoặc có vào Manual thể đặt tên lại

13
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Nếu không biết lệnh có thể vào Manual

Về cú pháp như sau

Có thể hiểu:
+IN: ngõ vào cấp nguồn cho phép TP hoạt động, dạng bool, vùng nhớ có thể I, Q, M,
D, L, P,

+PT: thời gian định thì mặc định là ms, có thể thêm đơn vị ở đằng sau như s, m, h, d,
+Q: là ngõ ra được thực thi khi hết thời gian.
+ET: giá trị thời gian hiện tại.
- Khi ngõ vào IN được cấp xung thì ngõ ra Q sẽ lên 1 trong khoản thời gian PT được
đặt trướcđó mà không cần quan tâm xung IN cấp vào dài hay ngắn, 1 xung hay 2 xung.
Nên được gọi là timer xung (TP).
1.7.2 Timer ON (TON)
- Để là việc với Timer ta vào Timer On Delay trong Basic intruction, Thay đổi IN sang
“FALSE”, trong khi bộ định thì vận hành, sẽ đặt lại và dừng bộ định thì

Đặt tên

Cú pháp

14
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Có thể hiểu:
+IN: ngõ vào cấp nguồn cho phép hoạt động, dạng bool, vùng nhớ có thể I, Q, M, D,
L, P,…
+PT: thời gian định thì mặc định là ms, có thể thêm đơn vị ở đằng sau như s, m, h, d,
+Q: là ngõ ra được thực thi khi hết thời gian.
+ET: giá trị thời gian hiện tại.
- Khi ngõ vào IN được cấp 1 tín hiệu “True” bộ định thời sẽ bắt đầu tính thời gian và
sau 1 khoảng thời gian bằng PT thì ngõ ra Q sẽ hoạt động. Khi ngõ vào IN về “False”
thời gian sẽ được đặt lại về 0
Ví dụ: tạo chu kỳ đèn sáng tắt 1p

Ví dụ dùng Timer tạo 1 biến đếm


-Không được dùng ngõ ra của Timer để reset timer, mà phải dùng biến đệm.

15
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Không dùng được

1.7.3 Timer OFF (TOF)


Ngược lại với Timer ON, ta có Timer OFF delay (TOF) trong Basic intruction

Đặt tên

16
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Cú pháp

- Có thể hiểu:
+IN: ngõ vào cấp nguồn cho phép hoạt động, dạng bool, vùng nhớ có thể I, Q, M, D,
L, P,…
+PT: thời gian định thì mặc định là ms, có thể thêm đơn vị ở đằng sau như s, m, h, d,
+Q: là ngõ ra được thực thi khi hết thời gian.
+ET: giá trị thời gian hiện tại.
- Khi ngõ vào IN được cấp 1 tín hiệu “True” bộ định thời sẽ không hoạt động và giá
trị thời gian luôn trở về mặt định 0, ngõ ra Q sẽ có tín hiệu hoạt động liên lục. Khi ngõ
vào IN chuyển sang “False” lúc này bộ định thời sẽ bắt đầu đếm thời gian và cho phép
ngõ ra Q hoạt động cho đến lúc đếm hết thời gian cài đặt PT.
Ví dụ:

1.7.4 Timer ON có nhớ (TONR)


- Được lấy trong mục Basic Instructions

17
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Đặt tên

Cú pháp

- Có thể hiểu:
+IN: ngõ vào cấp nguồn cho phép hoạt động, dạng bool, vùng nhớ có thể I, Q, M, D,
L, P,…
+R: ngõ vào nhận tín hiệu đặt lại thời gian đếm
+PT: thời gian định thì mặc định là ms, có thể thêm đơn vị ở đằng sau như s, m, h, d,
+Q: là ngõ ra được thực thi khi hết thời gian.
+ET: giá trị thời gian hiện tại.
- Tương tự như 1 Timer ON, TOR cũng hoạt động khi IN “True” nhưng khác với TON,
khi IN về “False” TOR không đặt lại thời gian đếm mà dừng đếm tại thời điểm IN về
“False” và sẽ đếm tiếp khi IN “True”. TOR chỉ đặt lại thời gian đếm về 0 khi ngõ vào R
”True”.
Ví dụ: tạo 1 TOR đếm 10s

18
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

19
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Counter
1.8.1 Counter UP (CTU)
- Để lấy counter ta vào

- Chọn CTU

- Đặt tên

- Cú pháp

20
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

+ CU: với mỗi lần ngõ vào CU thay đổi từ “False” =>”True” thì Counter đếm lên 1
+ R: ngõ vào đặt lại số đếm về 0
+ PV: số lần đếm cần thiết để thực hiện 1 lệnh tại Q
+ Q: ngõ ra hoạt động sau khi số đếm hiện tại >=PV
+ CV: số đếm hiện tại
Cp xung cho chân CU

Cấp nguồn cho chân Reset.

Đặt giá trị đếm cho counter.

Ngõ ra của counter là “C”.QU có thể dùng để điều khiển đèn.

Chú ý:
Có nhiều loại dạng đếm cho counter: Int, Sint, Usint, Uint, Dint.
+Int phạm vi đếm 0-32767.
+Sint phạm vi đếm 0-127.
+Usint phạm vi đếm 0-255.
Để so sánh thì ta dùng CV trong counter.

21
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

1.8.2 Counter DOWN (CTD)


- Để lấy counter ta vào

- Chọn CTD

22
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Đặt tên

- Cú pháp

+ CD: với mỗi lần ngõ vào CD thay đổi từ “False”=>”True” thì Counter đếm xuống 1
+ LD: ngõ vào đặt lại số đếm được cài đặt ở PV
+ PV: số lần đếm cần thiết để thực hiện 1 lệnh tại Q
+ Q: ngõ ra hoạt động sau khi số đếm hiện tại <=0
+ CV: số đếm hiện tại

1.8.3 Counter UP/DOWN (CTUD)


- Là sự kết hợp của cả CTU và CTD

23
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Cú pháp

+ CU: với mỗi lần ngõ vào CU thay đổi từ “False” =>”True” thì Counter đếm lên 1
+ R: ngõ vào đặt lại số đếm về 0

+ CD: với mỗi lần ngõ vào CD thay đổi từ “False”=>”True” thì Counter đếm xuống 1
+ LD: ngõ vào đặt lại số đếm được cài đặt ở PV
+ PV: số lần đếm cần thiết để thực hiện 1 lệnh tại Q
+ QU: ngõ ra hoạt động sau khi số đếm hiện tại >=PV
+ QD: ngõ ra hoạt động sau khi số đếm hiện tại <=0
+ CV: số đếm hiện tại
- Điểm khác biệt của CTUD với CTU và CTD là khi CTUD đếm lên hoặc đếm xuống
đến 1 giá trị thì lệnh đếm lên hoặc đếm xuống tiếp theo sẽ bắt đầu từ giá trị đó.
So sánh
Để dùng lệnh so sánh ta vào

Có nhiều lệnh so sánh như: ==, <>, >=, <=, >, <.

Chọn dữ liệu so sánh

24
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Ví dụ:

Ví dụ: bài tập kết hợp Timer, counter

25
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Lệnh Move

Move là lệnh coppy giá trị. Có những kiểu giá trị Move như sau:
Trong 1200 lệnh Move dùng chung cho tất cả các kiểu dữ liệu:
+Byte:

+Word:

+Double Word:

+Double Word:
Ví dụ: bài tập đèn gia thông dùng Timer, counter, so sánh, move.

26
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Hoặc có thể dùng xung clock 1Hz để tạo xung cho counter.

27
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Vấn đề là Counter có nhớ sau khi đếm. Để xóa giá trị Counter khi PLC bắt đầu
chạy ta cầnphải reset counter. Để reset có 2 cách: dùng OB100 hoặc First Scan.
+Dùng OB100:
Vào Program block chọn Add new block.

Chọn Startup

Sau đó ctick vào Add new and open và nhấn OK

Block này có nhiệm vụ restart, nên muốn restart gì thì đem vào đây. Ví dụ muốn khi
bật PLClên thì Counter C1 có giá trị đếm là 0.
Khi PLC đang chạy counter đang đếm

Khi stop PLC

28
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Và khi On PLC lại.

Và giá trị counter bắt đầu về 0

Hoặc dùng first Scan cũng tương tự

29
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Hoặc reset Counter

Lệnh chuyển đổi


1.11.1 Lệnh chuyển đổi

Lệnh Convert dùng để chuyển đổi kiểu dữ liệu.

Ví dụ: chuyể đổi Real sang Int

30
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Nhập 53.05 vào thì cho ra 53.


Chú ý phải định dạng đúng Floatting point cho MD0

Có thể thay đổi định dạng của tag bằng Rewire tag thay vì ta mở tag lên và định dạng
cho MD0 là Real
1.11.2 Lệnh làm tròn
Để làm tròn số ta dùng lệnh ROUND

Lấy lệnh và định dạng đầu vào / ra.

Real thì dùng MD, MD thì phải cách 4 giá trị.

Hoặc có thể xem đúng kiểu chưa

Nếu đã đúng thì không cần format lại.

31
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Khi nhập 3.4 thì được làm tròn là 3.0

Và khi 3.6 thì được làm tròn là 4.0

Vậy ROUND được làm tròn theo quy tắt là lớn hơn 0.5 thì tròn lên. Bé hoặc bằng 0.5
thì làmtròn xuống.
Khác với ROUND thì CEIL là lệnh làm tròn lên. Nếu lớn 0.0 là được làm tròn lên.

Khác với CEIL thì FLOOR là lệnh làm tròn xuống. Nếu bé hơn 0.9 thì làm tròn xuống.

Ngoài ra còn có lệnh làm tròn xuống cho cả số thập phân và số nguyên, đó là lệnh
TRUNC.

Đối với số thập phân sang số nguyên

32
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Thời gian thực


Để lấy thời gian thực ta vào Extended instruction, chọn data and timer of day.

Chọn khối read local time

Read local là đọc thời gian của máy tính, nghĩa là máy tính có thời gian sao thì PLC
đọc vậy.

Chọn RET_Van là MW100. Để đọc được ta cần phải cấu hình 1 khối DB

Đặt tên khối DB

33
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Sau đó chọn Add new and open và nhấn ok

Đặt tên và khai báo kiểu dữ liệu DTL, khi đó trước tên có dấu sổ

Nhấn sổ ra

Chọn xuất thời gian thực ra

34
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Muốn đọc giờ thì ta chỉ cần Move

Chọn là giờ.

Xuất ra vùng nhớ dạng Byte

Đặt tên tag là giờ

Kiểu dữ liệu phải đúng trong bảng

35
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Sau đó nhấn change

Có thể kiểm tra lại.

Hiện tại là 2 giờ 40 phút ngày 01/02/2012

Kết quả trên không đúng với ngày giờ của máy tính.

Để khắc phục thì ta vào cấu hình lại phần cứng.

36
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Vào phần time of day chọn lại múi giờ

Sau đó nhấn OK

Download phần cứng

Sau đó download chương trình. Nếu muốn thay đổi ngày giờ để mô phỏng làm cách
sau:

37
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Sau đó bỏ chọn Take from PG/PC (không sử dụng ngày giờ của máy tính). Set lại thời
gian cầnthay đổi để mô phỏng (không cần thay đổi ngày giờ của hệ thống). Sau đó chọn
apply.

Ví dụ: bài tập thời gian thực

Xung tốc độ cao HSC


1.13.1 Encoder.
Encoder là bộ mã hóa quay. Là thiết bị cơ điện dùng để chuyển đổi vị trí góc hoặc
chuyển độngcủa trục thành dạng tín hiệu Analog hoặc Digital.
Trong máy CNC encoder được dùng gia công cơ khí chính xác hoàn toàn tự động. Điều
khiển và xác định các góc quay của dao hoặc bàn gá. Trong robot tự động, encoder được
dùng để xác định tọa độ cánh tay robot. Ngoài ra, encoder còn được gặp trong thang
máy, máy cán tôn, máy cắt thép, máy dán tem sản phẩm, băng tải, băng chuyền, …

38
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Có 2 loại encoder là NPN và PNP. Ứng với nó thì có 2 cách đấu với PLC là Sink/
Source. Nếu NPN (ra 0V) thì 1M của PLC được nối 24V. Nếu PNP (ra 24V) thì 1M của
PLC được nối0V.
1.13.2 HSC
Khai báo HSC

Đặt tên và enable chức năng HSC

Chức năng của HSC

Khai báo chức năng đếm là count. Có nhiều chức năng: đếm xung, đếm chu kỳ, tần
số, Motioncontrol. Để đếm tốc độ động cơ ta dùng 2 pha A, B

Các thông số khác không thay đổi so với mặc định

39
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Khai báo phần cứng: encoder đọc 2 xung A, B ứng với I0.0 và I0.1.

Do tốc độ động cơ cao, nên cần phải lọc ngõ vào là Micro giây.

Ngõ ra HSC mặc định lưu với địa chỉ ID1000

Lấy lệnh HSC vào Technology

40
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Đổi tên

Lấy lệnh ra main

Trong đó:
+EN: đầu vào cho phép HSC hoạt động.
+HSC: địa chỉ phần cứng của HSC. Để biết HSC có địa chỉ nhiêu ta vào xem trong
phần PLCtags -> Show all tags -> System constants:

41
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Khi đó HSC_1 có địa chỉ là 257


+DIR: yêu cầu chiều đếm mới.
+CV: yêu cầu thiết lập giá trị đếm mới.
+RV: yêu cầu thiết lập giá trị tham chiếu mới.

+PERIOD: chỉ dùng khi đếm chu kỳ.


+NEW_DIR: thiết lập chiều đếm mới, nếu 1 đếm lên, -1 thì đếm xuống.
+NEW_CV: giá trị đếm mới.
+NEW_RV: giá trị tham chiếu mới.
+NEW_ PERIOD: ta không dùng.
+BUSY: thông báo chức năng bận.
+STATUS: hiển thị code trạng thái.

Status Description
0 No error
80A1 HSC identifier does not address a HSC
80B1 Legal value in NEW_DIR
80B2 Legal value in NEW_CV
80B3 Legal value in NEW_RV
80B4 Legal value in NEW_PERIOD

42
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

80C0 Multiple access to the high – speed couter


Ví dụ: Viết chương trình đọc tốc độ động cơ KĐB 3 pha.

Thiết lập HSC bao gồm tên 257 và điều kiện reset giá trị xung.

Lấy giá trị xung đọc được.

Tạo thời gian lấy mẫu

Sau 0.5s thì lấy mẫu 1 lần

Tính tốc độ động cơ:

Kết quả:

Tocdo 
HSC
Tmau  XungEncoder  60,[v / p]

43
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Kết quả ở tần số 5Hz thì tốc độ là 163 vòng/phút


Analog
1.14.1 Analog input
Nếu con thường không có Analog thì ta phải add device.
Vào xem địa chỉ mặc định của 2 kênh Analog. Có địa chỉ mặc định là IW64 và IW66.
Chỉ đọcđiện áp từ 0-10V.

Vào Conversion operations lấy 2 khối NORM và SCALE

Trong khối NORM có:


+EN: điều kiện để khối hoạt động.
+MIN: giá trị nhỏ nhất là 0.
+VALUE: IW64 hoặc IW66 ứng với 2 kênh mặc định.
+MAX: 27648.
+OUT: vùng nhớ giá trị để lưu giá trị 0-27648 vào.

44
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Ý nghĩa của khối này là khi ta đưa tín hiệu điện áp 0-10V thì nó sẽ trả ra giá trị
0-27648.Nhưng do số này lớn quá (ứng với 10V là 27648) nên phải tiếp tục đưa qua
Scale để làm nhỏ gọn lại.
Bản thân NORM đã cho ra 0-10. Nếu muốn ra 0-50Hz hoặc 0-3000rpm thì ta dùng
khốiSCALE có:
+EN: điều kiện để khối hoạt động.
+MIN: giá trị nhỏ nhất. Có thể là 0.
+VALUE: giá trị trung gian muốn Scale (thông thường là Real).
+MAX: giá trị lớn nhất, có thể 50Hz, 2950rpm, ...
+OUT: vùng nhớ giá trị để lưu giá trị cuối cùng.

Hoặc có thể tạo chương trình con để đọc được Analog Input và Output thì ta dùng khối
FC.

Ví dụ: đọc tín hiệu nhiệt độ của con PT100.


Vì PT100 cho ra điện trở, để ra được nhiệt độ cần có bộ chuyển đổi R sang 0-10V

Giá trị ra này chưa thể sử dụng được, do đó ta phải đi xử lý tiếp.

45
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

1.14.2 Analog output


Trước khi xuất ra tín hiệu Analog, thì ta cần phải xem cấu hình PLC có chức năng
Analogoutput không, nếu có thì địa chỉ nhiêu, chức năng đọc dòng hay áp.

Phải chuột vào module, chọn properties

Ta thấy có 2 kênh Analog output.

Có thể thay đổi chức năng dòng hoặc áp.


1.14.3 Chương trình con
Để giải quyết loại bài tập có nhiều chế độ độc lập nhau thì ta dùng chương trình con.
Ví dụ viết chương trình điều khiển đèn 2 chế độ: Tự động: thì đèn sang tắt 0.5s. Chế
độ tay thìđèn được điều khiển thông qua công tắt.
Trong MAIN: trong Main thường dùng để gọi chương trình con, để gọi chương trình
ta chỉ cầnrê và thả.

Gọi chương trình Manual

46
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Chương trình con: chương trình con thường nằm trong khối FC

Chương trình tự động: đèn tự động sáng tắt 0,5s.

Chương trình con tay: đèn được bật tắt bằng tay.

Bài tập: viết chương trình đèn giao thông có hai chế độ bình thường và nhấp nháy.
Chọn chếđộ bằng thời gian thực hoặc nút nhấn.Xung PWM/PTO.

47
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Xung PWM

PWM ta cần quan tâm hai giá trị Tcycle, Ton và xác định ngõ phát xung

S7-1200 có V 4.0 trở lên có 4 kênh PWM. Còn dưới thì 2 kênh. 2 kênh đầu là 100kHz,
2 kênhsau là 30kHz.

Ta chọn kênh 1 và tiến hành enable chức năng lên.

48
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Thời gian cơ bản có 2 cách chọn: Millisecond.

Nếu để 100 thì tính tỷ lệ 0%-100%, tương ứng với bộ PID.

Chọn cái chu kỳ phát xung Tcycle là 100ms. Thường bé hơn 1s.

Chọn cái tần số phát xung ban đầu, tần số này tốt nhất là 20%. Chọn 20.

Địa chỉ phát xung là Q0.0

Địa chỉ thanh ghi đầu ra.

49
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Ký hiệu của lệnh.

Cách lấy lệnh.

Đặt tên

Khai báo

50
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Cấp nguồn cho khối PWM.

Vận hành.
Bài tập 1: dùng PWM để điều khiển tốc độ của động cơ DC với phần cứng
sau:

Bài tập 2: điều khiển PID động cơ DC 775 dùng PWM.


Xung PTO
- Cấu hình phần cứng PLC phát xung PTO tương tự như PWM nhưng tại Signal type
chọn phát xung PTO (pulse A and direction B)

51
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Chú ý ngõ phát xung của phần cứng và tần số tối đa mà phần cứng PLC đáp ứng được

- Lập trình PLC phá xung có tần số được nhập ở FREQUENY

52
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- REQ: ngõ vào điều khiển cho phép phát xung


- PTO: địa chỉ kênh xung
- FREQUENCY: nhập tần số
- DONE: Báo trạng thái phát xung thành công
- BUSY: Báo trạng thái ngõ ra đang thực hiện 1 nhiệm vụ khác
- ERROR: Báo lỗi không thể phát xung
- STATUS: Hiển thị mã trạng thái mã lỗi
Điều khiển chuyển động (Motion control)
Cấu hình bộ phát xung PTO.
Tạo trục

Khai báo các thông số cơ bản: chọn đúng PTO đã cấu hình bên PLC, ngõ phát xung và
chiều,đơn vị đo lường.

Khai báo phần cơ khí: ví dụ động cơ có encoder 5000 xung/vòng và có trục vít me có
phi 8mm

Khai báo tốc độ Max, min, TACC, TDEC.

53
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Sau khi đã thiết lập cấu hình phần cứng xong, ta tiến hành nhấn Save.

Sau khi cấu hình xong, ta tiến hành download chương trình xuống PLC. Vào mục
TechnologyObject chọn Commissioning

Chọn chế độ Positioning

Cho dù động cơ đang ở vị trí nào, thi khi dùng chức năng Absolute thì động cơ sẽ tở
lại vị trímà mình đặt.

Bài tập: dùng PTO để điều khiển vị trí đông cơ bước

54
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
1.17.1 MC_Power
MC_Power dùng để khởi tạo nguồn cho drive. Enable là chân cấp nguồn, StopMode
=0 làdừng khẩn cấp. Chức năng ON/OFF Drive. Chức năng này không thay thế cho
SON.

Cách lấy lệnh

1.17.2 MC_Reset
Cách lấy lệnh Reset

Chức năng: dùng để reset axit khi bị lỗi. Khi ngõ vào Execute lên ON thì hệ thống sẽ
reset.

1.17.3 MC_Home
Cách lấy lệnh

Chức năng dùng để điều khiển servo trở về vị trí Home. Vị trí này được qui định bởi
cảm biếncứng hoặc cảm biến mềm trong chương trình.

55
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Trong đó: Axit là trục cần điều khiển, Execute là lệnh cho phép hoạt động của khối
MC_Home. Position là vị trí cần về, thường là vị trí 0. Mode sử dụng là mode 3.
1.17.4 MC_MoveAbsolute
Cách lấy lệnh.

Chức năng: khối MC_MoveAbsolute dùng để điều khiển chính xác vị trí, không cộng
dồn. Ví dụ trên cây thước 20cm ta nhập vị trí nào vào thì servo chạy đúng vị trí đó, + là
thuận, - là nghịch.

Trong đó: Axit là trục cần điều khiển, Execute là lệnh cho phép hoạt động của khối
MC_MoveAbsolute. Position là vị trí cần đến. Velocity là vận tốc di chuyển.
1.17.5 MC_MoveRelative
Cách lấy lệnh.

Chức năng: khối MC_MoveRelative dùng để điều khiển chạy vị trí bằng hình thức
cộng dồn.Ví dụ trên cây thước 20cm ta nhập vị trí 10 thì servo chạy một đoạn 10, khi
nhập 10 nữa thì chạy lên 20. Trong khi Absolute khi nhập 10 lần sau là đứng yên, vì nó
đã đạt vị trí 10.

56
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Trong đó: Axit là trục cần điều khiển, Execute là lệnh cho phép hoạt động của khối
MC_MoveRelative. Distance là đoạn đường cần thực hiện. Velocity là vận tốc di
chuyển.
1.17.6 MC_Movejog
Cách lấy lệnh.

Chức năng: khối MC_MoveJog dùng để điều khiển động cơ bằng tay.

Trong đó: Axit là trục cần điều khiển, JogForward là lệnh cho phép động cơ quay
thuận, JogBackward là lệnh cho phép động cơ quay nghịch. Velocity là vận tốc khi quay.

57
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Chương 2. LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN CÁC PHẦN MỀM
MÔ PHỎNG
Hướng dẫn cài đặt giao diện mô phỏng
- Truy cập vào thư mục chứa file cài đặt

- Chọn thư mục Debug để vào file cài đặt.

- Tiếp theo tích vào file cài đặt “Windows Installer Package” để bắt đầu tiến trình cài
đặt.

58
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Chọn “Next” để tiếp tục quá trình.

- Tích vào mục “Everyone” và chọn “Next” để tiếp tục.

59
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Tiếp tục chọn “Next”.

Chọn Close để hoàn thành cài đặt.

60
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- File cài đặt sau khi hoàn tất.

- Chú ý: Sau khi gỡ cài đặt và cài đặt lại 1 giao diện mô phỏng mới nên Restart máy
tính.

61
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Kết nối Module giao tiếp PLC và máy tính
2.2.1 Cáp USB kết nối

- Sau khi cấm cáp kết nối máy tính và module giao tiếp ta bắt đầu kiểm tra máy đã
nhận cáp.
- Vào “Computer” tích chuột phải và chọn “Manage”.

- Khi hiển thị như mục số 3 thì cáp đã kết nối.

62
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Tiếp theo trên mà hình máy tính ta click chuột vào icon để mở giao diện mô phỏng.

- Giao diện của phần mêm mô phỏng.

63
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Phía dưới giao diện mô phỏng ta chọn cổng COM và nhấn vào Connect để kết nối.

- Kết nối thành công với Module mở rộng.

64
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Trường hợp không nhận cáp ta tiến hành cái driver cho máy tính.
- Thư mục cài driver cho máy tính WIN7 64bit.

- Tích chuột phải và chọn “Update Driver Software”

65
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Chọn “Brower my computer for driver software” và truy cập vào file chứa thư mục
driver.

- Truy cập vào thư mục driver sau đó chọn “OK”.

66
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

- Tiếp theo ta chọn “Next” để hoàn tất cài đặt driver.

- Sau khi cài đặt xong driver ta nên Restart máy tính.
2.2.2 Kết nối với module phần cứng qua Bluetooth
- Mở Bluetooth của máy tính, tìm PLCIOn nhấn chọn kết nối và nhận mật khẩu 1234

67
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Kết nối PLC và Module giao tiếp máy tính


- Bảng kết nối ngõ vào PLC và Module giao tiếp máy tính
PLC S7-1200 Module giao tiếp máy tính
Ngõ vào Ngõ ra
I0.0 DO1
I0.1 DO2
I0.2 DO3
I0.3 DO4
I0.4 DO5
I0.5 DO6
I0.6 DO7
I0.7 DO8
I2.0 DO9
I2.1 DO10
I2.2 DO11
I2.3 DO12
I2.4 DO13
I2.5 DO14
I2.6 DO15
I2.7 DO16
Ngõ ra Ngõ vào
Q0.0 DI1
Q0.1 DI2
Q0.2 DI3
Q0.3 DI4
Q0.4 DI5
Q0.5 DI6
Q0.6 DI7
Q0.7 DI8
Q2.0 DI9
Q2.1 DI10

68
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Q2.2 DI11
Q2.3 DI12
Q2.4 DI13
Q2.5 DI14
Q2.6 DI15
Q2.7 DI16

2.3.1 Mô hình trạm bơm

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 S0: On/Off chương trình
I0.1 DO2 S1: mức nước 1
I0.2 DO3 S2: mức nước 2
I0.3 DO4 S3: mức nước 3
I0.4 DO5 S4: mức nước 4
I0.5 DO6 RN1: Mô phỏng Relay nhiệt 1
I0.6 DO7 RN2: Mô phỏng Relay nhiệt 2
Q0.0 DI1 Điều khiển contactor K1
Q0.1 DI2 Điều khiển contactor K2
Q0.2 DI3 Điều khiển contactor K3
Q0.3 DI4 Điều khiển contactor K4

a. Chú thích
S0 tương ứng ngõ vào PLC I0.0: Công tắc cho phép hoạt động
S1, S2, S3, S4: Cảm biến báo mực nước tương ứng ngõ vào PLC I0.1-0.4.
RN1, RN2: Gỉa lập động cơ quá tải, khi ấn vào động cơ sẽ ngưng hoạt
động.

69
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
K1, K2 điều khiển động cơ tương ứng Q0.0, Q0,1.
K3, K4 tương ứng Q0.2, Q0.3 van xả bồn nước.
b. Yêu cầu
Lập trình điều khiển bằng PLC S7-1200.
Chọn chế độ tự động.
Khi nhấn S0 K1 có điện động cơ 1 hoạt động bơm chất lỏng đến mực S2.
Khi đèn báo S2 sáng lên cảm biến S2 tác động, K1 ngắt K2 có điện động
cơ 2 hoạt động bơm chất lỏng đến mức S4.
Khi đèn báo S4 sáng lên cảm biến S4 tác động, K1,K2 ngắt. Khi đó kích
K3, K4 xả đến mức S1. Chu trình lập đi lập liên tục.
2.3.2 Mô hình thiết bị trộn hóa chất

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 S0: On/Off chương trình
I0.1 DO2 S1: mức nước 1
I0.2 DO3 S2: mức nước 2
I0.3 DO4 S3: mức nước 3
I0.4 DO5 S4: mức nước 4
I0.5 DO6 RN1: Mô phỏng Relay nhiệt 1
I0.6 DO7 RN2: Mô phỏng Relay nhiệt 2
I0.7 DO8 RN3: Mô phỏng Relay nhiệt 3
Q0.0 DI1 Điều khiển contactor K1
Q0.1 DI2 Điều khiển contactor K2
Q0.2 DI3 Điều khiển contactor K3
Q0.3 DI4 Điều khiển contactor K4
Q0.4 DI5 Điều khiển contactor K5

a. Chú thích
S0 tương ứng ngõ vào PLC I0.0: Công tắc cho phép hoạt động
S1, S2, S3, S4: Cảm biến báo mực nước tương ứng ngõ vào PLC I0.1-0.4.

70
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
RN1, RN2: Giả lập động cơ quá tải, khi ấn vào động cơ sẽ ngưng hoạt
động.
K1, K2 điều khiển động cơ tương ứng Q0.0, Q0,1.
K3, K4 điều khiển động cơ xoay thuận nghịch tương ứng Q0.2, Q0,3.
K5 van xả tương ứng ngõ ra PLC Q0.4.
b. Yêu cầu
Khi nhấn S0 K1 có điện động cơ 1 hoạt động bơm chất lỏng đến mực S2.
Khi đèn báo S2 sáng lên cảm biến S2 tác động, K1 ngắt K2 có điện động
cơ 2 hoạt động bơm chất lỏng đến mức S4.
2.3.3 Mô hình trạm bơm nhiên liệu

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Mức nhiêu liệu 1
I0.1 DO2 Mức nhiêu liệu 2
I0.2 DO3 Mức nhiêu liệu 3
I0.3 DO4 Mức nhiêu liệu 4
I0.4 DO5 Mức nhiêu liệu 5
I0.5 DO6 Mức nhiêu liệu 6
I0.6 DO7 Mức nhiêu liệu 7
I0.7 DO8 Mức nhiêu liệu 8
I2.0 DO9 Mức nhiêu liệu 9
I2.1 DO10 Mức nhiêu liệu 10
I2.2 DO11 Bit 0 của mã BCD
I2.3 DO12 Bit 1 của mã BCD
I2.4 DO13 Bit 2 của mã BCD
I2.5 DO14 Bit 3 của mã BCD
I2.6 DO15 Nút nhấn Reset
I2.7 DO16 Nút nhấn Start
Q0.0 DI1 Điều khiển bơm
a. Chú thích

71
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Ngõ
ra Q0.2 Q0.3 Q0.4 Q0.5
Decima PLC
BC
8 4 2 1
D
1 0 0 0 1
2 0 0 1 0
3 0 0 1 1
4 0 1 0 0
5 0 1 0 1
6 0 1 1 0
7 0 1 1 1
8 1 0 0 0
9 1 0 0 1
0: Tương ứng ngõ ra không tác động
1: Tương ứng ngõ ra được tác động
Ngõ vào Tín hiệu từ PLC
I0.0 1
I0.1 2
I0.2 3
I0.3 4
I0.4 5
I0.5 6
I0.6 7
I0.7 8
I1.0 9
I1.1 10
b. Yêu cầu
Nhập số từ màn hình sau đó ấn Start hệ thống bơm hoạt động bơm đến mực tương ứng
ngõ ra PLC xuất tín hiệu điều khiển bơm dừng. Ấn Reset để về trạng thái ban đầu.

72
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
2.3.4 Mô hình hệ thống sản xuất rượu

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Nút nhấn Start
I0.1 DO2 Nút nhấn Stop
I0.2 DO3 CB Khối lượng
I0.3 DO4 CB Nhiệt độ
I0.4 DO5 CB ủ
I0.5 DO6 CB Zero
Q0.0 DI1 Điều khiển băng tải
Q0.1 DI2 Điều khiển động cơ nghiền
Q0.2 DI3 Van 1
Q0.3 DI4 Van 2
Q0.4 DI5 Điều khiển bơm hút
Q0.5 DI5 Điều khiển gia nhiệt
a. Chú thích
Quy trình hoạt động: Đặt khối lượng (0-60kg), Nhiệt độ ủ và thời gian ủ.
Tiếp theo ấn Start để hệ thống hoạt động.
Ban đầu nho sẽ từ băng tải chuyển vào bồn nghiền khi đó cảm biến cân nặng sẽ tăng
dần đến mực khối lượng cài đặt thì cho dừng băng tải và cảm biến khối lượng sáng lên.
Tiếp theo khi đèn báo khối lượng sáng lên thì ĐC nghiền sẽ hoạt động theo thời gian
lập trình PLC. Đủ thời gian nghiền sẽ tiến hành bật Van1 xả chuyển nước ép vào bồn
lọc để phân tác nước ép và bã.
Sau đó bơm hút được bật lên và hút chuyển nước ép vào bồn ủ thời gian chuyển nước
ép cài đặt trong chương trình PLC. Sau khi ngắt bơm hút bắt đầu bật gia nhiệt theo nhiệt
độ cài đặt. Khi đã gia nhiệt đến nhiệt độ cài đặt thì bắt đầu đếm thời gian ủ.
Khi đã hoàn thành thời gian ủ cảm biến ủ sẽ sáng lên và bật Van2 xả rượu vào chai.
b. Yêu cầu
Đầu tiên: Cài đặt khối lượng, thời gian ủ và nhiệt độ ủ.
Tiếp theo ấn Start băng tải Q0.0 hoạt động đến khi đèn báo khối lượng báo đủ thì băng
tải dừng hoạt động.

73
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Khi đã đủ khối lượng ĐC nghiền Q0.1 hoạt động 10s sau đó ngưng lại và kích Van1
Q0.2 xả vào bồn lọc. Khi cảm biến zero có tín hiệu thì Van1 ngắt đi.
Nước ép đi qua bồn lọc ta tiến hành bất bơm hút Q0.4 chuyển sang bồn ủ trong 10s.
Khi bơm hút ngưng bắt đầu kích Q0.5 gia nhiệt đến nhiệt độ cài đặt đèn báo nhiệt độ
sáng lên và bắt đầu đếm thời gian ủ.
Khi thời gian ủ đã đủ và đèn báo ủ sáng lên tiến hành bật Van2 Q0.3 xả rượu vào chai.
Ấn Stop để dừng hệ thống.
2.3.5 Mô hình hệ thống phân loại sản phẩm dùng xi lanh khí nén

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Nút nhấn Start
I0.1 DO2 Nút nhấn Reset
I0.2 DO3 CB có phôi
I0.3 DO4 CB Thấp
I0.4 DO5 CB Trung bình
I0.5 DO6 CB Cao
I0.6 DO7 CB phát hiện phôi thấp
I0.7 DO8 CB phát hiện phôi trung bình
I2.0 DO9 CB phát hiện phôi cao
Q0.0 DI1 Cấp phôi
Q0.1 DI2 Xilanh 1 đẩy
Q0.2 DI3 Xilanh 2 đẩy
Q0.3 DI4 Xilanh 2 rút
Q0.4 DI5 Xilanh 3 đẩy phôi thấp
Q0.5 DI6 Xilanh 4 đẩy phôi trung bình
Q0.6 DI7 Xilanh 5 đẩy phôi cao

Ấn vào “Help” để xem hướng dẫn hoạt động.


a. Yêu cầu
Ấn Start và tiến hành cấp phôi Q0.0, CB phôi I0.2 có tín hiệu kích xi lanh 1 đẩy qua
khâu phân loại phôi sau đó xi lanh 1 thụt về.
Có 3 cấp phân loại phôi đó là Cao, TB, Thấp ứng với I1.0, I0.7, I0.6.

74
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Sau khi chọn phôi được phân loại xi lanh 2 đẩy phôi Q0.2 đến xi lanh 3,4,5 tùy vào
kích thước đã phân loại: I0.6 Phôi thấp, I0.7 phôi TB, I1.0 Phôi cao. Khi đến mức phân
loại xilanh sẽ đẩy phôi vào bồn chứa.
Ví dụ: Khi chọn phôi Cao xi lanh 2 sẽ đẩy phôi đến vị trí I1.0 khi đó xi lanh2 rút về và
xi lanh đẩy phôi vào bồn chứa.
2.3.6 Mô hình thang máy chở người 3 tầng

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Nút nhấn gọi tầng 0 trong buồng thang
I0.1 DO2 Nút nhấn gọi tầng 1 trong buồng thang
I0.2 DO3 Nút nhấn gọi tầng 2 trong buồng thang
I0.3 DO4 Nút nhấn gọi thang máy tại tầng 0
I0.4 DO5 Nút nhấn gọi thang máy tại tầng 1
I0.5 DO6 Nút nhấn gọi thang máy tại tầng 1
I0.6 DO7 Nút nhấn gọi thang máy tại tầng 2
I0.7 DO8 Nút nhấn mở cửa
I2.0 DO9 Nút nhấn đóng cửa
I2.1 DO10 Cảm biến tầng 0
I2.2 DO11 Cảm biến tầng 1
I2.3 DO12 Cảm biến tầng 2
I2.4 DO13 Cảm biến đóng cửa
I2.5 DO14 Cảm biến mở cửa
I2.6 DO15 Run/Stop
Q0.0 DI1 Thang máy đi lên
Q0.1 DI2 Thang máy đi xuống
Q0.2 DI3 Đóng cửa thang máy
Q0.3 DI4 Mở cửa thang máy

Ấn vào “Help” để xem hướng dẫn hoạt động.


a. Yêu cầu

75
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Đầu tiên ấn Run để mô hình được hoạt động.
Ấn nút mở cửa Q0.3 được kích và thang máy mở cửa.
Ấn nút đóng cửa Q0.2 được kích và thang máy đóng cửa.
Khi ấn nút nhấn gọi tầng thì thang máy đến tầng gọi tương ứng đèn báo tầng sáng lên
sau đó mở cửa 3s và đóng lại. Tương tự với nút nhấn tầng 1-2-3.
2.3.7 Mô hình dèn giao thông hiện số

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
Q0.0 DI1 Đèn xanh A
Q0.1 DI2 Đèn vàng A
Q0.2 DI3 Đèn đỏ A
Q0.3 DI4 Đèn xanh B
Q0.4 DI5 Đèn vàng B
Q0.5 DI6 Đèn đỏ B
Q0.6 DI7 Mã BCD Bit 0A
Q0.7 DI8 Mã BCD Bit 1A
Q2.0 DI9 Mã BCD Bit 2A
Q2.1 DI10 Mã BCD Bit 3A
Q2.2 DI11 Mã BCD Bit 4A
Q2.3 DI12 Mã BCD Bit 0B
Q2.4 DI13 Mã BCD Bit 1B
Q2.5 DI14 Mã BCD Bit 2B
Q2.6 DI15 Mã BCD Bit 3B
Q2.7 DI16 Mã BCD Bit 4B

a. Chú thích
Giới thiệu mô hình đèn giao thông.
Ngõ ra Q0.0-05 tương ứng tín hiệu đèn giao thông.
Q0.6, Q0.7, Q1.0, Q1.1: 4BIT trụ đèn A (0-15) đếm ngược.
Q2.1, Q2.2, Q2.3, Q2.4: 4BIT trụ đèn B (0-15) đếm ngược.
Chuyển đổi mã BCD từ PLC sang mã Decima để hiển thị trên led 7 đoạn.
76
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Ngõ
ra Q1.1 Q1.0 Q0.7 Q0.6
Decima PLC
BC
8 4 2 1
D
1 0 0 0 1
2 0 0 1 0
3 0 0 1 1
4 0 1 0 0
5 0 1 0 1
6 0 1 1 0
7 0 1 1 1
8 1 0 0 0
9 1 0 0 1
b. Yêu cầu
Cài đặt thời gian đèn đỏ 15s, đèn vàng 3s, và đèn xanh ns.
Trụ A đếm ngược đèn xanh 12s sau đó đến đèn vàng 3s và đèn đỏ ns.
Trụ B đếm ngược đèn đỏ 15s sau đó đến đèn xanh 12s và đèn vàng ns.
2.3.8 Mô hình mô phỏng đèn led và led 7 đoạn

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Bit 0 ngõ vào PLC
I0.1 DO2 Bit 1 ngõ vào PLC
I0.2 DO3 Bit 2 ngõ vào PLC
I0.3 DO4 Bit 3 ngõ vào PLC
I0.4 DO5 Bit 4 ngõ vào PLC
I0.5 DO6 Bit 5 ngõ vào PLC
I0.6 DO7 Bit 6 ngõ vào PLC

77
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
I0.7 DO8 Bit 7 ngõ vào PLC
I2.0 DO9 Bit 0 ngõ vào PLC
I2.1 DO10 Bit 1 ngõ vào PLC
I2.2 DO11 Bit 2 ngõ vào PLC
I2.3 DO12 Bit 3 ngõ vào PLC
I2.4 DO13 Bit 4 ngõ vào PLC
I2.5 DO14 Bit 5 ngõ vào PLC
I2.6 DO15 Bit 6 ngõ vào PLC
I2.7 DO16 Bit 7 ngõ vào PLC
Q0.0 DI1 Bit 0 ngõ ra PLC
Q0.1 DI2 Bit 1 ngõ ra PLC
Q0.2 DI3 Bit 2 ngõ ra PLC
Q0.3 DI4 Bit 3 ngõ ra PLC
Q0.4 DI5 Bit 4 ngõ ra PLC
Q0.5 DI6 Bit 5 ngõ ra PLC
Q0.6 DI7 Bit 6 ngõ ra PLC
Q0.7 DI8 Bit 7 ngõ ra PLC
Q2.0 DI9 Bit 0 ngõ ra PLC
Q2.1 DI10 Bit 1 ngõ ra PLC
Q2.2 DI11 Bit 2 ngõ ra PLC
Q2.3 DI12 Bit 3 ngõ ra PLC
Q2.4 DI13 Bit 4 ngõ ra PLC
Q2.5 DI14 Bit 5 ngõ ra PLC
Q2.6 DI15 Bit 6 ngõ ra PLC
Q2.7 DI16 Bit 7 ngõ ra PLC

a. Chú thích
Công tắc I0.0, I0.1.., I2.1 công tắc điều khiển các chế độ hoạt động tùy theo
lập trình.
Chuyển đổi mã BCD từ PLC sang mã Decima để hiển thị trên led 7 đoạn
các led 7 đoạn khác tương tự chỉ đổi ngõ ra Q0.4-Q2.5.
Ngõ ra PLC Q0.3 Q0.2 Q0.1 Q0.0
Decima
BCD 8 4 2 1
1 0 0 0 1
2 0 0 1 0
3 0 0 1 1
4 0 1 0 0
5 0 1 0 1
6 0 1 1 0
7 0 1 1 1
8 1 0 0 0
9 1 0 0 1

0: Tương ứng ngõ ra không tác động.


1: Tương ứng ngõ ra được tác động.
b. Yêu cầu
78
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Kích I0.0 đèn báo sáng dồn từ Q0.0-Q2.5.
Kích I0.1 đèn báo sáng dồn từ Q2.5-Q0.0.
Kích I0.2 led 7 đoạn 1 (Q0.0-Q0.3) đếm từ 0-9.
Kích I0.3 led 7 đoạn 1 (Q0.4-Q0.7) đếm từ 0-9.
Kích I0.4 led 7 đoạn 1 (Q1.0-Q0.3) đếm từ 0-9.
Kích I0.5 led 7 đoạn 1 (Q1.4-Q1.7) đếm từ 0-9.
2.3.9 Mô hình hệ thống băng tải

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Nút nhấn Start
I0.1 DO2 Nút nhấn thả phôi
I0.2 DO3 Nút nhấn Stop
I0.3 DO4 Relay nhiệt 1
I0.4 DO5 Relay nhiệt 2
I0.5 DO6 Relay nhiệt 3
I0.6 DO7 Relay nhiệt 4
Q0.0 DI1 K1
Q0.1 DI2 K2
Q0.2 DI3 K3
Q0.3 DI4 K4

Mô hình băng tải điều khiển tuần tự.


START: Băng tải được hoạt động.
P: Cấp phôi cho băng tải.
STOP: Dừng băng tải và cấp phôi.
K1, K2, K3, K4: Tương ứng điều khiển băng tải 1, 2, 3 ,4.
RN1, RN2, RN3, RN4: Giả lập quá tải Relay nhiệt ấn vào để tác động.
b. Yêu cầu
Ấn START băng tải 1 hoạt động. Sau đó nút cấp phôi P băng tải 2-3-4 lần lượt hoạt
động sau 3s. Ấn STOP để dừng băng tải và dừng cấp phôi.

79
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
2.3.10 Mô hình điều khiển vị trí dùng động cơ bước

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Nút nhấn 1
I0.1 DO2 Nút nhấn 2
I0.2 DO3 Nút nhấn 3
I0.3 DO4 Nút nhấn 4
I0.4 DO5 Nút nhấn 5
I0.5 DO6 Nút nhấn 6
I0.6 DO7 Nút nhấn 7
I0.6 DO8 Nút nhấn 8
Q0.0 DI1 Cuộn N
Q0.1 DI2 Cuộn E
Q0.2 DI3 Cuộn S
Q0.3 DI4 Cuộn W

80
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Điều khiển full step tức điều 1 khiển 1 cực liên tục theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược
lại để động cơ xoay theo góc tùy chỉnh ABCD tương ứng với Q0.0, Q0.1, Q0.2, Q0.3.

Điều khiển Haft Step ABCD tương ứng với Q0.0, Q0.1, Q0.2, Q0.3.

81
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

b. Yêu cầu
Ấn I0.0 động cơ quay thuận đến góc 40 độ.
Ấn I0.1 động cơ quay nghịch đến 160 độ.
Ấn I0.2 động cơ quay thuận đến 50.5 độ.
Ấn I0.3 động cơ quay thuận đến 120.5 độ.

82
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
2.3.11 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB 3 Pha quay 2 chiều có hãm động năng

.
Module phần cứng
PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Nút nhấn động cơ chạy thuận
I0.1 DO2 Nút nhấn động cơ chạy nghịch
I0.2 DO3 Nút nhấn động cơ dừng
I0.3 DO4 Relay nhiệt
Q0.0 DI1 KT Động cơ chạy thuận
Q0.1 DI2 KN Động cơ chạy nghịch
Q0.2 DI3 KH Hãm động năng

a. Chú thích
Nút nhấn MT: mở động cơ quay thuận tương ứng với KT.
Nút nhấn MN: mở động cơ quay thuận tương ứng với KN.
Nút nhấn D: hãm động năng dừng động cơ ứng với KH.
Công tắc RN giả lập báo quá tải relay nhiệt khi ấn vào động cơ sẽ dừng lại.
b. Yêu cầu
Ấn MT động cơ quay thuận (Q0.0) sau đó ấn D động cơ hãm và dừng lại hẵn. Tiếp tục
ấn MN động cơ quay nghịch Q0.1, ấn RN giả lập báo lỗi role nhiệt để động cơ dừng.

83
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
2.3.12 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB 3 Pha khởi động sao tam giác quay 1
chiều có hãm động năng

a. Chú thích
Khi nhấn nút MN sẽ kích chế độ chạy chế độ sao ứng với KT và KY mở. Sau 10s mạch
chuyển sang chế độ chạy tam giác ứng với KT và KTG mở động cơ quay nhanh hơn.
Nút nhấn D: hãm động năng dừng động cơ ứng với KH.
Công tắc RN giả lập báo quá tải relay nhiệt khi ấn vào động cơ sẽ dừng lại.
b. Yêu cầu
Ấn MN động cơ khởi động chế độ sao ( kích Q0.0 và Q0.1) sau 10s chuyển mạch sang
chạy chế độ tam giác ( kích Q0.0 và Q0.2). Ấn D động cơ hãm và dừng lại hẵn, ấn RN
giả lập báo lỗi role nhiệt để động cơ dừng.

84
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
2.3.13 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB 3 Pha khởi động sao tam giác quay 2
chiều có hãm động năng

a. Chú thích
Khi nhấn nút MN động cơ sẽ quay nghịch và kích chế độ chạy sao ứng với KT và KY
mở. Sau 10s mạch chuyển sang chế độ chạy tam giác ứng với KT và KTG mở động cơ
quay nhanh hơn.
Khi nhấn nút MT động cơ sẽ quay nghịch và kích chế độ chạy sao ứng với KT và KY
mở. Sau 10s mạch chuyển sang chế độ chạy tam giác ứng với KT và KTG mở động cơ
quay nhanh hơn.
Nút nhấn D: hãm động năng dừng động cơ ứng với KH.
Công tắc RN giả lập báo quá tải relay nhiệt khi ấn vào động cơ sẽ dừng lại.
b. Yêu cầu
Nhấn MT hoặc MN động cơ hoạt động chạy chế độ sao sau 10s chuyển sang chạy chế
độ tam giác, ấn D để hãm động năng động cơ dừng hẳn. Ấn Rn giả lập lỗi relay nhiệt
động dừng.

85
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
2.3.14 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB rotor lồng sóc khởi động qua 2 cấp R và
có hãm động năng

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Nút nhấn khởi động động cơ
I0.1 DO2 Nút nhấn dừng động cơ
I0.2 DO3 Relay nhiệt
Q0.0 DI1 KT Động cơ chạy thuận
Q0.1 DI2 K1 Contactor 1
Q0.2 DI3 K2 Contactor2
Q0.3 DI4 KH Hãm động năng

a. Yêu cầu
Khi ấn nút nhấn M: Động cơ hoạt động chạy qua 2 cấp điện trở R, K đóng.
Sau thời gian 5s mạch chuyển sang chế độ chạy 1 cấp điện trở R, K và K1 đóng tốc
độ động cơ tăng lên.
Sau thời gian 10s mạch chuyển sang chế độ chạy trực tiếp động cơ quay tối đa.
Nút nhấn D: hãm động năng dừng động cơ ứng với KH.
Công tắc RN giả lập báo quá tải relay nhiệt khi ấn vào động cơ sẽ dừng lại.

86
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
2.3.15 Mô hình điều khiển Động cơ KĐB rotor dây quấn quay 2 chiều, khởi động
qua 2 cấp R và có hãm động năng

Module phần cứng


PLC Chức năng
mô phỏng
I0.0 DO1 Nút nhấn khởi động động cơ thuận
I0.1 DO2 Nút nhấn khởi động động cơ nghịch
I0.2 DO3 Nút nhấn dừng động cơ
I0.3 DO4 Relay nhiệt
Q0.0 DI1 KT Động cơ chạy thuận
Q0.1 DI2 KN Động cơ chạy nghịch
Q0.2 DI3 K1 Contactor1
Q0.3 DI4 K2 Contactor2
Q0.4 DI5 KH Hãm động năng

a. Yêu cầu
Khi ấn nút nhấn MT: Động cơ quay thuân qua 2 cấp điện trở R.
Sau thời gian 5s mạch chuyển sang chế độ chạy 1 cấp điện trở R K1 đóng tốc độ động
cơ tăng lên.
Sau thời gian 10s mạch chuyển sang chế độ chạy trực tiếp K1 và K2 đóng động cơ
quay tối đa.
Nút nhấn D: hãm động năng dừng động cơ ứng với KH.
Công tắc RN giả lập báo quá tải relay nhiệt khi ấn vào động cơ sẽ dừng lại.

87
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
Chương 3. LẬP TRÌNH PLC THỰC HÀNH MODULE ĐIỀU
KHIỂN MỞ RỘNG
Khởi động module điều khiển mở rộng:
Bước 1: cấp nguồn bật công tắc cho bộ thu tín hiệu

STT Cụm Mô tả
Cấp nguồn 24VDC cho module có công tắc và cầu chì
1 Cụm cấp nguồn
bảo vệ
Gồm nhiều thiết bị công tắc, nút nhấn, động cơ, và đa
2 Cụm bo cảm biến
dang các loại cảm biến
Cụm bo thu tín Chuyển đổi dữ liệu không dây sang RS485 cho PLC
3
hiệu đọc
4 Cụm cổng RS485 Ngõ ra DB9 cho cổng truyền thông qua RS485
Cấp nguồn 24VDC cho module có công tắc và cầu chì
5 Cụm cấp nguồn
bảo vệ
- Sau đó cấp nguồn và bật công tắc bộ cảm biến

Bước 2: Kết nối cổng RS485 của bộ thu với PLC S7-1200
Bước 3: Lập trình PLC S7-1200 truyền thông điều khiển bộ cảm biến
Tạo khối Datablock:

88
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

Lập trình plc điều khiển đọc dữ liệu


Tại mục Device Configure
Cài đặt thông số RS485

Bật các thanh ghi có chức năng đặc biệt

89
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

90
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn

40001: led đơn, 0 (0x0000) tắt hết, 255 (0x00ff) sáng hết
40002: Góc quay động cơ servo, từ 0-193 tương ứng góc quay từ 0 đến 180 độ
40003: Duty động cơ DC, từ 0-100%, 0 động cơ dừng, 100 thì động cơ quay nhanh
nhất
40004: Trạng thái Relay, 0: Relay Off, 1: Relay On
40005: Nút nhấn, nút nhấn tác động mức 0, không có nút nào nhấn thì giá trị 15
(0x000f), nút 1 được nhấn thì giá trị 14 (0x000e 0000 0000 0000 1110)
40006: Công tắc, tương tự như nút nhấn, cả 4 công tắc tác động mức 0 thì giá trị là 0,
công tắc 1 tác động mức 0 giá trị là 14 (1110), công tắc 4 tác động mức 0 thì giá trị là 7
(0111)

91
Phòng thực hành PLC, Mạng TTCN & SCADA – Trường Đại học Quy Nhơn
40007: Tín hiệu số cảm biến âm thanh, phụ thuộc vào biến trở RV4 điều chỉnh ngưỡng,
không tác động thì giá trị 0, có tác động thì giá trị 1
40008: Tín hiệu số cảm biến ánh sáng, phụ thuộc vào biến trở RV1 điều chỉnh ngưỡng,
không tác động thì giá trị 0, có tác động thì giá trị 1
40009: Tín hiệu số cảm biến hồng ngoại, khi có người di chuyển phía trước cảm biến
thì giá trị là 1, khi không có sự di chuyển phía trước cảm biến thì giá trị là 0
40010: Tín hiệu số cảm biến nghiêng, khi nghiêng cảm biến góc lớn hơn 30 độ, cảm
biến tác động thì giá trị là 1, khi không nghiêng thì giá trị là 0
40011: Giá trị tương tự cảm biến trượt, trả về giá trị 0000-4095 (thực tế là 4030 vì bị
giới hạn của cảm biến), giá trị tương ứng với vị trí trượt của cảm biến
40012: Giá trị tương tự cảm biến âm thanh, trả về giá trị 0000-4095 tương ứng với
cường độ âm thanh tức thời tại cảm biến
40013: Giá trị tương tự của cảm biến ánh sáng, trả về giá trị 0000-4095 tương ứng với
cường độ ánh sáng chiếu vào cảm biến
40014: Giá trị cảm biến nhiệt độ: trả về từ 0000 đến 1000 tương ứng nhiệt độ từ 0.0
đến 100.0, ví dụ giá trị trả về là 324 thì nhiệt độ là 32.4 độ
40015: Giá trị cảm biến khoảng cách, giá trị trả về từ 0000 đến 1000 tương ứng khoảng
cách từ 0mm đến 1000 mm, tuy nhiên cảm biến có vùng mù là 3cm nên từ 0 đến 3cm
cảm biến không phân biệt được.

92

You might also like