You are on page 1of 2

Để giảm thiểu các vụ TNLĐ trong thời gian tới tại Công ty Điện lực

Hà Nam và tại EVNNPC, với cương vị là chuyên viên phòng An toàn Công
ty, tôi đề xuất tham mưu các giải pháp sau:

- Bản thân phải nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác AT-VSLĐ;
Nắm vững các quy định, chính sách, pháp luật của nhà nước; các quy trình, quy
định của các cấp về về AT, VSLĐ; Nghiệp vụ công tác AT-VSLĐ, kiến thức cơ
bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao
động; Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy
hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham mưu cho Lãnh đạo trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ an toàn chất
lượng cao, gọn nhẹ và phù hợp, mua sắm trang bị BHLĐ, phương tiện bảo vệ cá
nhân bền đẹp, trang cấp đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm AT-
VSLĐ, nâng cấp các phương tiện tiên tiến cải thiện điều kiện làm việc, nâng
cao khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tham gia huấn luyện, hướng dẫn cho NLĐ nắm vững các quy định, nội
quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ, kỹ năng nhận diện mối nguy,
biện pháp phòng tránh, sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho
hệ thống điện, biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc,
biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn, phương pháp tách nạn nhân ra
khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện, tính năng, tác dụng, cách sử
dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn,
phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc, những nội dung thao tác
liên quan đến việc bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện,
trạm điện, công trình
- Thực hiện tốt việc tham mưu cho lãnh đạo đơn vị tổ chức kiểm tra, giám
sát và trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, việc tuân thủ Quy trình quy định về công
tác AT-VSLĐ nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục các tồn tại, nguy cơ mất an
toàn lao động và kịp thời đưa ra các giải pháp cải thiện, khắc phục, bao gồm:
+ Các phiên làm việc đều phải được thực hiện theo đúng quy trình an toàn
điện bao gồm: Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án tổ chức thi
công và biện pháp an toàn; Đăng ký công tác; Thực hiện theo phiếu công tác
hoặc Lệnh công tác; Cho phép làm việc tại hiện trường; Giám sát an toàn trong
thời gian làm việc; kết thúc công việc, trao trả nơi làm việc, khoá phiếu PCT.
+ Chất lượng lập, duyệt phương án tổ chức thi công, biện pháp an toàn:
Phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn phải được lập chi tiết, đầy đủ
các nội dung về kỹ thuật thi công, biện pháp an toàn, nhận diện mối nguy, đánh
giá rủi ro, phương án thể hiện đầy đủ các dụng cụ làm việc, trang bị an toàn, số
lượng nhân viên đơn vị công tác đáp ứng tốt việc thực hiện công việc; Phương
án được lập, duyệt đúng quy trình, quy định; Trước khi tiến hành công việc PA
phải đc phổ biến đến tất cả những người có liên quan;
+ Các phiếu công tác, lệnh công tác phải được lập, duyệt theo đúng quy
trình, quy định; Nội dung PCT phải đúng, đủ các biện pháp an toàn theo biên
bản khảo sát hiện trường và theo yêu cầu công việc như cắt điện, vị trí đặt tiếp
đất, rào chắn, biển báo…., các cảnh báo nguy cơ mất an toàn tại nơi làm việc
như các ngăn lộ, má cầu dao, máy cắt đang có điện, các cảnh báo giao thông,
khu đông người, đảm bảo an toàn để thực hiện công việc; Các PCT trước khi
thực hiện phải được lãnh đạo Đơn vị, CBAT chuyên trách kiểm tra kiểm soát và
ký vào PCT;
+ Mọi thao tác đóng, cắt các thiết bị điện đều phải được thực hiện theo
PTT đã được lập, duyệt theo đúng quy định, quy trình thao tác trong hệ thống
điện quốc gia; trình tự các bước thao tác trong PTT chính xác, đảm bảo an toàn
trong thao tác thiết bị điện. Phiếu thao tác sau khi thực hiện được lưu đúng quy
định.
+ Việc sử dụng, bảo quản công cụ, dụng cụ làm việc, trang bị an toàn,
BHLĐ, phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc.
+ Việc thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, sử dụng, bảo quản, kiểm
định máy, vật tư, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị tăng cường kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử
lý các tồn tại khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn trong công tác quản lý kỹ thuật
vận hành.
- Triển khai kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của các cấp về công
tác AT-VSLĐ, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các đơn vị trực
thuộc.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý
HLATLĐCA, PCTT&TKCN, PCCC&CNCH, sự cố, độ tin cậy cung cấp điện...
theo quy định.
- Đề xuất khen thưởng các cá nhân có thành tích cao, kỷ luật nghiêm khắc
các cá nhân vi phạm trong công tác an toàn theo quy định.
- Tham mưu, triển khai tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức học tập,
nắm vững, chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh
lao động tại nơi làm việc, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi làm việc, không làm
tắt, làm bừa, làm ẩu, sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc; Sử dụng,
bảo quản dụng cụ làm việc, trang bị an toàn… đúng quy định, sắp xếp tài liệu,
dụng cụ, công cụ, nguyên vật liệu gọn gàng, khoa học theo tiêu chuẩn 5S, giữ
gìn, chăm sóc và tự bảo vệ sức khỏe của mình để đáp ứng tốt công việc được
giao để đảm bảo an toàn cho chính mình và đồng nghiệp, Tuân thủ luật giao
thông đường bộ, đảm bảo tuyệt đối an toàn khi tham gia giao thông; tuyên
truyền nâng cao nhận thực, kiến thức, kỹ năng trong PCCC&CNCH,
PCTT&TKCN, BV HLATLĐCA, sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
trong nhân dân.

You might also like