You are on page 1of 6

DỰ ÁN THƠ TỰ DO

THÀNH VIÊN: PHẠM NGỌC MINH - NGÔ VŨ BẢO LINH

LỚP: 7A8 - THCS CẦU GIẤY

I. SƯU TẦM 5 BÀI THƠ TỰ DO

NHỮNG CÁNH BUỒM

Hai cha con bước đi trên cát


Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích


Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:


“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:


“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,


Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì


Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

HOÀNG TRUNG THÔNG


PHỐ TA

Phố của ta
Những cây táo nở hoa
Mùa thu đấy
Thân cây đang tróc vỏ
Con đường lát đá
Nghiêng nghiêng trong sương chiều.

Năm nay cà chua chín sớm


Trên quầy hàng đỏ hồng
Chị thợ may đi lấy chồng
Chị thợ may goá bụa
Năm nay thôi mặc đồ đen.

Bác đưa thư, có thư ai đấy?


Bác đưa thư kéo chuông
Ti-gôn hoa nhỏ
Rụng đầy trước hiên.

Riêng bác thợ mộc già buồn bã


Thở khói thuốc lên trời
Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây
Bà giáo về hưu ngồi dịch sách
Dậy cậu con tiếng Pháp
Suốt ngày chào: bông-dua.

Phố của ta
Phố nghèo của ta
Những giọt nước sa
Trên cành thánh thót
Lũ trẻ lên gác thượng
Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng


Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.
LƯU QUANG VŨ

HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN


Tin về nửa đêm Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh.
Hoả tốc hoả tốc Hỡi các chị, các anh
Ngựa bay lên dốc Trên chiến trường ngã xuống!
Đuốc chạy sáng rừng Máu của anh chị, của chúng ta, không
Chuông reo tin mừng uổng:
Loa kêu từng cửa Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Làng bản đỏ đèn đỏ lửa... Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng.
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp Lũ chúng nó phải hàng, phải chết,
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp! Quyết trận này quét sạch Điện Biên!
Vinh quang Tổ quốc chúng ta Quân giặc điên
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chúng bay chui xuống đất
Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng Chúng bay chạy đằng trời?
ta ngàn năm sống mãi Trời không của chúng bay
Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ Đạn ta rào lưới sắt!
đại! Đất không của chúng bay
Đai thép ta thắt chặt!
Kháng chiến ba nghìn ngày Của ta trời đất đêm ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay Núi kia, đồi nọ, sông này của ta!
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực Chúng bay chỉ một đường ra:
Trên đất nước, như huân chương trên ngực Một là tử địa, hai là tù binh.
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng! Hạ súng xuống, rùng mình run rẩy
Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm!
Điện Biên vời vợi nghìn trùng Nghe trưa nay, tháng năm mồng bảy
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta Trên đầu bay, thác lửa hờn căm!
Đêm nay bè bạn gần xa Trông: Bốn mặt, luỹ hầm sập đổ
Tin về chắc cũng chan hoà vui chung. Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!
Chiến sĩ anh hùng Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ Tiếng reo núi vọng sông rền
hầm, mưa dầm, cơm vắt Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ
Máu trộn bùn non Bác đang cúi xuống bản đồ
Gan không núng Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo...
Chí không mòn! Từ khi vượt núi qua đèo
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày
Đầu bịt lỗ châu mai Tin về mừng thọ đêm nay
Băng mình qua núi thép gai Chắc vui lòng Bác, giờ này đợi trông.
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Đồng chí Phạm Văn Đồng
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm. Ở bên đó, chắc đêm nay không ngủ
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom Tin đây Anh, Điện Biên Phủ hoàn thành.
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến Ngày mai, vào cuộc đấu tranh
trường tiếp viện. Nhìn xuống mặt bọn Bi-đôn, Smít
Anh sẽ nói: “Thực dân, phát-xít
Và những chị, những anh, ngày đêm ra tiền Đã tàn rồi!
tuyến Tổ quốc chúng tôi
Mấy tầng mây, gió lớn mưa to Muốn độc lập, hoà bình trở lại
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Không muốn lửa bom đổ xuống đầu con
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát cái
Dù bom đạn, xương tan thịt nát Nước chúng tôi và nước các anh.
Nếu còn say máu chiến tranh Và trận thắng Điện Biên
Ở Việt Nam, các anh nên nhớ Cũng mới là bài học đầu tiên!”
Tre đã thành chông, sông là sông lửa.

TỐ HỮU

VỘI VÀNG

Tôi muốn tắt nắng đi


Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;


Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,


Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt....
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

XUÂN DIỆU
THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN

Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm


Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn


Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên


Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên

Vòm trời kia có thể sẽ không em


Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…

TRẦN ĐĂNG KHOA

II. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN VỀ MỘT BÀI
THƠ TỰ DO

"Những cánh buồm” là một sáng tác thơ nổi tiếng mà tôi vô cùng yêu thích của nhà thơ
Hoàng Trung Thông. Khi đọc bài thơ, tôi thực sự đã rung động trước tình cảm của hai cha con
và sự thích thú khám phá trong tâm hồn trẻ thơ. Ở những câu thơ đầu, nhà thơ đã vẽ nên một
khoảng không gian của biển cả với “ ánh Mặt Trời” rực rỡ trải dài. Hình ảnh hai cha con bước
đi trên cát đã gieo vào lòng tôi một cảm xúc nghẹn ngào với hình ảnh gần gũi mà gắn bó.
“Bóng cha dài lênh khênh” đã gợi ra sự trưởng thành, già dặn. Còn đứa con thì lại trở nên thật
bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng
con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu trong tôi sự khác biệt giữa hai thế hệ cha - con.
Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống khiến tôi bỗng chợt cảm thấy vui vẻ và tận
hưởng trong khung cảnh đó. Bãi cát trải dài mịn màng, nước biển trong xanh sau trận mưa
đêm rả rích. Người cha thì đang dắt con đi dưới ánh nắng hồng. Và rồi đứa con đã hỏi cha câu
hỏi bằng một giọng thật ngây thơ. Chẳng thể nào ngăn được sự tò mò của trẻ thơ. Tiếng “Cha
ơi!” vang vọng trong tâm trí tôi trìu mến đến lạ lùng . Câu hỏi tu từ như dội vào lòng người
đọc. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả
người lớn như cha của chúng cũng chưa hề đi đến. Với sự khao khát khám phá, đứa trẻ ấy
mong muốn cha mượn cho mình cánh buồm trắng để đi, để được khám phá một miền đất mới.
Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Khi lắng nghe lời
đề nghị của con, cha dường như bắt gặp tiếng lòng của chính mình. Và từ đó, tôi cũng thấy
được mong ước của người cha đã có đứa con thực hiện ước mơ thay mình. Như vậy, bài thơ
đã vẽ nên một bức tranh về một người cha cùng sự tự hào khi chứng kiến con mình ấp ủ
những ước mơ cao đẹp. Những hình ảnh của hai cha con rất đỗi giản dị nhưng thực sự đã để
lại dấu ấn sâu sắc trong lòng tôi. Khi nghe cuộc trò chuyện của con với cha, cảm xúc bồi hồi
lại ùa về và bài thơ đã mang đến cho tôi những cảm xúc vô cùng đặc biệt.

You might also like