You are on page 1of 13

HỆ THỐNG KIẾN THỨC VẬT LÍ 11

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG


I. ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG – BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
1. Có 3 cách nhiễm điện một vật: Cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.
2. Định luật Cu lông:
Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm q1; q2 đặt cách nhau một khoảng r trong môi trường có hằng số điện môi ε
là F12 ; F21 có:
- Điểm đặt: trên 2 điện tích.
- Phương: đường nối 2 điện tích.
- Chiều: + hướng ra xa nhau nếu q1.q2 > 0 (q1; q2 cùng dấu)
+ hướng vào nhau nếu q1.q2 < 0 (q1; q2 trái dấu)
q1.q2  N .m 2 
- Độ lớn: F k ; k = 9.10  C 2 
9
(ghi chú: F là lực tĩnh điện)
 .r 2  
r
- Biểu diễn:   

F21 r F12 F21 F12

q1.q2 >0 q1.q2 < 0


với  : hằng số điện môi của môi trường ( đối với chân không thì  = 1 ; đối với không khí thì   1; đối
với các môi trường cách điện khác thì  > 1)
F: lực tương tác tĩnh điện (N)
q1,q2: độ lớn các điện tích (C)
r : khoảng cách giữa các điện tích (m)

3. Vật dẫn điện, điện môi:


Vật (chất) có nhiều điện tích tự do  dẫn điện
Vật (chất) có chứa ít điện tích tự do  cách điện. (điện môi)
4. Định luật bảo toàn điện tích: Trong 1 hệ cô lập về điện (hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác) thì
tổng đại số các điện tích trong hệ là 1 hằng số.
II. ĐIỆN TRƯỜNG – CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
1. Điện trường
Khái niệm: Là môi trường tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực lên điện tích khác đặt trong nó.
2. Cường độ điện trường: Là đại lượng đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực.

 F    
E   F  q.E Đơn vị: E(V/m) ; q > 0 : F cùng phương, cùng chiều với E
q
 
q < 0 : F cùng phương, ngược chiều với E
* Véctơ cường độ điện trường E do 1 điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M cách Q một đoạn r có:

- Điểm đặt: Tại M.


- Phương: nằm trên đường nối M và Q
- Chiều: + hướng ra xa Q nếu Q > 0
+ hướng vào Q nếu Q <0
Q  N .m 2 
- Độ lớn: Ek 2 với k = 9.109  2 
 .r  C 
- Biểu diễn:

q>0 r EM q<0 r EM
   
* Nguyên lí chồng chất điện trường: E  E1  E2  .....  En
  
Xét trường hợp tại điểm đang xét chỉ có 2 cường độ điện trường thành phần: E  E1  E2

1
+ E1  E2  E  E1  E2 .
+ E1  E2  E  E1  E2 .
+ E1  E2  E  E12  E22

 
+ E1 ; E2    E  E12  E22  2 E1 E2 .cos


E1  E2  E  2.E1.cos
2
3. Đường sức điện trường: Là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tưyến tại bất kì
điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của véctơ c tại điểm đó.

Tính chất của đường sức:


- Qua mỗi điểm trong đ.trường ta chỉ có thể vẽ được 1 và chỉ 1 đường sức
điện trường.
- Các đường sức điện là các đường cong không kín, nó xuất phát từ các
điện tích dương, tận cùng ở các điện tích âm.
- Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.
- Nơi nào có cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức ở đó vẽ mau và
ngược lại
4. Điện trường đều:
- Có độ lớn cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau.
- Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song cách đều
nhau
III. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ
1. Công của lực điện trường: Công của lực điện tác dụng vào 1 điện tích không phụ thuộc vào dạng của
đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu, điểm cuối của đường đi trong điện trường
AMN = qE M ' N ' = qEdMN
(với d MN = M ' N ' là độ dài đại số của hình chiếu của đường đi MN lên trục toạ độ ox với chiều dương của
trục Ox là chiều của đường sức)
2. Thế năng của điện tích q tại một điểm M trong điện trường tỉ lệ với độ lớn của điện tích q:
WM = AM = qVM.
AM là công của điện trường trong sự dịch chuyển của điện tích q từ điểm M đến vô cực.
3. Hiệu điện thế UMN giữa hai điểm M và N: là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường
trong sự di chuyển của điện tích q từ M đến N. AMN
U MN  VM  VN 
q
U MN U
- Liên hệ giữa E và U: E hay : E
M 'N ' d
1 1
- Định lý động năng: AMN  q.U MN  mv N2  mv M2
2 2
IV. TỤ ĐIỆN – NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRƯỜNG
1. Tụ điện
- Điện dung của tụ : Là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ ở một hiệu điện thế nhất định. Nó
được đo bằng thương số của điện tích Q của tụ với hiệu điện thế U giữa hai bản của nó.
- Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện thì tụ điện sẽ bị tích điện. Độ lớn điện tích hai bản tụ bao
giờ cũng bằng nhau nhưng trái dấu. Người ta gọi điện tích của tụ điện là điện tích của bản dương.
Q
C Đơn vị đo điện dung của tụ điện là fara (F)
U
U đo bằng Vôn (V), Q đo bằng Culong ( C )
1 mF = 10-3 F. 1 F = 10-6 F. 1 nF = 10-9 F. 1 pF = 10-12 F.
Lưu ý: C không phụ thuộc vào Q và U.

2
Ghi chú :
- Với mỗi một tụ điện có 1 hiệu điện thế giới hạn nhất định ( Ugh), nếu U > Ugh thì tụ điện bị đánh thủng.
Ugh = Egh.d
Egh: cường độ điện trường giới hạn giữa hai bản tụ
- Ghép tụ điện song song, nối tiếp
GHÉP NỐI TIẾP GHÉP SONG SONG
Bản thứ hai của tụ 1 nối với bản thứ nhất Bản thứ nhất của tụ 1 nối với bản thứ
Cách mắc :
của tụ 2, cứ thế tiếp tục nhất của tụ 2, 3, 4 …
Điện tích QB = Q1 = Q2 = … = Qn QB = Q1 + Q2 + … + Qn
Hiệu điện thế UB = U1 + U2 + … + Un UB = U1 = U2 = … = Un
1 1 1 1
Điện dung    ...  CB = C1 + C2 + … + Cn
C B C1 C 2 Cn
Ghi chú CB < C1 , C2 … Cn CB > C 1 , C2 , C3
Q.U C.U 2 Q 2
2. Năng lượng của tụ điện: W   
2 2 2C
- Năng lượng điện trường: Năng lượng của tụ điện chính là năng lượng của điện trường trong tụ điện.

CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI


I. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI – NGUỒN ĐIỆN
1. Dòng điện
- Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) di chuyển có hướng
- Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương.
- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
* Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của
q
vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó: I =
t
Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe (A).
2. Nguồn điện : là một nguồn năng lượng có khả năng cung cấp điện năng cho các dụng cụ tiêu thụ điện ở
mạch ngoài.
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo
bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện
A
trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích đó:  
q
U
3. Định luật Ôm : I  với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây, I là cường độ dòng điện chạy qua dây.
R
II. ĐIỆN NĂNG – CÔNG SUẤT ĐIỆN
1. Công
Công của dòng điện là công của lực điện thực hiện khi làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch.
Công này chính là điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ và được tính bởi:
A = U.q = U.I.t (J) U : hiệu điện thế (V) I : cường độ dòng điện (A)
q : điện lượng (C) t : thời gian (s)
2 .Công suất
Công suất của dòng điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nó. Đây cũng chính là công suất điện tiêu
A
thụ bởi đoạn mạch. P   U .I (W)
t
3. Định luật Jun - Len-xơ:
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với
U2
điện trở của dây dẫnvà thời gian dòng điện chạy qua: A  Q  R.I 2 .t  t (J)
R

3
4. Đo công suất điện và điện năng tiêu thụ bởi một đoạn mạch
Ta dùng một ampe - kế để đo cường độ dòng điện và một vôn - kế để đo hiệu điện thế. Công suất tiêu thụ
được tính bởi :
P = U.I (W)
- Người ta chế tạo ra oát-kế cho biết P nhờ độ lệch của kim chỉ thị.
- Trong thực tế ta có công tơ điện (máy đếm điện năng) cho biết công dòng điện tức điện năng tiêu thụ tính ra
kwh. (1kwh = 3,6.106J)
III. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA NGUỒN ĐIỆN
1. Công
Công của nguồn điện là công của lực lạ khi làm di chuyển các điện tích giữa hai cực để duy trì hiệu điện thế
nguồn. Đây cũng là điện năng sản ra trong toàn mạch.
Ta có : Ang = q. E = E .I.t (J) E : suất điện động (V) I: cường độ dòng điện (A)
q : điện tích (C) t : thời gian (s)
2. Công suất
A𝑛𝑔
Ta có : P𝑛𝑔 = t = E .I (W)

IV. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH – GHÉP NGUỒN


E,r
1. Định luật Ôm đối với toàn mạch
E I
Cường độ dòng điện trong mạch kín: I
rR
- tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện R A
- tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch. B
* Nếu mạch ngoài hở: E =UN
E
* Nếu R ≈ 0 thì I  : dòng điện có cường độ rất lớn; nguồn điện bị đoản mạch.
r
A U .I .t U N
* Hiệu suất của nguồn điện: H  cóích  N 
Atp  .I .t 
2. Ghép nguồn điện thành bộ: E1,r E2,r E3,r En,r
a. Ghép nối tiếp:
Eb  E1  E2  E3 .  En Eb,rb
rb  r1  r2  r3 .  rn
b. Mắc hỗn hợp đối xứng ( bộ nguồn gồm N nguồn giống nhau mắc thành n dãy song song, mỗi dãy
có m nguồn nối tiếp)
E,r
 b  m
mr
rb  E,r
n
b
Định luật Ôm cho toàn mạch được viết: I  E,r
R N  rb

CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG


I. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1. Bản chất của dòng điện trong kim loại.
 Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển đời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện
trường.
 Thuyết electron cho thấy hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. Mật độ của chúng rất cao nên
kim loại dẫn điện rất tốt.
2. Sự dẫn điện của kim loại
a. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
Khi nhiệt độ tăng, chuyển động của các ion trong mạng tinh thể tăng, làm cho điện trở suất của kim loại tăng
theo hàm bậc nhất của nhiệt độ:   o [1   (t  to )]
với o : điện trở suất ở t o oC ( thường là 20oC ) ;  : là hệ số nhiệt điện trở ( K-1 )
4
b. Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp – Hiện tượng siêu dẫn.
Khi nhiệt độ giảm, điện trở suất của kim loại giảm. Khi nhiệt độ thấp hơn một nhiệt độ tới hạn TC thì điện trở
suất đột ngột giảm xuống bằng 0  Các vật liệu chuyển sang trạng thái siêu dẫn.
c. Hiện tượng nhiệt điện
Cặp nhiệt điện là hai dây dẫn kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau. Khi nhiệt độ hai mối hàn T1, T2
khác nhau trong mạch có suất điện động nhiệt điện
E = T ( T1 – T2 ) T là hệ số nhiệt điện động.

II. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN


1. Chất điện phân
- Các dung dịch muối, axit, bazơ, các muối nóng chảy được gọi là chất điện phân.
- Trong chất điện phân, do sự phân li đã có sẵn các hạt mang điện tự do là các ion dương, ion âm.
2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
- Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.
- Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
3. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực – Hiện tượng dương cực tan.
- Dưới tác dụng của điện trường, các ion về các điện cực, trao đổi điện tích với các điện cực, trở thành các
nguyên tử hay phân tử trung hoà bám vào điện cực hay bay lên khỏi dung dịch hoặc gây ra các phản ứng phụ.
- Hiện tượng dương cực tan ( là phản ứng phụ ): xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt
làm bằng chính kim loại ấy ( tuân theo định luật Ôm )
4. Định luật Faraday: Tính khối lượng (m) chất được giải phóng ở điện cực (g)

1 A
m . .I .t
F n
Trong đó
F gọi là hằng số Faraday, F = 96500 C/mol.
A: khối lượng nguyên tử, n: hóa trị chất được giải phóng ra ở điện cực
I: cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân ( A )
t: thời gian điện phân (s)
m: khối lượng chất được giải phóng ở điện cực (g)
5. Ứng dụng của hiện tượng điện phân: Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế, sản xuất và
đời sống như luyện nhôm, tinh luyện đồng, điều chế clo xút, mạ điện, đúc điện …
III. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ
1. Chất khí là môi trường cách điện.
- Ở điều kiện thường: chất khí không dẫn điện vì không có các hạt tải điện tự do.
- Để chất khí dẫn điện được thì phải đốt nóng hoặc chiếu các bức xạ,.. ( là các tác nhân ion hóa ) vào chất khí
để tạo ra các hạt tải điện là các ion dương, ion âm và các eclectron ( quá tình này gọi là sự ion hóa )
2. Bản chất của dòng điện trong chất khí.
Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, và các ion
âm, các electron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.
3. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí:
- Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện trong khối khí ở giữa hai
bản cực và biến mất khi ta ngừng việc tạo ra hạt tải điện.
- Quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.
4. Quá trình dẫn điện tự lực của chất khí: Là quá trình dẫn điện của chất khí có thể tự duy trì không cần ta
tạo ra hạt tải điện.
- Tia lửa điện: ứng dụng trong các động cơ nổ.
- Hồ quang điện: ứng dụng trong hàn điện, đun chảy vật liệu,…
IV. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
1. Chất bán dẫn và tính chất.
- Chất bán dẫn là các chất có điện trở suất nằm trong khoảng trung gian giữa kim loại và điện môi.
(VD: gemani và silic.)
- Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ và tạp chất.

5
- Điện trở suất của chất bán dẫn giảm đáng kể khi nó bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hóa
khác.
2. Hạt tải điện trong chất bán dẫn – Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
a) Hạt tải điện và bản chất dòng điện trong chất bán dẫn
+ Chất bán dẫn có 2 loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.
+ Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và
dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
b) Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Tạp chất cho (đono) vá tạp chất nhận (axepto):
+ Bán dẫn chứa đono ( tạp cho ) là loại n có mật độ electron rất lớn so với mật độ lỗ trống.
+ Bán dẫn chứa axepto ( tạp nhận ) là loại p, có mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ electron.
3. Lớp chuyển tiếp p – n.
- Lớp chuyển tiếp p – n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên
một tinh thể bán dẫn. Dòng điện chỉ chạy qua được lớp chuyển tiếp p – n theo chiều từ p – n nên lớp chuyển
tiếp p – n được dùng làm điôt bán dẫn để điều chỉnh lưu dòng điện xoay chiều.
- Một lớp bán dẫn loại p rất mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n là tranzito ( n – p – n ): dùng trong các
mạch khuếch đại và các khóa điện tử.

CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG


I. TỪ TRƯỜNG – LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ
1. Từ trường. Cảm ứng từ
- Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Từ trường có tính chất cơ bản là tác
dụng lực từ lên nam châm hay lên dòng điện đặt trong nó.
- Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ.
Đơn vị cảm ứng từ là Tesla (T).
2. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có một dòng điện đặt trong từ trường đều
Lực từ 𝐹⃗ do từ trường đều tác dụng lên đoạn dây thẳng chiều dài l (m) có dòng điện I (A) chạy qua là lực có :
- Điểm đặt: trung điểm của đoạn dây.
- Phương: vuông góc với mặt phẳng (l ,𝐵 ⃗⃗).
I B
- Chiều: được xác định bởi quy tắc bàn tay trái “ Xoè bàn tay trái hứng các đường cảm ứng 
từ sao cho chiều của dòng điện đi từ cổ tay đến ngón tay. Ngón tay cái choải ra 900 chỉ
F
chiều của lực từ ”.
- Độ lớn được xác định theo công thức Ampe:
F  B I l sin  với 𝛼 = (𝐵⃗⃗̂, 𝑙)

II. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
1. Từ trường của dòng điện thẳng dài vô hạn
Vectơ cảm ứng từ B tại điểm M có: I

- Điểm đặt: Tại M B M

- Phương: cùng với phương tiếp tuyến của đường tròn (O,r) tại M O
r M

- Chiều: được xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải họăc quy tắc đinh ốc 1:
+ Quy tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây
dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của cảm ứng từ.
I
- Độ lớn: B M  2.10 7
r BM

2. Từ trường của dòng điện tròn O


r
I

Vectơ cảm ứng từ B tại tâm khung dây có:


- Điểm đặt: Tại O
- Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây.
- Chiều: theo quy tắc nắm tay phải
(Nắm bàn tay phải sao cho các ngón tay khum lại theo chiều dòng điện thì chiều
ngón cái chỉ chiều cảm ứng từ tại tâm vòng dây) hoặc xác định theo quy tắc vào mặt
Nam ra mặt Bắc.

6
NI
- Độ lớn : BM  2 .10
7

R
Mặt Nam: nhìn vào ta thấy dòng điện chạy cùng chiều kim đồng hồ. l - N vòng

Mặt Bắc: nhìn vào ta thấy dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ.
3. Từ trường của ống dây
Vectơ cảm ứng từ B trong ống dây có: I I

- Phương: song song với trục ống dây.


- Chiều: được xác định theo quy tắc nắm tay phải hoặc vào mặt Nam ra mặt Bắc.
NI
- Độ lớn : BM  4 .10  4 .10 7 nI
7

l
Trong đó: B: cảm ứng từ tại điểm xét (tesla – T) ; I: cường độ dòng điện (A)
R: bán kính vòng dây (m) ;  : chiều dài ống dây (m)
n: số vòng dây trên 1mét chiều dài ống dây (vòng/m) ; N: số vòng dây trên ống dây (vòng)
Đường cảm ứng từ đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc. Trong lòng ống dây các đường cảm ứng từ gần như
song song với nhau (từ trường là đều).
4. Nguyên lí chồng chất từ trường B  B1  B2  ...
Chú ý: Công thức chồng chất từ trường đang được thực hiện dưới dạng vectơ.
  
* Các trường hợp đặc biệt khi tính độ lớn từ trường: B12  B1  B2
a) B1  B2  B12  B1  B2 b) B1  B2  B12  B1  B2

B1 B1
B12
B12 B2
B2
 
c) B1  B2  B12  B12  B22 d) ( B1 , B2 )    B12  B12  B22  2.B1 B2 cos

Chú ý: Để đơn giản trong quá trình làm bài tập và biểu diễn từ trường người ta quy ước như sau:
có phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi vào.
có phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi ra.

Ví dụ : I I
BM
r M r M

BM

III. LỰC LO-REN-XƠ


1. Khái niệm
Lực Lorenxơ là lực từ tác dụng lên điện tích q đang chuyển động với vận tốc 𝑣⃗ trong từ trường.
2. Đặc điểm
- Điểm đặt tại điện tích q B
 
- Phương: Vuông góc với mp (v , B)
- Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái
( thay I bằng 𝑣⃗ f
nếu q > 0 : chiều cùng với chiều chỉ của tay cái
nếu q < 0 : chiều ngược với chiều chỉ của tay cái) v
 
- Độ lớn : f  q vBsin  ;   (v , B )

7
* Các trường hợp riêng
- Nếu v song song với B thì f = 0
- Nếu v  B thì do tác dụng của lực Lorenxơ hạt mang điện có khối lượng rất nhỏ sẽ chuyển động tròn đều
nằm trong mặt phẳng vuông góc với B , có bán kính và chu kì chuyển động là:
mv 2 m
R và T 
qB qB

CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ


I. TỪ THÔNG

Từ thông qua khung dây kín có N vòng dây, diện tích S đặt trong từ trường đều B có độ lớn:
  NBS cos
Trong đó
B: cảm ứng từ (T)
S: diện tích khung dây (m2)
: từ thông (Wb) “Vêbe”; 1Wb = 1 T.m2
  
  ( B, n) ; n : vecto pháp tuyến của khung dây
 Nhận xét:

   0 : B  ( S )     max  BS
 0    900  cos  0    0

   900 : B //(S )    0
 90 0    1800  cos  0    0
 Từ thông là một đại lượng vô hướng có thể dương, âm hoặc bằng 0 (dấu của từ thông phụ thuộc vào

việc ta chọn chiều của n )
- Giá trị  ~ với số đường sức xuyên qua diện tích S
- Nếu khung dây đặt  với đường sức từ thì   số đường sức từ xuyên qua diện tích S của khung dây
 Ý nghĩa của từ thông: từ thông diễn tả số đường sức từ xuyên qua một diện tích nào đó
II. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ: là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng khi từ thông qua mạch kín biến
thiên.
2. Các cách làm từ thông biến thiên:

- Thay đổi cảm ứng từ B : bằng cách thay đổi I hoặc cho nam châm chuyển động
- Thay đổi S : bằng cách làm biến dạng khung dây
 
- Thay đổi góc   ( B, n) : bằng cách xoay khung dây
Kết quả của sự biến thiên từ thông  trong mạch xuất hiện dòng điện, gọi là dòng điện cảm ứng.
3. Định luật Len xơ về chiều dòng điện cảm ứng:
“Dòng điện cảm ứng trong một đoạn mạch điện kín có chiều sao cho từ
trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó (đó là
sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch)”
 
- Nếu tăng  BC  B
 
- Nếu giảm  BC  B
 
( B là từ trường ban đầu; BC là từ trường cảm ứng)\
III. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
1. Suất điện động cảm ứng: là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng.
2. Định luật Faraday:

a. Biểu thức: eC =  (dấu trừ “-” biểu diễn định luật Lenz)
t

+ Độ lớn: ec 
t
    2  1 : độ biến thiên từ thông
 t : thời gian xảy ra biến thiên từ thông
8

 : Tốc độ biến thiên từ thông
t
 eC: Suất điện động cảm ứng (V)
b. Định luật Faraday: Độ lớn của suất điện động cảm ứng thông xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc
độ biến thiên từ.
IV. DÒNG ĐIỆN FU – CÔ (Foucault)
- Dòng điện Fu – Cô là dòng điện cảm ứng sinh ra ở trong khối vật dẫn khi nó chuyển động trong từ
trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên theo thời gian.
- Dòng điện Fu – Cô gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Joule trong các lõi động cơ, máy biến áp…
- Do tác dụng của dòng Fu – Cô, mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của lực
hãm điện từ
V. HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM
1. Hiện tượng tự cảm: là hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng
điện trong mạch điện đó gây ra.
i i
2. Suất điện động tự cảm: etc   L. ; etc  L.
t t
Trong đó:
- i là độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch trong thời gian t
- L là hệ số tự cảm (hay độ tự cảm) của mạch, có đơn vị là henry (H)
3. Từ thông tự cảm ( từ thông riêng ) qua mạch có dòng điện i:  = Li
N 2S
3. Độ tự cảm của ống dây dẫn dài; có chiều dài l và số vòng dây N: L  107 4  4 .107 n 2V
l
Trong đó n là số vòng dây trên đơn vị dài của ống, V là thể tích của ống.
CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: là hiện tượng lệch phương của của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt
phân cách của hai môi trường trong suốt khác nhau .
2. Định luật khúc xạ ánh sáng: S
 Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
 Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin của góc tới
(sini) với sin của góc khúc xạ (sin r) luôn là một hằng số . Hằng số này phụ i
thuộc vào bản chất của hai môi trường và được gọi là chiết suất tỷ đối của 1
I
môi trường khúc xạ ( môi trường 2 ) đối với môi trường tới ( môi trường 1).
sin 𝑖 𝑛2 2
= 𝑛21 =
𝑠𝑖𝑛 𝑟 𝑛1 r
Trong đó: - 𝑛21 gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1
- 𝑛1 gọi là chiết suất tuyệt đối của môi trường 1 R
- 𝑛2 gọi là chiết suất tuyệt đối của môi trường 2
 Giả sử môi trường 1 có vận tốc truyền ánh sáng là 𝑣1 và môi trường 2 có vận tốc truyền ánh sáng là 𝑣2
𝑛 𝑣
thì khi đó ta có biểu thức liên hệ như sau: 𝑛2 = 𝑣1
1 2
II. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN.
1. Phản xạ toàn phần: là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tia sáng tới , xảy ra ở mặt phân cách giữa hai
môi trường trong suốt khác nhau
2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần:
 Tia sáng chiếu tới phải truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém .
 Góc tới 𝑖 ≥ 𝑖𝑔ℎ ( 𝑖𝑔ℎ là góc giới hạn phản xạ toàn phần )
𝑛
Trong đó : sin 𝑖𝑔ℎ = 𝑛2
1
với : 𝑛1 : chiết suất của môi trường tới
𝑛2 : chiết suất của môi trường khúc xạ .
Ứng dụng: - Trong sợi quang; lăng kính phản xạ toàn phần.
- Giải thích hiện tượng ảo giác.

9
CHƯƠNG VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC

I. LĂNG KÍNH
1. Định nghĩa:
Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thuỷ tinh, nhựa, nước…)
thường có dạng hình lăng trụ tam giác”.
2. Đường đi của tia sáng qua lăng kính
Tia ló luôn lệch về phía đáy của lăng kính so với hướng của tia tới.
II. THẤU KÍNH MỎNG
1. Định nghĩa :
Thấu kính là một khối chất trong suốt( thuỷ tinh hay nhựa ) giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc bởi một mặt cầu và
một mặt phẳng
2. Phân loại trong không khí : + Thấu kính hội tụ : thấu kính rìa mỏng,thấu kính lồi
+ Thấu kính phân kì : thấu kính rìa dày,thấu kính lõm
3. Đặc điểm:
+ Một thấu kính mỏng có một quang tâm O, một trục chính , vô số trục phụ
+ Một thấu kính có hai tiêu điểm F’( tiêu điểm ảnh ) , F (tiêu điểm vật) đối xứng qua quang tâm O.
Có vô số tiêu điểm phụ F’n . Mổi trhấu kính có 2 tiêu diện: tiêu diện ảnh và tiêu diện vật.
Thấu kính hội tụ thì F’ thì tiêu điểm ảnh thật.
4. Vẽ ảnh của một vật qua thấu kính:
+ Mỗi ảnh điểm là: ảnh thật nếu chùm tia ló là chùm tia hội tụ, ảnh ảo nếu mỗi ảnh điểm là ảo nếu chùm tia
ló là chùm tia phân kì.
+ Cách vẽ ảnh:
Ta có thể vẽ 2 trong số 3 tia đặc biệt sau:
- Tia BO, đi qua ngang tâm O của thấu kính. Tia này truyền thẳng.
- Tia BI song song với trục chính của thấu kính. Tia này, khi ló ra sẽ đi qua tiêu điểm ảnh F’ của thấu
kính (hoặc có đường kéo dài qua F’).
- Tia BF, đi qua tiêu điểm vật F (hoặc có đường kéo dài qua F’). Tia này ló ra sẽ đi song song với trục
chính của thấu kính. Các tia này (hoặc các đường kéo dài của chúng) cắt nhau ở B’, ảnh của B.

 Bảng tóm tắt tính chất ảnh qua thấu kính hôi tụ (TKHT):
Ảnh
Vị trí đặt vật
Tính chất Chiều Độ lớn
d<f Ảo Cùng chiều Lớn hơn vật
d=f ảnh ở vô cùng: d’ = 
f < d < 2f Thật Ngược chiều Lớn hơn vật
d = 2f Thật Ngược chiều Bằng vật
d > 2f Thật Ngược chiều Nhỏ hơn vật

 Qua thấu kính phân kì, vật sáng luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật

10
5. Công thức thấu kính:
1
+Tiêu cự và độ tụ: D  trong đó f (m); D đơn vị đo là điốp (đp)
f
dd ' df df
+ Công thức thấu kính: suy ra f  ; d ; d'
d d' d f d f
Trong đó: f : Tiêu cự
d : Khoảng cách từ vật đến quang tâm O ; d’: Khoảng cách từ ảnh đến quang tâm O
Vật thật: d > 0 ; Vật ảo: d < 0 ; Ảnh thật: d’ > 0; Ảnh ảo: d’ < 0
Thấu kính hội tụ: f > 0 , D>0 ; Thấu kính phân kì: f < 0 ,D <0
A B ' d f d ' f
+ Số phóng đại của ảnh: k    
AB d f d f
k > 0: Ảnh cùng chiều vật (trái tính chất); k < 0: Ảnh ngược chiều vật ( cùng tính
chất)

6. Hệ hai thấu kính (hai thấu kính cách nhau một khoảng l )
O O
- Sơ đồ tạo ảnh: AB 1 ' A1B1 2 ' A2 B2
d1; d1 d2 ; d2
- Các công thức tính toán: + Khoảng cách giữa vật và ảnh L = d  d '
+Ta có : d2= l - d1' hay d1' +d2 = l + Số phóng đại ảnh sau cùng: k= k1.k2
1 1 1
+ khi hệ ghép sát đồng trục thì :   hay D  D1  D2
f f1 f2

III. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH SỬA


1. Các đặc điểm của mắt
a. Sự điều tiết: Là sự thay đổi độ tụ của thủy tinh thể (do đó thay đổi tiêu cự) để làm cho ảnh của vật cần
quan sát hiện rõ trên võng mạc( màng lưới)
b. Điểm cực cận Cc: Là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà nếu vật đặt tại đó, mắt phải điều tiết tối
đa mới nhìn rõ vật (ảnh của vật nằm trên màng lưới).
- Đặc điểm:
+ Mắt điều tiết tối đa.
+ fmin.
+ OCc = Đ: Gọi là khoảng nhìn rõ ngắn nhất, có giá trị từ 10cm đến 25cm, lấy trung bình 25cm với mắt
không tật.
c. Điểm cực viễn Cv : Là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà nếu vật đặt tại đó, mắt còn có thể nhìn rõ
vật mà không cần điều tiết (ảnh của vật nằm trên màng lưới).
- Đặc điểm: + Mắt không phải điều tiết.
+ Tiêu cự fmax .
+ Điểm cực viễn của mắt không tật Cv ->  .
d. Giới hạn nhìn rõ của mắt: Là khoảng cách CcCv.
e. Năng suất phân ly của mắt: - Gọi  là góc trông vật.
- Điều kiện nhìn rõ thấy vật AB:
+ AB  [Cc;Cv]
+    min ; với  min gọi là năng suất phân ly của mắt.
2. Các tật của mắt và cách sửa
a. Tật cận thị : Là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc.
- Đặc điểm: + Khi không điều tiết: fmax < OV.
+ Không thể nhìn được rõ các vật ở xa vô cực.
+ Điểm cực cận rất gần mắt và điểm cực viễn cách mắt một khoảng không lớn.
- Sửa tật cận thị: là làm cho mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không phải điều tiết.
- Cách sửa: + Phẫu thuật giác mạc.
+ Đeo thấu kính phân kì thích hợp sao cho nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết

11
=> Ảnh hiện tại tiêu diện của kính  Cv.
d   1 1
Khi kính đeo sát mắt:  ' D 
d  OCv f OCv
b. Tật viễn thị : Là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm sau võng mạc.
- Đặc điểm: + Khi không điều tiết: fmax > OV.
+ Khi nhìn các vật ở xa vô cực, mắt phải điều tiết .
+ Điểm cực cận ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.
- Sửa tật viễn thị:
+ Là làm cho mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không phải điều tiết.
+ Là làm cho mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở gần như mắt không tật (có điểm Cc cách mắt 25cm).
- Cách sửa: + Phẫu thuật giác mạc.
+ Đeo thấu kính hội tụ thích hợp sao cho nhìn rõ vật ở gần như mắt không có tật.
c. Tật lão thị : Là mắt khi lớn tuổi có điểm cực cận lùi ra xa mắt do khả năng điều tiết giảm.
- Đặc điểm: + Mắt vẫn nhìn được các vật ở vô cực mà không phải điều tiết (giống mắt không tật).
+ Điểm cực cận dời xa mắt (giống mắt viễn thị).
- Sửa tật lão thị:
Là làm cho mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở gần như mắt không tật (có điểm Cc cách mắt 25cm).
- Cách sửa:
+ Đeo thấu kính hội tụ thích hợp sao cho nhìn rõ vật ở gần như mắt không (giống cách sửa tật viễn thị).
* Chú ý:
- Có thể đưa bài toán sửa tật của mắt về dạng bài toán hệ thấu kính ghép trong đó có một thấu kính là thủy tinh
thể.
- Với mỗi mắt, khoảng cách OV không thay đổi (có giá trị từ 1,5 đến 2,2cm). Ảnh sau cùng của vật tạo bởi hệ
ghép tại điểm vàng V trên võng mạc.
- Các khái niệm:
+ Điểm cực cận mới Cc' là vị trí đặt vật sao cho ảnh hiện lên tại điểm cực cận cũ Cc.
+ Điểm cực viễn mới Cv' là vị trí đặt vật sao cho ảnh hiện lên tại điểm cực viễn cũ Cv.
IV. KÍNH LÚP - KÍNH HIỂN VI - KÍNH THIÊN VĂN
1. Kính lúp:
Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trông việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc
trông ảnh bằng cách tạo ra 1 ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
Cấu tạo : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ ( vài cm)
Để tạo được ảnh quan sát qua kính kúp thì phải đặt vật từ O đến tiêu điêm F và ảnh nằm trong giới hạn
nhìn rõ của mắt.
Đ
Số bội giác khi ngắm chừng vô cực: G  
f

Đ: khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt (Đ = OCc)

Công dụng: quan sát những vật nhỏ ( các linh kiên đồng
hồ điện tử....
2. Kính hiển vi:
“Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông
ảnh của những vật rất nhỏ, với số bội giác lớn hơn rất nhiều so với số bội
giác của kính lúp”.
+ Cấu tạo : gồm 2 bộ phận chính
- Vật kính hội tụ L1 có tiêu cự rất nhỏ ( cỡ mm)
- Thị kính là kính lúp L2
Vật kính và thị kính được ghép đồng trục O1O2= l không đổi với
F1' F2   là độ dài quang học
+ Điều chỉnh kính hiển vi : đưa ảnh sau cùng của vật hiện ra trong
khoảng CCCV của mắt.
Đ
+ Khi ngắm chừng ở vô cực : G 
f1 f2
12
 : Độ dài quang học của kính hiển vi.
f1, f2: Tiêu cự của vật kính và thị kính
+ Công dụng: quan sát những vật rất nhỏ ( các vi rút, mô tế bào ....)
D
hay G | k1 | G2  với k1: Độ phóng đại của ảnh tạo bởi vật kính; G2: Số bội giác của thị kính.
f1 f 2

3. Kính thiên văn:


“Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông
ảnh của những vật rất xa (các thiên thể)”.
+ Cấu tạo : gồm 2 bộ phận chính
- Vật kính hội tụ L1 có tiêu cự rất lớn ( có thể hàng chục m)
- Thị kính là kính lúp L2
Vật kính và thị kính được ghép đồng trục O1O2 = l thay đổi được
+ Điều chỉnh kính thiên văn : đưa ảnh sau cùng của vật hiện ra trong
khoảng CCCV của mắt.

f1
+ Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: G 
f2
f1: Tiêu cự của vật kính. f 2 tiêu cự của thị kính

Công dụng: quan sát những vật rất lớn nhưng ở xa


( các thiên thể ,các vật lớn ở xa mà mắt thường không nhìn thấy....)

13

You might also like