You are on page 1of 18

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN

ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG THIẾT KẾ


MẠCH ĐIỀU KHIỂN

Sinh viên thực hiện : Đoàn Tuấn Anh

Mã sinh viên : CQ13DH0199

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Mến

QUẢNG NINH, 2023


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khoa học ngày càng phát triển, với đà phát triển này việc ứng
dụng khoa học và sáng chế khoa học ở trường học là rất thiết thực và quan trọng.
Chính vì vậy, các giảng viên trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh đã giúp cho các
sinh viên ngành kỹ thuật làm quen với các công dụng lập trình ví dụ như Chương
trình Matlab.
MATLAB là một môi trường tính toán và lập trình cho phép tính toán ma
trận, vẽ đồ thị hàm số hay biểu diễn thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao
diện người dùng và liên kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn
ngữ lập trình khác. Với thư viện Toolbox, MATLAB cho phép mô phỏng tính
toán, thực nghiệm nhiều mô hình trong thực tế và kỹ thuật. Với hơn 40 năm hình
thành và phát triển, ngày nay với thiết kế sử dụng tương đối đơn giản và phổ
thông, MATLAB là công cụ tính toán hữu hiệu để giải quyết các bài toán kỹ thuật.
Vì vậy, đối với những bài toán trong môn Ứng dụng tin học trong thiết kế
mạch điều khiển. Matlab là công cụ hoàn hảo để giải quyết các vấn đề, và bổ sung
kiến thức cho sinh viên.
Dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập, chẳng hạn như việc ngắt
quãng quá trình học do hoạt động của cuộc thi Robocon hay khó khăn trong quá
trình nghiên cứu tài liệu và trong việc nghiên cứu phần mềm mới. Nhưng thầy cô
giáo khoa Điện vẫn luôn nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành bài báo cáo. Em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Điện nhiệt tình giúp đỡ.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Nguyễn Thị Mến đã nhiệt
tình giải đáp các thắc mắc của em trong quá trình học tập để em có thể hoàn thành
bài báo cáo.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MATLAB VÀ AUTO CAD ELECTRICAL. 1
1.1. Giới thiệu về Matlab.......................................................................................1
1.1.1. Matlab là gì.............................................................................................1
1.1.2. Mục đích sử dụng của Matlab.................................................................1
1.1.3. Giới thiệu về Simulink trong Matlab.......................................................2
1.2. Giới thiệu về AutoCAD Electrical.................................................................3
1.2.1. AutoCAD Electrical là gì?......................................................................3
1.2.2. Giới thiệu các thanh linh kiện trong thư viện Electrical........................5
CHƯƠNG 2: ĐỀ BÀI:............................................................................................7
CHƯƠNG 3: BÀI LÀM..........................................................................................8
Câu 1: Ứng dụng Matlab khảo sát sự ổn định của hệ thống có hàm truyền như
sau:.........................................................................................................................8
Câu 2: Ứng dụng Matlab&Simulink mô phỏng động cơ điện một chiều kích từ
độc lập khi điều chỉnh điện áp phần ứng. Tạo file .m trong Matlab thông số động
cơ như bảng...........................................................................................................9
Câu 3: Vẽ mạch điều khiển khởi động sao tam giác của động cơ không đồng bộ
3 pha rô to lồng sóc ?...........................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MATLAB VÀ AUTO CAD ELECTRICAL
1.1. Giới thiệu về Matlab
1.1.1. Matlab là gì
Matlab là tên viết tắt của Matrix laboratory phần mềm được MathWorks
thiết kế để cung cấp môi trường lập trình và tính toán kỹ thuật số.

Matlab cho phép bạn sử dụng ma trận để tính toán các con số, vẽ thông tin
cho các hàm và đồ thị, chạy các thuật toán, tạo giao diện người dùng và liên kết
với các chương trình máy tính được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

1.1.2. Mục đích sử dụng của Matlab


 Matlab được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong phân tích số, xử lý tín hiệu kỹ
thuật số và xử lý đồ họa mà không cần lập trình cổ điển.
 Matlab hiện có hàng nghìn lệnh và chức năng tiện ích. Ngoài các chức năng có sẵn
của chính ngôn ngữ, Matlab còn có các lệnh ứng dụng đặc biệt và các chức năng
hộp công cụ (Toolbox) để mở rộng môi trường Matlab nhằm giải quyết một số
loại vấn đề nhất định.
 Hộp công cụ rất quan trọng và hữu ích cho người sử dụng toán học sơ cấp, xử lý
tín hiệu kỹ thuật số, xử lý hình ảnh, xử lý giọng nói, ma trận thưa, logic mờ…

1
Vẽ đồ thị hàm số bằng Matlab

1.1.3. Giới thiệu về Simulink trong Matlab


Simulink là một công cụ trong Matlab dùng để mô hình, mô phỏng và phân
tích các hệ thống động với môi trường giao diện sử dụng bằng đồ họa. Việc xây
dựng mô hình được đơn giản hóa bằng các hoạt động nhấp chuột và kéo thả.
Simulink bao gồm một bộ thư viện khối với các hộp công cụ toàn diện cho cả việc
phân tích tuyến tính và phi tuyến.

Simulink là một phần quan trọng của Matlab và có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại
trong quá trình phân tích, và vì vậy người dùng có thể tận dụng được ưu thế của cả
hai môi trường.

2
Thư viện trong simulink

3
Đường đặc tính hiển thị trên khối Scope

1.2. Giới thiệu về AutoCAD Electrical.


1.2.1. AutoCAD Electrical là gì?
AutoCAD là phần mềm ứng dụng CAD để làm bản vẽ kỹ thuật bằng vectơ 2D hay
bề mặt 3D, phần mềm autocad được sử trong nhiều lĩnh vực AutoCAD Architecture dùng
trong ngành kiến trúc, AutoCAD Civil 3D dùng cho lĩnh vực kỹ thuật xây dựng còn
AutoCAD Electrical là dùng cho lĩnh vực điện tử với thư viện các linh kiện điện, điện tử
các kỹ sư thiết kế có thể mô phỏng sự hoạt động của một mạch điện hoặc có thể là một hệ
thống điện quy mô lớn, từ đó tìm ra sai sót hoặc đưa ra các phương án tối ưu giúp giảm
thiểu tối đa chi phí phát sinh trong quá trình thiết kế.

4
Đối với AutoCAD Electrical cho phép người dùng dễ dàng thiết kế được các sơ đồ
dạng mạnh điện với đầy đủ các minh họa cụ thể để người xem có thể hiểu được, hỗ trợ
người dùng thiết kế mạch điện cho một công trình….Là ứng dụng thiết kế các sơ đồ
mạch điện chỉnh sửa bản thiết kế tạo các bản mạch và các con chip ngay trên bản vẽ, có
thể điều khiển , sắp xếp lại các đối tượng bên trong bản vẽ.

5
1.2.2. Giới thiệu các thanh linh kiện trong thư viện Electrical.

6
7
CHƯƠNG 2: ĐỀ BÀI:
Câu 1: Ứng dụng Matlab khảo sát sự ổn định của hệ thống có hàm truyền như sau:

k
GH(s) = st 1s  1t 2 s  1t 3 s  1 ( t1 =5, t2 =8, t3 = 3, k = 10)

Câu 2: Ứng dụng Matlab&Simulink mô phỏng động cơ điện một chiều kích từ độc lập
khi điều chỉnh điện áp phần ứng. Tạo file .m trong Matlab thông số động cơ như bảng
sau:

Câu 3: Vẽ mạch điều khiển khởi động sao tam giác của động cơ không đồng bộ 3 pha rô
to lồng sóc ?

8
CHƯƠNG 3: BÀI LÀM
Câu 1: Ứng dụng Matlab khảo sát sự ổn định của hệ thống có hàm truyền như sau:
10 10
GH ( s )= =
s (t 1 s +1)(t 2 s +1)(t 3 s +1) 120 s +79 s3 +16 s2 + s
4

Khảo sát độ ổn định bằng tiêu chuẩn Nyquist


>>num=10
>>den= [ 120 79 16 1 0 ]
>> g=tf(num,den)
>>nyquist(tf(10,[120 79 16 1 0]))

Nhận xét: hàm truyền vòng hở có 3 cực nằm bên trái mặt phẳng. Biểu đồ Nyquist
bao điểm (-1+j0).
Điểm –1 ký hiệu () nằm trên trục thực âm (Real Axis) , điểm 0 nằm trên trục ảo
(Imaginary Axis).
Kết luận: hệ không ổn định.

9
Dùng lệnh margin để tìm biên dự trữ và pha dự trữ.

» margin(num,den)

Kết luận: hệ thống không ổn định do có độ dự trữ biên pha âm.


Độ dự trữ biên (Gm = -34.7dB), tại 0.113 rad/s
Độ dự trữ pha (Pm = -110), tại tần số cắt biên 0.5 rad/sec.
Câu 2: Ứng dụng Matlab&Simulink mô phỏng động cơ điện một chiều kích từ độc
lập khi điều chỉnh điện áp phần ứng. Tạo file .m trong Matlab thông số động cơ
như bảng.

Sơ đồ khối mô tả động cơ điện 1 chiều KTĐL

10
Thông số 1:
Ua=500;
Mc=100;
Ra=3;
La=0.03;
Kp=0.8;
J=2;

Đường đặc tính hiển thị trên khối scope

NHẬN XÉT:
Ta thấy, tốc độ của động cơ ban đầu tăng dần. Đến thời điểm step time, cấp tải vào
trong hệ thống, ta thấy tốc độ giảm dần đến mức ổn định.

11
Khi thay đổi điện áp cấp vào mạch phần ứng
Khi thay đổi điện áp đầu vào Ua, ta thấy tốc độ thay đổi, cụ thể là giảm tốc
độ khi giảm điện áp Ua.
Thông số 2:
Ua=230;
Mc=100;
Ra=3;
La=0.012;
Kp=0.8;
J=1.11;

12
Khi tăng điện áp
Thông số 3:
Ua=160;
Mc=100;
Ra=1.4;
La=0.0033;
Kp=0.8;
J=0.11;

Thông số 4:
Ua=500;
Mc=100;
Ra=0.15;
La=0.01;
Kp=0.8;
13
J=1.11;

Hình ảnh hiển thị trên scope

Câu 3: Vẽ mạch điều khiển khởi động sao tam giác của động cơ không đồng bộ 3
pha rô to lồng sóc ?

Mạch động lực và mạch điều khiển động cơ điện không đồng bộ xoay chiều 3 pha
roto lồng sóc

Sơ đồ khởi động động cơ Y/D dùng cho loại động cơ có công suất trung
bình và nhỏ. Phương pháp khởi động này nhằm giảm dòng khởi động của động
cơ.
14
Nguyên lý hoạt động trong sơ đồ của em như sau:

Đóng điện cho MCCB và CB để cấp điện cho mạch lực và mạch điều khiển.
Ấn nút nhấn ON để cấp điện cho cuộn hút KT, RT và KY. Lúc này, tiếp điểm
chính KT, KY trên mạch lực đóng lại, cấp điện cho động cơ quay (ở trạng thái Y),
rơ le thời gian RT bắt đầu đếm. Đồng thời tiếp điểm thường mở KT trên mạch điều
khiển đóng lại để duy trì. Đèn báo “SAO” sáng để thông báo động cơ đang ở trạng
thái “Y”. Tiếp điểm thường đóng KY mở ra để khóa chéo.

Sau khi rơ le thời gian đếm xong, tiếp điểm thường đóng mở chậm RT mở
ra, để ngắt điện cho cuộn hút KY, đồng thời đóng tiếp điểm thường mở đóng chậm
RT để cấp điện cho cuộn hút KD. Lúc này, tiếp điểm thường đóng KD trên mạch
điều khiển mở ra, loại bỏ hoàn toàn RT, KY. Tiếp điểm thường mở KD đóng lại để
duy trì điện cho KD khi RT bị mất điện. Đèn “TAM GIAC” sáng báo hiệu động cơ
đang làm việc ở trạng thái tam giác.

Khi rơ le nhiệt RN tác động, ngắt động cơ ra khỏi lưới điện, mở tiếp điểm
NC của RN trên mạch điều khiển để ngắt điện toàn bộ mạch điều khiển, tất cả
contactor và RT mất điện, trở lại trạng thái bình thường. Tiếp điểm NO của RN
đóng lại cấp điện cho đèn báo quá tải. Để khởi động lại sơ đồ, đảm bảo rằng RN
không tác động, sau đó nhấn ON để khởi động lại như thường.

15

You might also like