You are on page 1of 10

???

Question:
Tại sao cần FRR link protection và node protection trong khi có thể sử dụng path-option
preference để backup? FRR có gì hơn?
Khi nào cần autoroute annouce, khi nào cần forwarding adjacency?
RSVP PATH và RESV mang những thông tin gì?
1. TE
2. RSVP
3. RSVP TE
4. CSFP
5. MPLS TE
a. Why link state protocol
b. MPLS TE basic
c. MPLS TE per vrf
d. Backup (preference)
e. Fast reroute
RSVP
RSVP là giao thức dùng để dành trước tài nguyên cần thiết tại mỗi node tham gia trong một
phiên làm việc, từ đó đảm bảo QoS.
RSVP là giao thức “soft state”, tự động cập nhật tình trạng đường truyền khi có lỗi xảy ra.
Đặc tính để phân biệt giao thức trạng thái mềm với các giao thức loại khác là trạng thái sẽ tự
động hết hiệu lực sau một thời gian trừ khi nó được làm tươi liên tục theo chu kỳ
Hoạt động RSVP:
- Khi một node nào đó gửi dữ liệu, nó gửi một bản tin RSVP qua các node trung gian tới
nút nhận, bản tin này chứa đặc điểm lưu lượng sẽ gửi, đặc điểm của các node mạng trên
đường đi.
- Node nhận sau khi nhận được thông điệp, căn cứ vào đặc điểm lưu lượng và đặc điểm
đường đi, sẽ gửi lại một thông điệp để đăng ký tài nguyên tại các node trung gian trên
đường đi đó.
- Nếu việc đăng ký thành công, node gửi bắt đầu truyền dữ liệu.
- Nếu không, thông điệp đi đến node gửi sẽ báo lỗi.

Máy gửi: gửi PATH để yêu cầu dành trước tài nguyên và thiết lập 1 phiên truyền thông.
Máy nhận: gửi lại RESV để thiết lập và duy trì việc dự trữ tài nguyên.
PATH lỗi => gửi PathErr để thông báo lỗi.
RESV lỗi => gửi ResvErr để thông báo lỗi.
Hai bản tin khác: PahTear và ResvTear để xóa bỏ yêu cầu tài nguyên theo hướng đi và về.
Các router: dựa vào PATH và RESV, đăng kí nhận dạng luồng và lưu đặc tính luồng vào CSDL.
Hoạt động:
- Dự trữ tài nguyên tại node mạng: Yêu cầu dự trữ đc gửi đến TSpec (Traffic) và RSpec
(Reserve). Nếu Rspec xác định router đủ tài nguyên và thông số trong Tspec hợp lệ thì
bản tin RESV sẽ phân loại và lập lịch cho gói tin. Nếu ko thì lỗi.
- Chuyển tiếp yêu cầu dự trữ tài nguyên cho các node khác: Các yêu cầu sẽ được chuyển
sang một node khác khi node trước đó đáp ứng yêu cầu
Các trường trong bản tin RSVP:

- Version (4 bits): Phiên bản RSVP.


- Flag (4 bits): Chưa có giá trị cờ được định nghĩa.
- Kiểu bản tin (1 byte): PATH, RESV, PathErr, ResvErr, PathTear, ResvTear.
- Tổng kiểm tra RSVP (2 bytes): Để phát hiện lỗi trong việc truyền các bản tin.
- Send_Time To Live (1 byte): Xác định thời gian sống của các gói tin.
- Reserved (1 byte): Dự phòng.
- Chiều dài RSVP (2 bytes): Tổng độ dài của bản tin RSVP bao gồm tất các các đối tượng trong
luồng.
RSVP TE
Mở rộng của RSVP
Các object mới:
Label_Request (PATH): yêu cầu để ràng buộc nhãn với một đường hầm LSP được khởi tạo bởi
node lối vào. Đối tượng này chứa các giá trị nhãn được gợi ý
Label (RESV): Các nhãn được chỉ định trên được phân bổ ngược trở lại. Đối tượng này chứa
nhãn được sử dụng giữa các node lân cận.
Explicit_Route (): định tuyến hiện. Đối tượng Explicit Route chứa các chặng cho các LSP được
định tuyền hiện, static hoặc dynamic by ISP or CSPF (ko xác định bởi RSVP).
Record_Route (PATH/RESV):
Session: hữu ích với ISPs muốn điều khiển các node lối vào và các node lối ra của LSP mà không
cần phải điều khiển mỗi node từ lối vào đến lối ra.
Session_Attribute(PATH): được sử dụng bởi các node RSVP/MPLS để nhận ra độ ưu tiên của
dòng lưu lượng (LSP trong MPLS) tương ứng với quyền được sử dụng tài nguyên tại các node
đó.
Constrained Shortest Path First/
Traffic Engineering
CSPF tính toán đường đi ngắn nhất dựa vào metric như SPF nhưng chỉ tính các đường mà thỏa
mãn một trong các điền kiện ràng buộc (như băng thông sẵn có) bằng cách loại bớt các liên kết
không thỏa mãn. Kết quả chỉ 1 đường đc chọn.
CSPF determines the best path to only the tunnel tailend router, not to all routers. Ngoài cost,
sử dụng cả bandwidth, link attributes and administrative weight

TE là kỹ thuật điều khiển đường truyền chứa lưu lượng qua mạng. Mục đích để cải thiện việc sử
dụng tài nguyên mạng, tránh trường hợp một phần tử mạng bị nghẽn trong khi các phần tử
khác chưa được dùng hết. Ngoài ra, còn để đảm bảo đường truyền có các thuộc tính nhất định,
tài nguyên truyền dẫn có sẵn trên một đường truyền cụ thể hay xác định luồng lưu lượng nào
được ưu tiên lúc xảy ra tranh chấp tài nguyên.
MPLS TE
Định tuyến truyền thống dựa vào chuyển tiếp lưu lượng tới đích nhanh nhất có thể, nên dựa
vào cost (metric) để truyền gói. Mọi router chuyển tiếp dựa vào IP đích. Chúng ko đưa vào BW
của link dẫn đến một số link bị sử dụng quá mức.
 Có thể giải quyết bằng PBR (Policy-base routing). Nhưng PBR yêu cầu cấu hình trên mỗi
router từ nguồn tới đích.
 Dùng MPLS TE:
- Source-based routing
- MPLS TE provides efficient way of forwarding traffic throughout the network,
avoiding over-utilized and under-utilized links. (Tránh link sử dụng quá mức hoặc link
không sử dụng)
- MPLS TE adapts to changing bandwidth. (Thích nghi thay đổi BW)
- MPLS tính BW đc cấu hình trên mỗi link
Cho phép router đầu nhánh của đường chuyển mạch nhãn (LSP) có thể tính toán ra đường đi
tốt nhất đi tới router cuối nhánh. Router đầu nhánh còn phải biết băng thông còn lại trên tất cả
các kết nối mạng.
Cần sử dụng IGP là link state vì:
Router tại đầu nguồn (head-end) của một trung kế phải nắm được thông tin thuộc tính tài
nguyên của tất cả các link trong mạng để tính toán đường LSP. Điều này chỉ có thể đạt được
bằng cách sử dụng các giao thức định tuyến Link-State (như IS-IS hay OSPF) vì chỉ có kiểu giao
thức này mới quảng bá thông tin về tất cả các link đến tất cả các router.
Vì vậy, OSPF và IS-IS được mở rộng để hỗ trợ MPLS-TE:
• IS-IS có các trường Type-Length-Value mới (kiểu 22 TLV) để đính kèm các thông tin này
trong các thông cáo PDU Link-State của nó.
• OSPF có các định nghĩa thông cáo Link-State mới (kiểu 10 LSA). Một khi router đầu
nguồn nhận được các thông cáo này thì nó không chỉ biết được topology mạng mà còn biết
được các thông tin tài nguyên khả dụng của từng link. Điều này rất cần thiết để tính toán
các đường thỏa mãn các đòi hỏi của trung kế lưu lượng.
Các giao thức IGP sẽ quảng bá các thuộc tính tài nguyên khi dưới các điều kiện hoặc sự kiện
nào đó như:
• Khi link thay đổi trạng thái (ví dụ up, down…) .
• Khi lớp tài nguyên của link thay đổi do tái cấu hình nhân công hoặc trong trường hợp
băng thông khả dụng biến động qua các mức ngưỡng đặt trước.
• Theo định kỳ (dựa vào một timer), router sẽ kiểm tra các thuộc tính tài nguyên và
quảng bá cập nhật thông tin.
• Khi tham gia thiết lập một đường LSP nhưng thất bại.

- Băng thông và các thuộc tính khác của đường kết nối phải được biết bởi LSR đầu nhánh
(mỗi router tự xây dựng trạng thái các kết nối và đẩy ra tất cả router khác cùng vùng),
LSR đầu nhánh có thể tính toán đường đi do nó có toàn bộ thông tinh mô hình mạng.
- OSPF, IS-IS được mở rộng để mang các thông tin về băng thông và các thuộc tính trên
các giao diện bật MPLS TE (OSPF LSA type 9 10 11 có giá trị TLV)
Opaque LSA (đc gọi là TE LSA): type 9 10 11: carries the additional attributes related to TE links,
TLV (2 loại):
- Router address TLV (type 1): chỉ ra IP của router quảng bá (loopback).
- Link TLV (type 2): mô tả TE link
Bật MPLS TE cho OSPF: enable mpls traffic-eng tunnels và ip rsvp bandwidth (75% BW có
sẵn)
Link-state ID of the Opaque LSA include:
+ Opaque Type (first 8 bits): 1 for TE LSA.
+ Opaque ID (remaining 24 bits): random for uniquely identify TE LSAs.
Tunnel đc sử dụng 2 cách:
- Đường hầm MPLS TE giữa cặp LSR biên. Tất cả lưu lượng trong mạng được lái để tránh
nghẽn bằng cách sử dụng các thuộc tính (băng thông, độ trễ, sự thay đổi độ trễ v.v…)
- MPLS TE có thể được bật ở mọi LSR trong mạng nhưng đường hầm TE sẽ chỉ xuất hiện
khi cần, ví dụ như đường hầm TE được tạo để lái lưu lượng qua các điểm quá tải.
LSR đầu nhánh tính toán đường đi, các LSR giữa cần biết nhãn vào/ra của tunnel.
*Tuy nhiên có trường hợp có tunnel TE khác dành lưu lượng ở các link mà OSPF/IS-IS không quả
bá nên băng thông còn lại của link có thể không đủ để xây dựng tunnel TE. RSVP không báo hiệu
đc LSP đó, khi đó viết thiết lập tunnel lỗi trên các router giữa, nó đẩy thông tin lỗi về đầu nhánh
để tính toán đường khác cho LSP.

50000bytes: how much bandwidth intermediate router reserve on the outgoing interface (set
on Tunnel)
RESV message: return back label to be use for Tunnel
- Enable mps ip: appear LDP message
- Enable mpls traffic-eng tunnels: OSPF type 10 message
- Create an Tunnel: RSVP message

You might also like