You are on page 1of 7

ÔN TẬP GIỮA KÌ MÔN MẠNG MÁY TÍNH

1.Mô hình OSI có bao nhiêu lớp? vai trò của từng lớp.
Mô hình OSI có 7 lớp:
- Tầng 1: tầng vật lí (physical layer) có chức năng chuyển dữ liệu thành các bit và
truyền đi.
- Tầng 2: liên kết dữ liệu (data link layer) có vai trò truyền dữ liệu giữa các thành
phần nối kết trong một mạng.
- Tầng 3: mạng (network layer) chọn đường, chuyển tiếp gói tin từ nguồn đến
đích.
- Tầng 4: Giao vận (transport layer) có vai trò xử lí việc truyền-nhận dữ liệu cho
các ứng dụng.
- Tầng 5: phiên (session layer) có vai trò đồng bọ hóa, check-point, khôi phục quá
trình trao đổi.
- Tầng 6: trình diễn(presentation layer) có vai trò cho phép các ứng dụng biểu diễn
dữ liệu, e.g., mã hóa, nén, chuyển đổi, …
- Tầng 7: ứng dụng (application layer) có vai trò hỗ trợ các ứng dụng trên mạng
như FTP, HTTP,SMTP…..

2. Có những mô hình kiến trúc mạng nào? Mô hình nào được sử dụng phổ biến
nhất?
- Có hai mô hình kiến trúc mạng: là kiến trúc client-server và peer to peer.
** Kiến trúc client-server
Server: +Host luôn hoạt động.
+Địa chỉ IP cố định.
+Trung tâm phục vụ và lưu trữ dữ liệu.
Client: +Giao tiếp với server
+Có thể kết nối không liên tục.
+Có thể có địa chỉ IP thay đổi (IP động).
+Không giao tiếp trực tiếp với client khác khi không có nhu cầu.
**Kiến trúc Peer to peer
- Không có server.
- Giao tiếp trực tiếp với hệ thống đầu cuối bất kì.
- Các điểm kết nối không liên tục và thay đổi địa chỉ IP
- Độ linh hoạt cao nhưng khó quản lý.
** Mô hình được phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi trong các hệ thống phân
tán là mô hình client/server. Trong mô hình này sẽ có một tập các tiến trình mà mỗi
tiến trình đóng vai trò như là một trình quản lý tài nguyên cho một tập hợp các tài
nguyên cho trước và một tập hợp các tiến trình client trong đó mỗi tiến trình thực
hiện một tác vụ nào đó cần truy xuất tới tài nguyên phần cứng hoặc phần mềm dùng
chung.
- Các máy tính được sử dụng để chạy các tiến trình client/server có nhiều kiểu khác
nhau và không cần thiết phải phân biệt giữa chúng; cả tiến trình client và tiến
trình server đều có thể chạy trên cùng một máy tính. Một tiến trình server có thể
sử dụng dịch vụ của một server khác.

3. So sánh mô hình quan Workgroup và Domain.


Đặc điểm:
+ Workgroup
Trong mô hình này các máy tính có quyền hạn ngang nhau và không có các máy
tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hay quản lý. Các máy tính tự bảo
mật và quản lý các tài nguyên của riêng mình. Đồng thời các máy tính cục bộ này
cũng tự chứng thực cho người dùng cục bộ.
+ Domain
Ngược lại với mô hình Workgroup, mô hình Domain thì việc quản lý và chứng thực
người dùng mạng tập trung tại máy tính Primary Domain Controller. Các tài nguyên
mạng cũng được quản lý tập trung và cấp quyền hạn cho từng người dùng. Lúc đó
trong hệ thống có các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và
quản lý các máy trạm.
* So sánh các mô hình quản lý mạng
Mô hình workgroup Mô hình Domain
+ tính bảo mật thấp, không tập trung dữ + Tính bảo mật cao do dữ liệu được tập
liệu. trung tại máy server
+ triển khai được ít dịch vụ mạng + có thể triển khai tất cả các dịch vụ
+ cài đặt dễ + Cài đặt phức tạp
+ Các tài nguyên không được quản lý tập + Dễ tìm kiếm và sử dụng các tài nguyên
trung nên khó tìm kiếm và sử dụng mạng.

4.Mô tả cơ chế hoạt động của mạng chuyển mạch gói và mạng chuyển mạch kênh.
So sánh 2 cơ chế này
*mô tả:
- Chuyển mạch gói:
+ dữ liệu được chia thành các gói nhỏ (packets), mỗi gói được gán thêm địa chỉ
số thứ tự cùng với những thông tin cần thiết và được chuyển qua mạng.
+ Các gói được nhận, lưu tạm thời và truyền cho node kế tiếp (store and
forward).
+ nếu tốc độ đến (theo bit) đến đường liên kết vượt quá tốc độ truyền dẫn của
đường liên kết trong 1 khoảng thời gian:
 Các gói sẽ xếp hàng và đợi để được truyền tải trên đường liên kết
 Các gói có thể bị bỏ (mất ) nếu bộ nhớ bị đầy
+ Tại trung tâm nhận tin, các gói được hợp thành một bản tin và được sắp xếp lại
để đưa tới thiết bị nhận số liệu.
- Chuyển mạch kênh:gồm có nhiều nút hay trạm nối dây
 Nguồn gửi thông tin sẽ yêu cầu nối mạng tới một địa chỉ đích.
 Nếu máy đích chấp thuận-> thiết lập đường dẫn dựa vào nhu cầu trao đổi
thông tin. Ngược lại sẽ trả về tín hiệu timeout tới máy chủ.
 Duy trì kênh dẫn trong suốt thời gian trao đổi thông tin
 Giải phóng kênh dẫn khi đối tượng sử dụng hết nhu càu trao đổi thông tin.

*so sánh:
Chuyển mạch kênh Chuyển mạch gói
- Thực hiện trao đổi thông tin giữa các - Trao đổi thông tin không theo thời
user trên trục thời gian thực, lẵng phí gian thực
thời gian cho giai đoạn thiết lập kênh - Đối tượng sử dụng ko làm chủ kênh
- Các user làm chủ kênh dẫn trong suốt dẫn.
quá trình trao đổi. - Hiệu suất cao,băng thông thấp, tốc độ
- Hiệu suất thấp, băng thông cố định thấp
- Yêu cầu độ chính xác thông tin cao. - Việc kiểm tra lỗi từng chặng là đảm
Độ tin cậy cao bảo gói truyền ko lỗi nhưng lại làm
- Nội dung trao đổi ko mang thông tin giảm tốc độ truyền gói qua mạng
địa chỉ. - Phù hợp với mạng truyền dẫn chất
- Thông tin không bị trễ hoặc bị trễ ko lượng thấp.
đắng kể. - Hạn chế được tình trạng trễ và thông
- Phù hợp với dịch vụ thoại lượng của mạng suy giảm khi lượng
- Đường truyền dành riêng thông tin đén quá mức ở các node.
- Đường truyền ko dành riêng

5. Mô tả cơ chế hoạt động của giao thức HTTP? So sánh HTTP bền vững và HTTP
ko bền vững.
*cơ chế hoạt động:
- Server mở một TCP socket chờ tại cổng 80(defaut )
- Client khởi tạo 1 liên kết TCP tới Server
- Server chấp nhận yêu cầu tạo liên kết
- Trao đổi thông điệp HTTP (giao thức ứng dụng)
 HTTP Request
 HTTP Response
- Đóng liên kết TCP
*So sanh:
- Giống: Đều sử dụng TCP, HTTP là không có trạng thái.
- Khác:
HTTP - nonpersistent HTTP – persisistent
--HTTP 1.0 (Nonpersisitent HTTP) --HTTP1.1 (Persistent HTTP).
-- Sau khi gởi đi một đối tượng thì - Server không đóng kết nối TCP sau
server sẽ đóng kết nối TCP lại. Kết khi gửi thông điệp trả lời.Các thông
nối không được lấy để sử dụng đối điệp yêu cầu và trả lời sau đó( giữa
tượng khác. Như vậy mỗi kết nối cùng 1 client và server) được gởi liên
TCP chuyển duy nhất một thông điệp tiếp nhau thông qua cùng 1 kết nối.
yêu cầu và 1 thông điệp trả lời. Thông thường HTTP sẽ đóng liên kết
khi liên kết không sử dụng trong một
thời gian nào đó.

Ví dụ: Để gửi 1 đối tượng trang Web Trong ví dụ bên: Toàn bộ đối tượng
gồm 1 trang HTML và 10 file ảnh trang Web (gồm 1 trang HTML và 10
JPEG. Thì sẽ có tới 11 kết file ảnh JPEG) sẽ được truyền nối tiếp
nối TCP được thiết lập. nhau qua 1 kết nối TCP.

--Vấn đề: Khi liên kết mới tạo ra phía --HTTP client gửi yêu cầu khi nó
client và server phải tạo ra vùng đệm nhận được 1 tham chiếu (1 siêu liên
TCP (buffer) cũng như lưu giữ các kết, hay 1 tham chiếu đến file ảnh) vì
biến TCP  Tạo gánh nặng cho vậy client có thể gửi các yêu cầu liên
server khi có nhiều client yêu cầu tiếp. Khi server nhận được yêu cầu,
cùng lúc. nó sẽ gửi các đối tượng nối tiếp nhau.
- Server bỏ kết nối sau khi mở để gởi
- Yêu cầu 2 RTT mỗi đối tượng. đáp ứng leaves.
- Hệ điều hành liên quan đến mỗi kết
nối TCP. - Các thông điệp HTTP của tiến trình
- Các trình duyệt thường mở // các con cùng mô hình client/server gửi
kết nối TCP để đem về các tham thông qua kết nối mở.
chiếu đến các đối tượng.

6. Mô tả cơ chế hoạt động của giao thức FTP? Tại sao FTP được gọi là giao thức
out-of-band?
- Cơ chế hoạt động:
 Truyền file đến /từ host từ xa
 Mô hình client/server
 Client: phía khởi tạo truyền(đến từ host từ xa)
 Server: host từ xa.
 ftp: RFC 959
 ftp server: port 21
 FTP client liên hệ với FTP server tại port 21, dùng TCP
 Client được cấp phép trên kết nối điều khiển
 Client duyệt thư mục từ xa, gởi các lệnh trên các nối điều khiển
 Khi server nhận lệnh truyền file, server mở kết nối dữ liệu TCP thứ 2 (truyền
file) đến client ở port 20.
 Sau khi truyền 1 file server đóng kết nối dữ liệu.
 Server mở kết nối dữ liệu TCP khác để truyền file khác
 Kết nối điều khiển : out-of-band
 FTP server duy trì “trạng thái”: thư mục hiện tại xác thực trước đó.
Vì sao?

FTP sử dụng 2 kết nối TCP song song. Một kết nối để kiểm soát thông tin (chẳng hạn
như 1 yêu cầu chuyển giao 1 tập tin) và một kết nối khác dùng để chuyển giao các tập
tin . Bời vì các thông tin kiểm soát không được gửi qua cùng 1 kết nối với tập tin nên
có thể nói rằng FTP gửi thông tin điều khiển

7. Mô tả cơ chế hoạt động của giao thức gửi và nhận email (SMTP, POP, và
IMAP), so sánh POP và IMAP?
- cơ chế hoạt động:
 SMTP:
o Một người dùng hay ứng dụng gửi một thông báo bao gồm địa chỉ
e-mail người nhận
o Việc gửi thông báo được bắt đầu bằng việc chuyển thông báo đến
một SMTP Server chỉ định.
o Dựa vào tên miền của địa chỉ e-mail nhận ,SMTP Server trao đổi
liên lạc với DNS Server để tìm kiếm trả về tên SMTP Server đích
của tên miền đó.
o SMTP Server đầu tiên trao đổi thông tin trực tiếp với SMTP Server
đích thông qua cổng 25 của TCP/IP
o Nếu tên người dùng của địa chỉ e-mail nhận khớp với một trong
những tài khoản người dùng được phép trong máy chủ đích, thông
báo e-mail gốc cuối cùng sẽ được chuyển đến máy chủ này
o người nhận lấy thông báo thông qua một chương trình gửi
nhận mail.
 POP: đăng nhập và lấy hết thư về
 IMAP: cho phép lưu trữ và xử lý thư trên máy chủ

- So sánh:
pop Imap
 Kết nối đến server.  Kết nối đến server.
 Nhận toàn bộ mail. Truy cập thư  Giữ tất cả các thông điệp tại 1
chỉ từ 1 thiết bị nơi: tại sever.có thể truy cập từ
 Lưu cục bộ như mail mới.ko cần nhiều địa điểm khác nhau
kết nối internet để truy cập thư  Cần kết nối internet để truy cập
 Tiết kiệm không giang lưu trữ thư
trên máy chủ  Tiết kiệm ko gian lưa trữ cục bộ
 Xóa mail trong server.  Cho phép người dùng tổ chức
 POP3 Không giữ trạng thái các thông điệp trong các thư
trong các phiên làm việc mục.
 Giữ trạng thái của người dung
trong suốt phiên làm việc

8. DNS là gì? Mô tả 2 cơ chế phân giải tên miền đã được học trên lớp?
- DNS (Domain Name System) là hệ thống tên miền cho phép thiết lập tương ứng
giữa địa chỉ IP và tên miền. DNS có vai trò trỏ các tên miền có ý nghĩa mà con
người dễ dàng ghi nhớ đến các địa chỉ IP phức tạp.
- Hai cơ chế phân giải tên miền:

 Truy vấn lặp:

o Khi DNS server nhận được yêu cầu, nó sẽ kiểm tra cache của mình, kiểm tra
mình có thẩm quyển hay ko.
o Nếu biết câu tra lời thì hồi đáp.
o Nếu ko biết (lúc này đóng vai trò là client DNS server) client DNS server sẽ
sử dụng cơ chế phân cấp của DNS để tìm câu trả lời đúng.
o Client DNS Server liên hệ với Root DNS Server, nhận được địa chỉ của Top-
Level Domain Server và liên lạc với nó
o Sau khi nhận được câu trả lời client DNS server liên hệ với máy chủ DNS có
thẩm quyền để lấy địa chỉ của máy chủ phân cấp thấp hơn của Domain, nhận địa
chỉ IP của domain đó
o Trả lời cho client với địa chỉ ip đã phân giải
o Client DNS server thêm địa chỉ này vào cache của mình cho các truy vấn sau
này

 Truy vấn đệ quy:

o Khi một DNS client truy vấn một DNS server, nếu DNS Server không có câu trả
lời, DNS Server sẽ đóng vai trò là Client DNS Server gửi yêu cầu lên Root DNS
server.
o Nếu Root ko trả lời được sẽ chuyển yêu cầu đến cáp thấp hơn là các top-lever
Domain server.
o Nếu ko có câu trả lời yêu cầu tiếp tục chuyển tiếp đến DNS server có thẩmquyền
o DNS server có thẩm quyền sẽ lấy thông tin của DNS do mình quản lí, gửi thông tin
theo chiều ngược lại về các cấp cao hơn rồi trả lời về client DNS server
o Client sẽ nhận địa chỉ IP đã được phân giải

9. Mô tả cơ chế hoạt động của Web proxy? Nêu ưa và khuyết điểm của dịch vụ
này?
* mô tả hoạt động:
- Khi Web proxy client dùng trình duyệt web để tải dữ liệu về từ FTP server, ví dụ:
google.com trình duyệt web sẽ triển khai một HTTP tunnel (đường hầm HTTP) chứ
không dùng trực tiếp FTP.
- Web proxy client đóng gói yêu cầu FTP với 1 header HTTP có địa chỉ mục tiêu là
địa chỉ card internal của ISA và port mục tiêu là TCP 8080.
- Khi tiếp nhận yêu cầu này, ISA 2006 sẽ tải phần HTTP header và chuyển gói tin
yêu cầu ftp đến server google.com
- Khi dùng web proxy cho kết nối ftp, client chỉ có thể tải xuống (download).
- Để có thể tải lên (upload), client phải được cấu hình là SecureNAT hoặc Firewall
client
* Ưu điểm:
+ giảm thời gian đáp ứng cho yêu cầu của client
+ giảm lưu lượng trên đường link truy cập của 1 tổ chức.
+ Internet ngờ nghệch với caches: cho phép những nhà cung cấp nội dung “nghèo
nàn” được cung cấp nội dung đó một cách hiệu quả(chia sẽfile P2P cũng vậy)
+ Có thể lợi dụng proxy để vào 1 số web mà ISP của bạn không cho vào. (vượt
tường lửa - Firewall)
+ Lướt web an toàn hơn. Ví dụ để mua hàng ở 1 website nào đó.

* Nhược điểm:
+ Khuyết điểm đầu tiên mà chúng ta thấy do không truy xuất trực tiếp ra bên ngoài
mà phải không qua một proxy Server nên tốc độ truy xuất chậm hơn so với thực tế .
+ Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiếm một proxy server còn sống (alive)
để sử dụng .
+ Phần mềm proxy có hiệu quả rộng rải những dịch vụ lâu đời và đơn giàn như FPT
và Telnet, những phần mềm mới và ít được sử dụng rộng rãi thì hiếm khi thấy
10. Nêu những ưa và khuyết điểm của ứng dụng P2P so với Client-server
 Client-server
Ưu điểm :
- Tài nguyên được quản lý tập trung.
Kiểm soát được việc truy cập và sử dụng, tốc dộ truy cập nhanh.
- Người dùng có thể sử dụng nhiều dịch vụ, do đó công việc tiến hành thuận lợi, dễ
dàng.
- Hiệu suất mạng cao, tốc độ trao đổi dữ liệu trên mạng lớn.
- Mức độ an toàn cao nhất. Đáng tin cây hơn(vì có server riêng).
Nhược điểm:
- Đòi hỏi có chi phí cho các máy chủ chuyên dụng.
- Có phương án thiết kế trước khi xây dựng mạng.
- Cần có người quản trị mạng. Phức tạp trong bảo trì và duy trì hoạt động của
mạng.
 P2P:
Ưu điểm:
- Không cần server riêng, khi mạng càng được rộng thì khả năng hoạt động hệ
thống càng tốt.
- Các peer có thể đóng góp và chia sẻ tài nguyên, tài nguyên có thể riêng lẻvà có
thể truy cập ở bất cứ node nào trong mạng.
- Chi phí thấp. Dễ cài đặt và bảo trì.
Nhược điểm:
- Liên quan đến văn hóa chia sẻ tài nguyên có bản quyền.
- Không tốt cho các ứng dụng CSDL cần bảo mật cao.
- Kém tin cậy.

You might also like