You are on page 1of 9

HTTP

HTTP là từ viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol nghĩa là Giao thức Truyền tải Siêu
Văn Bản được sử dụng trong www. HTTP là 1 giao thức cho phép tìm nạp tài nguyên, chẳng
hạn như HTML doc.

Khía cạnh cơ bản của HTTP

HTTP là gì? HTTP là 1 giao thức tuy đơn giản nhưng khá mạnh mẽ nhờ vào các đặc trưng cơ
bản sau đây.

HTTP đơn giản:

HTTP thường được thiết kế để trở nên đơn giản và thân thiện để con người có thể đọc được,
ngay cả khi có thêm sự phức tạp được giới thiệu trong HTTP/2 bằng cách đóng gói các HTTP
message thành các frame. Với các HTTP message, chúng ta có thể được đọc và hiểu được, cung
cấp khả năng testing hơn cho các dev và giảm thiểu độ phức tạp cho bất cứ người mới nào.

HTTP có thể mở rộng:

Được giới thiệu trong HTTP/1.0, các header HTTP làm cho giao thức này dễ dàng mở rộng và
thử nghiệm hơn nữa. Chức năng mới thậm chí có thể được giới thiệu bằng 1 thỏa thuận đơn giản
giữa 1 client và 1 máy chủ về ngữ nghĩa của 1 header mới.

HTTP là stateless, nhưng không sessionless:

Không có liên kết giữa 2 yêu cầu được thực hiện liên tiếp trên cùng 1 kết nối. Điều này ngay lập
tức có khả năng trở thành vấn để với người dùng cố gắng tương tác với các trang nhất định 1
cách mạch lạc, chẳng hạn như sử dụng shopping cart trên các trang e-commerce, tức thương mại
điện tử.

Nhưng trong khi cốt lõi bản thân HTTP là stateless, các cookie HTTP cho phép sử dụng các
session trạng thái. Sử dụng khả năng mở rộng header, các cookie HTTP được thêm vào quy trình
vận hành, cho phép tạo các session trên mỗi yêu cầu HTTP để chia sẻ cùng 1 ngữ cảnh hay cùng
1 trạng thái.

Cấu trúc cơ bản của HTTP

Qua sơ đồ bên dưới, các bạn sẽ thấy được cấu trúc khá đơn giản của 1 ứng dụng web và miêu tả
cụ thể vị trí của HTTP là gì:
Cấu trúc cơ bản của 1 ứng dụng
Giao thức HTTP là gì? HTTP còn là 1 giao thức Yêu cầu – Phản hồi dựa trên cấu trúc Client –
Server. Client và Server giao tiếp với nhau bằng cách trao đổi các message độc lập (trái ngược
với 1 luồng dữ liệu). Các message được gửi bởi client, thông thường là 1 trình duyệt web, được
gọi là các yêu cầu và message được gửi bởi server như 1 sự trả lời, được gọi là phản hồi.

FTP - File Transfer Protocol (Giao thức truyền tải tập tin) được dùng trong việc trao đổi dữ liệu
trong mạng thông qua giao thức TCP/IP, thường hoạt động trên 2 cổng là 20 và 21. Với giao
thức này, các máy client trong mạng có thể truy cập đến máy chủ FTP để gửi hoặc lấy dữ liệu.
Điểm nổi bật là người dùng có thể truy cập vào máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu dù đang
ở xa.
Mô hình hoạt động của giao thức FTP

Giao thức FTP hoạt động dựa trên mô hình cơ bản của việc truyền và nhận dữ liệu từ máy Client
đến máy Server. Quá trình truyền nhận dữ liệu giữa máy Client và Server lại được tạo nên từ 2
tiến trình TCP logic là Control Connection và Data Connection.

 Control Connection: Đây là phiên làm việc TCP logic đầu tiên được tạo ra khi quá trình
truyền dữ liệu bắt đầu. Tuy nhiên, tiến trình này chỉ kiểm soát các thông tin điều khiển đi
qua nó, ví dụ như các tập lệnh. Quá trình này sẽ được duy trì trong suốt quá trình phiên
làm việc diễn ra.
 Data Connection: Khác với tiến trình Control Connection, Data Connection là một kết
nối dữ liệu TCP được tạo ra với mục đích chuyên biệt là truyền tải dữ liệu giữa máy
Client và máy Server. Kết nối sẽ tự động ngắt khi quá trình truyền tải dữ liệu hoàn tất.
Các phương thức truyền dữ liệu trong giao thức FTP

Khi quá trình truyền dữ liệu được thiết lập, dữ liệu sẽ được truyền từ máy Client đến máy Server
hoặc có thể ngược lại. Dựa trên việc truyền dữ liệu này, FTP có 3 phương thức truyền tải dữ liệu
là stream mode, block mode, và compressed mode.

 Stream mode: Phương thức này hoạt động dựa vào tính tin cậy trong việc truyền dữ liệu
trên giao thức TCP. Dữ liệu sẽ được truyền đi dưới dạng các byte có cấu trúc không liên
tiếp. Thiết bị gửi chỉ đơn thuần đẩy luồng dữ liệu qua kết nối TCP tới phía nhận mà
không có một trường tiêu đề nhất định.
 Block mode:  Là phương thức truyền dữ liệu mang tính quy chuẩn hơn. Với phương thức
này, dữ liệu được chia thành nhiều khối nhỏ và được đóng gói thành các FTP blocks. Mỗi
block sẽ chứa thông tin về khối dữ liệu đang được gửi.
 Compressed mode:  Phương thức truyền sử dụng kỹ thuật nén dữ liệu khá đơn giản là
“run-length encoding”. Với thuật toán này, các đoạn dữ liệu bị lặp sẽ được phát hiện và
loại bỏ để giảm chiều dài của toàn bộ thông điệp khi gửi đi.
Cách xây dựng một máy chủ FTP đơn giản

Trước đây, việc xây dựng một máy chủ FTP khá phức tạp và tốn kém đối với mọi người. Nhất là
các doanh nghiệp chưa có riêng cho mình một phòng server và những hộ gia đình có nhu cầu sử
dụng nhưng ngại thực hiện vì chi phí tốn kém. Nhưng giờ đây, việc xây dựng một máy chủ FTP
để truyền và nhận dữ liệu trở nên hoàn toàn dễ dàng khi được tích hợp sẵn trên các Router.

Các doanh nghiệp hay hộ gia đình chỉ cần sở hữu một thiết bị Router có tích hợp tính năng FTP.
Sau đó, đầu tư thêm 1 bộ nhớ ngoài như USB hoặc ổ cứng với dung lượng thích hợp với nhu cầu
cần sử dụng. Kết nối bộ nhớ với Router và cài đặt các thông số cần thiết theo hướng dẫn từ nhà
sản xuất. Vậy là một máy chủ FTP đã được dựng thành công.

Nó là nền tảng của bất kỳ sự trao đổi dữ liệu nào trên Web và cũng là giao thức giữa client
(thường là các trình duyệt hay bất kỳ loại thiết bị, chương trình nào) và server (thường là các
máy tính trên đám mây). 1 doc hoàn chỉnh được tái tạo từ các doc con khác nhau được fetch –
tìm nạp, chẳng hạn như văn bản, mô tả layout, hình ảnh, video, script v..v..

Định nghĩa giao thức SMTP 


Simple Mail Transfer Protocol hay còn gọi là SMTP là hệ thống giao thức có nhiệm vụ nhận hay
truyền tải dữ liệu trong email của người dùng. Hệ thống chỉ nhận và gửi thư điện tử email thông
qua thiết bị có kết nối mạng Internet. Những thiết bị nhận và gửi email được gọi là máy chủ
SMTP, mỗi máy chủ đều liên kết tới cổng mạng Internet 25 – cổng TCP.
Đã có nhiều khách hàng nói rằng không cần biết máy chủ SMTP là gì, sử dụng như thế nào vẫn
có thể gửi, nhận email thì đúng vậy, người dùng không xài SMTP vẫn sử dụng email bình
thường. Tuy nhiên, đối với những email có chứa file hay video dung lượng lớn thì khó gửi được
hoặc có khi không cho phép gửi, người dùng cần SMTP giúp giảm thời gian chuyển dữ liệu và
cấp quyền gửi dữ liệu dung lượng lớn.

Hệ thống hoạt động của SMTP


Khi doanh nghiệp gửi một email nào đó, hệ thống SMTP sẽ tự động dựa vào tên địa chỉ email đó
và chuyển thông báo tới cho máy chủ SMTP. Sau khi SMTP server nhận được tín hiệu, tín hiệu
sẽ được trao đổi giữa máy chủ SMTP và máy chủ DNS để tìm ra tên miền gốc tại Hostname
trong máy chủ SMTP.
Sau các bước trên, máy chủ thực hiện bước kiểm tra liệu thông tin người dùng với thông tin
email có trùng khớp hay không, nếu trùng khớp thì doanh nghiệp sẽ nhận hay gửi dữ liệu có
dung lượng lớn thông qua email và nhận các thư điện tử bằng phần mềm.
Nhằm đề phòng trường hợp máy chủ SMTP và máy chủ DNS có thể không trao đổi với nhau,
những tín hiệu không được phản hồi ấy sẽ gửi tới server trung gian. Server trung gian vẫn nhận
được tín hiệu gốc và bắt đầu truyền qua nhiều máy chủ khác cho tới khi gửi tới Server gốc. Hệ
thống phụ sẽ chạy hết công suất cùng thời gian tối đa trước khi tín hiệu bị thông báo là hết hạn
và không sử dụng được nữa.
Hầu hết Email client (outlook, thunderbird, app trên điện thoại, webmail...) đều sử dụng giao
thức SMTP để gửi và nhận thư. 
Cho Biết nội dung giao thức (khuôn dạng) giao tiếp qua lại giữa client và sever:
Các giao thức chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là : giao thức TCP/IP, giao
thức SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hay giao thức LAN-to-LAN NetBIOS.
Client và Server được kết nối với nhau bằng giao thức HTTP. Khi kết nối được thiết lập,
Client sẽ gửi yêu cầu tới Server dưới dạng XML hoặc Json mà cả hai đều có thể hiểu được. Sau
khi hiểu yêu cầu, Server sẽ trả về một response (phản hồi) để trả về dữ liệu mà Client yêu cầu
dưới dạng XML hoặc Json.

POP3 là viết tắt của Post Office Protocol version 3, là một giao thức tầng ứng dụng, dùng để lấy
thư điện tử từ server mail, thông qua kết nối TCP/IP. POP3 được sử dụng để kết nối tới server
email và tải email xuống máy tính cá nhân thông qua ứng dụng email client như Outlook,
Thunderbird, Windows Mail, Mac Mail…
POP là một giao thức nhận mail có lịch sử lâu đời. Nó ra đời từ máy tính còn bị giới hạn bởi tốc
độ, băng thông, vậy nên các kỹ sư đã tạo ra POP, một nỗ lực để làm đơn giản nhất có thể để tải
các bản copy của email để đọc khi offline, sau đó xóa những email này từ remote server.
- Ưu điểm của POP3:
+ Mail được lưu cục bộ, tức luôn có thể truy cập ngay cả khi không có kết nối Internet.
+ Kết nối Internet chỉ dùng để gửi và nhận mail.
+ Tiết kiệm không gian lưu trữ trên server.
+ Được lựa chọn để lại bản sao mail trên server.
+ Hợp nhất nhiều tài khoản email và nhiều server vào một hộp thư đến.
- Nhược điểm của POP3:
Mỗi lần nhận mail, POP sẽ download email đó về máy local (và mặc định xóa mail trên server
đi) nên bạn sẽ không thể sử dụng nhiều thiết bị để quản lý cùng một tài khoản email qua giao
thức POP. Tuy nhiên, bạn có thể cấu hình email client để POP3 không xóa email trên server mà
chỉ “mask as read” – đánh dấu đã đọc với những email đó.
Mặc định, port POP3 là:
+ Port 110 – port không mã hóa.
+ Port 995 – SSL/TLS port, cũng có thể được gọi là POP3S.
Ví dụ về mô hình client-server: 
Email , máy in (từ xa) và World Wide Web

You might also like