You are on page 1of 3

BÀI TẬP 4 – 1

Bài 1:
1. Cơ chế của Cookies trong HTTP:
- Cookies là một cơ chế lưu giữ lại thông tin của khách hàng trên máy khách,
được sử dụng để theo dõi và duy trì trạng thái giữa các trang web và các yêu
cầu HTTP. Khi máy khách gửi yêu cầu đến máy chủ, máy chủ có thể gửi một
hoặc nhiều cookies cùng với phản hồi. Mỗi cookies thường chứa các thông tin
như tên, giá trị, miền của trang web gửi cookies đó. Mỗi yêu cầu sau đó sẽ đi
kèm với các cookies tương ứng, giúp máy chủ nhận biết người dùng và duy trì
trạng thái.
- VD: Khi bạn đăng nhập vào shopee thì máy chủ sẽ xác nhận thông tin và lịch sử
hoạt động trước đây của bạn trên shopee, sau đó hiện thị những quảng cáo, sản
phẩm bạn từng tương tác thông qua cookies để theo dõi thông tin về những
quảng cáo, sản phẩm mà bạn từng tương tác.
2. Cơ chế của Web Caching:
- Web Caching là quá trình lưu giữ các tài nguyên web tại các địa điểm gần
người dùng để giảm thời gian tải trang và giảm băng thông mạng. Khi người
dùng truy cập một trang web, trình duyệt hoặc proxy có thể lưu giữ bản sao của
tài nguyên khi yêu cầu từ máy chủ, và nếu người dùng truy cập lại trang đó, tài
nguyên có thể được lấy từ bộ nhơ cache thay vì yêu cầu lại từ máy chủ.
- VD: Khi bạn truy cập một trang web, hình ảnh và các tài nguyên tương tự có
thể được lưu trữ trong bộ nhớ cache của trình duyệt. Nếu bạn quay lại trang đó
sau một khoảng thời gian ngắn, trình duyệt có thể sử dụng dữ liệu đã lưu trữ để
hiển thị trang nhanh chóng hơn.
3. Giao thức FTP:
- Đặc điểm:
+ FTP là một giao thức truyền tải file giữa máy tính trên mạng.
+ Sử dụng cổng 21 để truyền dữ liệu và cổng 20 để truyền lệnh, cần sử dụng 2
đường truyền khác nhau để giúp FTP hoạt động hiệu quả hơn.
+ FTP server duy trì trạng thái: kết quả của các lệnh sẽ được lưu lại, do lệnh sau
có liên quan đến lệnh trước.
- Cơ chế hoạt động:
+ Người dùng kết nối đến máy chủ FTP và xác thực bằng cách nhập tên đăng
nhập và mật khẩu.
+ Sau khi đăng nhập, người dùng có thể thực hiện các lệnh như tải lên (upload)
hoặc tải xuống (download) file, tạo thư mục, xóa file, v.v.
- VD:

4. Hệ thống thư điện tử:


- Đặc điểm:
+ Hệ thống thư điện tử (email) là phương tiện truyền thông điện tử giữa các
người dùng qua mạng.
+ Mỗi người dùng có một địa chỉ email duy nhất để nhận và gửi thư.
+ Hệ thống thư điện tử sử dụng các giao thức như SMTP (Simple Mail Transfer
Protocol) để gửi thư và POP3 (Post Office Protocol) hoặc IMAP (Internet
Message Access Protocol) để nhận thư.
- Cơ chế hoạt động:
+ Người gửi sử dụng email client để soạn và gửi email, email client sử dụng
giao thức SMTP để chuyển email này đến máy chủ email gửi.
+ Máy chủ email gửi nhận email từ người gửi và chuyển nó đi qua Internet đến
máy chủ email nhận.
+ Máy chủ email nhận lưu trữ email trong hộp thư đến và sử dụng giao thức
IMAP và POP3 để người nhận truy cập email.
+ Email client của người nhận sử dụng IMAP hoặc POP3 để lấy email từ máy
chủ nhận và hiển thị nó cho người nhận.
- VD:
Bài 2:
a) URL được yêu cầu là: ‘/cs453/index.html’.
b) Phiên bản của HTTP là: ‘HTTP/1.1’.
c) Trình duyệt yêu cầu kết nối kiểu ‘persistent’. Điều này được thể hiện bằng header
‘Connection: keep – alive’.
d) Trong dữ liệu đã cung cấp, không có thông tin cụ thể về địa chỉ IP của nút mạng
mà trình duyệt đang chạy. Vì trong chuỗi HTTP, thông tin về địa chỉ IP thường
không được hiển thị trực tiếp. Thông tin này thường xuất hiện trong các gói tin IP
layer hoặc thông qua các quá trình DNS resolution.
Bài 3:
a) Server có tìm thấy văn bản. Mã trạng thái HTTP ‘200 OK’ cho biết rằng yêu cầu
đã được xử lý thành công.
b) Thời gian mà văn bản trả lời được cung cấp có trang header ‘Date’ là:
‘Tue, 07 Mar 2008 12:39:45 GMT’.
c) Thời gian cuối cùng mà văn bản được sửa đổi được cung cấp trong header ‘Last-
Modified’ là: ‘Sat, 10 Dec 2005 18:27:46 GMT’.
d) Số byte trong văn bản được xác định bởi header ‘Content-Length’ là: 3874.
e) 5 byte đầu tiên trong văn bản trả lời: ‘<doctype html public “-//w3c//dtd html 4.0
transitional//en”>’.
f) Server có chấp nhận kiểu kết nối persistent. Điều này được thể hiện bởi header
‘Connection: Keep-Alive’.

You might also like