You are on page 1of 3

1 SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KÌ II

Môn Lịch sử
Câu 1. Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?
A. Năm 938. B. Năm 939.
C. Năm 968. D. Năm 981.
Câu 2. Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền. D. Lý Công Uẩn.
Câu 3. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt kháng chiến chống Tống năm 981 là
A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền. D. Lý Công Uẩn.
Câu 4. Vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước ta là
A. Đại Việt. B. Đại Nam.
C. Đại Cồ Việt. D. Việt Nam.
Câu 6. Tầng lớp giữ địa vị thống trị trong xã hội thời Ngô - Đinh- Tiền Lê là
A. địa chủ và nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh và thợ thủ công.
C. quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.
D. vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.
Câu 7. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?
A. Hoa Lư. B. Cổ Loa.
C. Phong Châu. D. Phú Xuân.
Câu 8. Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở
A. Hoa Lư. B. Cổ Loa.
C. Phong Châu. D. Phú Xuân.
Câu 9. Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền đã
A. lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.
B. lên ngôi vua, bãi bỏ chức Tiết độ sứ.
C. lên ngôi vua, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch.
D. chọn Hoa Lư làm kinh đô của đất nước.
Câu 10. Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt có ý nghĩa như thế
nào?
A. Chứng minh sức mạnh của đất nước.
B. Khẳng định vị thế độc lập của đất nước.
C. Khẳng định uy quyền và tài năng của mình.
D. Cho thấy sự lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
Câu 11. Nhà Lý được thành lập năm nào?
A. Năm 1009. B. Năm 1010.
C. Năm 1075. D. Năm 1077.
Câu 12. Vị vua đầu tiên của vương triều Lý là
A. Lý Thái Tổ. B. Lý Thái Tông.
C. Lý Thánh Tông. D. Lý Nhân Tông.
Câu 13. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu thành
A. Đại Cồ Việt. B. Đại Nam.
C. Việt Nam. D. Đại Việt.
Câu 14. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là
A. Quốc triều hình luật. B. Hoàng triều luật lệ.
C. Hình luật. D. Hình thư.
Câu 15. Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của
giặc” là của ai?
A. Lý Nhân Tông. B. Lý Thường Kiệt.
C. Trần Thủ Độ. D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 16. Vua quan nhà Lý và nhân dân đều tôn sùng tôn giáo nào?
A. Thiên Chúa giáo. B. Nho giáo.
C. Phật giáo. D. Đạo giáo.
Câu 17. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về
A. Đại La. B. Phong Châu.
C. Phú Xuân. D. Thiên Trường.
Câu 18. Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La
A. có vị trí trung tâm, địa thế thuận lợi, đất đai trù phú.
B. có địa thế sông núi hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ.
C. từng là kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê.
D. là vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy rậm rạp.
Câu 19. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã ( H)
A. cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
B. đổi tên nước thành Đại Việt.
C. cho ban hành bộ luật Hình thư.
D. cho mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài.

Câu 20. Người có vai trò lớn dẫn đến sự thành lập của vương triều Trần là
A. Trần Thủ Độ. B. Trần Nhân Tông.
C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Thái Tông.
Câu 21. Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
A. Hoàng Việt luật lệ. B. Quốc triều hình luật.
C. Hoàng triều luật lệ. D. Luật Hồng Đức.
Câu 22. Vị thầy thuốc được mệnh danh là Ông tổ thuốc Nam và là người đầu tiên xây dựng nền
y học truyền thống Việt Nam là
A. Hải Thượng Lãn Ông. B. Tuệ Tĩnh.
C. Tôn Thất Tùng. D. Hồ Đắc Di.
Câu 23. Nhà Trần xây dựng và phát triển lực lượng quân đội theo chủ trương nào?
A. Binh lính cốt đông đảo, không cần tinh nhuệ.
B. Chỉ chú trọng xây dựng và phát triển thủy quân.
C. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
D. Chỉ chú trọng trang bị các loại vũ khí hiện đại.
Câu 24. Tác phẩm quân sự nổi tiếng dưới thời Trần là
A. Hổ trướng khu cơ. B. Binh pháp Tôn Tử.
C. Binh thư yếu lược. D. Quân trung từ mệnh tập.
Câu 25. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt là
A. Đại Việt sử kí. B. Đại Nam thực lục.
C. Đại Việt sử kí toàn thư. D. Đại Việt sử lược.
II.TỰ LUẬN
Câu 1.Mô tả cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (981)
- Diễn biến kháng chiến chống Tống:
+ Địch: Năm 981: quân Tống tiến vào nước ta theo 2 đường thuỷ và bộ
+ Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến, chặn đánh địch ở: Lục Đầu Giang, Bạch Đằng,
Tây Kết
- Kết quả: quân Tống đại bại, nền độc lập của ta được giữ vững.

Câu 2. Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý.( Giáo dục,
tôn giáo, nghệ thuật)
a.Về giáo dục
- 1070: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.
- 1075: Mở khoa thi đầu tiên.
- 1076: Quốc Tử Giám được thành lập.
b. Về tôn giáo
+ Đạo Phật rất phát triển, các vua Lý đều sùng bái đạo Phật.
+ Nho giáo được mở rộng.
+ Đạo giáo thịnh hành, kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
c.Nghệ thuật
- Kiến trúc:, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long.
- Điêu khắc: Đạt trình độ cao thể hiện trên các tượng Phật, hình trang trí rồng, bệ đá hoa sen.

Câu 3. Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá tiêu biểu của thời Trần

Lĩnh vực Nội dung


Tư tưởng – tôn giáo - Tín ngưỡng cổ truyền: thờ tổ tiên, anh hùng dân tộc.
- Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo được coi trọng.
- Ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Giáo dục - 1253 Quốc Tử Giám được mở rộng . Định lệ thi Thái học
sinh và chọn tam khôi.
.
Nghệ thuật - Kiến trúc: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn.
- Điêu khắc: tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ,...
- Hát chèo và múa rối nước phát triển.

Câu 4.Hãy giới thiệu nhân vật lịch sử đã có công dựng nước hoặc giữ nước thời Ngô - Đinh
- Tiền Lê. Điều gì khiến em khâm phục, muốn học tập và noi gương nhân vật đó?
* Giới thiệu về Ngô Quyền,Đinh Bộ Lĩnh
-Ngô Quyền: là người Đường Lâm, có công đánh bại quân quân xâm lược Nam Hán
- Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Ninh Bình),có công dẹp xong 12 sứ quân ,thống nhất đất
nước .
* Điều khiến em khâm phục sự can đảm,anh dũng,lòng yêu nước của ông, chúng em muốn
học tập và noi gương của ông về ý chí lớn, thông minh, anh dũng và có lòng yêu nước đó.

Câu 5.Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
- Hoa Lư là nơi đồi núi, thuận lợi phùng thủ, không thuận lợi phát triển kinh tế đất nước.
- Thành Đại La là vùng đất rộng, bằng phẳng, thuận lợi phát triển kinh tế.
Câu 6. Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
- Chủ động tiến công vào đất Tống để phòng vệ.
- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt để chặn giặc
- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Mở cuộc phản công khi thời cơ đến.
- Giặc thua, Lý Thường Kiệt đề nghị “giảng hòa”
Câu 7. Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống
(1075 – 1077).
+ Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội
+ Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống
Câu 8. Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ.
+ Người có công sáng lập nhà Trần và tham gia cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ
+ Ông đã góp phần củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự…

You might also like