You are on page 1of 23

TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG

2
BÀI Ở THỰC VẬT

PHẦN I: NỘI DUNG

I. Vai trò của nước và chất khoáng

Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình.......(1)........... chất dinh dưỡng trong cây. Nước và chất khoáng là
những chất rất cần thiết cho đời sống của cây trồng.

1. Vai trò của nước ở thực vật


Đối với thực vật, nước đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống và ảnh hưởng đến sự phân bố
của thực vật trên Trái Đất.

- Nước là thành phần cấu tạo của .......(2)..........., chiếm tỉ lệ trên 70 % khối lượng cơ thể. Nhờ có sức trương,
nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể
thực vật có một hình dạng nhất định. Nước là môi trường sống củathực vật thuỷ sinh.

Trong cây, các nguyên tố khoáng thiết yếu có h.ai vai trò chính, đó là: cấu trúc nên các thành phần của tế
bào và điều tiết các quá trình sinh lí.
- Nước là .......(3)........... hoà tan các muối khoáng và các chất hữu cơ trong cây. Các chất hoà tan trong
nước được vận chuyển đi khắp cơ thể.
- Nước tham gia vào .......(4).......... sinh hoá, trao đổi chất trong tế bào (như phản ứng quang phân li nước
trong quang hợp, các phản ứng thuỷ phân,...).

- Nước có vai trò .......(5)........... giúp cây chống nóng, bảo vệ cây không bị tổn thương ở nhiệt độ cao.
Sự thoát hơi nước ở lá và các bộ phận non làm giảm nhiệt độ trong cây, tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động sinh lí và quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.

2. Vai trò của khoáng ở thực vật


Các nguyên tố khoáng có vai trò .......(6).......... cơ thể và điều tiết các quá trình sinh lí, trao đổi chất trong
cây.
Mỗi nguyên tố khoáng đảm nhận vai trò cụ thể khác nhau. Khi bị thiếu hụt một nguyên tố khoáng (đa
lượng hay vi lượng), cây có các biểu hiện có thể quan sát được bằng mắt thường

II. Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật

2.1 Hấp thụ nước và khoáng ở rễ


Quá trình dinh dưỡng thực vật là quá trình hấp thụ nước, chất khoáng và đồng hoá chúng thành chất sống
của cơ thể thực vật.
Hấp thụ nước
Rễ hấp thụ nước từ đất theo .......(7)............ Khi dịch trong tế bào lông hút có nồng độ chất tan cao hơn
nồng độ của dung dịch đất, nước được vận chuyển thụ động từ đất vào lông hút.
Hấp thụ khoáng
Rễ hấp thụ khoáng theo hai phương thức:
- Cơ chế thụ động: các ion khoáng khuếch tán từ môi trường đất vào rễ (từ môi trường có nồng độ cao
di chuyển vào dịch bào có nồng độ thấp hơn), theo cách .......(8)........... (giữa các ion khoáng bám trên
bề mặt keo đất và trên bề mặt lông hút) hoặc di chuyển theo dòng nước (đối với các ion khoáng hoà
tan trong nước).

- Cơ chế chủ động: các ion khoáng từ môi trường đất có .......(9)........... di chuyển vào dịch bào có .......
(10)........... hơn nhờ các chất vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.

Ngoài ra, các nguyên tố khoáng còn có thể được lá cây hấp thụ qua bề mặt lá. Đây là cơ sở để thực
hiện bón phân trên lá.

Vận chuyển nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ


Sự vận chuyển nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường tế bào chất
và .......(11)..........

- Con đường tế bào chất: Sau khi vào tế bào lông hút, nước và chất khoáng sẽ di chuyển từ tế bào chất

của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp của vỏ rễ thông qua các .......(12)...........
để vào mạch gỗ của rễ.

- Con đường gian bào: Nước và khoáng di chuyển qua thành của các tế bào và các .......(13).......... để
vào bên trong. Khi qua lớp nội bì có đai Caspary không thấm nước giúp điều tiết lượng nước và
khoáng đi vào mạch gỗ của rễ.

2.2 Vận chuyển nước và chất chất trong thân


Trong cây tồn tại hai con đường vận chuyển vật chất là .......(14)........... vận chuyển nước, muối khoáng từ
rễ lên lá và .......(15)........... vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống rễ (hoặc theo chiều ngược lại).

Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là do:
- Lực đẩy của rễ (do áp suất rễ).
- Lực kéo của lá (do thoát hơi nước).
- Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn.
Nhờ vậy, ở những cây cao, dòng mạch gỗ có thể vận chuyển đưa các chất lên cao hàng chục mét một cách
dễ dàng.

2.3. Thoát hơi nước ở lá

Sau khi được vận chuyển tới tế bào thịt lá, nước bốc hơi và khuếch tán để thoát ra ngoài không khí.
Thoát hơi nước có thể được thực hiện ở bề mặt của nhiều cơ quan của cây như lá, cánh hoa, thân non,
quả non,... nhưng chủ yếu xảy ra ở lá. Có hai con đường thoát hơi nước: thoát hơi nước qua bề mặt lá
và thoát hơi nước qua .......(16)............

Thoát hơi nước qua bề mặt lá

Hơi nước được khuếch tán từ khoảng .......(17)........... của tế bào thịt lá qua lớp cutin bao phủ các tế bào
biểu bì bề mặt lá. Ở các lá non, lớp cutin còn mỏng, sự thoát hơi nước qua cutin được thực hiện dễ dàng
nhưng ở lá già, do lớp cutin dày thêm làm cho sự thoát hơi nước qua cutin giảm dần. Lá của các thực vật
chịu hạn có tầng cutin dày giúp cây chống mất nước.

- Vai trò của thoát hơi nước:


+ .......(18)........... nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá.
+ Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá,
cung cấp nguyên liệu cho quá trình .......(19)............
+ Thoát hơi nước làm.......(20)...........bề mặt của lá, đảm bảo cho lá không bị hư hại, đặc biệt trong những
ngày nắng nóng.

III. Dinh dưỡng nitrogen

Nitrogen là nguyên tố dinh dưỡng .......(21)..........., là thành phần tham gia cấu tạo nhiều hợp chất sinh
học quan trọng (protein, nucleic acid, diệp lục, ATP,...) và tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất
của tế bào thực vật.

2. Nguồn cung cấp nitrogen cho thực vật

Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng NH; và NO: được tạo ra từ hoạt động .......(22)........... khí quyền
của các vi sinh vật, tác dụng của sấm chớp, sự phân huỷ xác động, thực vật và phân bón do con người
cung cấp

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng

Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật bị chỉ phối bởi các nhân tố ánh sáng, độ ẩm,
nhiệt độ, các tính chất của đất (độ thoáng khí của đất, nồng độ dung dịch đất, độ pH của đất).

Hoạt động trao đổi nước và chất khoáng chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như.
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí,...
1. Ánh sáng
Ánh sáng có liên quan chặt chẽ đến quá trình .......(23).......... nên có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật.

2. Độ ẩm
Khi độ ẩm trong đất tăng, sự .......(24).......... của rễ càng mạnh. Hàm lượng nước tự do trong đất cao
giúp hoà tan nhiều ion khoáng, do đó, nó dễ dàng hấp thụ theo dòng nước vào rễ; nhưng nếu lượng
nước trong đất tăng quá mức sẽ gây ngập úng. Ngược lại, khi độ ẩm của đất quá thấp sẽ gây khô hạn,
rễ cây không hút đủ nước, sự thoát hơi nước bị giảm đi, ảnh hưởng bất lợi cho đời sống của cây.

3. Nhiệt độ
Nhiệt độ của không khí có ảnh hưởng đến sự.......(25).......... của cây. Khi nhiệt độ tăng, sự thoát hơi
nước diễn ra mạnh làm cho cây không bị đốt nóng và làm tăng sự hút nước và khoáng, nếu nhiệt độ
tăng quá cao, khí khổng đóng lại làm giảm thoát hơi nước. Khi nhiệt độ thấp, sự thoát hơi nước chậm
lại làm giảm động lực kéo của dòng nước đi lên trong mạch dẫn.

4. Tính chất của đất


Độ thoáng khí của đất làm tăng hàm lượng O2, trong đất giúp cho rễ hô hấp mạnh, cung cấp đủ năng
lượng cần thiết cho sự hút nước và khoáng.

V. Ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Trong trồng trọt, cần thực hiện các biện pháp tưới tiêu, bón phân hợp lí nhằm đạt được năng suất cao.

1. Tưới nước hợp lí cho cây trồng

- Loài cây: cây trên cạn được chia ra các nhóm: cây hạn sinh (cần rất ít nước), cây trung sinh (cần
lượng nước vừa phải) và cây ẩm sinh (cần nhiều nước).
- Thời kì sinh trưởng của cây: giai đoạn đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa (cần nhiều nước), giai đoạn tạo quả,
hạt (cần ít nước).

- Loại đất trồng: đất cát (ít giữ nước), đất sét (giữ nước),...

- Điều kiện thời tiết: khô hạn (cần tưới nước), mưa nhiều, ngập úng (cần tiêu nước).

Khi tưới nước cần đảm bảo nguyên tắc: tưới khi cây cần, tưới đủ và tưới đúng cách.

2. Bón phân hợp lí cho cây trồng

Phân bón có vai trò quan trọng trong .......(26).......... nhằm cung

cấp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp cây trồng có khả năng tăng
cường tính .......(27)........... với những điều kiện bất lợi của môi trường như khô hạn, ngập úng, .......
(28)...........

PHẦN II: BÀI TẬP


1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình
A. hấp thụ nước, chất khoáng và dị hóa chúng thành chất sống của cơ thể thực vật.
B. hấp thụ nước, chất khoáng và đồng hóa chúng thành chất sống của cơ thể thực vật.
C. đào thải thụ nước, chất khoáng và dị hóa chúng thành chất sống của cơ thể thực vật.
D. đào thải nước, chất khoáng và đồng hóa chúng thành chất sống của cơ thể thực vật.
Câu 2. Trong các phát biểu sau về vai trò của nước, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Là thành phần cấu tạo của tế bào.
(2) Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển vật chất trong cây.
(3) Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.
(4) Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. Ca. B. Cl. C. Fe. D. Mo.
Câu 4. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng?
A. Zn. B. Mg. C. K. D. S.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng về vai trò của Magnesium (Mg) đối với thực vật?
A. Thành phần của thành tế bào, hoạt hóa enzyme thủy phân ATP và phospholipid.
B. Thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzyme liên quan đến sự vận chuyển gốc phosphate.
C. Thành phần của nucleic acid, phospholipid, ATP và một số coenzyme.
D. Thành phần của cytochrome, hoạt hóa enzyme của quá trình tổng hợp diệp lục.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng về vai trò của Calcium (Ca) đối với thực vật?
A. Thành phần của thành tế bào, hoạt hóa enzyme thủy phân ATP và phospholipid.
B. Thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzyme liên quan đến sự vận chuyển gốc phosphate.
C. Thành phần của nucleic acid, phospholipid, ATP và một số coenzyme.
D. Thành phần của cytochrome, hoạt hóa enzyme của quá trình tổng hợp diệp lục.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng về vai trò của Phosphorus (P) đối với thực vật?
A. Thành phần của thành tế bào, hoạt hóa enzyme thủy phân ATP và phospholipid.
B. Thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzyme liên quan đến sự vận chuyển gốc phosphate.
C. Thành phần của nucleic acid, phospholipid, ATP và một số coenzyme.
D. Thành phần của cytochrome, hoạt hóa enzyme của quá trình tổng hợp diệp lục.
Câu 8. Hình bên dưới cho thấy ảnh hưởng của cây khi thiếu nguyên tố khoáng.

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tố khoáng?
A. Trong thành phần cấu tạo của thực vật có hơn 50 nguyên tố, nhưng chỉ có khoảng 17 nguyên tố
được xem là thiết yếu đối với cây.
B. Khi thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu, cây vẫn hoàn thành được chu kì sống của mình.
C. Có hai loại nguyên tố khoáng là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
D. Nguyên tố khoáng có 2 vai trò chính là cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết quá
trình sinh lí.
Câu 9. Dạng hấp thụ của nguyên tố Nitrogen (N) ở thực vật là

−¿¿ +¿¿
A. N2 và N2O. B. NO 3 và NH 4
−¿¿ +¿¿
C. NO 3 và N2. D. NH 4 và N2O.

Câu 10. Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật diễn ra theo các giai đoạn nào?
A. Hấp thụ nước ở rễ 🡪 thoát hơi nước ở lá 🡪 vận chuyển nước ở thân.
B. Hấp thụ nước ở rễ 🡪 vận chuyển nước ở thân 🡪 thoát hơi nước ở lá.
C. Vận chuyển nước ở thân 🡪 thoát hơi nước ở lá 🡪 hấp thụ nước ở rễ.
D. Vận chuyển nước ở thân 🡪 hấp thụ nước ở rễ 🡪 thoát hơi nước ở lá.
Câu 11. Vì sao trao đổi khoáng đi kèm với trao đổi nước?
A. Vì nguyên tố khoáng không tan trong nước.
B. Vì nguyên tố khoáng vận chuyển theo con đường khác cùng chiều với vận chuyển nước.
C. Vì nguyên tố khoáng hòa tan trong nước.
D. Vì nguyên tố khoáng vận chuyển theo con đường khác ngược chiều với vận chuyển nước.
Câu 12. Thực vật trên cạn hấp thu nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ các

A. tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan. B. rễ phụ.


C. vòi hút. D. lông hút.
Câu 13. Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và khoáng từ môi trường nước qua

A. tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan. B. rễ phụ.


C. vòi hút. D. lông hút.
Câu 14. Vì sao rễ hấp thụ được nước từ trong đất?
A. Do dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn so với dịch trong đất, nghĩa là
ưu trương hơn so với dịch trong đất, nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.
B. Do dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan thấp hơn so với dịch trong đất, nghĩa
là nhược trương hơn so với dịch trong đất, nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.
C. Do dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan thấp hơn so với dịch trong đất, nghĩa
là ưu trương hơn so với dịch trong đất, nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.
D. Do dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn so với dịch trong đất, nghĩa là
nhược trương hơn so với dịch trong đất, nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.
Câu 15. Rễ hấp thu khoáng ở tế bào lông hút theo cơ chế

A. thẩm thấu. B. chủ động. C. thụ động. D. chủ động và thụ


động.
Câu 16. Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật duy trì ở mức cao là do nguyên nhân nào sau đây?
(1) Rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất và tích lũy các chất tan từ quá trình chuyển hóa vật chất.
(2) Quá trình thoát hơi nước ở lá làm giảm hàm lượng nước ở các tế bào phía dưới, trong đó có tế bào lông
hút.
(3) Rễ hấp thụ nước từ đất và tích lũy nước từ quá trình chuyển hóa vật chất.
(4) Quá trình phân giải các chất tan ở lá làm giảm hàm lượng các chấ tan ở các tế bào phía dưới, trong đó
có tế bào lông hút.
A. (1) và (2) đúng. B. (1) và (4) đúng. C. (2) và (3) đúng. D. (3) và (4) đúng.
Câu 17. Mô tả nào sau đây là đúng về cơ chế hấp thụ khoáng thụ động ở rễ?
A. Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào rễ (nơi có
nồng độ chất khoáng thấp).
B. Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang
được hoạt hóa bằng năng lượng.
C. Chất khoáng được vận chuyển từ rễ vào đất ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang
được hoạt hóa bằng năng lượng.
D. Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng thấp) vào rễ (nơi
có nồng độ chất khoáng cao).
Câu 18. Mô tả nào sau đây là đúng về cơ chế hấp thụ khoáng chủ động ở rễ?
A. Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào rễ (nơi có
nồng độ chất khoáng thấp).
B. Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang
được hoạt hóa bằng năng lượng.
C. Chất khoáng được vận chuyển từ rễ vào đất ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang
được hoạt hóa bằng năng lượng.
D. Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng thấp) vào rễ (nơi
có nồng độ chất khoáng cao).
Câu 19. Nước và các chất khoáng được vận chuyển từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường đó

A. con đường gian bào và con đường biểu bì.


B. con đường mạch gỗ và con đường mạch rây.
C. con đường tế bào chất và con đường biểu bì.
D. con đường gian bào và con đường tế bào chất.
Câu 20. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bào và
A. Tế bào nội bì. B. Tế bào lông hút. C. Mạch ống. D. Tế bào biểu bì.
Câu 21. Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
A. Lực đẩy (áp suất rễ)
B. Lực kéo do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ
D. Do sự phối hợp của ba lực: lực đẩy, lực kéo, lực liên kết
Câu 22. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa
A. Lá và rễ. B. Cành và lá. C. Rễ và thân. D. Thân và lá.
Câu 23. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ D. Qua mạch gỗ
Câu 24. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn mạch rây là bị động
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ
C. Mạch gỗ vận chuyển glucose, còn mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ khác
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ
Câu 25. Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất

A. Tế bào nội bì có đai caspary thấm nước nên nước vận chuyển qua được
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được
C. Nội bì có đai caspary không thấm nước nên nước không thấm qua được
D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác
Câu 26. Trong mạch rây, dịch mạch rây có thể di chuyển
A. chỉ theo 1 hướng. B. theo 2 hướng. C. theo 3 hướng. D. theo 4 hướng.
Câu 27. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là
A. Fructose. B. Glucose. C. Sucrose. D. Ion khoáng.
Câu 28. Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào
mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một
dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu
hướng xảy ra sau khoảng một ngày?
A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất)
chỉ có thuốc nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
Câu 29. Tế bào mạch gỗ gồm bao nhiêu loại tế bào sau đây?
(1) Các quản bào. (2) Mạch gỗ.
(3) Tế bào kèm. (4) Mạch ống. (5) ống rây.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30. Mạch rây cấu tạo từ
A. tế bào ống rây và tế bào kèm. B. quản bào và mạch ống.
C. quản bào và ống rây. D. tế bào ống rây và mạch ống.
Câu 31. Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu ở cây là
A. rễ. B. thân. C. lá. D. cành.
Câu 32. Lượng nước thoát qua bề mặt lá phụ thuộc vào
A. Độ dày tầng cutin và lượng nước rễ hút vào.
B. Độ dày tầng cutin và diện tích lá.
C. Lượng nước rễ hút vào và diện tích lá.
D. Số lượng chất diệp lục có trong lá.
Câu 33. Đây là gì?

A. Vận chuyển nước và khoáng bằng (1) con đường gian bào và (2) con đường tế bào chất
B. Vận chuyển nước và khoáng bằng (1) con đường tế bào chất và (2) con đường gian bào
C. Vận chuyển nước và khoáng vào (1) mạch rây và (2) mạch gỗ
D. Vận chuyển nước và khoáng vào (1) mạch gỗ và (2) mạch rây
Câu 34. Có bao nhiêu nhận định SAI về sự thoát hơi nước qua lá?

1.Thoát hơi nước qua lớp cutin là con đường chủ yếu
2.Lớp cutin càng dàng thì sự thoát hơi nước càng nhỏ và ngược lại
3.Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng phụ thuộc độ dày của khí khổng
4.Khí khổng là một bào quan hình hạt đậu
5.Có hai con đường thoát hơi nước qua lá: qua lớp cutin và qua khí khổng
A. 2 B. 3 C. 3 D. 4
Câu 35. Khi tế bào mất nước sẽ có hiện tượng gì ở tế bào khí khổng:
A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.
Câu 36. Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:
A. NO2- NO3- NH4+. B. NO3- NO2- NH3.
C. NO3- NO2- NH4+. D. NO3- NO2- NH2.
Câu 37. Nitơ có bao nhiêu vai trò đối với thực vật trong số các vai trò dưới đây?
1.Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein
2.Hoạt hóa enzim
3.Tham gia cấu tạo nên axit nucleic
4.Tham gia cấu tạo nên các phân tử diệp lục
5.Mở khí khổng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 38. Có bao nhiêu nguồn cung cấp Nitơ trong các nguồn sau?
1.Không khí
2.Xác động vật
3.Các loại muối khoáng
4.Vi sinh vật
5.Ánh sáng mặt trời
6.Phân lân
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 39. Đâu nhận định ĐÚNG về nitơ trong cơ thể thực vật?
A. Tham gia vào hoạt hóa enzym
B. Thiếu nitơ cây sinh trưởng kém, mép lá màu đỏ, cam
C. Thành phần cấu tạo protein, enzym, ATP
D. Môi trường đệm bảo vệ cây trước tác nhân cơ học
Câu 40. Thực vật hấp thụ Nitơ dưới dạng nào?
A. N2 B. NO3- C. NH4+ và NO3- D. NO3- và N2
Câu 41. Trong các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh
dưỡng khoáng?
(1) Ánh sáng
(2) Nhiệt độ.
(3) Độ ẩm đất.
(4) Độ ẩm không khí.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42. Chọn phát biểu sai khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động trao đổi nước và dinh
dưỡng khoáng ở thực vật
A. Ánh sáng thúc đẩy khí khổng đóng.
B. Ánh sáng làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá.
C. Ánh sáng tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước ở rễ và thân.
D. Ánh sáng tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển chất khoáng ở rễ và thân.
Câu 43. Quan sát biểu đồ dưới đây về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ thoát hơi nước của lá
cây xô thơm và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Cường độ ánh sáng càng mạnh, tốc độ thoát hơi nước càng cao.
B. Cường độ ánh sáng càng mạnh, tốc độ thoát hơi nước càng thấp.
C. Cường độ ánh sáng càng mạnh không liên quan đến tốc độ thoát hơi nước.
D. Ánh sáng thúc đẩy khí khổng đóng nên tốc độ thoát hơi nước thấp.
Câu 44. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ.
B. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ khoáng tỉ lệ nghịch với sự tăng nhiệt độ.
C. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước tỉ lệ nghịch với sự tăng nhiệt độ.
D. Ở mọi nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ.
Câu 45. Trong sản xuất, người ta thường ủ ấm gốc cây bằng rơm rạ. Mục đích của việc làm này là gì?

A. Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ.
B. Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ.
C. Để hạn chế ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng hút chất khoáng của hệ rễ.
D. Để hạn chế ảnh hưởng của lượng chất khoáng đến khả năng hút nước của hệ rễ.
Câu 46. Điền vào chỗ trống: Cân bằng nước trong cơ thể thực vật đạt được khi lượng nước cây hấp thu
vào….lượng nước thoát ra.
A. bằng. B. bằng hoặc nhỏ hơn. C. bằng hoặc lớn hơn. D. lớn hơn hoặc nhỏ
hơn.
Câu 47. Hiện tượng mất cân bằng nước xảy ra biểu hiện bằng triệu chứng nào ở cây?
A. Héo ở lá và thân non. B. Thay đổi màu lá và thân non.
C. Lá căng bóng. D. Rễ cây bị đứt đoạn.
Câu 48. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng của thực vật để chống chịu với điều kiện bất lợi
gây ra trạng thái mất cân bằng nước?
A. Lá biến thành gai. B. Lá có lớp lông phủ trên bề mặt.
C. Khí khổng nằm sâu dưới biểu bì lá. D. Tăng số lượng khí khổng trên bề mặt lá.
Câu 49. Biểu đồ sau đây nói về mối quan hệ giữ phân bón và năng suất cây trồng.
Dựa vào biểu đồ trên, trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nếu bón phân lượng quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, gây giảm năng suất cây
trồng.
(2) Nếu bón phân với lượng dư thừa có thể tiêu diệt các sinh vật có lợi trong đất và gây ô nhiễm mô
trường.
(3) Nếu bón phân lượng cao quá mức có thể gây độc cho cây và làm giảm năng suất cây trồng.
(4) Để nâng cao năng suất cần phải bón phân với lượng tối ưu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 50. Trong các nguyên tắc sau đây, có bao nhiêu nguyên tắc đúng trong bón phân?
(1) Bón đúng loạn phân bón.
(2) Bón phân với lượng càng nhiều càng tốt.
(3) Bón đúng thời điểm.
(4) Bón phân đúng phương pháp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

2. Bài tập tự luận


Câu 1. Trình bày các vai trò của nước đối với thực vật.
Câu 2. Các ion khoáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật. Nguyên tố đa lượng là gì? Nguyên
tố vi lượng là gì? Cho ví dụ.
Câu 3. Cho biết triệu chứng điển hình khi cây bị thiếu Nitơ, thiếu Potassium, thiếu Photpho và thiếu
Canxi.
Câu 4. Trình bày điểm giống và khác nhau giữa con đường vận chuyển qua mạch gỗ và vận chuyển qua
mạch rây.
Câu 5. Liệt kê các cơ quan hấp thụ nước và khoáng chất. Cơ chế hấp thu thụ động và hấp thu chủ động là
gì?
Câu 6. Có bao nhiêu con đường thoát hơi nước qua lá? Đó là những con đường nào và đặc điểm của
chúng?
Câu 7. Khí khổng tập trung nhiều ở vị trí nào trên lá cây? Vì sao có đặc điểm phân bố như vậy?
Câu 8. Vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật.
Câu 9. Vai trò của nitrogen đối với đời sống thực vật. Có các nguồn cung cấp nitrogen nào?
Câu 10. Kể tên 4 loại phân bón và cho biết các nguyên tố chính trong những các loại phân bón này là gì?
Vai trò của mỗi loại phân bón ấy?
PHẦN III: ĐÁP ÁN
1. Đáp án phần điền khuyết
1. hấp thu và sử dụng
2. tế bào
3. dung môi
4. các phản ứng
5. điều hoà nhiệt độ
6. cấu trúc
7. cơ chế thẩm thấu
8. hút bám trao đổi
9. nồng độ thấp
10. nồng độ cao
11. con đường gian bào
12. cầu sinh chất
13. khoảng gian bào
14. dòng mạch gỗ
15. dòng mạch rây
16. khí khổng
17. gian bào
18. Tạo lực kéo
19. quang hợp
20. giảm nhiệt độ
21. khoáng thiết yếu
22. cố định nitrogen
23. quang hợp
24. hấp thụ nước
25. thoát hơi nước
26. dinh dưỡng khoáng
27. chống chịu
28. nhiệt độ cao.
2. Đáp án trắc nghiệm

1B 2D 3A 4A 5B 6A 7C 8B 9B 10B 11C 12D 13A 14A 15D


16A 17A 18B 19D 20C 21D 22A 23D 24D 25C 26B 27C 28C 29B 30A
31C 32B 33A 34C 35A 36C 37C 38B 39C 40C 41D 42A 43A 44A 45B
46C 47A 48D 49D 50C

HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIỆM

Câu 1.
Đáp án B
Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình hấp thụ nước, chất khoáng và đồng hóa chúng thành chất sống của cơ
thể thực vật.
Câu 2.
Đáp án
D.
~1Vai trò của nước thể hiện qua sơ đồ sau:

Câu 3.
Đáp án A
Ca là nguyên tố đa lượng, các nguyên tố còn lại là nguyên tố vi lượng.
Câu 4.
Đáp án A.
Zn là nguyên tố vi lương, các nguyên tố còn lại là nguyên tố vi lượng.
Câu 5.
Đáp án B
Vai trò của Magnesium (Mg) đối với thực vật là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzyme liên
quan đến sự vận chuyển gốc phosphate.
Câu 6.
Đáp án A
Vai trò của Calcium (Ca) đối với thực vật là thành phần của thành tế bào, hoạt hóa enzyme thủy phân ATP
và phospholipid.
Câu 7.
Đáp án C
Vai trò của Phosphorus (P) đối với thực vật là thành phần của nucleic acid, phospholipid, ATP và một số
coenzyme.
Câu 8.
Đáp án B
Sai vì khi thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu, cây không thể hoàn thành được chu kì sống của mình.
Câu 9.
Đáp án
B.
−¿¿ +¿¿
Dạng hấp thụ của nguyên tố Nitrogen (N) ở thực vật là NO 3 và NH 4

Câu 10.
Đáp án B
Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật diễn ra theo các giai đoạn Hấp thụ nước ở rễ 🡪 vận chuyển
nước ở thân 🡪 thoát hơi nước ở lá.
Câu 11.
Đáp án
C.
Trao đổi khoáng đi kèm với trao đổi nước vì nguyên tố khoáng hòa tan trong nước.
Câu 12.
Đáp án D
Thực vật trên cạn hấp thu nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ các lông hút.
Câu 13.
Đáp án A
Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và khoáng từ môi trường nước qua tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan.
Câu 14.
Đáp án A
Rễ hấp thụ được nước từ trong đất do dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn so
với dịch trong đất, nghĩa là ưu trương hơn so với dịch trong đất, nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào
lông hút.
Câu 15.
Rễ hấp thu khoáng ở tế bào lông hút theo cơ chế chủ động và thụ động.
Câu 16.
Đáp án A.
Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật duy trì ở mức cao là do 2 nguyên nhân (1) Rễ hấp thụ các ion
khoáng từ đất và tích lũy các chất tan từ quá trình chuyển hóa vật chất; (2) Quá trình thoát hơi nước ở lá
làm giảm hàm lượng nước ở các tế bào phía dưới, trong đó có tế bào lông hút.
Câu 17.
Đáp án A
Cơ chế hấp thụ khoáng thụ động ở rễ: chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất
khoáng cao) vào rễ (nơi có nồng độ chất khoáng thấp).
Câu 18.
Đáp án B
Cơ chế hấp thụ khoáng chủ động ở rễ: Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient
nồng độ, nhờ các chất mang được hoạt hóa bằng năng lượng.
Câu 19.
Đáp án D
Nước và các chất khoáng được vận chuyển từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường con đường
gian bào và con đường tế bào chất.
Câu 20.
Đáp án
C.
Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và mạch ống.
Câu 21.
Đáp án
D.
~1Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá do sự phối hợp của ba lực: lực đẩy, lực kéo, lực liên kết.
Câu 22.
Đáp án A
Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá và rễ.
Câu 23.
Đáp án
D.
~1Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ.
Câu 24.
Đáp án D
Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ
Câu 25.
Đáp án C
Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì nội bì
có đai caspary không thấm nước nên nước không thấm qua được
Câu 26.
Đáp án B
Trong mạch rây, dịch mạch rây có thể di chuyển theo 2 hướng: từ lá xuống rễ hoặc ngược lại.
Câu 27.
Đáp án
C.
Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là Sucrose.
Câu 28.
Đáp án: C
Dòng mch g luôn di chuyn t r lên ngn cây mang theo thuc nhum vàng lên ngn cây.
Dòng mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đến khắp cái cây để nuôi sống cây → mang thuốc nhuộm đỏ đi
khắp cây.
Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ
Câu 29.
Đáp án B
Tế bào mạch gỗ gồm quản bào và mạch ống.
Câu 30.
Đáp án A
Mạch rây cấu tạo từ tế bào ống rây và tế bào kèm.
Câu 31.
Đáp án
C.
Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu ở cây là lá.
Câu 32.
Đáp án B
Lượng nước thoát qua bề mặt lá phụ thuộc vào độ dày tầng cutin và diện tích lá.
Câu 33.
Vận chuyển nước và khoáng bằng (1) con đường gian bào và (2) con đường tế bào chất
· Con đường gian bào: nước và ion khoáng di chuyển hướng tâm vào khoảng trống giữa các tế bào và
khoảng trống giữa các bó sợi cellulose ở thành tế bào. Đai Caspary giúp hấp thụ các ion khoáng một cách
có chọn lọc.
· Con đường tế bào chất: nước và ion khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào vỏ rễ
đến mạch gỗ thông qua cầu sinh chất.
→ đáp án A
Câu 34.
Thoát hơi nước qua lớp cutin là con đường chủ yếu → sai → qua khí khổng
Lớp cutin càng dàng thì sự thoát hơi nước càng nhỏ và ngược lại → đúng
Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng phụ thuộc độ dày của khí khổng → sai → phụ thuộc độ mở của khí
khổng
Khí khổng là bào quan hình hạt đậu → sai → khí khổng là tế bào
Có hai con đường thoát hơi nước qua lá: qua lớp cutin và qua khí khổng → đúng
→ đáp án C
Câu 35.
Khi tế bào mất nước, thành mỏng của khí khổng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng
lại.
→ đáp án A
Câu 36.
Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ NO3- → NO2- → NH4+.
→ đáp án C
Câu 37.
Vai trò của Nitơ: tham gia cấu tạo nên các phân tử protein; thành phần cấu tạo enzym, coenzym, acid
nucleic, phân tử diệp lục.
→ đáp án C
Câu 38.
Các nguồn cung cấp nitơ bao gồm: xác động vật (thực vật), các loại muối khoáng, vi sinh vật, phân lân
→ đáp án B
Câu 39.
Vai trò sinh lí của nitơ đối với thực vật: Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật
Vai trò chung: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
Vai trò cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…
Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng
Vai trò điều tiết: Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào và ảnh
hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.
→ đáp án B
Câu 40.
Thực vật hấp thụ nitơ ở hai dạng là NH4+ và NO3-
→ đáp án C
Câu 41.
Đáp án D. Cả 4 nhân tố trên đều ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.
~1Câu 42.
Đáp án A.
Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá, tạo động lực cho quá trình hấp thụ,
vận chuyển nước và chất khoáng ở rễ và thân.
Câu 43.
Đáp án A
Cường độ ánh sáng càng mạnh, tốc độ thoát hơi nước càng cao.
Câu 44.
Đáp án A
Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ.
Câu 45.
Đáp án B.
Trong sản xuất, người ta thường ủ ấm gốc cây bằng rơm rạ là để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến
khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ.
Câu 46.
Đáp án
C.
Cân bằng nước trong cơ thể thực vật đạt được khi lượng nước cây hấp thu vào bằng hoặc lớn hơn lượng
nước thoát ra.
Câu 47.
Đáp án A
Hiện tượng mất cân bằng nước xảy ra biểu hiện bằng triệu chứng héo ở lá và thân non.
Câu 48.
Đáp án D.
Các phản ứng của thực vật để chống chịu với điều kiện bất lợi gây ra trạng thái mất cân bằng nước bao
gồm lá biến thành gai, lá có lớp lông phủ trên bề mặt, khí khổng nằm sâu dưới biểu bì lá.
Câu 49.
Đáp án D.
- Nếu bón phân lượng quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, gây giảm năng suất cây trồng.
- Nếu bón phân với lượng dư thừa có thể tiêu diệt các sinh vật có lợi trong đất và gây ô nhiễm mô trường.
- Nếu bón phân lượng cao quá mức có thể gây độc cho cây và làm giảm năng suất cây trồng.
- Để nâng cao năng suất cần phải bón phân với lượng tối ưu.
Câu 50.
Đáp án C.
(1) Đúng. Bón đúng loạn phân bón.
(2) Sai vì phải bón phân đúng liều lượng.
(3) Đúng. Bón đúng thời điểm.
(4) Đúng. Bón phân đúng phương pháp.
2. Đáp án tự luận
HƯỚNG DẪN GIẢI TỰ LUẬN
Câu 1. Vai trò của nước đối với thực vật.
Nước chiếm 70 - 90% sinh khối tươi của mô thực vật nên giữ nhiều vai trò quan trọng đối thực vật:

● Nước là thành phần cấu tạo của tế bào

● Tạo môi trường liên kết giữa các cơ quan

● Dung môi cho các ion khoáng, các chất hòa tan trong nước, môi trường của các phản ứng sinh hóa

● Điều hòa nhiệt độ

● Chất đệm bảo vệ cơ thể

● Phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vật chuyển

Câu 2. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản
ở thực vật.

● Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu: tham gia vào chuyển hóa của cơ thể, không thể thay thế
bởi các nguyên tố khác.

● Có hai nhóm:

● Nguyên tố đa lượng: N, K, Ca, Mg, P và S

● Nguyên tố vi lượng: Cl, B, Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Ni

Câu 3.
Thiếu Nitơ: cây bị còi cọc, chóp lá hóa vàng
Thiếu Potassium: lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ
Thiếu Photpho: lá nhỏ, màu lục đậm; thân và rễ kém phát triển
Thiếu Calcium: lá nhỏ, mềm; chồi đỉnh bị chết
Câu 4. Trình bày điểm giống và khác nhau giữa con đường vận chuyển qua mạch gỗ và vận chuyển qua
mạch rây.
Giống: vận chuyển nước, các chất khoáng hòa tan, ion, amino acid từ rễ lên lá và các cơ quan phía trên
Khác:
· Vận chuyển trong mạch gỗ:
· Vận chuyển một chiều từ rễ lên các cơ quan phía trên
· Chuyên chở nước, chất khoáng hòa tan, amino acid, amide, cytokinin,…
· Động lực vận chuyển: áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước, lực bám
giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ
· Vận chuyển trong mạch rây:
· Vận chuyển hai chiều
· Chuyên chở các sản phẩm quang hợp, amino acid, hormone thực vật, ion khoáng tái sử dụng
· Vận chuyển qua lại giữa mạch gỗ và mạch rây: chuyên chở nước
Câu 5. Liệt kê các cơ quan hấp thụ nước và khoáng chất. Cơ chế hấp thu thụ động và hấp thu chủ động là
gì?
· Sự hấp thu nước: nước trong dung dịch đất (môi trường nhược trương) → tế bào lông hút (môi
trường ưu trường).
· Sự hấp thu khoáng:
· Cơ chế thụ động: ion di chuyển từ dung dịch đất (nồng độ cao) → dịch bào tế bào lông hút (nồng độ
thấp); xâm nhập vào rễ theo dòng nước liên kết; bề mặt hạt keo đất trao đổi với ion khoáng trên bề mặt rễ
· Cơ chế chủ động: di chuyển ngược nồng độ → cần năng lượng ATP
Câu 6. Có bao nhiêu con đường thoát hơi nước qua lá? Đó là những con đường nào và đặc điểm của
chúng?
· Vị trí thoát hơi nước: vỏ trên thân cây, cánh hoa, vỏ quả.
· Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu. Gồm hai con đường: thoát hơi nước qua lớp cutin và thoát hơi
nước qua khí khổng.
1. Thoát hơi nước qua lớp cutin

· Lớp cutin bao phủ tế bào biểu bì bề mặt lá.


· Nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
· Vận tốc thoát hơi nước nhỏ.
· Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc vào độ dày lớp cutin. Lớp cutin càng dày thì mức độ thoát hơi nước
càng thấp và ngược lại.
2. Thoát hơi nước qua khí khổng
· Khí khổng được cấu tạo từ hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau.
· Là con đường thoát hơi nước chủ yếu ở thực vật.
· Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc vào độ mở khí khổng.

Câu 7. Khí khổng tập trung nhiều ở vị trí nào trên lá cây? Vì sao có đặc điểm phân bố như vậy?

Khí khổng tập trung nhiều ở mặt dưới lá cây.

Lý do: mặt trên lá tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt nhiều hơn → làm khí khổng mở, gây thoát hơi
nước và mất nước nhiều hơn. Vì vậy, khí khổng tập trung mặt dưới lá để hạn chế sự thất thoát này.

Câu 8. Vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật.
· Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ;
· Vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và các cơ quan phía trên;
· Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan với cây thành một thể thống nhất;
· Đảm bảo quá trình quang hợp;
· Giảm nhiệt độ bề mặt lá

Câu 9. Vai trò của nitrogen đối với đời sống thực vật. Có các nguồn cung cấp nitrogen nào?
1. Vai trò

● Vai trò sinh lí của nitơ đối với thực vật: Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của
thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH và NO . Trong cây NO được khử
4
+
3
-
3
-

thành NH .4
+

● Vai trò chung: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt

● Vai trò cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục,
ATP… Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng → Dấu hiệu khi cây thiếu Nitơ là cây sinh
trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá; thừa N, cây phát triển quá nhanh, dễ lốp, đổ.

● Vai trò điều tiết: Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào
và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.
0. Các nguồn cung cấp: xác chết động vật, xác thực vật, hoạt động của vi sinh vật, phân bón chứa
Nitơ (NPK).

Câu 10. Kể tên 4 loại phân bón và cho biết các nguyên tố chính trong những các loại phân bón này là gì?
Vai trò của mỗi loại phân bón ấy?
1. Phân lân chứa nguyên tố chính là Photpho. Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới
ra mầm non (tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ
nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.
2. Phân kali chứa nguyên tố chính là Kali.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: K giúp tăng nang suất và khả năng chống chịu sâu bệnh
+ Rau ăn lá: K là tăng chất lượng rau quả, giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng nitrat
+ Cây ăn quả: K làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng
cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường, vitamin, giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị
quả thơm hơn, làm tăng khả năng bảo quản nông sản

0. Phân NPK chứa 3 nguyên tố chính: Nitơ, Kali, Photpho.


+ Giúp cây bổ sung chất dinh dưỡng toàn diện nhất để cây có thể sinh trưởng ổn định, khỏe mạnh
để gia tăng năng suất.
+ Kích thích ra lá, hoa, quả, giúp cho cây có thể xanh tốt cũng như sinh trưởng chiều cao.
+ Tăng sức đề kháng cho cây, chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt để giữ cho cây ổn định trong quá
trình phát triển của cây.
+ Cải thiện độ phì nhiêu cho đất

0. Phân bón Molipden chứa Molybdenum.


Mo đóng vai trò quan trọng đối với rất nhiều quá trình sinh lý sinh hóa trong cây: quá trình dinh dưỡng (sự
hút dưỡng chất, cố định đạm và khử nitrat) quá trình hô hấp (sự oxy hóa – khử) tiến trình quang hợp (sự
hoạt hóa diệp lục và sự khử CO2). Sự chuyển hóa gluxit, sự tạo những bộ phận mới, tạo thân, tạo rễ và ảnh
hưởng nhiều đến tính chịu đựng ).

You might also like