You are on page 1of 35

TỔ HỢP - XÁC SUẤT 1

Chủ đề 1 Hai quy tắc đếm cơ bản

Quy tắc cộng Giả sử một công việc có thể được thực hiện theo phương án A “hoặc” phương
án B. Có m cách thực hiện phương án A và n cách thực hiện phương án B. Khi
đó công việc có thể được thực hiện bởi m + n cách.

Ví dụ 1 Trong hình dưới đây có tất cả bao nhiêu hình vuông.

Lời giải ◾◾Số hình vuông cạnh 1 là: 18


◾◾Số hình vuông cạnh 2 là: 10
◾◾Số hình vuông cạnh 3 là: 4
Áp dụng quy tắc cộng ta có: 18 + 10 + 4 = 32 hình vuông.
Bài tập 1 Cho tập hợp X = {1 ; 2 ; 3}.
a, Hỏi có bao nhiêu tập hợp con của X?
b, Hỏi có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có những chữ số khác nhau thuộc X?
2 Có bao nhiêu tam giác trong hình dưới đây?

Trắc nghiệm 1 Giả sử từ tỉnh A đến tỉnh B có thể đi bằng các phuơng tiện: ô tô, tàu hỏa, tàu thủy
hoặc máy bay. Mỗi ngày có 10 chuyến ô tô, 5 chuyến tàu hỏa, 3 chuyến tàu thủy và 2
chuyến máy bay. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ tỉnh A đến tỉnh B trong ngày?
Ⓐ 20. Ⓑ 300. Ⓒ 18. Ⓓ 15.
2 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

2 Một trường THPT được cử một học sinh đi dự trại hè toàn quốc. Nhà trường
quyết định chọn một học sinh tiên tiến lớp 11A hoặc lớp 12B. Hỏi nhà trường có
bao nhiêu cách chọn, nếu biết rằng lớp 11A có 31 học sinh tiên tiến và lớp 12B
có 22 học sinh tiên tiến?
Ⓐ 31. Ⓑ 9. Ⓒ 53. Ⓓ 682.
3 Trên bàn có 8 cây bút chì khác nhau, 6 cây bút bi khác nhau và 10 cuốn tập
khác nhau. Một học sinh muốn chọn một đồ vật duy nhất hoặc một cây bút chì
hoặc một cây bút bi hoặc một cuốn tập thì số cách chọn khác nhau là:
Ⓐ 480. Ⓑ 24. Ⓒ 48. Ⓓ 60.
4 Trong một trường THPT, khối 11 có 280 học sinh nam và 325 học sinh nữ. Nhà
trường cần chọn một học sinh ở khối 11 đi dự dạ hội của học sinh thành phố.
Hỏi nhà trường có bao nhiêu cách chọn?
Ⓐ 45. Ⓑ 280. Ⓒ 325. Ⓓ 605.
5 Giả sử bạn muốn mua một áo sơ mi cỡ 39 hoặc cỡ 40. Áo cỡ 39 có 5 màu khác
nhau, áo cỡ 40 có 4 màu khác nhau. Hỏi có bao nhiêu sự lựa chọn (về màu áo và
cỡ áo) ?
Ⓐ 9. Ⓑ 5. Ⓒ 4. Ⓓ 1.
6 Một người có 4 cái quần khác nhau, 6 cái áo khác nhau, 3 chiếc cà vạt khác
nhau. Để chọn một cái quần hoặc một cái áo hoặc một cái cà vạt thì số cách chọn
khác nhau là:
Ⓐ 13. Ⓑ 72. Ⓒ 12. Ⓓ 30.
7 Trong một hộp chứa sáu quả cầu trắng được đánh số từ 1 đến 6 và ba quả
cầu đen được đánh số 7, 8, 9. Có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?
Ⓐ 27. Ⓑ 9. Ⓒ 6. Ⓓ 3.
8 Trong một cuộc thi tìm hiểu về đất nước Việt Nam, ban tổ chức công bố danh
sách các đề tài bao gồm: 8 đề tài về lịch sử, 7 đề tài về thiên nhiên, 10 đề tài về
con người và 6 đề tài về văn hóa. Mỗi thí sinh được quyền chọn một đề tài. Hỏi
mỗi thí sinh có bao nhiêu khả năng lựa chọn đề tài?
Ⓐ 20. Ⓑ 3360. Ⓒ 31. Ⓓ 30.

1A
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 3

Quy tắc nhân Giả sử một công việc nào đó bao gồm hai công đoạn A “và” B. Công đoạn A có
thể làm theo m cách. Với mỗi cách thực hiện công đoạn A thì công đoạn B có
thể làm theo n cách. Khi đó công việc có thể thực hiện theo m.n cách.

Trắc nghiệm 9 Có 3 kiểu mặt đồng hồ đeo tay (vuông, tròn, elip) và 4 kiểu dây (kim loại, đa,
vải và nhựa). Hỏi có bao nhiêu cách chọn một chiếc đồng hồ gồm một mặt và
một dây?
Ⓐ 4. Ⓑ 7. Ⓒ 12. Ⓓ 16.
10 Một người có 4 cái quần, 6 cái áo, 3 chiếc cà vạt. Để chọn mỗi thứ một món
thì có bao nhiều cách chọn bộ quần ‐ áo ‐ cà vạt khác nhau?
Ⓐ 13. Ⓑ 72. Ⓒ 12. Ⓓ 30.
11 Một thùng trong đó có 12 hộp đựng bút màu đỏ, 18 hộp đựng bút màu
xanh. Số cách khác nhau để chọn được đồng thời một hộp màu đỏ, một hộp
màu xanh là?
Ⓐ 13. Ⓑ 12. Ⓒ 18. Ⓓ 216.
12 Trên bàn có 8 cây bút chì khác nhau, 6 cây bút bi khác nhau và 10 cuốn tập
khác nhau. Số cách khác nhau để chọn được đồng thời một cây bút chì, một cây
bút bi và một cuốn tập.
Ⓐ 24. Ⓑ 48. Ⓒ 480. Ⓓ 60.
13 Một bó hoa có 5 hoa hồng trắng, 6 hoa hồng đỏ và 7 hoa hồng vàng. Hỏi có
mấy cách chọn lấy ba bông hoa có đủ cả ba màu.
Ⓐ 240. Ⓑ 210. Ⓒ 18. Ⓓ 120.
14 Một đội học sinh giỏi của trường THPT, gồm 5 học sinh khối 12, 4 học sinh
khối 11, 3 học sinh khối 10. Số cách chọn ba học sinh trong đó mỗi khối có một
em?
Ⓐ 12. Ⓑ 220. Ⓒ 60. Ⓓ 3.
15 Một người vào của hàng ăn, người đó chọn thực đơn gồm một món ăn trong
năm món, một loại quả tráng miệng trong năm loại quả tráng miệng và một
nước uống trong ba loại nước uống. Có bao nhiêu cách chọn thực đơn.
Ⓐ 25. Ⓑ 75. Ⓒ 100. Ⓓ 15.

2C 3B 4D 5A 6A 7B 8C
4 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

16 Có 10 cặp vợ chồng đi dự tiệc. Tổng số cách chọn một người đàn ông và một
người đàn bà trong bữa tiệc phát biểu ý kiến sao cho hai người đó không là vợ
chồng?
Ⓐ 100. Ⓑ 91. Ⓒ 10. Ⓓ 90.
17 Trong một trường THPT, khối 11 có 280 học sinh nam và 325 học sinh nữ.
Nhà trường cần chọn hai học sinh trong đó có một nam và một nữ đi dự trại hè
của học sinh thành phố. Hỏi nhà trường có bao nhiêu cách chọn?
Ⓐ 910000. Ⓑ 91000. Ⓒ 910. Ⓓ 625.
18 An muốn qua nhà Bình để cùng Bình đến chơi nhà Cường. Từ nhà An đến
nhà Bình có 4 con đường đi, từ nhà Bình tới nhà Cường có 6 con đường đi. Hỏi An
có bao nhiêu cách chọn đuờng đi đến nhà Cường?
Ⓐ 6. Ⓑ 4. Ⓒ 10. Ⓓ 24.
19 Các thành phố A, B, C, D được nối với nhau bởi các con đường như hình vẽ.
Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến D và quay lại A?

Ⓐ 1296. Ⓑ 784. Ⓒ 576. Ⓓ 324.


Dạng 1 Bài toán đếm số

Ví dụ 2 Cho tập A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6}. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ
số đôi một khác nhau từ tập A.
Lời giải Gọi số tự nhiên cần tìm là ( ). Ta có các công đoạn sau:
◾◾Chọn số a: Do nên a có 6 cách chọn.
◾◾Chọn số b: Do b a nên b có 6 cách chọn.
◾◾Chọn số c: Do c a, c b nên c có 5 cách chọn.
◾◾Chọn số d: Do d a, d b, d c nên d có 4 cách chọn.
Áp dụng quy tắc nhân ta có: 6.6.5.4 = 720 số tự nhiên thỏa mãn.

 Kỹ năng Với bài toán đếm số tự nhiên, ta sẽ chọn các chữ số có điều kiện trước.

Bài tập 3 Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu:


a, Số tự nhiên có 5 chữ số.
b, Số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau.
c, Số tự nhiên lẻ có 5 chữ số đôi một khác nhau.
d, Số tự nhiên chẵn có 5 chữ số đôi một khác nhau.
4 Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau và chia hết cho 5.

9C 10B 11D 12C 13B 14C 15B


TỔ HỢP - XÁC SUẤT 5

5 Có bao nhiêu số tự nhiên có:


a, 5 chữ số mà cả 5 chữ số đều là chẵn?
b, 5 chữ số trong đó các chữ số cách đều chữ số đứng giữa thì giống nhau.
Tip (Ví dụ 12321).
◾◾Sử dụng máy 6 Số 2025000 có bao nhiêu ước nguyên dương.
tính bấm: 2025000 7 Hai dãy ghế đối diện, mỗi dãy 6 ghế. Muốn xếp 6 học sinh trường A, 6 học
sinh trường B. Có bao nhiêu cách nếu:
a, Học sinh ngồi cạnh và ngồi đối diện phải khác trường.
b, Học sinh ngồi đối diện phải khác trường.
Ví dụ 3 Có bao nhiêu số tự nhiên gồm bốn chữ số đôi một khác nhau trong đó phải có
số 2 và số 0.
Lời giải Gọi số tự nhiên cần tìm là ( ). Ta có các công đoạn sau:
◾◾Chọn vị trí cho số 0: Do nên 0 có 3 cách chọn vị trí là b, c, d.
◾◾Chọn vị trí cho số 2: Do 0 đã chọn vị trí nên số 2 có 3 cách chọn vị trí.
Khi đó còn 2 vị trí chưa chọn số giả sử a và b.
◾◾Chọn số a: Do 0 và 2 đã được chọn nên a có 8 cách chọn.
◾◾Chọn số b: Do b khác 0, 2 , a nên b có 7 cách chọn.
Áp dụng quy tắc nhân ta có: 3.3.8.7 = 504 số tự nhiên thỏa mãn.
Kỹ năng Với bài toán đếm số tự nhiên trong đó bắt buộc phải có chữ số nào đó, ta có thể
chọn vị trí cho số đó trước sau đó chọn các số vào các vị trí còn lại.

8 Với các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể thành lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 4
chữ số đôi một khác nhau và trong đó phải có mặt chữ số 0.
9 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên, mỗi số
gồm 5 chữ số khác nhau và nhất thiết phải có 2 chữ số 1, 5.
Ví dụ 4 Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số
khác nhau và nhỏ hơn 345.
Gọi số cần tìm là ( ), ta có:
◾◾Trường hợp 1: a < 3
a có 2 cách chọn. (a < 3; )
b có 6 cách chọn. ( )
c có 5 cách chọn. ( )
Áp dụng quy tắc nhân ta có: 2.6.5 = 60 số.

16D 17B 18D 19C


6 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

◾◾Trường hợp 2: a = 3, b < 4


a có 1 cách chọn. (a = 3)
b có 3 cách chọn. (b < 4; )
c có 5 cách chọn. ( )
Áp dụng quy tắc nhân ta có: 1.3.5 = 15 số.
◾◾Trường hợp 3: a = 3, b = 4, c < 5.
a có 1 cách chọn. (a = 3)
b có 1 cách chọn. (b = 4)
c có 3 cách chọn. (c < 5; )
Áp dụng quy tắc nhân ta có: 1.1.3 = 3 số.
◾◾Vậy ta có 60 + 15 + 3 = 78 số.
Bài tập 10 Có bao nhiêu số tự nhiên có các chữ số đôi một khác nhau và nhỏ hơn 456.

🏠 Bài tập về nhà 🏠


Trắc nghiệm 20 Từ các chữ số 1, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên có 4 chữ
số (không nhất thiết phải khác nhau)?
Ⓐ 324. Ⓑ 256. Ⓒ 248. Ⓓ 124.
21 Từ các chữ số 1, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên có 4 chữ
số khác nhau?
Ⓐ 36. Ⓑ 24. Ⓒ 20. Ⓓ 14.
22 Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà hai chữ số đều chẵn?
Ⓐ 99. Ⓑ 50. Ⓒ 20. Ⓓ 16.
23 Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 10.
Ⓐ 3024 Ⓑ 3360 Ⓒ 5736 Ⓓ 2688
24 Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 5.
Ⓐ 1008 Ⓑ 952 Ⓒ 896 Ⓓ 1182
Hint 25 Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số và số 5 xuất hiện đúng một lần.
◾◾Chia bài toán Ⓐ 216 Ⓑ 192 Ⓒ 188 Ⓓ 225
thành ba trường hợp:
26 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên bé
, , .
hơn 100?
Ⓐ 36. Ⓑ 62. Ⓒ 54. Ⓓ 42.
27 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số lẻ gồm 4 chữ số
khác nhau?
Ⓐ 154. Ⓑ 145. Ⓒ 144. Ⓓ 155.
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 7

28 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số chẵn gồm 4 chữ số
khác nhau?
Ⓐ 156. Ⓑ 144. Ⓒ 96. Ⓓ 134.
29 Có bao nhiêu cách xếp 6 bạn A, B, C, D, E, F vào một ghế dài sao cho bạn A,
F ngồi ở 2 đầu ghế?
Ⓐ 120. Ⓑ 720. Ⓒ 24. Ⓓ 48.
30 Có bao nhiêu cách sắp xếp 6 học sinh theo một hàng dọc?
Ⓐ 46656. Ⓑ 4320. Ⓒ 720. Ⓓ 360.
31 Có 3 bạn nam và 3 bạn nữ được xếp vào một ghế dài có 6 vị trí. Hỏi có bao
nhiêu cách xếp sao cho nam và nữ ngồi xen kẽ lẫn nhau?
Ⓐ 48. Ⓑ 72. Ⓒ 24. Ⓓ 36.
Hint
32 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 5, 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có bốn chữ
◾◾Chia bài toán thành
số đôi một khác nhau và phải có mặt chữ số 3.
4 trường hợp: ,
, , . Ⓐ 108. Ⓑ 228. Ⓒ 36. Ⓓ 144.
33 Có bao nhiêu số tự nhiên có bảy chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó
Hint
◾◾Chọn vị trí cho số 2
chữ số 2 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 3.
Ⓐ 3204. Ⓑ 249. Ⓒ 2942. Ⓓ 7440.
34 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 4 chữ số khác
nhau và không chia hết cho 5?
Ⓐ 72. Ⓑ 120. Ⓒ 54. Ⓓ 69.
35 Có 10 đội bóng thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, thắng được 3
điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Kết thúc giải đấu, tổng cộng số điểm của tất cả
10 đội là 130. Hỏi có bao nhiêu trận hòa?
Ⓐ 7. Ⓑ 8. Ⓒ 5. Ⓓ 6.
36 Số 6303268125 có bao nhiêu ước số nguyên ?
Ⓐ 420. Ⓑ 360. Ⓒ 240. Ⓓ 720.
37 Tô màu các cạnh của hình vuông ABCD bởi 6 màu khác nhau sao cho mỗi
cạnh được tô bởi một màu và hai cạnh kề nhau thì tô bởi hai màu khác nhau.
Hỏi có bao nhiêu cách tô?
Ⓐ 360. Ⓑ 480. Ⓒ 600. Ⓓ 630.
38 Có bao nhiêu số có 10 chữ số được tạo thành từ các chữ số 1, 2, 3 sao cho
bất kì 2 chữ số nào đứng cạnh nhau cũng hơn kém nhau 1 đơn vị?
Ⓐ 32. Ⓑ 16. Ⓒ 80. Ⓓ 64.
8 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

39 Số 253125000 có bao nhiêu ước số tự nhiên?


Ⓐ 160. Ⓑ 240. Ⓒ 180. Ⓓ 120.
40 Nhãn mỗi chiếc ghế trong hội trường gồm hai phần: phần đầu là một chữ
cái (trong bảng 24 chữ cái tiếng Việt), phần thứ hai là một số nguyên dương nhỏ
hơn 26. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu chiếc ghế được ghi nhãn khác nhau?
Ⓐ 624. Ⓑ 48. Ⓒ 600. Ⓓ 26.
Hint 41 Một đoàn tàu có 5 toa khách, mỗi toa chở được tối đa 50 người. Hỏi có bao
◾◾Khách chọn toa. nhiêu cách xếp 10 vị khách lên 5 toa tàu, biết một toa có thể không chở khách
nào.
Ⓐ 510. Ⓑ 105. Ⓒ 120. Ⓓ 30240.
42 Từ các chữ số 1, 2, 5, 7, 8 có thể lập được bao nhiêu số gồm 3 chữ số phân
biệt nhỏ hơn 278.
Ⓐ 16 Ⓑ 20 Ⓒ 17 Ⓓ 22
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 9

Luyện tập
1 Cho tập X = {0,1,2,3,4,5,6,7}. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên n gồm 5 chữ số khác nhau đôi
một từ X (chữ số đầu tiên phải khác 0) trong mỗi trường hợp sau:
a, n là số chẵn.
b, Một trong ba chữ số đầu tiên phải bằng 1.
2 Từ 5 chữ số 0, 1, 3, 5, 7 có thể lập được bao nhiêu số gồm 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 5.
3 Người ta viết các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 lên các tấm phiếu, sau đó xếp thứ tự ngẫu nhiên thành một
hàng.
a, Có bao nhiêu số lẻ gồm 6 chữ số được sắp thành?
b, Có bao nhiêu số chẵn gồm 6 chữ số được sắp thành?
4 Có bao nhiêu cách sắp xếp năm bạn học sinh A, B, C, D, E vào một chiếc ghế dài sao cho:
a, Bạn C ngồi chính giữa.
b, Hai bạn A và E ngồi ở hai đầu ghế.
5 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số có 9 chữ số mà chữ số 9 đứng ở
vị trí chính giữa?
6 Hỏi từ 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số gồm 6 chữ số khác nhau, sao
cho trong các chữ số đó có mặt số 0 và 1.
7 Cho 8 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Hỏi có thể lập được bao nhiêu số gồm 6 chữ số khác nhau, trong
đó nhất thiết phải có mặt chữ số 4.
8 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 3 chữ số khác nhau và nhỏ hơn 345.
9 Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau trong đó có mặt số 2 hoặc số 3.

🏠 Bài tập về nhà 🏠


1 Có bao nhiêu số chẵn có ba chữ số khác nhau được tạo thành từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5.
2 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn mà mỗi số gồm 7
chữ số khác nhau?
3 Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên mà mỗi số có 5 chữ số khác
nhau và trong đó phải có chữ số 5.
4 Có bao nhiêu số tứ nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau và nhỏ hơn 567.
5 Cho tập hợp A = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8}. Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 5 chữ số đôi một khác
nhau lấy từ tập A và không bắt đầu bởi 123.
10 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Chủ đề 2 Hoán vị – Chỉnh hợp – Tổ hợp


Hoán vị ◾◾Cho tập A gồm n phần tử ( ). Mỗi kết quả của sự “sắp xếp” n phần tử
của tập hợp A được gọi là một “hoán vị” của n phần tử đó.
◾◾Số hoán vị của n phần tử là: Pn = n! = n.(n – 1).(n – 2)...2.1
◾◾Quy ước: 0! = 1.

Hoạt động 1 Tính giá trị của các biểu thức sau:

Trắc nghiệm 1 Có 5 người đến nghe một buổi hòa nhạc. Số cách xếp 5 người này vào một
hàng có 5 ghế là:
Ⓐ 120. Ⓑ 100. Ⓒ 130. Ⓓ 125.
2 Từ các số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác
nhau đôi một?
Ⓐ 60. Ⓑ 120. Ⓒ 24. Ⓓ 48.
3 Có bao nhiêu cách sắp xếp 6 học sinh theo một hàng dọc?
Ⓐ 46656. Ⓑ 4320. Ⓒ 720. Ⓓ 360.
4 Cho tập hợp X gồm 10 phần tử. Số hoán vị 10 phần tử của tập hợp X là
Ⓐ 10!. Ⓑ 102. Ⓒ 210. Ⓓ 1010.
5 Trong một buổi hoà nhạc, có các ban nhạc của các trường đại học từ Huế, Đà
Nằng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt tham dự. Tìm số cách xếp đặt thứ tự để các
ban nhạc Nha Trang sẽ biểu diễn đầu tiên.
Ⓐ 4. Ⓑ 20. Ⓒ 24. Ⓓ 120.
6 Tổ của An và Cường có 7 học sinh. Số cách xếp 7 học sinh ấy theo hàng dọc mà
An đứng đầu hàng, Cường đứng cuối hàng là:
Ⓐ 120. Ⓑ 100. Ⓒ 110. Ⓓ 125.
7 Có bao nhiêu cách sắp xếp 18 thí sinh vào một phòng thi có 18 bàn mỗi bàn
một thí sinh.
Ⓐ 18 Ⓑ1 Ⓒ 1818 Ⓓ 18!
8 Xếp 6 người A, B, C, D, E, F vào một ghế dài. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp
sao cho A và F ngồi ở hai đầu ghế
Ⓐ 48 Ⓑ 42 Ⓒ 46 Ⓓ 50
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 11

9 Lớp 11A1 có 41 học sinh trong đó có 21 bạn nam và 20 bạn nữ. Thứ 2 đầu
tuần lớp phải xếp hàng chào cờ thành một hàng dọc. Hỏi có bao nhiêu cách sắp
xếp để 21 bạn nam xen kẽ với 20 bạn nữ?
Ⓐ P41 Ⓑ P21­­.P20 Ⓒ 2.P21­­.P20 Ⓓ P21­­ + P20

Dạng 2 Bài toán sắp xếp có điều kiện phần tử kề nhau

Phương pháp Với bài toán có điều kiện các phần tử kề nhau ta thực hiện như sau:
◾◾Hoán vị các phần tử kề nhau và coi chúng là 1 phần tử lớn.
◾◾Sắp xếp các phần tử còn lại thỏa mãn điều kiện đề bài.

Ví dụ 1 Có 7 quyển sách Toán, 6 quyển sách Lý và 4 quyển sách Hóa và tất cả các quyển
sách là khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp số sách trên lên một kệ sách
dài sao cho các quyển sách cùng môn xếp cạnh nhau.

Lời giải Ta chia thao tác xếp thỏa mãn yêu cầu của bài toán thành 4 công đoạn như sau:
▼▼Bước 1: Hoán vị 7 quyển sách Toán với nhau. Có 7! cách hoán vị.
▼▼Bước 2: Hoán vị 6 quyển sách Lý với nhau. Có 6! cách hoán vị.
▼▼Bước 3: Hoán vị 4 quyển sách Hóa với nhau. Có 4! cách hoán vị.
▼▼Bước 4: Hoán vị 3 nhóm sách với nhau. Có 3! cách hoán vị.
Vậy số cách xếp là S = 7!.6!.4!.3!
Bài tập 1 Người ta xếp ngẫu nhiên 5 lá phiếu có ghi số thứ tự từ 1 đến 5 cạnh nhau.
a, Có bao nhiêu cách xếp để các phiếu số chẵn luôn ở cạnh nhau?
b, Có bao nhiêu cách xếp để các phiếu phân thành hai nhóm chẵn lẻ riêng biệt?
2 Xét các số gồm 9 chữ số, trong đó có năm số 1 và bốn chữ số còn lại là 2, 4, 6,
8. Có bao nhiêu số mà 5 chữ số 1 xếp liền nhau.
3 Một nhóm gồm 10 học sinh, trong đó có 7 nam và 3 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách
sắp xếp 10 học sinh trên thành một hàng dài sao cho 7 học sinh nam phải đứng
liền nhau.
12 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Chỉnh hợp ◾◾Cho tập A gồm n phần tử ( ). Mỗi kết quả của việc “lấy k phần tử” khác
nhau từ n phần tử của tập A và “sắp xếp chúng” theo một thứ tự nào đó được
gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
◾◾Số chỉnh hợp chập k của n phần tử là:

Hoạt động 2 Tính giá trị của các biểu thức sau:

Trắc nghiệm 10 Trong một lớp học có 20 học sinh nữ và 15 học sinh nam. Hỏi giáo viên chủ
nhiệm có bao nhiêu cách chọn: Ba học sinh làm ba nhiệm vụ lớp trưởng, lớp
phó và bí thư.
Ⓐ 39270. Ⓑ 47599. Ⓒ 14684. Ⓓ 38690.
11 Hội đồng quản trị của công ty X gồm 10 người. Hỏi có bao nhiêu cách bầu ra
ba người vào ba vị trí chủ tịch, phó chủ tịch và thư kí, biết khả năng mỗi người là
như nhau.
Ⓐ 728 Ⓑ 723 Ⓒ 720 Ⓓ 722
12 Số cách sắp xếp 6 học sinh vào một bàn dài có 10 chỗ ngồi là:
Ⓐ 6.A10
6
. Ⓑ C10
6
. Ⓒ A10
6
. Ⓓ 10P6 .
13 Số cách chọn một ban chấp hành gồm một trưởng ban, một phó ban, một
thư kí và một thủ quỹ được chọn từ 16 thành viên là:
16! 16! 16!
Ⓐ 4. Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .
4 12!.4! 12!
14 Cho tứ diện ABCD. Hỏi có bao nhiêu vectơ khác vectơ mà mỗi vectơ có
điểm đầu, điểm cuối là hai đỉnh của tứ diện ABCD
Ⓐ 12. Ⓑ 4. Ⓒ 10. Ⓓ 8.
15 Cho tập hợp . Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm
bốn chữ số khác nhau lấy từ tập hợp S?
Ⓐ 360. Ⓑ 120. Ⓒ 15. Ⓓ 20.
16 Giả sử ta dùng 5 màu để tô cho 3 nước khác nhau trên bản đồ và không có
màu nào được dùng hai lần. Số các cách để chọn những màu cần dùng là:
5! 5!
Ⓐ . Ⓑ 8. Ⓒ . Ⓓ 53 .
2! 3!2!
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 13

17 Một tổ có 10 học sinh. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 2 học sinh từ tổ đó để
giữ hai chức vụ tổ trưởng và tổ phó.
Ⓐ A10
2
. Ⓑ C10
2
. Ⓒ A10
8
. Ⓓ 102 .

Tổ hợp ◾◾Cho tập A gồm n phần tử ( ). Mỗi kết quả của việc “lấy k phần tử” khác
nhau từ n phần tử của tập A “không kể thứ tự chúng” được gọi là một tổ hợp
chập k của n phần tử đã cho.
◾◾Số tổ hợp chập k của n phần tử là:

Hoạt động 3 Nêu sự khác nhau giữa chỉnh hợp và tổ hợp?


Hoạt động 4 Tính giá trị của các biểu thức sau:

Trắc nghiệm 18 Có bao nhiêu đoạn thẳng được tạo thành từ 10 điểm phân biệt khác nhau.
Ⓐ 45. Ⓑ 90. Ⓒ 35. Ⓓ 55.
19 Cho tập hợp A có 20 phần tử, số tập con có hai phần tử của A là
Ⓐ 2C220 . Ⓑ 2A 220 . Ⓒ C220 . Ⓓ A 220 .
20 Trong không gian cho bốn điểm không đồng phẳng, có thể xác định nhiều
nhất bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đó?
Ⓐ 3. Ⓑ 4. Ⓒ 2. Ⓓ 6.
21 Cần chọn 3 người đi công tác từ một tổ có 30 người, khi đó số cách chọn là
Ⓐ A330 . Ⓑ 330 . Ⓒ 10. Ⓓ C330 .
22 Một lớp có 40 học sinh gồm 25 nam và 15 nữ. Giáo viên chủ nhiệm muốn
chọn 4 em trực cờ đỏ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn nếu ít nhất phải có một nam?
Ⓐ C 440 − C15
4
. Ⓑ C25
4
. Ⓒ C125C15
3
. Ⓓ C 440 + C15
4
.
23 Trong một giải thi đấu bóng đá có 20 đội tham gia với thể thức thi đấu vòng
tròn. Cứ hai đội thì gặp nhau đúng một lần. Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu xảy ra.
Ⓐ 190 Ⓑ 182 Ⓒ 280 Ⓓ 194
24 Nếu tất cả các đường chéo của đa giác đều 12 cạnh được vẽ thì số đường
chéo là:
Ⓐ 121. Ⓑ 66. Ⓒ 132. Ⓓ 54.
14 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Dạng 3 Các bài toán cơ bản về tổ hợp, chỉnh hợp

Ví dụ 2 Một chi đoàn có 8 đoàn viên nam và 4 đoàn viên nữ. Có bao nhiêu cách lập một
tổ công tác gồm 7 người sao cho có đúng hai nữ.
Lời giải Do tổ công tác có đúng 2 nữ nên sẽ có 5 nam.
Ta chia công tác thành lập chi đoàn thành hai công đoạn:
◾◾Công đoạn 1: Chọn 5 đoàn viên từ 8 đoàn viên nam, có cách.
◾◾Công đoạn 2: Chọn 2 đoàn viên từ 4 đoàn viên nữ, có cách.
Vậy số cách chọn là .
Bài tập 4 Một nhóm học sinh có 7 em nam và 3 em nữ. Người ta cần chọn ra 5 em trong
nhóm tham gia đồng diễn thể dục. Trong 5 em được chọn, yêu cầu không có
quá một em nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn.
5 Một hộp đựng 4 viên bi đỏ, 5 viên bi trắng và 6 viên bi vàng. Người ta chọn ra
4 viên bi từ hộp đó. Hỏi có bao nhiêu cách chọn để trong số bi lấy ra không có
đủ cả 3 màu?
Tip
6 Một lớp có 30 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Có bao nhiêu cách chọn 6 học
◾◾Thông thường khi
gặp bài toán đếm “ít sinh trong đó phải có ít nhất là 2 nữ.
nhất” hoặc “nhiều 7 Một chi đoàn có 9 đoàn viên. Có bao nhiêu cách phân công 9 đoàn viên về
nhất” ta sẽ đếm giúp đỡ ba cơ sở A, B, C thực hiện nhiệm vụ sao cho mỗi cơ sở được phân công
trường hợp ngược lại.
3 người.
Ví dụ 3 Cho các số 0, 1, 2, 3, 4. Có bao nhiêu số tự nhiên có 8 chữ số từ các số trên trong
đó số 0 xuất hiện ba lần, số 1 xuất hiện hai lần và các số còn lại xuất hiện đúng
một lần.
Lời giải

Gọi số tự nhiên cần tìm là .


Ta thực hiện bài toán theo các bước sau:
◾◾Chọn vị trí cho ba số 0: Chọn 3 vị trí từ a2 đến a8 Có cách chọn.
◾◾Chọn vị trí cho hai số 1: Chọn 2 vị trí từ 5 vị trí còn lại Có cách chọn.
◾◾Chọn vị trí cho số 2, 3, 4: Xếp ba số 2, 3, 4 vào ba vị trí còn lại Có 3! cách xếp.
Vậy có số tự nhiên thỏa mãn điều kiện.
Kỹ năng Với bài toán sắp xếp và có các phần tử giống nhau, ta sẽ chọn vị trí cho các phần
tử này trước.
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 15

Bài tập 8 Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 9


chữ số trong đó số 0 xuất hiện 4 lần và các chữ số còn lại xuất hiện tối đa 1 lần.
9 Xếp 3 viên bi đỏ có bán kính khác nhau và 3 viên bi xanh giống nhau vào một
dãy 7 ô trống. Hỏi:
a, Có bao nhiêu cách xếp khác nhau?
b, Có bao nhiêu cách xếp khác nhau sao cho 3 viên bi đỏ xếp cạnh nhau và 3
viên bi xanh xếp cạnh nhau?
Ví dụ 4 Cho bản đồ như hình vẽ. Một người cần đi từ A đến B. Mỗi bước người này đi theo
1 cạnh của hình vuông nhỏ nhất. Người này chỉ được đi lên trên hoặc sang phải.
Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến B.

Lời giải Ta ký hiệu 1 bước đi lên là ; 1 bước sang phải là .


Để đi từ A đến B thì người này phải đi đúng 9 bước. Trong đó 4 bước lên trên và 5
bước sang phải.
Ta thực hiện bài toán bằng cách xếp 4 và 5 vào 9 vị trí xếp thành hàng ngang.
◾◾Chọn 4 vị trí trong 9 vị trí xếp : Có cách chọn.
◾◾Chọn 5 vị trí trong 5 vị trí còn lại xếp : Có cách chọn.
Vậy có cách đi từ A đến B.

Bài tập 10 Cho bản đồ như hình vẽ. Một người cần đi từ A qua B đến C. Mỗi bước người
này đi theo 1 cạnh của hình vuông nhỏ nhất. Người này chỉ được đi lên trên hoặc
sang phải. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A qua B đến C.
16 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

🏠 Bài tập về nhà 🏠


1 Một đồn cảnh sát khu vực có 9 người. Trong ngày, cần cử 3 người làm nhiệm
vụ ở địa điểm A, 2 người ở địa điểm B, còn 4 người thường trực tại đồn. Hỏi có
bao nhiêu cách phân công?
2 Một đội văn nghệ có 15 người gồm 10 nam và 5 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách lập
một nhóm đồng ca gồm 8 người, biết rằng trong nhóm đó phải có ít nhất 3 nữ.
3 Một học sinh có 12 cuốn sách đôi một khác nhau, trong đó có 2 cuốn sách
Toán, 4 cuốn sách Văn và 6 cuốn sách Anh. Hỏi có bao nhiêu cách xếp tất cả các
cuốn sách lên một kệ sách dài, nếu các cuốn sách cùng môn được xếp kề nhau?
4 Một đội văn nghệ có 20 người, trong đó có 10 nam và 10 nữ. Hỏi có bao nhiêu
cách chọn ra 5 người sao cho:
a, Có đúng 2 nam trong 5 người đó.
b, Có ít nhất 2 nam và ít nhất 1 nữ trong 5 người đó.
5 Có 9 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 4 viên bi vàng có kích thước đôi một khác
nhau.
a, Có bao nhiêu cách chọn ra 6 viên bi, trong đó có đúng 2 viên bi đỏ.
b, Có bao nhiêu cách chọn ra 6 viên bi, trong đó số bi xanh bằng số bi đỏ.
6 Có 5 nhà toán học nam, 3 nhà toán học nữ và 4 nhà vật lí nam. Lập một đoàn
công tác 3 người cần có cả nam và nữ, cần có cả nhà toán học và nhà vật lí. Hỏi
có bao nhiêu cách?
7 Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số, trong đó chữ số 0 có mặt đúng 2 lần,
chữ số 1 có mặt đúng 1 lần và hai chữ số còn lại phân biệt?
8 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên mà mỗi số
có 6 chữ số khác nhau và chữ số 2 đứng cạnh chữ số 3.
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 17

Dạng 4 Sử dụng kỹ năng “vách ngăn” trong bài toán đếm

Phương pháp Với bài toán sắp xếp có điều kiện các phần tử cho trước không xếp kề nhau ta
thực hiện như sau:
◾◾Hoán vị các phần tử còn lại trước.
◾◾Chọn các vị trí ở đầu, cuối hàng hoặc giữa các phần tử để xếp các phần tử
không kề nhau.

Ví dụ 5 Từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số đôi


một khác nhau trong đó không có hai chữ số lẻ nào đứng cạnh nhau.
Lời giải

Ta thực hiện bài toán theo các bước sau:


◾◾Hoán vị các số chẵn: Có bốn số chẵn 2, 4, 6, 8 Có 4! cách hoán vị.
◾◾Xếp các số lẻ: Chọn 3 vị trí trong 5 vị trí đầu, cuối hàng hoặc vị trí giữa các số chẵn
và xếp 3 chữ số lẻ Có cách xếp.
Vậy có số tự nhiên thỏa mãn.
Bài tập 11 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Có thể thiết lập được bao nhiêu số có 6 chữ số
khác nhau mà hai chữ số 1 và 6 không đứng cạnh nhau?
12 Từ các số 0, 1, 2, 3, 4. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số
trong đó số 0 xuất hiện ba lần, các chữ số còn lại xuất hiện đúng một lần và
không có hai số 0 nào đứng cạnh nhau.
Kỹ năng ◾◾Ta gọi kỹ năng bài toán này còn là kỹ năng “Vách ngăn”.
◾◾Kỹ năng “vách ngăn” còn được sử dụng trong các bài toán chia kẹo, đếm
nghiệm nguyên dương của phương trình x + y + z + ... = A.

Ví dụ 6 Có 12 cái kẹo giống hệt nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chia 12 cái kẹo cho 3 bạn A,
B, C sao cho ai cũng có kẹo.
Lời giải

Xếp 12 cái kẹo thành hàng ngang.


Mỗi cách chọn 2 vị trí trong 11 vị trí giữa hai cái kẹo là một cách chia thành 3 phần
thỏa mãn.
Vậy có cách chia.
18 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Hint 16 Từ 2020 gói quà giống hệt nhau. Có bao nhiêu cách chia 2020 gói quà cho
◾◾Chia 1000 cái kẹo 100 bạn sao cho bạn nào cũng có quà.
cho 4 người.
17 Phương trình x + y + z + t = 1000 có bao nhiêu bộ nghiệm nguyên dương.

Dạng 5 Sử dụng kỹ năng chọn bộ số trước, sắp xếp vị trí sau


Phương pháp Với bài toán sắp xếp có điều kiện thứ tự hoặc việc chọn các phần tử rất phức tạp,
ta có thể thực hiện như sau:
◾◾Chọn một bộ số không cần sắp xếp thỏa mãn yêu cầu.
◾◾Xếp thứ tự các phần tử của bộ số trên thỏa mãn yêu cầu.

Ví dụ 7 Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ


số đôi một khác nhau thỏa mãn chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng trước.
Lời giải

Do chữ số đứng sau luôn lớn hơn chữ số đứng trước nên trong số được chọn không
thể chứa số 0.
Khi đó ta thực hiện bài toán như sau:
◾◾Chọn bộ 5 số khác 0: Có cách chọn.
◾◾Xếp thứ tự: Với mỗi bộ số thỏa mãn có duy nhất một cách xếp các phần tử theo
thứ tự tăng dần.
Vậy có số thỏa mãn bài toán.
Bài tập 13 Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số dạng với
sao cho a > b > c.
14 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 ,7 ,8, 9 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có
hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục?
15 Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau có dạng
thỏa mãn a < b < c > d > e.
Kỹ năng Kỹ năng chọn bộ số trước trước xếp thứ tự sau cũng thường được sử dụng trong
bài toán đếm số có tổng các chữ số bằng k.
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 19

Ví dụ 8 Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau và tổng các chữ số bằng 7.
Lời giải Gọi số cần tìm là .
Ta sẽ liệt kê tất cả bộ 3 số khác nhau có tổng bằng 7 và sắp xếp chúng.
Ta có các trường hợp như sau:

Vậy có 4 + 4 + 4 + 6 = 18 số tự nhiên thỏa mãn.


Bài tập 18 Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau và tổng các chữ số
bằng 8.
19 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên,
mỗi số gồm 6 chữ số khác nhau và tổng các chữ số hàng chục, hàng trăm, hàng
ngàn bằng 8.
20 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có
5 chữ số đôi một khác nhau trong đó có 2 chữ số chẵn và 3 chữ số lẻ.
🏠 Bài tập về nhà 🏠
1 Có bao nhiêu cách xếp 3 bạn nữ và 7 bạn nam thành một hàng ngang sao cho
không có hai bạn nữ nào đứng cạnh nhau.
2 Có n dấu – và m dấu + (n > m). Xếp chúng thành một hàng sao cho không có
hai dấu + nào liền nhau. Hỏi có bao nhiêu cách xếp.
3 Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số dạng sao cho a < b < c < d < e.
4 Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau và chia hết cho 9.
5 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên mà mỗi số
có 6 chữ số và thoả mãn điều kiện: Sáu chữ số của mỗi số là khác nhau và trong
mỗi số đó tổng của 3 chữ số đầu nhỏ hơn tổng của 3 chữ số cuối một đơn vị.
6 Có bao nhiêu số tự nhiên có 9 chữ số đôi một khác nhau và chia hết cho 9.
20 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Dạng 6 Bài toán đếm hình

Phương pháp Với bài toán đếm hình ta cần dựa vào điều kiện để xác định hình đó. Từ đó thực
hiện việc đếm dựa vào điều kiện.

Ví dụ 9 Cho 2 đường thẳng d1, d2 song song với nhau. Trên đường thẳng d1 cho 10 điểm
phân biệt, trên đường thẳng d2 cho 8 điểm phân biệt. Hỏi có thể lập được bao
nhiêu tam giác mà 3 đỉnh của mỗi tam giác lấy từ 18 điểm đã cho.
Lời giải

Do 3 đỉnh của tam giác không thể thẳng hàng nên ta có hai trường hợp.
◾◾TH1: Lấy 2 đỉnh thuộc d1 và 1 đỉnh thuộc d2.
Có tam giác.
◾◾TH2: Lấy 1 đỉnh thuộc d1 và 2 đỉnh thuộc d2.
Có tam giác.
Vậy có 640 tam giác thỏa mãn điều kiện.
Bài tập 21 Từ 6 điểm phân biệt thuộc đường thẳng d và một điểm không thuộc đường
thẳng d ta có thể tạo được tất cả bao nhiêu tam giác?
22 Trên mặt phẳng có 2020 đường thẳng song song với nhau và 2021 đường
thẳng song song khác cùng cắt nhóm 2020 đường thẳng đó. Tính số hình bình
hành được tạo thành có các cạnh thuộc các đường thẳng trên.
Ví dụ 10 Cho đa giác đều A1A2...A12. Hỏi có bao nhiêu tam giác cân mà có các đỉnh là các
đỉnh của đa giác đều.
Lời giải

Ta sẽ chia bài toán thành hai trường hợp.


◾◾Đếm số tam giác đều: Từ hình vẽ ta thấy có 4 tam giác đều.
◾◾Đếm số tam giác cân không đều: Có 4 tam giác cân tại A1 và không đều.
Có 4.12 = 48 tam giác cân không đều.
Vậy số tam giác cân là 4 + 48 = 52 tam giác.
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 21

Kỹ năng ◾◾Nếu bài toán trên ta không chia trường hợp tam giác đều và cân không đều.
Khi đó do mỗi tam giác đều thì cân tại cả 3 đỉnh nên mỗi tam giác đều đó được
đếm 3 lần. Như vậy sẽ đưa ra kết quả không chính xác.

23 Cho đa giác đều 20 cạnh A1A2...A20.


a, Hỏi có bao nhiêu tam giác vuông mà 3 đỉnh là các đỉnh của đa giác đều.
b, Hỏi có bao nhiêu hình chữ nhật mà 4 đỉnh là các đỉnh của đa giác đều.
c, Hỏi có bao nhiêu tam giác tù mà 3 đỉnh là các đỉnh của đa giác đều.
d, Hỏi có bao nhiêu hình thang cân mà 4 đỉnh là các đỉnh của đa giác đều.
Dạng 7 Chứng minh đẳng thức tổ hợp, giải phương trình tổ hợp
Tính chất ◾◾Tính chất 1: .
◾◾Tính chất 2: .

Ví dụ 11 Chứng minh đẳng thức:

Ta có:

Vậy đẳng thức được chứng minh.


Kỹ năng Với các bài toán có liên quan đến tổng các tổ hợp ta có thể sử dụng tính chất để
thu gọn biểu thức.

Bài tập 24 Chứng minh:


a, .
b, .

Ví dụ 12 Chứng minh rằng: ( ).

Lời giải Ta có:

Suy ra:

Vậy đẳng thức được chúng minh.


22 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Kỹ năng ◾◾Trong trước hợp không sử dụng được tính chất tổ hợp. Ta sẽ khai triển biểu thức
theo định nghĩa và rút gọn chúng.
◾◾Chú ý rằng: n! = n.(n – 1).(n – 2).....(k + 1).k! ( ).

Bài tập 25 Rút gọn biểu thức .

Ví dụ 13 Giải phương trình: .

Lời giải ◾◾Điều kiện: .

◾◾Ta có:

Vậy phương trình có nghiệm là x = 7.

Kỹ năng Với bài toán trắc nghiệm, để tìm nghiệm phương trình tổ hợp nhanh chóng ta có
thể sử dụng máy tính như sau:
◾◾Sử dụng chức năng TABLE của máy tính nhập VT – VP.

◾◾Cho x chạy từ 1 đến 20 với STEP = 1.

◾◾Kiểm tra kết quả.


TỔ HỢP - XÁC SUẤT 23

Bài tập 26 Giải các phương trình sau:

a, . b, . c, .

🏠 Bài tập về nhà 🏠


1 Cho 7 điểm như hình dưới đây. Hỏi có bao nhiêu tam giác mà các đỉnh là một
trong 7 điểm trên hình.

2 Cho hình dưới đây

a, Trong hình trên có bao nhiêu tam giác.


b, trong hình trên có bao nhiêu hình thang mà không phải hình bình hành.
3 Chứng minh với các số tự nhiên ta có:

a, b,

4 Giải phương trình sau:


a, . b, .
c, . d, .

5 Tính tổng .
24 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Chủ đề 3 Nhị thức Niu–tơn

Công thức Công thức “nhị thức Niu–tơn”:

Ví dụ 1 Khai triển biểu thức .


Lời giải Áp dụng công thức khai triển nhị thức Niu–tơn ta có:

Hoạt động 1 Áp dụng công thức nhị thức Niu–tơn khai triển các biểu thức sau:

a, . b, . c, .

Hệ quả
◾◾
◾◾

Hoạt động 2 Tính giá trị các biểu thức sau:


a, . b, .
c, . d, .

Dạng 8 Tìm số hạng trong khai triển nhị thức Niu–tơn

Phương pháp Trong bài toán tìm số hạng trong khai triển nhị thức Niu–tơn ta thực hiện như sau:
◾◾Khai triển nhị thức Niu–tơn.
◾◾Tìm số hạng tổng quát .
◾◾Dựa vào điều kiện tìm k và kết luận.

Ví dụ 2 Tìm hệ số trong khai triển .

Lời giải ◾◾Khai triển nhị thức Niu–tơn ta có:

Tip

◾◾ ◾◾Suy ra số hạng tổng quát: .


◾◾Số hạng chứa x2 ứng với: .
◾◾Vậy “hệ số” số hạng chứa x2 là: .
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 25

Bài tập 1 Tìm số hạng không chứa x trong khai triển .

2 Tìm hệ số của số hạng chứa x31 trong khai triển .

3 Tìm hệ số của x7 trong khai triển thành đa thức của , biết n là số


nguyên dương thỏa mãn: .

4 Tìm số hạng chứa x5 trong khai triển , biết .


Ví dụ 3 Tìm số hạng chứa x4 trong khai triển .
Lời giải Ta có:

Từ khai triển trên ta thấy số hạng chứa x4 chỉ xuất hiện trong các biểu thức:
, và .
◾◾Số hạng chứa x4 trong khai triển là: .
◾◾Số hạng chứa x4 trong khai triển là: .
◾◾Số hạng chứa x4 trong khai triển là: .
Vậy số hạng chứa x4 trong khai triển biểu thức là: 8085x4.
Kỹ năng Với bài toán tìm số hạng chứa xk trong khai triển biểu thức (a + b + c)n ta sẽ tách
phần tử có bậc lớn nhất và áp dụng công thức khai triển nhị thức Niu–tơn. Từ đó
tìm số hạng chứa xk trong từng biểu thức.

Bài tập 5 Tìm số hạng chứa x5 trong khai triển (1 – 2x + 3x3)20.


Ví dụ 4 Cho khai triển . Tìm số hạng có hệ số lớn nhất
trong khai triển trên.

◾◾Ta có: .

◾◾Ta có:

◾◾Tương tự: .

Vậy số hạng có hệ số lớn nhất ứng với k = 7 là: .


26 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Phương pháp
Với bài toán tìm hệ số lớn nhất hoặc nhỏ nhất trong khai triển nhị thức Niu–tơn ta
sẽ thực hiện như sau:
◾◾Tìm hệ số tổng quát ak.
◾◾Giải phương trình ak < ak+1 và ak > ak+1.
◾◾Kết luận.

Kỹ năng
Với bài toán trắc nghiệm ta thực hiện trên máy tính CASIO như sau:
◾◾Sử dụng chức năng TABLE và nhập hệ số tổng quát vào máy tính.

◾◾Nhập START = 0; END = n và STEP = 1.

◾◾Kiểm tra giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và kết luận.

Bài tập 6 Tìm số hạng có hệ số lớn nhất trong khai triển (2 + 3x)12.

Dạng 9 Tính tổng biểu thức tổ hợp

Phương pháp Với các bài toán tính tổng các tổ hợp đơn giản, ta sẽ khai triển biểu thức (a + b)n
và chọn a, b phù hợp để tính được tổng.

Ví dụ 5 Tính tổng .

Lời giải ◾◾Ta có:


.
◾◾Chọn a = 3; b = –4. Ta có:

Vậy S = –1.
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 27

Bài tập 7 Tính các tổng sau:


a, .

b, .

c, .

Ví dụ 6 Tính tổng .

Lời giải ◾◾Ta có:

◾◾Cộng hai vế đẳng thức ta được:

Kỹ năng
Với bài toán tính tổng các tổ hợp có chỉ số lẻ hoặc chỉ số chẵn. Ta khai triển biểu
thức (a + b)n và (a – b)n sau đó cộng hai vế hoặc trừ hai vế ta sẽ được tổng cần tìm.

Bài tập 8 Tính các tổng sau:


a, .
b, .
Ví dụ 7 Tính tổng .
Kỹ năng Rõ ràng với bài toán này do có hệ số đi kèm với nên ta không thể sử dụng ngay
công thức khai triển nhị thức Niu-tơn. Vì thế ta cần biến đổi số hạng tổng quát để
xử lý hệ số trước.

Lời giải Ta có:

Vậy S = n.2n-1.
Bài tập Tính tổng sau:
a, .

b, .
28 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

🏠 Bài tập về nhà 🏠


TỔ HỢP - XÁC SUẤT 29

Chủ đề 4 Biến cố và xác suất của biến cố


Định nghĩa
◾◾Tập các kết quả có thể xảy ra của một phép thử gọi là “không gian mẫu”
của phép thử và ký hiệu .
◾◾n( ) là số phần tử của không gian mẫu.

Ví dụ 1 Gieo một đồng xu hai lần. Liệt kê không gian mẫu và số phần tử của không gian
mẫu.
Lời giải Các kết quả của không gian mẫu là: = {SS, SN, NS, NN} và n( ) = 4.

Hoạt động 1 Đếm số phần tử của không gian mẫu trong các trường hợp sau:
a, Gieo một con súc sắc 2 lần liên tiếp.
b, Gieo một đồng xu 3 lần liên tiếp.

Định nghĩa “Biến cố” là tập con của không gian mẫu thỏa mãn điều kiện cho trước.

Ví dụ 2 Gieo một con súc sắc 2 lần. Gọi biến cố A: “Mặt số chẵn xuất hiện cả hai lần”. Hãy
liệt kê và đếm số phần tử của biến cố A.
Lời giải ◾◾Các kết quả của biến cố A là: A = {(2;2), (2;4), (2;6), (4;2), (4;4), (4;6), (6;2), (6;4) (6;6)}.
◾◾Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 9.
Hoạt động 2 Đếm số phần tử của các biến cố trong các trường hợp sau:
a, Gieo một đồng xu 3 lần liên tiếp. Biến cố A: “Mặt sấp xảy ra đúng một lần”.
b, Gieo một đồng xu 2 lần liên tiếp. Biến cố B: “Mặt sấp xảy ra ít nhất một lần”.
c, Gieo một con súc sắc 2 lần liên tiếp. Biến cố C: “Kết quả 2 lần gieo là như nhau”.

Khái niệm ◾◾Tập \ A được gọi là “biến cố đối” của biến cố A, kí hiệu .
◾◾Tập được gọi là “hợp” của hai biến cố A và B.
◾◾Tập được gọi là “giao” của hai biến cố A và B, kí hiệu A.B.
◾◾Nếu thì ta nói A và B là “xung khắc”.

Hoạt động 3 Gieo một đồng xu ba lần liêp tiếp. Liệt kê các phần tử của biến cố và biến cố đối
của chúng trong các trường hợp sau.
a, Biến cố A: “Mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần”.
b, Biến cố B: “Mặt sấp xuất hiện ít nhất hai lần”.
c, Biến cố C: “Mặt sấp và mặt ngửa đều xuất hiện”.
Kỹ năng Trong nhiều trước hợp việc đếm biến cố đối đơn giản hơn nhiều thì ta sẽ đếm biến
cố đối và lấy không gian mẫu trừ đi biến cố đối.
30 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Định nghĩa
Tỉ số được gọi là “xác suất” của biến cố A. Kí hiệu:

Dạng 10 Tính xác suất của biến cố


Phương pháp Với bài toán tính xác suất của biến cố A ta sẽ thực hiện như sau:
◾◾Tính số phần tử không gian mẫu.
◾◾Tính số phần tử biến cố A.

◾◾Tính tỉ số .

Ví dụ 3 Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất hai lần liên tiếp. Tính xác suất để tổng
số chấm trên hai lần gieo bằng 8.
Lời giải ◾◾Số phần tử của không gian mẫu là: .
◾◾Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm trên 2 lần gieo bằng 8”.
Khi đó ta có: A = {(2;6), (6;2), (3;5), (5;3), (4;4)}.
n(A) = 5.

◾◾Vậy .

Bài tập 1 Từ một hộp có 15 bi đen và 8 bi trắng có kích thước như nhau, bốc ngẫu
nhiên 2 viên bi từ hộp. Tính xác suất để bốc được một viên trắng một viên đen.
2 Một lô hàng gồm 200 sản phầm trong đó có 30 sản phẩm xấu. Chọn ngẫu
nhiên cùng lúc 40 sản phẩm. Tìm xác suất để gặp 7 sản phẩm xấu trong 40 sản
phẩm lấy ngẫu nhiên đó.
3 Chọn ngẫu nhiên ba số tự nhiên từ 1 đến 100. Tính xác suất để tổng ba số
được chọn chia hết cho 3.
Trắc nghiệm 1 Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất một lần. Xác suất để xuất hiện mặt
chẵn chấm?

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

2 Trong một lớp học gồm 15 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Giáo viên gọi
ngẫu nhiên 4 học sinh lên giải bài tập. Tính xác suất để 4 học sinh được gọi đó
có cả nam và nữ?

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

3 Một tổ học sinh có 7 học sinh nam và 3 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người.
Tính xác suất sao cho 2 người được chọn đều là nữ.

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 31

4 Có hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 7 quả cầu đỏ và 5 quả cầu
màu xanh, hộp thứ hai chứa 6 quả cầu đỏ và 4 quả cầu màu xanh. Lấy ngẫu
nhiên từ mỗi hộp 1 quả cầu. Xác suất sao cho hai quả lấy ra cùng màu đỏ.

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

5 Tổ 1 của lớp 10A có 10 học sinh gồm 6 nam và 4 nữ. Cần chọn ra 2 bạn trong
tổ 1 để phân công trực nhật. Xác suất để chọn được 1 bạn nam và 1 bạn nữ là

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

6 Một người muốn gọi điện thoại nhưng nhớ được các chữ số đầu mà quên mất
ba chữ số cuối của số cần gọi. Người đó chỉ nhớ rằng ba chữ số cuối đó phân biệt
và có tổng bằng 5. Tính xác suất để người đó bấm máy một lần đúng số cần gọi.

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

7 Một hộp đựng 6 quả cầu màu trắng và 4 quả cầu màu vàng. Lấy ngẫu nhiên
từ hộp ra 4 quả cầu. Tính xác suất để trong 4 quả cầu lấy được có đúng 2 quả
cầu vàng.
Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

8 Gieo đồng thời hai con súc sắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất P để hiệu
số chấm trên các mặt xuất hiện của hai con súc sắc bằng 2.

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ 1.

Tip 9 Gọi S là tập tất cả các số tự nhiên gồm sáu chữ số được tạo thành từ các chữ
◾◾Bài toán xếp phần số 1, 2, 3, 4, trong đó chữ số 1 có mặt đúng 3 lần, các chữ số còn lại mỗi chữ số
tử không kề nhau. có mặt đúng một lần. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập S. Tính xác suất để số được
chọn không có hai chữ số 1 nào đứng cạnh nhau.

Ⓐ . Ⓑ 0,3. Ⓒ 0,2. Ⓓ .

10 Trong một hộp có 3 bi đỏ, 5 bi xanh và 7 bi vàng. Bốc ngẫu nhiên 4 viên. Xác
suất để bốc được đủ 3 màu là

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

11 Cho tập hợp S = {1, 2, 3, …, 17} gồm 17 số nguyên dương đầu tiên. Chọn
ngẫu nhiên 3 phần tử của tập S. Tính xác suất để tập hợp con chọn được có tổng
các phần tử chia hết cho 3.

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

1C 2D 3B
32 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

12 Trong một lớp học có hai tổ. Tổ 1 gồm 8 học sinh nam và 7 học sinh nữ. Tổ 2
gồm 5 học sinh nam và 7 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên mỗi tổ hai em học sinh.
Xác suất để trong bốn em được chọn có 2 nam và 2 nữ bằng

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

13 Trên kệ sách có 10 cuốn sách Toán và 5 cuốn sách Văn. Người ta lấy ngẫu
nhiên lần lượt 3 cuốn sách mà không để lại. Tính xác suất để được hai cuốn sách
đầu là Toán, cuốn thứ ba là Văn.

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

Tip 14 Một hộp đựng 7 viên bi đỏ đánh số từ 1 đến 7 và 6 viên bi xanh đánh số từ
◾◾Chọn bi xanh trước 1 đến 6. Hỏi có bao nhiêu cách chọn hai viên bi từ hộp đó sao cho chúng khác
màu và khác số?

Ⓐ 36. Ⓑ 42. Ⓒ 49. Ⓓ 30.


Tip 15 Có hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy có ba ghế. Xếp ngẫu nhiên 6 học
◾◾Lấy học sinh nam sinh, gồm 3 nam và 3 nữ, ngồi vào hai dãy ghế đó sao cho mỗi ghế có đúng một
chọn vị trí. học sinh ngồi. Xác suất để mỗi học sinh nam đều ngồi đối diện với một học sinh
nữ bằng?
Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

16 Lấy ngẫu nhiên một số nguyên dương không vượt quá 10000. Xác suất để
số lấy được là bình phương của một số tự nhiên bằng? (tính dưới dạng %)
Ⓐ 1%. Ⓑ 5%. Ⓒ 3%. Ⓓ 2%.
Tip 17 Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm 9 chữ số đôi một khác nhau.
◾◾Chọn vị trí cho số 0. Chọn ngẫu nhiên một số từ S. Tính xác suất để số được chọn có đúng 4 chữ số
lẻ và chữ số 0 đứng giữa hai chữ số lẻ (các chữ số liền trước và liền sau của chữ
số 0 là các chữ số lẻ).

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

18 Có một dãy ghế gồm 6 ghế. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh gồm 2 học sinh lớp A,
2 học sinh lớp B, 2 học sinh lớp C ngồi vào dãy ghế sao cho mỗi ghế có đúng một
học sinh ngồi. Xác suất để không có học sinh lớp C nào ngồi cạnh nhau bằng

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

4A 5D 6C 7C 8B 9C 10B 11B
TỔ HỢP - XÁC SUẤT 33

19 Một tổ có 5 học sinh nữ và 6 học sinh nam. Xếp ngẫu nhiên các học sinh trên
thành hàng ngang để chụp ảnh. Tính xác suất để không có hai học sinh nữ nào
đứng cạnh nhau.

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

Tip 20 Xếp ngẫu nhiên 4 quyển sách Toán khác nhau và 4 quyển sách Hóa giống
◾◾Bài toán xếp các nhau vào một giá sách nằm ngang có 10 ô trống, mỗi quyển sách được xếp vào
phần tử cạnh nhau. một ô. Xác suất để 4 quyển sách Toán xếp cạnh nhau và 4 quyển sách Hóa xếp
cạnh nhau bằng

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

21 Một người đang đứng tại gốc O của trục tọa độ Oxy. Do say rượu nên người
này bước ngẫu nhiên sang trái hoặc sang phải trên trục tọa độ với độ dài mỗi
bước bằng 1 đơn vị. Xác suất để sau 10 bước người này quay lại đúng gốc tọa độ
O bằng

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

22 Cho đa giác đều 20 cạnh. Lấy ngẫu nhiên 3 đỉnh của đa giác đều. Xác suất
để 3 đỉnh lấy được là 3 đỉnh của một tam giác vuông không có cạnh nào là cạnh
của đa giác đều bằng

Ⓐ . Ⓑ . Ⓒ . Ⓓ .

Định lí Cho biến cố A. Xác suất của “biến cố đối ” là: .

Ví dụ 4 Một lớp có 20 học sinh nữ và 25 học sinh nam. Bạn lớp trưởng nữ chọn ngẫu
nhiên 6 học sinh khác tham gia một hoạt động của Đoàn trường. Tính xác suất
để 6 học sinh được chọn có cả nam và nữ.
Lời giải ◾◾Ta có số phần tử của không gian mẫu là: .
◾◾Gọi A là biến cố: “6 học sinh được chọn có cả nam và nữ”.
: “6 học sinh được chọn chỉ có nam hoặc nữ”.
.

◾◾Vậy xác suất của biến cố A là: .

12C 13D 14A 15A 16A 17D 18A


34 TỔ HỢP - XÁC SUẤT

Kỹ năng ◾◾Trong nhiều trường hợp việc đi tìm biến cố đối của biến cố A thuận lợi hơn rất
nhiều so với việc đi tìm biến cố A. Khi đó ta áp dụng công thức tính xác suất biến
cố đối.

Bài tập 4 Một hộp có 12 quả cầu xanh và 6 quả cầu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 5 quả từ hộp đó.
Tính xác suất để 5 quả có đủ cả hai màu.
5 Trên giá sách có 10 quyển sách Toán và 6 quyển sách Lý. Lấy ngẫu nhiên 4
quyển sách. Tính xác suất để 4 quyển lấy được ra có ít nhất một quyển Toán.
6 Cho hình chữ nhật ABCD. Trên cạnh AB lấy 3 điểm phân biệt, trên BC lấy 5 điểm
phân biệt, trên CD lấy một điểm và trên AD lấy 4 điểm phân biệt. Lấy ngẫu nhiên
3 điểm từ 13 điểm trên. Tính xác suất để 3 điểm lấy ra tạo thành một tam giác.

Khải niệm ◾◾Hai biến cố A và B được gọi là “độc lập” với nhau nếu sự việc xảy ra hay không
xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố kia.
◾◾Nếu hai biến cố “A và B độc lập” với nhau thì P(AB) = P(A).P(B).

Ví dụ 5 Hai vận động viên An và Bình cùng thi bắn bắn cung mỗi người bắn 1 lần. Xác
suất bắn trúng hồng tâm của An là 0,4 và của Bình là 0,3. Tính xác suất để có
đúng một người trúng hồng tâm.
Lời giải Gọi A là biến cố: “An bắn trúng hồng tâm”.
Gọi B là biến cố: “Bình bắn trúng hồng tâm”.
Ta có hai trường hợp như sau:
◾◾Trường hợp 1: An trúng, Bình trượt .
◾◾Trường hợp 2: An trượt, Bình trúng .
◾◾Vậy xác suất để có đúng một người trúng hồng tâm là: .
Bài tập 7 Trong một bài thi trắc nghiệm có 10 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời. Một
bạn học sinh do không học bài nên chọn ngẫu nhiên đáp án cho cả 10 câu hỏi.
Tính xác suất để bạn ấy không trả lời đúng câu nào.
8 Một chiếc máy có hai động cơ hoạt động độc lập là động cơ 1 và động cơ 2.
Xác suất để động cơ 1 chạy tốt là 0,9 và động cơ 2 chạy tốt là 0,85. Hãy tính xác
suất để

19D 20B 21C 22C


TỔ HỢP - XÁC SUẤT 35

a, Cả hai động cơ đều chạy tốt.


b, Cả hai động cơ đều chạy không tốt.
c, Có ít nhất một động cơ chạy tốt.
9 Một con súc sắc không cân đối có xác suất xuất hiện mặt 6 chấm là 0,4 và xác
suất xuất hiện các mặt còn lại là như nhau. Gieo con súc sắc hai lần liên tiếp.
Tính xác suất để tổng số chấm hai lần gieo bằng 7.
🏠 Bài tập về nhà 🏠

You might also like