You are on page 1of 11

/ Trang 1/11

Lời giải tham khảo bài tập HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP, TỔ HỢP
Câu 1. Cần xếp một nhóm 5 học sinh ngồi vào một dãy 5 chiếc ghế.

a) Có bao nhiêu cách xếp ?

b) Nếu bạn Nga (một thành viên trong nhóm) nhất định muốn ngồi vào chiếc ghế ngoài cùng
bên trái, thì có bao nhiêu cách xếp ?

Lời giải

a) Ta có 5! = 120 cách xếp 5 học sinh vào 5 chiếc ghế.

b) Ta có 1 cách xếp bạn Nga ngồi vào chiếc ngoài cùng bên trái.
Ta có 4! = 24 cách xếp 4 học sinh còn lại vào 4 chiếc ghế còn lại.

Câu 2. Từ các chữ số sau đây, có thể lập bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số khác nhau ?

a) 1; 2; 3; 4; 5; 6. b) 0; 1; 2; 3; 4; 5.

Lời giải
Gọi số cần tìm có dạng n = abcd.

a) Ta có A46 = 360 cách chọn 4 trong 6 số đã cho và xếp vào 4 vị trí.

b) Ta có 5 cách chọn a ̸= 0.
Ta có A35 = 60 cách chọn 3 trong 5 số còn lại và xếp vào 3 vị trí b, c, d.

Câu 3. Tổ Một có 4 bạn nam và 5 bạn nữ. Có bao nhiêu cách cử 3 bạn của tổ làm trực nhật
trong mỗi trường hợp sau:

a) 3 bạn được chọn bất kì. b) 3 bạn gồm 2 nam và 1 nữ.

Lời giải
Nhận xét: Tổ Một có tổng 9 bạn.

a) Ta có C93 = 84 cách chọn 3 bạn bất kì từ 9 bạn của tổ Một.

b) Ta có C42 cách chọn 2 nam từ 4 nam.


Ta có C51 cách chọn 1 nữ từ 5 nữ.
Áp dụng quy tắc nhân, ta có C42 .C51 = 30 cách chọn 3 bạn gồm 2 nam và 1 nữ.

Câu 4. Từ một danh sách gồm 8 người, người ta bầu ra một ủy ban gồm một chủ tịch, một phó
chủ tịch, một thư kí và một ủy viên. Có bao nhiêu khả năng có thể về kết quả bầu ủy ban này ?

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 2/11

Lời giải
A48 = 1680
Câu 5. Một nhóm gồm 7 bạn đến trung tâm chăm sóc người cao tuổi làm từ thiện. Theo chỉ dẫn
của trung tâm, 3 bạn hỗ trợ đi lại, 2 bạn hỗ trợ tắm rủa và 2 bạn hỗ trợ ăn uống. Có bao nhiêu
cách phân công các bạn trong nhóm làm các công việc trên ?

Lời giải
Ta có C73 cách chọn 3 bạn từ 7 bạn hỗ trợ đi lại.
Ta có C42 cách chọn 2 bạn từ 4 bạn còn lại hỗ trợ tắm rửa.
Ta có C22 cách chọn 2 bạn còn lại hỗ trợ ăn uống.
Theo quy tắc nhân, ta có C73 .C42 .C22 cách chọn thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 6. Có 4 đường thẳng song song cắt 5 đường thẳng song song khác tạo thành những hình
bình hành. Có bao nhiêu hình bình hành được tạo thành ?

Lời giải
Nhận xét: Muốn tạo hình bình hành, ta cần 2 cặp đường thẳng song song. Như vậy ta lần lượt
chọn 2 cặp đường thẳng song song là sẽ có 1 hình bình hành.
Ta có C42 cách chọn 2 đường trong 4 đường thẳng song song.
Ta có C52 cách chọn 2 đường trong 5 đường thẳng song song.
Theo quy tắc nhân, ta có C42 .C52 hình hình hành được tạo thành.
Câu 7. Mùa giải 2019, giải bóng đá vô địch quốc gia (V.League) có 14 đội bóng tham gia. Các
đội bóng vòng tròn hai lượt đi và về. Hỏi cả giải đấu có bao nhiêu trận đấu ?

Lời giải
Ta có A214 cách chọn 2 đội bóng từ 14 đội bóng và xếp hai trận đấu.
Câu 8. Từ tập hợp X = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8} lập được bao nhiêu số tự nhiên có 11 chữ số sao cho
chữ số 1 có mặt 4 lần, các chữ số khác có mặt một lần ?

Lời giải
Ta có C14 1 cách chọn 4 chữ số trong 11 chữ số. (4 chữ số này là vị trí đặt số 1).
Ta có 7! cách xếp 7 chữ số còn (từ 2 đến 8) vào 7 vị trí còn lại (11 chữ số trừ 4 chữ số còn 7 chữ
số).
Theo quy tắc nhân, ta có 7!C14 1 số cần tìm.
Câu 9. Có bao nhiêu cách xếp 10 người vào một bàn tròn, biết hai cách xếp được xem là giống
nhau nếu cách này nhận được từ cách kia bằng cách xoay bàn một góc nào đó ?

Lời giải

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 3/11

• Xếp n người vào bàn tròn có đánh số có n! cách.

! • Xếp n người vào bàn tròn không đánh số có (n − 1)! cách. Nếu đề bài không đề cập
gì thêm, mặc định là bàn tròn không đánh số !

Xếp 10 người vào một bàn tròn không đánh số có 9! cách.


Câu 10. Một nhóm học sinh gồm 6 bạn nam và 6 bạn nữ đứng thành hàng ngang. Có bao nhiêu
cách xếp sao cho nam và nữ đứng xen kẽ nhau ?

Lời giải
Ta có 6! cách xếp 6 bạn nam theo vị trí.
Ta có 6! cách xếp 6 bạn nữ theo vị trí.
Ta có 2 cách đan xen hai nhóm nam nữ.
Theo quy tắc nhân, ta có 6!6!.2 cách thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 11. Có bao nhiêu số có 6 chữ số đôi một khác nhau không bắt đầu bởi 34 được lập từ các
chữ số 1;2;3;4;5;6 ?

Lời giải
Ta có 6! số có 6 chữ số đôi một khác nhau.
Số có 6 chữ số đôi một khác nhau bắt đầu bởi 34 có dạng n = 34cdef . Ta có 4! cách xếp 4 chữ số
còn lại (1,2,5,6) vào 4 vị trí c, d, e, f .
Ta có 6! − 4! số thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 12. Một đội văn nghệ gồm 20 người, trong đó 10 nam và 10 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn
ra 5 người sao cho có ít nhất 2 nam và ít nhất 1 nữ trong 5 người đó ?

Lời giải

• Phương án 1: Chọn 2 nam và 3 nữ: C10


2 3
.C10 .

• Phương án 2: Chọn 3 nam và 2 nữ: C10


3 2
.C10 .

• Phương án 3: Chọn 4 nam và 1 nữ: C10


4 1
.C10 .

Theo quy tắc cộng, ta có C10


2 3
.C10 + C10
3 2
.C10 + C10
4 1
.C10 cách chọn.
Câu 13. Một lớp 11 có 30 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Có bao nhiêu cách chọn ra 6 học sinh
sao cho trong 6 học sinh này có ít nhất 2 học sinh nữ ?

Lời giải
Bài toán có 2 cách giải. Cách 1 liệt kê rồi giải trực tiếp như bài trước. Cách 2 làm phần bù như
sau:

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 4/11

Chọn 6 học sinh bất kì có C45


6
cách.
Chọn 6 học sinh (trong đó có 1 nữ và 5 nam) có C15
1 5
.C30 cách.
Chọn 6 học sinh nam (tức 0 nữ và 6 nam) có C30
6
cách.
Vậy, số cách chọn 6 học sinh mà có ít nhất 2 học sinh nữ là C45
6
− (C15
1 5
.C30 + C30
6
).
Câu 14. Có 10 quả cầu đỏ, 6 quả cầu xanh. Cần chọn ra 5 quả cầu, hỏi có bao nhiêu cách chọn
được:

a) 2 quả cầu đỏ và 3 quả cầu xanh. b) có ít nhất 3 quả cầu đỏ.

c) có nhiều nhất 2 quả cầu đỏ. d) có ít nhất một quả cầu đỏ.

e) 5 quả cùng màu. f) 5 quả cầu có đủ 2 màu.

Lời giải

a) Chọn 2 quả cầu đỏ có C10


2
cách.
Chọn 3 quả cầu xanh có C63 cách.
Theo quy tắc nhân, ta có C10
2
.C63 cách chọn.

b) • Phương án 1: 3 đỏ, 2 xanh: C10


3
.C62 .

• Phương án 2: 4 đỏ, 1 xanh: C10


4
.C61 .

• Phương án 3: 5 đỏ, 0 xanh: C10


5
.

Theo quy tắc cộng, ta có C10


3
.C62 + C10
4
.C61 + C10
5
cách.

c) • Phương án 1: 2 đỏ,3 xanh: C10


2
.C63 .

• Phương án 2: 1 đỏ, 4 xanh: C10


1
.C64 .

• Phương án 3: 0 đỏ, 5 xanh: C65 .

Theo quy tắc cộng, ta có: C10


2
.C63 + C10
1
.C64 + C65 cách.

d) Lấy 5 quả cầu tùy ý, ta có C16


5
cách.
Lấy 5 quả cầu không có đỏ (0 đỏ, 5 xanh): C65 .
Vậy ta có: C16
5
− C65 cách chọn ra 5 quả có ít nhất một đỏ.

e) Ta có C10
5
+ C65 cách.

f) Ta có C16
5
− (C10
5
+ C65 ) cách.

Câu 15. Cho hai đường thẳng song song. Trên đường thẳng thứ nhất có 10 điểm, trên đường
thẳng thứ hai có 20 điểm. Có bao nhiêu tam giác tạo bởi các điểm đã cho ?

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 5/11

Lời giải
Nhận xét: Để tạo được một tam giác cần 3 điểm không thẳng hàng, do đó ta không thấy lấy 3
điểm nằm trên cùng một đường thẳng, mà phải lấy 2 điểm nằm trên đường này, 1 điểm nằm trên
đường kia.
Gọi đường thẳng thứ nhất là d1 , đường thẳng thứ hai là d2 . Theo nhận xét trên, ta có hai phương
án sau:

• Phương án 1: Lấy 2 điểm trên d1 và 1 điểm trên d2 , ta có C10


2 1
.C20 cách.

• Phương án 2: Lấy 1 điểm trên d1 và 2 điểm trên d2 ta có C10


1 2
.C20 cách.

Theo quy tắc cộng, ta có C10


2 1
.C20 + C10
1 2
.C20 tam giác được tạo thành.
Câu 16. Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 4 chữ số đôi một khác nhau
mà số đó không chia hết cho 5 ?

Lời giải
Nhận xét: Ta tính có bao nhiêu số gồm 4 chữ số đôi một khác nhau, rồi trừ đi số gồm 4 chữ số
đôi một khác nhau chia hết cho 5 là được kết quả cần tìm.
Ta có 4.A34 số gồm 4 chữ số đôi một khác nhau.
Gọi số gồm 4 chữ số đôi một khác nhau chia hết cho 5 có dạng n = abcd.

• Phương án 1: d = 0, khi đó chọn 3 số trong 4 số còn lại xếp vào 3 vị trí a, b, c có A34 cách.

• Phương án 2: d = 5, khi đó:

– Ta có 3 cách a (a ̸= 0).

– Chọn 2 số trong 3 số còn lại xếp vào 2 vị trí b, c có A23 cách chọn.

Theo quy tắc nhân, ta có 3.A23 cách.

Theo quy tắc cộng, ta có A34 + 3.A23 số có 4 chữ số đôi một khác nhau và chia hết cho 5.
Vậy, ta có 4.A34 − (A34 + 3.A23 ) số thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 17. Cho A là tập các số tự nhiên có 9 chữ số đôi một khác nhau. Trong A, có bao nhiêu số
có các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 và các chữ số 1, 2, 3, 4 sắp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải (không
nhất thiết kề nhau).

Lời giải

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 6/11

Đầu tiên, ta có 1 cách để xếp các chữ số 1,2,3,4 theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải. Khi đó ta
có 5 chỗ trống giữa các chữ số.
□1□2□3□4□

Vì đề yêu cầu có mặt chữ số 0, ta cần xếp 0 vào 4 ô trống phía sau. Ta có 4 cách chọn. Khi đó sẽ
xuất hiện 6 ô trống, lấy ví dụ như sau:

□1□2□3□0□4□

Để tạo ra số có 9 chữ số, ta cần chọn ra 4 trong 5 chữ số còn lại, có C54 cách.
Chọn 1 trong 6 chỗ trống có 6 cách để đưa chữ số mới vào, khi đó sẽ xuất hiện 7 chỗ trống.
Chọn 1 trong 7 chỗ trống có 7 cách để đưa chữ số mới vào, khi đó sẽ xuất hiện 8 chỗ trống.
Chọn 1 trong 8 chỗ trống có 8 cách để đưa chữ số mới vào, khi đó sẽ xuất hiện 9 chỗ trống.
Chọn 1 trong 9 chỗ trống có 9 cách để đưa chữ số mới vào.
Theo quy tắc nhân, ta có: C54 .6.7.8.9 số thỏa mãn.
Lưu ý: Ở đây, ta không cần hoán vị 4 số mới chọn vì sẽ bị trùng trường hợp !
Câu 18. Cho tập hợp A = {1, 2, 3, 4, 5, 6}. Từ A lập được bao nhiêu số có ba chữ số đôi một khác
nhau và tổng của ba chữ số này bằng 9 ?

Lời giải
Ta liệt kê các bộ ba số có tổng bằng 9.

{(1, 2, 6), (1, 3, 5), (2, 3, 4)}

Với mỗi bộ số, ta có 3! số có ba chữ số được tạo thành thỏa yêu cầu bài toán.
Vậy, ta có 3.3! số thỏa bài toán.
Câu 19. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm bốn chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 15 và mỗi
chữ số đều không vượt quá 5 ?

Lời giải
Gọi số cần tìm có dạng n = abcd. Để n chia hết cho 15 thì n chia hết cho 3 và n chia hết cho 5.

• Phương án 1: d = 0, khi đó n = abc0.


.
Để n chia hết cho 3 thì tổng các chữ số của n phải chia hết cho 3, tức là a + b + c + 0 .. 3.
Ta liệt kê được các bộ ba số (trong các số 1,2,3,4,5) có tổng chia hết cho 3 như sau:

{(1, 2, 3), (1, 3, 5), (2, 3, 4), (3, 4, 5)}

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 7/11

Với mỗi bộ ba trên, ta có 3! cách xếp 3 số trong bộ ba vào 3 vị trí a, b, c.


Như vậy, phương án 1 có 4.3! cách.

• Phương án 2: d = 5, khi đó nabc5.


.
Tương tự như trên a + b + c + 5 .. 3 hay a + b + c chia 3 dư 1. Ta liệt kê được các bộ ba số
(trong các số 0,1,2,3,4) có tổng chia 3 dư 1 như sau:

{(0, 1, 3), (0, 3, 4), (1, 2, 4)}

Với hai bộ (0, 1, 3) và (0, 3, 4) có 2.2! cách xếp 3 số vào 3 vị trí a, b, c.


Với bộ (1, 2, 4) có 3! cách xếp 3 số vào 3 vị trí a, b, c.
Vậy, phương án 2 có 2.2! + 3! cách.

Theo quy tắc cộng, ta có 4.3! + 2.2! + 3! số thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 20. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau trong đó hai chữ số 1 và 4
luôn đứng cạnh nhau.

Lời giải
Ta tính trường hợp hai chữ số 1 và 4 đứng cạnh nhau.
Xem 1 và 4 là nhóm X. Ta có các bước sau:

• Chọn 3 chữ số (có thể chứa 0 nhưng khác 1 và 4) có C83 cách chọn.

• Hoán vị 1 và 4 trong X có 2! cách.

• Hoán vị nhóm X và 3 chữ số đã chọn vào 4 vị trí có 4! cách.

Theo quy tắc nhân, ta có 2!4!C83 số.


Bây giờ, ta cần loại bỏ các số có số 0 đứng đầu. Đặt số đó có dạng n = 0bcde, thực hiện như trên,
xem 1 và 4 là nhóm X. Ta có các bước:

• Chọn 2 chữ số (khác 1,4 và 0) có C72 cách chọn.

• Hoán vị 1 và 4 trong X có 2! cách.

• Hoán vị nhóm X và 2 chữ số đã chọn vào 3 vị trí có 3! cách.

Theo quy tắc nhân, ta có 2!3!C72 số có số 0 đứng đầu.


Như vậy, loại bỏ các số có số 0 đứng đầu, ta có 2!4!C83 − 2!3!C72 số có 5 chữ số đôi một khác nhau
mà 1 và 4 đứng cạnh nhau.

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 8/11

Câu 21. Xếp 10 học sinh gồm 5 học sinh nam (trong đó có Thông) và 5 học sinh nữ (trong đó
có Châu) thành một hàng ngang. Có bao nhiêu cách để trong 10 học sinh trên không có 2 học
sinh cùng giới đứng cạnh nhau, đồng thời Thông và Châu không đứng cạnh nhau ?

Lời giải
Dựa vào bài 10, ta có 2.5!.5! cách xếp 5 học sinh nam và 5 học sinh không đứng cạnh nhau (xen
kẽ). Bây giờ ta cần tính trường hợp Thông (nam) và Châu (nữ) đứng cạnh nhau.
• Trường hợp 1: Ta có nam nữ xen kẻ như sau:

Nam1 - Nữ1 - Nam2 - Nữ2 - Nam3 - Nữ3 - Nam4 - Nữ4 - Nam5 - Nữ5

Nếu Thông đứng ở vị trí Nam1, thì Châu đứng ở vị trí Nữ 1.


Nếu Thông đứng ở 4 vị trí Nam còn lại, thì ứng với mỗi chỗ, Châu có 2 vị trí đứng cạnh Thông.
Lấy ví dụ Thông đứng ở Nam 3 thì Châu có thể đứng ở Nữ 2 hoặc Nữ 3. Như vậy, ta có số cách
Thông và Châu đứng cạnh là 4.2 = 8 cách.
4 cặp nam nữ còn lại xếp vào là 4!4!.
Vậy, ta có (1 + 8)4!4! cách xếp Thông và Châu đứng cạnh nhau trong trường hợp 1.
• Trường hợp 2: Ta có nam nữ xen kẻ như sau:

Nữ1 - Nam1 - Nữ2 - Nam2 - Nữ3 - Nam3 - Nữ4 - Nam4 - Nữ5 - Nam5.

Tương tự như trường hợp 1, ta có cũng (1 + 8)4!4! cách xếp Thông và Châu đứng cạnh nhau trong
trường hợp 2.
Vậy, qua hai trường hợp 2, ta có 2(1 + 8)4!4! cách xếp Thông và Châu đứng cạnh nhau.
Lấy phần bù, ta có 2.5!.5! − 2(1 + 8)4!4! cách thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 22. Một số nguyên dương gọi là đối xứng nếu ta viết các chữ số theo thứ tự ngược lại thì
được số bằng số ban đầu. Có bao nhiêu số đối xứng có 4 chữ số và chia hết cho 7.

Lời giải

! Số n = abcd chia hết cho 7 khi và chỉ khi 3(3(3a + b) + c) + d chia hết cho 7.
Gọi số đối xứng có 4 chữ số có dạng n = abba.
Để n chia hết cho 7 thì 3(3(3a + b) + b) + a = 28a + 12b chia hết cho 7.
Tương đương 12b chia hết cho 7. Mà 12 và 7 là số nguyên tố cùng nhau nên tương đương b chia
hết cho 7.
Mà b ∈ N và b ≤ 9. nên b = 0 và b = 7.
Tổng hợp lại, a ∈ {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9} và b ∈ {0, 7}. Vậy có 18 số thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 23. Có bao nhiêu số tự nhiên có 8 chữ số trong đó có 3 chữ số khác nhau đôi một và không
có chữ số 0?

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 9/11

Lời giải
Nhận xét: Ví dụ số thỏa mãn 22333444, đây là số có 8 chữ số và có 3 chữ số khác nhau đôi một
là 2,3,4.
Gọi 3 chữ số khác nhau đôi một trong số mình cần tìm lần lượt là a, b, c. Chọn 3 trong 9 chữ số
có C93 cách chọn.
Ta xét xem bộ ba số có tổng bằng 8 như sau:

(1,1,6); (1,2,5); (1,3,4); (2,2,4); (2,3,3)

• Xét bộ số (1,2,5) . Đây là số lượng các chữ số a, b, c xuất hiện trong số cần tìm., tức là số
cần tìm có 1 chữ số a, có 2 chữ số b và 5 chữ số c.
Thực hiện hoán số lượng các chữ số có 3! cách.
8!
Hoán vị 8 chữ số mà có 1 số chỉ xuất hiện 1 lần, 1 số lặp lại 2 lần, 1 số lặp lại 5 lần có
1!2!5!
cách.
8!
Vậy ta có 3!. số thỏa mãn.
1!2!5!
8!
• Xét bộ số (1,3,4). Tương tự như trên, ta có 3!. số thỏa mãn.
1!3!4!

• Xét bộ số (1,1,6). Thực hiện hoán số lượng các chữ số có 3 cách.


8!
Hoán vị 8 chữ số mà có 2 số chỉ xuất hiện 1 lần, 1 số lặp lại 6 lần có cách.
1!1!6!
8!
Vậy ta có 3. số thỏa mãn.
1!1!6!
8!
• Tương tự, xét bộ số (2,2,4), ta có 3. số thỏa mãn.
2!2!4!
8!
• Tương tự, xét bộ số (2,3,3), ta có 3. số thỏa mãn.
2!3!3!

8! 8! 8! 8! 8!
Å ã
Vậy, ta có 3!.
C93 + 3!. + 3. + 3. + 3. số thỏa mãn.
1!2!5! 1!3!4! 1!1!6! 2!2!4! 2!3!3!
Câu 24. Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số mà số
đó chia hết cho 30 ?

Lời giải
Một số chia hết cho 30 khi và chỉ khi số đó vừa chia hết cho 10 và vừa chia hết cho 3. Để một số
chia hết cho 10 thì số đó tận cùng là 10.
. .
Gọi số cần tìm là n = abcd0. Để n .. 3 thì a + b + c + d .. 3.
Ở đây cần lưu ý, ta có thể liệt kê ra các bộ 4 số có tổng chia hết cho 3, tuy nhiên việc làm đó khá
khó khăn vì bài toán không yêu cầu các chữ số đôi một khác nhau. Ta thực hiện việc đó như sau:
Chia các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 thành 3 nhóm: X = {0, 3, 6}, Y = {1, 4} và Z = {2, 5}. Có thể thấy

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 10/11

X bao gồm các số chia hết cho 3, Y bao gồm các số chia 3 dư 1, Z bao gồm các số chia 3 dư 2.
Để chọn được 4 số có tổng chia hết cho 3, ta có các trường hợp:

• Chọn 4 số trong X. Khi đó:

– Ta có 2 cách chọn a.

– Ta có 3 cách chọn b.

– Ta có 3 cách chọn c.

– Ta có 3 cách chọn d.

Theo quy tắc nhân, ta có 2.3.3.3 cách chọn các số trong X xếp vào 4 vị trí a, b, c, d.

• Chọn 2 số trong X, 1 số trong Y và 1 số trong Z. Thực hiện theo cách loại trừ số 0 đứng
đầu, ta có 3.3.2.2.4! − 2.2.2.3! cách.

• Chọn hết 2 số trong Y và hết 2 số trong Z. Ta có 1.1.4! cách.

Vậy theo quy tắc cộng, ta có 2.3.3.3 + (3.3.2.2.4! − 2.2.2.3!) + 1.1.4! số thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 25. Xếp 10 học sinh gồm 2 học sinh lớp A, 3 học sinh lớp B và 5 học sinh lớp C thành một
hàng ngang. Có bao nhiêu cách xếp để trong 10 học sinh trên không có 2 học sinh cùng lớp đứng
cạnh nhau?

Lời giải
Đầu tiên, ta xếp 5 học sinh lớp C theo thứ tự có 5! cách. Khi đó giữa các học sinh lớp C sẽ có 6
chỗ trống. Ta cần xếp các học sinh lớp A và B vào các chỗ trống đó để các học sinh lớp C không
đứng cạnh nhau.

□C□C□C□C□C□

• Phương án 1: Mỗi học sinh lớp A và B đứng ở một chỗ trống khác nhau. Khi đó cần 4 bạn
đứng giữa và 1 bạn đứng ở ngoài. Như vậy có hai trường hợp của bạn đứng ở ngoài (ngoài
bên trái và ngoài bên phải). Như vậy, ta có 2.5! cách xếp 5 học sinh A và B vào 5 chỗ trống
(4 trong và 1 ngoài).

• Phương án 2: Cả 5 bạn của lớp A và B vào 4 chỗ trống ở trong, khi đó có một bạn lớp A và
lớp B vào chung một chỗ trống. Ta có các bước sau:

– Chọn 1 bạn lớp A có 2 cách.

– Chọn 1 bạn lớp B có 3 cách.

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801


/ Trang 11/11

– Hoán vị 2 học sinh A và B vừa chọn: 2! cách.

– Hoán vị nhóm AB và 3 học sinh còn lại 4 chỗ trống ở giữa có 4! cách.

Theo quy tắc nhân, ta có 2.3.2!.4! cách.

Theo quy tắc cộng, ta có 2.5! + 2.3.2!.4! cách xếp 5 học sinh AB chèn vào giữa các học sinh lớp
C và thỏa mãn không học sinh cùng lớp đứng cạnh nhau.
Kết hợp với việc hoán vị 5 học sinh lớp C thì số cách xếp để 10 học sinh không có 2 học sinh cùng
lớp đứng cạnh nhau: 5! (2.5! + 2.3.2!.4!).

Biên soạn và sưu tầm: Tư Đô Nguyên 0961 830 801

You might also like