You are on page 1of 3

ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU

Bài 1: [SBT - KNTT - Trang 36] Cho hai tấm kim loại phẳng rộng, đặt nằm ngang, song song với nhau
và cách nhau d  5 cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm đó bằng 500 V .
a) Tính cường độ điện trường trong khoảng giữa hai bản phẳng
b) Khi một electron bật ra khỏi bản nhiễm điện âm và đi vào khoảng giữa hai bản phẳng với tốc độ
ban đầu v0  0, hãy tính động năng của electron trước khi va chạm với bản nhiễm điện dương

Bài 2: [VNA] Có hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm tích điện trái dấu, hiệu điện thế giữa
hai bản là 100 V. Tại điểm M, một proton bắt đầu chuyển động dọc theo đường sức về phía bản âm.
Biết điện trường giữa hai bản là điện trường đều và bỏ qua tác dụng của trọng lực. Hạt proton đạt tốc
độ 8.104 m/s tại điểm N, hãy xác định độ dài đoạn MN. Cho khối lượng proton là 1,672.1027 kg.

Bài 3: [VNA] Hai bản kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 10 cm có hiệu điện thế giữa hai
bản là 100 V. Một electrôn có vận tốc ban đầu 5.106 m/s chuyển động dọc theo đường sức về bản âm.
Tính gia tốc của nó. Biết điện trường giữa hai bản là điện trường đều và bỏ qua tác dụng của trọng lực.

Bài 4: [VNA] Một electrôn chuyển động dọc theo hướng đường sức của một điện trường đều có cường
độ 100 V/m với vận tốc ban đầu là 300 km/s. Hỏi nó chuyển động được quãng đường dài bao nhiêu thì
vận tốc của nó bằng không?

Bài 5: [VNA]. Một electron bay vào khoảng không giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu với vận tốc
vo = 2,5.107m/s từ phía bản dương về phía bản âm theo hướng hợp với bản dương góc 300. Độ dài của
mỗi bản là L = 5cm và khoảng cách giữa hai bản là d = 1cm. Hãy tính hiệu điện thế giữa hai bản, biết
rằng khi ra khỏi điện trường vận tốc của electron có phương song song với hai bản.

Bài 6: [VNA] Hai bản kim loại đặt nằm ngang, song song với nhau cách nhau một khoảng d = 1cm,
được nối với nguồn điện có hiệu điện thế U = 1kV. Ở đúng giữa cách hai bản có một giọt thủy ngân
nhỏ tích điện nằm lơ lửng. Đột nhiên hiệu điện thế giảm xuống còn bằng U’ = 995V. Hỏi sau bao lâu
giọt thủy ngân rơi xuống đến bản dưới. Lấy g = 10m/s2.

Bài 7: [VNA] Một hạt bụi nằm cân bằng trong khoảng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và
nhiễm điện trái dấu. Biết rằng hạt bụi cách bản dưới đoạn d = 0,8 cm, và hiệu điện thế giữa hai bản tấm
kim loại nhiễm điện trái dấu đó là U = 300 V. Hỏi trong bao lâu hạt bụi sẽ rơi xuống bản dưới, nếu hiệu
điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng ΔU = 60 V

Bài 8: [VNA] Một electron chuyển động dọc theo một đường sức điện trường đều có cường độ 364
V/m. Electron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s. Véctơ vận tốc của electron cùng hướng với
đường sức điện.
a/ electron đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không
b/ Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát, electron lại trở về điểm M.
Bài 9: [VNA] Một electron bắt đầu bay vào điện trường đều E = 910 V/m với vận tốc ban đầu vo =
3,2.106 m/s cùng chiều đường sức của E.

a/ Tính gia tốc của electron trong điện trường đều.

b/ Tính quãng đường s và thời gian t mà electron đi được cho đến khi dừng lại. Cho rằng điện trường
đủ rộng. Mô tả chuyển động tiếp theo của electron sau khi nó dừng lại.

c/ Nếu điện trường chỉ tồn tại trong khoảng  3 cm dọc theo đường đi của electron sẽ chuyển
động với vận tốc là bao nhiêu khi ra khỏi điện trường.

Bài 10: [VNA] Một electron có động năng Wđ = 200 eV lúc bắt đầu đi vào điện trường đều của hai bản
kim loại đặt song song tích điện trái dấu theo hướng đường sức. Hỏi hiệu điện thế giữa hai bản phải
là bao nhiêu để hạt không đến được bản đối diện. Biết 1eV = 1,6.10-19 J.

Bài 11: [SBT - KNTT - Trang 38] Hai bản phẳng nhiễm điện trái dấu y
có kích thước lớn và bằng nhau, đặt song song với nhau, cách nhau một
khoảng d  12 cm . Hiệu điện thế giữa hai bản phẳng là 24 V (Hình O d = 12 cm
18.4). Một electron bay vào chính giữa hai bản phẳng theo phương e v x
0

vuông góc với các đường sức điện trường với vận tốc 20 000 m / s .
Hình 18.4. Electron bay vào điện
Chọn gốc toạ độ đúng tại điểm electron bắt đầu bay vào điện trường trường đầu giữa hai bản phẳng nhiễm
đều. Bỏ qua điện trường của Trái Đất, lực cản môi trường. Hãy tính điện trái dấu

tầm xa theo phương Ox mà electron chuyển động được

Bài 12: [SBT - KNTT - Trang 38] Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song, cách nhau 2 cm một hiệu
điện thế U  500 V . Người ta có thể tạo ra ion bằng cách thổi hơi ẩm vào giữa hai bản phẳng này. Giả
sử hơi ẩm được thổi vào với vận tốc 50 m / s , một phân tử H2O ở vị trí cách đều hai bản phẳng bị tách
thành một ion OH  (khối lượng m1  2,833  10 26 kg , điện tích q1  1,6  10 19 C ) và một ion H  (khối
lượng m2  0,1678  10 26 kg , điện tích q2  1,6  10 19 C ). Bỏ qua các loại lực cản môi trường, hãy xác
định phương trình quỹ đạo cho chuyển động tiếp theo của hai ion này và vẽ hình minh hoạ

Bài 13: [VNA] Một quả cầu khối lượng m = 4,5.10-3 kg treo vào một sợi dây
dài 2 m. Quả cầu nằm trong điện trường có vec-tơ E nằm ngang, hướng
sang trái như hình vẽ. Biết d = 1 m, E = 2000V/m. Lấy g = 10 m/s2.

a) Biểu diễn các lực tác dụng lên quả cầu.


b) Tính điện tích của quả cầu.
c) Tính độ lớn của lực căng dây.
Bài 14: [VNA] Một proton được đặt vào điện trường đều có cường độ E = 1,7.106 V/m.

a) Tính gia tốc của protton, biết mp = 1,7.1027 kg. Bỏ qua trọng lực tác dụng vào proton.
b) Tính tốc độ proton sau khi đi được đoạn đường 20 cm (vận tốc đầu bằng 0).

Bài 15: [VNA] Để tạo điện trường đều thẳng đứng người ta dùng hai bản kim loại tích điện trái dấu
đặt nằm ngang và song song song với nhau, cách nhau một khoảng d = 10 cm. Ở gần sát với bản trên
có một giọt thủy ngân tích điện dương nằm lơ lửng khi hiệu điện thế giữa hai bản là U.

a) Bản dương nằm ở trên hay ở dưới?


b) Hỏi nếu hiệu điện thế giữa hai bản là 0,5U (chiều điện trường vẫn không đổi) thì giọt thủy ngân
sẽ chuyển động về phía bản nào với vận tốc khi chạm vào bản đó là bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2.

You might also like