You are on page 1of 2

Bài tập 1.

Một electron bắt đầu bay vào điện trường đều E = 910V/m với vận
tốc ban đầu vo = 3,2.106 m/s cùng chiều đường sức của E. Biết e = -1,6.10-19C;
m = 9,1.10−31−31Kg
a/ Tính gia tốc của electron trong điện trường đều.
b/ Tính quãng đường s và thời gian t mà electron đi được cho đến khi dừng
lại. Cho rằng điện trường đủ rộng. Mô tả chuyển động tiếp theo của electron
sau khi nó dừng lại.
c/ Nếu điện trường chỉ tồn tại trong khoảng l = 3cm dọc theo đường đi của
electron sẽ chuyển động với vận tốc là bao nhiêu khi ra khỏi điện trường.

Bài tập 2. Một electron chuyển động dọc theo một đường sức điện trường đều
có cường độ 364V/m. Electron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106m/s.
Véctơ vận tốc của electron cùng hướng với đường sức điện.
a/ electron đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không
b/ Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát, electron lại trở về điểm M.
Bài tập 3. Dưới tác dụng của lực điện trường hai hạt bụi mang điện tích trái
dấu đi lại gặp nhau. Biết tỉ số giữa độ lớn điện tích và khối lượng của các hạt
bụi lần lượt là
q1/m1 = 1/50 (C/kg); q2/m2 = 3/50 (C/kg). Hai hạt bụi lúc đầu cách nhau d =
5cm với hiệu điện thế U = 100V. Hai hạt bụi bắt đầu chuyển động cùng lúc
với vận tốc đầu bằng 0. Coi trọng lực của hạt bụi quá nhỏ so với lực điện
trường. Xác định thời gian để hạt bụi gặp nhau.
Bài tập 4. Một electron bay không vận tốc từ bản âm sang bản dương của hai
kim loại phẳng đặt song song cách nhau d = 5cm. Biết điện trường giữa hai
bản kim loại là đều và có độ lớn E = 6.104V/m. Tính
a/ Thời gian để electron bay từ bản này sang bản kia
b/ Vận tốc của electron khi chạm bản dương.
Bài tập 5. Để tạo điện trường đều thẳng đứng người ta dùng hai bản kim loại
tích điện trái dấu đặt nằm ngang và song song với nhau, cách nhau một
khoảng d = 10cm. Ở gần sát với bản trên có một giọt thủy ngân tích điện
dương nằm lơ lửng khi hiệu điện thế giữa hai bản là U.
a/ Bản dương nằm trên hay ở dưới.
b/ Hỏi nếu hiệu điện thế giữa hai bản là 0,5U chiều điện trường không đổi thì
giọt thủy ngân sẽ chuyển động về phía bản nào với vận tốc khi chạm vào bản
đó là bao nhiêu lấy g = 10m/s2

Bài tập 6. Một hạt bùi có khối lượng m = 10-7g mang điện tích âm, nằm lơ
lửng trong điện trường đều tạo bởi hai bản tích điện trái dấu, đặt song song và
nằm ngang. Khoảng cách giữa và hiệu điện thế giữa hai bản lần lượt là d =
0,5cm và U = 31,25V. Lấy g =10m/s2
a/ Tính lượng electron thừa trong hạt bụi. Biết điện tích của electron e = -
1,6.10-19C.
b/ Nếu hạt bụi mất đi một nửa số electron có thừa thì hạt bụi sẽ chuyển động
như thế nào.
Bài tập 7. Một electron có động năng Wđđ = 200eV lúc bắt đầu đi vào điện
trường đều của hai bản kim loại đặt song song tích điện trái dấu theo hướng
đường sức. Hỏi hiệu điện thế giữa hai bản phải là bao nhiêu để hạt không đến
được bản đối diện. Biết 1eV = 1,6.10-19J.
Bài tập 8. Một electron có động năng Wđđ = 11,375eV bắt đầu bay vào điện
trường đều nằm giữa hai bản kim loại đặt song song theo phương vuông góc
với đường sức và cách đều hai bản. Biết 1eV = 1,6.10-19J. Tính
a/ Vận tốc vo của electron lúc bắt đầu vào điện trường.
b/ Thời gian đi hết chiều dài 5cm của bản.
c/ Độ lệch h của electron khi bắt đầu ra khỏi điện trường, biết hiệu điện thế U
= 50V và khoảng cách giữa hai bản d = 10cm.
d/ Hiện điện thế giữa hai điểm ứng với độ dịch h ở câu c.
e/ Động năng và vận tốc của electron ở cuối bản.
Bài tập 9. Cho ba bản kim loại phẳng A, B, C đặt song song như hình vẽ,
d12=5cm, d23= 8cm. Các bản được tích điện và điện trường giữa các bản là
đều, có chiều như hình vẽ, với độ lớn: E1=4.104 V/m, E2 = 5.104 V/m. Chọn
gốc điện thế tại bản A. Điện thế VB, Vc của hai bản B, C lần lượt bằng

You might also like