You are on page 1of 3

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – LỚP 12L

Câu 1. Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ (380 nm < λ < 760 nm). Cho a =
1 mm, D = 1 m. Trên màn hai điểm A và B là vị trí vân sáng đối xứng nhau qua vân trung tâm, C cũng là vị trí
vân sáng. Biết A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với các vân giao thoa và AB = 6,6 mm; BC
= 4,4 mm. Giá trị của λ bằng
A. 750 nm. B. 450 nm. C. 550 nm. D. 650 nm.
Câu 2. Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ tử ngoại?
A. 480 nm. B. 280 nm. C. 930 nm. D. 630 nm.
Câu 3. Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.
B. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.
C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.
D. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.
Câu 4. Quang dẫn là hiện tượng giảm điện trở suất
A. của kim loại, khi được nung nóng.
B. của bán dẫn, khi được nung nóng.
C. của bán dẫn, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
D. của kim loại, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
Câu 5. Muốn chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -3,407 eV sang trang thái dừng có năng lượng -1,514
eV thì nguyên tử hiđrô phải
A. phát ra một phôtôn có tần số 4,572.1014 Hz. B. hấp thụ một phôtôn có tần số 4,572.1014 Hz.
13
C. hấp thụ một phôtôn có tần số 2,571.10 Hz. D. phát ra một phôtôn có tần số 2,571.1013 Hz.
Câu 6. Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f 1 vào đám nguyên tử
này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f 2 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối
đa 15 bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức E n = -
13,6/n2 (eV) (trong đó n = 1,2,3,...). Tỉ số f2/f1 là
A. 32/35. B. 27/25. C. 25/27. D. 35/32.
Câu 7. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thì
A. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha 0,5 với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C. cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch phụ thuộc vào tần số của điện áp.
D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha 0,5 với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 8. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm 2, quay đều quanh trục đối
xứng của khung với tốc độ góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay
vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây
ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là
A. e = 48sin(40t – /2)V B. e = 4,8sin(4t + )V
C. e = 48sin(4t + )V D. e = 4,8sin(40t – /2)V
Câu 9. Chiếu ánh sáng trắng khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính. Trên kính ảnh của máy thu được
A. một dải sáng trắng.
B. một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. bảy vạch sáng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím được ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
D. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
D. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
Câu 11. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60 V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì
cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i 1 = I0cos(100t + /4)(A). Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện
qua đoạn mạch là i2 = I0cos(100t – /12)(A). Pha ban đầu của điện áp hai đầu đoạn mạch là
A. – /12. B. – /6 C. /12. D. /6
Câu 12. Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm
kháng gấp đôi dung kháng. Dùng vôn kế xoay chiều lí tưởng đo điện áp giữa hai đầu tụ điện và giữa hai đầu
điện trở thì số chỉ của vôn kế là như nhau. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ
dòng điện trong đoạn mạch là
A. /4. B. /6. C. /3. D. –/3.
Câu 13. Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động sau đây: hồ quang điện, màn hình TV, lò sưởi điện, lò vi
sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
A. hồ quang điện. B. lò sưởi điện. C. màn hình TV. D. lò vi sóng.
Câu 14. Gọi nđ, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ,
tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. nđ < nv < nt. B. nv > nđ > nt. C. nđ > nt > nv. D. nt > nđ > nv.
Câu 15. Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng 1 = 0,30 m vào catôt của một tế bào quang điện thì xảy
ra hiện tượng quang điện và hiệu điện thế hãm lúc đó là 2 V. Nếu đặt vào giữa anôt và catôt của tế bào quang
điện này một hiệu điện thế UAK = -2 V và chiếu vào catôt một bức xạ điện từ khác có bước sóng 2 = 0,15m thì
động năng cực đại của electron quang điện ngay trước khi tới anôt bằng
A. 6,625.10-19 J. B. 9,825.10-19 J. C. 3,425.10-19 J. D. 1,325.10-18 J.
Câu 16. Một chất huỳnh quang khi bị kích thích bởi chùm sáng đơn sắc thì phát ra ánh sáng màu lục. Chùm
sáng kích thích có thể là chùm sáng
A. màu đỏ. B. màu vàng. C. màu tím. D. màu cam.
Câu 17. Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là: 0,55 µm; 0,43 µm; 0,36 µm; 0,30 µm.
Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,45 W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,6.1019
phôtôn. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện
xảy ra là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 18. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa trên màn là i.
Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 6 (cùng một phía so với vân trung tâm) là
A. 4i. B. 5i. C. 3i. D. 6i.
Câu 19. Trong thí nghiệm Y-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, cho D = 2 m. Trên màn quan sát, tại
điểm M cách vân sáng trung tâm 6 mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp một
đoạn bằng 0,2 mm sao cho vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của λ
bằng
A. 0,55 m. B. 0,45 m. C. 0,60 m. D. 0,50 m.
Câu 20. Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần
mắc nối tiếp với điện trở thuần. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là 100V. Hệ số công suất của đoạn
mạch bằng
A. 0,8 B. 0,7 C. 1 D. 0,5
Câu 21. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, cho a = 0,5 mm và D = 2 m. Nguồn sáng phát ánh
sáng trắng có bước sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng
trung tâm 2 cm. Trong các bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại M, bước sóng dài nhất là
A. 670 nm. B. 417 nm. C. 760 nm. D. 714 nm.
Câu 22. Chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng λ = 0,2 μm vào một tấm kim loại có công thoát A = 6,62.10 -19 J.
Cho một chùm hẹp electron quang điện bay vào vùng từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 -5 T sao cho hướng
chuyển động của electron vuông góc với . Bán kính quỹ đạo lớn nhất của electron trong từ trường gần nhất
với
A. 0,97 cm. B. 9,70 cm. C. 6,50 cm. D. 0,65 cm.
Câu 23. Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N.
Quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có tối đa là bao nhiêu vạch?
A. 5. B. 1. C. 3. D. 6.
Câu 24. Nếu đặt điện áp u = U0cos2πft (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn.
B. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha /2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.
D. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn.
Câu 25. Cho dòng điện xoay chiều có f = 50 Hz, chạy qua một đoạn mạch. Khoảng thời gian giữa hai lần liên
tiếp i = 0 là
A. 0,04 s B. 0,02 s C. 0.01 s D. 0,005 s
Câu 26. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu mạch có R = 10 , cuộn cảm thuần L = 1/10 (H), tụ điện có C =
10-3/2 (F) mắc nối tiếp thì điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là u L = 20√ 2 cos(100t + /2) (V). Điện áp giữa hai
đầu đoạn mạch là u =
A. u = 40cos(100t + /4) (V). B. u = 40cos(100t – /4) (V).
C. u = 40√ 2 cos(100t + /4) (V). D. u = 40√ 2 cos(100t – /4) (V).
Câu 27. Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự gồm

AM chứa cuộn dây thuần cảm có , MB chứa điện trở và tụ điện có . Tại

thời điểm t, uAB = U0/2 thì cường độ dòng điện . Ở thời điểm t + (s) điện áp tức thời giữa 2 đầu
đoạn mạch MB có giá trị
A. uMB = 150 V. B. uMB = – 150 V. C. 100 V. D. uMB = .
Câu 28. Các hộp kín A, B, C chỉ chứa một trong các linh kiện: điện trở thuần, cuộn cảm, tụ điện. Đặt lần lượt
một hiệu điện thế không đổi vào các hộp trên thì thấy cường độ dòng điện tương ứng là : IA = 1,5 A; IB = 1,5 A ;
IC = 0. Nếu đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 12 V vào các hộp trên thì thấy ;
; . Mắc nối tiếp các hộp kín A,B,C vào điện áp xoay chiều nói trên thì cường độ hiệu dụng
của dòng điện trong mạch bằng

A. A. B. A. C. A. D. A.
Câu 29. Đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm R 1 = 40  mắc nối tiếp với
C=10-3/4 (F), đoạn MB gồm R2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Đặt vào A, B điện áp xoay chiều có giá trị
hiệu dụng và tần số không đổi thì: u AM=50√ 2 cos(100t – 7/12)(V) và uMB=150cos100t(V). Hệ số công suất
của đoạn mạch AB là
A. 0,86. B. 0,84. C. 0,95. D. 0,71.
Câu 30. Đặt điện áp u = U 0cost (U0 và  không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ
điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L = L 1 và L =L2; điện áp hiệu dụng ở
hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị; độ lệch pha của điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện lần
lượt là 0,52 rad và 1,05 rad. Khi L = L 0; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại; độ lệch pha của
điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện là . Giá trị của  gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,57 rad. B. 0,83 rad. C. 0,26 rad. D. 0,41 rad.
----- Hết -----

You might also like