You are on page 1of 9

ĐỀ LUYỆN NGỮ VĂN CUỐI HỌC KÌ II - SỐ 02

Họ và tên: .................................................. Lớp:............

Phần 1. Đọc hiểu văn bản (6.0 điểm)


Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
(1) Trong cuộc trò chuyện lan man, một người bạn vong niên của tôi than thở rằng: “Điều
đáng thất vọng nhất về giới trẻ ngày nay là họ ưa hưởng thụ quá!". Một người khác cười:
“Hưởng thụ thì có gì sai? Thú thật là tôi đây, tôi cũng ra hưởng thụ”.
Và tôi, tôi đồng ý với người bạn thứ hai. Tôi cũng không cho rằng sự ưa hưởng thụ là một
điều sai trái hay là con đường dẫn đến vấp ngã. Ngược lại sai lầm của chúng ta nằm ở chỗ
chúng ta thường đắm chìm trong ảo giác và ít khi thực sự biết hưởng thụ. Hưởng thụ thực sự
không phải tàn phá, bất cứ thứ gì kể cả chính mình. Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn,
bảo vệ, bồi đắp... kể cả chính mình. […]
(2) Bạn có nhận ra rằng, phần lớn thời gian chúng ta chỉ trải qua mà không thực sự tận
hưởng. Một buổi chiều, một giấc ngủ, một bữa ăn, một món đồ, một kì nghỉ, một tình bạn, một
tình yêu … Và rốt cuộc, cả một cuộc đời.
(3) Có người nghĩ rằng cần có nhiều tiền mới có thể hưởng thụ thực sự. Nhưng không. Với
tiền, bạn có thể sở hữu nhiều thứ. Nhưng chỉ sở hữu thôi thì không mang lại hạnh phúc. Và chỉ
sở hữu, không có nghĩa là biết hưởng thụ. Một người biết tận hưởng chiếc máy ảnh xịn khác với
một người sở hữu máy ảnh chỉ vì muốn người khác khen là nó rất xịn. Một người thực sự hiểu,
và biết tận hưởng tốc độ, tiện nghi của chiếc xe hơi khác với một người mua nó chỉ vì tin rằng
việc sở hữu nó sẽ chứng tỏ mình thành đạt. Một người thực sự am hiểu hội họa, và biết giá trị
của bức tranh mình mua sẽ rất khác một người bỏ nhiều tiền mua tranh chỉ để nghe những lời
trầm trồ của người khác trong phòng khách nhà mình.
(4) Có người nghĩ rằng hưởng thụ cuộc sống đồng nghĩa với vật chất. Nhưng không. Hưởng
thụ cuộc sống tức là tận hưởng mọi thứ tốt đẹp mà cuộc đời và vũ trụ mang đến cho bạn. Vật
chất, tinh thần, thể xác. Cổ điển hay hiện đại. Nắng và gió, ngày và đêm. Mặt trời, mặt trăng,
cây cối, núi sông và cỏ dại. Tình bạn, tình yêu. Mọi thứ, nếu bạn có thể nhận ra. Đáng buồn là
nhiều lúc, chúng ta không nhận ra chúng, mà chỉ nhìn thấy những ảo ảnh khác. Chúng ta bị ảo
giác.
(5) Chúng ta chỉ sở hữu mà cứ ngỡ mình đang được hưởng thụ. Đó là một ảo giác. Hoặc
chúng ta đang trải qua điều này mà cứ tưởng rằng mình đang hưởng thụ một điều khác. Đó là
một ảo giác khác. Ví như khi bạn tưởng mình đang tận hưởng một tình yêu say đắm, nhưng thật
ra, chỉ là những thỏa mãn nhục dục. Không hơn.
Một người bạn vong niên của tôi từng nói về những ảo giác rằng: "Nếu người ta ngưỡng mộ
anh chỉ vì anh viết ra những điều hay ho – trong khi chẳng biết anh là ai – thì hãy nhớ đó chỉ là
ảo giác. Bởi vì sẽ có một ngày anh viết dở tệ, và sự ngưỡng mộ tan vào hư không".
Sự ngưỡng mộ của người khác dành cho một món đồ mà chúng ta sở hữu cũng vậy, chỉ là
ảo giác, bởi dù thật hay giả thì đến một lúc nào đó chúng cũng bay biến đi, kể cả khi món đồ vẫn
ở lại.
(6) Hưởng thụ, hay chỉ trải qua? Kết quả khác nhau chính là sự mãn nguyện. Khi chỉ trải
qua, chúng ta thường hay băn khoăn: Phải chăng đó đã là cái đẹp thực sự? Chuyến du ngoạn
đáng giá? Bữa ăn đáng tiền? Phải chăng chiếc điện thoại đó là “đỉnh” nhất? Chiếc áo đó đã là
đẹp nhất? Phải chăng ta đã có được thứ tương xứng với những gì ta bỏ ra? Những người thực sự
hưởng thụ thì không băn khoăn, mà thường mãn nguyện. Những người thực sự tận hưởng hạnh
phúc cũng vậy, họ mãn nguyện. Niềm vui đôi khi bị thúc đẩy bởi nhu cầu phải hét toáng lên cho
cả thế gian. Nhưng sự mãn nguyện thường có khuôn mặt rất lặng lẽ, và hiếm khi phô trương.
(7) Tôi nhận ra rằng để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất
định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức. Biết mình có gì, hiểu thứ mình có,
và biết cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng, đó mới là hưởng thụ”[…]
Có những điều, nếu bạn hiểu được bản chất của nó, nếu bạn gọi tên nó ra, nếu bạn thoát
khỏi ảo giác, bạn không còn mong muốn có nó nữa. Ngược lại, có những điều, nếu bạn hiểu
được nó, bạn nhận thức được giá trị của nó, bạn sẽ không bỏ qua nó như đã từng. Ví như cơn
gió rất trong lành này. Nếu bạn biết, bạn sẽ không bỏ đi ngay mà đã dừng lại, nhắm nắt và hít
một hơi dài, thật sâu.
Ồ, cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của mình.
Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin rằng nếu bạn thực
sự biết hưởng thụ, bạn sẽ luôn thấy mình đã sống rất sâu.
Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.140)

Câu 1 (1.0 điểm). Theo tác giả, thế nào là hưởng thụ thực sự? Để thuyết phục cho quan điểm về
hưởng thụ của mình, tác giả đã dùng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Câu 2: (1.0 điểm) Hãy chỉ ra những dẫn chứng và lí lẽ đã được tác giả sử dụng để làm sáng tỏ
cho quan điểm nêu ở đoạn (3) của văn bản.
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những
câu văn sau:
Hưởng thụ, hay chỉ trải qua? Kết quả khác nhau chính là sự mãn nguyện. Khi chỉ trải
qua, chúng ta thường hay băn khoăn: Phải chăng đó đã là cái đẹp thực sự? Chuyến du ngoạn
đáng giá? Bữa ăn đáng tiền? Phải chăng chiếc điện thoại đó là “đỉnh” nhất? Chiếc áo đó đã là
đẹp nhất? Phải chăng ta đã có được thứ tương xứng với những gì ta bỏ ra? Những người thực
sự hưởng thụ thì không băn khoăn, mà thường mãn nguyện.
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Câu 4 (1.5 điểm) :
“Ồ, cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của
mình. Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin rằng nếu
bạn thực sự biết hưởng thụ, bạn sẽ luôn thấy mình đã sống rất sâu.
Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…”
a. Anh chị hiểu như thế nào về quan niệm “Sống thật sâu” của tác giả? Nêu (02) biểu hiện của lối
sống thật sâu theo cách hiểu của anh /chị?
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
b. Trình bày vai trò của yếu tố biểu cảm được thể hiện trong đoạn văn bản trên.
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Câu 5 (1.0 điểm): Anh/chị, có đồng tình với ý kiến “Biết mình có gì, hiểu thứ mình có, và biết
cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng, đó mới là hưởng thụ” không? Vì
sao?
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Câu 6 (1.0 điểm): Văn bản trên gợi cho anh / chị suy ngẫm gì về cách hưởng thụ cuộc sống của
mình?
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..

Phần 2. Tạo lập văn bản (4.0 điểm)


Điều đáng thất vọng nhất về giới trẻ ngày nay là họ ưa hưởng thụ quá!
Bằng một bài văn nghị luận, hãy trình bày suy ngẫm của anh/ chị về ý kiến trên.
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Câu hỏi Đáp án Biểu điểm
PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1 - Hưởng thụ thực sự không phải tàn phá, bất cứ thứ gì kể cả chính 0.5
mình. Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp... kể
cả chính mình.
- Thao tác lập luận chủ yếu: Bác bỏ (những quan điểm sai lầm về 0.5
hưởng thụ)
Câu 2 - Lí lẽ: 0.5
o Với tiền, bạn có thể sở hữu nhiều thứ. Nhưng chỉ sở hữu thôi thì
không mang lại hạnh phúc.// Và chỉ sở hữu, không có nghĩa là
biết hưởng thụ.
- Dẫn chứng: 0.5
o Một người biết tận hưởng chiếc máy ảnh xịn khác với một người
sở hữu máy ảnh chỉ vì muốn người khác khen là nó rất xịn.
o Một người thực sự hiểu, và biết tận hưởng tốc độ, tiện nghi của
chiếc xe hơi khác với một người mua nó chỉ vì tin rằng việc sở
hữu nó sẽ chứng tỏ mình thành đạt.
o Một người thực sự am hiểu hội họa, và biết giá trị của bức tranh
mình mua sẽ rất khác một người bỏ nhiều tiền mua tranh chỉ để
nghe những lời trầm trồ của người khác trong phòng khách nhà
mình.
Câu 3 - HS gọi tên và nếu đúng dấu hiệu nhận diện của 1 trong số các BPTT: Gọi tên:
o Câu hỏi tu từ 0.25
Phải chăng đó đã là cái đẹp thực sự? Chuyến du ngoạn đáng giá? Bữa
ăn đáng tiền? Phải chăng chiếc điện thoại đó là “đỉnh” nhất? Chiếc Chỉ rõ dấu
áo đó đã là đẹp nhất? Phải chăng ta đã có được thứ tương xứng với hiệu: 0.25
những gì ta bỏ ra?
o Liệt kê: cái đẹp thực sự, chuyến du ngoạn đáng giá, bữa ăn
đáng tiền, chiếc điện thoại đó là “đỉnh” nhất, chiếc áo đẹp
nhất…
o Điệp cấu trúc: Phải chăng ….?
Tác dụng: Tác dụng:
Nhấn mạnh tâm trạng băn khoăn, trăn trở của con người khi mới trải 0.5
qua, chưa hiểu hết bản chất, giá trị của cuộc sống / của những điều
mình mới trải nghiệm.
Câu 4 a. Quan niệm sống thật sâu: Sống hết mình, tận hiến và tận hưởng 0.5
- HS nêu được 02 biểu hiện phù hợp 0.5
b. Yếu tố biểu cảm: Ồ (Vỡ lẽ, tâm đắc), xưng hô mang tính đối n 0.5
thoại với người đọc: bạn
 Tạo giọng điệu đối thoại, nhẹ nhàng, gần gũi, mang tính chất
chiêm nghiệm để thu hút người đọc nhập cuộc vào vấn đề
tác giả đang bàn luận

Câu 5 Giải thích ý kiến: (0.25) 1.0


Hưởng thụ cuộc sống thực sự là khi hiểu nhu cầu của bản thân và những
thứ mình đang có có để có thể tận hưởng thành quả những gì mình tạo ra,
những gì mình được đón nhận
Bày tỏ quan điểm:
HS bày rỏ quan điểm cá nhân và có sự lí giải thuyết phục 0.75
+ Đồng tình: Biết mình có gì/ hiểu thứ mình có để lắng nghe tiếng nói
bên trong, hiểu bản thân mong muốn điều gì//, trân trọng những gì
mình đang có dù là nhỏ nhất // -> đón nhận cs một cách nâng niu,
không bỏ lỡ những điều tốt đẹp, những giá trị sống. Đó là những điều
mình xứng đáng được hưởng.
+ HS có thể lựa chọn không đồng tình, cần đưa ra lí do phù hợp.
Câu 6 - HS liên hệ, đánh giá được cách hưởng thụ cuộc sống của bản thân: đã Mỗi ý 0.25
hưởng thụ cuộc sống thực sự hay hời hợt, lãng phí thời gian? Rút ra bài
học / giải pháp để bản thân sống thật sâu
TẠO LẬP VĂN BẢN
Nhận - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận xã hội – đủ mở, thân, kết 1.0
biết bài (0.5)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5)
Điều đáng thất vọng nhất về giới trẻ ngày nay là họ ưa hưởng thụ quá
(cái nhìn về giới trẻ)
Thông Diễn giải, phân tích cụ thể, rõ ràng về VĐNL 1.5
hiểu: HS có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai theo
nhiều cách nhưng cần đảm bảo nội dung:
* Giải thích ý kiến:
ý kiến trên đề cập đến một hiện tượng đời sống: giới trẻ hiện nay thích
hưởng thụ và bày tỏ nỗi thất vọng –> cái nhìn tiêu cực về hiện tượng
đó.
*Bình luận:
 Vì sao nói giới trẻ hiện nay ưa hưởng thụ quá
- Lập luận theo hướng hiểu hưởng thụ đồng nghĩa với vật chất, thoả
mãn các nhu cầu cá nhân như ăn ngon, mặc đẹp mà không cần cống
hiến.
- Biểu hiện: vung tay sắm sửa quần áo, giày dép, túi xách hàng hiệu;
liên tục chạy đua theo đồ công nghệ, đổi điện thoại đời mới đắt tiền;
đàn đúm, la cà quán xá, ăn chơi …
- Nguyên nhân: Xu hướng này gia tăng do chất lượng cuộc sống càng
cải thiện, cha mẹ có điều kiện để bao bọc nuông chiều giới trẻ …
- Hệ quả: Hệ luỵ là tạo nên sức ì rất lớn, lối sống đua đòi, ích kỉ, thờ ơ
vô cảm …
=> Hiện tượng tiêu cực, đáng thất vọng, đáng phê phán
 Có phải “ưa hưởng thụ” là đáng thất vọng?
- Lập luận theo hướng hưởng thụ là tận hưởng những điều tốt đẹp cuộc
sống mang đến cho bạn, không bỏ lỡ những giá trị sống
- Biểu hiện: cảm nhận tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc
sống bình dị đời thưởng, tận hưởng thành quả, công sức lao động của
thế hệ trước tạo dựng, bồi đắp tâm hồn bằng những khoảnh khắc sống
sâu …
- Nguyên nhân: ý thức về đời người hữu hạn -> sống hết mình với đam
mê và khát vọng, sống cho ngày hôm nay, làm tất cả những điều tốt
đẹp nhất để cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống từ chính tâm hồn mình.
- Ý nghĩa: hưởng thụ thực sự là cách sống sâu để thấy cuộc đời thật
đẹp, thật đáng sống.
Sống thật sâu mỗi ngày giúp con người biết trân trọng cuộc sống; biết
tận dụng thời gian và cơ hội để phát triển bản thân; từ đó tạo ra các giá
trị cho mình và đóng góp cho cộng đồng…
-> cần biết hưởng thụ thực sự
 Bàn luận mở rộng:
Cái nhìn toàn diện về giới trẻ hiện nay:
o phê phán những biểu hiện của cách sống hưởng thụ theo nghĩa
đòi hỏi về vật chất: hời hợt, nông cạn, ích kỉ chỉ biết đòi hỏi mà
không cống hiến của một bộ phận giới trẻ ngày nay
o khích lệ lối sống sâu tận hiến và tận hưởng

(HS cần lấy dẫn chứng để minh họa)


Vận - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các 1.0
dụng phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích (0.5)
- Bài học nhận thức- hành động (0.5)
+ Trình bày được bài học trong nhận thức và hành động
+ Có những phương hướng cụ thể trong việc xác định mục đích sống
của cá nhân
Vận - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để đánh giá 0.5
dụng vấn đề: quan điểm của bản thân về việc hưởng thụ cuộc sống
cao - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu,
hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

You might also like