You are on page 1of 28

CÁC DẠNG TOÁN HÌNH ÔN THI VÀO 10

Dạng 1: Chứng minh các điểm thuộc đường tròn

Phương pháp

Cách 1: Chứng minh các điểm đó cùng cách đều một điểm O cố định. Khi
đó các điểm đã cho cùng thuộc đường tròn tâm O

Cách 2: Sử dụng tứ giác nội tiếp. Chẳng hạn để chứng minh 5 điểm A, B,
C, D, E cùng thuộc một đường tròn ta chứng minh ABCD, ABCE là tứ giác
nội tiếp

Ví dụ 1: Cho hình thoi ABCD có góc A bằng 600 , AB = a. Gọi E, F, G, H


lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng 6
điểm E, F, G, H, B, D cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm và tính
bán kính của đường tròn đó theo a.

Giải

Gọi O là giao điểm của AC và BD ta có OB = OD

Do ABCD là hình thoi nên ta có .

Ta có nên (tính chất đường chéo hình thoi)

Tam giác ABO vuông tại O có

Xét tam giác vuông ABO có ( hai góc phụ nhau)


mà suy ra hay
( tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông và E là trung điểm của
AB.

Tam giác EOB là tam giác cân tại E có nên tam giác EBO là
tam giác đều

Chứng minh tương tự với các tam giác vuông BOC ta có OB = OF (2)

Chứng minh tương tự với các tam giác vuông COD ta có OD = OG (3)

Chứng minh tương tự với các tam giác vuông DOA ta có OD = OH (4)

Mà OD = OB ( vì O là tâm của hình thoi ABCD) nên kết hợp với (1), (2),
(3),(4) ta có: OE = OB = OF = OC = OG = OD = OH

Vậy 6 điểm E, F, G, H, B, D cùng nằm trên một đường tròn tâm O. Bán

kính

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên AC lấy điểm D. Hình chiếu
của D lên BC là E, điểm đối xứng của E qua BD là F. Chứng minh 5 điểm
A, B, E, D, F cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm O của đường
tròn đó.

Giải

Do
Vì E và F đối xứng với nhau qua BD nên BD là đường trung trực của đoạn
thẳng EF

Gọi O là trung điểm của BD.

Xét tam giác vuông ABD vuông tại A có AO là trung tuyến nên

Tam giác vuông BDE vuông tại E có OE là trung tuyến nên

Tam giác vuông BFDvuông tại F có OF là trung tuyến nên

Từ (1), (2), (3)

Vậy 5 điểm A, B, E, D, F cùng nằm trên một đường tròn tâm O với O là
trung điểm của BC.

Dạng 2:Tứ giác nội tiếp

Phương pháp

Để chứng minh tứ giác nội tiếp ta có thể sử dụng một trong các phương
pháp sau
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC, 2 đường cao BB’, CC’. Chứng minh tứ giác
BCB’C’ nội tiếp.

Giải

Gọi O là trung điểm của BC. Xét DBB’C có : (giả thiết)

OB’ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền

⇒ OB’ = OB = OC = r (1)

Xét DBC’C có : (giả thiết)


Tương tự trên ⇒ OC’ = OB = OC = r (2)

Từ (1) và (2) ⇒ B, C’, B’, C∈(O; r)⇒ Tứ giác BC’B’C nội tiếp đường tròn.

Ví dụ 2: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, kẻ tiếp tuyến Bx và
lấy hai điểm C và D thuộc nửa đường tròn. Các tia AC và AD cắt Bx lần
lượt ở E, F( F ở giữa B và E)

1. Chứng minh: .

2. Chứng minh rằng CEFD là tứ giác nội tiếp.

Giải

1) ΔADB có (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn )

⇒ ΔDBF vuông tại D

(vì tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 )(1)

ΔABF có ( BF là tiếp tuyến ).

Từ (1) và (2)

2) Tứ giác ACDB nội tiếp (O)


mà ( Vì là hai góc kề bù)

Theo trên

Mà ( Vì là hai góc kề bù) nên

do đó tứ giác CEFD là tứ giác nội tiếp.

Dạng 3: Bài toán quĩ tích

Phương pháp

Để tìm quĩ tích các điểm M thỏa mãn tính chất α ta làm như sau:

- B1: Tìm hiểu bài toán, chỉ ra được các yếu tố sau đây

+ Yếu tố cố định: thông thường là các điểm

+Yếu tố không đổi: như độ dài đoạn thẳng , số đo góc, diện tích
hình...

+Yếu tố thay đổi: thường là các điểm mà ta đi tìm quĩ tích hoặc các
đoạn thẳng, các hình mà trên đó có điểm mà ta cần tìm quĩ tích. Các yếu
tố này thường cho kèm nhóm từ( di động , di chuyển, chạy, thay đổi...)

- B2: Đoán nhận quĩ tích cần tìm: ta thường tìm 3 điểm của quĩ tích. Muốn
vậy nên xét 3 vị trí đặc biệt, tốt nhất là sử dụng các điểm giới hạn, với điều
kiện vẽ hình chính xác sẽ giúp ta hình dung được quĩ tích. Giả sử ta dự
đoán quĩ tích các điểm M thỏa mãn tính chất α là hình H

- B3: Chứng minh kết quả tìm được ở bước 2. Ta phải chứng minh hai
phần
+ Phần thuận: Mọi điểm có tính chất α đều thuộc hình H

+Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất α

- B4: Kết luận

Ví dụ 1: Cho (O) và (O’) bằng nhau, cắt nhau tại A và B. Qua B vẽ một cát
tuyến cắt các đường tròn (O) và (O’) lần lượt tại C và D.

1. CMR : AC = AD.
2. Tìm quỹ tích trung điểm M của CD khi cát tuyến CBD quay quanh B.

Giải

1. CMR : AC = AD.

(O) có góc là góc nội tiếp chắn cung nhỏ AB.

(O’) có góc là góc nội tiếp chắn cung nhỏ AB

(O) và (O’) bằng nhau

1. Tìm quỹ tích trung điểm M của CD khi cát tuyến CBD quay quanh B.

Tam giác ACD cân tại A có M là trung điểm của CD ⇒ AM vuông góc với CD
⇒M thuộc đường tròn đường kính AB.

Dạng 4: Các bài toán về đường tròn liên quan đến tiếp tuyến

Phương pháp

Để làm được các bài toán về đường tròn liên quan đến tiếp tuyến cần nắm
được một số kiền thức sau đây

1. Tiếp tuyến của đường tròn

- Tiếp tuyến của đường tròn là đường thẳng chỉ có 1 điểm chung với
đường tròn ( điểm chung đó được gọi là tiếp điểm)

- Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn thì nó vuông góc với
bán kính đi qua tiếp điểm ( tại A, trong đó A là tiếp điểm)

- Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với
bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường
tròn.
2. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

- Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tạo một điểm thì
+ Điểm đó cách đều hai tiếp điểm, tức là: MA = MB

+ Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp
tuyến, tức là:

+ Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán
kính đi qua tiếp điểm, tức là:
- Đường tròn nội tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam
giác, tam đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của 3 đường phân giác
trong của tam giác.

- Đường tròn bàng tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với một cạnh của
tam giác và phần kéo dài hai cạnh kia, tâm đường tròn này là gia của 2
đường phân giác của góc ngoài tam giác. Mỗi tam giác có 3 đường tròn
bàng tiếp tam giác.
- Đường tròn ngoại tiếp tam giác là đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác,
tâm đường tròn này là giao của 3 đường trung trực của tam giác.
Ví dụ 1: Cho đường tròn tâm O, bán kính R và đường thẳng d tiếp xúc với
đường tròn (O) tại A. Lấy điểm M bất kì trên đường thẳng d (M khác A).
Qua điểm M kẻ tiếp tuyến MB với đường tròn (B là tiếp điểm, B khác A).
1) Chứng minh tứ giác OAMB nội tiếp.

2) Gọi I là giao điểm của AB và OM. Chứng minh rằng OI.OM = R2.

3) Gọi H là trực tâm của tam giác MAB.Tính chu vi tứ giác OAHB theo R.

Lời giải

1) Vì MA là tiếp tuyến với đường tròn (O) tại A nên

Vì MB là tiếp tuyến với đường tròn (O) tại B nên

Tứ giác OAMB có: mà hai góc này là hai góc đối


nên tứ giác OAMB nội tiếp.

2) Theo (1) ta có tam giác OAM vuông tại A.

Ta có OA = OB = R và MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Do đó OM là đường trung trực của AB ⇒ OM vuông góc với AB tại I.

⇒ AI là đường cao của tam giác vuông OAM.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có OI.OM = OA2.

Mà OA = R ⇒ OI.OM = R2.

3) Ta có AH // OB ( vì cùng vuông góc với BM),BH // OA ( vì cùng vuông


góc với MA).

Suy ra tứ giác OAHB là hình bình hành.

Mà ⇒ OAHB là hình thoi OB = OA = HA = HB = R


Do đó chu vi tứ giác OAHB là: OB + OA + HA + HB = 4R.

Ví dụ 2: Cho đường tròn tâm O, bán kính R, dây cung MN( MN < 2R).
Trên tia đối của tia MN lấy điểm A. Từ A kẻ tiếp tuyến AB, AC tới đường
tròn (O) (B, C là tiếp điểm).

1) Chứng minh bốn điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn.

2) Chứng minh AB2 = AC2 = AM.AN

Lời giải

1) AB, AC lần lượt là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C (giả thiết)

tại B; tại C (tính chất của tiếp tuyến )

⇒Tứ giác ABOC nội tiếp (dấu hiệu nhận biết)

⇒Bốn điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn (định nghĩa).

2) AB, AC lần lượt là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C (giả thiết)

⇒AB=AC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) ⇒AB2=AC2 (1)

Ta có là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung BM

là góc nội tiếp chắn cung BM

(tính chất)
Xét ΔABM và ΔABN có :

Dạng 5: Tính độ dài cạnh, góc. Chứng minh đẳng thức giữa cạnh và
góc

Phương pháp

- Để làm được dạng toán này ta cần nắm được hệ thức góc và cạnh trong
tam giác

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Khi đó ta có các hệ thức
sau:
- Một số dạng toán thường gặp

+ Tính độ dài các đoạn thẳng trong tam giác vuông

Phương pháp giải là: Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH. Nếu
biết độ dài hai trong sáu đoạn thẳng AB, AC, BC, HA, HB, HC thì ta luôn
tính được độ dài bốn đoạn thẳng còn lại bằng việc vận dụng các hệ thức

+ Chứng minh các hệ thức liên quan đến tam giác vuông

Phương pháp giải: Sử dụng các hệ thức về cạnh và đường cao một cách
hợp lý theo hướng:

Bước 1. Chọn các tam giác vuông thích hợp chứa các đoạn thẳng có trong
hệ thức.
Bước 2. Tính các đoạn thẳng đó nhờ hệ thức về cạnh và đường cao.

Bước 3. Liên kết các giá trị trên để rút ra hệ thức cần chứng minh.

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao. Biết AB = 8cm,
AC = 6cm. Tính độ dài AH.

Giải

Ta có vuông tại A nên :

(Định lý Pytago)

ΔABC vuông tại A, AH ⊥ BC, nên

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Các tia phân giác của góc A và góc
B cắt nhau tại O. Biết cm, OB = 2cm, tính độ dài AB.

Giải
Qua A vẽ một đường thẳng vuông góc với AB cắt tia BO tại D.

Ta có ΔABD vuông tại A

ΔABC cân tại A nên AO là phân giác đồng thời cũng là đường cao

mà nên

Do đó ΔAOD cân tại A. Suy ra (cm).

Vẽ AH ⊥ OD thì HO = HD.

Ta đặt HO=HD=x thì BD=2x+2

Xét ΔABD vuông tại A, đường cao AH, ta có AD2=BD.HD

Suy ra .Từ đó ta được phương trình:

Giá trị x = 2 được chọn, giá trị x = -3 bị loại.

Do đó BD=2+2+2=6 (cm).
Suy ra (cm).

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC vuông tại A . Chứng minh rằng

Giải

Vẽ đường phân giác BD của ΔABC ( D ∈ AC ).

Theo tính chất đường phân giác của tam giác ta có :

(1)

Xét ΔABD có
Từ (1) và (2)

Vậy

Dạng 6: Chứng minh tam giác đồng dạng

Phương pháp

Để chứng minh ΔABC đồng dạng với ΔMNP ta làm như sau:

- Cách 1: Chứng minh ba cạnh của tam này tỉ lệ với ba cạnh của
tam giác kia

Tức là ta chứng minh

-Cách 2: Chứng minh hai góc của tam này bằng hai góc của tam
giác kia

Tức là ta chứng minh:

- Cách 3: Chứng minh hai cạnh của tam này tỉ lệ với hai cạnh của
tam giác kia và góc xen giữa hai cạnh đó bằng nhau

Tức là ta chứng minh

Chú ý: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
- TH1: Nếu cạnh huyền và cạnh góc vuông của tam giác này tỉ lệ với
cạnh huyền và cạnh góc vuông của tam giác kia thì hai tam giác vuông
đồng dạng

- TH2: Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh
góc vuông của tam giác kia thì hai tam giác vuông đồng dạng

- TH3: Nếu góc nhọn của tam giác này bằng góc nhọn của tam
giác kia thì hai tam giác vuông đồng dạng

Ví dụ 1: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn . Gọi I là giao điểm AC và
BD. Kẻ IH vuông góc với AB; IK vuông góc với AD ( ).

a) Chứng minh tứ giác AHIK nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh rằng .

c) Chứng minh rằng tam giác HIK và tam giác BCD đồng dạng.

Giải

a) Chứng minh tứ giác AHIK nội tiếp đường tròn.

Xét tứ giác AHIK có:


b) Chứng minh rằng .

Xét ΔIAD và ΔIBC có:

(2 góc nội tiếp cùng chắn cung DC của (O))

(2 góc đối đỉnh)

c) Chứng minh rằng tam giác HIK và tam giác BCD đồng dạng.

Xét đường tròn ngoại tiếp tứ giác AHIK có

(2 góc nội tiếp cùng chắn cung IK)

Chứng minh tương tự, ta được

ΔHIK và ΔBCD có:

Ví dụ 2: Cho ΔABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O). Đường cao
CD của cắt đường tròn (O) tại E. Từ B kẻ tại F.

a) Chứng minh tứ giác BDEF nội tiếp được đường tròn.

b) Kẻ đường cao BK của ΔABC . Chứng minh

Giải
a) Xét tứ giác BDEF, ta có:

Vậy tứ giác BDEF nội tiếp được đường tròn.

b) Ta có: tứ giác ACBE nội tiếp đường tròn (O)

A, E, F thẳng hàng nên

Hai tam giác vuông ΔBEF,ΔBCK có một góc nhọn bằng nhau nên

Dạng 7: Chứng minh đường thẳng vuông góc , song song

1. Phương pháp chứng minh hai đường thẳng vuông góc

- Cách 1:Chứng minh hai đường thẳng đó cắt nhau tạo ra một góc
- Cách 2: Chứng minh hai đường đó chứa hai tia phân giác của hai góc kề

- Cách 3: Chứng minh hai đường đó chứa hai cạnh của tam giác vuông

- Cách 4: Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

- Cách 5: Sử dụng tính chất trực tâm của tam giác

- Cách 6: Sử dụng tính chất đường kính và dây cung

- Cách 7: Sử dụng tính chất tiếp tuyến trong hình tròn

- Cách 8: Chứng minh hai đường đó chứa hai đường chéo của hình vuông
hoặc hình thoi

- Cách 9: Sử dụng mối quan hệ song song và vuông góc của đường thẳng

2. Phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song

- Chứng minh các góc so le trong, đồng vị bằng nhau

- Sử dụng tính chất bắc cầu: hai đường thẳng phân biệt cùng song song
với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau

- Dùng tính chất từ vuông góc đến song song: hai đường thẳng phân biệt
cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau

- Sử dụng tính chất của hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình
thoi

- Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác, hình thang, hình bình
hành

- Sử dụng định lý Ta-let đảo

- Sử dụng phương pháp chứng minh phản chứng

Ví dụ 1: Cho ∆ABC nhọn, nội tiếp đường tròn đường tròn tâm O bán kính
R, AK là đường kính. Vẽ các đường cao AD, BE, CF của ∆ABC.

a) Chứng minh: Tứ giác BCEF nội tiếp.

b) Gọi M là hình chiếu vuông góc của C trên AK. Chứng minh: MD //BK.

Lời giải
a) Vì BE là đường cao của ∆ABC .

Vì CF là đường cao của ∆ABC .

Xét tứ giác BCEF có hai đỉnh kề nhau E, Fcùng nhìn cạnh BC dưới 1 góc
bằng 900⇒ tứ giác BCEF nội tiếp.

b) Vì AD là đường cao của ∆ABC .

M là hình chiếu của C lên AK .

Xét tứ giác ADMC có hai đỉnh kề nhau D, M cùng nhìn cạnh AC dưới góc
900 ⇒ tứ giác ADMC nội tiếp

(góc nội tiếp cùng chắn cung AC). (1)

Ta lại có: hay (góc nội tiếp cùng chắn


cung KC) (2)

Từ (1) và (2) , mà hai góc này ở vị trí đồng vị


Suy ra DM // BK (đpcm).

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Tia phân giác góc A
cắt BC tại D và cắt đường tròn tại điểm thứ hai là M. Kẻ tiếp tuyến AK với
đường tròn (M, MB), K là tiếp điểm. Chứng minh rằng DK vuông góc với
AM.

Giải

Ta có ( góc nội tiếp cùng chắn cung MC)

nên hay

Xét ∆MBD và ∆MAB có chung và

Kết hợp với (góc chung)

ta có:
Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh BC, AD lần lượt lấy các điểm E,
F sao cho . Biết BD cắt AE, AF theo thứ tự tại G, H. Chứng
minh rằng

a) ADFG; GHFE là các tứ giác nội tiếp

b) Tam giác CGH và tứ giác GHFE có diện tích bằng nhau

Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Trên tia đối
của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC.

a) Chứng minh rằng

b) Gọi M là điểm trên cung AC, trên tia đối của tia MB lấy điểm E sao
cho ME = MC. Chứng minh rằng bốn điểm B; D; E; C thuộc một đường
tròn

You might also like