You are on page 1of 19

THẦY VNA – mapstudy

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

TÀI LIỆU TUẦN 8

LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

NỘI DUNG:

Chủ đề 1: Các hiện tượng quang điện

Chủ đề 2: Định luật giới hạn quang điện

Chủ đề 3: Mẫu nguyên tử Bo

Chủ đề 4: Sự phát quang – Tia Laze

Trang 1
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Chủ đề 1: Các hiện tượng quang điện

Câu 1: [VNA] Hiện tượng quang điện ngoài là


A. hiện tượng electron tách khỏi liên kết với nguyên tử để trở thành electron tự do trong kim loại
khi kim loại được chiếu bởi bức xạ thích hợp
B. hiện tượng electron tách khỏi liên kết với nguyên tử để trở thành electron tự do trong khối
chất bán dẫn khi khối chất bán dẫn được chiếu bởi bức xạ thích hợp
C. hiện tượng electron bật ra khỏi kim loại khi kim loại được chiếu bởi bức xạ thích hợp
D. hiện tượng electron bật ra khỏi khối chất bán dẫn khi khối chất bán dẫn được chiếu bởi bức
xạ thích hợp
Câu 2: [VNA] Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra đối với
A. chất lỏng B. chất rắn C. chất bán dẫn D. kim loại
Câu 3: [VNA] Giới hạn quang điện của mỗi kim loại được hiểu là
A. bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại
B. công thoát của electron đối với kim loại đó
C. một đại lượng đặc trưng của kim loại tỷ lệ nghịch với công thoát A của electron đối với kim
loại đó
D. bước sóng riêng của kim loại đó
Câu 4: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Giới hạn quang điện của một kim loại là bước sóng lớn nhất của bức xạ kích thích gây ra hiện
tượng quang điện
B. Công thoát của một kim loại tỉ lệ nghịch với bước sóng của bức xạ kích thích
C. Công thoát của kim loại thường lớn hơn công thoát của các chất bán dẫn
D. Bức xạ màu tím có thể gây ra hiện tượng quang điện của đa số các chất bán dẫn
Câu 5: [VNA] Electron sẽ bứt ra khỏi một kim loại nếu
A. photon của ánh sáng kích thích có năng lượng lớn hơn công thoát của êlectron ra khỏi kim
loại
B. cường độ của ánh sáng kích thích nhỏ hơn một cường độ giới hạn nào đối với kim loại
C. photon của ánh sáng kích thích có tần số nhỏ hơn một tần số giới hạn nào đó đối với kim loại
D. cường độ của ánh sáng kích thích lớn hơn một cường độ giới hạn nào đó đối với kim loại
Câu 6: [VNA] Công thoát là
A. năng lượng tối thiểu của photon bức xạ kích thích để có thể gây ra hiện tượng quang điện
B. năng lượng cần thiết cung cấp cho các electron nằm sâu trong tinh thể kim loại để chúng thoát
ra khỏi tinh thể
C. năng lượng cung cấp cho các electron để cho chúng thoát ra khỏi mạng tinh thể kim loại
D. động năng ban đầu của các electron quang điện

Trang 2
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 7: [VNA] Không có electron bật ra khỏi kim loại khi chiếu một chùm sáng đơn sắc vào nó vì
A. kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó
B. công thoát của electron nhỏ hơn năng lượng của photon
C. chùm sáng có cường độ quá nhỏ
D. bước sóng của ánh sáng lớn hơn giới hạn quang điện
Câu 8: [VNA] Chiếu vào tấm kẽm tích điện âm một chùm tia tử ngoại có năng lượng photon lớn
hớn công thoát của tấm kẽm đó. Hiện tượng sẽ xảy ra
A. Tấm kẽm mất dần điện tích dương B. Không có hiện tượng xảy ra
C. Tấm kẽm mất dần điện tích âm D. Tấm kẽm trở nên trung hoà về điện
Câu 9: [VNA] Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng một tấm thủy tinh dày (một chất hấp thụ mạnh
ánh sáng tử ngoại) thì hiện tượng quang điện không xảy ra đối với một kim loại nào đó. Điều đó
chứng tỏ
A. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra đối với ánh sáng nhìn thấy đối với kim loại này
B. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra đối với tia hồng ngoại đối với kim loại này
C. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi cường độ của chùm sáng kích thích lớn đối với kim loại
này
D. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra đối với tia tử ngoại đối với kim loại này
Câu 10: [VNA] Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng
B. giải phóng electron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng
C. giải phóng electron khỏi bán dẫn bằng cách bắn phá ion
D. giải phóng electron khỏi liên kết trong bán dẫn khi bị chiếu sáng
Câu 11: [VNA] Chọn câu sai. Hiện tượng quang dẫn là
A. hiện tượng dẫn sóng bằng cáp quang
B. hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi bị chiếu sáng
C. hiện tượng bán dẫn trở thành dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp
D. hiện tượng chuyển hóa quang năng thành điện năng (pin mặt trời)
Câu 12: [VNA] Dụng cụ nào dưới đây được chế tạo không dựa trên hiện tượng quang điện trong ?
A. pin mặt trời B. quang điện trở
C. tế bào quang điện chân không D. pin quang điện
Câu 13: [VNA] Dụng cụ nào dưới đây không làm bằng chất bán dẫn ?
A. Điôt chỉnh lưu B. Cặp nhiệt điện C. Quang điện trở D. Pin mặt trời
Câu 14: [VNA] Chọn câu sai khi so sánh hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài.
A. Đều có bước sóng giới hạn
B. Bước sóng giới hạn đều phụ thuộc vào bản chất của từng khối chất
C. Bước sóng giới hạn ứng với hiện tượng quang điện ngoài thường lớn hơn đối với hiện tượng
quang điện trong
D. Đều do electron nhận năng lượng của photon gây ra

Trang 3
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 15: [VNA] Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng


A. điện trở mẫu bán dẫn giảm mạnh khi được rọi bằng ánh sáng thích hợp
B. điện trở mẫu bán dẫn tăng khi được rọi bằng ánh sáng thích hợp
C. điện trở mẫu bán dẫn tăng mạnh khi được rọi bằng ánh sáng thích hợp
D. xuất hiện dòng quang điện khi một mẫu bán dẫn nào đó được rọi bằng ánh sáng kích thích
Câu 16: [VNA] Kết luận nào sau đây là sai về quang trở. Quang trở
A. có trở kháng rất lớn khi được chiếu sáng B. có trở kháng thay đổi được
C. hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn D. là chất bán dẫn
Câu 17: [VNA] Hiện tượng quang điện ngoài khác hiện tượng quang điện trong ở chỗ
A. chỉ xảy ra khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn λ0 nào đó
B. có electron bắn ra khỏi mặt khối chất khi chiếu ánh sáng thích hợp vào khối chất đó
C. có giới hạn λ0 phụ thuộc vào bản chất của từng khối chất
D. chỉ ra khi được chiếu ánh sáng thích hợp
Câu 18: [VNA] Chiếu ánh sáng vào một tấm vật liệu thì thấy có êlêctrôn bị bật ra. Đó là hiện tượng
A. quang dẫn. B. quang trở. C. quang điện ngoài. D. bức xạ nhiệt.
Câu 19: [VNA] Kết luận nào sau đây là không đúng khi so sánh hiện tượng quang điện
A. Quang trở là một ứng dụng của hiện tượng quang dẫn
B. Với hiện tượng quang điện ngoài, electron bật ra khỏi bề mặt kim loại
C. Với hiện tượng quang điện trong, electron thoát khỏi liên kết với nguyên tử và trở thành
electron tự do nhưng vẫn nằm trong khối chất bán dẫn
D. Giới hạn quang điện của chất bán dẫn thường nhỏ hơn của kim loại
Câu 20: [VNA] Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng môt tấm thủy tinh dày (một chất hấp thụ mạnh
ánh sáng tử ngoại) thì hiện tượng quang điện không xảy ra. Điều đó chứng tỏ hiện tượng quang
điện chỉ xảy ra
A. khi cường độ của chùm sáng kích thích lớn. B. đối với ánh sáng nhìn thấy.
C. đối với tia hồng ngoại. D. đối với tia tử ngoại.
Câu 21: [VNA] Khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm tích điện dương (đủ lớn) thì điện tích của
tấm kẽm không bị thay đổi là do
A. tia tử ngoại không làm bật được các electron ra khỏi tấm kẽm.
B. tia tử ngoại làm bật đồng thời electron và ion dương ra khỏi tấm kẽm.
C. tia tử ngoại làm bật electron ra khỏi tấm kẽm nhưng electron lại bị tấm kẽm nhiễm điện dương
hút lại.
D. tia tử ngoại không làm bật electron và cả ion dương ra khỏi kẽm.
Câu 22: [VNA] Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì nhận xét nào sau đây là sai?
A. Chùm ánh sáng là chùm hạt phôtôn, mỗi hạt phôtôn đều mang một năng lượng xác định.
B. Các phôtôn đều giống nhau và chỉ tồn tại khi chuyển động.
C. Tốc độ của các phôtôn phụ thuộc vào môi trường chúng chuyển động.
D. Các nguyên tử, phân tử bức xạ sóng điện từ chính là bức xạ ra các phôtôn.

Trang 4
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 23: [VNA] Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. truyền dẫn ánh sáng bằng sợi cáp quang.
B. tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng.
C. màu sắc của một chất thay đổi khi bị chiếu sáng.
D. điện trở của của chất bán dẫn giảm khi nó bị chiếu sáng.
Câu 24: [VNA] Khi nói về quang trở, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.
B. Điện trở của quang trở tăng nhanh khi quang trở được chiếu sáng.
C. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
D. Điện trở của quang trở không đổi khi quang trở được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng
ngắn.
Câu 25: [VNA] Hiện tượng quang điện ngoài khác hiện tượng quang điện trong ở chỗ
A. chỉ xảy ra khi được chiếu ánh sáng thích hợp.
B. chỉ xảy ra khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn λo nào đó.
C. có giới hạn λo phụ thuộc vào bản chất của từng khối chất.
D. có electron bắn ra khỏi mặt khối chất khi chiếu ánh sáng thích hợp vào khối chất đó.

Trang 5
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Chủ đề 2: Định luật về giới hạn quang điện

Câu 26: [VNA] Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về bản chất của ánh sáng
A. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét ta dễ dàng quan sát hiện tượng giao thoa ánh sáng
B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thục nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng
có tính chất sóng
C. Ánh sáng có lưỡng tính sóng ‒ hạt
D. Khi bước sóng của ánh sáng càng ngắn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ nét, tính chất sóng
càng ít thể hiện
Câu 27: [VNA] Điền khuyết vào phần chấm chấm ở mệnh đề sau: “Sóng diện từ có bước sóng càng
nhỏ thì bản chất …….(1). càng rõ nét, có bước sóng càng lớn thì bản chất …..(2)…. càng rõ nét’’
A. (1) sóng; (2) hạt B. (1) (2) sóng C. (1) (2) hạt D. (1) hạt; (2) sóng
Câu 28: [VNA] Nội dung của thuyết lượng tử không nói về
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn
B. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s
C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng  = hf
D. Phôtôn tồn tại cả trong trạng thái chuyển động và đứng yên
Câu 29: [VNA] Chọn câu sai. Theo thuyết lượng tử ánh sáng
A. ánh sáng là tập hợp các photon
B. photon mang năng lượng tỉ lệ với tần số ánh sáng
C. trong chân không, photon chuyển động với vận tốc lớn nhất trong tự nhiên
D. vận tốc photon chỉ phụ thuộc tần số, không phụ thuộc môi trường
Câu 30: [VNA] Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của
A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron)
B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó
C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau
D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó
Câu 31: [VNA] Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
A. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử
B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô
C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử
D. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử
Câu 32: [VNA] Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang – phát quang B. hiện tượng giao thoa ánh sáng
C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện D. hiện tượng quang điện ngoài

Trang 6
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 33: [VNA] Với một lượng tử ánh sáng xác định ta
A. không thể chia nhỏ thành nhiều lượng tử khác có năng lượng nhỏ hơn
B. có thể chia nhỏ thành một số lẻ các lượng tử khác có năng lượng nhỏ hơn
C. có thể chia nhỏ thành một số chẵn các lượng tử khác có năng lượng nhỏ hơn
D. có thể chia nhỏ thành một số nguyên lần các lượng tử khác có năng lượng nhỏ hơn
Câu 34: [VNA] Một phôtôn có năng lượng , truyền trong chân không với bước sóng . Với h là
hằng số Plank, c là vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Hệ thức đúng là
h  hc c
A.  = B.  = C.  = D.  =
c hc  h
Câu 35: [VNA] Trong chân không ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Các photon
của ánh sáng trắng có năng lượng từ
A. 1,63 eV đến 3,27 eV B. 2,62 eV đến 5,23 eV
C. 0,55 eV đến 1,09 eV D. 0,87 eV đến 1,74 eV
Câu 36: [VNA] Một quả cầu bằng kim loại có giới hạn quang điện là 0,277 μm được đặt cô lập với
các vật khác. Chiếu vào quả cầu ánh sáng đơn sắc có λ  λ0 thì quả cầu nhiễm điện và đạt tới điện
thế cực đại là 5,77 V. Cho h = 6,625.10−34 Js ; c = 3.108 m / s ; e = −1,6.10 −19 C . Giá trị của λ là
A. 0,1211μm. B. 1,1211μm. C. 2,1211μm. D. 3,1211μm.
Câu 37: [VNA] Năng lượng tối thiểu để bứt êlectrôn ra khỏi một kim loại là 3,55 eV. Cho
h = 6,625.10−34 Js ; c = 3.108 m / s ; e = −1,6.10 −19 C . Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,5 μm. B. 0,3μm. C. 0,35 μm. D. 0,55 μm.
Câu 38: [VNA] Công thoát của electron đối với một kim loại là 2,3 eV. Hãy cho biết nếu chiếu lên
bề mặt kim loại này lần lượt hai bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,45μm và λ2 = 0,50μm . Bức xạ nào có
khả năng gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại này?
A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ2 .
B. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện
C. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện
D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ1 .
Câu 39: [VNA] Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,35μm và λ2 = 0,54μm vào tấm kim
loại thì thấy vận tốc ban đầu cực đại của các điện tử bật ra ứng với hai bức xạ trên gấp hai lần nhau.
Cho 1eV = 1,6.10 −19 J ; h = 6,625.10−34 Js ; c = 3.108 m / s . Giới hạn quang điện λ0 của kim loại trên là
A. λ0 = 0,4593μm. B. λ0 = 0,5593μm. C. λ0 = 0,6593μm . D. λ0 = 0,7593μm.

Trang 7
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 40: [VNA] Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,78μm . Chiếu vào chất bán dẫn đó
lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4, 5.1014 Hz ; f 2 = 5,0.1013 Hz ; f3 = 6, 5.1013 Hz
và f 4 = 6,0.1014 Hz. Cho c = 3.108 m / s , hiện tượng quang dẫn xảy ra với các chùm bức xạ có tần số
A. f1 và f2 . B. f1 và f4 . C. f3 và f4 . D. f1 , f2 , f3 ,và f4 .
Câu 41: [VNA] Cho chất quang dẫn là PbS có giới hạn quang dẫn là 4,14 µm. Tính công thoát
electron của hiện tượng quang dẫn?
A. 8, 4.10 −20 J. B. 4,8.10 −19 J. C. 3,6.10 −19 J. D. 6, 3.10 −19 J.
Câu 42: [VNA] Trường hợp nào sau đây là hiện tượng quang điện trong ?
A. Chiếu tia X (tia Rơnghen) vào kim loại làm êlectron bật ra khỏi bề mặt kim loại đó.
B. Chiếu tia tử ngoại vào chất bán dẫn làm tăng độ dẫn điện của chất bán dẫn này.
C. Chiếu tia X (tia Rơnghen) vào tấm kim loại làm cho tấm kim loại này nóng lên.
D. Chiếu tia tử ngoại vào chất khí thì chất khí đó phát ra ánh sáng màu lụC.
Câu 43: [VNA] Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng
lượng kích hoạt) của các chất PbS, Ge, Cd; Te lần lượt là 0,30eV; 0,66eV; 1,12eV; 1,51eV. Lấy
1eV = 1,6.10 −19 J h = 6,625.10 −34 J.s ; c = 3.108 m / s . Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi photon mang
năng lượng 9,94.10 −20 J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 44: [VNA] Cho chất quang dẫn là Si có giới hạn quang dẫn là 1,11 µm. Tính công thoát electron
của hiện tượng quang dẫn theo đơn vị eV?
A. 1,12 eV. B. 1,02 eV. C. 1,21 eV. D. 1,11 eV.

Trang 8
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Chủ đề 3: Mẫu nguyên tử Bo

Câu 45: [VNA] Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ‒dơ‒pho ở điểm nào ?
A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân
B. Trạng thái có năng lượng ổn định
C. Biểu thức cảu lực hút giữa hạt nhân và electron
D. Hình dạng quỹ đạo của các electron
Câu 46: Theo mẫu nguyên tử Bohr, trạng thái dừng là
A. trạng thái electron không chuyển động B. trạng thái hạt nhân không dao động
C. trạng thái đứng yên của nguyên tử D. trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử
Câu 47: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của Bo về mẫu nguyên tử hidro
A. Nguyên tử chỉ bức xạ năng lượng khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng
thấp lên trạng thái dừng có năng lượng cao
B. Ở trạng thái dừng, electron không chuyển động
C. Ở trạng thái dừng, electron chỉ có khả năng bức xạ năng lượng
D. Trạng thái dừng có năng lượng xác định
Câu 48: [VNA] Tìm phát biểu sai về mẫu nguyên tử Bohr
A. Nguyên tử chỉ tồn tại ở những trạng thái có năng lượng hoàn toàn xác định gọi là trạng thái
dừng
B. Nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng cao luôn có xu hướng chuyển sang trạng thái
dừng có năng lượng thấp hơn
C. Trong trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán
kính xác định gọi là quỹ đạo dừng
D. Nguyên tử chỉ có thể tồn tại ở một trạng thái dừng xác định
Câu 49: [VNA] Kết luận nào sau đây là không đúng về quỹ đạo dừng ?
A. Quỹ đạo dừng là quỹ đạo ứng với năng lượng của các trạng thái dừng
B. Quỹ đạo dừng là quỹ đạo có bán kính xác định
C. Các quỹ đạo dừng cách đều nhau
D. Nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng càng cao thì electron chuyển động trên các quỹ
đạo càng xa hạt nhân
Câu 50: [VNA] Ở trạng thái dừng, mỗi electron chuyển động quanh hạt nhân trên quỹ đạo có bán
kính
A. xác định B. giảm dần C. tăng dần D. giảm rồi tăng
Câu 51: [VNA] Các quỹ đạo dừng nguyên tử Hidro có tên K, P, O, L, N, M. Sắp xếp các quỹ đạo
theo thứ tự bán kính giảm dần:
A. K, L, M, N, O, P B. K, L, N, M, O, P C. P, O, N, M, L, K D. P, O, M, N, L, K

Trang 9
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 52: [VNA] Tìm kết luận không đúng. Đối với nguyên tử Hidro, khi không hấp thụ năng lượng
thì
A. nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất (trạng thái cơ bản)
B. electron chuyển động quỹ đạo dừng K
C. electron chuyển động quỹ đạo gần hạt nhân nhất
D. nguyên tử ở trạng thái kích thích
Câu 53: [VNA] Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Khi electron chuyển từ mức kích thích này sang mức khích thích khác thì phát xạ photon
B. Khi electron chuyển từ mức kích thích này sang mức khích thích khác thì hấp thụ photon
C. Ở mức kích thích càng cao thì electron có năng lượng càng lớn
D. Ở mức cơ bản (mức K), electron có năng lượng lớn nhất.
Câu 54: [VNA] “Trong nguyên tử, quỹ đạo của electron có bán kính càng lớn ứng với …………..
lớn, quỹ đạo bán kính càng nhỏ ứng với………… nhỏ”
A. kích thước nguyên tử B. động năng
C. năng lượng D. thế năng
Câu 55: [VNA] Một nguyên tử muốn phát một phôtôn thì phải
A. Ở trạng thái cơ bản
B. Nhận kích thích nhưng vẫn còn ở trạng thái cơ bản
C. electrôn chuyển từ quỹ đạo có mức năng lượng cao xuống quỹ đạo có mức năng lượng thấp hơn
D. Có một động năng lớn
Câu 56: [VNA] Để nguyên tử hyđrô hấp thụ một phôtôn, thì phôtôn phải có năng lượng
A. Bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất
B. Bằng năng lượng của một trong các trạng thái dừng
C. Bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng cao nhất
D. Bằng hiệu năng lượng của năng lượng ở hai trạng thái dừng bất kì
Câu 57: [VNA] Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Trạng thái dừng có năng lượng càng thấp thì càng…………Trạng thái dừng có năng lượng càng cao
thì càng……………Do đó, khi nguyên tử ở các trạng thái dừng có …………. Bao giờ cũng có xu
hướng chuyển sang trạng thái dừng……………
A. kém bền vững / bền vững / năng lượng nhỏ / năng lượng lớn
B. bền vững/ kém bền vững/ năng lượng lớn/ năng lượng nhỏ
C. kém bền vững/ bền vững/ năng lượng lớn/ năng lượng nhỏ
D. bền vững/ kém bền vững/ năng lượng nhỏ / năng lượng lớn
Câu 58: [VNA] Nếu nguyên tử hấp thụ một photon có năng lượng  = Ecao − Ethấp thì sẽ phát ra một
photon có năng lượng ’ thỏa điều kiện
A. ’ =  B. ’ = 0,5 C. ’ = 2 D. ’ = 2

Trang 10
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 59: [VNA] Câu nào sau đây là sai khi electron của nguyên tử Hidro chuyển từ trạng thái dừng
có quỹ đạo M về trạng thái dừng có quỹ đạo L
A. electron chuyển từ quỹ đạo dừng có bán kính lớn sang quỹ đạo dừng có bán kính nhỏ hơn.
B. nguyên tử phát ra photon có năng lượng ε = EM – EL
EM − EL
C. nguyên tử phát ra photon có tần số f =
h
D. nguyên tử hấp thụ một photon
Câu 60: [VNA] Gọi r0 là bán kính quỹ đạo dừng thứ nhất của nguyên tử hiđro. Khi bị kích thích
nguyên tử hiđro không thể có quỹ đạo
A. 2r0 B. 4r0 C. 16r0 D. 9r0
Câu 61: [VNA] Trong nguyên tử Hiđrô xét các mức năng lượng từ P trở xuống đến K có bao nhiêu
khả năng kích thích để bán kính quỹ đạo của electron tăng lên 4 lần ?
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 62: [VNA] Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quĩ đạo K của electron trong nguyên tử hidro là
r0. Khi electron chuyển từ quĩ đạo N về quĩ đạo L thì bán kính quĩ đạo giảm bớt
A. 12r0 B. 4r0 C. 9r0 D. 16r0
Câu 63: [VNA] Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r = 5,3.10 ‒11
m. Ở một trạng thái kích thích
của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 2,12.10‒10 m. Quỹ
đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng
A. L B. O C. N D. M
Câu 64: [VNA] Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, trong các quỹ đạo dừng của êlectron
có hai quỹ đạo có bán kính rm và rn. Biết rm – rn =36r0, trong đó r0 là bán kính Bo. Giá trị rm gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 98r0 B. 87r0 C. 50r0 D. 65r0
Câu 65: [VNA] Nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản được kích thích lên trạng thái có bán kính quỹ
đạo tăng lên 9 lần. Electron chuyển mức
A. từ L lên N B. từ K lên M C. từ K lên L D. từ L lên O
Câu 66: [VNA] Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định
13,6
bằng biểu thức En = − 2 eV (với n = 1, 2, 3, …). Ở trạng thái dừng này, electron trong nguyên tử
n
chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính rn = n2r0, với r0 là bán kính Bo. Nếu một nguyên tử
hiđrô hấp thụ một phôtôn có năng lượng 2,856 eV thì bán kính quỹ đạo dừng của electron trong
nguyên tử đó sẽ tăng lên
A. 2,25 lần. B. 6,25 lần. C. 4,00 lần D. 9,00 lần.

Trang 11
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 67: [VNA] Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác
13,6
định bởi công thức En = − 2 eV (với n = 1, 2, 3,…) và bán kính quỹ đạo êlêctrôn trong nguyên tử
n
hiđrô có giá trị nhỏ nhất là 5, 3.10 −11 m. Nếu kích thích nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản
bằng cách bắn vào nó một êlêctrôn có động năng 12,7 eV thì bán kính quỹ đạo của êlêctrôn trong
nguyên tử sẽ tăng thêm ∆r. Giá trị lớn nhất của ∆r là
A. 24,7.10‒11 m. B. 51,8.10‒11 m. C. 42,4.10‒11 m. D. 10,6.10‒11 m.
Câu 68: [VNA] Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích thứ nhất thì hấp thụ phôtôn chuyển
lên trạng thái có bán kính quỹ đạo của êlectron tăng lên 9 lần. Biết năng lượng ứng với các trạng
13,6
thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức En = − 2 eV (với n = 1, 2, 3,…). Khi
n
chuyển dời về các trạng thái có năng lượng thấp hơn thì nguyên tử có thể phát ra bức xạ có năng
lượng nhỏ nhất xấp xỉ
A. 12,09 eV. B. 13,22 eV. C. 0,17 eV. D. 2,86 eV.
Câu 69: [VNA] Có một khối khí hidro đang ở trạng thái cơ bản trong điều kiện áp suất thấp thì
được chiếu tới một chùm các photon có mức năng lượng khác nhau. Hỏi trong các photon có năng
lượng sau đây photon nào không bị khối khí hấp thụ ?
A. 10,2 eV B. 12,75 eV C. 12,09 eV D. 11,12 eV
Câu 70: [VNA] Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng – 13,6 eV. Để chuyển
lên trạng thái dừng có mức năng lượng – 3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có
năng lượng
A. 10,2 eV B. – 10,2 eV C. 17 eV D. 4 eV
Câu 71: [VNA] Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên
tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 µm. Lấy h = 6,625.10 −34 J.s, c = 3.108m/s và e = 1,6.10‒19 C. Năng
lượng của phôtôn này bằng
A. 1,21 eV B. 11,2 eV C. 12,1 eV D. 121 eV
Câu 72: [VNA] Electron của nguyên tử Hidro đang ở trạng thái dừng P, chuyển động tròn đều
quanh hạt nhân với tốc độ v. Khi electron trở về trạng thái kích thích thứ nhất (mức K) thì tốc độ
chuyển động tròn đều quanh hạt nhân của electron là
A. 3v B. 9v C. 6v D. 36v
Câu 73: [VNA] Lực tương tác Cu–lông giữa êlectron và hạt nhân của nguyên tử hiđrô khi nguyên
tử này ở quỹ đạo dừng L là F. Khi nguyên tử này chuyển lên quỹ đạo N thì lực tương tác giữa
êlectron và hạt nhân là
A. F/16 B. F/4 C. F/12 D. F/2
Câu 74: [VNA] Gọi F là độ lớn lực tương tác điện giữa êlectron và hạt nhân khi electron chuyển
động trên quỹ đạo dừng K. Khi độ lớn lực tương tác điện giữa electron và hạt nhân là F/16 thì
electron đang chuyển động trên quỹ đạo dừng nào ?
A. Quỹ đạo dừng L B. Quỹ đạo dừng M C. Quỹ đạo dừng N D. Quỹ đạo dừng O

Trang 12
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 75: [VNA] Khi chuyển từ quỹ đạo M vệ quỹ đạo L, nguyên tử hidrô phát ra phôtôn có bước
sóng 0,6563 µm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L, nguyên tử hidro phát ra phôtôn có bước
sóng 0,4861 µm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo M, nguyên tử hidro phát ra phôtôn có bước
sóng
A. 1,1424 µm B. 1,8744 µm C. 0,1702 µm D. 0,2793 µm
Câu 76: [VNA] Theo tiên đề của Bo, khi electron trong nguyên tử hidro chuyển từ quỹ đạo L sang
quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng 21, khi electron chuyển từ quỹ đạo M sang
quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng 32, khi electron chuyển từ quỹ đạo M sang
quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng 31. Biểu thức xác định 31 là
3221 3221
A. 31 = B. 31 = 32 − 21 C. 31 = 32 + 21 D. 31 =
21 − 32 21 + 32
Câu 77: [VNA] Khi electron ở quĩ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđro được tính
13,6
theo công thức En = − 2 eV (n = 1, 2, 3, ....). Khi electron trong nguyên tử hidro chuyển từ quĩ đạo
n
dừng thứ n = 3 sang qũy đạo dừng n = 2 thì nguyên tử hidro phát ra photon ứng với bức xạ có bước
sóng bằng
A. 0,4350 m B. 0,4861 m C. 0,6576 m D. 0,4102 m
13,6
Câu 78: [VNA] Năng lượng các trạng thái dừng của nguyên tử Hiđrô được tính bởi En = − eV
n2
(với n = 1, 2, …). Khi electron trong nguyên tử Hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng có bán kính rn = 1,908
nm sang quỹ đạo dừng có bán kính rm = 0,212 nm thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số
A. 7,299.1014 Hz. B. 2,566.1014 Hz. C. 1,094.1015 Hz. D. 1,319.1016 Hz.
Câu 79: [VNA] Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác
−13,6
định bởi công thức En = eV (với n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ
n2
quỹ đạo dừng n = 3 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 1. Khi êlectron
chuyển từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 2.
Mối liên hệ giữa hai bước sóng 1 và 2 là
A. 27λ2 = 128λ1 B. λ2 = 5λ1 C. 189λ2 = 800λ1 D. λ2 = 4λ1
Câu 80: [VNA] Mẫu nguyên tử của Bo, bán kính quỹ đạo dừng ứng với trạng thái cơ bản của nguyên
tử Hiđro là r0 = 0,53.10‒10 m và năng lượng của nguyên tử ứng với các trạng thái dừng được xác định
−13,6
bằng biểu thức En = eV, với n = 1, 2, 3…. Một đám nguyên tử Hiđro đang ở trạng thái kích
n2
thích ứng với bán kính quỹ đạo dừng là 1,908 nm. Tỷ số giữa phô tôn có năng lượng lớn nhất và
phô tôn có năng lượng nhỏ nhất có thể phát ra là:
785 35 875 675
A. B. C. D.
864 27 11 11

Trang 13
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 81: [VNA] Trong nguyên tử Hidro, tổng của bán kính quỹ đạo thứ n và bán kính quỹ đạo thứ
n + 7 bằng bình phương quỹ đạo thứ n + 8. Biết bán kính Bo r0 = 5,3.10‒11 m. Coi chuyển động của
electron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân khi
electron chuyển động trên quỹ đạo dừng thứ n gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,6.10‒10 N B. 1,2.10‒10 N C. 1,6.10‒11 N D. 1,2.10‒11 N
Câu 82: [VNA] Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N sang
quỹ đạo L thì lực hút giữa êlectron và hạt nhân
A. giảm 16 lần. B. tăng 16 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 83: [VNA] Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, xem chuyển động của êlectron
quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Cho e = 1,6.10–19 C, khối lượng êlectron là m = 9,1.10–31 kg,
bán kính Bo là r0 = 5,3.10–11 m. Tốc độ của êlectron trên quỹ đạo M có giá trị gần bằng kết quả nào
sau đây?
A. 546415 m/s. B. 2185660 m/s. C. 728553 m/s. D. 1261891 m/s.
Câu 84: [VNA] Biết rằng trên các quỹ đạo dừng của nguyên tử hiđrô, electron chuyển động tròn
đều dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân và electron. Khi electron chuyển động trên
quỹ đạo dừng K chuyển lên chuyển động trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ góc đã
A. tăng 8 lần. B. tăng 27 lần. C. giảm 27 lần. D. giảm 8 lần.

Trang 14
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Chủ đề 4: Sự phát quang – Tia Laze

Câu 85: [VNA] Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến
A. sự giải phóng một electron tự do
B. sự giải phóng một electron liên kết
C. sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống
D. sự phát ra một photon khác
Câu 86: [VNA] Trong hiện tượng quang – phát quang, có sự hấp thụ ánh sáng để làm gì ?
A. Để tạo ra dòng điện trong chân không B. Để thay đổi điện trở của vật
C. Để làm nóng vật D. Để làm cho vật phát sáng
Câu 87: [VNA] Trong trường hợp nào có sự quang – phát quang ?
A. Ta nhìn thấy màu xanh của một biển quảng cáo lúc ban ngày
B. Ta nhìn thấy ánh sáng lục phát ra từ các cọc tiêu trên đường núi khi có ánh sáng đèn oto chiếu
vào
C. Ta nhìn thấy ánh sáng của một ngọn đèn đường
D. Ta nhìn thấy ánh sáng đỏ của một tấm kính đỏ
Câu 88: [VNA] Gọi f là tần số ánh sáng kích thích chiếu tới chất phát quang, f’ là tần số ánh sáng do
chất phát quang phát ra sau khi bị kích thích. Kết luận nào sau đây là đúng
A. f’ < f B. f’ > f C. f’ = f D. f’ = 2f
Câu 89: [VNA] Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng lam thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không
thể là
A. ánh sáng chàm B. ánh sáng vàng C. ánh sáng đỏ D. ánh sáng lục
Câu 90: [VNA] Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng vàng thì ánh sáng huỳnh quang phát ra có
thể là
A. ánh sáng tím B. ánh sáng vàng C. ánh sáng cam D. ánh sáng lục
Câu 91: [VNA] Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số f = 8.1014 Hz. Khi dùng
ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này có thể phát quang ?
A. 0,65 µm B. 0,55 µm C. 0,45 µm D. 0,35 µm
Câu 92: [VNA] Khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn
A. cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang
B. cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang
C. sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang
D. sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang

Trang 15
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 93: [VNA] Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sự huỳnh quang
A. là hiện tượng quang – phát quang
B. ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
C. nó thường xảy ra đối với rắn, lỏng và chất khí
D. ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn ánh sáng kích thích
Câu 94: [VNA] Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sự lân quang
A. ánh sáng phát quang kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích
B. nó thường xảy ra đối với chất rắn
C. là hiện tượng nhiệt – phát quang
D. các loại sơn quét trên biên biển báo giao thông là các chất lân quang
Câu 95: [VNA] Chọn phát biểu sai
A. Sự phát quang của các chất chỉ xảy ra khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào
B. Thời gian phát quang của các chất khác nhau thì khác nhau
C. Tần số của ánh sáng phát quang lớn hơn tần số của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ
D. Sự phát sáng của các tinh thể chất rắn khi bị kích thích bằng ánh sáng thích hợp là sự lân
quang
Câu 96: [VNA] Chọn phát biểu sai
A. Chất huỳnh quang có dạng lỏng hoặc khí
B. Chất lân quang có dạng rắn
C. Chất lân quang có thể tồn tại thời gian rất dài sau khi ngừng chiếu ánh sáng kích thích
D. Chất huỳnh quang chỉ có thể tồn tại thời gian vài giây sau khi ngừng chiếu ánh sáng kích thích
Câu 97: [VNA] Chọn câu sai
A. Tia laze là một bức xạ không nhìn thấy được
B. Tia laze là chùm sáng kết hợp
C. Tia laze có tính định hướng cao
D. Tia laze có tính đơn sắc cao
Câu 98: [VNA] Tia laze không có tính chất nào dưới đây ?
A. Tia laze có công suất lớn B. Tia laze là chùm sáng kết hợp
C. Tia laze có tính định hướng cao D. Tia laze có tính đơn sắc cao
Câu 99: [VNA] Khẳng định nào sau đây là sai về Laze ?
A. Laze có thể được dùng để khoan cắt kim loại
B. Laze có thể được dùng để đo khảng cách, tam giác đạc, ngắm đường thẳng
C. Laze được ứng dụng trong truyền dẫn thông tin
D. Laze là máy khuếch đại ánh sáng dựa vào sự phát xạ tự phát

Trang 16
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 100: [VNA] Kết luận nào sau đây là sai khi nói về tia Laser ?
A. Tia Laser không có tác dụng nhiệt
B. Tia Laser có các loại rắn, khí, rắn và bán dẫn.
C. Tia Laser dùng làm dao phẫu thuật
D. Tia Laser dùng trong đầu đọc đĩa CD, bút chỉ bảng là Laser bán dẫn
Câu 101: [VNA] Chùm sáng do laze rubi phát ra có màu
A. trắng B. xanh C. đỏ D. vàng
Câu 102: [VNA] Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số f = 6.1014 Hz. Khi dùng
ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?
A. 0,55 µm B. 0,45 µm C. 0,38 µm D. 0,40 µm
Câu 103: [VNA] Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với bước sóng 0,55 µm. Khi
dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang ?
A. 0,35 µm B. 0,5 µm C. 0,6 µm D. 0,45 µm
Câu 104: [VNA] Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì
thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng B. quang ‒ phát quang
C. hóa ‒ phát quang D. tán sắc ánh sáng
Câu 105: [VNA] Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng
A. trong truyền tin bằng cáp quang B. làm dao mổ trong y học
C. làm nguồn phát siêu âm D. trong đầu đọc đĩa CD
Câu 106: [VNA] Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang – phát quang ?
A. Sự phát sáng của con đom đóm B. Sự phát sáng của đèn dây tóc
C. Sự phát sáng của đèn ống thông thường D. Sự phát sáng của đèn LED
Câu 107: [VNA] Chọn câu sai nói về đặc điểm hiện tượng huỳnh quang?
A. Thường do các chất lỏng, chất khí phát ra.
B. Xảy ra ở nhiệt độ thường.
C. Sau khi ngừng khích thích kéo dài một khoảng thời gian dài.
D. Hấp thụ năng lượng của các phô tôn kích thích.
Câu 108: [VNA] Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích
phát sáng. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì nó sẽ phát quang?
A. lục. B. vàng. C. lam. D. da cam.

Trang 17
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 109: [VNA] Kết luận nào sau đây đúng hiện tượng phát quang của các chất khi được kích thích
bằng bức xạ điện từ?
A. Các chất rắn không thể phát quang bằng cách chiếu bức xạ điện từ.
B. Các chất khí còn phát quang trong thời gian dài sau khi đã tắt nguồn kích thích.
C. Chất khí phát ánh sáng huỳnh quang, bước sóng dài hơn ánh sáng kích thích.
D. Chất rắn phát ra ánh sáng có tần số lớn hơn tần số ánh sáng kích thích.
Câu 110: [VNA] Một chùm tia laze được tạo ra trong hiện tượng bức xạ cảm ứng được truyền trong
chân không có bước sóng λ = 0,72 μm , cho c = 3. 108 m / s . Phôtôn cấu tạo nên chùm sáng laze này
có tần số và năng lượng lần lượt là
A. 2,4. 1014 Hz, 1,59.10 −19 J. B. 4,17.1014 Hz, 27,6.10 −20 J.
C. 4,17.1014 Hz, 1,59.10 −19 J. D. 2,4. 1014 Hz, 27,6.10 −20 J .
Câu 111: [VNA] Một đèn Laze có công suất phát sáng 1 W phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng
0,7 μm . Cho h = 6,625.10 −34 Js, c = 3.108 m / s . Số phôtôn của nó phát ra trong 1 giây là.
A. 3, 52.1016. B. 3, 52.1019. C. 3, 52.1018. D. 3, 52.10 20 .
Câu 112: [VNA] Một laze He – Ne phát ra ánh sáng có bước sóng 632,8 nm và có công suất đầu ra
là 2,3 mW. Số photon phát ra trong mỗi phút là
A. 22.1015. B. 44.1016. C. 44.1015. D. 22.1016.
Câu 113: [VNA] Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0, 42 μm với công suất 0,8 W. Laze B phát
ra chùm bức xạ có bước sóng 0,63 μm với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze A và số
phôtôn của laze B phát ra trong mỗi giây là
A. 3 / 4 . B. 8 / 9 C. 7 / 8 . D. 2.
Câu 114: [VNA] Ánh sang huỳnh quang là ánh sáng
A. được phát ra khi chiếu ánh sáng thích hợp vào chất lỏng hoặc chất khí.
B. có thể tồn tại một thời gian dài sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
D. được phát ra khi chất lỏng và khí được nung nóng ở áp suất thấp.
Câu 115: [VNA] Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,4 μm với công suất 0,9 W. Laze B phát
ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60 μm với công suất 0,75 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số
phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là
A. 3 / 4 . B. 8 / 9 C. 2 / 3 . D. 5 / 4
Câu 116: [VNA] Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,50 μm với công suất 0,6 W. Laze B phát
ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 μm với công suất 0,8 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze A và số
phôtôn của laze B phát ra trong mỗi giây là
A. 5 / 6 . B. 1,2. C. 1,48. D. 0,675.

Trang 18
THẦY VNA – mapstudy
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 117: [VNA] Một đèn laze có công suất phát sáng 1 W phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 700
nm. Số photon của nó phát ra trong một giây là
A. 3, 52.1019. B. 3, 52.10 20. C. 3, 52.1018. D. 3, 52.1016.
Câu 118: [VNA] Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng khi bị chiếu sáng bởi bức xạ
0,3μm . Hãy tính phần năng lượng photon mất đi trong quá trình trên.
A. 2,65.10 −19 J. B. 26, 5.10 −19 J. C. 2,65.10 −18 J. D. 265.10 −19 J.
Câu 119: [VNA] Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể
là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng lục. C. Ánh sáng chàm. D. Ánh sáng lam.
Câu 120: [VNA] Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số f = 6.1014 Hz . Khi
dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?
A. 0,55 μm. B. 0,40 μm. C. 0,45 μm. D. 0,38μm.
Câu 121: [VNA] Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích
phát sáng. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ không phát quang?
A. Da cam. B. Tím. C. Lam. D. Chàm.
Câu 122: [VNA] Ánh sáng lân quang
A. được phát ra bởi cả chất rắn, lỏng, khí.
B. có thể tồn tại trong thời gian nào đó khi tắt ánh sáng kích thích
C. có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng kích thích
D. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Câu 123: [VNA] Trong hiện tượng quang phát quang, sự hấp thụ hoàn toan 1 photon sẽ đưa đến
A. sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống. B. sự phát ra một photon khác.
C. sự giải phóng một electron tự do. D. sự giải phóng một electron liên kết.
Câu 124: [VNA] Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử
hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng
lượng để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó
A. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn do có bổ sung năng lượng.
B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn do có mất mát năng lượng.
C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn do có mất mát năng lượng.
D. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng lớn hơn do có bổ sung năng lượng.

Trang 19

You might also like