You are on page 1of 30

CHƯƠNG I: Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chuyên đề 1. MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ ĐƯỜNG CAO

A. Kiến thức cần nhớ

Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH (h.1.1). Khi đó ta có:

1) b2 = ab; c 2 = ac ;

2) h 2 = bc ;

3) bc = ah ;

1 1 1
4) 2
= 2+ 2;
h b c

5) a 2 = b 2 + c 2 (định lí Py-ta-go).

B. Một số ví dụ
1 2AB
Ví dụ 1. Cho tam giác ABC cân tại A ( A  90 ), đường cao BH. Chứng minh rằng: =
CH BC 2

Ví dụ 2. Hình thang ABCD có A = D = 90 và BD ⊥ BC . Biết AD = 12cm, CD = 25cm . Tính diện

tích hình thang.

Ví dụ 3. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, BC = 2a. Gọi D và E lần lượt là hình

chiếu của H trên AB và AC. Tính giá trị lớn nhất của diện tích tứ giác AEHD.

Ví dụ 4. Cho ba điểm A, B, C, trong đó A, B cố định, AB = BC = a . Vẽ tam giác ADE vuông tại A


1 1
sao cho AC là đường cao. Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng 2
+ .
AD AE 2

Ví dụ 5. Cho hình thang ABCD, A = D = 90 , hai đường chéo vuông góc với nhau. Cho biết

AB = a, CD = b .

a) Tìm giá trị nhỏ nhất của diện tích hình thang ABCD.

b) Chứng minh rằng các độ dài AC, BD và AB + CD có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác

vuông.

C. Bài tập vận dụng

Vận dụng hệ thức (1)


1.1. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = c, AC = b . Vẽ đường cao AH. Gọi E và F lần lượt là hình

chiếu của H trên AB và AC. Tính theo b và c giá trị của các tỉ số:

HB BE
a) ; b) .
HC CF

1.2. Cho tam giác ABC vuông tại A, BC = 20cm . Biết tỉ số hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông

trên cạnh huyền là 9 :16 . Tính diện tích tam giác ABC.

1.3. Cho tam giác ABC cân tại A. Các tia phân giác của góc A và góc B cắt nhau tại O. Biết

OA = 2 3cm , OB = 2cm , tính độ dài AB.

1.4. Cho tam giác ABC cân tại A, góc A nhọn, trực tâm H. Biết HA = 7cm , HB = HC = 15cm . Tính

diện tích tam giác ABC.

Vận dụng hệ thức (2)

1.5. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết diện tích các tam giác ABH và ACH lần

lượt là 54cm 2 và 96cm 2 . Tính độ dài BC.

1.6. Cho hình thang cân ABCD, AB / /CD , AD ⊥ AC . Biết AB = 7cm, CD = 25cm . Tính diện tích

hình thang.

1.7. Cho hình thang ABCD, A = D = 90 . Hai đường chéo vuông góc với nhau tại O. Biết

OB = 5, 4cm ; OD = 15cm .

a) Tính diện tích hình thang;

b) Qua O vẽ một đường thẳng song song với hai đáy, cắt AD và BC lần lượt tại M và N. Tính độ

dài MN.

1.8. Cho trước các đoạn thẳng a và b ( a  b ). Hãy dựng một đoạn thẳng thứ ba x sao cho x là

trung bình nhân của hai đoạn thẳng a và b.

Vận dụng hệ thức (4)

1.9. Cho hình vuông ABCD cạnh 1. Gọi M là một điểm nằm giữa B và c. Tia AM cắt đường thẳng
1 1
CD tại N. Tính giá trị của biểu thức P = 2
+ .
AM AN 2
1.10. Cho hình thoi ABCD, AB = 2cm , A = 120 . Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BAE = 15 . Tia
1 1 1
AE cắt đường thẳng CD tại F. Chứng minh rằng 2
+ 2
= .
AE AF 3

1.11. Cho hình thang ABCD, A = D = 90 , AD = CD và hai đáy không bằng nhau. Gọi E là giao
1 1 1
điểm của hai đường thẳng AD và BC. Chứng minh rằng 2
= + .
AD 2
CB CE 2

1.12. Cho hình thoi ABCD, đường cao AH. Cho biết AC = m ; BD = n và AH = h .

1 1 1
Chứng minh rằng 2
= 2+ 2.
h m n

1.13. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 15cm, AC = 20cm . Vẽ hình chữ nhật DEFG nội tiếp tam

giác ABC sao cho D thuộc cạnh AB; E thuộc cạnh AC; F và G thuộc cạnh BC. Xác định vị trí của D

và E để diện tích hình chữ nhật DEFG là lớn nhất. Tính diện tích lớn nhất đó.

Vận dụng hệ thức (5) Định lí Py-ta-go

1.14. Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM.

BC 2
Chứng minh rằng AB 2 + AC 2 = 2 AM + .
2

Áp dụng: Tam giác ABC có AB = 5, AC = 7 và BC = 10 . Tính độ dài đường trung tuyến AM.

1.15. Cho tam giác ABC, A = 60 . Đặt BC = a, CA = b, AB = c .

Chứng minh rằng a 3  b3 + c 3 .

1.16. Cho tam giác ABC, điểm M nằm giữa B và C. Chứng minh rằng:

AB 2 .MC + AC 2 .MB − AM 2 .BC = MB.MC.BC

1.17. Cho tam giác ABC. Đặt BC = a, CA = b, AB = c . Chứng minh rằng:

a) Nếu A  90 thì a 2  b 2 + c 2 ;

b) Nếu A  90 thì a 2  b 2 + c 2 ;

c) Nếu A = 90 thì a 2 = b 2 + c 2 .


1.18. Cho tam giác ABC. Đặt BC = a, CA = b, AB = c . Chứng minh rằng:

a) Nếu a 2  b 2 + c 2 thì A  90 ;

b) Nếu a 2  b 2 + c 2 thì A  90 ;

c) Nếu a 2 = b 2 + c 2 thì A = 90 .

1.19. Cho tam giác ABC, độ dài các cạnh BC, CA, AB lần lượt là a, b, c. Độ dài các đường cao
1 1 1
tương ứng là ha , hb , hc . Chứng minh rằng nếu 2
= 2 + 2 thì hb = c và hc = b .
ha hb hc

Vận dụng tổng hợp nhiều hệ thức

1.20. Cho hình thang ABCD, A = D = 90 , hai đường chéo vuông góc với nhau tại O. Cho biết

AD = 12cm ; CD = 16cm . Tính các độ dài OA, OB, OC, OD.

1.21. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH = h, BC = a . Vẽ HD ⊥ AB , HE ⊥ AC . Ta đặt

BD = m, CE = n . Chứng minh rằng:

a) h3 = a.m.n ; b) 3
a2 = 3 m2 + 3 n2

1.22. Cho tam giác nhọn ABC. Ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Trên các đoạn thẳng HA,

HB, HC lần lượt lấy các điểm M, N, P sao cho BMC = CNA = APB = 90 . Chứng minh rằng:

a) Các tam giác ANP, BMP và CMN là những tam giác cân;

b) Diện tích tam giác MBC là trung bình nhân của diện tích các tam giác ABC và HBC.

1.23. Cho năm đoạn thẳng a, b, c, d, e trong đó bất cứ ba đoạn thẳng nào cũng lập thành một tam

giác. Chứng minh rằng tồn tại ba đoạn thẳng lập thành một tam giác có ba góc nhọn.

1.24. Cho tứ giác ABCD, AC = 6, BD = 4. Chứng minh rằng:

a) Tồn tại hai cạnh của tứ giác nhỏ hơn 5;

b) Tồn tại một cạnh của tứ giác lớn hơn 3,6.


Chuyên đề 2 TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN
C. Kiến thức cần nhớ
1. Định nghĩa (h.2.1)
caïnh ñoá
i caïnh keà
• sin α = ; • cos α = ;
caïnh huyeàn caïnh huyeà
n
caïnh ñoá
i caïnh keà
tanα = ; • cotα = .
caïnh keà caïnh ñoá
i
Từ định nghĩa ta có cả bốn tỉ số lượng giác dương
và sin α  1;cos α  1. .
2. Định lí
Nếu hai góc phụ nhau thì sin của góc này bằng côsin của góc kia, tang của góc này bằng côtang của góc
kia
3. Một số hệ thức cơ bản
sinα cosα
tan α = (1); •cotα = (2);
cosα sinα
•tanα.cotα = 1 (3); •sin2α + cos2α = 1 (4).
4. So sánh các tỉ số lượng giác
Cho α,  là hai góc nhọn. Nếu α   thì
•sin α  sin  , tan α  tan  ;
• cos α  cos  ;cot α  cot  .

D. Một số ví dụ
Ví dụ 1. Chứng minh các hệ thức:
1 1
a) 1 + tan α = ; b) 1 + cot α = .
2 2

cos 2 α sin 2 α
Ví dụ 2. Cho α là một góc nhọn. Chứng minh rằng:
a) sin α < tan α; b) cos α  cot α.
Ví dụ 3. Cho tam giác ABC vuông tại A. Chứng minh rằng: tanB + tanC  2.
Ví dụ 4. Chứng minh định lí sin: Trong một tam giác nhọn, độ dài các cạnh tỉ lệ với sin của các góc đối
diện:
a b c
= = .
sin A sin B sin C
3
Ví dụ 5. Cho tam giác nhọn ABC, hai đường cao BD và CE. Biết diện tích tam giác ADE bằng diện tích
4
tam giác ABC. Tính số đo góc A.
Ví dụ 6. Tìm góc x, biết rằng:
a) tan x = 3cot x;
b) sin x + cos x = 2.
E. Bài tập vận dụng
• Vận dụng định nghĩa sin và côsin
2.1. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3, AC = 4 . Trên cạnh AC lấy điểm M. Tìm giá trị nhỏ nhất của
sin AMB.
2.2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh AB lấy điểm M. Vẽ MN ⊥ BC .
AN
Chứng minh rằng sin C = .
CM
2.3. Cho tam giác nhọn ABC. Vẽ các đường cao BD và CE. Tính số đo của góc A để diện tích tam giác ADE
bằng diện tích tứ giác BCDE.

( )
2.4. Cho tam giác ABC, A = α 0o  α  90o . Vẽ các đường cao BD và CE.

a) Chứng minh rằng DE = BC cosα ;


b) Gọi M là trung điểm của BC. Tính giá trị của α để tam giác MDE là tam giác đều.
2.5. Cho tam giác ABC có diện tích bằng 1. Vẽ ba đường cao AD, BE, CF.
a) Chứng minh rằng S AEF + S BFD + SCDF = cos 2 A + cos 2 B + cos 2C ;

b) Tính diện tích tam giác DEF biết A = 60o , B = 45o (lấy kết quả với ba chữ số thập phân).
1
2.6. Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh BC lấy điểm E, trên cạnh CD lấy điểm F sao cho BE = CF = cạnh
4
hình vuông. Tính cos EAF.
2.7. Cho tam giác ABC , AB = c, BC = a, CA = b . Các đường trung tuyến AA ' đường cao BB ' và đường
phân giác CC ' đồng quy tại O. Chứng minh rằng
b
cos C = .
a+b
A B C 1
2.8. Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng sin sin .sin  .
2 2 2 8
2.9. Cho tam giác ABC, đường cao AH (H nằm giữa B và C). Vẽ đường trung tuyến AM. Biết
AH = 6cm, HB = 4cm, HC = 9cm . Tính các tỉ số lượng giác của góc HAM.
• Vận dụng định nghĩa tang và côtang
2.10. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Cho biết AH = 4cm, BC = 10cm . Chứng minh rằng:
1
tan B = 4tan C hoặc tan B = tan C.
4
2.11. Cho tam giác nhọn ABC, đường cao AD, trực tâm H. Cho biết HA : HD = k , chứng minh rằng:
tan B.tan C = k +1.
2.12. Cho tam giác ABC vuông tại A có B = 60o . Trên cạnh BC lấy điểm M khác B và C sao
cho MB : MC = k . Vẽ BH và CK cùng vuông góc với đường thẳng AM. Chứng minh rằng:
a) AK = 3.BH ;
b) AK : AH = 3k
2.13. Cho tam giác ABC có diện tích S, góc A tù. Đường cao AH = h. Chứng minh rằng:
a) Nếu cot B + cot C = 4 thì S = 2h2 ;

b) Nếu S = 2h thì cot B + cot C = 4 .


2

2.14. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, đường phân giác AD. Cho biết
DB = 30cm, DC = 40cm và HDA = α . Chứng minh rằng: α  10o .
• Vận dụng các hệ thức cơ bản
2.15. Không dùng máy tính hoặc bảng số, tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách hợp lí:
a) P = sin21o + sin2 2o + sin2 3o + ... + sin2 88o + sin2 89o ;

b) Q = tan 15o.tan 25o.tan 35o.tan 45o.tan 55o tan 65o.tan 75o .


20
2.16. Biết cos α = . Tính sin α, tan α và cot α .
29
2.17. Cho cos x = 4sin x . Tính giá trị của tích sin x cos x .
2.18. Cho S = 8sin x + 15cos x . Tìm giá trị lớn nhất của S.
2.19. Cho 0  x  90 . Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau:
o o

a) A = sin 4 x + cos 4 x;

b) B = sin x + cos x.
6 6

2
2.20. Biết sin α cos α = , tính sin α, cos α, tan α và cot α.
5
(
2.21. Chứng minh rằng giá trị các biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của góc α 0o  α  90o : )
a) 2 ( sin α + cos α ) − ( sin α − cos α ) − 6sin α cos α;
2 2

tan 2 α + sin 2 α sin α cos α


b) − ;
tan 2 α tan α
c) sin α + cos α + 3sin α cos α.
6 6 2 2

1 sin α − 2 cos α
2.22. Cho tan α = , tính giá tri cua biêu thức M = .
4 2sin α + cos α
5
2.23. Cho tan α = , tính giá tri của biểu thức N = 6sin α + 7 cos α .
2 2

12
sin 2 B + sin 2 C tan 2 B + tan 2 C
2.24. Tam giác ABC có các góc B và góc C nhọn thoả mãn điều kiện = .
cos 2 B + cos 2 C 2
Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.
• Vận dụng tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau
2.25. Không dùng máy tính hoặc bảng số, hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần:
a) tan69o , sin65o , cos33o , cot 25o ;
b) cos65o , cot 63o , sin20o , tan28o , cos 66o.

2.26. Cho α = 45 Chứng minh rằng:


o

a) sin α  cos α;
b) tan α  cot α.
2.27. Cho tam giác ABC vuông tại A và các biểu thức:
sin B − 2sin C tan B − 3 tan C
P= ;Q = .
2 cos B − cos C 3cot B − cotC
Giả sử các biểu thức P và Q đều có nghĩa, chứng minh rằng P.Q  0 .
2.28. Tính giá trị các biểu thức sau:
 cos 43o cot 48o 
o  (
a) M =  o
+ : cos 25o.sin 65o + sin 25o.cos 65o ) ;
 sin 47 tan 42 
180o − α α 180o − α α 180o − α α
b) N = sin .cos + cos .sin − tan .tan
2 2 2 2 2 2
(với 0  α  180 ).
o o

• Vận dụng định lý sin


sin B + sin C
2.29. Cho tam giác nhọn ABC có sin A = . Chứng minh rằng:
2
AB + AC
BC = .
2
2.30. Cho tam giác nhọn ABC. Có thể xảy ra đẳng thức sin A = sin B + sin C không? Vì sao?
2.31. Cho tam giác nhọn ABC , BC = a, CA = b, AB = c Chứng minh rằng:

a sinA + b sin B + c sin C = ( a + b + c )(sin A + sin B + sin C ) .


2.32. Cho tam giác nhọn ABC , BC = a, CA = b, AB = c . Chứng minh rằng a sin A, b sin B, c sin C là số đo
ba cạnh của một tam giác.
CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ GÓC TRONG TAM GIÁC VUÔNG
A. Kiến thức cần nhớ
1. Định lí
Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:
• Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề;
• Cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề
Trong hình bên thì:
b = a sin B = a cos C ; c = a sin C = a cos B
b = c tan B = c cot C ; c = b tan C = b cot B

2. Giải tam giác vuông


Là tìm tất cả các cạnh và góc của tam giác vuông B khi biết
hai yếu tố của nó (trong đó ít nhất có một yếu tố về độ dài).
B. Một số ví dụ

Ví dụ 1.Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, B =  . Tính giá trị của  để BH = 3CH.

Ví dụ 2.Giải tam giác ABC biết B = 35, C = 50 và đường cao AH = 5,0cm.

Ví dụ 3.Cho tam giác ABC, cạnh BC cố định. Biết BC = 4cm, AB + AC = 8cm. Tính giá trị lớn nhất của
góc A.
Ví dụ 4.Chứng minh định lí côsin: Trong một tam giác nhọn, bình phương của một cạnh bằng tổng các
bình phương của hai cạnh kia trừ đi hai lần tích của hai cạnh ấy với côsin của góc xen giữa của chúng.
C. Bài tập vận dụng
• Vận dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông để chứng minh hoặc tính toán
3.1. Cho tam giác nhọn ABC. Vẽ các đường cao AD, BE, CF. Chứng minh rằng:
a) AD.BE.CF = AB.BC.CA.sin A.sin B.sin C;
b) AE.BF.CD = AB.BC.CA.cos A.cos B.cos C.
3.3. Cho đường thẳng xy và điểm A cố định cách xy là 2cm. Gọi M là một điểm di động trên xy. Vẽ tam
giác ABM vuông tại M sao cho ABM =  ( 0    90 ) . Tính độ dài ngắn nhất của AB.

3.4. Cho tam giác ABC, cạnh BC cố định và BC = 3 3cm . Điểm A di động sao cho AB + AC = 6cm. Tính
giá trị lớn nhất của góc A.

3.5. Cho tam giác ABC, AB = 14cm, AC = 11cm và B = 40 . Tính độ dài BC.

3.6. Cho tam giác ABC, AB = 3,2cm; AC = 5,0cm và B = 70 . Tính độ dài BC.
3.7. Cho tam giác ABC cân tại A, góc ở đáy bằng < 90°. Vẽ các đường cao AH và BK. Biết BK = h, tính
AH.

3.8. Cho tam giác ABC, B = 40, C = 65

a) Tính số đo của góc tạo thành bởi đường cao AH và đường trung tuyến AM (làm tròn đến độ);
b) Cho biết BC = 45cm, tính độ dài AH (làm tròn đến centimet).
3.9. Tam giác ABC là tam giác nhọn hay tam giác tù nếu có:

a) A = 50 , AB = 2,4cm, AC = 6,2cm;

b) A = 55 , AB = 3,5cm, AC = 4,5cm.

3.10. Cho tam giác ABC vuông tại A, A = 64 , AB = c, AC = 4,5cm. Xác định giá trị của c để tam giác
ABC là tam giác tù.
3.11. Cho tam giác nhọn ABC, AB = 4cm, BC = 6cm. Một hình chữ nhật DEFG nội tiếp tam giác đó
với D  AB, E  AC ; F, G  BC . Chứng minh rằng diện tích hình chữ nhật DEFG nhỏ hơn 6cm2.

3.12. Cho tam giác ABC, AB = 5cm, BC = 39cm và CA = 7cm. Tính số đo góc A.

3.13. Giải tam giác ABC, biết:

a) BC = 6,8cm; B = 62; C = 53


b) BC = 6,8cm; B = 40; C = 35

3.14. Giải tam giác ABC, biết: AB = 5cm, BC = 7cm, CA = 6cm (các số đo góc làm tròn đến độ).

3.15. Giải tam giác ABC, biết: A = 68 , AB = 5,0cm, AC = 5,7cm (làm tròn các độ dài đến chữ số thập
phân thứ nhất, làm tròn các số đo góc đến độ).

3.16. Giải tam giác ABC, biết: A = 50 , AB = 4,6cm, BC = 3,7cm (làm tròn số đo góc đến độ, làm tròn độ
dài đến hàng phần mười).
Chuyên đề 5. TÍNH DIỆN TÍCH TAM GIÁC, DIỆN TÍCH TỨ GIÁC NHỜ SỬ DỤNG CÁC TỈ SỐ
LƯỢNG GIÁC
Ví dụ 1. Chứng minh rằng diện tích một tam giác bằng nửa tích hai cạnh nhân với sin của góc nhọn tạo bởi
các đường thẳng chứa hai cạnh ấy.
Ví dụ 2. Tứ giác ABCD có AC = m, BD = n, góc nhọn tạo bởi hai đường chéo bằng  .

1
Chứng minh rằng diện tích của tứ giác này được tính theo công thức S = mn sin  .
2
Ví dụ 3. Cho tam giác nhọn ABC. Gọi độ dài các cạnh BC, CA, AB lần lượt là a, b, c. Tính diện tích tam
giác ABC biết a = 4 2cm, b = 5cm, c = 7cm.

Ví dụ 4. Tứ giác ABCD có AC + BD = 12cm. Góc nhọn giữa hai đường chéo là 45. Tính diện tích lớn
nhất của tứ giác đó.
Ví dụ 5. Cho tam giác ABC, A = 60. Vẽ đường phân giác AD.

1 1 3
Chứng minh rằng: + =
AB AC AD
Ví dụ 6. Tam giác ABC có mỗi cạnh đều nhỏ hơn 4cm. Chứng minh rằng tam giác này có diện tích nhỏ hơn
7cm 2
A. Bài tập vận dụng
• Tính diện tích
5.1. Chứng minh rằng diện tích cùa hình bình hành bằng diện tích của hai cạnh kề nhân với sin của góc
nhọn tạo bởi hai đường thẳng chứa hai cạnh ấy.

5.2. Cho hình chữ nhật ABCD, AC = a và BAC =  ( 0    45 ) . Chứng minh rằng diện tích của hình
1 2
chữ nhật ABCD là S = a sin 2
2
5.3. Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy điểm A và C, trên tia Oy lấy điểm B và D sao cho
OA OB S
= m, = n. Chứng minh rằng AOB = m.n
OC OD SCOD

5.4. Tam giác nhọn ABC có BC = a, CA = b, AB = c. Gọi diện tích tam giác ABC là S. Chứng minh rằng
b2 + c 2 − a 2
S= . Áp dụng với a = 39, b = 40, c = 41 và A = 45. Tính S.
4cot A
5.5. Cho góc xOy có số đo bằng 45. Trên hai cạnh Ox và Oy lần lượt lấy hai điểm A và B sao cho
OA + OB = 8cm. Tính diện tích lớn nhất của tam giác AOB.
5.6. Cho tam giác nhọn ABC. Trên các cạnh AB, BC, CA lần lượt lấy các điểm M,N, P sao cho
1 1 1 1
AM = AB, BN = BC , CP = CA. Chứng minh rằng diện tích tam giác MNP nhỏ hơn diện tích tam
4 3 2 3
giác ABC.
5.7. Cho đoạn thẳng AB = 5cm. Lấy điểm O nằm giữa A và B sao cho OA = 2cm. Trên một nửa mặt phẳng
bờ AB vẽ các tia Ax, By cùng vuông góc với AB. Một góc vuông đỉnh O có hai cạnh cắt các tia Ax, By lần
lượt tại D và E. Tính diện tích nhỏ nhất của tam giác DOE.
5.8. Cho hình bình hành ABCD, góc B nhọn. Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của A trên các đường thẳng
DC và BC.
a) Chứng minh rằng KAH ABC , từ đó suy ra KH = AC.sin B;

b) Cho AB = a, BC = b và B = 60. Tính diện tích AHK và tứ giác AKCH.

• Chứng minh các hệ thức


5.9. Cho tam giác ABC ( AB  AC), A = 60. Đường phân giác ngoài tại đỉnh A cắt đường thẳng BC tại N.
1 1 1
Chứng minh rằng: − =
AB AC AN

5.10. Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB  AC ) . Các đường phân giác trong và ngoài tại đỉnh A của tam
giác cắt đường thẳng BC tại M và N. Chứng minh rằng:

1 1 2 1 1 2
a) + = b) − =
AM AN AB AM AN AC


2 cos
1 1
5.11. Cho tam giác ABC, A =  = 900. Vẽ đường phân giác AD. Chứng minh rằng: + = 2
AB AC AD
5.12. Cho góc xOy có số đo bằng 30. Trên tia phân giác của góc đó lấy điểm A sao cho OA = a . Qua A vẽ
một đường thẳng cắt Ox và Oy theo thứ tự tại B và C.
1 1
Tính giá trị của tổng +
OB OC
5.13. Cho hình bình hành ABCD, góc nhọn giữa hai đường chéo bằng góc nhọn của hình bình hành. Chứng
minh rằng độ dài hai đường chéo tỉ lệ với độ dài hai cạnh kề của hình bình hành.
• Tính số đo góc. Tính độ dài

5.14. Tam giác nhọn ABC có AB = 4, 6cm; BC = 5,5cm và có diện tích là 9, 69cm2 . Tính số đo góc B (làm
tròn đến độ).

5.15. Cho hình bình hành ABCD, B  90. Biết AB = 4cm, BC = 3cm và diện tích của hình bình hành là
6 3cm2 . Tính số đo các góc của hình bình hành.

5.16. Cho tam giác ABC có diện tích S = 50cm2 , A =   90. Trên hai cạnh AB và AC lần lượt lấy các
1 
điểm D và E sao cho ADE nhọn, có diện tích là S1 = S . Chứng minh rằng DE  10 tan ( cm )
2 2

5.17. Cho tam giác ABC, đường phân giác AD. Biết AB = 4, 7cm, AC = 5,3cm và A = 72. Tính độ dài AD
(làm tròn đến hàng phần mười).

5.18. Cho tam giác ABC, AB = 6cm, AC = 12cm, A = 120. Vẽ đường phân giác AD. Tính độ dài AD.

5.19. Cho tam giác ABC , AB = 5cm, BC = 7cm, CA = 8cm. Vẽ đường phân giác AD. Tính độ dài AD.

1 1 1
5.20. Cho tam giác ABC, đường phân giác AD. Biết + = , tính số đo góc BAC.
AB AC AD
CHƯƠNG II: Đường tròn
Chuyên đề 6. SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN.
TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
D. Kiến thức cần nhớ
1. Cách xác định đường tròn
Một đường tròn được xác định khi:
• Biết tâm và bán kính.
• Biết một đoạn thẳng là đường kính.
• Biết ba điểm của nó:
Qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng ta vẽ được một và chỉ một
đường tròn. Tâm của đường tròn này là giao điểm các đường trung
trực của ABC
2. Tam giác nội tiếp. Đường tròn ngoại tiếp tam giác
• Đường tròn (O ) đi qua ba đỉnh của tam giác ABC gọi là đường tròn
ngoại tiếp tam giác ABC, còn tam giác ABC gọi là tam giác nội tiếp
đường tròn (O ) .

• Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ) ;

- Nếu BC là đường kính thì A = 90 ;

- Nếu A = 90 thì BC là đường kính (h.6.2).


3. Tâm đối xứng. Trục đối xứng
Đường tròn có tâm đối xứng và trục đối xứng. Tâm đối xứng là tâm của đường tròn. Trục đối xứng
là bất kì đường kính nào của đường tròn.
E. Một số ví dụ
Ví dụ 1. Chứng minh rằng:
a) Bốn đỉnh của một hình chữ nhật cùng nằm trên một đường tròn;
b) Bốn đỉnh của một hình thang cân cùng nằm trên một đường tròn.
Ví dụ 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ điểm D đối xứng với A qua BC, điểm E đối xứng với A qua
trung điểm O của BC. Chứng minh rằng 5 điểm A, B, C, D, E cùng thuộc một đường tròn.
Ví dụ 3. Cho đường tròn (O ) đường kính AB và dây AC. Trên tia AC lấy một điểm M sao cho C là trung
điểm của AM. Chứng minh rằng khi điểm C di động trên đường tròn (O ) thì điểm M nằm trên một
đường tròn cố định.
Ví dụ 4. Cho đường tròn (O ) và một điểm K cố định ở ngòai đường tròn. Đường thẳng KO cắt đường tròn
tại A và B (A nằm giữa K và B). Gọi M là một điểm bất kì trên đường tròn. Chứng minh rằng
KA  KM  KB .
Ví dụ 5. Cho tam giác ABC. Vẽ đường tròn đi qua A, B và có tâm D nằm trên đường thẳng AC. Vẽ đường
tròn đi qua A, C và có tâm nằm trên đường thẳng AB. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp ABC .
Chứng minh rằng OA ⊥ DE .
Ví dụ 6. Cho đường tròn (O; R ) và 10 điểm bất kì M1 , M 2 ,..., M10 . Chứng minh rằng tồn tại một điểm A
trên đường tròn sao cho AM1 + AM 2 + ... + AM10  10 R .

F. Bài tập vận dụng


• Chứng minh nhiều điểm cùng thuộc một đường tròn
6.1. Cho năm điểm A, B, C, D, E. Biết rằng qua bốn điểm A, B, C, D có thể vẽ được một đường tròn, qua
bốn điểm B, C, D, E cũng vẽ được một đường tròn. Chứng minh rằng cả năm điểm A, B, C, D, E cùng
thuộc một đường tròn.

6.2. Cho tứ giác ABCD có C + D = 90 . Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BD, DC và CA.
Chứng minh rằng bốn điểm E, F, G, H cùng nằm trên một đường tròn.
6.3. Cho đường tròn (O; R ) và một điểm A ở ngòai đường tròn. Lấy bốn điểm M, N, P, Q thuộc đường tròn
(O ) . Trên các tia AM, AN, AP, AQ lần lượt lấy các điểm M , N , P, Q sao cho M, N, P, Q lần lượt là
trung điểm của AM , AN , AP, AQ . Chứng minh rằng bốn điểm M , N , P, Q cùng nằm trên một
đường tròn.

6.4. Cho hình thoi ABCD, A = 60 . Gọi E, F,G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng
minh rằng 6 điểm B, D, E, F, G, H cùng thuộc một đường tròn.
6.5. Cho hình chữ nhật ABCD, AB = a, BC = b(a  b) . Gọi H là hình chiếu của D trên AC và K là hình
chiếu của C trên BD.
a) Chứng minh rằng bốn điểm C, D, H, K cùng thuộc một đường tròn.
b) Gọi M là trung điểm của AB, tìm điều kiện của a và b để 5 điểm C, D, H, K và M cùng thuộc một
đường tròn.
6.6. Cho tam giác ABC. Ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi I, J, K lần lượt là trung điểm của
HA, HB, HC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, BC và CA. Chứng minh rằng:
a) Bốn điểm M, P, K, J cùng thuộc một đường tròn;
b) Sáu điểm M, P, K, J, I, N cùng thuộc một đường tròn;
c) Chín điểm M, P, K, J, I, N, D, E, F cùng thuộc một đường tròn.
• Chứng minh một điểm thuộc một đường tròn cố định
6.7. Cho tam giác ABC, cạnh BC cố định, đường trung tuyến BM = 1,5cm . Chứng minh rằng điểm A
thuộc một đường tròn cố định.
6.8. Cho đường tròn (O;3cm) . Lấy điểm A bất kì trên đường tròn. Qua A vẽ tia Ax ⊥ OA . Trên tia Ax lấy
điểm B sao cho AB = 4cm . Gọi H là hình chiếu của A trên OB. Chứng minh rằng H thuộc một đường
tròn cố định.
6.9. Cho đoạn thẳng AB = 4cm . Trên AB lấy điểm C sao cho AC = 1cm . Vẽ tia Cx, trên đó lấy điểm M
sao cho AMC = ABM . Chứng minh rằng điểm M thuộc một đường tròn cố định.
• Dựng đường tròn
6.10. Dựng đường tròn đi qua hai điểm A và B cho trước và có tâm nằm trên đường thẳng d cho trước.
6.11. Cho đường thẳng d và một điểm A cách d là 1cm. Dựng đường tròn (O ) có bán kính 1,5cm đi qua A
và có tâm nằm trên đường thẳng d.
• Các dạng khác
6.12. Cho tam giác ABC. Trên tia BC lấy điểm M, trên tia CB lấy điểm N sao cho BM = BA, CN = CA . Vẽ
đường tròn (O ) ngoại tiếp tam gác AMN. Chứng minh rằng tia AO là tia phân giác của góc BAC.

6.13. Cho hình thoi ABCD cạnh 1. Gọi R1 và R2 lần lượt là bán kính đừơng tròn ngoại tiếp tam giác ABD
và ABC. Chứng minh rằng R12 + R2 2 = 4 R12 R2 2 .

6.14. Cho 6 đường tròn cùng đi qua một điểm A. Chứng minh rằng có một hình tròn chứa tâm của một hình
tròn khác.
6.15. Cho 99 điểm sao cho trong ba điểm bất kì nào cũng tồn tại hai điểm có khỏang cách nhỏ hơn 1.
Chứng mình rằng trong các điểm đã cho có ít nhất 50 điểm nằm trong một đường tròn có bán kính bằng
1.
6.16.Đố. Hai người chơi một trò chơi như sau:
Mỗi người lần lượt đặt một đồng xu lên một tấm bìa hình tròn. Người cuối cùng đặt được đồng xu lên tấm
bìa là người thắng cuộc. Muốn chắc thắng thì phải chơi như thế nào? (Các đồng xu đều như nhau và
không chồng lên nhau).
6.17. Cho đường tròn (O;3) . Lấy sáu điểm ở bên trong đường tròn, không có điểm nào trùng với O và
không có hai điểm nào thuộc cùng một bán kính. Chứng minh rằng tồn tại hai điểm trong 6 điểm đó có
khỏang cách nhỏ hơn 3.
6.18. Cho sáu điểm thuộc một hình tròn (O; r ) , các điểm này không có điểm nào trùng với O. Chứng minh
rằng tồn tại hai điểm trong sáu điểm ấy có khỏang cách nhỏ hơn hoặc bằng r.
6.19. Cho bảy điểm thuộc một hình tròn (O; r ) trong đó khoảng cách giữa hai điểm bất kì không nhỏ hơn r.
Chứng minh rằng một trong bảy điểm đó trùng với tâm của hình tròn.
CHƯƠNG 10:
Chuyên đề7. ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN.
LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY.
G. Kiến thức cần nhớ
1. Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
2. Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một
dây thì đi qua trung điểm của dây ấy. Đảo lại, trong một
đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây
không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy (h.7.1).
3. Trong một đường tròn:
• Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm;
• Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
4. Trong hai dây của một đường tròn:
• Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn;
• Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn (h.7.2).
OH ⊥ AB; OK ⊥ CD
AB  CD  OH  OK .

H. Một số ví dụ
Ví dụ 1. Cho nửa đường tròn đường kính AB và ba dây AC , AD, AE không qua tâm. Gọi H và K lần lượt là
hình chiếu của D trên AC và AE. Chứng minh rằng HK  AB .
Ví dụ 2. Cho đường tròn (O), hai dây AB, CD bằng nhau và song song. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C,
D là bốn đỉnh của hình chữ nhật.

Ví dụ 3. Cho đường tròn (O) và một điểm M ở trong đường tròn ( M  O ) . Qua M vẽ hai dây, dây
AB ⊥ OM và dây CD bất kì không vuông góc với OM. Chứng minh rằng AB  CD.
R
Ví dụ 4. Cho đường tròn (O; R) và một điểm M cách O một khoảng . Trên đường tròn lấy một điểm A.
2
Tìm giá trị lớn nhất của góc OAM.
Ví dụ 5. Cho đường tròn (O), dây AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ hai dây AC, BD bằng nhau,
cắt nhau tại E. Chứng minh OE ⊥ AB.
I. Bài tập vận dụng
• Đường kính và dây cung
7.1. Chứng minh rằng trong một đường tròn hai dây không đi qua tâm không thể cắt nhau tại trung điểm
của mỗi dây.
7.2. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên các bán kính OA, OB lần lượt lấy các điểm M và N sao
cho OM = ON. Từ M và N vẽ hai tia song song cắt nửa đường tròn lần lượt tại C và D. Chứng minh rằng
MC ⊥ CD.
7.3. Chođường tròn (O; R) đường kính AB và dây CD nằm về một phía của AB (C, D không trùng với A
hoặc B). Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của A và B trên đường thẳng CD. Chứng minh rằng:
a) H và K nằm ngoài đường tròn (O);
b) CH = DK

7.4. Chođường tròn (O; R). Một dây AB chuyển động trong đường tròn sao cho AOB = 120. Gọi M là
trung điểm của AB. Hỏi điểm M đi động trên đường nào?
7.5. Cho bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trênđường tròn (O; R) theo thứ tự đó. Tìm giá trị lớn nhất của diện
tích tứ giác ABCD.
• Khoảng cách từ tâm đến dây
7.6. Chođường tròn (O; 5cm) và hai dây AB, CD song song với nhau, cách nhau 7cm. Biết AB = 6cm, tính
diện tích tứ giác có bốn đỉnh là A, B, C, D.
7.7. Chođường tròn (O; 10cm). Hai dây AB, CD song song với nhau, tâm O cách dây AB là 8cm và cách
dây CD là 6cm. Biết dây AB và tâm O thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ CD, tính chu vi tứ giác có bốn
đỉnh là A, B, C, D.
7.8. Chođường tròn (O; 5cm) và một điểm P sao cho OP = 3cm. Qua P vẽ một dây có độ dài là một số
nguyên. Hỏi vẽ được tất cả bao nhiêu dây như vậy?
• Dựng hình
7.9. Cho đường tròn (O) và một điểm A ở bên trong đường tròn . Dựng hình thoi ABCD sao cho B, C, D
nằm trên đường tròn (O).
7.10. Cho đường tròn (O; R) và một đoạn thẳng AB < 2R. Hãy dựng dây CD sao cho bốn điểm A, B, C, D
là bốn đỉnh của một hình bình hành.
7.11. Cho đường tròn (O; R) và một đoạn thẳng AB sao cho ba điểm A, O, B không thẳng hàng. Qua A và B
hãy dựng hai đường thẳng song song cắt đường tròn lần lượt tại C, D, E, F sao cho bốn điểm C, D, E, F là
bốn đỉnh của một hình chữ nhật.
7.12. Cho đường tròn (O) và 100 đường kính. Tại mỗi đường kính viết một trong các số tự nhiên từ 1 đến
99. Chứng minh rằng tồn tại bốn điểm A, B, C, D là các đầu đường kính đã vẽ mà AB = CD và a + b = c +
d (a, b, c, d là các số được viết tương ứng tại A, B, C, D).
Chuyên đề 8. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN
J. Kiến thức cần nhớ
Bảng tóm tắt
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Hệ thức giữa d và R
Đường thẳng và đường tròn cắt nhau d<R
Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc d=R
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau d>R

• Tính chất của tiếp tuyến


Đường
Nếu một đường thẳngthẳng và đường
là tiếp tuyến tròn
của tiếp
đườngxúc
tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp
điểm.

• Dấu hiệu nhận


Đườngbiết tiếp và
thẳng tuyến
đường tròn không giao nhau
Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì
đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.
• Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

− Điểm đó cách đều hai tiếp điểm;

− Tia kẻ từ điểm đó qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến;
− Tia kẻ từ tâm qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.
• Đường tròn nội tiếp tam giác
Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của một tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác, còn tam giác gọi
là ngoại tiếp đường tròn (h.8.3)
• Đường tròn bàng tiếp tam giác
Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là
đường tròn bàng tiếp tam giác (h.8.4).

K. Một số ví dụ
Ví dụ 1.Cho hình vuông ABCD cạnh dài 4cm. Trên cạnh AD lấy điểm E sao cho AE = 3cm. Vẽ đường
tròn (O) đường kính BE. Chứng minh rằng đường tròn (O) tiếp xúc với CD.
Ví dụ 2.Cho đường tròn (O) và một đường thẳng xy. Hãy dựng tiếp tuyến của đường tròn song song với
xy.
Ví dụ 3.Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Vẽ các tia tiếp tuyến Ax, By thuộc cùng một nửa
mặt phẳng bờ AB. Từ một điểm C trên nửa đường tròn vẽ một tiếp tuyến cắt Ax, By lần lượt tại D và E.
a) Chứng minh rằng tích AD.BE không đổi;
b) Tính diện tích nhỏ nhất của tứ giác ABED.
Ví dụ 4.Cho tam giác ABC cân tại A, BC = 2a. Vẽ đường tròn có tâm O trên BC và tiếp xúc với hai cạnh
bên. Một tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt hai cạnh AB, AC lần lượt tại M và N. Tính tích BM.CN.
Ví dụ 5.Cho đường tròn (O; r) nội tiếp tam giác ABC, tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB lần lượt tại D, E,
F. Gọi p là nửa chu vi và S là diện tích của tam giác ABC. Chứng minh rằng:
AB + AC − BC
a) AE = AF =
2
b) S = p.r

Ví dụ 6. Cho tam giác ABC. BC = a; CA = b; AB = c. Vẽ đường tròn (K) bàng tiếp trong góc A của tam
giác ABC, tiếp xúc với các đường thẳng BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. Chứng minh rằng:
a) AE = AF = p (p là nửa chu vi của ABC );
b) BD = BF = p − c; CD = CE = p − b .

L. Bài tập vận dụng


• Tiếp tuyến
8.1. Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB. Một đường thẳng xy tiếp xúc với đường tròn tại C. Gọi D
và E lần lượt là hình chiếu của A và B trên xy. Chứng minh rằng:
a) Clà trung điểm của DE;
b) Tổng AD + BE không đổi khi C di động trên nửa đường tròn;

DE 2
c) Tích AD.BE =
4
8.2. Cho đường thẳng xy, một điểm A và đường tròn (O) nằm trên một nửa mặt phẳng bờ xy. Hãy dựng

điểm M  xy sao cho nếu vẽ tiếp tuyến MB với đường tròn (O) thì AMx = BMy .

8.3. Từ điểm M ở ngoài đường tròn (O; R) vẽ tiếp tuyến MA với đường tròn.
a) Vẽ dây AB ⊥ OM . Chứng minh rằng MB là tiếp tuyến của đường tròn.
b) Cho biết R = 3cm; OM = 5cm, tính độ dài AB.
8.4. Cho tam giác ABC, hai đường cao BD, CE cắt nhau tại H.
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, D, H, E cùng nằm trên một đường tròn đường kính AH.
b) Gọi M là trung điểm của BC, chứng minh rằng MD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH.
8.5. Một hình vuông cạnh 8 được chia thành 64 ô vuông nhỏ bằng nhau. Vẽ đường tròn (O; 4) với O là tâm
hình vuông.
a) Chứng minh rằng đường tròn này tiếp xúc với bốn cạnh của hình vuông;
b) Có bao nhiêu ô vuông nhỏ nằm hoàn toàn trong đường tròn?

• Hai tiếp tuyến cắt nhau


8.6. Cho nửa đường tròn đường kính AB, các tiếp tuyến Ax, By. Qua điểm C trên nửa đường tròn vẽ một
tiếp tuyến cắt Ax, By lần lượt tại M và N. Gọi D là giao điểm của AN và BM. Đường thẳng CD cắt AB tại
E. Chứng minh rằng:
a) CD ⊥ AB ;
b) D là trung điểm của CE.
8.7. Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B nằm ngoài đường tròn sao cho đường thẳng AB không cắt đường
tròn. Vẽ các tiếp tuyến AM, BN với đường tròn (M, N là các tiếp điểm). Chứng minh rằng:
AM + BN  AB  AM − BN .
8.8. Cho hình vuông ABCD cạnh dài 3cm. Vẽ cung AC có tâm D bán kính 3cm. Gọi M là một điểm trên
cung này. Từ M vẽ một tiếp tuyến với cung AC, cắt AB, BC lần lượt tại E và F. Chứng minh rằng:
2cm  EF  3cm .
8.9. Từ một điểm A ở ngoài đường tròn (O; R) vẽ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp
điểm). Trên cung nhỏ BC lấy điểm D. Tiếp tuyến của đường tròn tại D cắt AB, AC lần lượt tại M và N.
2
Biết BAC = 90 chứng minh rằng: R  MN  R
3

• Đường tròn nội tiếp, đường tròn bàng tiếp


8.10. Hình bên có đường tròn (O) nội tiếp tam giác ABC. Các đường thẳng MN, HK, PQ tiếp xúc với
đường tròn trong đó MN // BC, HK // AC và PQ // AB. Gọi p, p1, p2, p3 và r, r1,r2, r3 lần lượt là chu vi và
bán kính đường tròn nội tiếp các tam giác ABC, AMN, BHK và CPQ. Chứng minh rằng:

a) p = p1 + p2 + p3

b) r = r1 + r2 + r3

8.11. Một tam giác có chu vi không đổi là 2p ngoại tiếp đường tròn (O). Vẽ một tiếp tuyến song song với
một cạnh của tam giác. Tìm độ dài lớn nhất của đoạn tiếp tuyến giới hạn bởi hai cạnh kia của tam giác.
8.12. Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O; r). Tiếp tuyến của đường tròn song song với BC cắt AB
và AC lần lượt tại M và N. Tiếp tuyến của đường tròn song song với CA cắt BA và BC lần lượt tại H và K.
Tiếp tuyến của đường tròn song song với AB cắt CA và CB lần lượt tại P và Q. Gọi diện tích các tam giác
AMN, BHK, CPQ và ABC lần lượt là S1, S2, S3 và S.

S1 S S
a) Chứng minh rằng: + 2 + 3 =1
S S S
S1 + S 2 + S3
b) Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức
S
8.13. Cho đường tròn (O) nội tiếp tam giác ABC, AB = c, AC = b. Qua O vẽ một đường thẳng vuông góc
CE BD OA2
với OA, cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại D và E. Chứng minh rằng + + =1
b c bc
8.14. Gọi r và Ra, Rb, Rc lần lượt là bán kính đường tròn nội tiếp và bán kính đường tròn bàng tiếp trong
1 1 1 1
góc A, góc B, góc C của tam giác ABC. Chứng minh rằng: = + +
r Ra Rb Rc

Chuyên đề 9. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN


M. Kiến thức cần nhớ
1. Bảng tóm tắt
Vị trí tương đối của hai đường tròn Hệ thức giữa
(O; R) vaøO
( '; R) d = OO' vôù
i R vaøR'
Hai đường tròn cắt nhau R − R'  d  R + R'

Hai đường tròn tiếp xúc nhau:


- Tiếp xúc ngoài; d = R+ R'
- Tiếp xúc trong. d = R − R'  0

Hai đường tròn không giao nhau:


- Ngoài nhau; d  R+ R'
- Đựng nhau. d  R −R'

2. Tính chất đường nối tâm


Đường nối tâm là trục đối xứng của hình gồm cả hai hình tròn.
- Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là đường trung trực của dây chung (h.a);
- Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm (h.b, h.c).
N. Một số ví dụ
Ví dụ 1. Cho đường thẳng xy cắt đường tròn (O) tại hai điểm A và B (xy không đi qua O). Trên dây AB lấy
một điểm M. Vẽ đường tròn (I) đi qua M và tiếp xúc với đường tròn (O) tại A. Vẽ đường tròn (K) đi qua M
và tiếp xúc với đường tròn (O) tại B. Chứng minh rằng:
(a) Hai đường tròn (I) và (K) cắt nhau;
(b) Bán kính của đường tròn (O) bằng tổng bán kính của hai đường tròn (I) và (K).
Ví dụ 2. Cho hình vuông ABCD. Vẽ cung tròn ( A; AB) cắt nửa đường tròn (O) đường kính CD tại M. Tia
CM cắt AB tại N. Chứng minh rằng N là trung điểm của AB.
Ví dụ 3. Cho hình bình hành ABCD, hai đường chéo cắt nhau tại M. Vẽ các đường tròn ngoại tiếp tam giác
AMD và tam giác CMB. Chứng minh rằng hai đường tròn này tiếp xúc với nhau.
Ví dụ 4. Cho góc vuông xOy. Một đường tròn có bán kính R không đổi và tâm I di động trên tia Ox sao
cho OI  R . Vẽ đường tròn tâm K bán kính KO với K thuộc Oy sao cho hai đường tròn (I) và (K) tiếp xúc
ngoài với nhau.
(a) Gọi A là tiếp điểm của hai đường tròn. Chứng minh rằng tiếp tuyến chung của hai đường tròn tại A
luôn đi qua một điểm cố định.
3
(b) Đặt OI = d . Xác định giá trị của d để bán kính của đường tròn (K) bằng bán kính của đường tròn
2
(I).
O. Bài tập vận dụng
• Hai đường tròn cắt nhau hoặc không giao nhau
1.1. Cho đường tròn (O; 5cm) và đường tròn (O '; 2cm);OO ' = 9cm . Vẽ tiếp tuyến chung ngoài tiếp
xúc với đường tròn (O) tại A, tiếp xúc với đường tròn (O’) tại B. Vẽ tiếp tuyến chung trong tiếp xúc với
đường tròn (O) và (O’) lần lượt tại C và D. Chứng minh rằng:
a) Hai đường tròn (O) và (O’) không giao nhau;
2
b) CD = AB .
3
1.2. Cho đường tròn (D) và hai điểm P, Q nằm trong đường tròn đó. Chứng minh rằng tồn tại một đường
tròn nằm trong đường tròn (O) và đi qua P, Q.
1.3. Cho ba đường tròn (O1), (O2), (O3) đôi một ngoài nhau. Biết các tiếp tuyến chung ngoài của hai
đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại C, các tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn (O1) và (O3) cắt nhau
tại B, các tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn (O2) và (O3) cắt nhau tại A. Chứng minh rằng ba điểm
A, B, C thẳng hàng.
1.4. Tính độ dài nhỏ nhất của một cạnh hình vuông sao cho trong hình vuông đó có thể đặt 5 miếng bìa
hình tròn có bán kính I và không chồng lên nhau.
1.5. Cho đường tròn (O; R) và đường thẳng d không giao nhau. Gọi M là một điểm tùy ý trên d. Vẽ
đường tròn đường kính OM cắt đường tròn (O) tại A và B. Chứng minh rằng đường thẳng AB luôn đi qua
một điểm cố định.
1.6. Cho ba đường tròn (O1), (O2), (O3) có cùng bán kính R và cùng đi qua một điểm K. Gọi A là giao
điểm thứ hai của đường tròn (O2) và (O3); B là giao điểm thứ hai của đường tròn (O1) và (O3); C là giao
điểm thứ hai của đường tròn (O1) và (O2). Chứng minh rằng:
a) Tứ giác ABO1O2 là hình bình hành;
b) Ba đường thẳng AO1, BO2 và CO3 đồngquy.
Hai đường tròn tiếp xúc
1.7. Cho hình thang cân ABCD (AB CD) , hai đường chéo cắt nhau tại E. Chứng minh rằng đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABE và đường tròn ngoại tiếp tam giác CDE tiếp xúc ngoài với nhau
1.8. Cho tứ giác ABCD. Vẽ đường tròn (O1) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với AC tại M. Vẽ đường
tròn (O2) nội tiếp tam giác ADC tiếp xúc với AC tại N.
AB + AC − BC AD + AC − CD
a) Chứng minh rằng AM = và AN =
2 2
b) Cho biết AB + CD = AD + BC , chứng minh rằng hai đường tròn (O1) và (O2) tiếp xúc ngoài với
nhau.
1.9. Cho các đường tròn (A), (B), (C) tiếp xúc ngoài với nhau từng đôi một. Vẽ đường tròn (O) tiếp xúc
trong với cả ba đường tròn (A), (B), (C). Chứng minh rằng các tam giác OAB, OBC, OCA có chu vi bằng
nhau.
1.10. Cho tam giác ABC có AB = 20; BC = 34; CA = 30 . Vẽ ba đường tròn (A), (B), (C) tiếp xúc ngoài
với nhau từng đôi một.
a) Tính bán kính của ba đường tròn này.
b) Vẽ đường tròn (K) tiếp xúc với các đường tròn (A), (B), (C). Chứng minh rằng các tứ giác lõm
ABKC, BCKA, CAKB có chu vi bằng nhau.
1.11. Cho hai đường tròn (O; R) và (O '; R ') tiếp xúc ngoài tại A. Trên một nửa mặt phẳng bờ OO’ vẽ
các bán kính OB và O’C song song với nhau.
a) Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại A.
b) Vẽ AH ⊥ BC , tính độ dài lớn nhất của AH.
1.12. Cho ba đường tròn (O1; R1 );(O2 ; R 2 );(O3 ; R 3 ) tiếp xúc ngoài với nhau từng đôi một. Gọi các tiếp

điểm của đường tròn (O1) với (O2); của đường tròn (O1) với (O3); của đường tròn (O2) với (O3) lần lượt là
A, B, C. Tia AB và AC cắt đường tròn (O3) lần lượt tại M và N. Gọi H là giao điểm của O1N và O2M.
Chứng minh rằng:
a) MN / /O1O2 ;
b) Đường thẳng AH là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O1) và (O2).
1.13. Cho ba đường tròn (A), (B), (C) tiếp xúc ngoài với nhau từng đôi một. Chứng minh rằng ba tiếp
tuyến chung của từng cặp đường tròn đồng quy tại một điểm. Điểm này có vị trí gì đặc biệt đối với tam giác
ABC?
1.14. Cho hình vuông ABCD cạnh 11cm. Lấy tùy ý ba điểm M, N, P ở trong hình vuông. Chứng minh
tồn tại một điểm nằm trên cạnh hình vuông sao cho các khoảng cách từ điểm đó đến mỗi điểm M, N, P đã
cho đều lớn hơn 5cm.
Chuyên đề 10. VẼ HÌNH PHỤ ĐỂ GIẢI TOÁN TRONG CHƯƠNG ĐƯỜNG TRÒN
A. Đặt vấn đề
Có nhiều bài toán trong chương đường tròn, muốn giải được ta phải vẽ thêm hình phụ. Vẽ hình phụ để tạo
điều kiện vận dụng các định lí trong chương này. Có nhiều cách vẽ hình phụ.
1. Vẽ đường kính vuông góc với một dây
Nếu bài toán yêu cầu so sánh độ dài của hai dây, ta có thể so sánh khoảng cách từ tâm đến hai dây. Khi đó
ta vẽ đường kính vuông góc với mỗi dây để so sánh hai khoảng cách.
Để tính toán độ dài của một dây ta vẽ đường kính vuông góc với dây đó rồi dùng định lí Py-ta-go tính độ
dài của một nửa dây, từ đó suy ra độ dài của cả dây.
2. Vẽ bán kính của đường tròn đi qua tiếp điểm
Các bài toán có tiếp tuyến của đường tròn ta thường vẽ thêm bán kính đi qua tiếp điểm. Khi đó bán kính
này vuông góc với tiếp tuyến.
3. Vẽ tiếp tuyến chung tại tiếp điểm của hai đường tròn tiếp xúc
Nếu bài toán có hai đường tròn tiếp xúc ta có thể vẽ thêm một tiếp tuyến chung tại tiếp điểm. Từ đó ta có
thể vận dụng được tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau và một số tính chất khác.
4. Vẽ dây của hai đường tròn cắt nhau
Nếu bài toán có hai đường tròn cắt nhau, ta có thể vẽ thêm dây chung để được dây chung vuông góc với
đường nối tâm và bị đường nối tâm chia đôi. Dây chung đóng vai trò trung gian để chuyển từ đường tròn
này sang đường tròn khác.
B. Một số ví dụ
Ví dụ 1. Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R) ngoài nhau. Một đường thẳng d // OO’ cắt đường tròn (O;
R) tại A và B, cắt đường tròn (O’; R) tại C và D sao cho B và C nằm giữa A và D. Chứng minh rằng:
a) AB = CD ;

b) AC = BD = OO .
Ví dụ 2. Cho đường tròn (O; 34cm) và đường tròn (O’; 20cm) cắt nhau tại A và B sao cho AB = 32cm.
Qua A vẽ đường thẳng d cắt đường tròn (O) tại một điểm thứ hai là M, cắt đường tròn (O’) tại một điểm
thứ hai là N. Tính độ dài lớn nhất của MN.
Ví dụ 3. Cho hai đường tròn đồng tâm O có bán kính là R và r (R > r). Trên đường tròn nhỏ lấy một điểm
A cố định và một điểm M di động. Qua A vẽ dây BC của đường tròn lớn vuông góc với AM. Chứng minh
rằng:

a) Tổng AB 2 + AC 2 + AM 2 không phụ thuộc vào vị trí của điểm M.


b) Trọng tâm G của tam giác MBC là một điểm cố định.
Ví dụ 4. Cho đường tròn (O) nội tiếp tam giác ABC vuông tại A, tiếp xúc với các cạnh BC, CA và AB lần
lượt tại D, E, và F. Gọi r là bán kính của đường tròn. S là diện tích của tam giác ABC. Chứng minh rằng:
AB + AC − BC
a) r =
2
b) S = BD.CD
Ví dụ 5. Cho hai đường tròn (O1; R1) và (O2; R2) tiếp xúc ngoài tại A. Vẽ tiếp tuyến chung ngoài BC trong
đó B ( O1 ) , C ( O2 ) .

a) Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác vuông.


b) Tính độ dài BC theo R1, R2.
Ví dụ 6. Hai đường tròn (O; 17cm) và ( O ; 10cm) cắt nhau tại A và B. Biết OO = 21cm. Tính diện tích tứ
giác OAOB .
C. Bài tập vận dụng
* Vẽ đường kính vuông góc với một dây
10.1. Cho đường tròn (O; R) và một dây AB bất kì. Từ B vẽ tiếp tuyến xy. Vẽ AH ⊥ xy . Chứng minh rằng
AB 2
tỉ số luôn không đổi.
AH
10.2. Cho hai đường tròn ( O ) và ( O ) cắt nhau tại A và B. Gọi M là trung điểm của OO , gọi N là điểm
đối xứng của A qua M. Vẽ một đường thẳng qua A cắt đường tròn ( O ) và ( O ) lần lượt tại C và D. Chứng
minh rằng tam giác NCD là tam giác cân.
10.3. Cho đường tròn ( O ) và hai dây song song AB, CD cách nhau 6cm, tâm O nằm ở miền trong của hai
dây này và AB = 10cm, CD = 14cm. Một dây MN song song với hai dây này và cách đều chúng. Tính độ
dài của dây MN.
10.4. Cho đường tròn (O; 3cm) và một điểm M cách O là 5cm. Qua M vẽ đường thẳng d cắt đường tròn tại
A và B phân biệt hoặc trùng nhau. Tính giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của tổng MA + MB.
10.5. Cho hai đường tròn ( O ) và ( O ) cắt nhau tại A và B. Hãy dựng qua A một đường thẳng cắt đường
tròn ( O ) và ( O ) lần lượt tại một điểm thứ hai là C và D sao cho A là trung điểm của CD.
1
10.6. Cho hai đường tròn đồng tâm O, bán kính lần lượt là R và r trong đó R  r  R . Hãy dựng dây AB
3
của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ tại C và D (C nằm giữa A và D) sao cho AC = CD = DB .
* Vẽ bán kính đi qua tiếp điểm
10.7. Cho đường tròn (O) và đường thẳng xy tiếp xúc với nhau tại A. Từ một điểm B trên đường tròn vẽ
BH ⊥ xy . Cho biết BH = 9cm, AH = 15cm. Tính bán kính của đường tròn.

10.8. Cho đường tròn (O; r) nội tiếp tam giác ABC vuông tại A. Qua O vẽ đường thẳng d cắt hai cạnh AB,
AC lần lượt tại M và N. Tính diện tích nhỏ nhất của tam giác AMN.
10.9. Cho tam giác ABC vuông tại A có tổng hai cạnh góc vuông là 34cm. Biết bán kính R của đường tròn
ngoại tiếp hơn bán kính r của đường tròn nội tiếp là 9cm. Tính R và r.
10.10.
Hình bên vẽ đường tròn (O2; x) tiếp xúc ngoài với
đường tròn (O1; a) và (O3; b) và tiếp xúc với hai
cạnh của góc nhọn xOy
a) Chứng minh rằng bốn điểm O, O1, O2, O3 thẳng
hàng.
b) Tìm độ dài x.
* Vẽ tiếp tuyến chung
10.11. Cho đoạn thẳng AB = 2a. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB ta vẽ đường tròn ( O ) tiếp xúc với
AB tại A, đường tròn ( O ) tiếp xúc với AB tại B và hai đường tròn này tiếp xúc ngoài với nhau. Gọi R và
R’ lần lượt là bán kính của đường tròn ( O ) và ( O ). Chứng minh rằng R.R  = a 2
10.12. Cho hai đường tròn ( O ) và ( O ) tiếp xúc với nhau tại A. Qua A vẽ một cát tuyến cắt đường tròn
( O ) và ( O ) tại B và C. Vẽ tiếp tuyến Bx của đường tròn ( O ) và tiếp tuyến Cy của đường tròn ( O ).
Chứng minh rằng Bx // Cy.
10.13. Cho đường tròn (O1; 3cm) và đường tròn (O2; 1cm) tiếp xúc ngoài tại A. Vẽ tiếp tuyến chung ngoài
BC với B ( O1 ) và C ( O2 ) . Tính các độ dài AB, AC.

10.14. Cho đường tròn (O1; R1) và đường tròn (O2; R2) tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Vẽ tiếp tuyến chung
ngoài BC trong đó B ( O1 ) và C ( O2 ) . Vẽ đường tròn (O) tiếp xúc ngoài với đường tròn (O1) và đường
tròn (O2) đồng thời tiếp xúc với đường thẳng BC tại một điểm nằm giữa B và C. Gọi R là bán kính của
đường tròn (O).
1 1 1
a) Chứng minh rằng = + .
R R1 R2

b) Bây giờ giả sử đường tròn (O; R) cố định còn đường tròn (O1; R1) và (O2; R2) thay đổi. Tìm giá trị nhỏ
nhất của tích P = R1 .R2 theo độ dài R cho trước.

* Vẽ dây chung
10.15. Cho hai đường tròn ( O ) và ( O ) có bán kính khác nhau cắt nhau tại A và B. Vẽ hình bình hành
OBOM . Chứng minh rằng bốn điểm M , A, O, O cùng nằm trên một đường tròn.

10.16. Cho hai đường tròn ( O ) và ( O ) cắt nhau tại A và B. Vẽ các đường kính AOC và AOD . Qua A vẽ
đường thẳng d cắt đường tròn ( O ) và đường tròn ( O ) lần lượt tại một điểm thứ hai là M và N. Xác định vị
trí của đường thẳng d để tổng MC + ND đạt giá trị lớn nhất
Chuyên đề 11. CHỨNG MINH MỘT ĐIỂM DI ĐỘNG TRÊN MỘT ĐƯỜNG TRÒN HOẶC MỘT
ĐƯỜNG THẲNG CỐ ĐỊNH
A. Đặt vấn đề
Các yếu tố trong một hình thường liên quan chặt chẽ với nhau. Khi một điểm nào đó của hình di động khỏi
vị trí ban đầu thì những yếu tố của hình sẽ biến đổi, kéo theo một điểm khác cũng di động theo. Việc xác
định xem một điểm di động trên đường nào là một phần của bài toán quỹ tích sẽ học ở chương sau. Trong
chuyên đề này ta chỉ xét phần đầu của bài toán quỹ tích, tức là xét xem một điểm có tính chất nào đó thì nó
chuyển động trên đường nào?
Trong chương đường tròn ta quan tâm tới hai đường cơ bản là đường tròn và đường thẳng.
1. Muốn chứng minh một điểm M di động trên một đường tròn ta phải làm hai việc:
- Xác định một điểm cố định trong hình
- Chứng minh điểm M cách điểm cố định này một khoảng không đổi.
2. Muốn chứng minh một điểm M di động trên một đường thẳng ta có thể:
- Chứng minh điểm M cách đều hai đầu của một đoạn thẳng cho trước
Khi đó điểm M sẽ di động trên đường trung trực của đoạn thẳng ấy
- Chứng minh điểm M cách đều hai cạnh của một góc cho trước
Khi đó điểm M sẽ di động trên tia phân giác của góc ấy.
- Chứng minh điểm M cách đều một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước và cách đường
thẳng ấy một khoảng cho trước.
Khi đó điểm M sẽ di động trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước và cách đường
thẳng ấy một khoảng cho trước.
Ngoài ra, còn có thể vận dụng tính chất: qua một điểm cho trước có thể vẽ được một và chỉ một đường
thẳng vuông góc (hoặc song song) với một đường thẳng cho trước.
B. Một số ví dụ
Ví dụ 1. Cho đường tròn ( O;37cm) , dây AB = 70cm . Khi dây AB di động trong đường tròn thì trung điểm
M của nó di động trên đường nào?

Ví dụ 2. Cho đường tròn ( O; R) và một dây AB cố định. Lấy điểm M di động trên đường tròn. Vẽ hình
bình hành ABMN. Hỏi điểm N di động trên đường nào?
AB
Ví dụ 3. Cho trước đoạn thẳng AB. Đường tròn ( O) thay đổi có bán kính R  . Vẽ các tiếp tuyến AC
2
và BD. Cho biết AC = BD , hỏi tâm O di động trên đường nào?

Ví dụ 4. Cho hai đường thẳng song song xy và xy cách nhau một khoảng 2a . Một đường tròn ( O) tiếp
xúc với xy và xy . Hỏi điểm O di động trên đường nào?
Ví dụ 5. Cho đường tròn ( O; R) và một điểm A cố định không trùng với tâm O. Qua A vẽ một đường
thẳng không đi qua tâm cắt đường tròn tại B và C. Các tiếp tuyến B và C của đường tròn cắt nhau tại M.
Hỏi điểm M di động trên đường nào?
C. Bài tập vận dụng
• Điểm di động trên đường tròn
11.1. Cho đoạn thẳng AB và điểm K nằm giữa A và B. Một tia Kx quay quanh K, trên Kx lấy đểm M sao
cho AMK = ABM . Hỏi điểm M di động trên đường nào?

11.2. Cho đường tròn ( O; R) . Từ một điểm M di động nằm ngoài đường tròn vẽ các tiếp tuyến MA, MB
với đường tròn tạo thành một góc bằng  cho trước. Hỏi điểm M di động trên đường nào?

11.3. Cho đường tròn ( O; R) . Trên đường tròn lấy một điểm A cố định và một điểm B di động. Từ A vẽ
tiếp tuyến xy. Đường thẳng vẽ từ B vuông góc với xy và đường thẳng vẽ từ O vuông góc với AB cắt nhau
tại M. Hỏi điểm M di động trên đường nào?
11.4 Cho tam giác ABC, cạnh BC = 6cm cố định và AB = 3cm . Tia phân giác của góc B cắt cạnh AC tại
M. Hỏi điểm M di động trên đường nào?

11.5. Cho đường tròn ( O) . Trên đường tròn lấy một điểm A cố định và một điểm B di động. Gọi C là điểm
đối xứng của O qua AB. Hỏi trọng tâm G của tam giác ABC di động trên đường nào?

11.6.. Cho đường tròn ( O) đường kính AB. Từ A vẽ tiếp tuyến xy với đường tròn. Từ một điểm C di động
trên đường tròn vẽ CH ⊥ ABvà CK ⊥ xy . Hỏi trung điểm M của HK di động trên đường nào?

11.7. Cho đường tròn ( O;3cm) và một điểm A cố định cách O là 6cm . Gọi B là một điểm di động trên
đường tròn sao cho ba điểm A, O, B không thẳng hàng. Gọi OM và ON là các đường phân giác trong và
ngoài tại điểm O của tam giác AOB. Hỏi điểm M và điểm N di động trên đường nào?
• Điểm di động trên đường thẳng

11.8. Cho xOy góc khác góc bẹt. Đường tròn ( K ) tiếp xúc với hai cạnh Ox và Oy. Hỏi điểm K di động trên
đường nào?

11.9. Cho đường tròn ( O; R) và một điểm A cố định. Gọi B là một điểm di động trên đường tròn sao cho
A, O, B không thẳng hàng. Qua O vẽ một đường thẳng vuông góc với AB cắt tiếp tuyến Bx của đường tròn
tại M. Hỏi điểm M di động trên đường nào?
.

11.10. Cho đường tròn ( O) đường kính AB. Trên tia đối của tia BA lấy một điểm C. Vẽ đường tròn
( C; CO) . Tiếp tuyến chung của hai đường tròn tiếp xúc với đường tròn ( O) tại D, tiếp xúc với đường tròn
( C) tại E. Chứng minh rằng C di động trên tia đối của tia BA thì điểm E di động trên một đường thẳng cố
định.
11.11. Cho hai điểm cố định A và B. Vẽ các đường tròn ( O) và ( O ) cùng nhau đi qua A và B. Vẽ dây AC
của đường tròn ( O) tiếp xúc với đường tròn ( O ) tại A. Vẽ dây AD của đường tròn ( O ) tiếp xúc với đường
tròn ( O) tại A. Qua O vẽ một đường thẳng vuông góc với AB. Qua O vẽ một đường thẳng vuông góc với
AD, hai đường thẳng này cắt nhau tại M. Hỏi khi hai đường tròn ( O) và ( O ) thay đổi nhưng luôn đi qua A
và B thì điểm M di động trên đường nào?

11.12. Cho đường tròn ( O; R) và một điểm A cố định trên đường tròn đó. Từ A vẽ tiếp tuyến xy, trên đó lấy
điểm M di động. Từ M vẽ tiếp tuyến thứ hai với đường tròn ( O; R) với tiếp điểm B.

a) Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MAB. Hỏi khi điểm M di động trên xy thì điểm K di động
trên đường nào?
b) Gọi H là trực tâm của tam giác MAB. Hỏi khi điểm M di động trên xy thì điểm H di động trên đường
nào?

You might also like