You are on page 1of 40

VietGAP

NHÓM 8:
1. Lê Thị Ánh Hiền
2. Trương Công Sang
3. Nguyễn Thị Lang Tiên
4. Nguyễn Thị Thùy Trang
5. Sử Ngọc Tú
6. Nguyễn Thị Hà Uyên
7. Nguyễn Thúy Vân
8. Lê Thị Vy

1
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
1. Giới thiệu chung về VietGAP
2. Nội dung của tiêu chuẩn VietGAP
3. Các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất theo
tiêu chuẩn VietGAP
4. Các giai đoạn triển khai VietGAP
5. Lợi ích của tiêu chuẩn VIETGAP
6. So sánh VIETGAP cũ và VIETGAP mới
7. Thực tế ứng dụng VIETGAP vào sản xuất

2
1
Giới thiệu chung về VietGAP

3
1.1. Khái niệm

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices. 


Nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn
này Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhằm đảm
bảo những sản phẩm thuộc các nhóm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi
khi sản xuất đều phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4
1.2. Mục đích
Nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng, đảm bảo phúc lợi xã
hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Bảo vệ môi trường
và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
1.3. Điều kiện đạt giấy chứng nhận VietGAP cần
đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí 

Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ
khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định
cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm
bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn
việc lạm dụng sức lao động của nông dân.

Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác
định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

6
1.4. Phân loại

VietGAP Trồng trọt rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,…

7
1.4. Phân loại

VietGAP Chăn nuôi Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,…

8
1.4. Phân loại

VietGAP Thủy sản Cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…

9
2
Nội dung của tiêu
chuẩn VietGAP
10
Về cơ bản, các yêu cầu trong tiêu chuẩn
VietGAP bao gồm:
– Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
– Quản lý Giống và gốc ghép
– Quản lý đất và giá thể
– Quản lý Phân bón và chất phụ gia
– Quản lý Nước tưới cho cây trồng
– Quản lý Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc BVTV)
– Quản lý Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
– Quản lý và xử lý chất thải
– Quản lý An toàn lao động
– Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
– Kiểm tra nội bộ
– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
11
Các yêu cầu được quy định cụ thể trong:
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA – TCVN 11892-1:2017 (THỰC HÀNH NÔNG
NGHIỆP TỐT (VIETGAP) – Phần 1: TRỒNG TRỌT).

12
Hiệu lực của giấy chứng nhân VietGAP:
 Hiệu lực Giấy chứng nhận VietGAP được quy định tại khoản 1 Điều
17 Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT: Hiệu lực tối đa 02 năm kể từ
ngày cấp
 Đối với giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt: Hiệu lực là 3 năm kể từ
ngày cấp.

Hiệu lực 2 năm-Chăn nuôi Hiệu lực 3 năm-Trồng trọt 13


3
Các điều kiện về đất đai,
cơ sở vật chất theo tiêu
chuẩn VietGAP
14
3.1. Đất canh tác và giá thể
- Tìm vùng đất canh tác thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau quả.
- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm .
- Địa điểm canh tác phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện.
- Đảm bảo đất không bị tồn dư hóa chất độc hại, hàm lượng các kim loại nặng
- Nếu vùng đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị cho phép, thì phải có những biện pháp
canh tác và nuôi trồng hợp lý.

15
3.2. Nước tưới
− Sử dụng nguồn nước tưới không bị ô nhiễm, hoặc đã được xử lý cẩn thận và phải đảm
bảo an toàn vệ sinh.
− Sử dụng nước giếng khoan để tưới đối với rau xà lách và các loại rau gia vị.
− Phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật phải được pha bằng nước sạch để tưới.

16
3.3. Con giống
− Phải biết rõ nguồn gốc nơi sản xuất giống, nếu giống nhập khẩu phải qua kiểm dịch kỹ
lưỡng trước khi đem trồng.
− Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh.
− Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh, bảo
đảm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

17
3.4. Phân bón
- Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo từng loại rau, trước khi thu hoạch từ 15
ngày cần kết thúc bón phân.
- Không được dùng phân chuồng tươi hoặc pha loãng phân chuồng tươi để tưới rau, nên
tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau.
- Chỉ được phép sử dụng các loại phân bón có tên trong danh mục phân bón được phép
sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.

18
3.5. Phòng trừ sâu bệnh
− Không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cho rau.
− Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch
để phòng bệnh thay cho việc sử dụng các loại thuốc hóa chất.
− Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất từ 5 – 10 ngày
− Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp quản lý, khắc
phục thích hợp đối với các loại sâu, bệnh.

19
3.6. Sử dụng một số biện pháp khác
− Ngoài việc nuôi trồng trực tiếp ngoài trời, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nhà lưới,
nhà kính để che chắn.
− Có thể sử dụng màng nilon để phủ đất hạn chế được tình trạng sâu bệnh, cỏ dại, tiết
kiệm nước tưới và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

20
3.7. Thu hoạch
− Thu hoạch rau quả theo đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng, sau đó loại bỏ lá già
héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.

21
3.8. Sơ chế và kiểm tra
− Sau khi thu hoạch rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, được phân loại, làm sạch
bằng nước sạch, để ráo sau đó dùng túi sạch để lưu trữ. Trên bao bì ghi rõ địa chỉ nơi
sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

22
3.9. Vận chuyển
− Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng, siêu thị hoặc
đưa trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an
toàn.

23
3.10. Bảo quản và sử dụng

− Rau quả nên được bảo quản ở nhiệt độ 20 độ C và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày,
rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch
khác.

24
4
Các giai đoạn triển khai
VietGAP
25
5
Lợi ích của tiêu chuẩn
VIETGAP
27
“ Đối với tình hình thị trường sản xuất
và cung cấp các loại thực phẩm và nông
sản chưa đảm bảo yêu cầu như hiện nay,
thì áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP là
điều cần thiết. Sản phẩm được công nhận
theo tiêu chuẩn VietGAP được đánh giá
cao về chất lượng và độ an toàn, có thể
dễ dàng lưu thông trên thị trường trong
nước cũng như một số nước nhập khẩu.
Điều này làm tăng sự tin tưởng của
khách hàng đối với thực phẩm của doanh
nghiệp sản xuất, đồng thời giúp người
tiêu dùng được bảo vệ an toàn hơn về
sức khỏe.
5.1. Lợi ích đối với xã hội
 Khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt
Nam.
 Tăng kim ngạch xuất khẩu
 Làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng
đồng.
 Giúp tăng cường cho ngành chăn nuôi, trồng trọt bền vững
 Tạo ra sự liên kết chặt chẽ mang lại lợi ích cao giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh
nghiệp sản xuất và nhà quản lý.

Lô hàng cá tra sản xuất theo quy trình công nghệ cao xuất khẩu sang thị 29
trường EU, Nam Mỹ, ASEAN, Trung Quốc và Trung Đông
5.2. Lợi ích đối với nhà sản xuất

 Phản ứng kịp thời với các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình sản xuất
của tất cả các giai đoạn.

 Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, an toàn tuyệt đối cho sức
khỏe người dùng.

 Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến
và phân phối, tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

 Bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với
khách hàng và nâng cao doanh thu.

30
5.3. Lợi ích đối với doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu
 Nguồn nguyên liệu đầu vào bảo đảm chất lượng nên sẽ đảm bảo chất lượng đầu
ra, sẽ giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.
 Giảm bớt đi chi phí cũng như thời gian kiểm tra mẫu đầu vào
 Giảm nguy cơ cấm nhập khẩu, hoặc kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo dư
lượng hóa chất.

Trung Quốc mở rộng tiêu thụ thanh long chính ngạch sẽ là cơ hội cho người làm 31
5.4. Lợi ích đối với người tiêu dùng
 Được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên
thị trường khi thấy có dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP

32

Tiêu chuẩn VietGAP mang đến ý nghĩa thiết thực giúp ích
cho toàn xã hội, vì vậy tiêu chuẩn này được áp dụng ngày
càng nhiều trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Giúp doanh nghiệp
thuận lợi trong gieo trồng, sản xuất và cung cấp sản phẩm;
người tiêu dùng thì mua được những loại rau của quả đảm
bảo chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.
6
So sánh VIETGAP cũ và
VIETGAP mới
34
Giống nhau
 Dựa trên 4 yêu cầu chính:
1. An Toàn Thực Phẩm
2. An Toàn Môi Trường
3. An Toàn Cho Người Lao Động
4. Truy xuất được nguồn gốc
 Quản lý trong quá trình sản xuất bao gồm: Giống và gốc ghép, đất và giá thể, nước tưới,
phân bón và chất phụ gia, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép hồ sơ sản xuất,
quản lý chất thải, bảo vệ người lao động, kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại

Khác nhau
 Tiêu chuẩn VietGAP mới các mục tiêu chí rõ ràng hơn so với Quy trình VietGAP cũ như
 Tiêu chuẩn VietGAP mới yều cầu xây dựng tài liệu cụ thể hơn so với quy trình VietGAP cũ
như quy định kiểm soát tài liệu và hồ sơ, quy trình sản xuất cho từng cây trồng, quy định
đánh giá nội bộ, quy đinh xử lý sản phẩm không phù hợp, quy định khiếu nại…
 Phân tích các mối nguy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sơ chế và có kế hoạch kiểm
soát các mối nguy

Tiêu chuẩn VietGAP mới dễ áp dụng hơn so với quy trình VietGAP cũ 35
7
Thực tế ứng dụng VIETGAP
vào sản xuất
36

Thời gian qua, việc sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (VietGAP) đang được các bộ, ngành, địa phương quan
tâm thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu thị
trường. Qua thống kê, cả nước hiện có gần 120 nghìn ha được chứng
nhận VietGAP. Riêng năm 2019, diện tích được chứng nhận VietGAP
gần 40 nghìn ha, trong đó 22 nghìn ha cây ăn quả; gần sáu nghìn ha
rau; hơn năm nghìn ha lúa; năm nghìn ha chè; 101 ha cà-phê...
 Mặc dù việc sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP mang lại nhiều lợi
ích cho người sản xuất nhưng vẫn còn nhiều hạn chế
• Do một số địa phương sản xuất còn nhỏ lẻ
• Chưa hướng tới sản xuất hàng hóa, tập trung
• Chi phí áp dụng các mô hình tiên tiến cao; trình độ của nông dân
còn hạn chế
• Ngại thay đổi tập quán canh
• Việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do nhận thức của
người tiêu dùng còn hạn chế
• Chuỗi sản phẩm còn qua nhiều khâu trung gian dẫn đến khó quản
lý về an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc
• Chi phí cho các khâu trung gian nhiều dẫn đến sản phẩm khó cạnh
tranh
• Tại các địa phương nguồn nhân lực phục vụ cho việc tư vấn, hướng
dẫn áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP còn nhiều hạn
chế, thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
38
 Các biện pháp
• Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn đến người sản xuất và người
tiêu dùng về sản xuất theo các mô hình tiên tiến
• Đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng sản xuất an toàn và cấp giấy
đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất,
• Xây dựng các mô hình chuỗi sản xuất - cung ứng sản phẩm có
chứng nhận, các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trong
đó lấy doanh nghiệp là hạt nhân
• Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
quá trình áp dụng.

You might also like