You are on page 1of 69

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
KHOA: QUẢN TRỊ
CHỦ ĐỀ 1: CUNG VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG

GVHD: Nguyễn Trọng Tín


Môn: Kinh tế vi mô
SVTH: Nhóm 13
Lớp: QTKD44A
I. Thị trường:

1.1 Định nghĩa thị trường:


 Cách dễ dàng nhất để hiểu về thị trường thì ta chia các đơn vị kinh tế riêng lẻ thành 2 nhóm:
- Người mua: gồm người tiêu dùng (người mua hàng hóa – dịch vụ và doanh nghiệp), các doanh nghiệp (người lao
động, vốn, nguyên vật liệu để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ).
- Người bán: gồm doanh nghiệp (người bán hàng hóa - dịch vụ), người lao động (người bán sức lao động), chủ sở
hữu nguồn tài nguyên (người cho thuê đất hay bán các nguồn khoáng sản cho doanh nghiệp).
- Từ đó rút ra định nghĩa: “Thị trường là tập hợp những người mua và những người bán, tác động qua lại lẫn
nhau, dẫn đến khả năng trao đổi”.
*Chú ý:
- Người mua quyết định đến CẦU hàng hóa.
- Người bán quyết định đến CUNG của hàng hóa.
1.2 Các loại thị trường:

 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.


 Thị trường cạnh tranh độc quyền.
 Thị trường độc quyền nhóm.
 Thị trường độc quyền hoàn toàn.
1.2.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

 Khái niệm: Là thị trường có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán, để không một người mua nào hay
một người bán nào có ảnh hưởng đến giá thị trường.
 Tính chất:
- Số lượng tham gia rất nhiều, mỗi người tham gia là người chấp nhận giá
- Có thông tin hoan hảo trên thị trường
- Sản phẩm đưa ra đều đồng nhất
- Không có rào cản gia nhập nghành.

* Giá thị trường: Giá thị trường là mức giá hiện hành trong 1 thị trường cạnh tranh.
1.2.2 Thị trường cạnh tranh độc quyền:
 Thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà tại đó, các doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sự khác biệt nhất
định về tính năng chất lượng, số lượng…
1.2.3 Thị trường độc quyền nhóm:
 Thị trường độc quyền nhóm là dạng thị trường mà trên đó chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp cùng hoạt động.
1.2.4 Thị trường độc quyền hoàn toàn:
 Một thị trường độc quyền hoàn toàn định nghĩa là thị trường có một nhà cung cấp duy nhất.
2. KHÁI QUÁT CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG:

 Case study: Nghịch lý giữa kim cương và nước?


• Nước là một phần không thể thiếu của con người (hay còn gọi là thiết yếu).
• Kim cương là tài nguyên vô cùng quý giá (không cần thiết cho đời sống, có thể sống hoàn hảo khi không có kim
cương).
• Vậy, nước rất cần nhưng lại rẻ, kim cương không cần nhưng lại đắt. Sự nghịch lý này xảy ra là do cung và cầu.
3. Cầu thị trường:

3.1: Khái niệm cầu thị trường:


 Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hoá hay dịch vụ mà những người tiêu dùng sẵn sàng mua ở các mức giá khác
nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
*Lưu ý: Cầu hàng hóa khác nhu cầu.
 Nhu cầu: nhu cầu tiêu dùng (hay sở thích tiêu dùng).
 Cầu: Cầu hàng hóa là những mong muốn có thể thực hiện được trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định. (nhu cầu + khả
năng thanh toán cho nhu cầu đó).
3.2 Hàm số cầu

 Hàm số cầu:
QD= f (P,I,Tas,Py,Pf…)
 Phân biệt số lượng cung và cầu:
- Lượng cầu (QD): Là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại
một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố không đổi.
- Cầu: Được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau.
3.3 Quy luật cầu:

 Nội dung quy luật: Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi giá hàng hóa tăng thì lượng cầu hàng hóa đó sẽ giảm và
ngược lại, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi giá hàng hóa giảm thì lượng cầu hàng hóa sẽ tăng lên.
P↑ => QD↓
P↑ => QD↑

 Giữa giá và số lượng cầu: mối quan hệ nghịch.


Ví dụ 1:
Nghìn đồng/chai 8 10 12 14 16
•  
Lượng cầu (QD) 600 500 400 300 200
Ví dụ 2:
3.4 Biểu cầu:

 Khái niệm biểu cầu: Để có thể xem xét tương quan giữa cầu và giá về một loại hàng hóa nào đó, kinh tế hoặc vĩ mô sử
dụng công cụ “biểu cầu”.
Ví dụ:

Giá P (đồng/cốc) Lượng cầu thị trường


(QD)
20000 6000
15000 12000
10000 24000
5000 48000
Bảng 3.2: Biểu cầu về bia của thị trường X
3.5 Đường cầu:

3.5.1 Khái niệm đường cầu:

 Mối quan hệ giữa mức giá và lượng cầu hàng hoá thể hiện trên đồ thị với giá cả được biểu thị lên trục tung và các
lượng cầu thị trường được biểu thị lên trục hoành, ta có đường cầu.

 Đường cầu có thể là đường thẳng hoặc đường cong, nhưng thường có dạng dốc xuống.

 Đường cầu chỉ ra rằng người tiêu dùng sẵn sàng mua bao nhiêu hàng hòa khi giá trên mỗi đơn vị sản phẩm thay đổi.
Đường cầu dốc xuống cho thấy người tiêu dung sẵn sang mua nhiều hơn ở mức
giá thấp hơn

20000

Đường cầu

 
Lượng cầu
5000

6000 48000 QD

sơ đồ biểu thị đường cầu của thị trường bia


3.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của cầu:

 Số lượng một mặt hàng người tiêu dùng sẵn sàng mua có thể phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài giá (Ví dụ như thu
nhập, thay giá hàng hóa liên quan, thị hiếu người tiêu dùng,…)
 Chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra đối với đường cầu nếu như thu nhập tăng:

P
P
2

P1
D
D

Q1 Q2 Q
sơ đồ biểu thị sự dịch chuyển của đường cầu khi thu nhập người tiêu dùng thây đổi ( D  D’)
Đối với việc Thay đổi giá hàng hóa liên quan

Bảng 3.3: bảng so sánh hàng hóa thây thế và hàng hóa bổ sung
  Hàng hóa thay thế Hàng hóa bổ sung
Khái niệm
Hai hàng hóa mà sự tăng giá của mặt hàng này dẫn đến lượng Hai mặt hàng mà sự tăng giá của mặt hàng này dẫn đến
cầu của mặt hàng kia tăng. lượng cầu của mặt hàng kia giảm

Tóm tắt
M, N là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng
A, B là hai hàng hóa trong tiêu dùng
PA ↓ → Cầu về B ↓ PM ↓ → Cầu về N ↑
PA ↑ → Cầu về B ↑
PM ↑ → Cầu về N ↓

Ví dụ

- Ô tô và xăng dầu: Vì
hai mặt hàng này có xu hướng được sử dụng gần nhau
- Cu và Al: Vì một mặt
nên khi giá xăng giảm làm tăng lượng cầu về ô tô.
hàng có thể thay thế cho mặt hàng kia trong sử dụng công
- Máy tính và các phần mềm máy tính: Vì trong thập
nghiệp.
kỉ vừa qua giá máy tính giảm mạnh đã khiến cho
- Heo và gà: Vì phần lớn người tiêu dùng sẵn sàng chuyển
không những lượng mua máy tính tăng mà cả
sang mua mặt hàng kia nếu giá thay đổi.
lượng mua các gói phần mềm của máy tính cũng
- Xe đạp và xe máy, pepsi và coca, Phở và cơm, … tăng theo.
- Điện và máy lạnh,
 Thị hiếu của người tiêu dùng (Sự yêu thích):

• Giá P tăng, cầu tăng (do yêu thích) làm dịch chuyển đường cầu.
• - Giá không đỏi, cầu tăng cao hơn.

 Điều kiện thời tiết.


4. Cung thị trường:

4.1 Khái niệm cung thị trường:


Cung thị trường (Supply - S) mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà những người sản xuất sẵn sàng bán ở các mức
giá khác nhau (Price – P) trong một thời điểm cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus).
 Phân biệt cung và lượng cung:
- Lượng cung Qs là lượng cụ thể của hàng hóa lượng dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán
tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định (giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.)
- Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở mức giá khác nhau.
4.2 Hàm số cung

 Hàm cung là 1 hàm biểu diễn mối tương quan của lượng cung và các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến lượng cung.
 Về toán học, hàm cung có dạng tổng quát:

Qs= g (P, Pi, Tec, Pr, Pc, Pf ...)

 Để đơn giản hóa phân tích, ta xét hàm đơn giản:

Qs = f(P) = c.P + d (c>0)


4.3 Luật cung:

 Nội dung qui luật: Trong điều kiện các yếu tố không đổi, khi giá hàng hóa tăng thì lượng cung của hàng hóa đó sẽ tăng
và ngược lại.
 Mối liên hệ giữa giá và lượng cung: Mối quan hệ thận ( đồng biến )

P↑ → Qs↑
P↓ → Qs↓
4.4 Biểu cung (bảng cung)

 Khái niệm biểu cung:


- Biểu cung của hàng hóa mô tả mối quan hệ giữa giá thị trường của hàng hóa đó và lượng hàng hóa mà người sản xuất
làm ra và muốn bán, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Ví dụ:
Mức Gía (VNĐ/Kg) Lượng cung (Kg/ngày)

1 5 000 1 000
2 7 000 1 500
3 10 000 2 000

biểu cung của quả cà chua trên thị trường X


4.5 Đường cung:

4.5.4 Khái niệm đường cung:


 Đường cung thể hiện số lượng hàng hóa mà nhà sản xuất sẵn sàng bán tại 1 mức giá, với những yếu tố khác có thể ảnh
hưởng đến lượng cung không đổi.
 Đường cung thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung và giá.Mối quan hệ này là mối quan hệ đồng biến.
Lưu ý: Giá càng cao doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất và bán càng nhiều sản phẩm. Và đường cung có thể là đường thẳng
hoặc đường cong.
Ví dụ: đường cung của cà chua cho thị trường X

P S

10000 Đường cung dốc lên cho thấy giá càng cao DN sẵng sang
bán càng nhiều

∆  𝑷
7000

 Độ dốc đường cung =

5000


  𝑸

1000 1500 2000 Q


4.5.2 Sự dịch chuyển đường cung:

 Nếu chi phí sản xuất giảm, các doanh nghiệp có thể sản xuất cùng 1 số lượng ở một mức giá thấp hơn hoặc một
lượng hàng lớn hơn ở cùng một mức giá .Đường cung khi đó sẽ dịch chuyển sang bên phải (S  S’)

S S’
P

P1

P2

Q1 Q2 Q

sơ đồ biểu diễn sự dịch chuyển của đường cung


Lưu ý:

 Chúng ta thấy rằng phản ứng của lượng cung dối với những thay đỏi về giá có thể được thực hiện bằng sự
trượt dọc theo đường cung. Tuy nhiên, phản ứng của cung đối với sự thay đổi của các biến ảnh hưởng đến
cung được thể hiện trong đồ thị là sự dịch chyển của đường cung. Để phân biệt giữa 2 loại thay đổi về cung,các
nhà kinh tế học thường sử dụng:
• Thuật ngữ thay đổi trong lượng cung là khi chỉ sự trượt dọc theo đường cung.
• Thuật ngữ cung thây đổi khi muốn đề cập đến sự dịch chuyển đường cung.
4.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:

 Các yếu tố ảnh hưởng đến đường cung (làm đường cung dịch chuyển sang phải hay trái): các yếu tố thuộc chi phí sản
xuất
• Lãi suất: Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, thu nhập của các chủ thể kinh tế tăng lên,theo tâm lí tích trữ của cải cho
tương lai, người ta sẽ tăng lượng tiền tiết kiệm. Đây là khoản tiền chưa dùng đến của các chủ thể kinh tế nên để sinh
lời, họ sẽ đem nó là nguồn cung vốn. Điều này làm tăng cung vốn vay,khiến đường cung vốn vay dịch chuyển sang
phải
Ví dụ:
Chi phí sử dụng vốn = số vốn sử dụng x lãi suất  Lãi suất quyết định đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, quyêt
định đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp  Lãi suất là yếu tố làm dịch chuyển đường cung.
• Chính sách của chính phủ: Các chính sách của chính phủ như chính sách pháp luật, chính sách thuế và chính
sách trợ cấp đều có tác động mạnh mẽ đến lượng cung. Khi chính sách của chính phủ mang lại sự thuận lợi cho
người sản xuất, người sản xuất được khuyến khích sản xuất được lượng cung tăng và đường cung dịch chuyển
sang phải và ngược lại
• Tiến bộ về công nghệ: có cải tiến về công nghệ  chi phí sản xuất giảm  lợi nhuận tăng  cung tăng
• Kỳ vọng về giá cả, số lượng người bán, giá cả của các yếu tố đầu vào,…
5. Thị trường cân bằng:

• 5.1 Thị trường cân bằng: Bảng 5.1: Biểu cung và cầu thị trường về đĩa compact (mỗi năm)

Giá (P) Lượng cung (QS) Lượng cầu Khuynh hướng thay đổi giá
(QD)
50 39000 7000 QS > QD: dư thừa P¯

40 30000 14000 QS > QD: dư thừa P¯

30 21000 21000 QS = QD: cân bằng

20 12000 28000 QS < QD: thiếu hụt P­

10 3000 35000 QS < QD: thiếu hụt P­

Như vậy: giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng sản phẩm mà người mua đúng bằng lượng sản phẩm mà người bán muốn bán (mức giá
tại đó lượng cung bằng đường cầu).
Điểm cân bằng chính là giao điểm của đường cung và đường cầu:

P S

30 Điểm cân bằng

21 Q

 Cơ chế thị trường: là xu hướng trong thị trường tự do để cho giá thay đổi cho đến khi thị trường cân bằng (có nghĩa là cho
đến khi lượng cung bằng lượng cầu).
 Tại điểm cân bằng thị trường, không hề có tình trạng dư cung hoặc dư cầu, do vậy cũng không có áp lực nào buộc giá phải
thay đổi.
 Cung và cầu có thể không phải lúc nào cũng trong trạng thái cân bằng và một số thị trường có thể không cân bằng nhanh
được khi những điều kiện thay đổi đột ngột.
 Tuy nhiên, xu hướng là các thị trường đều cân bằng.
5.2 Dư thừa và thiếu hụt trong thị trường:

5.2.1 Dư thừa trong thị trường:


P
Dư thừa
S
40

30

Hình 5.2: đồ thị biểu diễn sự Dư


10
D
thừa và thiếu hụt khi giá lệch khỏi
Thiếu hụt
mức giá cân bằng.
 
3 14 21 30 35 Q

Kết luận: Dư thừa là tình trạng lượng cung vượt quá lượng cầu.
5.2.5 Thiếu Hụt trong thị trường:

P
Dư thừa
S
40

30

Hình 5.2: đồ thị biểu diễn sự Dư


10 thừa và thiếu hụt khi giá lệch khỏi
D
Thiếu hụt
mức giá cân bằng
 
3 14 21 30 35 Q

Kết luận: Thiếu hụt là tình trạng lượng cầu vượt quá lượng cung.
Chú ý:

 Chỉ có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cơ chế thị trường cân bằng mới có hiệu quả. Vì sao?
• Giả sử cung được kiểm soát bởi một người sản xuất duy nhất (độc quyền). Trong trường hợp này, sẽ
không còn là mối quan hệ đơn giản một – một giữa giá và lượng cung nữa. Vì hành vi của doanh nghiệp
độc quyền phụ thuộc vào hình dạng và vị trí của đường cầu. Nếu đường cầu dịch chuyển một cách cụ thể
thì doanh nghiệp độc quyền sẽ có lợi khi giữ sản xuất khối lượng cố định nhưng thay đổi giá hoặc giữ giá
cố định và thay đổi khối lượng sản xuất.
• Do đó khi chúng ta vẽ đường cung và đường cầu rồi dịch chuyển chúng thì chúng ra ngầm giả định rằng
chúng ta đang nói đến một thị trường cạnh tranh.
5.3 Những trường hợp thay đổi giá cân bằng:

 Trường hợp 1: Cung không đổi và cầu thay đổi.


• Cung không đổi và cầu tăng.
P

P2 Hình 5.3: Đường cung không đổi và


đường cầu dịch chuyển sang phải: giá
P1 cân bằng tăng và lượng cân bằng tăng
D2  

D1

Q1 Q2 Q
• Cung không đổi và cầu giảm
. P

P1 Hình 5.4: Đường cung không đổi và


đường cầu dịch chuyển sang trái: giá
P2
cân bằng giảm và lượng cân bằng
D2 giảm
 
D1

Q1 Q2 Q
 Trường hợp 2: Cầu không đỏi và cung thây đổi
• Cầu không đổi và cung tăng.
P S1

S2

P1
Hình 5.5: Đường cầu không đổi và
P2
đường cung dịch chuyển sang phải: giá
D
cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng
 

Q1 Q2 Q
• Cầu không đổi và cung giảm.
 Trường hợp 3: Cung và cầu đều thay đổi
• Khi cả cung lẫn cầu một mặt hàng thay đổi, thì giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào là tùy thuộc cung
cầu thay đổi cùng chiều hay nghịch chiều, cùng mức độ hay khác mức độ.

P D2 S1

D1 S2

P2

Hình 5.7: Cầu tăng nhiều hơn so


P1
với cung, giá cân bằng tăng và
lượng cân bằng tăng
 
Q1 Q2 Q
6. Sự co dãn của cung và cầu:

• Chúng ta đã thấy rằng cầu của một hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào giá của nó mà còn phụ thuộc vào thu nhập
của người tiêu dùng và vào giá của các loại hàng hóa khác. Tương tự, cung phụ thuộc vào giá cũng như vào các
biến có ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. Ví dụ, nếu giá cà phê tăng lượng cầu sẽ giảm và lượng cung sẽ tăng. Tuy
nhiên thường thì chúng ta lại muốn biết lượng cung và lượng cầu sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu. Cầu cà phê nhạy
cảm tới mức nào đối với giá cà phê? Nếu giá tăng 10%, thì lượng cầu sẽ thay đổi bao nhiêu? Nếu thu nhập tăng 5%
thì lượng cầu sẽ thay đổi bao nhiêu? Chúng ta sử dụng sự co giãn để trả lời những câu hỏi kiểu này.
6.1 Hệ số co giãn:

6.1.1 Khái niệm:


 Đo lường độ nhạy cảm của một biến này đối với một biến khác. Đặc biệt, đây chính là con số cho chúng ta biết
phần trăm thay đổi sẽ xảy ra trong một biến tương ứng với sự thay đổi 1% trong biến khác.
Ví dụ: Độ co giãn của cầu theo giá đo lường độ nhạy cảm của lượng cầu khi giá thay đổi. Nó cho chúng ta biết
phần trăm thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa khi giá của hàng hóa đó tăng 1%.
6.2.2 Hệ số co giãn bao gồm:

 Độ co giãn của cầu. Kí hiệu Ed


- Độ co giãn của cầu theo giá
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập
- Độ co giãn chéo của cầu
 Độ co giãn của cung. Kí hiệu Es
- Độ co giãn của cung theo giá
6.2 Độ co giãn của cầu:

•  
6.2.1 Khái niệm độ co giãn cầu:
 Độ co giãn của cầu theo biến số X bất kì là % thay đổi của Lượng cầu khi biến số X thay đổi 1%.
 Công thức tính:

• Trong đó,
• Ex : độ co giãn của cầu theo x
• ∆QD: độ chênh lệch lượng cầu ( độ thay đổi lượng cầu)
• ∆x : độ thay đổi biến số x
• %∆x: phần trăm thay đổi của 1 biến ( mức thay đổi tuyệt đối của biến đó chia cho mức ban đầu của biến)
6.2.2 Độ co giãn của cầu theo giá (𝑬𝒅):

•    Khái niệm: Độ co giãn của Cầu theo Giá (E ) là tỉ lệ phần trăm thay đổi của lượng cầu đối với một hàng hoá hoặc dịch vụ
P

khi giá của nó thay đổi 1% (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).
 Công thức tính:


 Công thức xác định co giãn khoảng:
• Co giãn khoảng là sự co giãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của đường cầu.

Trong đó: QD = QD2 – QD1; P2 – P1


• Công
   thức xác định co giãn điểm
• Khái niệm: Co giãn điểm là sự co giãn của một điểm cụ thể trên đường cầu.

- Ví dụ: Trên đường cầu xác định điểm A có giá 2.000 đồng và lượng là 120 sản phẩm, điểm B có giá 3.000 đồng và lượng là 80 sản
phẩm. Ta có:

-> Điều này có nghĩa là nếu giá sản phẩm tăng lên 1% thì lượng cầu hàng hóa đó sẽ giảm 1%.
Chú ý:
- EP < 0: giá và lượng cầu thay đổi ngược chiều nhau. khi giá một mặt hàng tăng, lượng cầu thường giảm, do vậy
∆Q/∆P là âm và do đó EP là số âm. Đôi khi chúng ta quan tâm đến độ lớn của độ co giãn theo giá, nghĩa là giá
trị tuyệt đối.
• Ví dụ: Nếu EP= -2, chúng ta nói rằng độ co giãn là 2.
- EP không có đơn vị tính
 Các trường hợp co giãn cầu theo giá:
••  E : Cầu co giãn nhiều theo giá, khách hàng phản ứng mạnh với giá. Đường cầu thoải, là những hàng hóa có
P

nhiều khả năng thay thế.


•  
• EP : Cầu co giãn ít theo giá, khách hàng phản ứng yếu với giá. Đường cầu dốc.
• EP =1: Cầu co giãn đơn vị.
Nói chung độ co giãn của cầu theo giá đối với một loại hàng hóa phụ thuộc vào mức độ sẵn có của các loại
hàng hóa khác có thể thay thế cho hàng hóa đó. Khi có nhiều hàng hóa thay thế, tăng giá sẽ dẫn đến việc người
tiêu dùng mua ít hàng hóa đó và mua nhiều hàng hóa thay thế hơn. Cầu lúc đó sẽ co giãn rất nhiều theo giá.
Khi có ít hàng hóa thay thế, cầu sẽ có xu hướng ít co giãn theo giá.
Ví dụ:

P
4
   E =
P -

𝐸𝑃 < −1

𝐸𝑃 = −1
 
2 𝐸𝑃 > −1

EP = 0

4 8 Q

Đường cầu tuyến tính


 Cầu co giãn không hoàn toàn: Nếu ∆Q rất nhỏ hay không đổi so với ∆P, giá của ED=0, cầu hoàn toàn không co
giãn. Trong trường hợp này, đường cầu thẳng đứng song song với trục giá cả
Ví dụ:
P
𝐸𝑃 = 0

Q* Q

Hình 6.2: Cầu hoàn toàn không co giãn


 Cầu co giãn hoàn toàn: Nếu ∆Q vô hạn khi giá cả không thay đổi hay thay đổi rất ít, giá trị của E D = ∞, người
tiêu dùng sẽ mua hàng càng nhiều càng tốt ở mức giá duy nhất P*, nhưng khi giá tăng lên thì lượng cầu sẽ giảm
về 0 và đối với bất kì sự giảm giá nào lượng cầu sẽ tăng vô hạn. Trong trường hợp này đường cầu nằm ngang,
song song với trục số lượng.
Ví dụ:
Hình 6.3

Hình 6.3: Cầu co giãn hoàn toàn


 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá:
• Tính chất của hàng hóa: Các mặt hàng thiết yếu có cầu ít co giãn hơn các mặt hàng xa xỉ.
• Tính thay thế của hàng hóa: Một sản phẩm càng có nhiều sản phẩm thay thế cho nó, độ co giãn của cầu theo
giá càng lớn.
• Mức chi tiêu của mặt hàng trong tổng mức chi tiêu: phần chi tiêu của mặt hàng chiếm tỉ trọng càng cao trong
thu nhập của người tiêu dùng thì cầu của nó sẽ co giãn càng nhiều.
• Tính thời gian: Đối với một số mặt hàng lâu bền, thông thường độ co giãn của cầu trong ngắn hạn thường
lớn hơn độ co giãn của cầu trong dài hạn.
 Mối quan hệ giữa doanh thu (TR) và giá (P):
• Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được do bán hàng hoá, được tính bằng tích số của giá bán và lượng bán, ký
hiệu TR (Total Revenue).
• Công thức: TR = P x Q
- Nếu cầu co giãn nhiều EP < -1: ∆Q > ∆P, TR nghịch biến với P.
- Nếu cầu co giãn ít EP > -1: ∆Q < ∆P, TR đồng biến với P.
- Nếu cầu co giãn đơn vị EP = -1: ∆Q = ∆P, TR và P độc lập, do đó khi giá thay đổi những doanh thu sẽ thay
đổi và đạt cực đại.
6.2.3 Độ co giãn chéo của cầu:

•   Độ co giãn chéo của cầu theo giá (EXY) đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay
đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá của mặt hàng liên quan với nó thay đổi.
• Khái niệm: Độ co giãn chéo của cầu hai mặt hàng X và Y là phần trăm thay đổi của lượng cầu mặt
hàng X khi giá của mặt hàng Y thay đổi 1% trong điều kiện các yếu tố khác thay đổi.
• Công thức tính:
 Tính chất:
• Nếu EXY = 0: X và Y là hai mặt hàng độc lập.
• Nếu EXY < 0: X và Y là hai mặt hàng bổ sung.
• Nếu Exy >0: X và Y là hai mặt hàng thay thế
Ví dụ: Ta có biểu cầu về giá thịt lợn PY và lượng cầu về cá QX như sau:

PY (đồng) QX (tấn)
13.000 19

15.000 23
•   • Ta có:

 Như vậy, khi giá tăng lên 1% thì lượng cầu về cá sẽ tăng lên 1,33%.

 Dễ thấy thịt lợn và cá là hàng hóa thay thế cho nhau nên độ co giãn của cầu về cá theo giá thịt lợn có kết quả là một
số dương.
6.2.4 Độ co giãn của cầu theo thu nhập:

•b)  Khái
a) niệm: Độ co giãn của cầu theo thu nhập là phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1%.
Công thức tính:

c) Tính chất:
• EI < 0: hàng hóa cấp thấp.
• Nếu 0 < EI <1: hàng hóa thiết yếu.
• EI > 1: hàng hóa xa xỉ.
Ví dụ:


Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa thu nhập và cầu một hàng hóa như sau: Tại mức thu nhập I=2,5 (đv tiền),
 
lượng tiêu dùng hàng hóa A là 400 (đvsp). Khi thu nhập tăng lên 3 (đv tiền), lượng tiêu dùng hàng hóa A là 500
(đvsp).
• Yêu cầu:
• Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập. Cho biết hàng hóa A thuộc nhóm hàng hóa nào? Xa xỉ, thông
thường hay cấp thấp?
- Ta có công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập:


•  
• Vì 𝐸𝐼 = 1,22 >1, nên ta có thể kết luận đây là mặt hàng xa xỉ (tương đối).
6.3 Độ co giãn của cung: (Độ co giãn của cung theo giá)

 Khái niệm:
•  
• Độ co giãn của cung theo giá đo lường phản ứng của người sản xuất, biểu hiện qua sự thay đổi lượng hàng được cung ứng khi
giá cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi
• Độ co giãn của cung theo giá (Es) là tỉ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cung khi giá sản phẩm thay đổi 1% ( với điều kiện
các yếu tố khác không đổi).
 Công thức tính:
• Độ co giãn của cung theo giá =


• Trong đó,
• - ∆𝑄𝑠 là sự thay đổi trong lượng cung từ 𝑄𝑠1 đến 𝑄𝑠2
• - ∆𝑃 là sự thay đổi giá từ 𝑃1 đến 𝑃2

• Khi
  độ co giãn được tính giữa hai điểm khác nhau trên đường cung, nó được gọi là độ co giãn vòng cung, trong
trường hợp này:

Và  

• Công thức tính độ co giãn tại một điểm:


 Phân loại:
- Nếu %∆Qs > %∆P: người sản xuất phản ứng đáng kể đối với sự thay đổi của giá cả, Es > 1, cung co giãn nhiều
- Nếu %∆Qs < %∆P: người sản xuất phản ứng nhẹ đối với sự thay đổi của giá cả, Es < 1, cung ít co giãn
- Nếu %∆Qs = %∆P, Es = 1, cung co giãn đơn vị
- Nếu %∆Qs rất nhỏ hay không đổi so với %∆P, E s = 0, cung hoàn toàn không co giãn, nghĩa là cung của hàng hóa là
một số lượng cố định bất kể giá cả như thế nào. Trong trường hợp này đường cung thẳng đứng, song song với trục
giá cả.
Hình 6.4

S
P

Hình 6.4: Cung hoàn


toàn không co giãn
Q
Q
0
- Nếu %∆Qs vô hạn khi giá cả không thay đổi hay thay đổi rất ít, E s =
• ∞, cung hoàn toàn co giãn. Trong trường hợp này đường cung nằm ngang, song song với trục số
lượng.
• Hình 6.5
 Các nhân tố tác động đến độ co giãn cung theo giá:
• Sự co giãn của cung theo giá phụ thuộc ở việc doanh nghiệp có thể thay đổi lượng cung nhanh như thế nào khi
giá thay đổi, có thể kể đến một vài nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung:
• Khoảng thời gian khi giá thay đổi: ảnh hưởng đến việc tăng giảm các yếu tố sản xuất để tăng hay giảm năng lực sản
xuất, để tham gia hay rút lui khỏi ngành.
• Khả năng thay thế các yếu tố sản xuất: xác định liệu nó có thể được tồn trữ khi giá thấp và đưa ra thị trường khi giá
cao hay không. Do đó, khả năng dự trữ xác định các công ty có thể thay đổi số lượng nhanh chóng như thế nào
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Giá máy tính cá nhân trên thị trường tăng làm cho:

a. Lượng cầu máy tính cá nhân tăng.


b. Lượng cầu máy tính cá nhân giảm.
c. Đường cầu máy tính cá nhân dịch chuyển sang trái.
d. Đường cầu máy tính cá nhân dịch chuyển sang phải.

Câu 2. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:

a. Giá hàng hóa X tăng làm cho cầu đối với hàng hóa Y giảm, X và Y được xem là hai hàng hóa
bổ sung
b. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm cho nhu cầu đối với tất cả các loại hàng hóa
tăng lên.
c. Hàng hóa thứ cấp là loại hàng hóa được tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập của người tiêu dùng
tăng lên
d. Khi giá hàng hóa thay đổi sẽ làm cho đường cầu hàng hóa đó dịch chuyển
Câu 3. Hàm số cầu và hàm số cung của một sản phẩm lần lượt là: QD= 2000-30P và QS=
400+10P. Giá và sản lượng cân bằng là:

a. P=50; Q=90
b. P=60; Q=60
c. P=800; Q=40
d. P=40; Q=800

Câu 4. Thị trường sản phẩm A có hàm cầu là P = –2QD + 2500; hàm cung là P = QS + 100. Do
cầu sản phẩm A tăng nên giá cân bằng tăng từ 900 lên 1200. Lượng cân bằng tương ứng
với giá 1200 là:

e. Q = 1300
f. Q = 1100
c. Q =1000
d. Chưa xác định được.
Câu 5. Câu nào dưới đây sai:
a. Nếu hai hàng hóa là hàng hóa bổ sung, độ co giãn của cầu theo giá chéo là một số dương
b. Độ co giãn của cầu theo giá là % thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi 1%.
c. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là % thay đổi của lượng cầu khi thu nhập của người tiêu
dùng thay đổi 1%.
d. Đối với hàng thông thường, trong dài hạn cầu co giãn theo giá lớn hơn trong ngắn hạn

Câu 6. Khi độ co giãn của cầu theo giá chéo là một số âm, ta có thể kết luận:
a. Hai hàng hóa đó là hàng hóa thay thế
b. Hai hàng hóa đó không liên quan với nhau
c. Hai hàng hóa đó là hàng hóa bổ sung
d. Hai hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp
Câu 7. Khi giá sản phẩm X tăng 20% thì lượng cầu sản phẩm X giảm 15%. Vậy tổng số tiền mà
người tiêu dùng chi cho sản phẩm X sẽ:
a. Giảm b. Tăng
c. Không đổi d. Không xác định được

Câu 8. Khi giá một loại hàng hóa tăng 10%, lượng cầu hàng hóa đó giảm 15%. Độ co giãn của
cầu theo giá là:
a. Co giãn ít b. Co giãn hoàn toàn
c. Co giãn đơn vị d. Co giãn nhiều

Câu 9. Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của mặt hàng X là: PD = -(4/5)QD+150; PS=
(6/5)QS+40. Hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng là:
a. EP = - 2,41 b. EP = - 1,54
c. EP = -1,927 d. EP = -0,648
-------------------------------------------HẾT-------------------------------------------
 
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!!!

You might also like