You are on page 1of 47

BÀI GIẢNG

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

GV. Dương Thị Nhung

LOGO
ĐỀ CƯƠNG CHINhững
TIẾTvấn đề
lý luận chung
Văn minh
phương Đông
cổ trung đại
1 Văn minh
CHƯƠNG
phương tây cổ
trung đại
2 Văn minh thế
CHƯƠNG
giới cận hiện
3 đại
CHƯƠNG

4
CHƯƠNG

Company Logo
www.themegallery.com
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

I. Khái niệm

II. Điều kiện hình thành nền văn minh

III. Các yếu tố của văn minh

IV. Những thành tựu chính của văn minh

V. Những dấu hiệu văn minh trong TK CXNT

VI. Các nền văn minh lớn trên thế giới


Chương 2. VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI

A. Văn minh Ai Cập

B. Văn minh Lưỡng Hà

C. Văn minh Arập

D. Văn minh Ấn Độ

E. Văn minh Trung Quốc

F. Văn minh khu vực Đông Nam Á


Chương 3. VĂN MINH PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI

A. Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại

B. Văn minh Tây Âu thời trung đại

Company Logo
www.themegallery.com
Chương 4. VĂN MINH THẾ GIỚI CẬN HIỆN ĐẠI

A. Văn minh thế giới cận đại

B. Văn minh thế giới hiện đại

Company Logo
www.themegallery.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn


minh thế giới, Nxb Giáo dục, hóa thế giới cổ trung đại, Nxb
Hà Nội, 2002 Giáo dục, Hà Nội, 2003
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Almanach, Những nền văn Will Durant, Lịch sử văn


minh thế giới, Nxb VHTT, minh Ấn Độ, Nxb VHTT,
Hà Nội, 1999 Hà Nội, 2000
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Will Durant, Lịch sử văn Will Durant, Lịch sử văn


minh Trung Hoa, Nxb minh Ảrập, Nxb VHTT, Hà
VHTT, Hà Nội, 2000 Nội, 2000
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đỗ Trung Kiên, Những nền Mortimer Chambers (Lưu Văn


văn minh rực rỡ cổ xưa, 4 Hy, Nguyễn Đức Phú dịch),
tập Nxb QĐND, Hà Nội, Lịch sử văn minh phương Tây
2000 Nxb VHTT, Hà Nội, 2004
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG

Các khái niệm liên quan

Điều kiện hình thành nền văn minh

Các yếu tố của văn minh

Những thành tựu chính của văn minh

Những dấu hiệu văn minh trong thời kỳ CXNT

Những nền văn minh lớn trên thế giới


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

I. Khái niệm liên quan


Văn hóa

Văn minh

Văn hiến

Văn vật

Mối liên hệ giữa văn hóa – văn minh


– văn hiến – văn vật
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

I. Khái niệm liên quan


Văn hóa là gì?
 “Văn hóa phải được xem như một tập hợp những nét
khác biệt, về vật chất và tinh thần, về trí tuệ và cảm
xúc, làm rõ một nét xã hội hay một nhóm xã hội; ngoài
nghệ thuật và thơ văn, văn hóa bao hàm phong cách
sống, cách chung sống, hệ thống các giá trị, truyền
thống và tín ngưỡng”. (Định nghĩa của UNESCO)
Văn hóa là gì?
 “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là
văn hóa” (Định nghĩa của CT Hồ Chí Minh)
Văn hóa là gì?
 “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật
chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật
thể,…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Định
nghĩa của Trần Ngọc Thêm)
Văn hóa là gì?
 Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua
trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được
chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và
tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở
nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi
phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn
hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
 Văn hóa là sản phẩm của con người
 Văn hóa là nấc thang đưa con người phát triển
Văn minh là gì?
 Văn minh là toàn bộ những  phát minh của con người
dựa trên quá trình tìm tòi và khám phá ra các “quy luật
của tự nhiên”, để hình thành nên những hệ thống lý
thuyết “khoa học - kỹ thuật” cơ bản. Từ đó sáng chế ra
các “công nghệ - máy móc” (công cụ sản xuất vật chất)
và những“sản phẩm vật chất”(đồ dùng sinh hoạt) mang
tính thực dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con
người.
Văn minh là gì?
 Văn minh còn bao gồm toàn bộ “ kỹ thuật sinh sống” và “tổ
chức xã hội” nhằm thiết lập nên những “thiết chế” xã hội mang
tính hiện đại, giúp cho con người thực hiện được quyền sống,
quyền tự do và quyền dân chủ của mỗi cá nhân và cả cộng đồng
- xã hội.
Văn minh là gì?
 W. Đuran (W. Durrant) sử dụng khái niệm văn minh để
chỉ sự sáng tạo văn hoá, nhờ một trật tự xã hội gây ra và
kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội,
tổ chức luân lí và hoạt động văn hoá.
 Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt
được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết.
Văn minh là gì?
 Theo F. Ăngghen, văn minh là chính trị khoanh văn hoá
lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước. Như vậy khái
niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố cơ bản: Đô thị,
Nhà nước, chữ viết và các biện pháp kĩ thuật cải thiện, xếp
đặt hợp lí, tiện lợi cho cuộc sống của con người.
Văn hiến là gì?
 Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Văn hiến là truyền thống
văn hóa lâu đời, có nhiều nhân tài”.
 Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp thể
hiện bản lĩnh của một dân tộc, quốc gia nào đó trong cuộc
đấu tranh sinh tồn và thể hiện bản sắc riêng cho dân tộc,
quốc gia đó.
Văn vật là gì?
 Văn vật là khái niệm bộ phận của văn hóa, chỉ khác
văn hóa ở độ bao quát các giá trị.
 Văn vật là truyền thống văn hóa thiên về các giá trị văn
hóa vật chất ở một vùng đất biểu hiện ở việc có nhiều nhân
tài, nhiều di tích, công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật
và lịch sử.
Bảng so sánh

Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh

Thiên về giá trị Thiên về giá trị Chứa cả giá trị Thiên về giá trị vật
vật chất tinh thần vật chất lẫn tinh chất – kỹ thuật
thần
Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát
triển
Có tính dân tộc Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơn
với phương Tây đô
thị
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG
II. Điều kiện hình thành nền văn minh

1. Điều kiện địa lý

2. Địa chất

3. Dân số

4. Kinh tế
1. Điều kiện địa lý
- Là điều kiện cần thiết, đặc biệt là thời xa xưa.
- Tạo ra nền văn minh cho dân tộc.
- Chỉ trong điều kiện nhất định mới đưa con người tới trình độ
văn minh. Các bộ tộc du mục ít có điều kiện xây dựng nền văn
minh do sống không ổn định.
 là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nền văn minh.
2. Địa chất
- Những nơi chất đất kém: xảy ra động đất núi lửa  khó
có điều kiện xây dựng nền văn minh của mình.

3. Dân số
- Phải có một số lượng dân cư nhất định, sống tập trung
nhất định mới có cơ sở để xây dựng nền văn minh.
4. Kinh tế
- Phải có sự phát triển cao của nền kinh tế thì văn minh mới phát
triển được. Nói tới văn minh là nói tới nhu cầu  đây là điều kiện
cơ bản
- Kinh tế phát triển nhất định thì con người sống định cư trong
cộng đồng ổn định. Từ đó phát triển mối quan hệ xã hội con
người với con người.
- Sự lao động khác nhau dẫn đến tích lũy khác nhau  phân hóa
giàu, nghèo, hình thành nên sự trao đổi. Lúc này xã hội vượt qua
trạng thái nguyên thủy  mối quan hệ xã hội rộng hơn.
4. Kinh tế
- Kinh tế phát triển, đô thị ra đời.
- Chỉ đến lúc xã hội có đô thị thì mới có văn minh.
+ Có đô thị, nhu cầu con người cao hơn  có điều kiện phát
triển trí tuệ, tập trung sức phát triển, sự sáng tạo để đáp ứng đòi
hỏi của xã hội  nảy sinh khoa học – kỹ thuật, các thiết chế xã
hội càng phức tạp hơn.
+ Văn minh có thể ra đời ở nông thôn nhưng chỉ có thể phát triển
ở đô thị.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

III. Các yếu tố của văn minh

Cấu
thành
nên các
nền văn
minh
III. Các yếu tố của văn minh
1. Kinh tế
1.1. Nông nghiệp
- Nói đến kinh tế là nói đến nông nghiệp. Từ thời đồ đá
mới, con người đã thuần hóa súc vật, nhưng chưa có nền
văn minh. Chỉ khi con người phát minh ra nghề nông,
canh tác ổn định, cuộc sống ổn định thì mới có văn minh.
- Các nền văn minh phương Đông đều nằm cạnh các dòng
sông.
1. Kinh tế
1.2. Công nghiệp
- Từ khi con người phát minh ra lửa, con người trải qua các cuộc
cách mạng: lửa, cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, cách
mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ ngày nay.
- Lửa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của loài người.
Có lửa thì dẫn đến sự phát triển của nghề luyện kim: nấu đồng,
sắt, làm gốm, nấu quặng. Không có nghề luyện kim thì không có
nền văn minh.
1. Kinh tế
1.3. Giao thông
- Cuộc sống con người phải có sự giao lưu: từ đi bộ đến
đi xe (giao lưu rộng hơn nền văn minh phát triển)
1. Kinh tế
1.4. Thương nghiệp
- Nói tới buôn bán trao đổi hàng hóa.
- Nền kinh tế mà dừng ở tự cung tự cấp thì không thể đạt
đến văn minh.
- Khi thương nghiệp phát triển  phát triển các quan hệ
trước đó. Có thương nghiệp - giao lưu thì con người mới
dần dần hoàn thiện và phát triển.
1. Kinh tế
1.5. Sự phân hóa xã hội
- Sự phát triển kinh tế đến một mức độ nhất định dẫn đến tư
hữu xã hội. Từ đó có sự phân hóa giàu – nghèo với những
tầng lớp khác nhau.
- Sự phân hóa đó làm biến chất xã hội, buộc con người phải
có những biện pháp quản lý khác. Dẫn đến sự ra đời của
nhà nước.
2. Chính trị
2.1. Nhà nước
- Nhà nước ra đời chính là sự đánh dấu của văn minh hình
thành.
- Các nhà văn minh học cho rằng Nhà nước chính là một yếu tố
của văn minh.
- Nhà nước không xuất hiện ở xã hội nguyên thủy mà chỉ xuất
hiện khi xã hội ổn định; xã hội có giao lưu buôn bán thì không
còn thuần nhất và trong quy luật ấy: cộng đồng này giàu, cộng
đồng khác nghèo đi.
- Tổ chức nhà nước được hình thành trên hai khía cạnh:
+ Cộng đồng người đông đảo ( con người ): thống trị – bị trị.
+ Lãnh thổ, an ninh: Nhà nước của nhiều làng, bao trùm trên
lãnh thổ nhất định và Nhà nước phải đảm bảo an ninh, chống
xâm lăng của bộ tộc khác.
 Nhà nước được coi là tiêu chí, dấu hiệu của văn minh.
 Nhà nước ra đời là đánh dấu sự phát triển từ xã hội dã man
lên xã hội văn minh.
2. Chính trị
2.2. Pháp luật
- Xã hội có Nhà nước phải có quy tắc chuẩn mực xã hội, đó chính là
pháp luật. Pháp luật chính là những quy định mang tính chất cộng
đồng, nếu vi phạm thì bị phạt.
- Luật chính là biểu hiện quan trọng của văn minh.
- Luật pháp có ba giai đoạn phát triển:
* Quy ước
* Tập quán
* Luật pháp
2. Chính trị

2.3. Gia đình

- Đây là yếu tố mang tính xã hội: một quốc gia gồm ba cấp: Nhà
nước, địa phương (làng/xã), gia đình.

- Gia đình: quản lý con người cụ thể, gia đình chính là biện pháp
thống trị nói chung của một quốc gia, bằng cơ sở nắm từng
người cụ thể.
2. Chính trị

2.4. Đạo đức

- Đạo đức chính là đặc trưng của xã hội văn minh.

- Đạo đức giúp con người vượt qua bản năng

2.5. Tôn giáo, tín ngưỡng

- Xã hội phát triển đến một trình độ nào đó thì xuất hiện tôn
giáo.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

IV. Những thành tựu chính của văn minh


Văn học
B

Chữ viết A C Giáo dục

Thành tựu

E D
Nghệ thuật Khoa học
kỹ thuật
www.themegallery.com
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG
V. Những dấu hiệu văn minh trong thời kỳ

CXNT
Ngay từ thời kì nguyên thuỷ, tuy chưa có thể gọi là xã hội văn
minh nhưng con người thời kì đó đã có những biểu hiện tiến bộ,
hợp lí, đặt tiền đề cho sự hình thành các nền văn minh nhân loại
sau này. Đó là:
 Việc tìm ra lửa đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử
loài người, giúp con người mạnh hơn hẳn các loài động vật khác.
 Lửa giúp con người chiến thắng thú dữ, nướng chín thức ăn,
làm đồ gốm, chinh phục các rừng cây để làm đất trồng trọt ...và
sau này là nghề luyện kim .
V. Những dấu hiệu văn minh trong thời kỳ CXNT

 Từ chỗ sống theo bầy đàn tiến lên xây dựng tổ chức
công xã thị tộc, đó là một tổ chức hợp lí đầu tiên về mặt
xã hội. Đối với lịch sử loài người, đây là một bước tiến
lớn.
 Phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi,
giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp. Đây là một sự
sắp xếp hợp lí, tiện lợi, tạo điều kiện cho việc chuyên
môn hoá trong xã hội văn minh sau này.
V. Những dấu hiệu văn minh trong thời kỳ CXNT

 Sự xuất hiện cung tên cũng là một bước tiến lớn.


Đây là một loại vũ khí phức tạp đòi hỏi phải tích luỹ
kinh nghiệm, trí tuệ sắc sảo và kĩ năng khéo léo.
 Hôn nhân cũng có một bước tiến lớn từ tạp giao,
đồng huyết đến hôn nhân theo gia đình ổn định. Đó là
sự tích luỹ kinh nghiệm nhiều đời để tránh hiện tượng
đồng huyết, tăng sức sống cho thế hệ sau.
V. Những dấu hiệu văn minh trong thời kỳ CXNT

 Tôn giáo nguyên thuỷ xuất hiện cũng là một bước tiến lớn
về mặt tinh thần. Tín ngưỡng tô tem, việc thờ cúng tổ tiên là
những biểu hiện giá trị tinh thần quan trọng của con người
nguyên thuỷ.
 Nghệ thuật nguyên thuỷ cũng là một biểu hiện phát triển
văn hoá quan trọng, nó thể hiện cách nhìn của người xưa
bằng những hình tượng cụ thể đối với thế giới bên ngoài.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VI. Những nền văn minh lớn trên thế giới

Thời cổ đại

Phương Đông Phương Tây


- Ai Cập -Hy Lạp
- Lưỡng Hà -La Mã
- Ấn Độ
- Trung Hoa
- Đông Nam Á

www.themegallery.com
VI. Những nền văn minh lớn trên thế giới

Thời trung
đại

Phương Đông Phương Tây


- Arập - Tây Âu
- Ấn Độ
- Trung Hoa
- Đông Nam Á

www.themegallery.com
VI. Những nền văn minh lớn trên thế giới
Thời cận –
hiện đại

Thế giới
- VM công
nghiệp
- VM hậu công
nghiệp
- VM tin học
www.themegallery.com

You might also like