You are on page 1of 179

LOGIC HỌC VÀ ỨNG DỤNG

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH


Số tiết: 30

Chương 1. Phán đoán và các phép logic


Chương 2. Suy luận diễn dịch

HÌNH THỨC THI


Thi giữa kỳ: Trắc nghiệm khách quan
20 câu/45 phút
Kiểm tra thường kỳ: Tự luận - 45 phút
Thi cuối kỳ: Trắc nghiệm khách quan
25 câu/60 phút
Giáo trình
Nguyễn Phú Vinh (chủ biên). Logic học và ứng
dụng. Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM.

Tài liệu tham khảo


[1] Hoàng Chúng. Logic học phổ thông. NXB
Giáo dục 1994.
[2] Nguyễn Đức Dân. Logic và Tiếng việt. NXB
Giáo dục 1998.
Chương 1. PHÁN ĐOÁN VÀ CÁC PHÉP LOGIC

Chương 1. PHÁN ĐOÁN VÀ CÁC PHÉP LOGIC

Bài 1. PHÁN ĐOÁN


Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH
Bài 3. PHÉP HỘI
Bài 4. PHÉP TUYỂN
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA CÁC PHÉP HỘI VÀ
PHÉP TUYỂN
Bài 7. PHÉP KÉO THEO
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI
VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

Bài 1. PHÁN ĐOÁN


1. Phán đoán và câu
Phán đoán là một khái niệm cơ bản của logic học.
Phán đoán được biểu đạt dưới dạng ngôn ngữ thành một
câu (hay mệnh đề) phản ánh đúng hay sai thực tế khách
quan.
Mỗi phán đoán có giá trị chân lí đúng hoặc có giá trị
chân lí sai và không thể có giá trị chân lí vừa đúng vừa
sai.
Phán đoán có giá trị chân lí đúng được gọi là phán
đoán đúng.
Phán đoán có giá trị chân lí sai được gọi là phán
đoán sai.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

Ví dụ về phán đoán đúng:


Dây đồng dẫn điện.
Quả đất quay quanh mặt trời.
2 cộng 3 bằng 5 (2+3=5)
Ví dụ về phán đoán sai:
Paris là thủ đô nước Anh.
10 không chia hết cho 2.
Tháng hai có 31 ngày.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

Có những phán đoán mà giái trị đúng, sai phụ


thuộc vào những điều kiện nhất định (địa điểm, thời
gian, ...). Chẳng hạn những câu sau đây:
Hôm nay là ngày chủ nhật.
Trời mưa.
Chú ý: Mỗi phán đoán được biểu đạt thành một câu,
nhưng không phải câu nào cũng biểu đạt một phán đoán.
Những câu không biểu đạt phán đoán thường là những
câu nghi vấn, cảm thán, mệnh lệnh. Xét các câu sau đây:
Anh có đi chơi không?
Trời đẹp quá!
Cấm nghe điện thoại trong giờ học.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

2. Liên từ và các phép logic


Từ một hay nhiều phán đoán, có thể lập những phán
đoán mới bằng cách sử dụng phụ từ "không" và các liên
từ, biểu thị các phép logic (tương tự các phép toán trong
đại số học).
Các phép logic cơ bản là:
phép phủ định, ứng với phụ từ không;
phép hội, ứng với liên từ và;
phép tuyển, ứng với liên từ hoặc, hay là;
phép kéo theo, ứng với liên từ nếu ... thì ...
Phụ từ không và các liên từ (và, hoặc, nếu ... thì ...) sẽ
được gọi chung là các liên từ logic.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

Phán đoán không chứa liên từ logic nào được gọi là


phán đoán đơn.
Ví dụ:
"An học giỏi" là một phán đoán đơn.
Phán đoán phức hợp là phán đoán tạo thành từ một
hay nhiều phán đoán khác (là các phán đoán thành phần
của nó), nhờ các liên từ logic.
Ví dụ:
Không phải An học giỏi.
(Phán đoán phủ định, có phán đoán thành phần là "An
học giỏi")
An học giỏi và An được thưởng. (Phán đoán hội)
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

An học giỏi hoặc An được thưởng. (Phán đoán tuyển)


Nếu An học giỏi thì An được thưởng. (Phán đoán kéo
theo)
Các phán đoán hội, tuyển và kéo theo trên đều có các
phán đoán thành phần là "An học giỏi" và "An được
thưởng".
Vấn đề quan trọng đầu tiên của logic học là xác định
giá trị chân lí (đúng, sai) của các phán đoán phức hợp
thông qua giá trị chân lí của các phán đoán thành phần.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

Ta sẽ dùng các chữ cái P, Q, R,... để chỉ các phán


đoán.
Nếu phán đoán P là đúng, ta nói (viết): P có giá trị
chân lí là đ; P là đ hay P = đ.
Nếu phán đoán Q là sai, ta nói (viết): Q có giá trị chân
lí là s; Q là s hay Q = s.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

BÀI TẬP
 
Câu 1. Chọn phán đoán đúng:
A. Số 23 là số nguyên tố.
B. Số 24 là số nguyên tố.
C. Số 25 là số nguyên tố.
D. Số 26 là số nguyên tố.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

Câu 2. Chọn phán đoán đúng:


A. Nguyễn Du là tác giả của Truyện Lục Vân
Tiên.
B. 2 cộng với 3 bằng 6.
C. Bà Trưng Trắc là em của Bà Trưng Nhị.
D. Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Truyện Lục
Vân Tiên.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN

Câu 3. Chọn phán đoán đúng:


A. Không phải Nguyễn Du là tác giả của Truyện
Kiều.
B. Số 1,234234…234… (vô hạn lần số 234 lặp lại
ở phần thập phân) là số hữu tỷ.
C. Tác giả của tác phẩm Chinh phụ ngâm là Đòan
Thị Điểm.
D. Số 1,234234…234… (vô hạn lần số 234 lặp lại
ở phần thập phân) là số vô tỷ.
Bài 1. PHÁN ĐOÁN
 
Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH

Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH


1. Phép phủ định và liên từ logic "không"
Xét phán đoán:
Dây đồng dẫn điện. (đ)
Có thể lập phán đoán mới, phủ định phán đoán trên:
Không phải dây đồng dẫn điện. (s)
Lại xét phán đoán:
Paris là thủ đô nước Anh. (s)
Phủ định phán đoán, ta được:
Không phải Paris là thủ đô nước Anh. (đ)
Với mọi phán đoán P, ta có thể lập phán đoán:
Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH

Không phải P,
Phủ định của P, kí hiệu là: ~P (đọc: không P, không
phải P, phủ định P)
Giá trị chân lí của phán đoán ~P được xác định như
sau:
Nếu P đúng thì ~P sai.
Nếu P sai thì ~P đúng.
Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH

Bảng giá trị chân lí của phép phủ định


P ~P P đ s P ~P
đ s ~P s đ 1 0
s đ 0 1
Người ta thường phát biểu phủ định của một phán
đoán theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ như:
Không phải dây đồng dẫn điện.
Dây đồng không dẫn điện.
Dây đồng đâu có dẫn điện.
Nói rằng dây đồng dẫn điện là sai.
v.v...
Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH

2. Phủ định hai lần (phủ định kép)


Phủ định phán đoán ~P, ta được phán đoán ~(~P).
Ví dụ:
P = Dây đồng dẫn điện. (đ)
~P = Dây đồng không dẫn điện. (s)
~(~P) = Không phải dây đồng không dẫn điện. (đ)
P = Tháng hai có 31 ngày. (s)
~P = Không phải tháng hai có 31 ngày. (đ)
~(~P) = Nói rằng không phải tháng hai có 31 ngày là
sai. (s)
Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH

P và ~(~P) luôn có cùng giá trị chân lí (cùng là đúng


hoặc cùng là sai); ta nói rằng ~(~P) và P tương đương
logic với nhau và viết
~(~P) = P
đọc là: "Không phải không P" tương đương logic với P.
Trong ngôn ngữ tự nhiên, P và không phải không P
thường được dùng trong những tình huống khác nhau và
có thể có ý nghĩa khác nhau.
Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH

Ví dụ khi nói:
Chúng ta yêu hòa bình.
Đó là muốn khẳng định một chân lí; còn khi nói:
Không phải chúng ta không yêu hòa bình.
Thì ta muốn bác bỏ ý kiến sai lầm nói rằng chúng ta
không yêu hòa bình.
Nhưng về mặt logic, chỉ xét giá trị chân lí của phán
đoán thì hai phán đoán này cùng đúng, chúng tương
đương logic với nhau.
Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH

Tương tự như vậy, hai phán đoán sau đây là tương


đương logic:
An biết điều đó.
Nói rằng An không biết điều đó là không đúng.
(Không phải An không biết điều đó)
Bài 2. PHÉP PHỦ ĐỊNH

Hệ thức tương đương ~(~P) = P có thể chứng minh


bằng cách lập bảng chân lí như sau:

P ~P ~(~P)
1 0 1
0 1 0

Ta thấy P và ~(~P) luôn cùng đúng hoặc cùng sai.


----------------------------------------
Bài 3. PHÉP HỘI

Bài 3. PHÉP HỘI


1. Phép hội và liên từ logic "và"
Xét hai phán đoán:
P = Dây đồng dẫn điện.
Q = Dây chì dẫn điện.
Từ hai phán đoán đó, có thể lập phán đoán mới:
Dây đồng dẫn điện và dây chì dẫn điện.
Phán đoán mới này được gọi là hội của hai phán đoán
P, Q và được kí hiệu:
PQ
(đọc: P và Q; hội của P và Q).
P, Q là các phán đoán thành phần của P  Q.
Bài 3. PHÉP HỘI

Giá trị chân lí của phán đoán P  Q được xác định


thông qua giá trị chân lí của các phán đoán thành phần
của nó như sau:
Phán đoán P  Q (P và Q) đúng khi cả P lẫn Q cùng
đúng và sai trong mọi trường hợp còn lại (sai khi ít nhất
một phán đoán thành phần P, Q là phán đoán sai).
Bài 3. PHÉP HỘI

Bảng giá trị chân lí của phép hội ()

P Q PQ
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 0
Bài 3. PHÉP HỘI

Ví dụ:
Dây đồng dẫn điện và dây chì dẫn điện
là phán đoán đúng, vì cả hai phán đoán thành phần của
nó (Dây đồng dẫn điện. Dây chì dẫn điện) đều đúng.
Quả đất quay và Mặt trăng đứng yên
là phán đoán sai, vì có một phán đoán thành phân (Mặt
trăng đứng yên) là sai.
Chú ý: Khi nối hai phán đoán bởi liên từ "và" để diễn
đạt phép hội, thường người ta bỏ bớt một số từ trùng lặp
hoặc sửa đổi chút ít câu văn.
Bài 3. PHÉP HỘI

Ví dụ: trong các phán đoán sau đây, các từ trong dấu
ngoặc được lược bỏ.
Dây đồng (dẫn điện) và dây chì dẫn điện.
Nó biết tiếng pháp và (nó biết) tiếng Anh.
Bài 3. PHÉP HỘI

2. Những liên từ khác nhau có ý nghĩa của phép hội


Trong những điều kiện nhất định, phép hội còn được
diễn đạt bởi những liên từ khác như: đồng thời, nhưng,
mà, song, vẫn, cũng, v. v... hoặc chỉ bằng một dấu phết
(phẩy).
Ví dụ:
Kháng chiến trường kì gian khổ đồng thời lại phải tự
lực cánh sinh. (Hồ Chí Minh)
Cuộc kháng chiến của ta trường kì gian khổ nhưng
nhất định thắng lợi. (Hồ Chí Minh)
Trời nổi gió rồi mưa to.
Bài 3. PHÉP HỘI
Không những mưa to mà còn gió lớn.
Mưa to, gió lớn.
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. (Ca dao)
Các phán đoán trên đây đều có cùng cấu trúc logic
(phán đoán hội).
Mặt khác, không phải bao giờ từ "và" cũng có ý nghĩa
của phép hội.
Ví dụ:
Nói và làm đi đôi với nhau.
Em An có 15 hòn bi màu đỏ và màu xanh.
Đó là những phán đoán đơn, chứ không phải là các
phán đoán phức hợp được tạo thành từ hai phán đoán
khác nối với nhau bởi từ và.
-------------------------------------------
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Bài 4. PHÉP TUYỂN


1. Phép tuyển và liên từ logic "hoặc"
Xét hai phán đoán:
P = Hôm nay là ngày chủ nhật.
Q = Hôm nay là ngày lễ.
Có thể nối hai phán đoán này với nhau bởi từ hoặc
(hay là) để được phán đoán mới.
Hôm nay là ngày chủ nhật hoặc là ngày lễ.
Phán đoán mới này được gọi là tuyển của hai phán
đoán P, Q và được kí hiệu:
PQ
(đọc: P hoặc Q; P hay là Q, tuyển của P và Q).
Bài 4. PHÉP TUYỂN

P, Q là các phán đoán thành phần của P  Q.


Giá trị chân lí của phán đoán P  Q được xác định
như sau:
Phán đoán P  Q (P hoặc Q) sai khi cả P lẫn Q cùng
sai và đúng trong mọi trường hợp còn lại (đúng khi ít
nhất một phán đoán thành phần P, Q là phán đoán đúng)
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Bảng giá trị chân lí của phép tuyển ():


P Q PQ
1 1 1
1 0 1
0 1 1
0 0 0
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Ví dụ:
Hôm nay là ngày chủ nhật hoặc là ngày lễ. (P  Q)
Phán đoán này là sai nếu hôm nay không phải là ngày
chủ nhật (P sai) và hôm nay cũng không phải là ngày lễ
(Q sai).
Trong mọi trường hợp khác, phán đoán là đúng, nghĩa
là phán đoán đúng trong các trường hợp sau đây:
- Hôm nay đúng là ngày chủ nhật (P đúng) đồng thời
cũng đúng là ngày lễ (Q đúng).
- Hôm nay đúng là ngày chủ nhật (P đúng), nhưng
không phải là ngày lễ (Q sai).
Bài 4. PHÉP TUYỂN

- Hôm nay không phải là ngày chủ nhật (P sai), nhưng


đúng là ngày lễ (Q đúng).
2. Hai nghĩa khác nhau của liên từ "hoặc" ("hay là")
Trong ngôn ngữ tự nhiên, liên từ hoặc (hay là) thường
được dùng theo hai nghĩa.
Ví dụ:
Hôm nay là ngày chủ nhật hoặc là ngày lễ (có thể
vừa là chủ nhật vừa là ngày lễ).
Hôm nay là ngày chủ nhật hoặc là ngày thứ bảy
(một trong hai ngày đó, không thể vừa là chủ nhật vừa là
thứ bảy được).
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Giữa các phán đoán thành phần của hai phán đoán
trên có quan hệ với nhau về nội dung, nên người đọc
(nghe) có thể hiểu được ngay từ hoặc dùng theo nghĩa
nào, mà không cần giải thích thêm (ngày chủ nhật có thể
trùng với ngày lễ, nhưng không thể trùng với ngày thứ
bảy).
Nhưng với phán đoán
Anh ấy đi đến Huế hoặc Đà Nẵng
người ta có thể hiểu hai cách khác nhau:
Anh ấy đi đến Huế hoặc Đà Nẵng và có thể đến cả
hai nơi đó.
Anh ấy đi đến Huế hoặc Đà Nẵng và chỉ đến một
trong hai nơi đó.
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Để chính xác, khi cần thiết, người ta dùng:


P và/hoặc Q; P và/hay là Q
để chỉ P hoặc Q và có thể cả P lẫn Q;
hoặc P hoặc Q
để chỉ P hoặc Q nhưng không thể cả P lẫn Q.
Ví dụ:
Anh ấy đi đến Huế và/hoặc Đà Nẵng.
Anh ấy đi đến hoặc Huế hoặc Đà Nẵng.
Trong ngôn ngữ tự nhiên, liên từ và/hoặc được sử
dụng ngày càng nhiều. Chúng ta có thể gặp những câu
sau đây:
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Hàng hóa được bốc dỡ ở cảng A và/hoặc cảng B.


Nó có thể bị phạt tù và/hoặc phạt tiền.
Thuốc này có thể gây phản ứng sốt và/hoặc nhức
đầu.
Buổi sáng các đại biểu đi tham quan A và/hoặc B;
buổi chiều đi tham quan hoặc C hoặc D.
Người ta cũng thường dùng một là..., hai là... theo
nghĩa của liên từ hoặc... hoặc...
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Ví dụ:
Một là cứ phép gia hình,
Hai là lại cứ lầu xanh phó về. (Nguyễn Du)
Bài 4. PHÉP TUYỂN

3. Phép tuyển chặt và phép tuyển không chặt


Trong logic học, bên cạnh phép  (tương ứng với từ
nối hoặc theo nghĩa và/hoặc), người ta còn dùng phép +
(tương ứng với từ nối hoặc theo nghĩa hoặc... hoặc...).
Giá trị chân lí của phán đoán P + Q (đọc hoặc P hoặc
Q) được xác định bởi bảng chân lí
P Q P+Q
1 1 0
1 0 1
0 1 1
0 0 0
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Trong tài liệu này, khi nói phép tuyển thì ta luôn luôn
hiểu đó là phép . Phép  được gọi là phép tuyển không
chặt. Khi dùng đến phép + (được gọi là phép tuyển chặt)
ta sẽ nói rõ.
Bài 4. PHÉP TUYỂN

BÀI TẬP

Câu 1. Các dấu phẩy ở phán đóan sau có ý nghĩa của


phép logic gì?
“Vân Tiên đầu đội kim khôi,(1)
Tay cầm siêu bạc,(2) mình ngồi ngựa ô. ”
(Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu).
A. (1) phép tuyển, (2) phép hội.
B. (1) phép hội, (2) phép hội.
C. (1) tuyển chặt, (2) tuyển chặt.
D. (1) phép hội, (2) phép tuyển.
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Câu 2. Các dấu phẩy ở phán đoán sau có ý nghĩa của


phép logic gì?
“Long lanh đáy nước in Trời,(1)
Thành xây khói biếc,(2) non phơi bóng vàng. ”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du).
A. (1) phép hội, (2) phép hội. B. (1) phép
tuyển, (2) phép hội.
C. (1) tuyển chặt, (2) tuyển chặt.. D. (1)
phép hội, (2) phép tuyển.
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Câu 3. “Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp
những qủa sơn đen lại, trong lúc An đi tìm then để
cài cửa cho chắc chắn” (Thạch Lam, Hai đứa trẻ).
Trạng từ “trong lúc” ở phán đoán trên có ý nghĩa
của phép logic:
A. Phép tuyển chặt.
B. Phép tuyển không chặt.
C. Phép hội …
D. Phép kéo theo.
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Câu 4. Dấu phẩy trong phán đoán sau có ý nghĩa của


phép logic gì?
“Người đau yếu, tàn tật được bầu cử tại nhà”
A. Phép tuyển chặt.
B. Phép tuyển.
C. Phép hội.
D. Phép kéo theo.
Bài 4. PHÉP TUYỂN

Câu 5. Từ “nhưng” trong phán đoán sau có ý nghĩa


của phép logic gì?
“Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị
khuất phục” (Hemingway, Ông già và biển cả)
A. Phép tuyển chặt.
B. Phép tuyển.
C. Phép hội.
D. Phép kéo theo.
---------------------------------
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Có những phán đoán luôn luôn đúng, bất kể các phán


đoán thành phần của nó đúng hay sai. Ta gọi đó là những
phán đoán hằng đúng. Các phán đoán hằng đúng biểu thị
các luật logic.
1. Luật cấm mâu thuẩn
Nội dung: Trong cùng một quan hệ và cùng một lúc,
một đối tượng không thể vừa là A vừa là không A.
Công thức: P  ~P (phán đoán P  ~P là hằng sai, do
đó phán đoán ~(P  ~P) là hằng đúng).
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Trong cùng một lập luận nếu chúng ta đã công nhận


mệnh đề P thì không được công nhận mệnh đề phủ định
của P. Nếu vi phạm điều này thì đã phạm luật cấm mâu
thuẫn.
Từ mâu thuẫn có nguồn gốc từ câu chuyện "Bán mộc,
bán giáo" được chép trong sách Cố Học Tinh Hoa.
Ví dụ 1: Bán mộc, bán giáo
Có người nước Sở làm nghề vừa bán mộc, vừa bán
giáo.
Ai hỏi mua mộc thì anh ta khoe rằng: "Mộc này thật
chắc, không gì đâm thủng".
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Ai hỏi mua giáo thì anh ta khoe rằng: "Giáo này thật
sắc, đâm gì cũng thủng".
Có người nghe vậy bèn hỏi: "Thế bây giờ lấy giáo của
bác đâm vào mộc của bác thì thế nào?".
Anh ta không làm sao đáp lại được.
Người bán mộc, bán giáo đã nói ra hai phán đoán phủ
định lẫn nhau:
P = Không có gì đâm thủng được mộc này.
~P = Có cái (giáo) đâm thủng được mộc này.
Hai phán đoán này không thể đồng thời cùng đúng,
anh ta đã phạm luật cấm mâu thuẩn.
Mộc là vật để chống đở, gọi là thuẩn. Giáo là vật dùng
để đâm, gọi là mâu.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Ví dụ 2: "Chỉ có mình tao là không nói tiếng nào!"


Khoảng thế kỷ 17, Thiền được truyền vào Nhật Bản
và được phổ biến trong mọi tầng lớp dân chúng. Tại một
trường học, Thiền vẫn được dạy cho một số học sinh.
Hôm đó là ngày có bốn học sinh thực hành Thiền. Họ
quy định với nhau rằng: "Sẽ không được nói tiếng nào cả
và thời gian kéo dài 7 ngày".
Việc im lặng như vậy trôi qua thật đẹp suốt ngày đầu
cho đến chiều tối. Một Thiền sinh hộ tịnh thắp lên một
ngọn nến giúp họ. Một ngọn gió thổi vào căn phòng làm
cho ngọn nến sắp tắt. Thiền sư thứ nhất không giữ được
bình tĩnh buột miệng nói: "Hãy giữ ngọn nến đó lại!".
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Thiền sinh thứ hai nghe vậy liền nhắc: "Chúng ta đang
tịnh khẩu 7 ngày mà!".
Thiền sư thứ ba thắc mắc hỏi: "Tại sao chúng mày lại
nói?".
Cuối cùng Thiền sinh thứ tư kết luận: "Chỉ có mình
tao là không nói tiếng nào!".
Thiền sinh thứ tư này đã phạm luật cấm mâu thuẩn.
Chú ý: Mâu thuẫn mà ta nói ở đây là mâu thuẫn logic,
khác với mâu thuẩn được xét trong triết học ("mâu thuẫn
bên trong" của sự vật), trong sinh hoạt, trong tâm lí con
người ("mâu thuẫn giữa hai người bạn", "giận thì giận
mà thương thì thương",...).
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

2. Luật bài trung


Nội dung: Trong cùng một quan hệ và cùng một lúc,
một đối tượng chỉ có thể là A hoặc không là A chứ không
có khả năng nào khác.
Công thức: P  ~P (phán đoán P  ~P là hằng đúng).
Luật bài trung là một đặc trưng của logic lưỡng trị.
Trong toán học, ta sử dụng luật bài trung khi chứng minh
bằng phản chứng.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Ví dụ: Xét quan hệ giữa hai đường thẳng phân biệt a


và b trong mặt phẳng, ta có hai phán đoán phủ định lẫn
nhau:
P = a cắt b
~P = a không cắt b. (a song song với b )
Để chứng minh rằng a song song với b (~P đúng), ta
có thể chứng minh a cắt b là sai (P sai). P đã sai thì theo
luật bài trung, ~P phải đúng.
Câu cao dao sau đây phản ánh một mong muốn "luật
bài trung được tôn trọng".
Có thương thì nói là thương,
Không thương thì nói một đường cho xong.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

3. Luật đồng nhất


Nội dung: Mọi vật là chính nó mà không phải là vật
khác.
Công thức: P = P
Trong logic lưỡng trị luật đồng nhất được hiểu là mỗi
sự vật, mỗi khái niệm,... trong một điều kiện, một
khoảng thời gian nào đó phải được hiểu một cách nhất
quán. Luật đồng nhất đã được con người biết đến từ rất
sớm. Trang Tử (369 - 286, trước CN) đã thể hiện luật
này trong Nam Hoa Kinh như sau:
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

"Lấy ngón tay mà thí dụ rằng ngón tay không phải là


ngón tay, sao bằng lấy cái không phải là ngón tay để mà
thí dụ.
Lấy con ngựa mà thí dụ rằng con ngựa không phải là
con ngựa, sao bằng lấy cái không phải là con ngựa để mà
thí dụ".
Trong Toán học luật này chính là quy tắc bắc cầu:
"Nếu a = b và b = c thì a = c".
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Một số trường hợp vi phạm luật đồng nhất


Nếu khái niệm ban đầu không được hiểu một cách
nhất quán có thể dẫn đến sai lầm rất lớn về sau. Khi một
khái niệm được hiểu theo hai nghĩa khác nhau, người ta
gọi là đã đánh tráo khái niệm. Một khi khái niệm bị đánh
tráo có thể dẫn đến nhiều chuyện khó lường.
Chẳng hạn khi nói về Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình
Chiểu viết: “Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành”.
Câu: “tuổi vừa hai tám”, nếu người đọc câu này ở quan
điểm hiện nay có thể sẽ hiểu là hai mươi tám (28) tuổi.
Tuy nhiên câu thơ này thường được hiểu: “hai tám” là
hai lần tám tức mười sáu (16) tuổi.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC
 
Ví dụ 1: Dầu một cây không bán
Đây là một câu chuyện có thật đã từng xảy ra ở tỉnh
Quảng Nam vào khoảng năm 1945, theo lời truyền miện
của dân gian.
Ông A (tên chúng tôi tự đặt vì không nhớ rõ) là người
có học và được nhiều người trong làng vị nể, Ông B là
người dân lương thiện. Cả hai Ông đều ở chung một
làng. Ông A bán đất cho Ông B.
Ông A nói với Ông B:
"Vợ chồng tôi rất thích ăn muối dầu lai mà trong
vườn chỉ có một cây dầu, bán đất cho anh thì tôi không
có muối dầu ăn nữa, thật tiếc!".
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Ông B vốn người dân dã chất phát:


"Có chi mô! Anh cứ để lại cây dầu, coi như là không
bán".
Tuy nhiên khi viết Giấy bán đất thì Ông A viết là: "Tất
cả mọi vật trong vườn đều bán hết, nhưng dầu một cây
cũng không bán". Khi đọc lên cho Ông B nghe, vốn là
người chất phát nên Ông B hiểu: "dầu một cây cũng
không bán" chính là cây dầu lai không bán như đã nói.
Giấy được viết bằng hai tờ giống nhau, mỗi Ông giữ một
tờ.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Chuyện xảy ra êm xuôi, Ông B giao tiền cho Ông A,


Ông B quản lý đất đai chăm sóc cây trái trong vườn, cho
đến mùa thu họach. Cụ thể là đến mùa thu họach cau,
Ông B đến bẻ cau (hái cau), Ông A không cho hái cau.
Ông A cho rằng, Ông chỉ bán đất mà không bán cây ăn
trái. Điều này đã được ghi rõ trong Giấy bán đất: "dầu
một cây cũng không bán", nghĩa là không có cây nào bán
hết.
Sự việc phải trình lên Làng giải quyết. Làng căn cứ
vào Giấy bán đất mà hai Ông đang giữ, xử cho Ông A
thắng kiện. Ông B phải đưa thêm một số tiền nữa mới
được toàn quyền sử dụng đất.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Như vậy ở đây khái niệm "dầu một cây cũng không
bán" lúc đầu hiểu là "một cây dầu lai không bán", lúc sau
hiểu là "không có cây nào bán hết". Thật là tai hại.
Nhưng cũng có khi khái niệm bị đánh tráo rất tinh vi
mà không dễ nhận ra ngay. Trong sách Logic học của
GS. Nguyễn Đức Dân có dẫn một câu chuyện như sau.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Ví dụ 2: Có một người tên là Evat xin đến học phép


ngụy biện ở Protago. Thầy và trò đã quy định rằng trò sẽ
trả học phí làm hai lần, và lần thứ hai sẽ trả sau khi Evat
ra tòa lần đầu tiên và được kiện. Học xong, Evat không ra
tòa lần nào cả. Vì vậy Protago quyết định khởi kiện Evat.
Ông nói với Evat rằng:
"Dù tòa án có quy định anh không phải trả tiền cho tôi
hay phải trả tiền cho tôi, thì anh vẫn phải trả cho tôi. Này
nhé, nếu anh được kiện thì theo quy định giữa chúng ta,
anh sẽ phải trả tiền cho tôi; còn như anh thua kiện, thì
theo quy định của tòa anh phải trả tiền cho tôi".
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Evat, người học trò đã học được phép ngụy biện, đáp:
"Thưa thầy, trong cả hai trường hợp tôi đều không phải
trả tiền cho thầy. Vì rằng nếu tòa bắt trả, nghĩa là tôi thua
kiện lần đầu, thì theo quy định với thầy, tôi không phải
trả; còn như tôi được kiện, thì theo quy định của tòa tất
nhiên tôi không phải trả".
Ở đây anh học trò Evat đã đánh tráo khái niệm. Bạn
đọc thử nghĩ xem khái niệm nào đã bị đánh tráo.ĐK
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

4. Luật có lý do đầy đủ (Quy luật này do nhà Toán học


Leibniz đưa ra)
Nội dung: Mọi vật tồn tại đều có lý do để tồn tại.
Chẳng hạn môn Logic được học hôm nay là có lý do
của nó. Đây là một lý do: người soạn chương trình muốn
người học phải chính xác trong lập luận và suy nghĩ.
Trái táo rơi xuống đất là có lý do của nó. Lý do là nó
đã chín mồi, cuống của trái táo không thể bám vào cành
và nhờ lực hút của Trái đất.
Có thể nói, luật có lý do đầy đủ là trường hợp riêng
của luật Nhân quả trong Triết học Phật giáo.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Cách đây trên 2500 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni


nói rằng: "Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều do
nhân và duyên mà hình thành. Cái nhân nhờ cái duyên
sinh ra làm quả. Quả này đóng vai trò là nhân nhờ duyên
mới sinh ra quả mới, cứ thế tiếp nối nhau mãi".
Có thể nhìn vào sơ đồ trong ví dụ sau:
… CÂY LÚA  HẠT LÚA  CÂY LÚA…
(Nhân) (Nhờ nước, phân cây lúa trổ bông) (Quả) (Rơi xuống đất) (Quả)
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

Qua ví dụ trên ta thấy cây lúa đóng vai trò nhân, nhờ
có duyên là gặp nước, phân… mà trổ bông kết thành hạt
lúa gọi là quả. Quả này đóng vai trò là nhân mới, nhờ có
duyên được rơi xuống đất mọc thành cây lúa mới, gọi là
quả… Quá trình này không gián đọan, và ở đó ta không
tìm được nhân ban đầu và quả cuối cùng. Quá trình nối
tiếp nhau xoay vòng như vậy Đức Phật gọi là luân hồi:
"Luật Nhân quả rõ ràng lời Phật
Kiếp luân hồi quay vật vòng xa".
Với một vài nét trình bày ở trên chúng ta có thể thấy
luật có lý do đầy đủ của Leibnitz là một phần nhỏ của luật
Nhân quả.
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

BÀI TẬP
 
Câu 1. Luật bài trung được thể hiện qua phán đóan
nào sau đây?
A. “Anh ấy đi Hà nội hoặc đi Hà nội”.
B. “Anh ấy đi Hà nội và đi Hà nội”.
C. “Nếu anh ấy không đi Hà nội thì anh ấy đi Thái
bình”.
D. “Có yêu thì yêu cho chắc,
Bằng như trúc trắc, thì trục trặc cho luôn” (Ca dao).
Bài 5. PHÁN ĐOÁN HẰNG ĐÚNG. LUẬT LOGIC

 
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP


TUYỂN
1. Phép nhân logic và phép cộng logic
Có thể chứng minh (bằng cách lập bảng chân lí) phép
hội và phép tuyển có các tính chất giống phép nhân và
phép cộng trong đại số học.
1.1: Tính chất giao hoán
Xét về mặt giá trị chân lí (đúng, sai) thì hai phán
đoán;
Trời mưa và trời lạnh.
Trời lạnh và trời mưa.
không có gì khác nhau.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Một cách tổng quát, hai phán đoán "P và Q", "Q và P"
luôn luôn có cùng giá trị chân lí, bất kể P, Q đúng hay
sai. P  Q và Q  P tương đương logic với nhau:
P  Q = Q  P.
Tương tự: P  Q = Q  P.
Các hệ thức tương đương này chứng tỏ phép hội và
phép tuyển có tính chất giao hoán.
1.2).Tính chất kết hợp
(P  Q)  R = P  (Q  R).
(P  Q)  R = P  (Q  R).
1.3).Tính chất phân phối của phép hội đối với phép
tuyển
(P  Q)  R = (P  R)  (Q  R).
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Ví dụ: Hệ bất phương trình


x 1  0

( x  6)( x  8)  0.
Hệ trên có thể viết dạng tương đương như sau:
x  1
   x  1   x  8  x  6 
x  8  x  6
  x  1  x  8    x  1  x  6 .
Vậy nghiệm của bất phương trình là
x  8  1  x  6.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Các tính chất trên đây của phép tuyển và phép hội các
phán đoán tương tự với các tính chất của phép cộng và
phép nhân các số trong đại số học, vì vậy người ta cũng
gọi phép tuyển là phép cộng logic và phép hội là phép
nhân logic.
Đối với các phán đoán chứa các phép hội và tuyển, ta
có thể thực hiện các phép biến đổi tương đương giống
như các phép biến đổi đồng nhất trong đại số học, coi
dấu  là dấu nhân và dấu  là dấu cộng.
Người ta thường viết P.Q hay PQ thay cho P  Q, và
để giảm bớt các dấu ngoặc, người ta quy ước thực hiện
các phép logic trong một phán đoán phức hợp theo thứ
tự: ~,  rồi .
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Ta viết:
PQ  PR thay cho (P  Q)  (P  R),
~P  PQ thay cho (~P)  (P  Q),
~PQ thay cho (~P)  Q.
Nhưng ở đây các phép biến đổi được đơn gian hơn
nhiều, do không có các "hệ số" và "số mũ". Với mọi
phán đoán P, ta có:
P  P = P, P  P = P.
("trời mưa và trời mưa", "trời mưa hoặc trời mưa" đều
có giá trị đúng sai như "trời mưa").
Mặt khác, phép tuyển cũng có tính chất phân phối đối
với phép hội và do đó có khi người ta cũng gọi phép
tuyển là phép nhân logic và phép hội là phép cộng logic.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Chú ý: Trong ngôn ngữ tự nhiên, phán đoán "P và Q"


có thể có ý nghĩa khác với phán đoán "Q và P". Thí dụ:
(a) Nó đi đến và mọi người cười ồ lên.
(b) Mọi người cười ồ lên và nó đi đến.
Hai phán đoán này có ngữ nghĩa khác nhau, do thứ tự
diễn ra hai sự kiện "Nó đi đến", "Mọi người cười ồ lên"
là khác nhau. Nhưng về mặt logic học, theo định nghĩa
của phép hội, thứ tự ấy không ảnh hưởng đến giá trị chân
lí (đúng sai) của (a) và (b), hai phán đoán này luôn luôn
cùng đúng hoặc cùng sai, chúng tương đương logic với
nhau.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

2. Các hệ thức De Morgan


Xét hai phán đoán
(1) An học giỏi Toán và An học giỏi Văn.
P  Q
Tức là: An vừa học giỏi Toán, vừa học giỏi Văn hay
nói cách khác An học giỏi cả hai môn Toán và Văn. Nếu
ta phủ định điều này, ta được: "An không học giỏi ít nhất
một trong hai môn", tức là " An không học giỏi Toán
hoặc An không học giỏi Văn". Như vậy:
Phủ định phán đoán (1) ta được phán đoán
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Không phải (An học giỏi Toán và An học giỏi Văn)


~ (P  Q)
Phán đoán này tương đương logic với
Không phải An học giỏi Toán hoặc không phải An học
giỏi Văn.
~P  ~Q
Ta có các hệ thức tương đương sau đây, gọi là các hệ
thức De Morgan:
~(P  Q) = ~P  ~Q
Không (P và Q) tương đương logic với không P hoặc
không Q.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Tương tự:
~(P  Q) = ~P  ~Q
Không (P hoặc Q) tương đương logic với không P và
không Q.
Ví dụ:
Không phải (An học giỏi Toán hoặc An học giỏi Văn)
tương đương logic với
Không phải An học giỏi Toán và không phải An học
giỏi Văn
(An không học giỏi Toán mà cũng không học giỏi
Văn).
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Chú ý: Trong ngôn ngữ tự nhiên, chúng ta dùng dấu


ngoặc ( ) để viết thêm vào, chú thích thêm vào trong câu,
chứ không viết những câu như:
Không phải (An học giỏi Toán và giỏi Văn).
Không dùng dấu ngoặc theo nghĩa này, đôi lúc có thể
gây nhầm lẫn và thiếu chính xác. Chẳng hạn nếu viết:
Không phải An học giỏi Toán và An học giỏi Văn
thì có thể hiểu theo hai cách:
(a) Không phải An học giỏi Toán và An học giỏi Văn
(b) Không phải An học giỏi Toán và An học giỏi Văn.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Nếu hiểu theo (a) thì có thể phát biểu rõ hơn:


(a') Không phải An học giỏi cả Toán lẫn Văn
hay Nói rằng An học giỏi Toán và học giỏi Văn là sai.
Nếu hiểu theo (b) thì có thể phát biểu:
(b') An không học giỏi Toán mà học giỏi Văn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người đọc phải
căn cứ vào nội dung của vấn đề, vào ý của tác giả để "đặt
các dấu ngoặc" vào những chổ cần thiết, và điều này ra
ngoài phạm vi của logic học.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Các hệ thức tương đương trên đây có thể chứng minh


bằng cách lập bảng chân lí. Bảng sau đây cho ta một
chứng minh về hệ thức De Morgan.
P Q ~P ~Q PQ ~(P  Q) ~P  ~Q
1 1 0 0 1 0 0
1 0 0 1 0 1 1
0 1 1 0 0 1 1
0 0 1 1 0 1 1
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Tập hợp các phán đoán với các phép ~, ,  được xác
định như trên lập thành đại số phán đoán (hay đại số
mệnh đề), có vai trò quan trọng không chỉ trong logic
học mà trong nhiều lĩnh vực khác.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

BÀI TẬP

Câu 1. Phán đoán nào tương đương với phán đoán


~(~ P  Q):
A. P  ~Q.
B. ~P + ~Q.
C. P  ~Q.
D. ~P  ~Q.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Câu 2. Phủ định của phán đoán “Anh ấy không đi Hà nội


mà đi Thái bình” là:
A. Anh ấy đi Hà nội hoặc không đi Thái bình.
B. Anh ấy không đi Hà nội mà đi Thái bình.
C. Anh ấy không đi Hà nội hoặc không đi Thái
bình.
D. Anh ấy không đi Hà nội hoặc đi Thái bình.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Giải
Cách 1. Bằng cách lập bảng
Ta có thể tổng hợp các câu trả lời của các bạn
trong bảng sau:
Quê Hà Nghệ Sông Quảng Phú
Tên Nội An Bé Nam Thọ
An xS     x  
Bái xS        
Can xĐ   xĐ    
Dần   xĐ x   xS  
Yến         x x
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

 
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

VÀI CHUYỆN GIẢI TRÍ


Câu chuyện thứ nhất
Có năm bạn An, Bái, Can, Dần, Yến quê ở năm
địa phương khác nhau. Với câu hỏi: “Quê các bạn ở
đâu?”, ta nhận được các câu trả lời:
Bạn An: “Quê tôi ở Hà Nội, còn quê Dần ở
Nghệ An”.
Bạn Bái: “Quê tôi ở Hà Nội, còn quê Can ở
Sông Bé”.
Bạn Can: “Quê tôi ở Hà Nội, còn quê Dần ở
Quảng Nam”.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Bạn Dần: “Quê tôi ở Nghệ An, còn quê Yến ở


Phú Thọ”.
Bạn Yến: “Quê tôi ở Phú Thọ, quê An ở Quảng
Nam”.
  Tuy các bạn đều nghịch ngợm, nhưng trong
mỗi câu trả lời trên đây đều có ít nhất một phần đúng.
Hãy xác định quê của mỗi người.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Chú ý:
- Mỗi hàng và mỗi cột có một và chỉ một chữ
đúng (Đ) (vì mỗi người chỉ ở một quê và mỗi quê chỉ
có một người).
- Hai dấu "x" cùng màu thì có ít nhất một
dấu "x" đúng (Đ) (nghĩa là, hai dấu cùng màu thì
không thể cùng sai (S)).
Ta có các trường hợp sau (chia các trường
theo câu trả lời của bạn An):
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Trường hợp 1: "Quê An ở Hà Nội" sai (S) còn


"quê Dần ở Nghệ An" đúng (Đ).

Quê Hà Nghệ Sông Quảng Phú


Tên Nội An Bé Nam Thọ
An xS     x  
Bái xS        
Can xĐ   xĐ    
Dần   xĐ x   xS  
Yến         x x

Dẫn đến mâu thuẩn Can vừa ở Hà Nội vừa ở


Quảng Nam (hàng thứ 3 có hai chữ Đ).
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Trường hợp 2: "Quê An ở Hà Nội" đúng (Đ) và


"quê Dần ở Nghệ An" đúng (Đ).

Quê Hà Nghệ Sông Quảng Phú


Tên Nội An Bé Nam Thọ
An xĐ     x  
Bái xS        
Can xS   xĐ    
Dần   xĐ x   xĐ  
Yến         x x

Dẫn đến mâu thuẩn Dần vừa ở Nghệ An vừa ở


Quảng Nam (hàng thứ 4 có hai chữ Đ).
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Trường hợp 3: "Quê An ở Hà Nội" đúng (Đ)


còn "quê Dần ở Nghệ An" sai (S).

Quê Hà Nghệ Sông Quảng Phú


Tên Nội An Bé Nam Thọ
An xĐ     xS  
Bái xS   Đ      
Can xS   xĐ    
Dần   xS x   xĐ  
Yến         x xĐ

Từ đó suy ra, quê Bái ở Nghệ An.


Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Kết luận:
An quê ở Hà Nội;
Can quê ở Sông Bé;
Dần quê ở Quảng Nam;
Yến quê ở Phú Thọ;
Bái quê ở Nghệ An.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Cách 2. Bằng phương trình logic (tương tự giải


toán bằng cách đặt phương trình trong đại số)

Kí hiêu: Ah = An ở Hà Nội;
Dn = Dần ở nghệ An;
Bh = Bái ở Hà Nội;
Cs = Can ở Sông Bé;
Yp = Yến ở Phú Thọ.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Mỗi người cho biết hai phán đoán, trong đó có


ít nhất một phán đoán đúng, vì vậy với mỗi người ta
có thể thành lập một tuyển của hai phán đoán và
tuyển này là đúng (Đ):
An: Ah  Dn = Đ (1)
Bái: Bh  Cs = Đ (2)
Can: Ch  Dq = Đ (3)
Dần: Dn  Yp = Đ (4)
Yến: Yp  Aq = Đ (5)
Vì cả 5 phán đoán (1), (2), (3), (4), (5) đều
đúng, nên hội của chúng cũng đúng, nghĩa là ta có
phán đoán đúng sau đây (để cho gọn, ta dùng dấu “.”
thay cho dâu “”):
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

(Ah  Dn).(Bh  Cs).(Ch  Dq).


(Dn  Yp).(Yp  Aq) = Đ.
Bây giờ ta mở dấu ngoặc (như trong đại số học
thông thường) chú ý rằng: mỗi người chỉ có một quê,
vì vậy những phán đoán như Ah.Bh (An ở Hà Nội và
Bái ở Hà Nội) hay Bh.Ch (Bái ở Hà Nội và Can ở Hà
Nội) đều là sai.
Ta có:
(Ah  Dn).(Bh  Cs) =
Ah.Bh  Ah.Cs  Dn.Bh  Dn.Cs = Đ.
Vì Ah.Bh là sai, ta có thể bỏ đi trong phép
tuyển ở vế phải, và được:
Ah.Cs  Dn.Bh  Dn.Cs = Đ.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Lấy hội của phán đoán này với phán đoán (3),
ta được phán đoán đúng:
(Ah.Cs  Dn.Bh  Dn.Cs).(Ch  Dq) =
Ah.Cs.Ch  Ah.Cs.Dq  Dn.Bh.Ch 
Dn.Bh.Dq  Dn.Cs.Ch  Dn.Cs.Dq = Đ
bỏ đi Ah.Cs.Ch, Dn.Bh.Ch, Dn.Bh.Dq, Dn.Cs.Ch,
Dn.Cs.Dq ta chỉ còn:
Ah.Cs.Dq = Đ.
Lấy hội của phán đoán này với phán đoán (4),
ta được phán đoán đúng:
(Ah.Cs.Dq).(Dn  Yp) =
Ah.Cs.Dq.Dn  Ah.Cs.Dq.Yp = Đ
bỏ đi Ah.Cs.Dq.Dn (vì có Dq.Dn) ta chỉ còn:
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Ah.Cs.Dq.Yp = Đ.
Lấy hội của phán đoán này với phán đoán (5),
ta được phán đoán đúng:
(Ah.Cs.Dq.Yp).(Yp  Aq) =
Ah.Cs.Dq.Yp.Yp  Ah.Cs.Dq.Yp.Aq = Đ
bỏ đi Ah.Cs.Dq.Yp.Aq (vì có Dq.Aq) và chú ý rằng
Yp.Yp = Yp, ta được:
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Ah.Cs.Dq.Yp = Đ.
Suy ra từng phán đoán thành phần của
Ah.Cs.Dq.Yp là đúng, nghĩa là:
Ah đúng: An quê ở Hà Nội;
Cs đúng: Can quê ở Sông Bé;
Dq đúng: Dần quê ở Quảng Nam;
Yp đúng: Yến quê ở Phú Thọ;
Suy ra: Bái quê ở Nghệ An.
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Câu chuyện thứ hai


Một tỉnh nọ cử 6 học sinh là Chính, Bình, Nghĩa,
Quang, Thu và Phúc đi dự thi học sinh giỏi. Có tin báo về là
chỉ có 2 học sinh được giải. Có năm thầy giáo dự đoán như
sau:
1) Chính và Bình được giải.
2) Nghĩa và Quang được giải.
3) Thu và Chính được giải.
4) Nghĩa và Thu được giải.
5) Phúc và Chính được giải.
Có một thầy dự đoán sai hoàn toàn, còn bốn thầy khác
đoán đúng một học sinh được giải. Vậy hai học sinh nào
được giải?
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Câu chuyện thứ ba

NGHỊCH LÝ ANH CHÀNG THỢ CẠO

Chuyện kể rằng ở một vương quốc nọ có một


anh chàng thợ cạo được lệnh “phải cạo râu cho tất cả
những người và chỉ những người không tự cao râu”.
Theo lệnh này, anh ta phải cạo râu cho mình hay
không?
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Giải

Nếu anh ta cạo cho mình thì anh ta là người tự


cạo, mà theo lệnh trên thì anh ta không được cạo.
Nếu anh ta không cạo râu cho mình thì anh ta là
người không tự cạo, và theo lệnh trên, anh ta phải
cạo.
Vậy, anh ta không cạo cho mình thì không
được, mà cạo cho mình cũng không được!
Bài 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP HỘI VÀ PHÉP TUYỂN

Câu chuyện thứ tư

NGHỊCH LÝ ANH CHÀNG NÓI DỐI

Một anh chàng ra trước đám đông nói rằng:


“Điều tôi nói đây là giả dối”. Anh ta nói dối hay nói
thật?
Giải
Nếu anh ta nói thật mà lại nói “Điều tôi nói đây
là giả dối” thì hóa ra anh ta đã nói dối.
Nếu anh ta nói dối mà lại nói “Điều tôi nói đây
là giả dối” thì hóa ra anh ta nói thật.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Bài 7. PHÉP KÉO THEO


1. Phép kéo theo và liên từ logic "nếu... thì... "
Cho hai phán đoán:
P = An học giỏi.
Q = An được thưởng.
Có thể lập phán đoán mới:
Nếu An học giỏi thì An được thưởng.
Nếu P thì Q
Kí hiệu: P  Q
(Đọc: P kéo theo Q; nếu P thì Q; nếu có P thì có Q)
Trong phán đoán P  Q thì P được gọi là tiên đề, còn
Q gọi là hậu đề.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Phép kéo theo () được định nghĩa như sau:


Phán đoán P  Q (Nếu có P thì có Q)
sai khi P đúng mà Q sai,
đúng trong mọi trường hợp khác.
Bảng chân lí của phép kéo theo

P Q PQ
1 1 1
1 0 0
0 1 1
0 0 1
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Có thể minh họa định nghĩa trên qua ví dụ sau. Xét


phán đoán:
Nếu An học giỏi thì An được thưởng
P  Q
Phán đoán này sai nếu: An học giỏi (P đúng) mà An
không được thưởng (Q sai). Phán đoán này là đúng trong
mọi trường hợp khác, cụ thể là trong các trường hợp sau:
- An học giỏi (P đúng) và An được thưởng (Q đúng).
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

- An không học giỏi (P sai) và An không được thưởng


(Q sai).
- An không học giỏi ( P sai) mà An được thưởng (Q
đúng).
Trong trường hợp An không học giỏi, An vẫn có thể
được thưởng do việc làm tốt khác (như giúp đỡ bạn
chẳng hạn), và phán đoán "Nếu An học giỏi thì An được
thưởng" vẫn được coi là đúng.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

BÀI TẬP
 Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là một phán đoán
đúng?
A. Paris là thủ đô của nước Pháp có phải không?.
B. Paris là thủ đô của nước Anh đồng thời cũng là
thủ đô của nước Pháp.
C. Nếu Paris là thủ đô của nước Anh thì Paris là
thủ đô của nước Pháp.
D. Nếu Paris là thủ đô của nước Pháp thì Paris là
thủ đô của nước Anh.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 2. Trong các câu sau, câu nào là một phán đoán sai?
A. Paris là thủ đô của nước Pháp có phải không?
B. Paris là thủ đô của nước Anh hoặc là thủ đô của
nước Pháp.
C. Nếu Paris là thủ đô của nước Anh thì Paris là
thủ đô của nước Pháp.
D. Nếu Paris là thủ đô của nước Pháp thì Paris là
thủ đô của nước Anh.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 3. Chọn phán đoán đúng:


A. Hội của hai phán đoán chỉ đúng khi có ít nhất
một phán đoán đúng.
B. Phép tuyển chặt P + Q chỉ đúng khi P và Q có
cùng giá trị chân lý.
C. Phép kéo theo P  Q chỉ sai khi P sai và Q sai.
D. Phép kéo theo P  Q chỉ sai khi P đúng và Q
sai.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

2. Phán đoán đảo.


Trong phán đoán P  Q, nếu ta hoán vị (đổi chổ) tiền
đề với hậu đề, ta được phán đoán Q  P. Hai phán đoán
P  Q và Q  P được gọi là hai phán đoán đảo của
nhau.
Phép kéo theo không có tính giao hoán
Khác với phép hội và phép tuyển, phép kéo theo
không có tính chất giao hoán, nghĩa là:
P  Q (nếu có P thì có Q)
không tương đương logic với
Q  P (nếu có Q thì có P).
Ta viết: P  Q  Q  P
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

P  Q  Q  P không phải bao giờ cũng có cùng giá


trị chân lí, chẳng hạn trong trường hợp P sai mà Q đúng
thì P  Q là đúng, Q  P sai.
Ví dụ: Xét phán đoán
Nếu trời mưa thì đường phố ướt.
P  Q
Phán đoán này đúng vì khi P đúng (trời mưa) thì Q
cũng đúng (đường phố ướt). Xét phán đoán đảo của nó;
Nếu đường phố ướt thì trời mưa.
Q  P
Phán đoán này có thể sai, vì khi Q đúng (đường phố
ướt) thì P có thể sai (trời không mưa mà do xe phun nước
hay do người ta đổ nước ra đường).
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

3. Phán đoán phản đảo


Vẫn xét phán đoán:
Nếu trời mưa thì đường phố ướt.
P  Q
Phán đoán này đúng; vì vậy khi thấy đường phố
không ướt (không Q) thì ta phải nghĩ là trời không mưa
(không P) (vì nếu trời mưa thì đường phố đã ướt rồi!).
Như vậy ta cũng có phán đoán đúng.
Nếu đường phố không ướt thì trời không mưa.
~Q  ~P
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Một cách tổng quát, từ định nghĩa của phép kéo theo
và phép phủ định, có thể chứng minh dễ dàng rằng hai
phán đoán P  Q và ~Q  ~P luôn luôn có cùng giá trị
chân lí (cùng đúng hoặc cùng sai):
P  Q (nếu có P thì có Q)
tương đương logic với
~Q  ~P (nếu không Q thì không P).
PQ=~Q~P
Hai phán đoán P  Q và ~Q  ~P được gọi là hai
phán đoán phản đảo của nhau; tiền đề của phán đoán này
là phủ định hậu đề của phán đoán kia và ngược lại. Hai
phán đoán phản đảo của nhau thì tương đương logic với
nhau.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Ví dụ: Hai phán đoán sau đây là phản đảo của nhau:
Nếu trẻ bị bệnh thì trẻ khóc.
Nếu trẻ không khóc thì trẻ không bị bệnh.
Hai phán đoán này tương đương logic với nhau.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

BÀI TẬP
Câu 1. Phát biểu phán đoán phản đảo của phán đoán kéo
theo sau: "Khi tôi thức khuya cần phải để tôi ngủ đến
trưa".
A. Nếu tôi không ngủ đến trưa thì tôi không thức
khuya.
B. Nếu tôi ngủ đến trưa thì tôi có thể không thức
khuya.
C. Nếu tôi không ngủ đến trưa thì tôi có thể thức
khuya.
D. Nếu tôi ngủ đến trưa thì tôi thức khuya.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 2. Phát biểu phán đoán phản đảo của phán đoán kéo
theo sau: "Tôi đều đi ra bãi tắm bất cứ ngày nào Trời
nắng".
A. Tôi đi ra bãi tắm thì Trời có thể không nắng.
B. Tôi không đi ra bãi tắm thì Trời không nắng.
C. Trời nắng thì tôi đi ra bãi tắm.
D. Trời không nắng thì tôi không đi ra bãi tắm.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

4. Điều kiện đủ, điều kiện cần, điều kiện cần và đủ.
a) Điều kiện đủ
Phán đoán P  Q
Nếu có P thì có Q
nhiều khi được diễn đạt dưới dạng
Có P là đủ để có Q
Muốn có Q thì có P là đủ
(Muốn có Q chỉ cần có P)
Có Q khi có P.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Ví dụ: Xét phán đoán:


Nếu anh có sáng chế thì anh được thưởng.
P  Q
Có thể diễn đạt cách khác:
Anh có sáng chế là đủ (điều kiện đủ) để anh được
thưởng.
Muốn được thưởng thì chỉ cần anh có sáng chế.
Anh được thưởng khi anh có sáng chế.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

b) Điều kiện cần


Phán đoán ~P  ~Q
Nếu không có P thì không có Q
nhiều khi được diễn đạt dưới dạng
Có P là cần để có Q.
Muốn có Q thì cần (phải) có P.
Có Q chi khi có P.
(Chỉ có Q khi có P)
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Ví dụ: Xét phán đoán:


Nếu em không khỏe mạnh thì em không học giỏi
được.
~P  ~Q
Có thể diễn đạt cách khác:
Khỏe mạnh là cần (điều kiện cần) để em học giỏi.
Muốn học giỏi thì em cần (phải) khỏe mạnh.
Em học giỏi chi khi em khỏe mạnh.
Em chỉ học giỏi khi em khỏe mạnh.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

c) Chú ý
Hai phán đoán phản đảo của nhau là tương đương
logic:
PQ=~Q~P.
Vì vậy ta có:
Khi P là điều kiện đủ để có Q (P  Q) thì Q là điều
kiện cần để có P (~ Q  ~ P).
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

d) Trở lại hai ví dụ vừa xét


Khỏe mạnh là điều kiện cần để học giỏi.
Nhưng ai cũng biết rằng phán đoán sau đây cũng
đúng:
Không phải hễ khỏe mạnh thì học giỏi
nghĩa là:
Khỏe mạnh không phải là điều kiện đủ để học giỏi.
Như vậy, ta có phán đoán sau đây:
Khỏe mạnh là điều kiện cần nhưng không đủ để
học giỏi.
Ta lại thấy:
Có sáng chế là điều kiện đủ để được thưởng.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Nhưng lại sai lầm nếu nói rằng:


Nếu anh không có sáng chế thì anh không được
thương.
nghĩa là:
Có sáng chế là điều kiện đủ nhưng không cần để
được thưởng.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

e) Điều kiện cần và đủ


Phán đoán
Nếu có P thì có Q và ngược lại nếu có Q thì có P
có thể diễn đạt dưới dạng:
P là điều kiện cần và đủ để có Q.
Có Q khi và chỉ khi có P.
Lúc đó ta viết: P  Q hay Q  P
(đọc: P khi và chỉ khi Q hay Q khi và chỉ khi P)
Ví dụ: Hai phán đoán sau đây đều đúng
Nếu một số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số
đó chia hết cho 3.
Nếu một số chia hết cho 3 thì số đó có tổng các chữ
số chia hết cho 3.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Vì vậy ta có phán đoán đúng sau đây:


Có tổng các chữ số chia hết cho 3 là điều kiện cần
và đủ để một số chia hết cho 3.
hay là:
Một số chia hết cho 3 khi và chỉ khi nó có tổng các
chữ số chia hết cho 3.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

BÀI TẬP
Câu 1. Định lý "Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng
có diện tích bằng nhau" được viết dưới dạng "điều kiện
đủ" là:
A. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để chúng
có diện tích bằng nhau.
B. Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện đủ
để chúng bằng nhau.
C. Hai tam giác bằng nhau không phải là điều kiện đủ
để chúng có diện tích bằng nhau.
D. Hai tam giác có diện tích bằng nhau không phải là
điều kiện đủ để chúng bằng nhau.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 2. Định lý "Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng
có các góc tương ứng bằng nhau" được viết dưới dạng
"điều kiện cần" là:
A. Hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau là
điều kiện cần để chúng bằng nhau.
B. Để hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau
điều kiện cần là chúng bằng nhau.
C. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần để chúng
có các góc tương ứng bằng nhau.
D. Hai tam giác bằng nhau không phải là điều kiện
cần để chúng có các góc tương ứng bằng nhau.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 3. Định lý "Nếu một số tự nhiên có chữ số tận cùng


là chữ số 0 thì nó chia hết cho 2" được viết dưới dạng
"điều kiện đủ" là:
A. Một số tự nhiên có chữ số tận cùng là chữ số 0 là
điều kiện đủ để nó chia hết cho 2.
B. Một số tự nhiên có chữ số tận cùng là chữ số 0
không phải là điều kiện đủ để nó chia hết cho 2.
C. Một số tự nhiên chia hết cho 2 là điều kiện đủ để
chữ số tận cùng của nó là chữ số 0.
D. Một số tự nhiên chia hết cho 2 không phải là điều
kiện đủ để chữ số tận cùng của nó là chữ số 0.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO
 
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

5. Những cách diễn đạt khác nhau của phán đoán kéo
theo trong ngôn ngữ tự nhiên
Trong ngôn ngữ tự nhiên, có rất nhiều liên từ có ý
nghĩa logic của phép kéo theo; chẳng hạn các phán đoán
sau đây đều có dạng P  Q (đều có cấu trúc logic P 
Q):
Từ P suy ra Q.
Khi có P thì có Q (có Q khi có P).
Một khi có P thì có Q.
Vì có P nên có Q (có Q vì có P).
Do (nhờ) có P mà (nên) có Q (có Q do có P, có Q nhờ
có P).
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Hễ có P thì có Q.
Phải chi có P để (thì) có Q.
Giá có P thì đã có Q.
Có P là đủ để có Q (muốn có Q thì có P là đủ).
v.v...
Một số ví dụ:
Các cháu đoàn kết thì thế giới hòa binh.
Khi một dân tộc đã đoàn kết nhất trí, đấu tranh
giành độc lập tự do thì nhất định họ sẽ thắng lợi.
Hễ còn một tên xâm lược trên nước ta thì ta còn
phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Người em đen vì than, vì nắng


Nhưng bụng em trắng vì uống nước giếng trong.
Bởi chung bác mẹ em nghèo
Cho nên em phải băm bèo thái khoai.
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió thì nàng lấy anh.
Chồng giận thì vợ làm lành,
Miệng cười hớn hở rằng: Anh giận gì?
Phải chi ngoài biển có cầu,
Để anh ra đó giải đoạn sầu cho em.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Chú ý: Trong logic học, khi xét phán đoán P  Q, ta


không quan tâm đến mối quan hệ về nội dung giữa P và
Q, không phân biệt trường hợp P là nguyên nhân của Q,
P là điều kiện để có Q hay P là căn cứ để có Q, v.v... mà
chỉ xét giá trị chân lí của P  Q, phụ thuộc vào giá trị
chân lí của P và của Q.
Trong ngôn ngữ tự nhiên, ta không gặp những câu
như:
Nếu quả đất đứng yên thì 2 + 2 = 4.
Nếu quả đất quay thì 2 + 2 = 4.
Xét theo logic, đó đều là những phán đoán đúng (vì có
hậu đề đúng).
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

6. Một số lưu ý về phép kéo theo


Phép kéo theo không có tính chất giao hoán. Hai phán
đoán phản đảo của nhau thì tương đương logic, điều kiện
cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ được sử dụng chặt
chẽ trong toán học và trong nhiều ngành khoa học khác.
Nhưng trong ngôn ngữ tự nhiên, không ít trường hợp
một liên từ có nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo từ đó
được sử dụng trong tình huống nào, gắn với nội dung gì
(cũng như liên từ hoặc được dùng với hai ý nghĩa khác
nhau).
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Chẳng hạn, xét phán đoán


Có P mới có Q.
Nói chung, phán đoán này có nghĩa là
Có Q khi có P.
Nếu không có P thì không có Q.
(P là điều kiện cần để có Q)
Còn phán đoán
Chỉ có P mới có Q.
được hiểu là
Nếu có P thì có Q và ngược lại nếu có Q thì có P.
Có P khi và chỉ khi có Q.
(P là điều kiện cần và đủ để có Q).
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Tuy nhiên, phán đoán "Có P mới có Q" có khi lại


được hiểu là
Nếu có P thì có Q
(P là điều kiện đủ để có Q).
Và có khi còn được hiểu là
Có Q khi và chỉ khi có P.
Thậy vậy, chúng ta nghiên cứu các đoạn văn sau đây:
a) "... Lại có câu: Có thực mới vực được đạo, nghĩa là
không có ăn thì không làm được việc gì cả". (Hồ Chí
Minh)
Như vậy, "có thực" là cần để " vực được đạo".
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

b) " Nếu thế hệ già hơn thế hệ trẻ thì không tốt. Thế
hệ già thua thế hệ trẻ mới tốt" (Hồ Chí Minh)
Ở đây, có P mới có Q được hiểu là có P thì có Q; P là
điều kiện đủ để có Q.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

BÀI TẬP

Câu 1. Chọn phán đoán đúng:


A. Paris là thủ đô của nước Anh hoặc Paris là thủ
đô của nước Pháp.*
B. Paris là thủ đô của nước Anh đồng thời cũng là
thủ đô của nước Pháp.
C. Nếu Paris là thủ đô của nước Pháp thì Paris là
thủ đô của nước Anh.
D. Paris là thủ đô của nước Anh.
 
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 2. Chọn phán đoán sai:


A. Paris là thủ đô của nước Anh hoặc Paris là thủ
đô của nước Pháp.
B. Paris là thủ đô của nước Anh đồng thời cũng là
thủ đô của nước Pháp.*
C. Nếu Paris là thủ đô của nước Anh thì Paris là
thủ đô của nước Pháp.
D. Paris là thủ đô của nước Pháp.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 3. Trong các câu sau, câu nào là một phán đoán
đúng?
A. Paris là thủ đô của nước Pháp có phải không?*.
B. Paris là thủ đô của nước Anh đồng thời cũng là
thủ đô của nước Pháp.
C. Nếu Paris là thủ đô của nước Anh thì Paris là
thủ đô của nước Pháp.
D. Nếu Paris là thủ đô của nước Pháp thì Paris là
thủ đô của nước Anh.
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là một phán đoán sai?
A. Paris là thủ đô của nước Pháp có phải không?
B. Paris là thủ đô của nước Anh hoặc là thủ đô của
nước Pháp.
C. Nếu Paris là thủ đô của nước Anh thì Paris là
thủ đô của nước Pháp.
D. Nếu Paris là thủ đô của nước Pháp thì Paris là
thủ đô của nước Anh.*
Bài 7. PHÉP KÉO THEO

Câu 5. Phán đoán “Nếu là ngày mùng 8 âm lịch thì


trăng không tròn” có thể viết dưới dạng tương đương:
A. Nếu trăng tròn thì không phải là ngày mùng 8
âm lịch.
B. Nếu không phải ngày mùng 8 thì trăng tròn.
C. Nếu trăng không tròn thì là ngày mùng 8 âm
lịch.
D. Nếu trăng tròn thì phải là ngày 15 âm lịch.*
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI


VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN
1. Hàm phán đoán
Xét tập hợp S gồm tất cả những người Việt Nam; gọi
x là một người Việt Nam nào đó (x là một phần tử thuộc
S). Xét câu:
x là nhà thơ (x thuộc S).
Ta kí hiệu câu này là P(x).
P(x) không phải là phán đoán, vì không thể nói được
nó đúng hay sai.
Ta thay biến x bằng một đối tượng xác định trong S,
tức là bằng một người Việt Nam cụ thể (ta gọi đây là một
hằng);
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

thay x bằng Nguyễn Du chẳng hạn, ta được:


Nguyễn Du là nhà thơ.
Đây là một phán đoán đúng. Nếu thay x bằng Thầy
Lộc, ta được:
Thầy Lộc là nhà thơ.
Phán đoán này sai.
Ta gọi P(x) là một hàm phán đoán.
Hàm phán đoán được biểu đạt thành một câu có chứa
biến và trở thành phán đoán khi ta thay biến đó bằng một
hằng trong một tập hợp xác định.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Trong đại số học, phương trình, bất phương trình là


những hàm phán đoán. Ví dụ xét phương trình trong tập
hợp số nguyên:
x + 2 = 5 (x cộng 2 bằng 5).
Thay x = 1; x = 2, ta được các phán đoán sai (đẳng
thức sai):
1 + 2 = 5; 2 + 2 = 5.
Thay x = 3, ta được phán đoán đúng (đẳng thức đúng)
3 + 2 = 5.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

2. Phán đoán phổ biến


Từ hàm phán đoán
P(x) = x là nhà thơ (x thuộc tập hợp S tất cả người
Việt Nam) có thể lập phán đoán:
(1) Với mọi x, x là nhà thơ (x thuộc S)
(Mọi người Việt Nam đều là nhà thơ)
Phán đoán (1) là sai, vì trong S có người không phải
là nhà thơ, ví dụ như thầy Lộc.
Ta gọi (1) là một phán đoán phổ biến và kí hiệu là
(x) P(x) hoặc x, P(x) hoặc x  S, p(x)
đọc là: Với mọi x, P(x). Dấu x được gọi là lượng từ
phổ biến.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Phán đoán phổ biến được phát biểu dưới nhiều dạng
khác nhau trong ngôn ngữ tự nhiên, chẳng hạn như:
Người Viêt Nam nào cũng là nhà thơ.
Người Việt Nam nào chẳng là nhà thơ.
Ai chẳng có lòng tự trọng.
Ớt nào là ớt chẳng cay.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. (Nguyễn Du)
Ví dụ: Xét hàm phán đoán x2 + 1 > 0, x  R (R là tập
số thực). Phán đoán phổ biến được thành lập từ hàm
phán đoán này là: "Với mọi số thực x, x2 + 1 > 0" hay
"x  R, x2 + 1 > 0".
Đây là một phán đoán đúng.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

3. Phán đoán tồn tại


Từ hàm phán đoán P(x) = x là nhà thơ (x thuộc tập
hợp S tất cả người Việt Nam) có thể lập phán đoán:
(2) Có x, x là nhà thơ (x thuộc tập S)
(Có người Việt Nam là nhà thơ)
Phán đoán này là đúng, vì ai cũng biết có Nguyễn Du
là nhà thơ.
Ta gọi đây là một phán đoán tồn tại và kí hiệu là
(x) P(x) hoặc x, P(x) hoặc x  S, P(x)
đọc là: Có x, P(x) hay Có x sao cho P(x).
"Có x" phải được hiểu là "có ít nhất một x". Dấu x
được gọi là lượng từ tồn tại.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Phán đoán tồn tại (2) thường được phát biểu dưới
dạng:
Một số người Việt Nam là nhà thơ.
Chú ý rằng trong ngôn ngữ tự nhiên, các câu sau đây
có thể có ý nghĩa khác nhau:
Có người Việt Nam là nhà thơ.
Một số người Việt Nam là nhà thơ.
Nhiều người Việt Nam là nhà thơ.
Hầu hết người Việt Nam là nhà thơ.
Trong logic lưỡng trị, ta coi các câu đó đều là cách
diễn đạt khác nhau của cùng một phán đoán tồn tại là
Có x, x là nhà thơ
hay Một số người Việt Nam là nhà thơ.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Ví dụ: Xét hàm phán đoán x2 -1 = 0, x  R (R là tập


số thực). Phán đoán tồn tại được thành lập từ hàm phán
đoán này là: "Tồn tại số thực x, x2 - 1 = 0" hay "x  R,
x2 - 1 = 0". Đây là một phán đoán đúng.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

4. Phủ định của phán đoán tồn tại và phán đoán phổ
biến
Xét phán đoán tồn tại:
(2) Có x, x là nhà thơ (x  S, P(x)).
Một số người Việt Nam là nhà thơ. (Đ)
có phủ định là:
Không phải một số người Việt Nam là nhà thơ. (S)
tức là:
(3) Mọi người Việt Nam không phải là nhà thơ. (S)
Với mọi x, x không phải là nhà thơ (x, ~ P(x))
Như vậy, phủ định x, P(x) thì được x, ~P(x). Hai
phán đoán x, P(x) và x, ~P(x) là phủ định lẫn nhau.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Tương tự, xét phán đoán phổ biến


(1) Với mọi x, x là nhà thơ (x, P(x))
Mọi người Việt Nam đều là nhà thơ. (S)
Phủ định phán đoán này, ta có:
Không phải mọi người Việt Nam đều là nhà thơ. (Đ)
tức là:
(4) Có người Việt Nam không phải là nhà thơ.
Có x, x không phải là nhà thơ (x, ~P(x))
Như vậy, phủ định x, P(x) thì được x, ~P(x). Hai
phán đoán x, P(x) và x, ~P(x) là phủ định lẫn nhau.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Ta có các hệ thức tương đương sau đây, được gọi là


các hệ thức De Morgan mở rộng.
~(x, P(x)) = x, ~P(x)
không phải với mọi x, P(x) tđlg: với có x, không P(x)
~(x, P(x)) = x, ~P(x)
không phải có, P(x) tđlg với: với mọi x, không P(x)
Trong ngôn ngữ tự nhiên, nhiều phán đoán được hiểu
theo hệ thức De Morgan mở rộng, chẳng hạn;
Không phải ai cũng ... = có người không ...
Không phải bao giờ cũng ... = có lúc không ...
(không phải lúc nào cũng ...)
Không phải luôn luôn ... = có khi không ...
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Ví dụ:
Lời nói không phải bao giờ cũng bộc lộ được hết nỗi
lòng ta (Aitmatôp) = Lời nói có khi không bộc lộ được
hết nỗi lòng ta.
Không phải khi nào Trời cũng chiều lòng người = Có
khi Trời không chiều lòng người.
Không phải bao giờ lời nói cũng đi đôi với việc làm =
Có khi lời nói không đi đôi với làm.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Chú ý:
1) Nếu tập S là hữu hạn (có thể liệt kê được) thì:
Phán đoán x  S , P ( x) chính là phán đoán hội
P ( x1 )  P ( x2 )  ...  P( xn ) , trong đó x1 , x2 ,..., xn  S ;
Phán đoán x  S , P ( x ) chính là phán đoán tuyển
P ( x1 )  P ( x2 )  ...  P( xn ) , trong đó x1 , x2 ,..., xn  S .
Do đó, ta có:
~ x  S , P ( x)   ~  P( x1 )  P( x2 )  ...  P( xn ) 
 ~ P( x1 ) ~ P ( x2 )  ... ~ P( xn )
 x  S , ~ P( x);
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

~  x  S , P ( x)   ~  P( x1 )  P( x2 )  ...  P( xn ) 
 ~ P ( x1 ) ~ P( x2 )  ... ~ P( xn )
 x  S , ~ P( x).
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

2) Bảng ghi nhớ phán đoán phổ biến và phán đoán tồn
tại.
Phán đoán Khi nào đúng Khi nào sai
x  S , P ( x) P(x) đúng với mọi P(x) sai với một x
x thuộc S nào đó thuộc S
x  S , P ( x) P(x) đúng với một P(x) sai với mọi x
x nào đó thuộc S thuộc S
Phán đoán Phán đoán
x ,  P ( x ) x  S , P( x) x  S , P ( x)
là sai là đúng
Phán đoán Phán đoán
x, P ( x) x  S , P ( x) x  S , P ( x )
là sai là sai
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

5. Phán đoán khẳng định, phủ định chung và riêng


Trở lại phán đoán
(1) Mọi người Việt Nam đều là nhà thơ.
Gọi tập hợp tất cả những người Việt Nam là S,
tập hợp tất cả những nhà thơ là M.
Mỗi người Việt Nam là một phần tử thuộc S.
Mỗi nhà thơ là một phần tử thuộc M.
Vì vậy có thể viết phán đoán (1) như sau:
(1') Mọi phần tử thuộc S đều là phần tử thuộc M.
Phán đoán (1') thường được viết gọn, viết tắt dưới
dạng:
Mọi S đều là M.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Tương tự như vậy đối với các phán đoán khác:


(2) Một số người Việt Nam là nhà thơ.
Một số phần tử thuộc S là thuộc M.
(Một số S là M)
(3) Mọi người Việt Nam đều không phải là nhà thơ.
Mọi phần tử thuộc S đều không thuộc M.
(Mọi S đều không là M)
(4) Một số người Việt Nam không phải là nhà thơ.
Một số phần tử thuộc S không thuộc M.
(Một số S không là M)
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Tóm lại, nhiều phán đoán tồn tại và phổ biến (từ hàm
phán đoán đã xét) có thể đưa về một trong bốn dạng:
Mọi S đều là M, kí hiệu là SaM (hay A).
Một số S là M, kí hiệu là SiM (hay I).
Mọi S đều không là M, kí hiệu là SeM (hay E).
Một số S không là M, kí hiệu là SoM (hay O).
Người ta cũng gọi:
SaM (A) là phán đoán khẳng định chung.
SiM (I) là phán đoán khẳng định riêng.
SeM (E) là phán đoán phủ định chung.
SoM (O) là phán đoán phủ định riêng.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

6. Quan hệ giữa các phán đoán A, I, E, O


Theo hệ thức De Morgan mở rộng thì: phủ định A
(SaM) ta được O (SoM), còn phủ định I (SiM) ta được E
(SeM).
Không phải mọi S đều là M (~SaM hay ~A)
tđlg với Một số S không là M (SoM hay O)
~SaM = SoM (~A = O)
Không phải một số S là M (~SiM hay ~I)
tđlg với Mọi S không là M (SeM hay O)
~SiM = SeM (~I = E)
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Quan hệ giữa các phán đoán trên có thể thấy rõ thêm


qua ví dụ sau:
(A hay SaM) Mọi người đều đến họp.
(I hay SiM) Một số người đến họp.
(E hay SeM) Không ai đến họp.
(Mọi người đều không đến họp)
(O hay SoM) Một số người không đến họp.
Mặt khác, dễ thấy rằng:
Nếu "Mọi người đều đến họp" (SaM đúng) thì đương
nhiên là "Có một số người đến họp" (tức SiM cũng
đúng), nghĩa là SaM  SiM hay A  I.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Nếu "Không ai đến họp" (SeM đúng) thì đương nhiên


là "Một số người không đến họp" (tức SoM cũng đúng),
nghĩa là SeM  SoM hay E  O.
Mối quan hệ giữa bốn phán đoán A, I, E, O có thể ghi
lại như sau:
~A = O
~I = E
AI
EO
Người ta cũng thường ghi các mối quan hệ giữa các
phán đoán A, I, E, O một cách khác, dưới dạng hình
vuông logic như sau:
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Đối chọi trên


A E

n
uẫ
Lệ thuộc

Lệ thuộc
M

th
Mâu
âu
th
uẫ
n
I O
Đối chọi dưới

Hai phán đoán A và I (E và O) được gọi là có quan hệ


lệ thuộc, do A  I (E  O).
Hai phán đoán A "Mọi người đều đến họp" và E
"Không ai đến họp" có thể cùng sai, nhưng không thể
cùng đúng (A  E là phán đoán hằng sai). Người ta gọi A
và E là hai phán đoán đối chọi trên.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Hai phán đoán I "Một số người đến họp" và O "Một


số người không đến họp" có thể cùng đúng, nhưng không
thể cùng sai (I  O là phán đoán hằng đúng). Người ta
gọi I và O là hai phán đoán đối chọi dưới.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

7. Hàm phán đoán của nhiều biến


P(x) là hàm phán đoán của một biến x. Ta còn gặp các
hàm phán đoán của hai biến P(x, y); hàm phán đoán của
ba biến P(x, y, z) v.v...
Ví dụ:
P(x, y) = x là cha của y (x, y là người)
P(x, y) = x > y (x, y là các số nguyên)
P(x, y, z) = x và y là bố mẹ của z (x, y, z là người)
P(x, y, z) = x +2y = z (x, y, z là các số nguyên)
Từ các hàm phán đoán này, ta có được những phán
đoán bằng cách thay các biến x, y, z bởi các hằng trong
tập hợp đã xác định. Ta có thể lập phán đoán bằng cách
sử dụng nhiều lần các lượng từ.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Ví dụ:
P(x, y) = x là cha của y.
x, y, P(x, y) = Có x, có y sao cho x là cha của y (tức
là "Có một người là cha của một người khác", phán đoán
đúng).
x, y, P(x, y) = Có x sao cho với mọi y, x là cha của
y (tức là "Có người là cha của tất cả mọi người khác",
phán đoán sai).
y, x, P(x, y) = Với mọi y, có x sao cho x là cha của
y (tức là "Mọi người đều có cha", phán đoán đúng).
-------------------------------------
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1. Cho x  N, y N, P(x,y) = “x+y=3”.


Chọn phán đoán đúng:
A. x, y, P(x,y)
B. x, y, P(x,y)
C. x, y, P(x,y)
D. x, y, ~P(x,y)
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 2. Cho x  Z, y  Z, P(x,y) = “ x+y=3”.


Chọn phán đoán sai:
A. x, y, P(x,y)
B. x, y, P(x,y)
C. x, y, ~P(x,y)
D. x, y, P(x,y)
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 3. Chọn phán đoán đúng:


A. n  , n 2  1 là số nguyên tố.
B. n  , n 2  1 không là số nguyên tố .
C. n  , n 2  1 là số nguyên tố.
2
D. n  , n là số nguyên tố.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 4. Chọn phán đoán đúng:


A. y  , x   : y  3x  2 .
x
B. x  , y   : y  3  2 .
C. y  , x   : y  3x  2 .
x
D. x  , y   : y  3  2 .
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 3. Cho biết A  x  R /  2  x  3, và phần tử


y  A. Vậy y có tính chất:
A. y  2  y  3.
B. y  2  y  3.
C. y  2  y  3.
D. y  2  y  3.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 4. Cho biết A  x  R / x  3  x  5, và phần tử


y  A. Vậy y có tính chất:
A. 3  y  5.
B. 3  y  5.
C. 3  y  5.
D. 3  y  5.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 4. Xét các phán đoán P = “Có sách”; Q = “Có tri


thức”. Phán đoán “Không có sách thì không có tri thức”
(Lênin) có thể viết dưới dạng công thức (có thể ở dạng
tương đương):
A. P  Q .
B. P Q .
C. P  Q .
D. Q  P .
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 5. Cho các phán đoán P = “Nó học đàn”, Q = “Nó


học bơi”. Phán đoán “Nó không học đàn mà cũng không
học bơi” có thể viết dưới dạng công thức:
A. P  Q .
B. P  Q .
C. P  Q .
D. P  Q .
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 6. Cho các phán đoán P = “Nó học đàn”, Q = “Nó


học bơi”. Phán đoán “Không phải nó vừa học đàn, vừa
học bơi” có thể viết dưới dạng công thức:
A. P  Q .
B. P  Q .
C. P  Q .
D. P  Q .
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 7. Cho các phán đoán P = "Hùng thích bóng đá" và


Q = "Hùng ghét nấu ăn". Phán đoán "Hùng không thích
bóng đá lẫn nấu ăn" được viết dưới dạng kí hiệu là:
A. P  Q .
B.  P  Q .
C. P  Q .
D.  P  Q .
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 7. Ba sinh viên A, B, C bị nghi là đã gian lận trong


bài thi. Khi bị thầy hỏi thì họ khai như sau:
A: "B đã chép bài và C vô tội"
B: "Nếu A có tội thì C cũng có tội"
C: "Tôi vô tội".
Nếu A đã nói thật và B nói dối thì ai vô tội và ai đã
chép bài?
A. A và B chép bài, C vô tội.
B. B chép bài, A và C vô tội.
C. A và B không chép bài, C có tội.
D. B không chép bào, A và C chép bài.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 8. Ba sinh viên A, B, C bị nghi là đã gian lận trong


bài thi. Khi bị thầy hỏi thì họ khai như sau:
A: "B đã chép bài và C vô tội"
B: "Nếu A có tội thì C cũng có tội"
C: "Tôi vô tội".
Nếu mọi người đều vô tội thì ai đã nói thật và ai đã
nói dối?
A. A nói dối, B và C nói thật.
B. A và B nói dối, C nói thật.
C. A nói thật, B và C nói dối.
D. B nói dối, A và C nói thật.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

Câu 9. Ba sinh viên A, B, C bị nghi là đã gian lận trong


bài thi. Khi bị thầy hỏi thì họ khai như sau:
A: "B đã chép bài và C vô tội"
B: "Nếu A có tội thì C cũng có tội"
C: "Tôi vô tội".
Nếu A nói dối và B, C nói thật thì ai có tội?
A. Không ai có tội.
B. A và B có tội
C. A có tội.
D. B có tội.
Bài 8. HÀM PHÁN ĐOÁN, PHÁN ĐOÁN TỒN TẠI VÀ PHÁN ĐOÁN PHỔ BIẾN

You might also like