You are on page 1of 128

TIEÁNG VIEÄT THÖÏC

HAØNH
A.MỤC TIÊU:
Giúp sinh viên ôn lại những kiến thức cơ
bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong
cách tiếng Việt. Vận dụng lý thuyết vào
thực hành hệ thống bài tập rèn kỹ năng viết
chính tả, dùng từ, viết câu, viết đoạn văn,
văn bản.
NỘI DUNG CHÍNH
Baøi 1: Ngöõ aâm cuûa tieáng Vieät
Baøi 2: Khaùi nieäm, Vai troø cuûa caùc yeáu toá
trong aâm tieát vaø nguoàn goác tieáng Vieät
Baøi 3: Chöõa loãi chính taû
Baøi 4: Chöõa loãi duøng töø
Baøi 5: Chöõa loãi ñaët caâu
Baøi 6: Caùch thöùc vieát caâu lieân keát
Baøi 7: Caùch thöùc vieát ñoaïn vaên
Baøi 1: Ngöõ aâm cuûa tieáng
Vieät

1. Ñaëc ñieåm ñôn laäp theå hieän ôû


phöông dieän ngöõ aâm cuûa tieáng Vieät:
-Khi vieát vaø khi noùi moãi aâm tieát ñöôïc vieát taùch bach roõ
raøng.
-AÂm tieát coù caáu truùc chaët cheõ.
-Moãi aâm tieát luoân mang moät thanh ñieäu nhaát ñònh.
- Về mặt nghĩa, AÂm tieát laø ñôn vò nhoû nhaát coù nghóa.
-Moãi aâm tieát tieáng vieät thöôøng xuaát hieän trong tö caùch
laø moät töø .
Baøi 1: Ngöõ aâm cuûa tieáng
Vieät
2. Đặc điểm đơn lập thể hiện ở phương
diện từ vựng của tiếng Việt
Từ không biến đổi hình thái.Tức là từ
của tiếng Việt (từ đơn, từ láy, từ ghép) dù từ
thuộc từ loại nào, dù thực hiện chức năng
ngữ pháp nào trong câu cũng luôn luôn có
một hình thức ngữ âm duy nhất, cố định
Baøi 1: Ngöõ aâm cuûa tieáng
Vieät
3. Đặc điểm đơn lập thể hiện ở phương diện
ngữ pháp của tiếng Việt
Tiếng Việt có các phương thức ngữ pháp chủ
đạo là trật tự từ và hư từ
BÀI 2: KHÁI NIỆM , VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ
TRONG ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

1. Ngữ âm
2. Nguyên âm và phụ âm
3. Vai trò của các yếu tố trong âm tiết
4. Nguồn gốc và quá trình phát triển của
tiếng việt
1. Ngữ âm là gì?
Ngôn ngữ bao giờ cũng tồn tại thông
qua vỏ vật chất của nó là âm thanh, Không
có âm thanh không thành ngôn ngữ. Âm
thanh ngôn ngữ thể hiện dưới hai dạng –
dạng nói và dạng viết – tức âm thanh bằng
lời và âm thanh bằng chữ viết.
2. Nguyên âm và phụ âm
tiếng Việt
2.1. Nguyên âm
- Định nghĩa: Khi phát âm luồng không khí

đi từ phổi qua các khoang phát âm không bị


cản trở ở một vị trí nào đó là nguyên âm .
- Kí hiệu ngữ âm và chữ viết các nguyên âm
tiếng Việt :
Thể hiện qua bảng kí hiệu sau:
Số thứ tự Ký hiệu Chữ viết Số thứ tự Ký hiệu Chữ viết
1 /i/ i, y 9 /a/ a
2 /e/ ê 10 /ă/ ă, a ( ay, au )
3 e 11 ươ, ưa

4 a ( anh, ach ) 12 /u/ u

5 / ie / Iê, ia, yê. ya 13 /o/ ô


6 ư 14 o, oo ( oong, ooc )

7 ơ 15 o ( ong, oc )

8 â 16 / uo / uô, ua
2.2.Phụ âm
- Định nghĩa: Khi phát âm luồng không khí
đi từ phổi qua các khoang phát âm bị cản
trở ở một vị trí nào đó là phụ âm.
- Kí hiệu ngữ âm và chữ viết các phụ âm
tiếng Việt :
 Thể hiện qua bảng kí hiệu sau:
SỐ THỨ TỰ KÝ HIỆU CHỮ VIẾT SỐ THỨ TỰ KÝ HIỆU CHỮ VIẾT
1 /P/ P 13 /f/ ph
2 /b/ b 14 /v/ v
3 / t’ / th 15 /s/ x
4 /t/ t 16 /z/ d, gi
5 /d/ đ 17 s

6 /t/ tr 18 r
7 /c/ ch 19 /X/ kh

8 /k/ K, c 20 g, gh

9 /q/ q 21 /h/ h

10 /m/ m 22 /l/ l

11 /n/ n 23 Ng, ngh

12 nh
2.3. Vai trò của các yếu tố trong âm tiết
- Âm đầu: do phụ âm đảm nhận.

- Âm đệm: do bán âm /u/đảm nhiệm.

- Âm chính: Âm chính do nguyên âm đảm

nhiệm
- Âm cuối: Ở vị trí này có 8 phụ âm và 2 bán

âm u,i.
- Thanh điệu: Trong TV có sáu thanh
2.4. Nguồn gốc và quá trình
phát triển của tiếng Việt
2.4.1.Nguồn gốc:
Tiếng Việt bắt nguồn từ một họ ngôn ngữ
lớn là HỌ NAM Á, DÒNG MÔN -
KHƠME, NHÁNH VIỆT - MƯỜNG.
2.4. Nguồn gốc và quá trình
phát triển của tiếng Việt
2.4.2. Quá trình phát triển của tiếng Việt
- Trước công nguyên, tiếng Việt đã đạt được
sự ổn định tương đối và đã phát triển đến
một mức độ nhất định.
- Ở thời kỳ phong kiến, ngôn ngữ chính trị và
văn tư chính thống là tiếng Hán. Thời kỳ
này, tiếng Việt cũng đã nâng dần cương vị
của mình, đặc biệt là từ khi có chữ Nôm.
2.4. Nguồn gốc và quá trình
phát triển của tiếng Việt
- Thời kỳ thuộc Pháp:Tiếng Pháp chiếm
ưu thế, tiếng Việt tiếp tục bị chèn ép,
chữ Quốc ngữ ra đời.
- Từ Cách mạng tháng Tám đến nay:
tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia
đa chức năng như các ngôn ngữ tiên
tiến trên thế giới .
2.4. Nguồn gốc và quá trình
phát triển của tiếng Việt
 2.4.3. Quá trình phát triển của chữ Việt
- Người Việt cổ đã từng có một thứ chữ riêng.
- Thời kỳ Bắc thuộc và các triều đại phong kiến việt
nam tiếng Hán và chữ Hán được giai cấp thống trị
sử dụng làm phương tiện chính thống .
Nhưng rồi người Việt, với ý thức dân tộc, đã dựa
trên chữ Hán mà sáng tạo ra chữ Nôm .
2.4. Nguồn gốc và quá trình
phát triển của tiếng Việt
- Thế kỷ XVII chữ Quốc ngữ ra đời. Đó là
chữ mà ngày nay đang được sử dụng.
Nhưng phải đến Cách mạng tháng Tám
thành công, chữ Quốc ngữ mới được coi
trọng, giành địa vị chính thống trong mọi
lĩnh vực hoạt động của đất nước .
2.4. Nguồn gốc và quá trình
phát triển của tiếng Việt
Ưu điểm :
- Theo nguyên tắc ghi âm, do đó có thể đánh vần, rất
tiện lợi cho việc học và đọc.
- Mới được sáng tạo nên giữa chữ và âm, chữ viết và
ngôn ngữ có sự phù hợp ở mức độ cao .
- Nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc âm học : phát âm
thế nào thì viết thế ấy.
2.4. Nguồn gốc và quá trình
phát triển của tiếng Việt
Hạn chế :
- Có khi một âm lại được ghi bằng nhiều con
chữ.
- Dùng nhiều dấu phụ .
- Có nhiều vần chưa hợp lí, nhiều khi một vần
lại ghi bằng nhiều cách.
BÀI 3. NHẬN DẠNG VÀ
CHỮA LỖI CHÍNH TẢ
NỘI DUNG
1. Nguyên tắc của chính tả tiếng Việt
2. Luyện chữa các lỗi thường gặp
3. Viết hoa
4.Bài tập thực hành:
1. Nguyên tắc của chính
tả tiếng Việt
1.1. Chính tả là gì?
- Chính tả là tiêu chuẩn hóa chữ viết của ngôn ngữ.
- Về nội dung chính tả: Cần thực hiện
+ Xác định và thực hiện đúng cách viết được coi là
chuẩn.
+ Xác định và thực hiện những qui tắc khác của
chính tả như viết hoa, viết tên riêng, viết phiên âm
tiếng nước ngoài .
 Câu hỏi thảo luận: Theo bạn nguyên nhân
nào dẫn đến viết sai lỗi chính tả?
- Nguyên nhân sai lỗi chính tả:
+ Do ảnh hưởng của cách phát âm địa
phương.
+ Do không hiểu biết đầy đủ về các qui tắc
chính tả và nội dung ngữ nghĩa của từ.
1.2. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt
1.2.1. Nguyên tắc ngữ âm
Nguyên tắc ngữ âm thể hiện ở hai
phương diện:
- Chữ viết phải theo đúng chuẩn ngữ âm.
- Phải viết chữ theo những quy tắc
chung của chữ Việt hiện nay.
1.2.2. Nguyên tắc ngữ nghĩa:
Chữ viết của ta không theo nguyên tắc ghi ý, nghĩa là
không phụ thuộc vào ý nghĩa của từng từ . Nó chỉ căn cứ
vào âm thanh của từ ngữ, tùy thuộc vào thành phần âm
thanh của từ ngữ.
Nhưng khi xác định chính tả ở những trường hợp mà hai
hoặc nhiều khả năng đều có thể chấp nhận về ngữ âm và
chữ viết, thì việc viết theo cách nào là việc có thể căn cứ
vào ý nghĩa của từ hay tiếng cần biểu đạt mà định đoạt.
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
Để hạn chế mắc lỗi chính tả ta cần phải làm
gì?
1.3. Các cách rèn luyện và chữa lỗi chính tả
- Ghi nhớ mặt chữ của từng từ .
- Luyện phát âm cho đúng chuẩn, trên cơ sở
đó viết đúng chính tả.
- Tìm hiểu và vận dụng các mẹo luật chính
tả.
- Sử dụng “Từ điển tiếng Việt”.
 2. Luyện chữa các lỗi thường gặp
2.1. Các lỗi vi phạm các qui định trong hệ thống chữ
Quốc ngữ
2.1.1. Các qui định về việc viết phụ âm, nguyên âm
Kết hợp của phụ âm đầu với âm chính:
Kết hợp của âm chính với âm cuối:
Kết hợp của thanh điệu với vần:
2.1.2. Qui định về đánh dấu thanh
- Dấu thanh đều phải đánh đúng chữ cái ghi âm
chính ( ở trên hoặc ở dưới).
- Khi âm chính là nguyên âm đôi thì dấu thanh
đánh ở chữ cái thứ nhất, nếu âm tiết có không
âm cuối. VD: mía, lúa. nữa, ..., còn nếu có âm
cuối thí dấu thanh đánh ở chữ cái thứ hai. VD:
nước, muốn, luyện, ..
)

2.2. Các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm


địa phương
 2.2.1. Viết sai âm đầu
 a. N và L
 b. TR và CH
 c. S và X
 d. R, D, và GI
 e. V và D
 2.2.2. Viết sai vần ( kèm âm cuối)
 a. Ưu và iu: vần ưu chỉ có ở một số từ ( bưu điện,
lưu trữ, hưu trí, .. .) còn lại là vần iu.
 b. Ươu và iêu: vần ươu chỉ có ở một số từ ( rượu,
hươu, ốc bươu, .. .) còn lại là vần iêu.
 c. Ươi và ưi: vần ưi chỉ có ở một và từ ( chửi, gửi,
khung cửi,.. .) còn lại là vần ươi.
 d. uôi và ui:
 - Trong các từ láy âm không có vần uôi, chỉ có
vần ui. Vì vậy khi viết các từ này nên viết vần ui:
lầm lũi, đen đủi, ngậm ngùi, .. .
 - Những từ đơn mang vần ui thường có nghĩa như
sau:
+ Chỉ hành động hướng xuống dưới: chui, cúi,
dúi, ..
+ Chỉ hành động đẩy tới: ủi, dùi, xúi, dũi, .. .
+ Chỉ hành động rút lui; lủi, lùi, vùi, lụi, .. .
 e. Vần iêm và im, vần iếp và ip, vần iêu và
iu
Trong các từ Hán – Việt thường có các vần
iêm, iếp, iêu: chiêm tinh, chiếm hữu, ưu
điểm, tiếp tế, thiểu số, .. ., ngược lại các từ
gốc Việt thường có các vần im, íp, iu: màu
tím, húp híp, hẩm hiu, .. .
 g. Phân biệt một số vần có phụ âm cuối là: n, t, c,
ng, nh, ch
 - Phân biệt các vần an, at, với ang, ac:
 + Các từ láy âm mà tiếng gốc đi sau thì có sự phối
hợp hai vần an át: san sát, man mát, nhan nhát, .. .
 + Các từ láy âm mà tiếng gốc đi trước thì từ láy đi
sau có vần ang: lỡ làng, nhẹ nhàng, sỗ sàng, dễ
dàng, .. . hoặc vần ac: bàn bạc, tan tác, lệch lạc, .. .
 - Nhiều từ láy âm, có sự phối hợp các phụ
âm cuối: n/t, nh/ ch, ng/c :
 + n/ t: vùn vụt, tôn tốt, sền sệt, .. .
 + nh/ ch: bình bịch, khanh khách, chênh
chếch, thinh thích, .. .
 + ng/ c : răng rắc, khanh khác, biêng
biếc, .. .
 - Phân biệt et và ec, eng và en
 + Chỉ có vài từ mang vần ec ( eng éc, chim kéc,
cù léc, .. .)
 Các từ còn lại mang vần et: la hét, bánh tét, gào
thét, .. .
 + Vần eng thường có trong các từ tượng thanh
( leng keng, lẻng xẻng, eng éc, .. .), các từ khác
thường có vần en; áo len, then cửa, đen đỉu, xen
kẽ, .. .
 - Phân biệt ăn với ăng, ăt với ăc:
 + Phần lớn các từ Hán Việt có vần ăc mà
không có vần ăt: bắc cực, hải tặc, dặc sắc, ..
.
 + Phần lớn các từ phiên âm mang vần ăng,
ăc: xi măng, ăng ten, ắc qui, tắc xi, .. .
 2.2.3.Viết sai dấu thanh:
 Có thể dựa vào quy tắc sau:
 - Ở các từ láy âm , thanh của hai tiếng
phải cùng nhóm: nhóm bổng ( ngang sắc,
hỏi) hoặc nhóm trầm ( ngã, huyền , nặng)
VD: sắc sảo, hỏi han, ngớ ngẩn, .. . đẹp đẽ,
mạnh mẽ, buồn bã, lặng lẽ, ..
 - Trong các từ Hán Việt, các tiếng bắt đầu
bằng một trong các phụ âm: M, N, NH, V,
L, D, NG ( cách nhớ: Minh Nên Nhớ Viết
Là Dấu Ngã) đều mang dấu ngã. VD: mỹ lệ,
mãn nguyện, nỗ lực, phụ nữ, thanh nhã,
nhiễm độc, vĩnh viễn, vũ lực, lãnh tụ, thành
lũy, hướng dẫn, dĩ vãng, ngôn ngữ, nghĩa lí,
.. .
3. Viết hoa
 3.1. Quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam
 - Tên người: VD: Đinh Tiên Hoàng, Tố
Hữu , ...
 - Tên địa lí: VD: Trà Vinh, Cần Thơ, ……
 -Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể:
 VD: Trường Cao đẳng Sư phạm Trà Vinh,
Trường Đại học Cần Thơ, ….
 -Tên các nhân vật trong truyện:
 VD: chị Chổi Rơm, bác Nồi Đồng, ……
 3.2. Quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài
 - Tên người, tên địa lí:
 Nếu phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì
viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết chỉ
họ, tên, tiếng đệm, có đánh dấu thanh, dấu
mũ, hoặc giữa các âm tiết trong địa danh có
đấu gạch nối . Ví dụ: Bin Clin-tơn, I-ta-li-a …
 Nếu phiên âm qua âm Hán - Việt thì viết
hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết . Ví
dụ: Mao Trạch Đông, Nam Tư, ……..
 Những tên địa lí đã phiên âm qua âm
Hán - Việt và rút ngắn thì vẫn giữ
nguyên như cũ. Ví dụ: Pháp , Đức , Ý….
Khi có các từ chỉ phương hướng kết hợp
trong tên riêng thì viết hoa chữ cái đầu
của tất cả các âm tiết. Ví dụ : Nam Phi ,
Bắc Mỹ……
 - Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước
ngoài: Phần dịch nghĩa viết theo qui tắc
viết hoa tên cơ quan, tổ chưc, đoàn thể
Việt Nam, phần tên riêng của người
hoặc địa danh thì viết hoa theo cách
viết hoa tên người hoặc địa danh nước
ngoài. Ví dụ: Trường Đại học Tổng hợp
Lô-mô-nô-xốp.
BÀI 4. CHỮA LỖI DÙNG TỪ

 1. Những yêu cầu chung của việc dùng


từ:
 2. Một số lỗi thường gặp trong việc
dùng từ:
 3 . Một số vấn đề cần lưu ý về quá trình
phát hiện và chữa các lỗi dùng từ trong
văn bản:
 4. Bài tập
BÀI 4. CHỮA LỖI DÙNG TỪ

 1. Những yêu cầu chung của việc dùng từ:


 - Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu
tạo.
 VD: Tôi bắt cá gô bỏ vào gổ, nó quậy gồ gồ ( câu
sai)
 - Dùng từ phải đúng nghĩa.
 VD: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm
kín. (câu sai)
 - Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp.
 VD: Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây
nhiều thiệt hại cho mùa màng.
 - Dùng từ phải thích hợp với phong cách
ngôn ngữ văn bản.
 VD: - ăn, ở, đi, đứng, nhà . . . là những
từ được dùng trong nhiều phong cách.
 - phản ứng, di truyền, trung hòa, cú
pháp, văn bản . . . là những từ chủ yếu được
dùng trong phong cách khoa học.

 - Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
 VD: Tinh thần yêu nước cũng như một thứ của quý,
có khi được đưa ra trưng bày trong tủ kính, trong
bình pha lê, nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo
trong gương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là
phải làm cho những thứ của quý ấy đều đưa ra trưng
bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ
chức lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả
mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu
nước, công cuộc kháng chiến.
 - Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không
cần thiết và bệnh sáo rỗng, công thức.
VD: - Qua hai bảng trên cho ta thấy bệnh nhân khám
và điều trị tại nhà chiếm trên 50% dân số. (câu sai)
 - Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng
tượng kỳ ảo nên tôi rất thích đọc truyện dân gian.
( câu sai)
 - Anh là một nhà thơ vĩ đại đã viết nên những tác
phẩm tuyệt diệu với một nội dung trữ tình sâu sắc,
một hình thức nghệ thuật điêu luyện, xứng đáng ở
đỉnh cao chói lọi trên văn đàn thơ ca rực rỡ của dân
tộc.
2. Một số lỗi thường gặp
trong việc dùng từ:
 2.1. Dùng từ sai do không nắm được hình
thức âm thanh:
 VD:
 - Không nắm chắc hình thức âm chuẩn
 VD: Lẫn bàn quan thành bàng quang
 - Lẫn lộn âm nọ với âm kia
 VD: Lẫn đúng đắn thành đứng đắn
 - Phát âm sai mà viết sai, dùng sai
 VD:Phát âm lao động thành nao động
 2.2. Các lỗi về nghĩa của từ:
 - Lỗi này thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa.
 Ví dụ: Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các
vấn đề thầy giáo truyền tụng.
 - Có từ dùng sai nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm.
 Ví dụ: Cha tôi vừa tặng cho ông tôi một hộp sâm.
 - Có trường hợp chuyển nghĩa từ không phù hợp với
đối tượng được nói đến trong câu.
 Ví dụ: Đó là một chàng trai cao ráo.
 2.3 Lỗi về quan hệ kết hợp:
 VD: Để lấy dịch vị nguyên chất, I.P.
Páplốp đã cắt ngang thực quản cho chó
rồi khâu liền với da cổ cho hai đoạn đều
thông ra ngoài.
 2.4. Các lỗi về phong cách.
 - Dùng những từ văn hoa, bóng bẩy
nhưng sáo rỗng.
 Ví dụ:
 “Sau năm 1945 dân tộc ta đi lên từ
trong đêm mờ xa xôi, lạnh cóng của
lịch sử, bước đi xiu vẹo, khoác tấm áo
tả tơi nhiều mảnh vá.”
 - Dùng từ không đúng phong cách
ngôn ngữ của văn bản.
 Ví dụ:
 Một hôm trời mát mẻ, một người đi
xe đạp từ A đến B rất thong thả với vận
tốc là 10km/h. Vì thong thả, người đó
đi mất những 4 giờ đồng hồ. Tính độ
dài quãng đường AB.
 3 . Một số vấn đề cần lưu ý về quá trình
phát hiện và chữa các lỗi dùng từ trong
văn bản:
 - Muốn phát hiện và sửa chính xác các lỗi về
từ, trước hết cần nắm bắt và lĩnh hội thật xác
nội dung định diễn đạt của người viết.
 - Khi sửa có thể thay thế từ, loại bỏ, thêm từ,
cần đảm bảo tôn trọng, trung thành ở mức
tối đa cả nội dung định diễn đạt và cả cách
thức diễn đạt của người viết.
 - Việc chữa từ cần chú ý nhiều phương diện.
Từ thay thế cho từ sai cần đảm bảo được sự
đúng đắn về âm thanh, về nghĩa, về quan hệ
kết hợp với các từ khác trong câu và cả về
đặc điểm phong cách của văn bản.
 - Cần không ngừng nâng cao trình độ nhận
thức, năng lực tư duy đồng thời với việc tích
lũy , bồi dưỡng vốn từ và nâng cao trình độ
sử dụng từ.
 5. Bài tập thực hành
 Làm các bài tập số 1,2,3,4,5,6,7
BÀI 5. NHẬN DẠNG VÀ CHỮA LỖI VỀ
CÂU

 1.Phân loại câu


 2. Dấu câu
 3. Một số thao tác rèn luyện về câu
 4.Yêu cầu về câu trong văn bản
 5.Chữa các lỗi thông thường về câu
 6. Bài tập thực hành
1.Phân loại câu :

 1.1 Các loại câu xét theo cấu tạo ngữ pháp.
 1.1.1.Câu đơn bình thường: Câu đơn bình thường là
câu được cấu tạo bởi hai thành phần chính: chủ ngữ
và vị ngữ.
 VD: Tôi // đi học.
 C V
 Trật tự thông thường là C- V như cũng có khi đảo V -
C.
 VD: Bỗng bước vào // một người lạ mặt.
 V C
 Các thành phần phụ như:
 - Trạng ngữ:
 VD: Hôm qua, nó nghỉ học.
 - Thành phần chuyển tiếp:
 VD: Thế là từ đấy, ông lão Cóc không bao
giờ dám nghỉ chăn bò.
 - Thành phần hô ngữ:
 VD: Ồ! anh về khi nào? ( thái độ )
 - Thành phần chú giải:
 VD: “Đuốc, cậu bé liên lạc của trung đội, đi quanh
bốt một lượt.”
 1.1.2.Câu đơn đặc biệt:
 Câu đơn đặc biệt có hai loại:
 - Câu đơn đặc biệt danh từ:
 VD: Máy bay!
 Trường Cao đẳng Nghề Đồng Khởi.
 - Câu đơn đặc biệt vị từ:
 VD: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
 Cháy nhà!
 1.1.3.Câu ghép:
 Một số loại câu ghép thường gặp:
 - Câu ghép có quan hệ đẳng lập giữa các vế câu:
VD: Pháp // chạy, Nhật // hàng, Vua Bảo Đại //thoái vị.
 C V C V C V
 - Câu ghép có quan hệ chính phụ giữa các vế câu:
VD: Vì việc quân // cấp bách nên Trần Hưng Đạo //
để voi lại.
 C V C
V
 1.1.4. Câu phức:
 VD: Cái áo này tay hơi chật.
 Mèo nhảy làm đổ lọ hoa.
 Con gà Nam mua đã chạy mất rồi.
 Nó bảo ngày mai nó đi thànhphố.
 Nam được thầy giáo khen

 1.2.Các loại câu xét theo mục đích phát ngôn:
 1.2.1. Câu tường thuật: Là câu dùng để kể, để
thuật, để thông báo về những hiện tượng, hoạt
động, tính chất trong hiện thực khách quan hoặc để
thể hiện những nhận định, đánh giá của người nói về
một sự vật hiện tượng nào đó.
 VD: Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ.
 Câu tường thuật có hai loại nhỏ: Câu khẳng định
và câu phủ định.

 1.2.2. Câu nghi vấn: Câu nghi vấn là câu nêu điều
chưa biết hoặc còn hoài nghi mà người nói (người
viết) muốn người nghe (người đọc) trả lời hoặc giải
thích thêm.
 VD: Bạn làm bài chưa?
 Thông thường để biểu hiện điều nghi vấn, người ta
dùng một số các phương tiện từ ngữ:
 Dùng từ nghi vấn ( ai, gì, nào, thế nào….).
 Dùng các tình thái từ ( hả, hư, à, ư, nhỉ ,nhé …. )
 Dùng các phụ từ ( có…..không, đã …chưa ).
 Dùng từ hay ( hay là ) để biểu thị sự nghi vấn lựa
chọn.
 Trong thực tế sử dụng, có những câu nghi
vấn không đặt ra yêu cầu trả lời . Đó là
những câu có hình thức nghi vấn nhưng lại
để phủ định, khẳng định , bác bỏ hay thúc
giục, để đánh thức hay can ngăn, đe dọ hay
từ chối một điều gì đó, cũng có thể bộc lộ
một tình cảm, một cảm xúc.
 VD: “ Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này?
Một con ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật
ngữa…”.
 1.2.3. Câu cầu khiến: Câu cầu khiến là câu nhằm
mục đích yêu cầu người nghe thực hiện một điều nêu
trong câu. Nó chứa đựng một ý muốn, nguyện vọng
hay mệnh lệnh của người nói đối với người nghe .
 VD: Các em hãy làm bài tập!
 Có những câu, về hình thức cấu tạo thì là câu hỏi
hay câu tường thuật, nhưng mục đích lại là câu cầu
khiến: thể hiện một mệnh lệnh hay sự thúc giục.
 VD: “ Chúng nó kia kìa! Có ra không. Ông bắn
bây giờ”.
 1.2.4. Câu cảm thán: Câu cảm thán để
bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, tình
cảm , thái độ của người nói.
 VD: A! Mẹ đã về.
 Các từ tình thái thường được sử dụng
là: ôi, chao ôi, ô, ồ, ô hay, than ôi, trời
ơi, trời đất ơi, ái, sao mà….
 2. Dấu câu:
 Các dấu câu trong tiếng Việt:
 - Dấu chấm (.) :
 VD: Mùa xuân đã đến.
 - Dấu chấm hỏi (?):
 VD: + Ban học bài chưa?
 +Trong tất cả cố gắng của các nhà khai
hóa nhằm bồi dưỡng cho dân tộc VN và dìu
dắt lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể đến
việc bán rượu tây cưỡng bức
 - Dấu chấm than (!): Là dấu dùng để kết thúc
câu cảm hoặc câu cầu khiến, ở đó có sự bộc
lộ rõ rệt cảm xúc, thái độ, ý chí, nguyện
vọng, ...của người nói, người viết.
 VD: Ồ! Trăng đẹp quá!
 Có đi chỗ khác chơi không mấy thằng nhỏ!
 Nó nói nó học rất chăm chỉ(!)
 Nó nói nó làm bài rất tốt mà sao điểm vẫn
thấp(!?)
 - Dấu phẩy (,):
 VD: - Sống, chiến đấu, lao động, và học tập theo
gương Bác Hồ vĩ đại.
 - Ngoài sân, bọn trẻ đang nô đùa.
 - Dấu chấm phẩy (;): Là dấu được dùng để ngăn
cách các bộ phận của câu khi các bộ phận này về
mặt ngữ pháp có thể tồn tại độc lập như một câu, về
mặt ý nghĩa thì vẫn có mối quan hệ với bộ phận câu
đi trước.
 VD: Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế
nào đó là điều khó nói.
 Dấu chấm phẩy còn được dùng để ngăn
cách các bộ phận có tính chất liệt kê
 VD: sau mỗi căn cứ trong một QĐ đều
có dùng dấu ;
 Lưu ý: sau dấu chấm phẩy không viết
hoa
 - Dấu hai chấm (:):Là dấu dùng trong
câu để biểu hiện rằng bộ phận đi sau có
tác dụng giải thích, cụ thể hóa , nêu
dẫn chứng hay liệt kê các phương tiện
khác nhau của các nội dung bộ phận đi
trước.
 VD: Dụng cụ học tập của học sinh là:
viết, thước, compa, gom, tập, sách...
 - Dấu chấm (…): Là dấu được dùng khi
người ta không muốn biểu hiện hết nội
dung muốn viết:
 VD: Dụng cụ học tập của học sinh là:
viết, thước, compa, gom, tập, sách...
 Hoặc dùng để bộc lộ cảm xúc trong
hoàn cảnh không thể nói liền mạch.
 VD: Dạ .. . em .. . không thuộc bài.
 - Dấu gạch ngang (-): Là dấu dùng để
tách biệt thành phần biệt lập, đặt trước
lời đối thoại, đặt trước những nội dung
ngang hàng khi trình bày.
 VD: Có việc gì gấp vậy? – Nhiều người
hỏi cùng một lúc.
 Mới vừa gặp tôi, nó liền hỏi:
 - Cậu về hồi nào vậy?
 - Dấu ngoặc đơn ( ): Dùng để tách thành
phần biêt lập với nòng cốt câu
 Ví dụ: Chúng ta phải chống tất cả những
thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống
thói đã rỗng lại dài.
 ( Hồ Chí Minh )
 - Dấu ngoặc kép (“ …”) : Là dấu dùng để
đánh dấu các từ, cụm từ, câu, hoặc cả đoạn
trích dẫn nguyên văn của người khác
 VD: “ Học, học nữa, học mãi” ( Lê nin)
 3. Một số thao tác rèn luyện về câu:
 3.1. Mở rộng và rút gọn câu.
 a. Mở rộng câu: Biện pháp cụ thể hóa ý nghĩa của
câu mà vẫn giữ nguyên cấu tạo nòng cốt (c- v).
 Ví dụ: Sinh viên // đọc.
 Mở rộng: Sinh viên lớp CA11AV // đọc.
 Sinh viên // đọc tài liệu TVTH.
 Sinh viên lớp luật // đang đọc tài liệu TVTH.
 Hôm nay, Sinh viên lớp luật // đọc tài liệu TVTH.
 b. Rút gọn câu: Biện pháp làm cho câu chỉ còn lại hai
thành phần chính ( ngược lại với mở rông câu).
 3.2. Tách và ghép câu:
 a. Tách câu: Là biện pháp làm cho một câu
có nhiều vế, nhiều bộ phận trở thành nhiều
câu riêng biệt
 Ví dụ: Thầy giáo xem báo, còn học sinh đọc
sách.
 Thầy giáo xem báo. Học sinh đọc sách
 b. Ghép câu: Là biện pháp là cho nhiều câu
trở thành một câu (ngược lại với tách câu)
 3.3. Thay đổi trật tự thành phần:
 Ví dụ: Giữa hồi ấy, xảy ra // việc
không may cho tôi.
 TN V C
 ( So sánh: Giữa hồi ấy, Việc không
may cho tôi // xảy ra.)

 3.4. Chuyển đổi kiểu câu:
 a. Câu có đề ngữ -> câu không có đề ngữ ( và
ngược lại).
 Ví dụ: Hạt những bông lúa còn mỏng quá -> Những
bông lúa hạt còn mỏng quá.
 b. Câu chủ động -> câu bị động ( và ngược lại ).
 Ví dụ: Trường Đại học Ngoại thương mở lớp học
về nghiệp vụ ngoại thương dài hạn .. . Lớp học được
các chuyên gia đầu ngành của ĐHNT giảng dạy . ( So
sánh: Các chuyên gia đầu ngành của ĐHNT giảng
dạy lớp học. )
 c. Câu khẳng định -> câu phủ định ( và
ngược lại ).
 Ví dụ: Dù tôi tin cậy, tự hào về thế hệ trẻ
hôm nay và thấy không hiếm những tài năng
đáng quý, vẫn không tránh khỏi những lo âu
canh cánh.
 (So sánh: Dù tôi tin cậy, tự hào về thế hệ trẻ
hôm nay và thấy không hiếm những tài năng
đáng quý, nhưng tôi vẫn lo âu canh cánh.)
 d. Lời dẫn trực tiếp -> lời dẫn gián tiếp
( và ngược lại ).
 Ví dụ: - Cô giáo nói: “ các em làm bài
đi!” ( Lời dẫn trực tiếp )
 - Cô giáo bảo chúng tôi làm
bài. ( Lời dẫn gián tiếp )
 3.5. Chuyển đổi cách diễn đạt trong câu:
 Ví dụ :
- Nhằm mục đích cầu khiến có thể dùng câu nghi vấn.
 Cậu có thể cho mình mượn quyển sách này được
không?
 ( So sánh: Đưa cho mình mượn quyển sách này!)
- Nhằm mục đích trần thuật có thể dùng câu nghi vấn.
 Ai bảo chăn trâu là khổ?
 ( So sánh: Chăn trâu không khổ)
 4.Yêu cầu về câu trong văn bản:
 4.1. Câu phải viết đúng qui tắc ngữ pháp của
tiếng Việt.
 4..2. Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù
hợp với tư duy người Việt
 - Câu phải phản ánh đúng quan hệ trong
thực tế khách quan
 Ví dụ: Truyện Kiều là tác phẩm kiệt tác
của Nguyễn Công Hoan. (là câu sai)

 - Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế
câu phải hợp logic
 Ví dụ: Vì trời nắng nên đường lầy lội. (là
câu sai)
 - Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập
phải là quan hệ đồng loại.
 Ví dụ: Người chiến sĩ bị hai vết thương
một vết ở bên đùi trái và một vết ở Quảng
Trị. (là câu sai)
 4.3. Câu phải có thông tin mới.
 Ví dụ: Anh tôi là con trai, chị tôi là con gái. (là
câu sai)
 4.4. Câu phải được đánh dấu câu phù hợp
 Ví dụ : Bạn làm bài tập chưa. (là câu sai)
 4.5. Câu phải đảm bảo tính thống nhất với câu trước
và sau nó
 Ví dụ : Bình rất thích âm nhạc. Dũng cũng không
thích. (là câu sai)
 4.6. Đặt câu phải phù hợp với phong cách
 Ví dụ : Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày
công bố. Đồng bào có chấp hành không ? (là câu sai)
 5.Chữa các lỗi thông thường về câu:
 5.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu
 a. Câu không đầy đủ thành phần:
 - Câu thiếu thành phần chủ ngữ:
 Ví dụ: Qua tác phẩm Tắt đèn /cho thấy hình ảnh
người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ .
 Có hai cách chữa:
 + Bỏ từ qua để cho tác phẩm Tắt đèn trở thành
chủ ngữ:
 Viết lại: Tác phẩm Tắt đèn cho thấy hình ảnh
người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ .

 Câu thiếu thành phần vị ngữ:
 Ví dụ:
 Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh
vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp
bước mình.
 Cách chữa: Thêm thành phần vị ngữ cho câu:
 Viết lại: Lòng tin sâu sắc của những thế hệ
cha anh vào lực lượng măng non và xung
kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động lực kích
thích sức sáng tạo của thế hệ trẻ.
 b. Câu không phân đinh rõ các thành phần:
 Ví dụ:
 Về cách làm công nghiệp hóa của nhiều cán bộ
khoa học, cán bộ kỷ thuật, cán bộ quản lý, công
nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp //tập trung
kiến nghị: (…)
 Cách chữa: thêm dấu phẩy, bỏ từ của:
 Viết lại: Về cách làm công nghiệp hóa, nhiều cán
bộ khoa học, cán bộ kỷ thuật, cán bộ quản lý, công
nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung
kiến nghị: (…)
 c. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần.
 Ví dụ:
 Nếu không bị trừng trị kịp thời, sẽ gia
tăng tội ác
 Câu đúng:Nếu không bị trừng trị kịp
thời, tội ác sẽ gia tăng.
 5.2. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu.
 - Câu phản ánh sai hiện thực khách quan:
 Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân đánh
đuổi quân Minh xâm lược.
 Cách chữa: bỏ từ Minh thay bằng từ Mông-
Nguyên
 Viết lại: Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân
dân đánh đuổi quân Mông- Nguyên xâm lược.
 - Câu có quan hệ giữa các thành phần , các
vế không logic.
 Ví dụ: Qua anh, nó là người bạn tốt.
 Cách chữa: Dùng sai quan hệ từ làm
cho quan hệ giữa các thành phần không logic
phải sửa lại: thay từ qua bằng từ với
 Viết lại: Với anh , nó là người bạn tốt.
 - Câu có các thành phần cùng chức không
đồng loại
 Hãy tìm các ví dụ trong Tắt đèn, Truyện Kiều
và Hồ Xuân Hương để chứng minh.
 Cách chữa: Tắt đèn, Truyện Kiều là tên tác
phẩm lại đặt cùng với Hồ Xuân Hương là tên
tác giả. Phải sửa lại: thêm vào các tác phẩm
của Hồ Xuân Hương
 Viết lại: Hãy tìm các ví dụ trong Tắt đèn,
Truyện Kiều và các tác phẩm của Hồ Xuân
Hương để chứng minh.
 5.3.Lỗi về câu thiếu thông tin.
5.4.Các lỗi về dấu câu.
 Ví dụ:

 Tôi đã đọc nhiều loại báo, nhân dân, Hà nội mới,


Quân đội nhân dân, nhiều loại tạp chí, Văn học, Sinh
viên, Văn nghệ quân đội…
 Chữa lại: Thêm dấu chấm phẩy và dấu hai chấm
vào đúng các vị trí trong câu.
 Viết lại: Tôi đã đọc nhiều loại báo: Nhân dân, Hà nội

mới, Quân đội nhân dân; nhiều loại tạp chí: Văn học,
Sinh viên, Văn nghệ quân đội…
 5.5. Lỗi về phong cách.
 Ví dụ: Dùng cấu trúc câu sinh hoạt trong giao tiếp
hành chính.
 QUYẾT ĐỊNH
 Điều 1:……
 Điều 2: ….
 Điều 3: Đề nghị các đồng chí cố gắng giúp đỡ tôi
thực hiện quyết định này với.
 Cách chữa: bỏ cụm từ cố gắng giúp đỡ tôi và từ với.
 Viết lại: Điều 3: Đề nghị các đồng chí thực hiện
quyết định này.
 Bài tập thực hành:1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,
 11,12,13,14.
BÀI 6. XÁC ĐỊNH CÁCH THỨC VIẾT
CÂU LIÊN KẾT
 1.Khái niệm liên kết
 2.Mối quan hệ ý nghĩa của sự liên kết
thể hiện ở các phương diện
 3. Các phương thức và phương tiện liên
kết các câu trong đoạn văn
 1.Khái niệm liên kết:
 Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm
cho tôi chiếc chỗi cọ để quét nhà, quét sân.
Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ treo trên
gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón
lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ để
xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi
nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om
ăn vừa béo vừa bùi.
 2.Mối quan hệ ý nghĩa của sự liên kết
thể hiện ở các phương diện:
 a. Về nội dung:
 - Liên kết chủ đề: đây là sự liên kết đầu tiên
của văn bản. Chủ đề chính là hạt nhân của
nghĩa, có nội dung cô đúc khái quát nhất của
văn bản.
 Ở ví dụ trên: Chủ đề là sự gắn bó của cây cọ
với cuộc sống của con người ở một vùng quê.
 - Liên kết logic: Là liên kết nhằm thể
liên hệ nội dung với nhau theo những
qui luật nhất định của tư tưởng nhận
thức. Đó là sự sắp xếp thứ tự các câu,
trình tự miêu tả từ chung đến riêng, từ
điểm đến diện hoặc ngược lại.
 Ở ví dụ trên miêu tả từ khái quát đến
cụ thể, từ chung đến riêng
 b. Về hình thức: Sự liên kết của văn
bản ở mặt hình thức có thể thuộc ba
lĩnh vực: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
3. Các phương thức và phương tiện
liên kết các câu trong đoạn văn

 a. Phương thức lặp:


 - Lặp từ ngữ: Câu đi sau lặp lại một số từ ngữ ở câu đi
trước.
 Ví dụ: Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày công
bố. Những quy định trước đây trái với pháp lệnh này
đều bãi bỏ.
 - Lặp cấu trúc: Câu đi sau lặp lại cấu trúc của câu đi
trước:
 Ví dụ: Bến Nghé của tiền tan bọt nước
 Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
 ( Nguyễn Đình Chiểu)
 b. Phương thức thế:
 - Thế bằng đại từ: Câu đi sau dùng đại từ
thay thế cho một từ , một ngữ ở câu đi trước.
 Ví dụ: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
( Hồ Chí Minh )
 - Thế từ đồng nghĩa hoặc từ gần nghĩa:
 Ví dụ: Ông Tám Xẻo Đước chết làm cho
quân giặc khiếp sợ. Sự hy sinh của ông khiến
cho đồng bào quyết tâm hơn.
 c. Phương thức liên tưởng:
 Liên tưởng là quan hệ giữa các từ mà khi một từ
xuất hiện thì làm cho người ta nghĩ đến từ khác. Các
từ có quan hệ liên tưởng thường biểu hiện những sự
vật, hoạt động, tính chất… thường cùng một phạm
trù, một phạm vi của thực tế khách quan. Việc dùng
các từ đó ở các câu kế tiếp có tác dụng liên kết các
câu với nhau.
 Ví dụ: Sau khi mở cửa phòng mổ, đèn bật sáng
trưng. Bác sĩ đang rửa tay thay áo. Các y tá lăng
xăng chạy đi chạy lại.
 d. Phương thức nối:
 Các từ, ngữ có ý nghĩa quan hệ vừa có tác dụng nối, vừa
có tác dụng biểu thị quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong
đoạn văn.
 - Nối bằng các quan hệ từ, phụ từ:
Ví dụ: Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng
tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài.
( Hồ Chí Minh )
 - Nối bằng các từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp:
 Ví dụ: Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết
quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quản Trị
đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào chết đói.
 ( Hồ Chí Minh
BÀI 7. XÁC ĐỊNH CÁCH THỨC
VIẾT ĐOẠN VĂN
 1. Về quan niệm đoạn văn.
 2. Câu chủ đề
 3 Tìm hiểu cách lập luận trong một
đoạn văn
 4.Bài tập thực hành:
 1. Về quan niệm đoạn văn.
 Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành
văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn
đạt một nội dung nhất định, được mở
đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và
kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
 2. Câu chủ đề trong đoạn văn là câu nêu nội
dung khái quát, gần trùng với ý chính của cả
đoạn văn. Câu chủ đề thường có cấu tạo
ngắn gọn, thường đầy đủ các thành phần cơ
bản, chứa nhiều từ ngữ có nội dung khái
quát.
 Câu chủ đề có thể đứng ở đầu, đứng ở cuối
hoặc rải ra đứng ở cả hai vị trí này trong
đoạn văn.
 - Trường hợp câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.
 Ví dụ:
 “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ
nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn nhớ về
Nam. Nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ
cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua
tiếng khóc của bao nhiêu em bé Trung Quốc, nhớ
người đồng chí đưa tiễn đến bến sông, nhớ lá cờ
nghĩa đang tung bay phất phới. Nhớ lúc tĩnh và nhớ
cả trong lúc mơ.

(Hoài Thanh)
 -Trường hợp câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn.
 Ví dụ:
 Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện
anh Tăng. Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ,
ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác,
“giọt nước nhỏ lâu đá cũng mòn”.Cho nên không
khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà
hoang mang.

(Hồ Chí Minh)


 - Trường hợp câu chủ đề vừa đứng ở đầu vừa đứng ở cuối đoạn
văn.
 Ví dụ:
 Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào là điều rất
khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng
như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng của thiên
nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm
thấy và thưởng thức một cách tự nhiên các đẹp của tiếng nước
ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca,
lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp,
bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống,
cuộc đấu tranh của nhân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại,
nghĩa là rất đẹp.
 (Phạm Văn Đồng)
 * Đoạn văn không có câu chủ đề.
 là đoạn văn không chứa câu nào biểu hiện ý chính
của đoạn. Chủ đề của loại đoạn văn này được thể hiện
rãi ra trong tất cả các câu, mỗi câu thể hiện một khía
cạnh nào đấy của ý chính cả đoạn .
 Ví dụ:Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước và
thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta vào trong bể máu.

(Hồ Chí Minh)
 Ý chính của cả đoạn:Thực dân Pháp gây ra nhiều tội
ác đối với phong trào yêu nước của nhân dân ta
 3 Tìm hiểu cách lập luận trong một đoạn
văn
 3.1. Khái niệm lập luận:
 Lập luận là đưa ra một hoặc một số luận cứ
(lí do) nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc
đến một kết luận nào đấy mà người viết,
người nói muốn đạt tới.
 Trong khi lập luận, cần dùng lí lẽ, dẫn chứng
để khẳng định hoặc bác bỏ một nhận xét,
một kết luận. Các lí lẽ, dẫn chứng phải có sức
thuyết phục.
 3.2. Các kiểu lập luận thường gặp trong một đoạn
văn.
 * Quy nạp:
 Ví dụ:
 - Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện
anh Tăng. Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ,
ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác,
“giọt nước nhỏ lâu đá cũng mòn”.Cho nên không
khỏi có một số đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà
hoang mang.

(Hồ Chí Minh)
 * Diễn dịch:
 câu đứng đầu đoạn văn thường mang tính chất câu chủ
đề.
 Ví dụ:
 “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước .
Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn nhớ về Nam.
Nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng
khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của
của bao nhiêu em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí
đưa tiễn đến bến sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay
phất phới. Nhớ lúc tĩnh và nhớ cả trong lúc mơ.

(Hoài Thanh)
 * Phối hợp diễn dịch với quy nạp:
 Ví dụ:
 Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào là
điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp
như thế nào, cũng như không thể nào phân tích cái đẹp
của ánh sáng của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là
người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một
cách tự nhiên các đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của
quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của
các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì
tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống,
cuộc đấu tranh của nhân ta từ trước tới nay là cao quí, là
vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
 (Phạm Văn Đồng)
 * Móc xích:
 Ví dụ :
 Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải
tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất tốt
thì phải có cải tiến kỷ thuật. Muốn sử dụng
tốt kỷ thuật thì phải có văn hóa. Vì vậy, công
việc bổ túc văn hóa là cực kỳ quan trọng.

(Hồ Chí Minh)


 * Song hành:
 Ví dụ:
 Ca dao là bầu sữa nuôi dưỡng tuổi thơ (hát
ru). Ca dao là hình thức trò chuyện tâm tình
của những chàng trai , cô gái (hát ví, hát
xoan, hát ghẹo). Cao dao là tiếng nói biết ơn,
tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh
của những người đã khuất (bài ca lễ hội). Ca
dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc
lòng hân hoan của những người sản xuất.
 a. Yêu cầu về đoạn văn trong văn bản:
 - Các câu trong đoạn văn phải luôn tập trung
thể hiện cùng một ý, một chủ đề, luôn luôn
phục vụ cho cùng một luận điểm. cần tránh
viết những câu xa đề, lạc ý.
 - Sự triển khai nội dung của đoạn văn qua
các câu cần phải mạch lạc, chặt chẽ, hợp
logic. Muốn thế, các câu trong đoạn cần có
sự liên kết cả về nội dung và cả về hình thức.
 - Mỗi câu trong đoạn văn cần được cấu tạo
phù hợp với quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt,
cần biểu đạt được một nội dung hợp lý, đồng
thời cần có sự liên kết chặt chẽ với các câu
khác trong đoạn.
 - Mỗi đoạn văn cần được tách ra một cách rõ
ràng, mạch lạc và đúng chỗ, đồng thời các
đoạn cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau và
sự chuyển tiếp tự nhiên hợp lý.
 b. Các thao tác viết đoạn văn :
 - Căn cứ vào đề cương đã xác lập, mỗi thành tố nội
dung trong đề cương nên viết thành một đoạn văn.
 - Lựa hướng triển khai nội dung trong đoạn, cách lập
luận trong đoạn và kết cấu của đoạn.
 Việc lựa chọn loại hình kết cấu của đoạn phụ thuộc vào:
 + Nội dung vấn đề trình bày trong đoạn văn và cách
lập luận trong đoạn.
 + Vị trí và quan hệ của đoạn văn đó với đoạn văn
trước.
 + Phong cách chức năng của văn bản và phong cách
ngôn ngữ của người viết.
 4. Một số lỗi thường mắc khi viết đoạn văn:
 4.1: Lạc ý:
 Ví dụ :
 Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu
nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia
đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi
chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước,
yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm,
ngoài làng. Tình yêu đó nòng nhiệt.

(Bài làm của học sinh)


 4.2.Thiếu ý:
 Ví dụ:
 Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân
tộc ta anh hung hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà
Trưng phất cờ hồng khởi nghĩa đánh tan quân Thái
thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân
rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị
quân phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được
thắng lợi hoàn toàn.

(Bài làm của học sinh)


 4.3. Loãng ý:
 Ví dụ:
 Từ cổ chí kim, nguồn cảm hứng viết về thiên nhiên vẫn là vô
tận. Thiên nhiên không chỉ gợi cho các thi sĩ thảnh thơi”ngồi
uống trà thưởng nguyệt” mà thiên nhiên còn đến với người bạn
tù đang tay cùm chân xích kia. Chúng ta ai mà chẳng yêu thiên
nhiên. Chỉ có những kẻ phá rừng, săn bắt chim thú mới nhẫn
tâm phá hoại thiên nhiên. Vì vậy mà người tù mở hết lòng để
đón nhận, để thưởng thức cái dẹp. Đó là người tù Bác Hồ -
người duy nhất của nhân loại ngồi tù mà vẫn cảm nhận được
cái đẹp của thiên nhiên.
 (Bài làm của
học sinh)
 4.4. Lặp ý:
 Ví du:
 Mọi vật trong bài thơ Mùa thu ngồi câu cá
của Nguyễn Khuyến đều buồn. Mùa thu
ngồi câu cá là một bài thơ buồn. Cảnh vật
đều phảng phất nỗi buồn man mác. Nỗi
buồn như thấm vào cảnh vật. Cảnh vật nào
mà chẳng buồn khi con người có tâm trạng
buồn.
 4.5 Lỗi tách đoạn không phù hợp:
 Câu dao có nhiều câu ca ngơi cảnh đẹp đất nước.
Nếu Lạng Sơn – nơi biên giới phía Bắc – hấp dẫn
người ta bởi” có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa
Tam Thanh” thì kinh thành Thăng Long – nơ phồn
hoa đô hội_ lại có sức lôi cuốn bởi”phố giăng mắc cửi,
đường quanh bàn cờ”.
 Ca dao đưa ta vô xứ Nghệ quanh với “Non xanh
nước biết như tranh họa đồ”. Rồi đến với xứ Hếu đẹp
và thơ, đằm mình trong đêm ”lờ đờ bóng ngả trăng
chênh” với “giọng hò xa vọng thắm tình nước non”.
 Rồi xa hơn nữa là “ Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai
về Gia Định, Đồng Nai thì về”.
 BÀI TẬP THỰC HÀNH

You might also like