You are on page 1of 16

BỆNH CƠ TIM CHU SINH

Peripartum cardiomyopathy (PPCM)


ĐỊNH NGHĨA

• Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) đã định


nghĩa về PPCM là bệnh cơ tim với giảm EF,
thường < 45%, xuất hiện vào cuối thai kỳ hoặc
trong những tháng sau khi sinh ở một phụ nữ
không có bệnh tim cấu trúc trước đó.
ĐẠI CƯƠNG
• Bệnh cơ tim chu sinh (PPCM) là bệnh lý cơ tim
hiếm gặp, cơ tim giãn, RL chức năng tâm thu,
xuất hiện ở cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sớm sau
sinh không tìm ra nguyên nhân nào khác.
• Các yếu tố nguy cơ: tiền sản giật, mẹ lớn tuổi, đa
thai (IVF) và mang thai nhiều lần.
• Các YTNC tim mạch như: THA, ĐTĐ, béo phì. 
• Sinh lý bệnh chưa rõ, có liên quan đến hệ mạch
máu và nội tiết ở phụ nữ, đột biến gen. Hơn 50%
bị ảnh hưởng chức năng tâm thu, số còn lại bị
bệnh cơ tim mãn tính, một số cần hỗ trợ cơ học
hoặc ghép tim (hoặc cả hai). 
NGUYÊN NHÂN
Hai nguyên nhân chính:
• Thay đổi hormone prolactin: những tháng cuối và
sau sinh có nồng độ hormone prolactin cao. Đây
là hormone có vai trò quan trọng trong điều hòa 
hệ miễn dịch của cơ thể. Sự gia tăng hormon này
làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch và gây
phản ứng, tác động đến tế bào cơ tim.
• Viêm cơ tim do virus: Viêm cơ tim do virus làm
cơ tim bị hoại tử, xơ hóa, chức năng tim giảm.
Yếu tố nguy cơ
• Thai phụ lớn tuổi
• Mang thai nhiều lần hoặc đa thai.
• Đã từng sinh mổ.
• Thai phụ bị suy dinh dưỡng, thiếu khoáng chất
selenium hoặc lạm dụng cocain.
• Nhiễm trùng (Chlamydia hoặc enterovirus)
hoặc nhiễm độc thai nghén nặng.
• Tiền sản giật
• Các yếu tố khác: béo phì,  rối loạn chức năng
tuyến giáp,  dùng thuốc giảm co kéo dài. 
Yếu tố nguy cơ
• Tiền sản giật (TSG) có liên quan đến PPCM.
• Tỷ lệ mắc tiền sản giật ở phụ nữ mắc PPCM là 22%,
gấp > 4 lần so với tỷ lệ mắc TSG chung là 3-5%.
• Nhưng > 90% phụ nữ bị TSG không bị PPCM, và
ngược lại 50% phụ nữ mắc PPCM không bị TSG.    
• Trong số 411 phụ nữ đầu tiên đăng ký theo dõi và quản
lý PPCM trong một NC ở châu Âu có 22,8% bị TSG.  
• Một nghiên cứu đoàn hệ của Hoa Kỳ gồm 535 phụ nữ
bị PPCM cho thấy mẹ 30 tuổi trở lên, Mỹ gốc Phi,
THA, thiếu máu, lạm dụng chất gây nghiện, hen phế
quản, bệnh tự miễn và TSG là các YTNC và tăng nguy
cơ theo cấp số nhân PPCM khi có nhiều yếu tố
(OR=11 khi có 2 YTNC. Mang thai nhiều lần cũng là
một yếu tố nguy cơ.  
SINH LÝ BỆNH

Sự tiết prolactin bởi tuyến yên trước,


Sự điều hòa của microRNA-146a nội mô
Bài tiết nhau thai của thụ thể tyrosine kinase 1 (sFlt-1) hòa tan;
 Tính nhạy cảm di truyền có mặt ở một số bệnh nhân. 
VEGF = yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu.  
Tiêu chuẩn chẩn đoán
1. Xuất hiện triệu chứng suy tim trong giai đoạn
chu sinh (1 tháng cuối trước sinh hoặc trong vòng
5 tháng sau sinh).
2. Không có bằng chứng của bệnh suy tim trước
đó cho đến khi phát hiện bệnh.
3. Không có một nguyên nhân bệnh lý nào khác
được xác định là có khả năng gây suy tim.
4. Tiêu chuẩn siêu âm tim: Phân suất tống máu EF
≤ 45%, và/hoặc phân suất co rút FS < 30%, và
đường kính thất trái cuối tâm trương ≥ 2,7 cm/m2.
Chẩn đoán phân biệt
• Các nguyên nhân phổi: (viêm phổi do sự dung
nạp miễn dịch được kích thích trong quá trình
mang thai, thuyên tắc phổi do tăng đông trong
giai đoạn chu sinh, phù phổi cấp do dùng thuốc
ức chế chuyển dạ sớm kéo dài hoặc tiền sản giật.
• Các nguyên nhân tim: nhồi máu cơ tim hoặc
bệnh cơ tim Takotsubo. Siêu âm tim đủ để phân
biệt: giãn thất trái, rối loạn chức năng tâm thu
LV, thất phải và hai tâm nhĩ dãn, hở van hai lá và
ba lá, và tăng áp phổi. 
BIẾN CHỨNG
• Suy tim là biến chứng thường gặp nhất.
• Rối loạn nhịp tim xảy ra ở 18,7% trường hợp,
nhịp nhanh thất xảy ra ở 4,2%. 
• Huyết khối là biến chứng nặng phổ biến nhất của
PPCM, chiếm 6,6% phụ nữ bị PPCM ở Hoa Kỳ.
Mang thai làm tăng các yếu tố VII, VIII, X,
fibrinogen và yếu tố von Willebrand; giảm hoạt
động của protein C và S; và giảm fibrinolysis.
Những thay đổi này trở lại bình thường trong sáu
đến tám tuần sau khi sinh. 
ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị suy tim:
•Hạn chế dịch < 2 lít/ngày, hạn chế muối 2-4 g/ngày, hạn
chế gắng sức
•Các thuốc có thể được sử dụng: Digoxin, chẹn beta, 
lợi tiểu quai, hydralazine, nitrates: an toàn và là những
thuốc chính được sử dụng để điều trị suy tim cho sản
phụ.
•Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và ức chế thụ thể
AT1 (ARBs): chống chỉ định trong thời gian mang thai vì
có thể gây ra dị dạng thai nhi.
2. Chống đông: Heparin chỉ định, kháng vit K chống chỉ
định khi mang thai có thể cho sau sinh.
3. RL nhịp: thuốc, sốc điện chuyển nhịp.
ĐIỀU TRỊ MỚI
1. Ức chế prolactin: Bromocriptine và cabergoline
là chất chủ vận dopamine D2 và ức chế sản xuất
prolactin, ức chế tiết sữa. Bromocriptine có liên
quan đến các biến chứng huyết khối, bao gồm nhồi
máu cơ tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
2.Liệu pháp antisense kháng microRNA-146a: làm
giảm sự phát triển của rối loạn chức năng tâm thu
3. Chất chủ vận VEGF và loại bỏ các protein chống
angiogen.
4.Serelaxin, Perhexiline, Pentoxifylin.
Phác đồ BOARD
XIN CẢM ƠN

You might also like