You are on page 1of 19

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY


TÊN ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ TỪ VỰNG THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
TRONG TIẾT DẠY TIẾNG ANH LƠP 10 TRƯỜNG THPT ………..
MỤC LỤC
I. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
II. GIỚI THIỆU CHUNG
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
V. KẾT LUẬN
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
VII. PHỤ LỤC

9/3/23
LỜI NÓI ĐẦU
• Trong việc dạy và học ngôn ngữ bất kì nào đó trên thế giới thì từ vựng luôn được xem trọng
như bước cơ bản nền móng nhất. Nó giống như những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên
một ngôi nhà tổng thể. Tuy nhiên, để học và ghi nhớ từ vựng hiệu quả luôn là vấn đề trở ngại
với nhiều học sinh nói chung và bản thân giáo viên ngoại ngữ cũng luôn cố gắng tìm kiếm và
phát triển các phương pháp khác nhau để áp dụng vào việc dạy từ vựng cho học sinh sao cho
hiệu quả nhất.

• Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ
học. Làm thế nào có thể tạo ra cho trẻ một không khí học tập vui vẻ và thư giãn mà hiệu quả
là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở.

• Là giáo viên tiếng Anh THPT. Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua, tôi đã rất suy nghĩ
tìm tòi và sáng tạo, cố gắng nhằm giúp học sinh ghi nhớ được từ vựng sâu hơn từ những hình
thức kiểm tra, luyện tập từ vựng qua các trò chơi, xác định được tầm quan trọng của việc
kiểm tra từ vựng.
I. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. MỤC ĐÍCH

• Làm thế nào để cung cấp cho học sinh vốn từ vựng phong phú và qua đó giúp các em hình thành và
phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp? Đó là câu hỏi lớn cần được giải
đáp để nâng cao chất lượng học từ của vựng của học sinh THPT. Do vậy, tôi đã tiến hành khảo sát
việc “GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ TỪ VỰNG THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
TRONG TIẾT DẠY TIẾNG ANH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG”

- Sau nghiên cứu sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm trong giảng dạy từ vựng hiệu quả cho
học sinh THPT nói chung.

2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

• Tôi đã tiến hành các bước nghiên cứu như sau:

 Chuẩn bị các bước nghiên cứu.

 Thiết kế bài dạy, các tiết kiểm tra trước và sau tác động.

 Phân tích, đối chiếu kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm

3. KẾT QUẢ

 Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu .
II. GIỚI THIỆU CHUNG
1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

• Hiện nay trong nhà trường việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới
phương pháp giáo dục, nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh
được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại.

• Thực tế, học sinh của tôi tại trường THPT CỬA TÙNG chưa biết cách ghi nhớ và vận dụng
từ vựng theo chủ đề một cách hiệu quả và hợp lí.

• Các em vẫn thường xuyên có tình trạng quên từ, biểu hiện nhàm chán trong việc học và vốn
từ chưa thực sự phong phú.

• Ngoài ra, phần lớn các em chỉ học cách ghi nhớ nghĩa tiếng Việt của từ vựng và bỏ qua phần
trọng âm, phát âm của những từ vựng đó.
2. NGUYÊN NHÂN

• Thực trạng này phần lớn là do bản thân tôi đã chưa biết cách khai thác các phương pháp dạy
phù hợp để kích thích não bộ ghi nhớ cho học sinh hiệu quả. Từ vựng thường khó nhớ và khó
tiếp thu do từ vựng thường là những khái niệm mới và trừu tượng. Học sinh tại trường THPT
CỬA TÙNG ít có môi trường giao tiếp nên từ vựng dễ bị quên sau thời gian ít được sử dụng.

3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

• Nhằm cải thiện các thực tiễn nêu trên tôi đã mạnh dạn tìm hiểu giải pháp để tang hứng thú
học tập cho học sinh, chủ động tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Lấy nguyên tắc lấy
người học làm trung tâm trong mục tiêu của đề án giáo dục ngoại ngữ quốc gia làm tiêu chí
hàng đầu.

• Giáo Viên cần xác định được:

 Nguyên tắc dạy từ vựng cho học sinh

 Một số trò chơi dạy từ vựng hiệu quả

 Các bước kiểm tra và củng cố vốn từ vựng đã dạy cho học sinh
a. Nguyên tắc dạy từ vựng cho học sinh

• Vừa học vừa chơi: Điều kiện tiên quyết để có thể khiến học sinh tập trung vào những thứ ta
dạy chúng là khiến chúng thấy thoải mái, vui vẻ khi học.

• Hãy lí giải kèm theo các hình ảnh hoặc câu chuyện khi dạy từ cho người học.

• Hãy tạo cho người học niềm hứng thú khi học tiếng Anh và biến nó thành những hứng
thú mà học sinh thích nhất.
b. Một số trò chơi dạy từ vựng hiệu quả

• i. Trò chơi đoán từ

- Giáo viên yêu cầu cả lớp đóng sách giáo khoa, chia lớp thành 2 đội A, B. Giáo viên sẽ đọc các
định nghĩa hoặc miêu tả từ cần tìm. Nhóm nào đoán được từ và viết đúng từ đó lên bảng sẽ
được điểm.

- Phần trò chơi này sẽ giúp các em tập trung nghe và nhớ nghĩa từ cần ghi nhớ hơn rất nhiều. Ví
dụ trong phần vocabulary task 1. Unit 1: Family Life

- Giáo viên lần lượt đọc các phần định nghĩa, gợi ý từ:
a. the member of a family who earns the money that the family needs

b. divide

c. the act of washing the dishes after a meal

d. an action that requires physical strength

e. a person who manages the home and often raises children instead of earning money
from a job

f. a routine task, especially a household one

g. clothes washing

h. food and other goods sold at a shop or a supermarket

Đáp án các từ:


• ii. Trò chơi nối tranh

- Giáo viên dán các hình ảnh liên quan tới các từ vựng trong bài. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội
sẽ lần lượt cử 1 thành viên chạy lên bảng ghi từ vựng cho các bức tranh đó. Sau khi kết thúc trò
chơi, đội nào có nhiều từ đúng với các bức tranh nhất thì đội đó dành chiến thắng.

- Trò chơi đã được áp dụng cho Unit 2: Your body and you.

- Các hình ảnh tôi đã sử dụng

Intestine Spine

Lungs Stomach

Brain Skull

Heart Bones

Kidneys skeleton
• iii. Quay lưng với bảng ( back to board )

- Giáo viên chia lớp thành 2 đội và lần lượt gọi 1 học sinh của mỗi đội lên bảng quay mặt
xuống lớp. Giáo viên viết một từ bất kỳ. Các nhóm lần lượt miêu tả từ cho thành viên trên bảng
đoán được từ đó.

- Học sinh được gọi lên lần lượt đoán từ đó tối đa 2 hoặc 3 lần. Đội nào đoán được nhiều từ
nhất sẽ dành chiến thắng.

- Trò chơi này đã được tôi áp dụng vào các unit bất kì đều rất thành công.

- Ví dụ các từ vựng Unit 5: Inventions

generous infectious portable economical versatile

brainstorm imitate patent principle inspire


iv. Tìm từ (word search)

- Giáo viên cho học sinh


làm việc theo nhóm 3 - 4
bạn và cung cấp handout
cho các nhóm, nhiệm vụ là
tìm các từ có liên quan tới
chủ đề.

- Ví dụ chủ đề Unit 2.


v. Sắp xếp từ bị xáo trộn (scramble words)

• Hoạt động này giáo viên cần 1. sencice :__________________________


chuẩn bị 1 worksheet và xáo
2. tyteirngi :__________________________
trộn các từ tạo hoạt động cho
học sinh làm việc theo nhóm 3. Tistnecsi :__________________________
đoán từ và sắp xếp hoàn
4. siouciryt :__________________________
chỉnh. Đây là cách kiểm tra
chính tả cực kì hiệu quả. 5. gynolochet :__________________________

- Ví dụ chủ đề Unit 5: 6. botyviitcej :__________________________


Invention
7. ionreptcid :__________________________
- Giáo viên chia nhóm 3 - 5
bạn, nhóm nào hoàn thành 8. sicetfinic dohtem :__________________________
nhanh nhất và nhiều từ đúng
9. Phostyheis :__________________________
nhất sẽ dành chiến thắng.
10. Hertoy :__________________________
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
KHÁCH THỂ LÀ HỌC SINH LỚP 10A, 10B TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG

Giỏi Khá Trung Bình


Lớp Sĩ số
SL TL SL TL SL TL

10A 40 10 25% 21 53% 9 22%

Bảng 1. Trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 10A trước khi tác động

Giỏi Khá Trung Bình


Lớp Sĩ số
SL TL SL TL SL TL

10B 42 8 19% 22 53% 12 29%

Bảng 2. Trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 10A trước khi tác động
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

1. Hiệu quả của phương pháp đã áp dụng

•Có thể thấy việc áp dụng áp đúng đắn và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy từ
vựng như trên cho học sinh tiểu không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn cho người dạy lẫn người
học, mà nó còn tác động rất lớn đến môi trường học tập. Tôi nhận thấy không khí lớp học trở
nên sôi động hẳn lên. Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn.

• Qua khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận ra rằng học sinh có chuyển
biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh rất yêu thích môn học hơn. Hiểu bài và nắm bài tốt. Việc rèn
luyện bốn kỹ năng ở mức độ khá tốt. Khả năng vận dụng ngôn ngữ khá.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

2. Hạn chế

a. Khó khăn giáo viên gặp phải trong giai đoạn chuẩn bị

- Tốn thời gian

- Hạn chế về mặt tài chính

- Thiếu nguồn trò chơi dùng để dạy từ vựng

b. Khó khăn giáo viên gặp phải trong lúc tiến hành trên lớp

- Sự phân bố thời gian cho các trò chơi trong giờ học

- Tổ chức lại không gian vì bàn ghế trong lớp thường cố định, không thể bố trí lại

- Quản lí lớp học do học sinh thường gây ồn trong lúc chơi, ảnh hưởng đến các lớp khác

- Trình độ ngôn ngữ khác nhau giữa các học sinh


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Yếu Kém
Giỏi Khá Trung Bình
Lớp Sĩ số
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

10B7 40 5 12.5% 12 30% 15 37.5% 8 20% 0 0%

Bảng 1. Trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 10B7 sau khi tác động (nhóm thực nhiệm)

Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém


Lớp Sĩ số
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

10B8 40 4 10% 7 17.5% 16 40% 12 30% 1 2.5%

Bảng 2. Trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 10B8 sau khi tác động (nhóm đối chứng)
V. KẾT LUẬN

• Việc dạy vựng Tiếng Anh cho học sinh THPT một cách đúng đắn giúp học sinh có phương
tiện giao tiếp để phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng
sử dụng càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao tiếp sẽ thể hiện rõ ràng và nhạy bén hơn.

• Với giáo viên, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn với mỗi tiết dạy học, hạn chế phương pháp
nhồi nhét quá nhiều cho học trò lý thuyết, phát huy phương pháp tối ưu nhất hiện nay là Task
based learning - lấy học trò làm trung tâm.

• Với học sinh, các em có sự tiến bộ rõ rệt sau mỗi bài học, các tiết học trở lên sôi động hơn
với rất nhiều hình ảnh ngắn gọn nhưng lại giống như khung sườn chắc chắn cho các em tự tin
hơn trong thuyết trình, giao tiếp. Hơn thế nữa, kĩ năng làm việc nhóm được đẩy lên, tập thể
lớp trở lên đoàn kết, sáng tạo hơn rất nhiều.
• VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO (REFERENCES)

1. Mitchell, R. & Myles, F. (2004), Second Language Learning Theories, New York: Oxford
University Press.

• A.Scott, Wendy & H.Ytreberg, Lisbeth (2004). Teaching English to children. UK: Longman

• Cameron, L. (2005), Teaching languages to young learners, Cambridge: Cambridge


University Press.

• Nation, P. (1990), Teaching and Learning Vocabulary, New York: Newbury House.

• Rixon, S. (1984), How to use games in language teaching, HongKong: Macmillan


Publishers Ltd.

• Wright, A., Betteridge, D., & Buckby, M. (2005), Games for language learning (3rd ed.),
New York: Cambridge University Press.

You might also like