You are on page 1of 15

Chào mừng thầy và các bạn

đã đến với buổi thuyết trình


của nhóm em

Thành viên nhóm: Hoàng Đức Hiếu-20187130

Thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Thanh Chuyên


Chủ đề:Tìm hiểu hoạt động
của cơ chế điều khiển lỗi
Hybrid-ARQ (HARQ) tại
lớp data-link control.
1. Giới thiệu chung về lớp data link control (DLC)

Mô hình OSI
Mô hình OSI tuân theo các nguyên tắc phân tầng như sau:
•Mô hình gồm N = 7 tầng. OSI là hệ thống mở, phải có khả năng kết nối với các hệ thống
khác nhau, tương thích với các chuẩn OSI.
•Quá trình xử lý các ứng dụng được thực hiện trong các hệ thống mở, trong khi vẫn duy trì
được các hoạt động kết nối giữa các hệ thống.
•Thiết lập kênh logic nhằm mục đích thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các thực thể.

3
1. Giới thiệu chung về lớp data link control (DLC)

Chức năng chủ yếu của tầng liên kết dữ liệu là thực hiện thiết lập
các liên kết, duy trì và hủy bỏ các liên kết dữ liệu. Kiểm soát lỗi và
kiểm soát lưu lượng.

4
1. Giới thiệu chung về lớp data link control (DLC)

Hạng mục đường dây (line discipline) :Điều phối các hệ thống kết nối, xác định thiết bị
nào được phát và thiết bị nào được thu
Kiểm soát lưu lượng (flow control): Điều phối lượng thông tin có thể được truyền trước
khi nhận được tin chấp nhận. Đồng thời cũng cung cấp tín hiệu chấp nhận từ máy thu, kết
nối với quá trình kiểm soát lỗi
Kiểm tra lỗi tức là phát hiện và sửa lỗi. Cho phép máy thu báo cho máy phát về
các bản tin bị mất hay bị hỏng nhằm điều phối việc truyền lại dữ liệu của máy phát

5
2. Kiểm tra lỗi(Error Control)

Sửa lỗi trong lớp kết nối dữ liệu được thiết lập rất đơn giản: Nếu phát hiện lỗi khi
truyền thì bên thu gởi về tín hiệu không xác nhận (NAK) và frame được gởi lại. Quá
trình này được gọi là yêu cầu tự động lặp lại (ARQ)

Sửa lỗi trong lớp kết nối dữ liệu dùng cơ sở yêu cầu tự động lặp lại (ARQ), tức là việc
truyền lại dữ liệu trong ba trường hợp: frame bị hỏng , frame bị thất lạc,và tín hiệu chấp
nhận bị thất lạc

6
Trong kỹ thuật này các bit dư thừa được thêm vào dữ liệu được truyền bằng
cách sử dụng mã phát hiện lỗi ED (Error Detecting). Bên gửi, sử dụng một
phương án phát hiện lỗi tạo các bit dư thừa rồi gắn vào gói dữ liệu truyền đi và đợi
phản hồi từ bên nhận.
Bên gửi được trang bị một bộ định thời gian, nếu sau khoảng thời gian quy
định (time out) mà không nhận được phản hồi của bên nhận thì coi như đã có lỗi
xảy ra và sẽ truyền lại dữ liệu.
Bên nhận, sau khi nhận được gói dữ liệu, sẽ sử dụng phương án phát hiện lỗi
tương ứng kiểm tra gói dữ liệu. Nếu không có lỗi sẽ phản hồi lại bên gửi một ACK
(Acknowledgement) cho mỗi gói toàn vẹn, còn nếu có lỗi sẽ phản hồi lại một
NACK (Negative Acknowledgement)
Tuy nhiên, ARQ trở nên không hiệu quả khi gặp lỗi do phải gửi lại toàn bộ gói
tin, mặc dù chỉ có một số bit là bị hỏng.
FEC thì ngược lại, với hiệu quả kênh truyền không tốt vì phải truyền thêm
những bit dư thừa nhưng lại tốt trong điều kiện gặp lỗi vì nó có khả năng phục hồi
lỗi

7
3. Khái niệm về H-ARQ

HARQ là sự kết hợp giữa FEC (Forward Error Correction)và ARQ (Automatic Repeat
Request). Trong HARQ, dữ liệu gốc được mã hóa bằng mã FEC và các bit chẵn lẻ được
gửi ngay lập tức cùng với thông điệp hoặc chỉ được truyền theo yêu cầu khi bên nhận phát
hiện ra thông báo sai. Khi người nhận nhận được thông điệp truyền đến và nếu bản tin đó
có một số lỗi, người nhận không loại bỏ thông điệp này mà nó sẽ được giữ và lưu trữ trong
bộ đệm. Sau đó thông báo bị lỗi có thể kết hợp với việc truyền lại để thu được thông điệp
đầy đủ.

8
3. Khái niệm về H-ARQ

1.Mô hình hệ thống


Ở máy phát, chuỗi dữ liệu ban đầu
sẽ gắn thêm bit CRC để kiểm tra
lỗi ở đầu thu. Sau đó, nó được mã
hóa Turbo code.Khi đi qua bộ mã
hóa Turbo, chuỗi dữ liệu được
cộng thêm hai chuỗi bit chẵn lẻ và
tỉ lệ mã của hệ thống là 1/3. Tiếp
đó dữ liệu sẽ được đục lỗ làm cho
tỉ lệ mã tăng lên tiếp đó được điều
chế theo QPSK hay 16 QAM rồi
phát đi. Ở máy thu sẽ giải điều
chế, giải Turbo code và kiểm tra
xem có lỗi không, nếu có lỗi thì sẽ
báo NACK và yêu cầu phát lại.
Còn không có lỗi thì máy thu sẽ
phát ACK để nhận gói tiếp theo.

9
3. Khái niệm về H-ARQ
2.Nguyên lý hoạt động:

Thực tế, H-ARQ là một giao thức dạng dừng lại và chờ SAW. Trong cơ chế SAW, phía
truyền dẫn luôn luôn ở qua trình truyền dẫn các khối đang hiện hành cho tới khi thiết bị
người dùng hoàn toàn nhận được dữ liệu. Để tận dụng thời gian khi các Node-B chờ các
báo nhận, có thể thiết lập thêm các tiến trình SAW song song cho thiết bị người dùng

Hoạt động của giao thức SAW 4 kênh

10
3. Khái niệm về H-ARQ
3. Các phương pháp HARQ:
+Kết hợp khuôn (CC-Chase Combining):
• Mỗi lần phát lại chỉ đơn giản là sự lặp lại của từ mã đã được sử dụng cho lần phát đầu
tiên.
• Ưu điểm: Việc truyền và truyền lại được giải mã riêng lẻ (tự giải mã), tăng tính đa dạng
thời gian, có thể tăng tính đa dạng đường truyền.
• Nhược điểm: Việc phát lại toàn bộ các gói gây lãng phí về băng thông.
+Tăng độ dư (IR-Incremental Redundancy):
•Phát lại bao gồm cả thông tin dư thừa bổ sung và thông tin này được phát kèm thêm nếu có
lỗi giải mã trong lần phát đầu tiên.

• Tăng độ dư được sử dụng để nhận được tính năng tối đa trong băng thông sẵn sàng. Lúc
này khối được phát lại chỉ bao gồm dữ liệu sửa chữa của tín hiệu gốc được truyền đi chứ
không phải thông tin thực sự. Lượng thông tin dư thêm vào được gửi đi ngày càng tăng
lên khi quá trình phát lại lặp đi lặp lại mà bên thu vẫn nhận lỗi.

11
3. Khái niệm về H-ARQ
4.Phân loại

Cơ chế điều khiển lỗi H-ARQ được chia ra làm hai phần:

HARQ loại I (Chase Combining)

Nguyên lý Chase Combining

Với Chase Combining, khi máy thu nhận được dữ liệu mà bị lỗi thì nó sẽ phát NACK
để máy thu phát lại. Điều này sẽ làm tốn rất nhiều băng thông nhưng mỗi lần máy thu
nhận được thì nó có thể tự giải mã được mà không cần phụ thuộc vào gói tin khác

12
3. Khái niệm về H-ARQ
4.Phân loại
B.HARQ loại II (hay IR-Incremental Redundancy)

Trong kết hợp mềm đầu cuối không loại bỏ thông tin mềm trong trường hợp nó không thể
giải mã được khối truyền tải mà kết hợp thông tin mềm từ các lần phát trước đó với phát lại
hiện thời để tăng xác suất giải mã thành công. Nghĩa là các lần phát lại có thể chứa các bit
chẵn lẻ không có trong lần phát trước, IR có thể cung cấp độ lợi đáng kể khi tỉ lệ lỗi với lần
phát đầu cao vì các bit chẵn lẻ bổ sung làm giảm tổng tỷ lệ mã

Vì vậy IR chủ yếu hữu ích trong tình trạng giới hạn băng thông khi ở đầu cuối gần trạm
gốc và số lượng các mã định kênh chứ không phải công suất hạn chế tốc độ số liệu khả
dụng. Nút B điều khiển tập các bit được mã hóa sẽ sử dụng để phát lại có xét đến dung
lượng nhớ khả dụng của UE.

13
4.Kết Luận:

HARQ là một cơ chế tốt giúp cho thông điệp truyền đi có độ tin cậy cao hơn. HARQ được
sử dụng trong HSDPA và HSUPA cung cấp đường truyền dữ liệu tốc độ cao (đường xuống
và đường lên) cho các mạng điện thoại di động như UMTS và trong tiêu chuẩn IEEE
802.16-2005 cho truy cập mạng không dây băng rộng di động còn gọi là WiMAX di động
và cũng được sử dụng trong mạng không dây LTE. Tuy nhiên chất lượng phát lại của cơ chế
HARQ còn phụ thuộc vào cả chất lượng kênh truyền, có thể gây ra nhiều lỗi trong quá trình
phát làm quá trình sửa lỗi khó khăn hơn

14
THANK
YOU !

15

You might also like